Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmat...

Tài liệu Hình tượng nhân vật đuysen trong người thầy đầu tiên của ts. aitmat

.PDF
59
650
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM MỸ NHẬT ANH HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC PHẠM MỸ NHẬT ANH HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Phương - cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành cuốn tư liệu này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong nhà trường, trong khoa Ngữ Văn, trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Tây Bắc đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện giúp đỡ cho em hoàn thành khóa luận. Đồng thời tôi gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp K51 Đại học Sư phạm Ngữ Văn đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên: Phạm Mỹ Nhật Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 5 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ...................................................................................... 6 7. Cấu trúc của khóa luận......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................... 7 1.1. Vài nét về văn học Xô viết, tác giả và tác phẩm ............................................... 7 1.1.1. Văn học Xô viết những năm 60 .................................................................. 7 1.1.2. Tác giả Ts.Aitmatôp ..................................................................................... 8 1.1.3. Tác phẩm Người thầy đầu tiên ..................................................................... 9 1.2. Một số vấn đề lí luận ........................................................................................ 11 1.2.1. Hình tượng văn học .................................................................................. 11 1.2.2. Nhân vật văn học ........................................................................................ 11 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật ................................................. 14 Tiểu kết: .................................................................................................................. 15 CHƢƠNG 2: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS.AITMATÔP ........... 17 2.1. Một người thầy mẫu mực, có nhân cách .......................................................... 17 2.1.1. Tâm huyết với nghề nghiệp ........................................................................ 17 2.1.2. Yêu thương, quan tâm học trò .................................................................... 20 2.1.3. Có niềm tin vào tương lai tươi sáng của học trò......................................... 22 2.2. Một con người giàu nghị lực ............................................................................ 24 2.3. Một người có niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng .............. 29 2.4. Một người sống có trách nhiệm ....................................................................... 32 2.4.1. Trách nhiệm với bản làng Kurkurêu .......................................................... 32 2.4.2. Trách nhiệm với học trò ............................................................................. 36 Tiểu kết: .................................................................................................................. 38 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT ĐUYSEN TRONG NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA TS. AITMATÔP .......... 39 3.1. Qua miêu tả diện mạo ...................................................................................... 39 3.2. Qua miêu tả hành động .................................................................................... 41 3.3. Qua miêu tả ngôn ngữ của nhân vật ................................................................. 44 3.4. Qua miêu tả không gian, thời gian nghệ thuật.................................................. 47 3.4.1. Không gian nghệ thuật ............................................................................... 47 3.4.2. Thời gian nghệ thuật................................................................................... 49 Tiểu kết: .................................................................................................................. 51 KẾT LUẬN............................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những thay đổi to lớn về chính trị và kinh tế ở Liên Xô những năm 50 và 60 của thế kỉ XX đã tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của xã hội, trong đó có văn học. Văn học Xô viết thời kì này quan tâm tới vấn đề đạo đức, tinh thần của con người, đều cố gắng tìm hiểu và lí giải những quy luật phát triển của xã hội đương đại. Trong giai đoạn lịch sử mới, văn học Xô viết còn nỗ lực nghiên cứu các vấn đề lớn lao của xã hội như những quy định phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đời sống tinh thần của các thế hệ và các tầng lớp xã hội, quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cái chung và cái riêng… Nhà văn Ts. Aitmatôp với sáng tác của mình đã tỏ ra rất nhạy bén trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thời đại, đất nước, dân tộc. Thông qua việc tìm hiểu sáng tác của Aitmatôp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về văn học Xô viết những năm đầu thiết lập nhà nước Xô viết và xây dựng xã hội chủ nghĩa. 1.2. Ts. Aitmatôp là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất của Liên Xô trước đây và cũng là một tác giả có uy tín quốc tế lớn, từng lọt vào danh sách đề cử giải Nobel văn học. Mặc dù là nhà văn dân tộc thiểu số nhưng Ts. Aitmatôp cùng đông đảo đội ngũ nhà văn khác đã góp phần to lớn cho sự phát triển của văn học Xô viết. Những sáng tác của Ts. Aitmatôp không chỉ thấm nhuần sâu sắc tính đảng, tính nhân dân mà hơn nữa còn phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục, cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. Những trang viết của ông đã vượt qua giới hạn về dân tộc để trở thành tiếng nói mang tính toàn nhân loại. 1.3. Một trong những tác phẩm xuất sắc của Ts. Aitmatôp phải kể đến truyện vừa Người thầy đầu tiên thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc và qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật độc đáo của Ts.Aitmatôp. Nhà văn đặc biệt thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. Người thầy đầu tiên là câu chuyện về một người thầy chân chính - người đã quên mình vì sự nghiệp chung, vì tương lai của đất nước, vì tương lai của cả một thế hệ trẻ thơ đang bị nhốt trong chốn tối tăm tù ngục của những định kiến cổ hủ, lạc hậu. Người thầy đó chính là Đuysen một người lính phục viên Cômxômôn, sau cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã tình nguyện đến một vùng quê heo hút, hẻo lánh xứ đồi Trung Á để gieo lên những hạt mầm ánh sáng đầu tiên cho lớp trẻ - những đứa trẻ thất học trong tăm tối của kiếp người bán du 1 mục quanh năm chỉ biết quanh quẩn bên thôn bản của mình. Hình tượng thầy giáo Đuysen hiện lên là người anh hùng mang trong mình những tính cách tiêu biểu của người lính Xô viết yêu nước, dũng cảm, giàu nghị lực, không những thế còn là một người thầy tâm huyết với nghề nghiệp, yêu thương học trò, vì học trò. Người thầy đầu tiên mãi mãi là bản trường ca bất hủ về lòng tôn kính những người thầy tận tụy với sự nghiệp giáo dục con người. Hiện nay sáng tác của Ts. Aitmatôp vẫn được đưa vào chương trình ở trường THCS, tuy nhiên tài liệu về tác giả còn rất ít, việc tìm hiểu về Ts. Aitmatôp và những tác phẩm của ông chưa bao giờ là đủ. Từ thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài: Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts. Aitmatôp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc cung cấp cho độc giả yêu thích văn Aitmatôp có cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn về tác giả, tác phẩm từ đó có thêm hiểu biết về văn học Xô viết - một nền văn học lớn từng có ảnh hưởng sâu sắc tới văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Ts.Aitmatôp là anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô, là người có vị trí và vai trò quan trọng, là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Xô viết và cả Việt Nam. Tác phẩm Người thầy đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi hình tượng thầy Đuysen và tài năng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo của tác giả. Vì vậy có không ít những nhận định, đánh giá chung của độc giả và giới nghiên cứu phê bình quan tâm sâu sắc. Sau đây tôi xin điểm qua một số công trình đã nghiên cứu về tác phẩm Người thầy đầu tiên, thành công nghệ thuật của Aitmatôp: Bài viết Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts.Aitmatôp của Lê Sơn lại làm nổi bật tài năng xây dựng hình tượng nhân vật của Aitmatôp “sức hấp dẫn kì lạ của các nhân vật Aitmatôp trước hết là ở sự cởi mở, chân chất, ở tâm hồn hết sức hào phóng và trong sáng… Họ là những con người có lương tâm và lòng tự trọng rất cao” [19, 11]. Đúng vậy, đọc những tác phẩm của Aitmatôp ta càng thấy ông rất chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật, nhân vật của Atmatôp rất gần gũi, lương thiện và cuốn hút để lại trong tiềm thức người đọc những dấu ấn khó phai mờ. Trong lời giới thiệu tập truyện Truyện núi đồi và thảo nguyên, Anđrây Turcốp có viết: Aitmatôp “đã viết về người nông dân Kirghizia (…) Nhà văn cũng giúp cho mọi người tiến hành công việc xây dựng hòa bình và bằng tiếng nói phẫn nộ của mình, làm nổ tung những tàn dư của quá khứ, của những thiên 2 kiến và những cảnh lộn xộn đôi khi còn đè nặng trên vai họ” (…) [1, 4]. Đồng thời cho thấy rằng “Về sáng tác của TS.Aitmatôp, người ta đã tranh luận nhiều ở cả quê hương ông, cả ở các nơi khác: không ai có thể bàng quan trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn hóa ưu chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia, đặc biệt là lớp các nhà văn trẻ” [1, 6]. Trong Đặc sắc tư duy nghệ thuật Tringhiđơ Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà có viết: “Đối với Aitmatôp thì đó là nhân dân. Ngay từ “Truyện núi đồi và thảo nguyên” chúng ta có thể thấy rõ rằng phương pháp sáng tác của Aitmatôp là nhằm vào nhân dân - không chỉ vào những vấn đề của đời sống mà còn vào cách tư duy của nhân dân và lối nói của nhân dân, nếp nghĩ của nhân dân và “giọng nói” của nhân dân” [8, 41]. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra rằng Aitmatôp đã “tập trung nhiều công sức nhằm thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con người hiện đại và mối quan hệ của nó với môi trường xung quanh” [8, 39] và “nhân vật tích cực của Aitmatôp bao giờ cũng cảm thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa mình với thời đại, với nhân dân vì nếu ở bên ngoài những cái đó thì anh ta không thể hình dung được bản thân mình, số phận mình, ở anh ta có “tính di truyền” và trong quá trình phát triển anh ta tiến lại gần bản thân mình, đồng thời tiến lại gần mọi người, gần tương lai” [8, 40]. Bài viết này đã soi sáng bút pháp của Aitmatôp, gợi mở thêm cho việc tìm hiểu nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn. Cuốn Văn học Xô Viết (tập II) của hai tác giả Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân Hà có những lời đánh giá khá chi tiết: “Về mỗi đề tài lớn của văn học Xô Viết hiện đại, ông đều có tác phẩm xuất sắc: về nông thôn, về chiến tranh, về giai cấp công nhân, về thiên nhiên… nhưng trung tâm chú ý của ông trong tất cả các tác phẩm là những vấn đề lớn lao của thế giới hiện đại. Ông soi sáng con người bằng phương pháp “tâm lí đa diện” nhằm tìm hiểu nội dung, bản chất và những hướng phát triển của cả thời đại (…) cuộc đấu tranh giữa đạo đức mới và đạo đức lỗi thời trong lĩnh vực tình yêu (Giamilia), quan hệ giữa cái chung và riêng, vấn đề trung thành với sự nghiệp cách mạng (Người thầy đầu tiên)” [7, 171]… Đồng thời công trình này còn đề cập đến đặc điểm nghệ thuật phân tích tâm lí của Aitmatôp: “Sự phân tích không nằm bên ngoài tuyến phát triển hành động chính của tác phẩm mà được “đưa vào” bên trong hành động, hành vi các nhân vật; nó tích cực tham gia vào sự vận động của cốt truyện, vào việc tạo lên dung 3 lượng, quy mô, tính đa diện của hình tượng các nhân vật với sự phân hóa nội tại đáng kể của nó” [7, 172]. Ở tài liệu, một lần nữa khẳng định rõ nét sự ảnh hưởng của Aitmatôp với nền văn học Xô viết đồng thời làm sáng tỏ thành công trong nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật của Aitmatôp. Cuốn Cỗ xe tam mã Nga đem đến cho người đọc những thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của Aitmatôp về chính trị và đặc biệt là sáng tác văn học bằng những nhận định, đánh giá khách quan “Các tác phẩm của Aitmatôp có một sức hấp dẫn đặc biệt” [22, 262]. Tài liệu này cũng đã chỉ ra một vài đặc điểm tính cách, con người nhân vật Đuysen nhưng còn ít, chưa cụ thể, chưa đi sâu tìm hiểu nhân vật Đuysen. Trong cuốn Phân tích bình giảng tác phẩm văn học nước ngoài (ở trường phổ thông cơ sở) Lê Nguyên Cẩn có viết: Aitmatôp “miêu tả cuộc sống của những con người miền núi Kirghizia với muôn mặt đời thường của họ. Nổi bật lên hàng đầu là cuộc đấu tranh giữa cái lạc hậu và cái tiến bộ, giữa những tập tục cổ xưa và những mầm mống văn minh hiện đại” [3, 388]. Hoặc trong cuốn Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường tác giả cũng đã giới thiệu sơ lược về Ts. Aitmatôp và chỉ ra “Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Aitmatôp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Kưrgưxtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời kì chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu” [24, 11] và tác giả cuốn sách cũng đã đề cập đến tác phẩm Người thầy đầu tiên “Trong Người thầy đầu tiên cũng manh nha nét chủ yếu của những cuốn tiểu thuyết sau này của Aitmatôp: đó là hoạt động của ký ức, sự kết hợp giữa hiện thực và truyền thuyết - những yếu tố tạo nên đặc điểm thi pháp của ông” [24, 323] tác giả có nhắc đến hình tượng thầy Đuysen chỉ dừng lại ở mức độ khái quát. Trong luận văn thạc sĩ Những biện pháp thích hợp trong dạy học văn nước ngoài ở trung học cơ sở miền núi của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương khái quát vị trí của Ts. Aitmatôp trong văn học Nga và ở Việt Nam. Aitmatôp là nhà văn “không hề tự lặp lại mình, ông luôn luôn tìm kiếm những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật mới nhằm nâng cao dung lượng tác phẩm phản ánh sâu sắc toàn diện hơn nữa những mâu thuẫn phức tạp của cuộc sống đạt tới mức suy tưởng và khái quát cao” [16, 25]. Tác giả cũng nói đến hình tượng thầy Đuysen “không chỉ mang lại chữ viết cho bọn trẻ mà còn mở ra biết bao điều kì diệu về 4 cuộc sống, xã hội xung quanh” [16, 36]. Tác giả đánh giá “Người thầy đầu tiên là một tác phẩm xuất sắc trong sáng tác của Ts. Aitmatôp… Tác phẩm còn mang tính giáo dục sâu sắc đối với mọi thế hệ học trò, cần phải luôn kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo” [16, 37]. Tóm lại, những công trình nghiên cứu tôi vừa kể trên ít nhiều đề cập đến tác giả Aitmatôp, đến hình tượng nhân vật Đuysen trên nhiều phương diện mang tính chất khái quát nhưng chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, rõ ràng, cụ thể về hình tượng thầy Đuysen cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo của tác giả Aitmatôp. Trên cơ sở kế thừa thành công những nghiên cứu của các tác giả trên tôi mạnh dạn quyết định thực hiện khóa luận: Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp. Qua việc thực hiện khóa luận này tôi hi vọng rằng có thể cung cấp thêm một số tư liệu về tác giả, tác phẩm giúp cho việc dạy học Ts. Aitmatôp được hiệu quả hơn. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung tìm hiểu hình tượng và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp dựa theo bản dịch tiếng Việt của các tác giả: Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo, Bồ Xuân Tiến trong tập truyện Truyện núi đồi và thảo nguyên (1984), NXB Cầu vồng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận có nhiệm vụ làm sáng rõ hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp trên hai phương diện lớn sau: những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật Đuysen và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật này của Aitmatôp. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại Đây là phương pháp quan trọng dựa vào những khảo sát, những thống kê cụ thể nhằm chứng minh cho những nhận định, những đánh giá về nghệ thuật cũng như nội dung của tác phẩm. Phương pháp thống kê giúp cho người nghiên cứu có định hướng chính xác và tập trung vào những vấn đề cần nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp. 5 Trong quá trình tìm hiểu hình tượng nhân vật Đuysen và những biện pháp xây dựng hình tượng nhân vật của Ts.Aitmatôp phương pháp này được sử dụng thường xuyên. Phân tích để thấy được những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ những chi tiết, sự kiện cụ thể trong tác phẩm, tôi sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ phẩm chất nhân vật. Đồng thời với phương pháp này tôi nhận thấy giá trị của hình tượng, vai trò, vị trí của nó trong tác phẩm để khẳng định tính đúng đắn của khóa luận qua đó thấy được thành công nghệ thuật của tác giả. 5.3. Phương pháp so sánh và đối chiếu Là phương pháp dùng hình thức đối chiếu với hai đối tượng có những nét tương đồng về bản chất để từ đó rút ra được sự giống và khác nhau giữa hai đối tượng được so sánh. Ở khóa luận này, tôi so sánh đối chiếu trên nhiều bình diện như: so sánh đặc điểm hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp với nhân vật trong tác phẩm hoặc với những nhân vật trong những tác phẩm khác để thấy được điểm tương đồng và khác biệt trong cách xây dựng nhân vật của tác giả. 6. Đóng góp của khóa luận Trên cơ sở tiếp thu những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và qua khảo sát, đánh giá của bản thân, khóa luận đi tìm hiểu, khám phá và phân tích hình tượng nhân vật Đuysen trong truyện vừa Người thầy đầu tiên của Aitmatôp một cách đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất trên tất cả mọi phương diện. Đồng thời khóa luận khẳng định thành công nghệ thuật của Ts.Aitmatôp trong việc xây dựng hình tượng nhân vật với tất cả những gì chân thực nhất. Từ đó bước đầu khám phá những nét độc đáo trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Qua đây bạn đọc sẽ thêm yêu quý và trân trọng “những đứa con tinh thần” của Ts.Aitmatôp. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Những nét đặc sắc của hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp Chương III: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Đuysen trong Người thầy đầu tiên của Ts.Aitmatôp 6 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về văn học Xô viết, tác giả và tác phẩm 1.1.1. Văn học Xô viết những năm 60 Sau đại hội lần thứ hai của các nhà văn Xô viết (1954) nhiều người cầm bút thấy rằng cần phải thường xuyên hơn ngồi lại với nhau để tổng kết chặng đường vừa qua và vạch ra phương hướng làm việc trong những năm sắp tới nhằm đẩy mạnh sự phát triển của văn học sao cho phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Trong hai thập kỉ rưỡi, các nhà văn Liên Xô đã sáu lần tổ chức đại hội: lần thứ ba (1961), lần thứ tư (1967), lần thứ năm (1971), lần thứ sáu (1976), lần thứ bảy (1981), lần thứ tám (1986). Các đại hội đã xem xét sự phát triển toàn diện của văn học, khẳng định những thành tựu, phê phán những thiếu sót, phân tích ưu điểm, nhược điểm của phong trào văn học cũng như của nhiều tác phẩm riêng lẻ đã từng có ảnh hưởng tới đời sống văn học ở Liên Xô. Đại hội còn chỉ ra những thiếu sót trầm trọng ở một số tác phẩm văn học như xu hướng tô hồng, minh họa, tính chất hời hợt của việc miêu tả cuộc sống, phân tích, lí giải các mâu thuẫn bằng những phương tiện đặc thù của nghệ thuật. Những cuộc thảo luận về các vấn đề văn học diễn ra sôi nổi ở các đại hội đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển của văn học. Trong giai đoạn này, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực (Mac) lấy hạnh phúc con người làm thước đo giá trị của những hoạt động cải tổ xã hội, trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội và trách nhiệm của xã hội đối với số phận của từng con người riêng lẻ được kết thành “trách nhiệm song trùng”, “trách nhiệm của cả đôi bên”, cá nhân và tập thể, con người và xã hội, người công dân và đất nước…Từ đây, văn học có điều kiện và nhu cầu “không chỉ miêu tả con người trong các biến cố lớn lao, con người trong lịch sử, mà đã miêu tả lịch sử trong con người” [7, 144]. Quá trình dân chủ hóa cuộc sống tinh thần của văn học Xô viết đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư duy nghệ thuật. Hình tượng nhân dân lúc này có thể gắn với hình tượng một con người riêng lẻ nhưng mang nét cơ bản của vận mệnh và tính cách cả dân tộc. Trên phương diện hình thức, sự hiện diện của hình tượng nhân dân chủ yếu bộc lộ qua lối tư duy của nhân dân trong cấu tứ nghệ thuật, qua sự hòa hợp độc đáo ngôn ngữ của tác giả với ngôn ngữ của nhân dân. Trong văn học Xô viết đã diễn ra quá trình đổi mới mọi thể loại thuộc tất cả các loại hình: văn xuôi, thơ và kịch. Nét mới trong việc thể hiện tính cách, hoàn cảnh, 7 xung đột đã dẫn tới sự thay đổi của cấu trúc hình tượng và cấu trúc toàn bộ thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học. Yêu cầu của thời đại mới buộc các nhà văn phải luôn tìm tòi những biện pháp nghệ thuật mới mẻ thể hiện tính cách và hoàn cảnh, con người và cuộc sống, hiện tại và lịch sử. Điều đó được chứng minh qua những sáng tác của các nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn này, trong đó có nhà văn Ts. Aitmatôp. Nhìn chung văn học Xô viết ở thời kì này còn gặp rất nhiều khó khăn trong sáng tác trên nhiều phương diện nhưng bằng sức sống tiềm tàng của mình văn học vẫn phát triển và ngày càng có nhiều tác phẩm có giá trị mang tầm cỡ thế giới với những tên tuổi nổi tiếng trên văn đàn văn học nhân loại. 1.1.2. Tác giả Ts.Aitmatôp Tsinghiz Aitmatôp là một nhà văn hóa lớn thế kỉ XX. Giáo sư văn học Abdyldajaw Akmataliev nhận xét: “Aitmatôp là một trong những tác giả quan trọng bậc nhất thế giới” [13, 1]. Chính vì thế mà người Xô viết coi ông là nhà văn của họ, người Trung Á cũng muốn giành ông là cây bút của cộng đồng mình. Ts. Aitmatôp chào đời vào những ngày cuối năm 1928 (ngày 11/12/1928) tại làng Sêke, thuộc nước cộng hòa Kirghidia, một nước cộng hòa ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Aitmatôp sinh ra mang hai dòng máu Kyrgyz và Tatar. Tuổi thơ ông rong ruổi trên những cánh đồng và thảo nguyên vùng Trung Á thơ mộng, lớn lên Aitmatôp đến sinh sống cùng gia đình tại Matxcơva. Nước Nga với những cánh rừng bạch dương hùng vĩ và những con người nhân hậu đã nuôi dưỡng tâm hồn Aitmatôp hun đúc lên những tác phẩm bất hủ của ông. Sau khi học hết lớp 8, Aitmatôp vào học trường trung cấp Thú y. Tiếp theo, ông thi vào trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Aitmatôp làm việc một số năm trong Viện nghiên cứu khoa học về gia súc, đồng thời bắt tay vào viết những truyện ngắn đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ. Năm 1956, Aitmatôp thi đậu vào khóa dạy viết văn cao cấp ở Matxcơva, theo học trường Đại học Văn học mang tên Gorki và ông chính thức trở thành hội viên hội nhà văn Liên Xô. Truyện vừa Mặt đối mặt của Aitmatôp viết bằng tiếng mẹ đẻ và in trên tạp chí Alatoo năm 1957, được đánh giá là một phát hiện mới trong xử lí tâm lí con người của nền văn học Kirghidia. Năm 1959, sau khi tốt nghiệp trường viết văn ông làm việc với tư cách là phóng viên báo Sự thật thường trú tại Kirghidia. Tuy nhiên chỉ đến năm 1963 với sự ra đời của tập truyện Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên Aitmatôp mới thực sự chinh phục được độc giả và các nhà văn sau khi nhận giải thưởng 8 Lênin về văn học. Tập truyện gồm bốn truyện vừa: Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Người thầy đầu tiên, Giamilia được đánh giá là “bản tình ca hay nhất thế kỉ XX” [6, 179]. Thành công nối tiếp thành công Aitmatôp sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị khác: Vĩnh biệt Gunxarư (1966), Con tàu trắng (1969), Sếu đầu mùa (1975), Con chó khoang chạy ven biển (1980)… Tác phẩm của Aitmatôp được dịch ra trên một trăm thứ tiếng, có mặt ở hầu khắp mọi quốc gia. Núi sụp, Đoạn đầu đài (1986) là một trong những tác phẩm cuối đời của Aitmatôp trở thành biểu tượng cho những tác phẩm văn học thời cải tổ và càng củng cố hơn vị trí một nhà văn hàng đầu của ông trong thế giới hiện đại. Sự kiện chính trị tháng 8/1991 - công cuộc cải tổ đã làm cho Liên Xô sụp đổ. Rất nhiều nhà văn Xô viết trong đó có Aitmatôp ngừng viết. Ông được cử làm đại sứ của Liên Xô đóng tại Lucxămbua. Sau này là đại sứ đặc mệnh toàn quyền. Năm 1994 ông giữ chức đại sứ Kưrơgưxtan tại Bỉ trong vòng ba năm. Hơn hai mươi năm sau khi công cuộc cải tổ diễn ra ở Liên Xô, Aitmatôp xuất hiện trở lại cùng với nhiều tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học Xô viết báo trước một xu thế chuyển biến của lịch sử. Đầu năm 2004, ông được nhận danh hiệu giáo sư danh dự của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva. Aitmatôp được coi như là “tấm hộ chiếu tinh thần” [21, 2] đưa đất nước Kirghidia tới toàn nhân loại. Ts. Aitmatôp sống mãi trong tâm trí chúng ta với tư cách là một nhà văn, nhà tư tưởng, nhà tri thức, nhà nhân đạo vĩ đại. Năm 2008, Ts. Aitmatôp đã vĩnh viễn ra đi tại Đức để lại sự tiếc thương vô hạn cho nhân loại. Ông mãi là tấm gương lao động mẫu mực cho mọi thế hệ. Qua việc tìm hiểu về tác giả Ts. Aitmatôp cho ta thấy được vai trò, vị trí vô cùng quan trọng và sự ảnh hưởng to lớn của Aitmatôp trên văn đàn thế giới. 1.1.3. Tác phẩm Người thầy đầu tiên Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nước Nga có nhiều sự biến đổi sâu sắc. Nhà văn F.Abramôp đã nhận xét: “Ngày hôm nay người ta bàn luận về sự thay đổi toàn bộ diện mạo của nước Nga nông thôn, vốn dĩ gắn bó chặt chẽ với những giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ của nhân dân” [7, 169]. Ra đời vào năm 1962, tác phẩm Người thầy đầu tiên đã gây được tiếng vang lớn khi nhận được giải thưởng Lênin. Từ đó cho đến bây giờ, Người thầy đầu tiên không ngừng làm rung động biết bao độc giả. 9 Thời điểm xảy ra câu chuyện là vào năm 1924 của thế kỉ XX. Tại làng Kukurêu hẻo lánh thuộc Kưrơgưxtan, sau khi cách mạng tháng Mười Nga thành công, thầy Đuysen một đoàn viên Cômxômôn được cử về làng để lập trường, xóa nạn mù chữ cho nhiều trẻ em trong làng. Do đời sống đói khổ và hủ tục vẫn đè nặng, đặc biệt là những kẻ giàu có không ủng hộ nên việc lập trường của Đuysen gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với nghị lực phi thường Đuysen đã xây dựng lớp học và được bọn trẻ yêu mến. Antưnai - một cô gái mồ côi sống cùng chú thím, là một người học trò lớn nhất lớp và là học sinh giỏi nhất. Thầy Đuysen giành tình cảm đặc biệt cho cô bé học trò bất hạnh này. Bà thím độc ác của Antưnai bán em làm vợ lẽ cho một ông nhà giàu. Đuysen liều mình bảo vệ em rồi đưa em lên tỉnh học. Giờ phút chia tay giữa mấy thầy trò thật cảm động. Thầy Đuysen hứa sẽ thay Antưnai chăm sóc hai cây phong mà hai thầy trò đã cùng trồng với ước nguyện Antưnai sẽ lớn lên hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống. Chiến tranh nổ ra, thầy Đuysen tham gia quân đội đánh đuổi phát xít Đức bảo vệ tổ quốc. Antưnai đã trở thành tiến sĩ triết học rồi được phong làm viện sĩ. Lúc này, khi đã trưởng thành, Antưnai luôn nhớ về thầy Đuysen bằng những tình cảm chân thành, đầy kính trọng. Không tìm lại được Đuysen, Antưnai lấy chồng rồi có con. Hòa bình lập lại, làng Kukurêu khai trương ngôi trường mới. Với tư cách là người thành đạt nhất làng trên con đường khoa học, Antưnai được mời ngồi ghế danh dự. Trong khi đó thì Đuysen, lúc này đã già, quay về làm người đưa thư. Mọi người hồ hởi chúc tụng nhau, bình luận có vẻ giễu cợt tính ương bướng, đã làm gì thì làm đến cùng của Đuysen. Antưnai thầm đau lòng và xấu hổ vì cách đối xử của dân làng. Bà lặng lẽ quay trở lại Matxcơva và viết cho họa sĩ người kể lại câu chuyện này, bức thư kể về vai trò và đóng góp to lớn của thầy Đuysen đối với bản thân và dân làng. Bà đề nghị họa sĩ ủng hộ bà trong việc đề nghị dân làng Kukurêu đặt tên cho trường mới kia là “Trường Đuysen”. Đuysen xứng đáng với sự tôn vinh ấy bởi ông là người thầy đầu tiên của ngôi trường xiêu vẹo (chữa từ chuồng ngựa bỏ hoang), nơi có hai cây phong biểu tượng cho sức sống, sự vươn lên của con người. Những ai đọc qua văn của Aitmatôp sẽ không thể nào quên được hình bóng Người thầy đầu tiên với những rung động sâu sắc, và cả tấm lòng ân hận thấm 10 thía. Xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Aitmatôp là lòng yêu thương con người, tôn trọng nhân phẩm con người, là sự phấn đấu cho con người được sống trong một xã hội nhân ái và hài hòa với tự nhiên. Trong số nhiều tác phẩm của Aitmatôp được dựng thành phim phải kể đến Người thầy đầu tiên - bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của ông, dưới bàn tay của đạo diễn Nga nổi tiếng, tài ba Andrei Konchalovski đã trở thành tác phẩm điện ảnh lay động lòng người tại nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2. Một số vấn đề lí luận 1.2.1. Hình tượng văn học Trong văn học người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mối quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng khác với nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt những suy nghĩ, những tình cảm, trải nghiệm một cách trừu tượng bằng những định lí, công thức… mà bằng hình tượng. Hình tượng là “bằng cách làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể” [10, 147]. Do đó, hình tượng văn học chính là “các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” [10, 147]. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng văn học. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng phong phú tùy theo cảm nhận. Đọc Chí phèo của Nam Cao mỗi lần nhắc đến nhân vật Chí là lại gợi cho ta nhớ đến Chí Phèo vì cái mặt lằn dọc, lằn ngang đầy những vết sẹo. Vì bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi, vì cách uống của hắn, vì những cuộc rạch mặt ăn vạ, vì “mối tình” của hắn với Thị Nở, vì nỗi buồn khi tỉnh rượu và cuộc trả thù đẫm máu. Như vậy bằng ngòi bút sắc nhọn và trí tưởng tượng của mình Nam Cao đã mang đến cho người đọc những cảm nhận đa chiều về nhân vật Chí. Hình tượng nhân vật tái hiện đời sống, nhưng không phải sao chép y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở, băn khoăn. Hình tượng nhân vật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá 11 biệt không lặp lại, vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của người nghệ sĩ. Hình tượng nhân vật không phải phản ánh các thực tại của nó, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực, mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy. Cấu trúc của hình tượng văn học là sự thống nhất giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lí trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lí tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Cho nên hình tượng còn là “một quan hệ xã hội – thẩm mĩ vô cùng phức tạp” [10, 148]. Thứ nhất, đó là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ hai, còn là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Tóm lại, hình tượng văn học rất đa dạng được hiểu theo cách cảm, cách nghĩ, cách suy luận của mỗi người. Thông qua hình tượng nhân vật nhà văn phản ánh hiện thực sinh động, cụ thể nhất. Không những thế hình tượng nhân vật còn chứa đựng tư tưởng, tình cảm của người viết đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn. 1.2.2. Nhân vật văn học Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả trong tác phẩm văn học” [14, 277]. Theo giáo sư Phương Lựu trong giáo trình Lí luận văn học của trường Đại học Sư phạm thì nhân vật được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là những con người có tên: Sơn Tinh, AQ, Chí Phèo, Tào Tháo… hoặc không tên như “thằng bán tơ ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều… có thể là những con vật, đồ vật thậm chí nó không phải là người cụ thể mà chỉ là một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhôp, Dế mèn là nhân vật chính trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, đồng tiền là nhân vật chính trong Ơgiêni Grăngđê của Banzac… Còn theo Từ điển văn học các tác giả lại định nghĩa: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, nó là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập 12 trung khắc họa. Nhân vật đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [10, 1254]. “Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ có nhiều dấu hiệu để ta nhận ra, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong cuộc sống” [14, 278]. Ta có nhận ra nhân vật qua những cái tên cụ thể như Quan Công, Trư Bát Giới, Zadich… hay qua dấu hiệu tiểu sử, nghề nghiệp, đặc điểm riêng, đặc điểm tính cách nhưng xét cho cùng đều được đúc kết thành các “công thức” giới thiệu nhân vật. Toàn bộ quan hệ về sau và kết thúc bi kịch của nhân vật đều gắn với “công thức” ban đầu của nó. “Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch” [14, 277]. Đó có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó nhưng lại có tiếng nói giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Nhân vật văn học, khác với nhân vật trong hội họa, điêu khắc, bộc lộ trong hành động và quá trình. Nó luôn hứa hẹn những điều đã xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp, nhân vật văn học mang tính chất hồi cố mỗi bước phát triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời cái chuẩn ban đầu. Nhân vật văn học là phương tiện khái quát hiện thực nên chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. “Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại” [10, 236]. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật, mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính chất bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quá trình. Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành công thường là những sáng tạo độc đáo không lặp lại. Để chiếm lĩnh các nhân vật văn học đa dạng cần tìm hiểu các phương tiện loại hình của chúng. Nhìn từ nhiều 13 góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều kiểu loại khác nhau. Dựa vào ý thức hệ ta có nhân vật chính diện, nhân vật phản diện. Dựa vào kiểu cấu trúc có nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Như vậy, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống cho nên khi đọc tác phẩm cần phải tìm hiểu chi tiết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong nhân vật hay nói cách khác, nhân vật là hình thức văn học để phản ánh hiện thực. Hình thức ấy rất đa dạng và thể hiện các khía cạnh vô cùng phong phú của cuộc sống. Qua nhân vật mà nhà văn, nhà thơ miêu tả trong tác phẩm để thể hiện quan điểm thẩm mĩ, cái nhìn khách quan của nhà văn về cuộc sống, về con người. 1.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm phải kể đến tài năng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật hay chính là các phương thức, phương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật. Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật. Các phương thức thể hiện nhân vật cũng hết sức đa dạng. Trước hết, nhân vật được miêu tả bằng chi tiết. Đó là những biểu hiện mọi mặt của con người mà người ta có thể căn cứ để cảm biết về nó. Văn học “dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm” [14, 291]. Không chỉ vậy, “nhân vật văn học còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ cái phần bản chất sâu kín nhất của nó” [14, 291]. Trong Lão hà tiện của Môlie, nhân vật Acpagông khi bị mất tráp vàng ông ta như một gã điên loạn đòi tra khảo tất cả mọi người, đòi treo cổ thiên hạ thậm chí trong cơn điên loạn ông ta còn muốn treo cổ mình điều này bộc lộ rõ bản chất của ông ta tham lam, hám vàng... Qua sự kiện gặp gỡ giữa nhân vật Xôcôlôp và cậu bé Vanhiuka trong Số phận con người của M.Sôlôkhôp bộc lộ tình yêu thương, lòng nhân đạo sâu sắc… Đặc biệt nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ. Chẳng hạn, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du hành động bán mình chuộc cha và em của Kiều thể hiện Kiều là một người con ngoan hiếu thảo giàu 14 đức hi sinh. Hoặc trong Người thầy đầu tiên của Aitmatôp hành động cứu Antưnai của thầy Đuysen khi cô bị bà thím độc ác bán cho gã đàn ông giàu có thể hiện thầy Đuysen là người giàu tình yêu thương, quan tâm đến học trò. Nhân vật có thể được miêu tả một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể miêu tả gián tiếp qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, môi trường mà nhân vật đang sống. Nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, bằng các phương tiện ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại. Sự thể hiện “nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khái quát một nội dung đời sống xã hội và một quan niệm sâu sắc, một cảm hứng tình điệu tha thiết với cuộc đời” [14, 291]. Vì vậy sự thể hiện của nhân vật phải xem xét trong sự phù hợp với nội dung nhân vật, đồng thời phù hợp với kiểu loại nhân vật. Phương thức, biện pháp thể hiện đối với nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện không thể giống nhau. Yêu cầu thể hiện của nhân vật “mặt nạ”, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng cũng mối lúc một khác. Ngôn ngữ nhân vật cũng rất quan trọng, nó là biện pháp miêu tả tâm lí, xuất hiện như là một yếu tố của quá trình tâm lí nhân vật. Nhà văn không chỉ khai thác nội dung ý nghĩ lời nói mà còn khai thác cả cảm giác đạo đức đối với lời nói. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật, bởi lẽ nhà văn đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh không gian, thời gian khác nhau để nhân vật bộc lộ bản chất, tính cách rõ nét nhất, trung thực nhất. Không gian, thời gian nghệ thuật là hình thức nghệ thuật, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nhân vật. Tóm lại, nhân vật chính là phương tiện để nhà văn phản ánh hiện thực cuộc sống. Hiện thực đó rất phong phú đa dạng với muôn mặt đời thường do đó việc xây dựng lên một hình tượng nhân vật để có thể phản ánh được mọi khía cạnh cuộc sống là vô cùng phức tạp. Nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật thông qua một số đặc điểm chính như: diện mạo, hành động, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật…Thông qua đó thể hiện quan niệm nhân sinh sâu sắc. Tiểu kết: Đầu thế kỉ XX Xô viết trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc và đang bắt tay vào xây dựng chế độ nhà nước mới. Văn học cũng chịu những sự 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan