Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm...

Tài liệu Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong chinh phụ diễn quốc âm

.PDF
65
243
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ BÍCH NHUẬN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HAI MƯƠI CÂU THƠ ĐẦU TRONG CHINH PHỤ DIỄN QUỐC ÂM Chuyên ngành: Hán Nôm Sơn La – Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TRẦN THỊ BÍCH NHUẬN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HAI MƯƠI CÂU THƠ ĐẦU TRONG CHINH PHỤ DIỄN QUỐC ÂM Chuyên ngành: Hán Nôm Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Diệu Huyền Sơn La – Năm 2014 Lời cảm ơn! Khóa luận được hoàn thành với sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Diệu Huyền, sự quan tâm của phòng nghiên cứu khoa học, Ban chủ nhiệm khoa, thư viện trường ĐHTB. Cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, và các bạn sinh viên lớp K51 ĐHSP Ngữ Văn. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Phòng nghiên cứu khoa học, và sự cổ vũ động viên của các Thầy, Cô giáo tổ văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thạc sĩ Nguyễn Diệu Huyền – Cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình làm Khóa luận. Tác giả Trần Thị Bích Nhuận MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU....................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 5.1. Phương pháp Văn bản học Hán Nôm.............................................................. 4 5.2. Phương pháp phân tích ngữ văn học ............................................................... 4 5.3. Thao tác thống kê.......................................................................................... 4 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu................................................................... 5 5.5. Phương pháp phân tích lịch sử.................................................................... 5 6. Đóng góp của Khóa luận ................................................................................ 5 7. Kết cấu Khóa luận ......................................................................................... 5 B. NỘI DUNG.................................................................................................... 6 Chương 1. GIA THẾ, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM......................................................................................................... 6 1.1. Gia thế của Đoàn Thị Điểm ......................................................................... 6 1.2. Cuộc đời của Đoàn Thị Điểm ...................................................................... 8 1.3. Sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm .................................................... 15 1.3.1. Sáng tác bằng chữ Hán.............................................................................. 15 1.3.2. Sáng tác bằng chữ Nôm ............................................................................ 17 1.4. Đoàn Thị Điểm và tác Chinh phụ diễn quốc âm......................................... 18 1.4.1. Hoàn cảnh sáng tác Chinh phụ diễn quốc âm. ........................................... 18 1.4.2. Vài nét về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ........................... 19 1.4.2.1. Giá trị nội dung Chinh phụ diễn quốc âm .............................................. 19 1.4.2.2. Giá trị nghệ thuật Chinh phụ diễn quốc âm............................................ 20 * Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 21 Chương 2. KHẢO SÁT HAI MƯƠI CÂU THƠ ĐẦU TRONG CHINH PHỤ DIỄN QUỐC ÂM ............................................................................................. 22 2.1. Các dị bản hiện tồn.................................................................................... 22 2.2. Căn cứ để xác định văn bản cơ sở .......................................................... 23 2.3. Khảo sát văn bản Nôm ........................................................................... 24 2.3.1. Đặc điểm về hình thức văn bản............................................................... 24 2.3.2. Căn cứ để phân tích và phiên âm chữ Nôm............................................. 24 2.3.3. Phân tích cấu tạo các chữ Nôm trong hai mươi câu thơ đầu của Chinh phụ diễn quốc âm. (Phụ lục 3)................................................................................. 24 2.3.3.1. Các phép cấu tạo các chữ Nôm trong văn bản...................................... 24 2.3.3.2. Chữ viết tắt hoàn chỉnh một chữ Nôm ................................................. 25 2.3.3.3. Viết tắt một thành tố ............................................................................ 26 2.3.3.4. Tên địa danh được viết bằng chữ Nôm ................................................ 26 2.3.3.5. Những điển cố, điển tích được viết bằng chữ Nôm .............................. 26 2.3.3.6. Các từ láy chữ Nôm............................................................................. 27 2.3.3.7. Những chữ có cấu tạo giống nhau nhưng có âm đọc khác nhau ........... 27 2.3.3.8. Những chữ có âm đọc giống nhau nhưng thuộc phép cấu tạo khác nhau ......................................................................................................................... 28 2.4. So sánh đối chiếu văn bản Nôm với các dị bản ...................................... 28 2.4.1. Những chữ khác nhau giữa các dị bản .................................................... 28 2.4.2. Những chữ có âm đọc giống nhau nhưng thuộc phép cấu tạo khác nhau. 32 2.4.3. Những chữ giống nhau nhưng có âm đọc khác nhau............................... 34 2.5. Một số vấn đề về các bản diễn Nôm........................................................ 35 * Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 35 Chương 3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRÍCH................................................................................................ 38 3.1. Giá trị nội dung ....................................................................................... 38 3.1.1. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến .................................................... 38 3.1.2. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi .................................................................. 40 3.1.3. Quan điểm nhân sinh của trí nam nhi gắn bó chặt chẽ với tư tưởng phong kiến .................................................................................................................. 41 3.1.4. Giá trị nhân đạo ...................................................................................... 42 3.2. Giá trị nghệ thuật .................................................................................... 42 3.2.1. Nghệ thuật sử dụng điển cố, điển tích ..................................................... 43 3.2.2. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ...................................................................... 43 3.2.3. Nghệ thuật miêu tả.................................................................................. 43 3.2.4. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật. ............................................. 43 3.2.5. Sử dụng thể thơ truyền thống.................................................................. 44 * Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 45 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 47 1. Kết luận....................................................................................................... 47 2. Kiến nghị..................................................................................................... 48 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 1 E. PHỤ LỤC A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ phong phú về nội dung, mà còn đa dạng về hình thức. Chúng được ghi dấu bằng những tác phẩm với những tác giả nổi tiếng. Trong đó, Đoàn Thị Điểm được đánh giá “là một người có tài trong văn nữ giới” [12], “là người nổi tiếng hay chữ” [20]. Tài năng đó đã được khẳng định thông qua bản diễn Nôm Chinh phụ diễn quốc âm. Tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm được diễn Nôm từ văn bản Hán văn của Đặng Trần Côn. Đối với tác phẩm, từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết và những công trình nghiên cứu, chúng đã phần nào giải quyết được những thắc mắc, cũng như những nghi vấn văn chương xung quanh tác phẩm để có thể đánh giá những giá trị của tác phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều những giá trị khác cần được nghiên cứu thêm. Chẳng hạn như: - Tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm được diễn Nôm như thế nào? - Các chữ Nôm được sử dụng để cấu thành nên văn bản ra sao? - Vấn đề khác nhau của các chữ Nôm trong các dị bản được thể hiện như thế nào? - Ngoài bản diễn Nôm Chinh phụ diễn quốc âm Đoàn Thị Điểm còn những sáng tác nào nữa? - Trong đó, ngoài việc đánh giá một phần những giá trị tác phẩm, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về loại hình văn bản được dùng trong quá khứ trung đại, đó là văn bản được viết bằng chữ Nôm. Với bút danh Hồng Hà nữ sĩ. Tài năng văn chương của Đoàn Thị Điểm được người đời khen là không thua, mà có phần vượt trội hơn cả nữ lưu bên Tàu là Tô Tiểu Muội hoặc Ban Chiêu. Một nữ sĩ có nhan sắc, tài đức vẹn toàn như Đoàn Thị Điểm là lí do khiến cho mọi người quan tâm, nghiên cứu. Với Khóa luận có tên: Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm của Đoàn Thị Điểm, chúng tôi mong muốn giải đáp phần nào những thắc mắc trên, cố gắng khai thác những tinh hoa mà Đoàn Thị Điểm gửi gắm trong tác phẩm. Đồng thời, với việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, đưa ra những nhận định, đánh giá có sức thuyết phục, giải quyết những vấn đề liên quan đến văn bản Nôm Chinh phụ diễn quốc âm. Ngoài mục đích tiếp cận và khẳng định một lần nữa những tài năng văn chương đã được nhiều người ngưỡng mộ. Chúng tôi mong muốn được học tập và trau dồi thêm cho mình những kiến thức và kinh nghiệm quý báu. 2. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến đề tài: Khảo sát hai mười câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm của Đoàn Thị Điểm đã có một số bài viết, tác phẩm và những công trình nghiên cứu sau đây: 1 1. Nguyễn Đỗ Mục (1929), Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải, Tân Dân xuất bản – Hà Nội). Có viết: “Khúc ngâm này chẳng những đáng quý về phương diện văn chương mà còn đáng quý về phương diện luận lý nữa… Một người đàn bà trong khi vắng chồng hàng bao nhiêu năm vẫn giữ trọn được bổn phận như thế phỏng là cái gương quý báu đang soi ở cõi Á Đông này”. [6, 115] 2. Đặng Thai Mai (1949), Giảng văn Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Tư tưởng ấn thư cục xuất bản – Thanh Hóa liên khu IV. Trong tập sách này, nhà nghiên cứu tập trung sự chú ý của mình vào việc xác định một vài nét đặc trưng của thể loại Ngâm khúc, tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật và dịch thuật, đi sâu vào một vài đặc điểm của nhân vật trữ tình, trình bày một phương pháp giảng văn. Nội dung khúc ngâm, theo ông chủ yếu nhằm miêu tả mối sầu xa cách của đôi vợ chồng trẻ đang sống hạnh phúc, mà phải chia lìa vì người chồng hăng hái ra đi thực hiện nghĩa vụ làm trai. Còn vấn đề chống hay không chống chiến tranh tác giả không đặt ra. 3. Tạp chí Văn - Sử - Địa số 18 tháng 6 năm 1956, Chinh phụ ngâm khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh của Phong Châu. 4. Tạp chí Văn - Sử - Địa số 19 tháng 7 năm 1956, Đặng Trần Côn với Chinh phụ ngâm hay là chống chiến tranh, của Văn Tâm. 5. Hoài Thanh (1957), trong bài bình giảng Chinh phụ ngâm, tại Đại học Hà Nội. Cũng xác định Chinh phụ ngâm khúc “mang giá trị phản chiến”. 6. Dương Quảng Hàm (1968): Việt Nam văn học sử yếu (Bộ Quốc gia Giáo dục). Cũng đã nói: “Bao nhiêu tâm sự của một người phụ nữ vắng chồng mà biết thủ tiết được tả rõ cả ra”. [6, 8] 7. Bùi Hạnh Cẩn (2002), Văn tuyển Đoàn Thị Điểm, dịch - khảo cứu – biên soạn, 361 trang. Cuốn sách gồm ba phần: Phần 1, Khảo cứu về cuộc đời và sự nghiệp; Phần 2, Giới thiệu hai tác phẩm nổi tiếng - bản diễn Nôm “Chinh phụ ngâm” và “Truyền kì tân phả”. Phần 3 phụ lục [2, 32]. 8. Ngô Văn Đức (2002), Định giá Chimh phụ ngâm khúc theo đặc trưng thể loại – định giá nội dung Chinh phụ ngâm, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội. Đã khẳng định được những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chinh phụ ngâm theo đặc trưng của thể loại ngâm khúc. [6] 9. Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Vân (2007), có tên Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua “Đoàn Thị thực lục”, Đại học Sư phạm Hà Nội. Công trình đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Đoàn Thị Điểm qua gia phả dòng họ [19]. Với việc nghiên cứu thành công Luận văn Nghiên cứu Đoàn Thị Điểm qua “Đoàn Thị thực lục ”, tác giả đã góp phần bổ sung những nhận định đúng đắn về tác giả, tác phẩm Đoàn Thị Điểm. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi có thể nhận định tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm là của Đoàn Thị Điểm. 2 10. Từ điển Văn học (2004), do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế Giới. Trong mục “Đoàn Thị Điểm” và mục “Chinh phụ ngâm” đã nói rất rõ những vấn đề khái quát về tác giả, tác phẩm. [17] 11. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Diệu Huyền, có tên Nghiên cứu An Ấp Liệt Nữ trong Truyền Kỳ Tân Phả của Đoàn Thi Điểm, Đại học Sư phạm Hà Nội, dựa vào Đoàn Thị thực lục, Luận văn đã khẳng định ngoài những đóng góp về mặt chữ Nôm, Đoàn Thi Điểm còn sáng tác bằng cả chữ Hán, đã khẳng định một cách đầy đủ hơn nữa về những đóng góp của bà trong sáng tác văn học. [10] Ngoài ra, còn có những bài viết trên mạng như: 12. Lê Văn Hảo, thời Trịnh – Lê Mạt (1592 - 1788), hay hai thế kỉ rực rỡ của văn hoá Thăng Long, chimviet.free.fr. Bài viết đã nói đến Đoàn Thị Điểm như một minh chứng văn hoá lịch sử quan trọng: “Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu Nữ Sĩ Hồng Hà, quê ở Chương Dương (Hà Tây ngày nay), là một nhà văn, nhà thơ uyên bác, đã từng mở trường dạy học tại quê nhà với đông đảo học trò trong đó nhiều người sẽ thành đạt. … Đoàn Thi Điểm được người đời tôn sùng, chủ yếu vì đã diễn Nôm Chinh phụ diễn quốc âm, nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn (không rõ năm sinh, năm mất). Từ lâu mọi người đều nhất trí như vậy, nhưng từ năm 1926 có giả thuyết nói bản diễn Nôm ấy là của Phan Huy Ích. Hiện nay đã tìm ra sáu bản diễn Nôm khác nhau nhưng chưa có lập luận nào bác bỏ được một cách thuyết phục Đoàn Thị Điểm là người diễn Nôm Khúc ngâm tuyệt tác này. Tuy nhiên, dù bản diễn Nôm là của Đoàn Thi Điểm hay của ai khác (hiện nay chưa có kết luận dứt khoát), chúng ta vẫn có thể khẳng định: qua hình tượng cao quý và sừng sững như núi Vọng Phu của người phụ nữ Việt, nạn nhân đằng đẵng của chiến tranh đến nỗi: Khi mơ những tiếc khi tàn Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không ! Thì bản diễn Nôm hiện hành của Khúc ngâm vẫn là áng văn tuyệt đẹp, được mến mộ và phổ biến sâu rộng không nhường Truyện Kiều.” [21]. 13. Lê Minh Quốc, Đoàn Thị Điểm - Nữ sĩ tài đức vẹn toàn, www. forum.nxbtre.com.vn [22]. Bài viết đã góp phần bổ sung thêm những tư liệu quan trọng liên quan đến con người và cuộc đời của Đoàn Thị Điểm. Những bài viết, tác phẩm và các công trình nghiên cứu liên quan đến con người và sáng tác của Đoàn Thị Điểm không phải là ít, nhưng những vấn đề có liên quan đến đoạn trích hai mươi câu thơ đầu trong tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm nói chung không phải là nhiều. Những vấn đề đó được đánh giá hết sức lẻ tẻ, rời rạc và chủ yếu dưới cái nhìn khái quát chung, mà chưa được đi sâu nghiên cứu một cách rõ ràng cụ thể từng đoạn trích. 3 Trên nền tảng của những vấn đề liên quan đến tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm chúng tôi đã thu thập được những nguồn tư liệu quý báu, đó sẽ là những căn cứ giúp chúng tôi có được những định hướng đúng đắn, để có thể đưa ra những kết luận đảm bảo được tính chính xác và khoa học nhất trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Thông qua quá trình: Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm của Đoàn Thị Điểm, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về tài năng văn chương, óc sáng tạo nghệ thuật và những giá trị trong hai mươi câu thơ đầu của tác phẩm. - Cùng với việc nghiên cứu văn bản Nôm từ đặc điểm chung về văn bản, phân tích phép cấu tạo của các chữ Nôm trong văn bản, để đi đến phân tích chữ Nôm trong những dị bản khác nhau liên quan đến đoạn trích, để từ đó đưa ra những phương pháp, định hướng có tính quy luật, tạo lập những cơ sở nền tảng cho việc tiếp cận các văn bản chữ Nôm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm của Đoàn Thị Điểm, đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các tư liệu trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Việc nghiên cứu văn bản chủ yếu tiến hành trong phạm vi tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm. Trọng điểm của khóa luận này là đi sâu khai thác về một đoạn trích cụ thể và ở đây là hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm. Mặt khác, chúng tôi cũng tìm hiểu thêm về gia thế, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm. Khẳng định thêm những hiểu biết về tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm, từ đó rút ra một cái nhìn tổng quát hơn về tác phẩm. 5. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp cùng những thao tác nghiên cứu chính được sử dụng trong khoá luận là: 5.1. Phương pháp Văn bản học Hán Nôm Phương pháp Văn bản học Hán Nôm là phương pháp xác định tình trạng văn bản, xác định thiện bản, các bản sao, bản in, giấy in, màu mực... thể chữ, kĩ thuật,, bảo tàng, kí hiệu,... xác định tác giả và niên đại ra đời của tác phẩm. 5.2. Phương pháp phân tích ngữ văn học Phương pháp Phân tích ngữ văn học là phương pháp xem xét hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật mà tác phẩm hàm chứa. 5.3. Thao tác thống kê 4 Thao tác thống kê là đem những sự vật cùng trong một phạm vi tập hợp lại, sau đó phân tích chúng xem loại nào cùng một tính chất, hình thức, thể loại, cùng thể hiện một nội dung cần miêu tả. 5.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩm của các dịch giả, đối chiếu giữa các tác phẩm để chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa các dị bản. 5.5. Phương pháp phân tích lịch sử Sự xuất hiện của tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm và thể loại ngâm khúc gắn liên với một giai đoạn văn học, một hoàn cảnh xã hội cụ thể. Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn, vị trí vai trò và những đóng góp của tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm trong nền văn học nước nhà. Tuy trình bày tách bạch các phương pháp và thao tác nghiên cứu như trên, nhưng trong thực tế, chúng thường có mối liên hệ chặt chẽ khăng khít và hỗ trợ cho nhau. Vì vậy khoá luận sẽ vận dụng chúng một cách tổng hợp. 6. Đóng góp của Khóa luận Tìm hiểu thêm về tác giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm. Cùng với việc nghiên cứu, phân tích và khảo sát các chữ Nôm trong hai mươi câu đầu của Chinh phụ diễn quốc âm, khóa luận bước đi sâu nghiên cứu, phân tích được cấu tạo chữ Nôm, so sánh, đối chiếu sự giống và khác nhau giữa các dị bản. Đồng thời chỉ ra những vấn đề về bản đọc chữ quốc ngữ của văn bản Nôm. Tạo cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu từng đoạn trích cụ thể trong tác phẩm Chinh phụ diễn quốc âm, để thấy rõ hơn những giá trị tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong từng đoạn trích nói riêng và trong toàn tác phẩm nói chung. 7. Kết cấu Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Gia thế, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm Chương 2: Khảo sát hai mươi câu thơ đầu trong Chinh phụ diễn quốc âm. Chương 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cuối cùng là Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục. 5 B. NỘI DUNG Chương 1. GIA THẾ, CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA ĐOÀN THỊ ĐIỂM 1.1. Gia thế của Đoàn Thị Điểm Ở làng Hiến Phạm – hay còn gọi là Giai Phạm – tên nôm là làng Giữa, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, có một ngôi nhà thờ họ Đoàn. Năm 1944, Trúc Khê Ngô Văn Triện, đã từng tới thăm và có ghi một câu đối như sau: Vũ liệt văn khôi quang thế phả Lê tiền Đoàn hậu ký thần ngôn. Tạm dịch: Võ giỏi văn tài ngời phả họ Lê xưa Đoàn mới nhớ lời thần. [2, 10] Theo tư liệu Đoàn Thị thực lục (Gia phả của dòng họ Đoàn), họ Đoàn khởi thuỷ là họ Lê. Cụ năm đời của Đoàn Thị Điểm là Lê Công Nẫm, làm quan võ đời Lê, có quân công, được phân tước Công Hào Tử, chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Thái thường tự thiếu khanh. Đoàn Thị thực lục ghi: “Lê Công Nẫm là người chăm chỉ, chịu khó, nhanh nhẹn, tính tình thẳng thắn, điềm đạm, hết sức tận tâm với công việc, nên rất được quan tin dùng. Và vì vậy ông đã tiến nhanh trên con đường làm quan”. [20] Lê Công Nẫm sinh ra Lê Công Vị. “Nhưng ông qua đời lúc Vị còn nhỏ, không người dạy dỗ, Vị chỉ lêu lổng chơi bời không nối được nghiệp của cha. Lớn lên, Vị lập gia đình và sinh ra Lê Doãn Nghi”. [22] Lê Doãn Nghi mồ côi cha từ nhỏ, được mẹ chăm lo cho sự học hành. “Khác hẳn với tính nết của cha, Nghi ham học và nổi tiếng là người hay chữ. Thấy vậy, người mẹ cố sức nuôi con ăn học. Không đủ tiền thì bán ruộng nương. Hễ thấy sách hay, sách lạ, dù đắt mấy cũng tìm mọi cách để mua cho con. Nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ, Nghi học ngày càng tiến bộ”. [22]. Hồi còn bé ông rất thông minh, chăm chỉ, cần cù, siêng năng học tập và vì thế rất được nhiều người yêu mến. Sau từng theo học những vị tiến sĩ như Nguyễn Hành ở Hoa Gầu, huyện Văn Giang; Đoàn Tuấn Hoà ở Cự Đồng, huyện Siêu Loại (xưa thuộc Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Gia phả dòng họ ghi: “Doãn Nghi sinh ra mặt mày sáng sủa, phong tư ôn nhã, tuổi còn nhỏ mà rất ham học (... ) sớm hôm kinh sử rèn tập, sau trở nên người văn hay học rộng”. [20]. Ngoài hai mươi tuổi, ông thi Hương đỗ Hương Cống (cử nhân). Sau ra Thăng Long thi Hội mấy khoa liền không đỗ, Lê Doãn Nghi bèn đi dạy học ở kinh kỳ để dùi mài kinh sử và làm nghề bốc thuốc. Nhân trong một giấc mộng thấy thần nhân bảo ông nên đổi họ mới đỗ đại khoa. Có thể ông thấy thầy mình là Đoàn Tuấn Hoà cũng lận đận, thi Hội mãi tới năm mươi tuổi mới đỗ Tiến sĩ, nên đổi sang họ Đoàn. 6 Khi gần hai mươi tuổi, Doãn Nghi được mẹ cưới cho một cô gái họ Nguyễn sinh được Thị Quỳnh và Doãn Sỹ (Doãn Sỹ sau cũng đỗ Hương cống, làm Tri huyện tại Châu Hoan - Nghệ Tĩnh). Nguyễn Thị vốn là người quê kệch tính vụng về, công việc nội trợ không được chu đáo, vì thế mà vợ chồng sau đó bỏ nhau. Bỏ lại vợ con ở quê nhà – làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay là Bắc Ninh), Nghi lên Thăng Long trú học. Đoàn Thị thực lục chép: “...hồi này Doãn Nghi còn trọ học ở Thăng Long, ngày ngày qua lại phường Hà Khẩu (nay phố Hàng Buồm), thường được một người con gái họ Vũ – con một viên quan võ cao cấp được phong tước Thái Lĩnh Bá, nguyên người làng Vũ Điện, huyện Nam Xương. Người con gái này được gia đình dạy dỗ từ nhỏ, nên “phong tư tốt đẹp, dáng điệu khoan thai, nhất là việc kim chỉ thêu thùa lại càng khéo léo”. Vì gặp mặt lâu ngày thành quen, Doãn Nghi đem lòng yêu người con gái ấy. Nhân về thăm nhà, ông liền nhờ mẹ tới cầu hôn để làm vợ thứ”. [20] Năm 1703, sau khi lấy Doãn Nghi, Vũ thị sinh con trai đầu lòng là Doãn Luân Đến năm 1705, Thị Điểm ra đời. Hai anh em đều có vẻ “phong lưu tuấn nhã, thông minh hơn người. Nếu người anh, ba tuổi đã biết đọc chữ, năm tuổi biết đặt câu, mười tuổi biết đọc sách thánh hiền thì cô em cũng giỏi giang không kém” [22]. Từ bé, hai anh em được nuôi dạy ở gia đình nhà ngoại. Vũ thị vốn là người tài hoa, khéo léo; khi về nhà chồng, trên thì lấy hiếu thờ mẹ chồng, ngoài thì lấy ăn ở với người thân tộc. Bà nổi tiếng đảm đang, giỏi việc nhà, hai vợ chồng kính nhau như khách”. Vũ thị còn là một người phụ nữ thông minh sắc sảo. Gia phả họ Đoàn chép: “...Có lần bà chỉ nghe hai con đọc sách, ngâm thơ, tuy rằng chưa thấy tác phẩm lần nào, bà cũng có thể thuộc lòng, đọc lại cả chương mà không sai một chữ. Phàm những sách như Bách gia chư tử, Tam quốc, Thuỷ Hử, không sách nào là bà không đọc” [20]. Vũ thị thường giảng giải kinh luân, hiếu hạnh cho các con nghe. Và những điều ấy đã có ảnh hưởng không lớn tới Đoàn Thị Điểm về sau. Cha và anh Đoàn Thị Điểm là những tấm gương sáng về tinh thần hiếu học. Cha đỗ thi Hương, làm quan đến chức Điển Bạ, được nhận hàm Bát phẩm. Nhưng ông vốn tính phóng khoáng, không quen cảnh gò bó, luồn luỵ, nên ông chọn con đường dạy học, tuy thanh bạch nhưng cái “tâm” thanh thản. Hơn nữa, ông thấy con trai mình là Doãn Sỹ, Doãn Luân cũng đã từng đỗ Hương cống, tuổi lại đang thời trai tráng, nên cái mộng tên treo bảng vàng không khó khăn gì mấy. Nhất là đối với Doãn Luân, ông lại càng đặt nhiều hy vọng hơn. Do đó, Doãn Nghi chuyển về dạy học ở thôn Lạc Viên, huyện An Dương (nay thuộc nội thành Hải Phòng). [10] Học trò của Doãn Nghi ở trường Lạc Viên cũng có nhiều người đỗ đạt Hương cống, Sinh đồ. Ví như Hương cống Trần Kim Giám quê ở Lạc Viên, hiện nay còn có tên trong các tấm văn bia tại Lạc Viên và Hiến Phạm. Về An Dương chẳng được bao lâu đến năm 1729, Doãn Nghi mất. Anh em Doãn Luân làm lễ tang bố ở quê. Học trò Doãn Nghi nhiều người góp tiền làm nhà thờ và dựng bia cho thầy học. Nay còn tấm bia về Dương Kinh tiên sinh (tức là Đoàn Doãn Nghi). Bia dựng năm Kỷ dậu thời Lê Vĩnh Khánh (1729). Anh trai là Đoàn Doãn Luân đỗ Giải nguyên – hay còn gọi là thủ khoa trường thi Kinh bắc. Doãn Luân cũng đỗ Hương cống khi chưa đầy hai mươi tuổi, mấy lần 7 tiếp đó thi Hội nhưng không trúng, ông bèn nối nghiệp cha làm nghề dạy học bà bốc thuốc. Thời gian này, Doãn Nghi có hỏi người con gái bạn học là Lê Hữu Hỷ cho con trai mình là Doãn Luân (một số sách lại nói là Lê Hữu Mưu). Hỷ và Mưu là anh em ruột và cùng là bạn học với Đoàn Doãn Nghi. Trong một cuốn gia phả của họ Lê ở Liêu Xá, huyện Hương Đào (nay là Mỹ Văn Hưng Yên) có chép, con gái Lê Hữu Hỷ là Lê Thị Vi lấy chồng họ Đoàn quê ở Hiến Phạm, đỗ Giải Nguyên. Sau lễ ăn hỏi ít lâu, không may cô Vi lên đậu. Khỏi bệnh, mặt bị rỗ hoa và chân tay lóng ngóng. Bên nhà gái cho người sang xin huỷ bỏ cuộc hôn nhân này, vì e rằng không đảm bảo hạnh phúc lâu dài. Mặc dù mấy lần nhà họ Lê đề nghị thôi việc cưới, nhưng lần nào Doãn Lân cũng vẫn không chịu nghe. Chàng rể họ Đoàn chỉ nêu một lý do đơn giản: “người ta ở đời đã đính ước nhân duyên cùng nhau, thì phải giữ cho thuỷ chung trọn vẹn. Không khi lành lặn xinh đẹp thì xin cưới, còn không may tàn tật thì ruồng bỏ nhau”. Rồi vẫn tổ chức lễ đón dâu đoàng hoàng. Thời ấy, ai cũng phục sự đức hạnh của Doãn Luân. Lê Thị Vi về nhà họ Đoàn, gặp được cảnh nhà chồng, mẹ hiền em thảo hết lòng giúp đỡ mọi việc cơm nước, vá may. Năm 1726, vợ Doãn Luân sinh được con gái đầu lòng là Đoàn Lệnh Khương. Ba năm sau cô Vi lại sinh con trai đặt tên là Đoàn Doãn Y. [10] Từ khi cha mất, Doãn Luân đưa vợ con về Hiến Phạm, sau đó chuyển sang Vô Ngại cũng gần làng quê. Và đây cũng là lúc Đoàn Thị Điểm từ biệt nhà Lê Anh Tuấn trở về làng quê nuôi mẹ, giúp anh chị quán xuyến việc nhà. Ngay từ khi lọt lòng, chị em Lệnh Khương và Doãn Y đều được sự chăm sóc tận tình của bà cô Đoàn Thị Điểm. Nhưng chẳng bao lâu Đoàn Doãn Luân chết (1735), để lại hai con nhỏ. Một mình Đoàn Thị Điểm phải quán xuyến việc nhà. Sau khi đưa linh cữu anh về quê an táng bà trở lại Vô Ngại thay anh dạy học và bốc thuốc để nuôi mẹ, chị dâu và các cháu nhỏ. Những biến động trong gia đình đã có những ảnh hưởng không ít đến cuộc đời bà [10]. 1.2. Cuộc đời của Đoàn Thị Điểm Đoàn Thị Điểm (1705 – 1/11/1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ. Dù là con gái nhưng được gia đình nâng niu, nên ngay từ nhỏ Đoàn Thị Điểm đã được cha và anh dạy cho học. Bên cạnh đó, lại được bà và mẹ dạy cho may vá, thêu thùa, nấu nướng... cho nên có thể nói, bà là một người không chỉ có nhan sắc mà còn đầy đủ những phẩm chất công - dung - ngôn - hạnh. Gia phả cho biết bà học rất thông minh, “miệng nói ra là thành văn chương và làm việc gì cũng có phép tắc” [20]. Nhất là hiếu hạnh và nữ công của bà thì cả vùng đều biết tiếng. Năm Đoàn Thị Điểm 16 tuổi, vì có sắc đẹp, lại có văn tài nên bà đã được Thượng thư Lê Anh Tuấn quê ở xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, Xứ Đoàn – nay thuộc Ba Vì (ngoại thành Hà Nội) – cũng là thầy học của bà - nhận làm con nuôi, đưa về Thăng Long nuôi dạy, có ý định về sau sẽ đưa bà vào phủ chúa Trịnh để làm cung phi. Lúc này bà sống tại phường Bích Câu – Thăng Long. Năm 1661, khoa Tân Sửu thời Lê Vĩnh Thọ, bác ruột của Lê Anh Tuấn là Lê Trí Bình (trong bia Văn Miếu ghi là Tiên Linh đỗ Hoàng Giáp) làm đến chức Hiến sát - một chức quan đầu tỉnh. Lê Anh Tuấn cũng như người bác, đều nổi tiếng thần đồng từ nhỏ. Năm 1694, trong khoa thi Giáp Tuất thời Lê Chính Hoà, ông thi đỗ Tiến sĩ, khi đó ông 24 tuổi. 8 Theo Đoàn Thị thực lục, “Khi bà mới đến nhà Lê Anh Tuấn, quan thượng thư bắt làm một bài thơ Nôm để thử tài, đầu đề là: Nhất nhật bất kiến như tam thu (một ngày không gặp nhau, thấy dài bằng ba thu). Bà liền ngâm hai câu thơ sau để đối lại: Những mang mấy khắc giăng cầm hạc, ngỡ đã vài phen đổi lá ngô. Lê Anh Tuấn đặc biệt khen ngợi, rồi yêu quý như con đẻ. Đoàn Thị Điểm nổi tiếng “tài nữ”. Hầu như trong kinh, các trấn đều có người biết danh cô gái tài hoa họ Đoàn. Trong thời gian bà Điểm làm con nuôi họ Lê ở phường Bích Câu, bà đã quen biết được những người bạn của cha nuôi, và đã tận mắt chứng kiến cảnh loạn lạc ở Kinh thành. Trong thời gian này, Lê Anh Tuấn đang được chúa Trịnh Cương tin dùng. Có lần, thấy mới đầu canh năm đã có “nội sứ” của chúa Trịnh mang đèn lồng cùng võng lọng tới phường để đón Lê Anh Tuấn cùng Nguyễn Công Hãng vào phủ chúa bàn bạc công việc. Đôi khi, lại nghe bố nuôi cùng bạn bè thân của ông kể chuyện cung đình, trong đó có chuyện vua chúa kén chọn phi tần. Chuyện nhiều cô gái nhà quan cũng chịu số phận hẩm hiu chả kém gì con nhà dân thường. Chuyện dâm loạn trong cung cấm, chuyện bọn hoạn quan hoành hoành, chuyện phủ chúa đặt các Phiên đúng với số Bộ của bên vua Lê, chuyện chúa Trịnh tự ý bỏ vua này dựng vua khác... Thời Trịnh Giang làm chúa, tàn bạo lại càng thêm quá quắt. Mới lớn lên, Giang đã hoang dâm vô độ, hơn nữa, bọn hoạn quan như Hoàng Công Phụ và Dương Trọng Liên lại tìm đủ mọi cách để bày vẽ các trò chơi bời xa phí. Chúng thường tổ chức các cuộc dạo chơi đường phố để tìm đàn bà con gái nhằm giở trò bẩn thỉu, khốn nạn. Có lần, đi chơi các làng ven hồ Tây, chúng vây bắt các phụ nữ xinh đẹp rồi đưa vào các nhà nghỉ tại giữa hồ Trúc Bạch hãm hiếp. Có nhiều phụ nữ sợ không dám đi chợ... Giang ngủ cả với người thiếp yêu của bố hắn là Kỳ Viên Phi họ Đặng, làm cho có mang và kết quả là bà phi họ Đặng này phải uống thuốc độc tự tử. [10] Trước đây, khi Nguyễn Công Hãng được cử giữ chức giảng dạy cho Giang, ông đã nhiều lần đem những chuyện đạo đức đời xưa ra để kể, nhằm khuyên răn Giang, nhưng cũng chẳng ăn thua. Ngay trong lúc học Nguyễn Công Hãng, Giang cùng bọn Phụ và Liên đã tổ chức vụ bắt cóc Lý Bạch Quyên giữa đêm hội Hoa đăng ở hồ Tây. Bạch Quyên rất xinh đẹp, là vợ của Đỗ Cảnh, một viên quan võ dưới quyền Quận gia Đặng Đình Lân (có thể Cảnh là con trai Đỗ Bá Phẩm, người huyện Thượng Phúc, trấn Sơn Nam. Phẩm tức Quận vân, một người từng giữ những công việc quan trọng trong phủ chúa Trịnh, cùng ngang hàng với Trương Nhiêu, Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn...). Sau khi hỏi được chỗ bọn Trịnh Giang giam giữ vợ mình, Đỗ Cảnh đã cùng Lê Đoan Khải (có sách nói là Lê Anh Vũ) một quan võ đã được phong tước Hầu, và là con trai Quận Điện, tức Tham tụng Lê Anh Tuấn bày mẹo đánh tháo. Một hôm, trời vừa nhem tối, hai người mặc võ phục, nai nịt gọn gàng, cưỡi hai con ngựa hồng tới chùa Phật Tích ở huyện Tiên Du, cứu Lý Bạch Quyên. Để tránh lộ chuyện, Đỗ Cảnh đã đưa vợ mình về ở nhờ nhà Lê Đoan Khải tại xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong. Đoan Khải đã đem chuyện này nói với bố là Lê 9 Anh Tuấn. Anh Tuấn kể lại cho Nguyễn Công Hãng, là thầy học của Trịnh Giang nghe. Nhân một số việc như vậy, có lần vào hầu chúa Trịnh Cương, Công Hãng và Anh Tuấn đã đề nghị Trịnh Cương xem xét lại ngôi Tế tử của Giang. Chú Trịnh Giang cho người về Hồng Vân ở Kinh Bắc để điều tra hư thực. Chính Trịnh Cương cũng đi điều tra. Khi trở về, Cương ghé vào quê ngoại ở Cổ Bi – Như Kinh thuộc huyện Gia Lâm nghỉ thì bị bạo bệnh rồi chết ngay đêm hôm ấy ở Cổ Bi. Về việc này, có người cho là chính bọn Giang và Phụ đã tìm cách đầu độc Trịnh Cương để bịt mọi đầu mối. Sau khi lên ngôi chúa được ít lâu, Trịnh Giang lần lượt tìm cách giáng chức Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn, Đỗ Bá Phẩm và rồi tất cả những người này đều bị hắn ép uống thuốc độc chết. Sau đó, nhiều quan chức khác có năng lực, tính thẳng thắn... như Lê Trọng Thứ, Bùi Sỹ Tiêm, Vũ Công Trấn... cũng bị Giang cách chức đuổi về làng...[10]. Trên đây toàn là những truyện mà bà Điểm được mắt thấy, tai nghe. Điều này đã giúp bà rất nhiều trong sự nghiệp sáng tác về sau. Tại phường Bích Câu này, Đoàn Thị Điểm đã gặp Đặng Trần Côn. Ông kém bà Điểm vài tuổi, tài hoa rất mực nên con em nhiều nhà quyền quý đều thích giao du. Ngay cả với vị khoa bảng như Lê Anh Tuấn cũng rất mến tài của ông. Đối với Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn cũng rất yêu quý không chỉ vì nhan sắc, mà về văn học bà cũng là bậc tài nữ. Chính vì vậy mà Đặng Trần Côn đã nhờ người đánh tiếng cầu hôn, nhưng bà đùa với chị em bè bạn rằng: “Cái ông Cống Đặng, miệng còn hôi mùi sữa ấy, nói làm chi tới chuyện vợ chồng...”. Tuy sống giữa chốn đô thị phồn hoa, song bà chỉ thích văn chương, không ham phú quý, nên cuối cùng đã cố xin trở lại quê nhà. Khi được tin cô Điểm trở về xứ Đông, Đặng Trần Côn đã gửi theo bài thơ Tình ly biệt tạm dịch: Một biệt đình xuân ngán nỗi niềm Những mơ nhà cũ ngủ khôn nên Theo nhau muốn cưỡi vầng trăng sáng Lại giận Hằng Nga sớm ngủ trên. (Bùi Hạnh Cẩn) Mười năm Đoàn Thị Điểm ở phường Bích Câu, tình hình đất nước còn đỡ rối ren. Nhưng từ những năm ba mươi của thế kỷ XVIII trở đi, cụ thể là sau khi Trịnh Giang nắm quyền binh, thì quả là thảm hoạ. Ngoài việc hãm hại những người trung thực như đã nói ở trên, càng ngày bọn Quận Bào, Quận Thực (tức Hoàng Công Phụ và Dương Trọng Liên) càng lũng đoạn, chúng nói gì Giang cũng làm theo như thế. Bọn chúng cho người đi cướp bóc của cải nhân dân. Vùng Đông Ngân, Gia Lâm và quanh Hồ Tây ngày ấy còn nhớ mãi chuyện chuyển một cây đa từ Kinh Bắc về Phủ Chúa (ở gần quãng phố Bà Triệu hiện nay). Ta có thể tưởng tượng cái cảnh một cây đa rườm rà, to cao gần chục mét, mà chỉ được vận chuyển bằng đòn gánh và tay khiêng đi bộ hàng chục kilômét, phải đưa qua sông Cái mông mênh sóng to gió lớn, thì thấy điều cơ cực của dân chúng những vùng bị chúng huy động vào vụ chuyển cây như thế nào. Sách cũ có kể, những khu khiêng cây hơi chậm trễ là chúng lấy roi, 10 lấy gậy đánh vụt, thậm chí lấy cả gươm chém phạt nữa. Qua vụ chuyển cây này, số người chết hàng trăm, còn số người què, cụt tàn tật thì không tính xuể. [10] Hồi còn sống, bố Giang là Trịnh Cương tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, nên đã cho xây dựng lâu đài ở Cổ Bi – Như Quỳnh, là nơi quê ngoại của Cương. Nhưng tới khi Giang làm chúa thì hắn lại bắt dỡ những thứ đã xây dựng ở Cổ Bi – Như Quỳnh chuyển tới Mi Thự là quê mẹ hắn để xây dựng dinh thự mới và xây Hành cung tại làng Quế Trạo huyện Yên Phong (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) là quê của hoạn quan Hoàng Công Phụ.... Kho tàng rỗng tuếch, lụt hạn liên miên, vơ vét bóc lột không đủ chi tiêu, chúng dùng tới cách bán tướng, mua quan. Ví dụ người nào nộp 1.800 quan tiền thì được bổ Tri huyện, kẻ nào nạp 2.800 quan tiền thì được làm Tri phủ. Hương cống, Sinh đồ cũng được đổi bằng tiền, bằng thóc. Có anh đồ tể mới hôm trước còn đóng khố mổ lợn ở chợ, nhưng nhờ có tiền mua Tri huyện, thế là hôm sau đã trở thành quan lớn, làm bậc “cha mẹ của dân”, mặc sức làm liều, nói láo. Tính dân khổ cực không còn chỗ nói. Khoảng hơn chục năm này, sử sách còn ghi chép tới mấy chục vụ nổi dậy của dân cày các nơi. Nào là Hoan chiếm Hưng Hoá, Bắc chiếm huyện Nam Chân (Nay là Nam Ninh thuộc tỉnh Hà Nam và Nam Định), Túa Cao chiếm giữ Thư Trì, Nguyễn Dân chiếm Sơn Tây, Đò Tó giữ Sơn Dương, Giáo Lỵ giữ Đông Quan, Nho Bồng giữ Phượng Nhân... Lừng lẫy nhất phải kể đến Quận He từng vùng vẫy bao tỉnh miền Đông, Quận Hẻo từng hùng cứ suốt dãy Tam Đảo, Hoàng Công Chất dọc ngang tới cả rừng núi Mường Thanh, xây thành Bản Phủ (nay tỉnh Điện Biên), quân Tây Bắc kéo về Đông Ngàn, Kim Hoa... chở hàng bè giống tre Dằng Ngà, tre Gai lên làm hào luỹ. Con cháu tiến sỹ Nguyễn Mại ở Hải Dương cũng bỏ quan tước, kéo cao cờ khởi nghĩa, anh em họ nhà vua như Lê Duy Mật cũng tìm cách đánh phá Thăng Long, lời hịch của Phạm Công Thế còn truyền tụng mãi, nhà chùa, đạo sỹ cũng nổi trống tập hợp dân đinh, chống lại triều đình ngay dưới mái đền, miếu... Tình hình lắm lúc vô cùng nhiễu loạn, tới mức các trấn phải đặt ra lệ đốt lửa báo động truyền đường dải suốt từ Bắc Lang tới Hoan Diễn. Trai tráng các làng luôn luôn bị xua bắt đi lính. Ca vè thời ấy đã từng có câu: Lính vua, lính chúa, lính làng, Vì chưng bắt lính cho chàng phải ra. Vì như bắt lính đàn bà, Để em đi lính lấy và bốn năm. Tình trạng phụ nữ, nhất là các cô vợ trẻ luôn luôn sống trong lo âu, sợ hãi. Khi cha mất, Đoàn Thị Điểm mới 25 tuổi, bà theo gia đình đưa linh cữu thân phụ về quê nhà, rồi theo anh sang ở làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (Yên Mỹ Hưng Yên ngày nay). Sau khi đã hết tang cha, có cậu công tử Hoạch Trạch tức Nhữ Đình Toản (ông này sau đỗ Tiến Sỹ, làm quan đến Thượng thư) và quan Thượng thư làng Kim Lũ (gia phả không ghi tên cụ thể) nhờ mối đến dạm hỏi, lại có nhiều người mộ danh tiếng của bà tới thử tài, cầu hôn. Thế nhưng, Đoàn Thị Điểm kén chồng rất mực, cho là nếu không lấy được chồng ưng ý thì thà chẳng lấy còn hơn, mặc dù theo quan điểm hôn nhân thời phong kiến, đến 25 tuổi chưa lấy chồng, người ta cho là đã quá muộn. [10] 11 Tuổi xuân của Đoàn Thị Điểm đúng vào: Thủa trời đất nổi cơn gió bụi. Khách má hồng nhiều nỗi chuân chiên... Thiên địa lại phong trần, phận duyên lại “cao số”. Người tài nữ họ Đoàn không cam tâm để cho bi luỵ xoay vần. Ngoài việc giúp đỡ mẹ già và chị dâu về nhà cửa bếp nước, cô Điểm còn giảng sách, chấm bài cho học trò của anh trai những khi Doãn Luân đau ốm. Chính trong thời gian này, Đoàn Thị Điểm xem rất nhiều sách, từ Hán đến Nôm, của cả phương Bắc, phương Nam, hầu như những loại sách nổi tiếng bà đều đọc qua. Và cũng trong thời gian này, cô bắt đầu sáng tác các câu truyện dài hơn của mình như Truyền kỳ tân phả hay là Truyền kỳ ký ra đời. Năm 1735, Đoàn Doãn Luân chết. Trên đường đưa linh cữu anh về quê, Đoàn Thị Điểm đã viết bài văn tế anh rất bi thiết, trong đó có những đoạn xúc động khiến người nghe, người đọc không cầm nổi nước mắt. Chẳng hạn như: Than ôi! Than ôi! Kẻ thương anh là em gái, Kẻ thương em gái là ai? Một là thương anh công danh mới tiến, Một là thương em gái cuối cùng không nơi nương tựa.... Hay là: ...Lửa nhan sắc ở nơi trăng xế sương nhà, người tương thức cất lời đau xót. Nhóm tinh thần vào chỗ rách sách vở sót, kẻ muôn sinh ai chẳng thảm thề... Từ đấy, bà cùng người chị dâu cố sức chèo chống để gia đình khỏi suy sụp, trên thì phụng dưỡng bà mẹ già yếu, dưới thì nuôi hai cháu nhỏ ăn học. Theo Đoàn Thị thực lục, trước bà có nghiên cứu sách thuốc, nay ra hành nghề, kiếm tiền độ nhật. Bà lại làm hộ văn chương cho người khác để có chút tiền tiêu pha. Về sau, muốn tránh những phiền phức về hôn nhân, Đoàn Thị Điểm đã nhận lời một bà phi của chúa Trịnh quê ở Đường Hào, vào cung dạy học. Năm Kỷ Mùi niên hiệu Vịnh Hựu thứ 5 (1739), cuối đời chúa Trịnh Giang, vì chính sự ở phủ chúa ngày một đổ nát, bà xin thôi dạy học ở trong cung về quê. Tương truyền, Đoàn Thị Điểm do nghiên cứu nhiều về lý học, đã có thể suy đoán mà có gieo một quẻ, biết vùng Vô Ngại nơi hiện đương ở sắp trở thành một bãi chiến trường, nên bà đem gia đình chuyển đến xã Chương Dương, bên bờ sông Hồng và mở trường dạy học. Đấy là lần đầu tiên trong lịch sử, nước ta có người phụ nữ dám mở trường riêng để đào tạo nhân tài. Đoàn Thị thực lục chép: “Xem qua các chuyện con gái thời xưa thì thấy, không hiếm kẻ có tài học, nhưng chưa từng thấy có kẻ dạy học trò đỗ đạt”. Quả vậy, trong số học trò của bà có Đào Duy Doãn, người Chương Dương vể sau đã thi đỗ Tiến Sỹ (năm 1763). [10] Chương Dương vốn gần Thăng Long, nhiều người ở Kinh đô mộ tiếng bà tới cầu hôn. Năm 1742, lúc này Đoàn Thị Điểm đã 37 tuổi, bà nhận lời làm kế thất ông Nguyễn Kiều. 12 Nguyễn Kiều (1695 - 1771), hiệu là Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Tổ tiên Nguyễn Kiều vốn người trấn Sơn Nam, cuối thế kỷ XVII, có người lên ở nhờ làng Phú Xá (Xú - Gạ) huyện Từ Liêm. Làng này ở ven Hồ Tây, phía dưới Chèm Vẽ chưa tới dặm đường. Kiều lúc nhỏ học rất thông minh, nổi tiếng thần đồng. Khoa Ất Mùi đời Lê Dụ Tông (1715) đậu tiến sĩ, rồi được bổ chức Đô ngự sử, được phong tước Bá. Ông cũng là một người nổi tiếng hay chữ, có tài văn chương. Đặc biệt thơ đi sứ của ông là loại thơ hay, có phong cách. Ông cũng đề vịnh danh thắng, núi sông, đền miếu, cũng miêu tả thiên nhiên, cảnh vật phương Bắc, cũng cảm hoài, xướng hoạ dọc đường đi sứ. Nhưng thơ ông có những bài, những câu diễm lệ, ý tứ có phần mới mẻ, giọng thơ tao nhã, tươi đẹp. Trọng trách với nhà vua, với đất nước, tình cảm đối với cố quốc, gia hương, cảm hứng trước phong cảnh tình người trên đường tuyết sương muôn dặm... [10]. Tài cao tuổi trẻ lại sớm đỗ đại khoa, nên Nguyễn Kiều được các nhà quyền quý tranh nhau gọi gả con hoặc cháu gái. Vợ đầu của ông là Lê Thị Hằng, con gái Lê Anh Tuấn, nhưng người vợ này mất sớm và không có con. Người vợ kế là cô Đoan, con gái thám hoa Nguyễn Quý Đức và là em gái Hoàng Giáp Ân đỗ cùng khoa với Kiều. Cô Đoan sinh được hai trai, một gái rồi cũng qua đời lúc mới ngoài hai mươi tuổi. Lúc đó, vào khoảng những năm 1740 – 1742. Đầu năm 1742, một phái đoàn Sứ bộ được chuẩn bị sang phương Bắc. Chánh sứ là Nguyễn Kiều. Phó sứ là Nguyễn Tông Khuê. Thời gian này, Nguyễn Kiều nhờ người mối lái tới gặp gia đình Đoàn Thị Điểm. Nhưng lần nào cũng bị khước từ. Ngày lên đường càng gần, những lá thư của Chánh sứ Nguyễn Kiều gửi cho cô Điểm càng thiết tha khẩn khoản. Trong lá thư về cuối, Nguyễn Kiều đã tâm sự hết điều, kể cả những tình nghĩa giao du đậm đà thân thiết giữa những người vợ trước, là bà họ Lê, cũng như bà họ Nguyễn với cô Điểm – trong thời gian cô đang làm con nuôi ông quận Điệu Lê Anh Tuấn. Đoàn Thị thực lục có chép: “Một hôm bà đương ngồi giảng sách, sỹ tử đứng vây quanh nghe giảng đến hơn trăm người... Chợt nghe có một kẻ từ ngoài đi vào, theo sau có vài người bõ già bưng đệ lên một cái hộp, trong hộp có bức thư phong dán rất kỹ. Bà mở thư ra xem, thấy là bức thư cầu hôn của ông Tiến sỹ Tả thị lang Nguyễn Kiều. Xem xong bà than rằng: “Ta hồi trẻ kén chồng hơn hai mươi năm, đến nay đã không để tâm đến việc ấy nữa. Thường bảo giai nhân tài tử xưa nay, gặp gỡ là một sự khó khăn, chi bằng rửa rạch lòng trần, nuôi lấy cái khí tượng trong lặng. Nay người này từ đâu đến, bỗng lại khuấy động lòng ta!” Rồi bà khước từ việc cầu hôn ấy. Sau hơn một tuần, lại thấy quan Tả thị lang sai cháu gọi bằng cậu ruột đem thư đến, khẩn khoản nài xin, nói hiện sắp phải sang sứ Trung Quốc mà việc nhà bộn bề, thiếu người nội trợ, không ai coi sóc... lời thư khẩn thiết, khiến bà không cầm được lòng. Song ngồi bình tĩnh nghĩ lại, bà vẫn thấy là không thể đồng ý được. Đám học trò biết chuyện, cố sức tác thành, cả mẹ bà cũng khuyên lơn, bất đắc dĩ bà mới ưng thuận vậy.” Những học trò của bà thời đó như Đào Duy Doãn, Lê Quý Đôn, từ đó cô giáo Điểm từ biệt trường học Chương Dương về ở phường Bích Câu lần hai. Đoàn Thị Điểm vốn là người quán xuyến. Khi về nhà chồng, bà “quản lý công việc nhà chồng rất chu đáo, khiến các em chồng cùng đám tỳ thiếp bên chồng đều mến phục” 13 (Đoàn Thị thực lục). Hai vợ chồng cũng rất tâm đầu ý hợp, thường xướng hoạ thơ từ cùng nhau. Chẳng hạn như bài Hứng thu, hay Niềm vui dạo đêm.... Cưới nhau được hơn một tháng, Nguyễn Kiều phải lên đường đi sứ triều Thanh (1743), mãi đến năm 1745 mới về. Lệ thường, đi về chừng hai năm. Nhưng lần này, khi về tới Quảng Tây, gặp lúc nhân dân vùng này nổi lên chống lại triều đình Mãn Thanh, nên bị nghẽn đường, đoàn sứ bộ Việt Nam phải nấn ná thêm hàng năm trời nữa trên đất khách. Nguyễn Kiều đã làm nhiều thơ. Trong đó có những câu gửi gắm hồn mộng mong nhớ tới họ Đoàn trong những ngày tết: Tứ thơ niềm khách bên đèn mộng Tiếng pháo hò xe rộn ngõ ngoài... Trong ba năm vắng chồng, Đoàn Thị Điểm sống chẳng khác gì người “chinh phụ”, và có lẽ sống trong thời gian này (1743 - 1745), bà đã dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm bằng Hán văn của Đặng Trần Côn ra Quốc âm. Kẻ ở phương trời, người quê cũ. Khi ở Ngòi Biếc, khi ở Xù - Gạ, bà Điểm phải phụng dưỡng đôi bên mẹ già, cộng thêm mấy mụn con thơ riêng của chồng, cũng như mấy cháu nhỏ họ Đoàn. Cảnh tình ấy, nỗi niềm ấy, cũng được gửi gắm trong bản dịch Chinh phụ ngâm: Xót người lần lữa ải xa, Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài. Tình gia thất nào ai chẳng có, Kìa lão thân khuê phụ nhớ thương. Mẹ già phơ phất mái sương, Con thơ măng sữa vá đương phù trì. Lòng lão thân buồn khi tựa cửa, Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm. Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam, Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân. Nay một thân nuôi già dạy trẻ, Nói quan hoài mang mẻ siết bao. Nhớ chàng trải mấy sương sao, Xuân từng đổi mới đông nào có dư.... Tâm tình ấy, cảnh vật ấy đã giúp cho bà thêm rung động trong khi cầm bút dịch thơ. Sống trong thời điểm đất nước loạn lạc, chiến tranh liên miên, cuộc sống đói nghèo. Bản thân Đoàn Thị Điểm cũng chịu nỗi cơ cực ấy, nên bà đã thấu hiểu những gì mà Đặng Trần Côn gửi gắm trong tác phẩm. Sau ngày Nguyễn Kiều trở về, vợ chồng “lại cùng nhau ngâm thơ vịnh phú, phẩm liễu bình hoa, cùng yêu nhau về tài, kính nhau vì nết” (Đoàn Thị thực lục). Năm 1748, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9, Nguyễn Kiều được bổ chức Đốc đồng trấn Nghệ An. Đoàn Thị Điểm cùng chồng theo đường thuỷ xuôi dòng sông Nhị vào Nghệ An. Trên đường cùng chồng đi nhậm chức, bà nhuốm bệnh. Đoàn Thị thực lục có chép: “Phu nhân một hôm thấy trong người bần thần khó chịu, tuy vẫn gượng cơm cháo, nhưng bệnh tình mỗi ngày cảm thấy một nặng hơn. Khi đến trấn Nghệ An thì bệnh trở nên trầm trọng”. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch), bệnh bà đã rất nguy kịch. Đến ngày 11 tháng 9 âm lịch năm ấy (Mậu thìn), bà mất, thọ 44 tuổi. 14 Ông Kiều thương tiếc vô hạn, khóc vợ khô cạn nước mắt, và viết bài văn tế rất cảm động: “Người dẫu trăm thân cũng khôn chuộc, hận đến nghìn đời cũng chẳng cùng. Kìa những người đàn bà ngu bướng, người ta thường sống lâu tuổi hạc da mồi, cớ sao người tài hoa tột bậc dường này mà phúc lộc lại rất mỏng manh? Tội nghiệp thay nương tử, ở yên không có chỗ, nối dõi không có con, ngoài 30 tuổi mới lấy chồng, hơn 40 tuổi đã tạ thế, vùi âm dung ở một chỗ, ném tài nghệ vào khoảng không, trốn bà từ mẫu đã già, bỏ mấy cháu côi còn dại, há chẳng phải là mệnh trời bất thường mà tạo vật cũng bất công hay sao? Luống để cho người chồng góa bụa, thở ngắn than dài, ruột sầu đau thắt, mắt lệ tuôn rơi. Việc nhà bề bộn, ai người trông nom? Cư xử nhỡ lầm, ai người ngăn bảo? Thơ muốn viết ra, ai người bình phẩm? Sách muốn xem chung, ai người bầu bạn? Mùa thu có trăng, cùng ai thưởng nguyệt! Vẻ đẹp ngày xuân, ai người cùng ngắm? Than ôi! Đường chia hai ngả, duyệt đứt sáu năm, vui ít sầu nhiều, tài dài mệnh ngắn”… (Trúc Khê dịch). Sau khi làm lễ “thành phục” đã quàn quan tài tới một tháng. Hàng ngày, buổi sáng và buổi chiều sau giờ làm việc, ông đều đến đây cúng lễ. Được ít lâu, ông chọn ngày, sai người đưa thi hài bà về an táng ở quê. Vì bận việc quan, ông không theo về được, chỉ lập trên bến để tế lễ trước lúc đưa linh cữu xuống thuyền. Ông đọc một bài văn tế, rồi dặn các hầu thiếp dọc đường tế một tuần, các con cũng vậy... Các bài văn tế này đều bằng chữ Hán, trong đó ông đã so sánh tài văn chương của Đoàn Thị Điểm với Tô Tiểu Muội (đời Tống) và Ban Chiêu (khoảng 49 - 120) là những nhà văn phụ nữ nổi tiếng của Trung quốc trước kia, đến nay vẫn được lưu giữ, lời lẽ hết sức bi thiết. Bài văn tế của Nguyễn Kiều thể hiện nỗi lòng của người chồng thương vợ tha thiết, nỗi mất mát không gì bù đắp nổi. [10] Một người thông minh lỗi lạc, đức hạnh tài hoa như Đoàn Thị Điểm mà cuối đời toàn gặp những gian nan vất vả. Quan niệm tài mệnh tuơng số, hồng nhan bạc mệnh của người xưa không hoàn toàn là không có cơ sở. 1.3. Sự nghiệp sáng tác của Đoàn Thị Điểm 1.3.1. Sáng tác bằng chữ Hán Theo như Bùi Hạnh Cẩn (trong cuốn Văn tuyển Đoàn Thị Điểm - Dịch - Khảo cứu – Biên soạn): “Nhiều người nổi tiếng về văn học thời đó như Nguyễn Nghiễm, Phan Kinh, Nguyễn Bá Lân... thường có thơ từ trao đổi cùng Đoàn Thị Điểm. Gia phả họ Đoàn ở Hiến Phạm có ghi: nhiều thơ từ của bà Điểm đã được họ Nguyễn ở Tiên Điền lưu giữ. Ngoài ra, ta còn có thể tìm thấy sự “dây mơ rễ má” giữa các dòng ghi ở các cuốn thế phả. Ví dụ như, chị dâu bà Điểm là Lê Thị Vi, con ông nghè Liêu Xá Đường Hào đã có nhiều chị em gái cùng họ lấy chồng hàng mấy chục nơi khắp nam bắc. Nào là Như Kinh, Phú Thị, Lạc Đạo, Tây Mỗ, Chương Mỹ, Thiên Bản, Nghệ Tĩnh... Hoặc như con trai con gái Nguyễn Nghiễm, cũng lấy vợ, lấy chồng ở đủ các trấn. Nào là Liêu Xá, Như Kinh, Phụ Phượng tủ sách gia đình ở các họ ở nhiều nơi khác nhau, thường lưu giữ được nhiều tác phẩm chép tay của nhiều tác giả, rất nhiều trong đó có cả của Hồng Hà nữ sĩ. Tiếc rằng, việc bảo quản của chúng ta không được chú ý, cộng thêm khói lửa chiến tranh liên tiếp, thành ra mất mát nhiều, bây giờ không có chỗ căn cứ tra cứu. [2, 35] 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan