Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hệ thống quan niệm thơ trong thời thơ mới 1932 1945...

Tài liệu Hệ thống quan niệm thơ trong thời thơ mới 1932 1945

.PDF
23
271
73

Mô tả:

TRẠI HÈ HÙNG VƢƠNG LẦN THỨ XI - 2015 M N NG V N M CHẤM IỂM V 3 Ề TÀI THAM LUẬN (M N NG V N) HỆ THỐNG QUAN NIỆM THƠ THỜI THƠ MỚI ( 1932 – 1945 ) 1 I. ẶT VẤN Ề 1. Lí do chọn đề tài. 1.1 Sự bùng nổ của trào lưu Thơ Mới thời kì 1932 -1945 là một hiện tượng lớn, một dấu ấn, một thành tựu rực rỡ của thơ ca trong tiến trình lịch sử thơ ca dân tộc. Cùng với sự sôi động của hoạt động sáng tác, mảng lí luận - phê bình về thơ trong giai đoạn này cũng vô cùng sôi động, phong phú. Tìm hiểu những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là nghiên cứu những gì Thơ Mới bàn về chính nó, trong suốt quá trình hình thành, phát triển và tự hoàn thiện nên diện mạo của chính mình. 1.2 Trong chương trình phổ thông, Thơ Mới cũng có một vị trí khá quan trọng. Bên cạnh việc góp phần vào việc nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về Thơ Mới, luận văn đồng thời cũng là tư liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Thơ Mới ở nhà trường phổ thông. Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Hệ thống quan niệm thơ trong thời Thơ Mới 1932 - 1945 nhằm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn này. 2. Lịch sử vấn đề. Thơ Mới là một hiện tượng lớn, một dấu ấn đậm nét của văn học dân tộc đầu thế kỉ XX. Bởi vậy mà trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, người ta vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về nó. Công việc đánh giá về Thơ Mới của giới nghiên cứu phê bình ngày càng có chiều sâu, thể hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc, song chủ yếu vẫn lấy đối tượng là văn bản tác phẩm và sự nghiệp của tác giả để khảo cứu, nhận định. Một số ít trong đó có đề cập đến phương diện “quan niệm thơ” song không mang tính chất tập trung, hệ thống. Những quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới 1932 - 1945 được thể hiện khá phong phú. Các khía cạnh khác nhau của vấn đề quan niệm thơ như: luật thơ, hình thức thơ, khuynh hướng thơ… đã được đề cập, song vẫn nhiều khía cạnh cần được đi sâu nghiên cứu.. Với mong muốn nhìn lại một cách tập trung, khoa học những vấn đề về hệ thống quan niệm thơ trong thời kì này, 2 chúng tôi sẽ phác họa được những nét chính yếu gương mặt của Thơ Mới, nhìn từ góc độ lí luận, trong thời kì 1932 - 1945. 3. ối tƣợng nghiên cứu. Các bài báo, các bài diễn thuyết, tranh luận trên văn đàn; Các Lời tựa, Lời giới thiệu các tập thơ bộc lộ khá rõ ý tưởng lí luận, quan niệm về thơ ca; Tham khảo các tác phẩm Thơ Mới tiêu biểu để đối chiếu các khía cạnh của hệ thống quan niệm về thơ, bởi hình tượng thơ cũng thể hiện nhận thức lí luận của chính nhà thơ. 4. Mục đích nghiên cứu và đóng góp của đề tài. 4.1. Mục đích nghiên cứu Phác họa quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống quan niệm về thơ trong thời kì 1932 - 1945; nhận diện và hệ thống những luận điểm cơ bản của hệ thống quan niệm thơ. Qua đó, làm sáng tỏ đặc trưng, thành tựu của Thơ Mới, từ góc độ lí luận thể loại. 4.2. óng góp của đề tài. 4.2.1. Một nghiên cứu hệ thống, chuyên sâu về quan niệm thơ trong thời kì Thơ Mới, như trên đã xác định, là một công việc cần thiết. Đề tài cố gắng bước đầu thực hiện công việc này. 4.2.2. Xác định quan niệm về thơ trong thời kì Thơ Mới là một nhu cầu, một bước phát triển theo hướng hiện đại hóa thơ ca. Đề tài, bằng việc khảo cứu hệ thống quan niệm về thơ, có sự soi chiếu vào sáng tác sẽ cung cấp một góc nhìn, một hướng đi nhằm hiểu thêm về thơ trong “buổi bình minh” đầy hứa hẹn của thơ Việt Nam hiện đại. 4.2.3. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, thiết thực, giúp cho công việc giảng dạy và học tập trong trường phổ thông, cũng như người đọc quan tâm đến Thơ Mới và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 5. Cấu trúc của đề tài. Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, Phần Nội dung của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới. 3 Chương 2: Quan niệm về bản chất của thi ca và sứ mệnh của nhà thơ. Chương 3: Quan niệm về các phương diện luật thơ và hình thức thơ. II. PHẦN NỘI DUNG Chương I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA THƠ MỚI. 1. Giới thuyết về Thơ Mới và khái niệm “Hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới”. 1.1. Giới thuyết về Thơ Mới. Thơ Mới là một hiện tượng nổi bật của Văn học Việt Nam nói chung và thơ ca nói riêng trong thế kỉ XX. Đồng thời đây cũng là một hiện tượng thơ ca gây rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau trong giới phê bình, nghiên cứu và độc giả trong suốt thời gian từ khi nó ra đời cho đến nay. uận văn sẽ khảo cứu về hệ thống quan niệm thơ thời kì Thơ Mới trên những kiến giải về khái niệm “Thơ Mới” như sau: Phạm trù Thơ Mới, hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất, là các sáng tác trong phong trào Thơ Mới, hay những sáng tác theo lối mới, ra đời từ 1932 và trào lưu này đã hoàn tất sứ mệnh của mình năm 1945. à một mô hình tư duy và hình thức thơ hiện đại đối lập với Thơ cũ , Thơ Mới bao chứa trong nó nhiều khuynh hướng, bao trùm lên cả chặng đường lịch sử thơ ca dân tộc thời kì 1932 - 1945. Thơ Mới bao gồm cả thơ lãng mạn, thơ cách mạng, thơ hiện thực trào phúng... Thơ Mới được định danh như một phong trào - phong trào Thơ Mới, nhưng có thể gọi nó bằng một tên gọi tổng quát, đó là thơ Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945. 1.2. Về khái niệm “Hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới”. “Hệ thống quan niệm thơ” thời Thơ Mới là một bộ phận hợp thành của khái niệm Thơ Mới, là cách Thơ Mới bàn về chính nó, là sự bộc lộ bản chất của Thơ Mới trên cấp độ quan niệm. Hệ thống này được cấu thành từ các bộ phận sau: 4 - Các bài tranh luận, bút chiến chủ yếu tập trung ở thời kì đầu hình thành Thơ Mới cũng như các bài viết nghiêng về nghiên cứu lí luận, những bài khảo cứu - phê bình. - Các Lời tựa, Lời nói đầu, các bài giới thiệu, phê bình tác giả tác phẩm. - Trong nhiều bài thơ của Thơ Mới, thi sĩ cũng gửi gắm trong đó những quan niệm về thơ và sáng tạo thơ. Những phát ngôn trực tiếp đầy tính cảm xúc này cũng có ý nghĩa “tuyên ngôn”, hàm chứa những tư tưởng về thơ ca. Trong hệ thống quan niệm này, đề tài tập trung vào những vấn đề chính: các vấn đề về bản chất thơ ca và chân dung tinh thần của người thi sĩ ; đặc điểm của Thơ Mới, những phong cách sáng tạo thơ…; những vấn đề về hình thức thơ mà Thơ Mới đang tạo dựng: luật thơ, việc sử dụng các hình thức, thể thơ và ngôn ngữ thơ. Nó không phải là một “hằng số” bất biến mà luôn vận động, mở rộng song song với sự phát triển của nền thơ. 2. Quá trình hình thành và phát triển những quan niệm về thơ của Thơ Mới. Để có được diện mạo phong phú của thơ Mới 1932 - 1945, trước đó, ở chặng đường văn học 1900 - 1930 đã có những “mầm mống”, những dấu hiệu ban đầu: Năm 1917, trên tờ Nam Phong tạp chí số 5, Phạm Quỳnh cho thơ cũ là phiền phức, ràng buộc. Năm 1928, trên tờ Đông Pháp thời báo, Phan Khôi đã đả kích luật lệ thơ cũ, cho đó là sự trói buộc thơ ca. Cũng trong năm 1928, trên tờ Trung Bắc tân văn, xuất hiện một bài thơ không niêm luật, không hạn chữ, hạn câu- bài thơ Con ve và con kiến do Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ của a Fontaine. Đến năm 1929, Trịnh Đình Rư đã có một loạt bài đăng báo Phụ nữ tân văn cho rằng luật thơ Đường quá gò bó, “buộc người ta phải làm theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào”... Đây có thể được coi là bước chuẩn bị, là giai đoạn “phôi thai” cho sự đổi mới tất yếu của thơ ca. 2.1. Cuộc tranh luận Thơ cũ – Thơ mới. Cuộc đấu tranh giữa Thơ mới - Thơ cũ được bắt đầu với Phan Khôi. Với bài “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” 1932 , ông đả phá sự trói buộc của thơ cũ và đề xuất một lối thơ mới, với đại ý là: đem cái ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết”. Phan Khôi còn trình làng bài “Tình già”- một bài thơ vượt thoát khỏi mô 5 hình thơ truyền thống cả về tình điệu lẫn ngôn từ. Cách gieo vần, điệu thơ, số từ trong câu, luật bằng trắc vốn là cái khung bền chắc của thơ cũ, đã bị phá vỡ hoàn toàn. Đây có thể được coi là bài thơ đầu tiên của Thơ Mới cũng như những phát ngôn rõ ràng mang tính quan niệm về thơ mở đầu cho thời kì Thơ Mới. Ngay sau đó, trên thi đàn, đã nổ ra cuộc tranh luận gay gắt giữa hai phái: phái bênh vực và phái phản đối Thơ Mới. Có thể tóm tắt cuộc tranh luận ấy như sau: Năm 1933, cô Nguyễn Thị Kiêm đăng đàn tại Hội Khuyến học Sài gòn tán dương Thơ Mới; Việt Sinh- Nhất inh đăng bài Chế giễu các ông làm thơ cũ. Phong hóa số 31, ngày 12.1.1933; Phong hóa số Tết 24.1.1933 đăng lại bức thư của ưu Trọng ư gửi Phan Khôi và các bài thơ mới của ưu Trọng ư, Thế ữ, Tân Việt và sau đó tiếp tục đăng Thơ Mới của Tứ y, Thế ữ, Nhất inh, Nguyễn Văn Kiện, Vũ Đình iên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông... Năm 1934: Ông ưu Trọng ư diễn thuyết tại nhà học hội Qui Nhơn Năm 1935: Ông Đỗ Đức Vượng diễn thuyết tại Hội Trí tri Hà Nội; Cô Nguyễn Thị Kiêm lại diễn thuyết tại hội Khuyến học Sài Gòn để tranh luận với ông Nguyễn Văn Hanh; Ông Vũ Đình iên diễn thuyết tại hội Trí tri Nam Định. Năm 1936: Ông Trương Tửu diễn thuyết về thơ Bạch Nga tại hội Khai trí tiến đức Hà Nội; Ông ưu Trọng ư gửi hai bức thư lên Khê Thượng nói chuyện thơ mới với Tản Đà. Ông ê Tràng Kiều viết tám bài ca tụng các nhà Thơ Mới để trả lời ông Tùng âm và ông Thái Phỉ. Tất nhiên là các học giả bênh vực thơ cũ cũng tranh luận rất quyết liệt để bài xích thơ mới. Tuy vậy, trước sự bành trướng mãnh liệt của Thơ Mới, trước những sự hô hào rầm rộ của những người trong phái Thơ Mới, Thơ Mới đã thắng thế. “Bước sang năm 1936 sự toàn thắng của Thơ Mới đã rõ rệt ”. Cũng qua cuộc tranh luận Thơ mới - Thơ cũ trên thi đàn, dần hình thành một số quan niệm nền tảng của Thơ Mới…Sau nhiều thăng trầm, những quan niệm về thơ dần hướng đến các chuẩn mực, nguyên tắc cho lối thơ này. 2.2. Từng bƣớc hoàn chỉnh và mở rộng hệ thống quan niệm về một mô hình thơ ca mới. 2.2.1. Vận động và hoàn chỉnh. 6 Từ 1936, Thơ Mới được nhận định là đã hoàn toàn thắng thế, thơ đã định hình theo lối mới. Song lí luận thơ vẫn tiếp tục phát triển, hệ thống quan niệm thơ vẫn tiếp tục vận động để hoàn chỉnh dần, đảm nhận vai trò củng cố, hoàn thiện nguyên tắc cho sáng tác. Từ tháng 5.1937 đến tháng 10.1938, trên mục Lá thắm của báo Tinh hoa và mục Tin thơ báo Ngày nay, Thế ữ viết các bài điểm thơ, bình thơ, “chăm chú dạy nghề thơ cho những ai nuôi giấc mộng một ngày kia trở thành thi sĩ”. Bên những tác phẩm, tập thơ mới xuất bản - là các Lời tựa, Lời giới thiệu, các ý kiến khen chê... bộc lộ quan điểm lí luận khá rõ về một mô hình thi ca mới. Đời sống thi ca chặng đường này, tuy không “nóng bỏng” như chặng trước, song vẫn sôi nổi, khẩn trương, bộc lộ một nội lực, sức vươn dậy mạnh mẽ. Và với nhiệm vụ nhận diện thơ ca, bảo vệ và định hướng cho sự phát triển của thơ ca, hệ thống quan niệm về thơ cũng dần đi tới sự hoàn thiện. Thơ Mới và lí luận thơ thời Thơ Mới đã có một gương mặt mới hiện đại, phong phú hơn rất nhiều so với thơ cũ; hệ thống quan niệm về thơ được xây dựng, tiếp tục củng cố, hoàn thiện nguyên tắc cho sáng tác thơ theo xu hướng hiện đại hóa, và luôn không ngừng tìm tòi, khám phá những vấn đề, đề tài, lĩnh vực mới cho sáng tác. 2.2.2. Mở rộng và cách tân. Từ những năm 1937 - 1938, xuất hiện một số tư tưởng, quan điểm lạ, chuyên chở trong nó ý thức tiên phong và tinh thần sang tạo mạnh mẽ. Thơ, chưa lúc nào biểu hiện rõ như thế khát vọng vươn tới những cảm xúc tận cùng của bản thể, rọi sâu vào cõi tâm hồn bí ẩn và đau đớn của con người. Xin được nêu ra đây một số quan niệm “mới” về thơ trong giai đoạn này: 2.2.2.1. Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên với Trường thơ Loạn, Thơ “điên” Hàn Mặc Tử đã dựng lên một thế giới riêng đầy kinh dị, hoàn toàn xa lạ với thế giới thực quen thuộc mà ta vẫn thường thấy, ở đó, có “máu cuồng và hồn điên”. Hàn Mặc Tử có quan điểm về thơ và thi nhân vượt ra ngoài ranh giới của quan niệm thơ lãng mạn đương thời. “Thơ là những tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ, ước ao được trở lại trời, nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung”; âm điệu của thơ là “âm điệu thiêng liêng tạo ra trong khi máu cuồng rền vang dưới ngọn bút”, và làm thơ là sự siêu thoát tuyệt đối, như một thứ bệnh lí tinh thần: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên”. 7 Chế an Viên với Điêu tàn đã dựng lên một thế giới lạ lùng, kì dị- một “Trường thơ oạn”. Theo Chế an Viên, “làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là người mơ, người say, người điên... Nó gào, nó thét, nó khóc, nó cười, cái gì của nó cũng tột cùng. Nó gào vỡ sọ, nó thét đứt hầu, nó khóc trào máu mắt, nó cười tràn cả tủy là tủy”. Những quan niệm mới lạ và độc đáo về thi nhân và thi ca của Hàn Mặc Tử, Chế an Viên đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác của một số nhà thơ đương thời như Hoàng Diệp, Quỳnh Dao, Xuân Khai, Bích Khê… 2.2.2.2. Nhóm “Xuân Thu nhã tập” và quan niệm thơ thuần tuý, siêu thực: Thơ gắn liền với ạo. Nhóm Xuân Thu nhã tập có một “chương trình” khá đầy đủ, gồm cả lí luận và thực tế, quan niệm và sáng tác. Họ, với quan niệm thơ thuần túy, siêu thực, muốn thơ vươn tới sự hài hòa không cùng của cái đẹp lí tưởng. Với họ, thơ gắn liền với Đạo, thơ là Đạo, là tôn giáo, là tình yêu - thơ thiêng liêng cao quý như một tín ngưỡng, và người làm thơ có chung một đạo để thờ: Đạo sáng tác. àm thơ là “một cuộc chân thành đi tìm đạo sống”. Theo họ, thơ không cần phải sáng sủa dễ hiểu, bởi “Cái gì thật thơ, sẽ thấy trong tuệ giác cái đầy đủ tuyệt vời”. Từ đó, các tác giả Xuân Thu đã sáng tác một lối thơ kín đáo, bí hiểm, gây ra không ít những tranh luận, bàn cãi… Người bênh vực, có người lại lên án kịch liệt. Song có một thực tế không thể phủ nhận, Xuân Thu nhã tập là sự tìm tòi thể nghiệm đáng chú ý của Thơ Mới. 2.2.2.3. Nhóm Dạ đài và phái thơ Tƣợng trƣng. Những tác giả của nhóm Dạ đài tự nhận mình là thi sĩ Tượng trưng và có hẳn một Bản tuyên ngôn Tượng trưng. Trước hết, với thi sĩ Tượng trưng, một tác phẩm thơ ca phải tạo được sức rung động cho người đọc. Vì vẻ đẹp của bài thơ nằm ở sức rung động tâm lí, tạo nên bởi thế giới hình tượng. Theo họ, chìa khóa để hiểu một thi phẩm, đó là “không được dùng lí trí, không được dùng cảm tình…Hãy đem tất cả linh hồn, hãy mở tất cả cửa ngách của tâm tư mà lí hội.” Tuy xuất hiện muộn và trong thời gian ngắn, song những quan niệm khá đầy đủ, mạch lạc của tuyên ngôn tượng trưng đã có ảnh hưởng nhất định đến 8 quan niệm thi ca đương thời và sau này, đồng thời cũng cho ta thấy tinh thần cách tân của lí luận thi ca vào chặng cuối của nó. 2.3. Tổng kết Thơ Mới từ góc độ hệ thống quan niệm thơ và thành tựu thơ ca: cuôn Thi nhân Việt Nam. 2.3.1. Tổng kết chung về thành tựu Thơ Mới. Thơ Mới, qua sự tổng kết của Hoài Thanh về mười năm phát triển, đã hiện lên một cách đầy đủ, toàn cảnh, với diện mạo trọn vẹn và những thành tựu nổi bật. Thơ Mới đã đưa thơ Việt Nam đương thời phát triển mạnh mẽ và nhiều thành tựu: phong phú trong số lượng tác giả và tác phẩm thơ, về giọng điệu và các phong cách khác nhau của các nhà thơ; phong phú trong việc phân hóa thành các nhóm thơ, dòng thơ, ảnh hưởng thơ ca; phong phú trong sự kế thừa và sáng tạo các thể thơ, lối thơ, nghệ thuật thơ; khám phá ra khả năng diễn đạt kì diệu của ngôn ngữ Việt… Hoài Thanh đã rất sâu sắc khi nhận ra tinh thần cơ bản nhất, cái động lực mạnh mẽ nhất tạo nên Thơ Mới, ấy là sự xuất hiện và khẳng định cái Tôi, khác với cái Ta phi ngã vốn là linh hồn của thơ truyền thống. Thơ Mới hiện ra trong Thi nhân Việt Nam không chỉ trong sáng tác, mà còn được phân tích từ góc độ lí luận. Đây là cuộc “hiện đại hóa” toàn diện, trên cơ sở kế thừa truyền thống và học hỏi có sáng tạo các trào lưu thơ Tây phương mà vẫn giữ được bản sắc Việt trong thể thơ, lối thơ, cách gieo vần, diễn đạt và nhiều “khuôn phép” khác. 2.3.2. Tổng kết về hệ thống quan niệm thơ. Thi nhân Việt Nam đã có công xâu chuỗi những hiện tượng văn học vốn rải rác trong sốt quá trình phát triển của Thơ Mới, soi chiếu nó dưới một góc nhìn, đặt nó vào từ trường của tư duy nghiên cứu. Và tất cả đã hiện lên sáng rõ, mạch lạc trong sự liên kết cấu trúc để trở thành một hệ thống. Trước tiên là một quan niệm về thơ và Thơ Mới, trong thế đối lập với Thơ cũ: một lối thơ mang tinh thần mới. Từ cách hiểu về khái niệm Thơ Mới rộng như vậy, Hoài Thanh đã có cơ sở để nhận diện các thể thơ trong Thơ Mới, chỉ ra nguyên tắc và luật lệ, cấu trúc và mô hình của nó trong sự vận động liên tục trong “một thời đại vừa chẵn mười năm” đầy phong phú và phức tạp. 9 Chương II QUAN NIỆM VỀ BẢN CHẤT THI CA VÀ SỨ MỆNH CỦA THI SĨ. 1. Bản chất của thi ca 1.1. Thi ca là gì? ịnh nghĩa về thi ca - ặc trƣng của thi ca. 1.1.1. Thơ là tiếng nói của lòng. Quan niệm này cũng xuất phát từ quan niệm vững chãi của thể loại và thơ truyền thống: thơ diễn đạt tâm tình, cảm xúc của con người. Điều làm nên sự khác biệt, mang tính “cách mạng” của Thơ Mới chính là tính chất mới của thơ “trữ tình”: thơ phải là tiếng lòng của cái tôi, nói lên cảm xúc chân thật của cá nhân. Cảm xúc thơ mang tính cá thể và được thể hiện một cách thành thật trong mọi hình thức tự do nhất. 1.1.2. Thơ là một cái Đạo, “ ạo làm thơ”. “Thơ là một giống thiêng liêng người ta chỉ đọc trong giờ thiêng liêng, khi không khí trong trẻo và bằng phẳng như một tấm gương” ê Tràng Kiều . Không tuyệt đối hóa, trừu tượng hóa thơ ca, song quan niệm trên về thơ đã nâng thơ lên một tầm mới: thiêng liêng, trong trẻo, cao cả của cái đẹp. Chỉ khi hướng về thơ với một thái độ như vậy, người ta mới có thể cảm được thơ và chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp, giá trị đích thực của thơ ca. Sau này, trong sự tìm tòi mở rộng những chiều kích, giới hạn không cùng cho thơ ca, có những thi sĩ coi thơ như một thứ tôn giáo, một tín ngưỡng. Những luận thuyết về thơ của Xuân thu nhã tập đã nâng thơ lên mức thần bí, tuyệt đối, trở thành một thứ tôn giáo cao siêu. 1.1.3. “Thơ là những lời nói êm đẹp có vần”. Đây là cách phân loại văn học khá giản đơn, dễ hiểu, chỉ thuần dựa vào tiêu chí hình thức văn học, đã từng được sử dụng khá phổ biến. Và có khá nhiều học giả của thời Thơ Mới đã trở lại với quan điểm: là thơ thì phải có vần; vần là một trong những chuẩn nhận diện thơ. Tóm lại: Trong hệ thống quan niệm thơ của Thơ Mới, một định nghĩa thống nhất về thơ vẫn là điều không thống nhất. Song, việc đi tìm một định nghĩa về thơ 10 đã thể hiện ý thức sâu sắc của Thơ Mới về bản thân nó, cũng như những yêu cầu của thời đại, góp phần định hướng cho sáng tác của thi sĩ. 1.2. Chức năng của thi ca. 1.2.1. Thơ nói tình: Thơ Trung đại của Việt Nam xưa thiên về nói chí “Thi dĩ ngôn chí”. Thơ Mới đòi hỏi thơ phải “đi vào tận tâm hồn của mình, đến những chỗ cùng sâu, mà vạch những cái kín nhiệm uất ức, rồi đưa phả vào những cái âm điệu du dương cho mình được nhẹ nhàng thư thả”. Các nhà Thơ Mới là những người “chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc” Xuân Diệu . Có thể khẳng định: chức năng quan trọng nhất, tiêu biểu nhất của thi ca, đặc biệt được nhấn mạnh trong thời Thơ Mới, là nói tình: “thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. 1.2.2. Thơ ghi lại sự sống, cuộc đời: Thơ cũ có quá nhiều công thức, quá nhiều ước lệ, nên đã không đáp ứng được nhu cầu cảm xúc rất thật của con người hiện đại. Bởi vậy, lối thơ mới được xây dựng trên nguyên tắc của sự thực và lòng thành thực. Nhà thơ “cứ việc ở trong đời, và tạo nên những cung điện thực, vô cùng đẹp đẽ, bằng những vật liệu thực của trần gian”. Tất nhiên, sự sống ấy đã được cảm nhận qua lăng kính của thi nhân, trở thành nghệ thuật: “Thơ vẫn là sự sống, nhưng đây là sự sống đọng lại, kết tinh lại, biến thành cái đẹp”. Các tác phẩm Thơ Mới, theo nhiều cách khác nhau đã khẳng định một chức năng, một đặc trưng của thi ca: Thơ ghi lại sự sống, cuộc đời. 1.2.3. Thơ có công dụng giáo hoá. Kế thừa quan điểm truyền thống về công dụng giáo hóa của văn chương, các tác giả thời Thơ Mới cũng đã khẳng định chức năng này: “Thơ là những lời nói êm đẹp tả cảnh tả tình để ngâm hát mà di dưỡng tính tình”. Những tác phẩm có giá trị, nó sẽ lay động tâm hồn người đọc, đánh thức những tình cảm đẹp đẽ trong mỗi con người, “trục xuất ở tâm hồn ta những ý tưởng và tình cảm thô lậu và giục ta hăm hở đi tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ”. “Thi ca chân chính là một cái sức mạnh huyền bí, nó nâng cao tâm hồn chúng ta lên”. Trong thực tế sáng 11 tạo Thơ Mới, chất giáo hóa, giáo dục này được biểu hiện đa dạng và không hề lộ liễu, khác với lối “nói chí” của thơ xưa. Những điều này đã giữ vững bản chất tinh thần tốt đẹp và chất nhân văn của Thơ Mới như một trong những giá trị cơ bản của nền thơ ca mới. 1.2.4. Thơ đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. “Thơ đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người”. Đáp ứng nhu cầu ấy, “thi văn là cần kíp hơn cả, vì nó là cái tinh tuý của tình cảm và tư tưởng”. “Thơ là hoa, là mộng; thơ cũng là cơm. Ta hãy viết những điệu thơ cho đời uống, cho đời ăn - Tôi muốn nói sự đói khát của tâm hồn người bị vật chất làm cho khô héo”. Quả đúng như vậy, bởi: “Thơ có một mãnh lực êm ái làm quên những cái khó chịu bên ngoài”: thi sĩ bay bổng trong sáng tạo, trong giải tỏa những “kín nhiệm u uất” của tâm hồn mình; độc giả bay bổng trong thế giới kì diệu của thơ ca, tìm thấy tiếng nói của lòng mình. 2. Vai trò của nhà thơ - chân dung ngƣời thi sĩ. 2.1. Nhà thơ của xúc cảm cá nhân, hưởng thụ vẻ đẹp cuộc sống. “Cái áo thi sĩ mặc cho thi ca phải nhuộm bằng màu tươi thắm của cảm tình và giặt bằng linh hồn trong trắng của thi nhân”. Tâm hồn và cảm xúc - đó là chuẩn mực đầu tiên để vẽ chân dung thi sĩ. Với phần đông các nhà Thơ Mới, thơ là sự trải lòng, là sự xôn xao của con tim trước vẻ đẹp cuộc đời.. Có thể dễ nhận thấy, quan niệm thi sĩ là người của “cảm xúc cá nhân, hưởng thụ vẻ đẹp cuộc sống” đã có ảnh hưởng lớn, chi phối sáng tác của hầu hết các tác giả Thơ Mới, đặc biệt là các thi sĩ theo trường phái lãng mạn. 2.2. Nhà thơ của tranh đấu, dấn thân. Tự ý thức rất cao về thiên chức của người thi nhân, nhiều thi sĩ trong phong trào Thơ Mới luôn muốn “dấn bước truân chuyên khắp hải hồ- mũ lợt bốn trời sương nắng gội” Thế ữ . Khát vọng dấn thân của các thi sĩ lãng mạn ấy thật đẹp, tuy cũng ít nhiều mơ hồ. Ở nhánh thơ cách mạng là cách dấn thân khác: với những thanh niên có lý tưởng, “hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu” Tố Hữu thì khát vọng dấn thân trong tranh đấu là khát vọng cháy bỏng nhất: Chỉ ta thôi là tuổi trẻ siêu phàm/ Với sứ mệnh nặng nề thay thế giới. 2.3. Nhà thơ thoát tục, điên dại 12 Thơ Mới, trong quá trình phát triển của mình, đã tiếp nhận nhiều luồng tư tưởng, xuất hiện nhiều chân dung mới lạ: nhà thơ thoát tục, điên dại. Khi cảm xúc thăng hoa trên trang giấy, thi sĩ cảm thấy: “Tôi làm thơ? Nghĩa là tôi đã mất trí, tôi phát điên”. Thậm chí, “thi nhân sẽ vừa say sưa, vừa điên cuồng, ọc ra từng búng thơ sáng láng, phương phi như một mùa Xuân như ý”. Còn đây là chân dung thi sĩ theo quan niệm của Chế an Viên, người đã cùng với Hàn Mặc Tử chủ soái Trường thơ loạn: “Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn Dĩ Vãng. Nó ôm trùm Tương ai…”. Những chân dung thi sĩ này cũng chứng tỏ khát vọng đột phá, cách tân mạnh mẽ, mở rộng lãnh địa cho tư duy thơ của các nhà Thơ Mới 1930 - 1945. 2.4. Nhà thơ - người tôn thờ cái đẹp. Đây cũng là lí tưởng của khá nhiều nghệ sĩ đương thời. Họ chủ trương một nghệ thuật thuần túy, vĩnh cửu, không lệ thuộc vật chất và vượt ra ngoài sinh hoạt xã hội, và dựng nên một kiểu chân dung nghệ sĩ, thi sĩ: Người tôn thờ cái đẹp - cái đẹp tuyệt đối, lí tưởng. “Văn nghệ sĩ phải nhất ý chuyên tâm vào việc tinh luyện nét vẽ, nét khắc, vần thơ, điệu thơ…quyết tâm phụng sự cái đẹp muôn đời”. Chương III CÁC PHƢƠNG DIỆN LUẬT THƠ VÀ HÌNH THỨC THƠ 1. Các phƣơng diện của luật thơ. 1.1. Vài nét về luật thơ cũ. uật thơ cũ được hiểu là những nguyên tắc, những quy định tương đối thống nhất, bắt buộc người làm thơ phải tuân theo. uật Thơ cũ nghiêm ngặt trên hai nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc về vần điệu và Nguyên tắc về thể thơ. 1.2. Về luật Thơ Mới. 1.2.1. Khái quát về luật Thơ Mới Vấn đề cốt lõi tạo nên luật Thơ Mới là: kế thừa có sáng tạo các thể thơ cũ và đề cao tinh thần tự do sáng tạo. 13 1.2.2 Những nguyên tắc sáng tạo của luật Thơ Mới 1.2.2.1. Nguyên tắc chung: thống nhất, hài hòa hình thức - nội dung. Sự gò bó của nguyên tắc thơ luật Đường đã cản trở việc biểu lộ cảm xúc, sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ Thơ Mới. úc đầu, có người đề xướng: cứ diễn đạt tình cảm mới trong khuôn khổ cũ. Ngược với xu hướng ấy, Thơ Mới đã từng bước xác lập cho mình nguyên tác hài hòa giữa hình thức và nội dung:“ Một bài thơ đẹp phải toàn bích, ý thơ truyền cảm, hình thức tề chỉnh không ai bắt bẻ được”. 1.2.2.2. Các nguyên tắc sáng tạo thơ: Các nguyên tắc thơ cũ không còn phù hợp nữa, nên phải có nguyên tắc mới cho sáng tác thơ. Ông Phan Khôi, là người đề xướng một lối thơ “đem ý thật có trong tâm khảm tả ra bằng những câu có vần mà không phải bó buộc bởi những niêm luật gì hết”. Trương Tửu chỉ ra “ba tánh cách cần yếu: rõ ràng, đầy đủ, linh hoạt”. am Giang nêu yêu cầu cho sáng tác thơ: phải có tâm hồn thơ, có cảm hứng và phải nhất ý chuyên tâm vào việc tinh luyện nét vẽ, nét khắc, vần thơ, điệu thơ. ương Đức Thiệp đưa ra 2 tôn chỉ và 4 nguyên tắc sáng tác thơ. Hai tôn chỉ là: Sáng sủa và Tổng hợp; Bốn nguyên tắc là: cảnh phải ủ tình, tình phải nương cảnh; giác quan hóa; tượng trưng hóa; thi vị hoá sự vật. 1.2.2.3. Nguyên tắc nhạc điệu. Thơ Mới đặc biệt chú trọng đến yếu tố nhạc điệu, với tính chất mới: “nhạc lòng chân thật”, “nhạc điệu tự nhiên của cảm xúc”, coi đó là một yếu tố quan trọng của chất thơ để xác định ranh giới cho thơ. Nhạc trong thơ được tạo bởi các yếu tố: thể thơ, vần thơ, tiết tấu và âm hưởng. Có thể thấy nguyên tắc nhạc điệu của Thơ Mới kích thích những sáng tạo đa dạng, tạo nên vẻ đẹp đặc biệt của những bài thơ đã trở nên mẫu mực trong việc khai thác thanh điệu tiếng Việt: Nhớ rừng của Thế ữ, Vội vàng của Xuân Diệu, Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ… 1.2.2.4. Nguyên tắc vần điệu. Vần điệu là một yêu cầu, một nguyên tắc của thơ. Vần điệu làm cho thơ nhịp nhàng, êm ái, có thể ngâm vịnh được. Vần điệu góp phần tạo nên thanh âm, nhạc điệu cho bài thơ. Có nhiều yếu tố tạo nên vần điệu của ngôn ngữ thơ, trong 14 đó 3 nguyên tắc cơ bản: Hiệp vần, Phối thanh và hòa âm, Ngắt nhịp. Sự “bừng nở” của nghệ thuật vần điệu là một cuộc “cách mạng” thực sự, khiến Thơ Mới có bước phát triển nhảy vọt, thay đổi cơ bản cả phẩm chất lẫn hình hài. 2. Các phƣơng diện hình thức thơ. 2.1. Một số yêu cầu về hình thức của Thơ Mới. 2.1.1. Yêu cầu chung: Thơ Mới không còn chịu bó hẹp trong những khuôn khổ hình thức cũ. Cảm xúc rộng mở, tháo tung những ranh giới hình thức. Nhiều hình thức thơ mới ra đời, cởi bỏ mọi giới hạn, miễn là hay, đạt hiệu quả nghệ thuật. Do đó, mà các thi nhân Thơ Mới có nhiều đất để dụng võ, để thể hiện khát vọng và khả năng sáng tạo tuyệt vời của mỗi cá nhân. 2.1.2. Yêu cầu về ngôn ngữ thơ. Xuất phát từ sự phân tích đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt: đơn âm tiết, thanh điệu dồi dào, phong phú; căn cứ thực tế sáng tác của các tác giả Thơ Mới, các học giả, thi sĩ đã chỉ ra những đặc điểm cũng như những yêu cầu về ngôn ngữ của Thơ Mới như sau: 1. Ngôn ngữ thơ cần mở rộng, mới mẻ, sáng tạo theo hướng cá thể hóa, cụ thể hóa cao độ, thể hiện tài năng và cái tôi của nghệ sĩ. 2. Ngôn ngữ thơ cần giàu nhạc điệu và hình ảnh. Ngôn ngữ tiếng Việt như được trẻ lại, giàu thêm trong ngôn ngữ Thơ Mới. 3. Ngôn ngữ thơ phải có tính dân tộc. Tiếng Việt là một biểu hiện của tính dân tộc nên các tác giả đã có ý thức trau chuốt, làm mới, sáng tạo, làm giàu có cho vốn tiếng Việt. 4. Ngôn ngữ phải đạt chuẩn cô đọng súc tích. Ngôn ngữ thơ cần đạt tới sự lung linh đa nghĩa, “phải khó”. Thơ cô đọng súc tích thì khó nắm bắt, nhưng khi hiểu được thì “lồ lộ một vẻ đẹp nguy nga”. 2.2. Một số quan điểm phân loại thơ. 2.2.1. Phân loại dựa vào tiêu chí cảm hứng sáng tác và nội dung. Có nhiều cách phân loại. Chẳng hạn: anh hùng ca, tôn giáo ca, thơ lịch sử hoặc thơ triết học, thơ ái tình. 2.2.2. Phân loại và nhận dạng các “thể” mới trong thơ. 15 Theo tiêu chí này, các nhà nghiên cứu Thơ Mới nhận dạng các thể mới nảy sinh: Thơ tự do: Thơ tự do, thời kì đầu của phong trào Thơ Mới được hiểu là không có nguyên tắc gì, sau đó đã tự tiết chế, đi vào khuôn khổ. Thơ có hình thức đặc biệt: thơ hình quả trám, hình tam giác hình tháp , thơ cùng một thanh bằng, trắc … Thơ văn xuôi: à sự kết hợp, cộng sinh giữa hai thể: thơ và văn xuôi. Đặc điểm của thể thơ này là cảm xúc thơ, cấu tứ thơ được thể hiện trong hình thức văn xuôi. Kịch thơ: Đó là sự pha trộn giữa kịch và thơ, có những đặc điểm riêng. Các nhà phê bình tỏ ra rất lạc quan vào triển vọng của kịch thơ. 2.2.3. Phân loại dựa vào tiêu chí khuynh hướng sáng tác. Hoa Bằng phân chia Thơ Mới ra làm ba trường phái: thơ tượng trưng, thơ hùng tráng, thơ triết lí. Tác giả của Thi nhân Việt Nam chia ra ba dòng thơ đi song song suốt mười năm Thơ Mới: Dòng thơ chịu Ảnh hưởng thơ Pháp và phương Tây; Dòng thơ Ảnh hưởng thơ Trung đại và thơ phương Đông; Dòng thơ có tính cách Việt Nam rõ rệt… Nhìn nhận theo “khu vực”, Hoài Thanh chia Thơ Mới ra làm các “nhóm”, “xóm” thơ: xóm thơ Huy – Xuân, xóm thơ Bình Định, nhóm thơ “áo cừu gốc liễu”, nhóm Xuân Thu Nhã Tập, xóm thơ đồng quê… Một lần nữa, tính đa dạng của Thơ Mới được thể hiện rõ trong các kiểu phân loại này, đồng thời giúp ta hình dung tính phong phú và tính khoa học trong hệ thống quan niệm thơ thời Thơ Mới. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Hệ thống quan niệm về thơ thời Thơ Mới chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của nền thi ca Việt Nam, là một bộ phận hữu cơ của Thơ Mới và có vai trò to lớn tạo nên thành tựu của cả nền thơ. Nghiên cứu hệ thống quan niệm này, nhiều vấn đề của Thơ Mới sẽ có dịp được thể hiện trong tính hệ thống, hoàn chỉnh. Qua đó, chúng tôi hi vọng sẽ có được cái nhìn sâu hơn, hệ thống hơn về Thơ Mới trong tính toàn thể và trọn vẹn của nó, trước hết ở cấp độ quan niệm. 16 2. Hệ thống quan niệm Thơ Mới vừa nhất quán vừa đa dạng, phong phú; cho thấy sự đa dạng, đan kết của các góc nhìn, lối cảm khác nhau của thi ca, trong một khát vọng nghệ thuật mãnh liệt: thể hiện được rõ nhất những cảm xúc, rung động của con người thời đại. 3. uật thơ mới là sự phá bỏ hoàn toàn những trói buộc của khuôn mẫu niêm luật thơ cũ, nhưng vẫn tiếp thu những tinh hoa của thơ truyền thống. Từng bước thể nghiệm, Thơ Mới đã tận dụng những thể thơ truyền thống và cho nó một dáng vẻ hiện đại, đồng thời có những thể thơ đặc trưng của riêng nó. Các qui luật sáng tạo hình thức và ngôn ngữ thơ với các nguyên tắc vần điệu, nhạc điệu, phối thanh… dần thành hình để trở thành những “qui chuẩn” thẩm mĩ của nền thơ. Và các dòng thơ, nhóm thơ… cũng từng bước được nhận dạng, phân định. Tất cả những biến chuyển, những kinh nghiệm tích lũy được của chính đời sống thơ ca đã từng bước được khái quát, hệ thống thành những quan niệm đặc trưng của thơ ca giai đoạn này. 4. Thơ ca đương đại đã khác rất nhiều với Thơ Mới. Nhưng trong những chuyển động mạnh mẽ của thơ Việt Nam đương đại, dù đã có rất nhiều cố gắng “thoát khỏi cái bóng của Thơ Mới”, thì nhiều kinh nghiệm thẩm mĩ và quan niệm lí luận thơ của Thơ Mới vẫn còn có giá trị, đặc biệt là xu hướng tự do hóa mở ra từ thời Thơ Mới vẫn là cánh cửa cho nhiều cách tân của thơ hôm nay. THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Tuấn Anh 1999 , “Sự hoàn chỉnh và tính năng động thể loại trong đời sống văn học 1930 – 1945”, Tạp chí văn học (2). 2. Vũ Tuấn Anh (1995), Hoài Thanh, nhà phê bình thơ, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội. 4. T.Bách (1934), “Thơ mới”, Phong hóa (97). 5. Hoa Bằng (1940), Bước tiến triển và vết biến thiên của thi ca ta, Tri tân. 17 6. Phan Canh, Thi ca Việt Nam thời tiền chiến, Nxb Đồng Nai, 1999. 7. Xuân Diệu 1939 , “Công của thi sĩ Tản Đà”, Ngày nay (166). 8. Xuân Diệu (1938), Đôi lời tự thuật về tập Thơ thơ. 9. Xuân Diệu 1938 , “Thơ ái tình”, Ngày nay (107). 10. Xuân Diệu (1939), “Mở rộng văn chương”, Ngày nay (148). 11. Xuân Diệu 1938 , “Thơ của người”, Ngày nay (122-123) 12. Xuân Diệu 1939 , “Tính cách An Nam trong văn chương”, Ngày nay (147). 13. Xuân Diệu (1940), Tựa “Lửa thiêng”. 14. Xuân Diệu (1944), Lời thơ vào tập “Gửi hương”. 15. Xuân Diệu (1940), “Thơ ngắn”, Ngày nay. 16. Xuân Diệu 1939 , “Thơ khó”, Ngày nay (145). 17. An Diễn (1933), “ ối thơ mới”, Phụ nữ tân văn, (207). 18. Tản Đà (1934), “Cùng các bạn làng thơ”, Tiểu thuyết thứ bảy (28). 19. Tản Đà (1934), “Phong trào Thơ Mới, muốn cùng ai trong bạn làng thơ”, Tiểu thuyết thứ bảy (26). 20. Tản Đà (1934), “Thơ mới” ( Hài đàm), Phụ nữ thời đàm. 21. Phan Cự Đệ (1966), Phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Nxb Khoa học. 22. Phan Cự Đệ (1997), Về một cuộc cách mạng trong thi ca - phong trào Thơ Mới, Nxb Giáo dục. 23. Huy Cận và Hà Minh Đức chủ biên (1993), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục. 24. Hà Minh Đức (1996), “Điêu tàn và hồn thơ Chế an Viên”, Tạp chí văn học (10). 25. Động Đình 1933 , “Bàn thêm về lối Thơ mới”, Văn học tạp chí (49). 26. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (2006), Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 27. L.Đ 1933 , “Nên bàn về lối thơ mới - nhắn ai”, Phụ nữ tân văn (215). 28. Nhóm Dạ Đài (1946), Tuyên ngôn thơ Tượng trưng. 29. Nhiều tác giả (1998), Thơ mới 1932 - 1945: tác giả và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn. 18 30. Lê Tràng Kiều và Quỳnh Giao (1939), “Hàn Mặc Tử”, Tiểu thuyết thứ năm (30). 31. Lam Giang (1940), “ uật Thơ mới”, Tri tân. 32. Chất Hằng (1933), “Thơ Mới” (3 bài), Tạp chí văn học (22). 33. Phong hóa (1933), Lời tòa soạn (14 - 31). 34. Phan Văn Hùm 1934 , “Thảo luận về thi”, Phụ nữ tân văn. 35. Trần Đình Hượu 1993 , “Cái mới của Thơ mới từ xung khắc đến hòa giải với truyền thống”, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục. 36. Phan Khôi 1932 , “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ”, Phụ nữ tân văn (122). 37. Nguyễn Hoành Khung 1994 , “Một mùa thơ nở rộ”, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam 1920 – 1945 (tập 5, quyển II), Nxb Văn học. 38. Nguyễn Thị Kiêm 1933 , “Bài diễn thuyết về lối thơ mới”, Phụ nữ tân văn, (210 - 213). 39. Nguyễn Thị Kiêm (1933), “Bức thư gởi cho tất cả những ai ưa hay ghét bỏ lối thơ mới”, Phụ nữ tân văn (218). 40. Lê Tràng Kiều 1936 , “Một nhà thơ mới rất chú trọng về âm điệu”, Hà Nội báo (30). 41. Lê Tràng Kiều 1936 , “Thơ mới”, Hà Nội báo (18 - 19). 42. Lê Tràng Kiều 1936 , “Thơ Mới Nguyễn Vỹ”, Hà Nội báo (23). 43. Lê Tràng Kiều 1936 , “Thơ mới Thái Can”, Hà nội báo (20). 44. Lê Đình Kị (1988), Thơ mới, những bước thăng trầm, Nxb Văn nghệ t.p Hồ Chí Minh. 45. Thạch am 1933 , “ ối Thơ mới”, Phụ nữ tân văn (208). 46. Nguyễn Tấn Long (1968), Việt Nam thi nhân tiền chiến, Nxb Sóng mới, Sài Gòn. 47. Nguyễn Triệu Luật 1939 , “Việt hóa một bài văn Tây”, Tao đàn (13). 48. Lưu Trọng Lư 1933 , “Một cái khuynh hướng mới trong thi ca”, Phụ nữ tân văn (216). 19 49. Lưu Trọng Lư (1933), Một cuộc cải cách về thơ ca (kèm tiểu thuyết “Người sơn nhân” . 50. Lưu Trọng Lư 1934 , “Phong trào Thơ mới”, Tiểu thuyết thứ bảy (27). 51. Lưu Trọng Lư 1939 , „Đọc Thơ thơ của Xuân Diệu‟ Thư cho em gái), Tao đàn. 52. Lưu Trọng Lư 1932 , “Thư gửi Phan Khôi”, Phụ nữ tân văn (153). 53. Thế Lữ 1937 , “Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu”, Ngày nay (46) 54. Thế Lữ (1938), Tựa Thơ thơ (của Xuân Diệu). 55. Thế ữ (1938), “Tin thơ” 12 bài), Ngày nay. 56. Thiết Mai (1933), “ ối thơ mới”, Phụ nữ tân văn (216). 57. Trần Thanh Mại (1942), “ ưu Trọng ư - Thi sĩ giang hồ”, Đời văn II. 58. Trần Thanh Mại (1939), “Thơ thơ và Xuân Diệu”, Ngày nay. 59. Phạm Mạnh Phan (1941), “Đọc “Hương cố nhân” của Nguyễn Bính”, Tri tân. 60. Vũ Ngọc Phan (1951), Nhà văn hiện đại, Nxb Vĩnh Thịnh. 61.Tố Phang (1943), “Phi Yến 1918 - 1939 với quan niệm thơ”, Tây đô văn đoàn (94). 62. Trần Tái Phùng (1940), “Hàn Mặc Tử”, Người mới. 63. ê Thiều Quang (1939), “Cảm tưởng của tôi khi đọc Chế an Viên”, Tao đàn (5). 64. Kiều Thanh Quế (1943), “Câu chuyện con số trong thơ và nhạc trong thi ca”, Tri tân (117). 65. Kiều Thanh Quế (1944), “Hàn Mặc Tử của Trần Thanh Mại”, Tri tân (132). 66. Kiều Thanh Quế (1944), “ ưu Trọng ư với Tiếng thu”, Tri tân (138). 67. Kiều Thanh Quế (1944), “Nhân đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh”, Tri tân (134). 68. Hán Quỳ (1936), “Những thi sĩ có tài”, Tràng An (108). 69. Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Sanh (1942), “Thơ”, Xuân Thu nhã tập. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan