Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý...

Tài liệu Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, hellula undalis (lepidoptera crambidae) hại cải tại đồng bằng sông cửu long

.PDF
204
308
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THANH THY KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA CHẤT TÍN HIỆU TRONG QUẢN LÝ SÂU KÉO MÀNG, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) HẠI CẢI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Mã ngành: 9 62 01 12 CẦN THƠ, 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRẦN THANH THY KHẢO SÁT TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ HÓA CHẤT TÍN HIỆU TRONG QUẢN LÝ SÂU KÉO MÀNG, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) HẠI CẢI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Mã ngành: 9 62 01 12 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN LỘC HIỀN PGS. TS. LÊ VĂN VÀNG CẦN THƠ, 2019 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả của luận án “Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại Đồng bằng sông Cửu Long” được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Lộc Hiền và PGS. TS. Lê Văn Vàng. Các số liệu, kết quả của nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được sử dụng cho bất cứ luận án cùng cấp nào khác. Người hướng dẫn khoa học Tác giả luận án TS. NGUYỄN LỘC HIỀN Trần Thanh Thy PGS. TS. LÊ VĂN VÀNG i LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận án tiến sĩ này, là kết quả nghiên cứu khoa học được thực hiện trong nhiều năm (2014-2018), nhờ sự nỗ lực của bản thân và cùng với sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, đồng nghiệp, các học viên cao học, sinh viên trong quá trình thực hiện luận văn, cùng với các cơ quan hợp tác và các nông dân trồng rau cải tham gia thực hiện thí nghiệm ngoài đồng, trước hết cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các Thầy TS. Nguyễn Lộc Hiền và PGS.TS. Lê Văn Vàng đã tận tình hướng dẫn, động viên trong lúc gặp khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm, đặc biệt là quý Thầy, Cô và các anh chị trong Bộ môn Bảo vệ Thực vật và bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng và các Thầy Cô của Trường Đại học Cần Thơ, những người đã dạy và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài và hướng dẫn các chuyên đề trong chương trình NCS. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Cửu Long và các anh chị em đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin thành thật cảm ơn Thầy PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh-Hội côn trùng học Việt Nam, PGS.TS. Trần Văn Hai, PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy, Thầy Lăng Cảnh Phú–Bộ môn Bảo vệ Thực vật -Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn Châu Nguyễn Quốc Khánh, Dương Kiều Hạnh, Triệu Phương Linh, Xuân Mai, Văn Quốc Giang, Duy, Xuyến, Hậu, các em sinh viên ngành Nông học và Công nghệ sinh học khóa 12, 13, 14, 15 của trường Đại học Cửu Long và các em lớp BVTV khóa 40 của trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp làm luận văn tốt nghiệp đại học có liên quan đến nội dung luận án, các bạn cùng khóa nghiên cứu sinh đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cuối cùng, xin dâng lên Ba, Má đã sinh thành nuôi dưỡng con, các anh/chị và cháu đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi và xin được chia sẻ niềm vui này đến đại gia đình thương yêu đã luôn ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Nghiên cứu sinh TRẦN THANH THY ii TÓM TẮT Sâu kéo màng (Hellula undalis) là đối tượng gây hại quan trọng trên rau cải ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhằm tạo cơ sở cho việc ứng dụng pheromone giới tính và hóa chất tín hiệu lên côn trùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý bền vững và hiệu quả đối với sâu kéo màng, đề tài “Khảo sát tình hình gây hại, đặc điểm sinh học và hóa chất tín hiệu trong quản lý sâu kéo màng, Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) hại cải tại Đồng bằng sông Cửu Long” đã được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018. Kết quả nghiên cứu đạt được như sau: - Tất cả các hộ nông dân được phỏng vấn canh tác cải xanh, cải ngọt, xà lách xoong và cải củ đều bị H. undalis gây hại (100%), cải tùa xại, cải bông, cải bắp, cải bẹ dún, cải thìa bị gây hại thấp hơn (71,40 - 91,70%). Chúng gây hại trên đọt là chủ yếu (71,88%), gây hại mạnh vào 12 ngày sau khi gieo (NSKG) và gây hại nặng trong mùa nắng. Khi được hỏi về sâu kéo màng thì chỉ có 33,9% nông hộ là hiểu biết về đặc điểm hình thái, thời điểm và mùa vụ gây hại, còn lại trên 66% nông hộ hiểu biết ít, trong đó đặc biệt có trên 17% là không biết gì về đặc điểm hình thái, thời điểm và mùa vụ gây hại của loài sâu này. - Khảo sát đồng ruộng cho thấy, H. undalis gây hại ở mức độ phổ biến (++, 25-50%) với tần suất xuất hiện là 5/5 lần khảo sát suốt vụ rau cải. H. undalis gây hại khi cây cải được 6 ngày tuổi cho đến lúc gần thu hoạch (30 ngày tuổi). Giai đoạn đầu (6 NSKG), chúng gây hại thấp, tăng dần và gây hại mạnh vào lúc 18 NSKG, sau đó giảm dần cho đến lúc gần thu hoạch (30 NSKG). Cải tùa xại, xà lách xoong, cải xanh và cải ngọt bị sâu kéo màng gây hại với tỷ lệ cao hơn cải bẹ dún, cải thìa và cải củ trong 7 loại cải được khảo sát. - Giống cải và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại cải khảo sát, vòng đời của H. undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng đọt non cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng đọt non cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 25oC, thời gian ở tất cả các giai đoạn phát triển của H. undalis trên giống cải xanh là dài hơn khi điều kiện nhiệt độ môi trường giảm (vòng đời dài 61,25 ngày ở 16oC, 32,17 ngày ở 20oC và 25,14 ngày ở 25oC). Sau 3 thế hệ nhân nuôi H. undalis trong điều kiện phòng thí nghiệm (30,460C - 31,020C), ngài H. undalis có khả năng phát triển quần thể rất cao khi được nuôi bằng cải xanh, tỷ lệ gia tăng quần thể của H. undalis là khá cao (r = 0,56- 0,57), hệ số nhân của một thế hệ khá lớn (R0 = 31,12 - 38,73). - Phân tích mối quan hệ di truyền của 13 mẫu sâu H. undalis thu thập từ 13 tỉnh thuộc ĐBSCL dựa vào phương pháp UPGMA đã chỉ ra quần thể H. undalis nghiên cứu có sự đa dạng về kiểu gen rất cao với hệ số tương đồng trung bình là 0,65. Mười ba mẫu H. undalis nghiên cứu được chia thành 4 nhóm chính, phần lớn H. undalis được thu trên cùng cây ký chủ được xếp cùng một nhóm. Kết quả này cho thấy đặc điểm di truyền của quần thể H. undalis ở ĐBSCL là khác nhau và cho thấy sự đa dạng di truyền đã chịu ảnh hưởng của cây ký chủ. iii - Bằng kỹ thuật phân tích GC-EAD và GC-MS từ ngài cái H. undalis chưa bắt cặp cho thành phần hóa học pheromone giới tính bao gồm 4 thành phần là các hợp chất E11,E13-16:Ald; E11,E13-16:OH; Z11-14:Oac và Z1116:Ald. Hợp chất E11,E13-16:OH và E11,E13-16:Ald đã được tổng hợp thành công bằng con đường tổng hợp thông qua phản ứng Wittig. Đánh giá khả năng hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với H. undalis ở điều kiện ngoài đồng cho thấy mồi được tổng hợp từ các thành phần pheromone giới tính đã hấp dẫn thấp đối với ngài đực H. undalis hơn so với sự hấp dẫn của hai ngài cái H. undalis chưa bắp cặp. Tuy nhiên, khi thêm hợp chất (3Z, 6Z, 9Z) 3,6,9-tricosatriene (Z3, Z6, Z9-23: H) vào mồi pheromone đã tăng đáng kể sức hấp dẫn ngài đực H. undalis. - Hóa chất tín hiệu, tinh dầu sả hay tỏi được phóng thích từ túi plastic quay kéo chứa một miếng bông thấm (~ 2 cm2) và 2 ml tinh dầu sả hay tỏi cho thấy có hiệu quả quấy rối được sự đẻ trứng của ngài cái H. undalis trên cây ký chủ, và làm giảm được sự thiệt hại của đối tượng gây hại này. Kết quả ứng dụng ngoài đồng cho thấy, hiệu quả quản lý ngài H. undalis của tinh dầu sả và tỏi là 92% và 87%, trong khi đó quản lý bằng thuốc bảo vệ thực vật chỉ được 66%. Từ khóa: Hóa chất tín hiệu, pheromone giới tính, quản lý tổng hợp, sâu kéo màng iv SUMMARY The cabbage webworm (Hellula undalis) is one of the most serious insect pests of cruciferous vegetables (Brassicaceae family) in the Mekong Delta of Vietnam. In order to supply information as well as establish methods for sustainable management of H. undalis the thesis “Study on damage situation, biological characteristics and semiochemicals for management of Hellula undalis (Lepidoptera: Crambidae) damaging cruciferous vegetables in the Mekong Delta of Vietnam” had been conducted from 2014 to 2018. The results are as follows: - All interviewed households growing Brassica integrifolia, B. juncea, Nasturtium officinale L. and Raphanus sativus L. said that their fields were attacked by H. undalis larvae. These percentages for B. campetrus, B. oleracea var. botrytis, B. oleracea var. capitata, B. pekinensis and B. campetrus chinensis growers were varying from 71.4 – 91.7%. The damage was more heavier in dry season with the major attack happened on the plant shoots at 12 days after planting (DAP) (71.88%). When asked about the webworm, only 33.9% of farmers were knowledgeable about morphological characteristics, time and seasons of damage while the remaining 66% of farmers knew little, especially the other 17% did not know about the pest. - Field investigation indicated that the damage of H. undalis was at popular level (++, 25-50%) with 5/5 appearance frequency. The damage presented from 6 DAP to nearly harvested (30 DAP) with strong damage at 18 DAP. Amongst 7 investigated crucfiferous fields, the damge of H. undalis on B. campetrus, Nasturtium officinale L., B. integrifolia, B. juncea fileds were higer than B. oleraceae var. sabauda, B. sinensis L., Raphanus satius L. fields. - Host plant and temperature were affected on the life cycle of H. undalis. Amongst the investigated diets, the life cycle of H. undalis was shortest (17.54 days) when their larvae were fed with B. integrifolia leaves, while all the larvae fed with S. oleracea leaves died at the second instars. On the other hand, in a range from 16oC - 25oC, development times of all stages of H. undalis were lengthened when temperature decreased (the life cycles were 61.25 days at 16oC, 32.17 days at 20oC and 25.14 days at 25oC). H. undalis was highly able to develop its population in laboratory conditions (30,46 0C 31,020C) feeding with green mustard leaves. By mass rearing with three consecutive generations, the population growth rates and multipliable index of a generation of H. undalis were r = 0.56 – 0.57 and R0 = 31.12 – 38.73, respectively. - Result of analysis of the genetic relationship between H. undalis larval strains collected from 13 provinces in the Mekong Delta showed high diversity with the extensive average genetic diversity was 0.65 and grouped into four main clusters. Interestingly, the genetic diversity of H. undalis was more associated with host plant rather than geometrical distribution. - GC-EAD and GC-MS analyses of virgin female tip abdominal extracts and synthetic standards identified the sex pheromone of H. undalis conating four components, namely, (Z)-11-tetradecenyl acetate (Z11-14:OAc), (Z)-11-hexadenal (Z11-16:Ald), (11E,13E)-11,13-hexadecadienal (E11,E13- v 16:Ald) and (11E,13E)-11,13-hexadecadien-1-ol (E11,E13-16:OH). By using the synthetic route with Wittig reaction as key step synthesized successfully the E11,E13-16:OH and E11,E13-16:Ald compounds. In field examinations, lures prepared form synthetic pheromone components attracted weakly to H. undalis males as compared with that of the attraction of two virgin females. However, when added (3Z,6Z,9Z)-3,6,9-tricosatriene (Z3,Z6,Z9-23:H) as a minor component into the lure increased significantly the attraction. - Volatiles emitted from plastic bags containing a cotton wool piece (~ 2 2 cm ) and 2 ml of essential lemon grass oil or garlic oil showed efficacy in disrupting the host finding behavior of H. undalis females, from which reduced significantly the damage. In field examination, the damage reduction effectiveness of essential lemon grass oil and garlic oil treatments were 92% and 87%, repectively, while this percentage of conventional insecticide treatment was 66%. Key words: Hellula undalis, integrated pest management, semiochemicals, sex pheromones. vi MỤC LỤC Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của luận án......................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................3 1.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................4 1.5. Giới hạn của nghiên cứu ........................................................................4 1.6. Những điểm mới của luận án .................................................................4 1.7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.............................................4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................6 2.1. Giới thiệu về cây rau cải ........................................................................6 2.1.1. Nguồn gốc và phân loại ...................................................................6 2.1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh ..........................................................6 2.1.3. Sâu hại trên cây rau cải ...................................................................7 2.2. Đặc điểm của sâu kéo màng ..................................................................9 2.2.1. Phân loại, phân bố và ký chủ ...........................................................9 2.2.1. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của SKM ..................9 2.2.2. Tập tính sinh sống và cách gây hại của SKM ................................14 2.2.4. Triệu chứng gây hại của SKM .......................................................14 2.2.5. Thiên địch tự nhiên của sâu kéo màng ...........................................15 2.2.6. Cách phòng trị SKM trên đồng ruộng............................................15 2.3. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính và pheromone giới tính của SKM ..........................................................................................................16 2.3.1. Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính ...................................16 2.3.2. Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính của SKM ...............21 2.4. Một số hợp chất hydrocarbon trong pheromone giới tính của côn trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera) ..........................................................................23 2.5. Hóa chất tín hiệu và một số hợp chất quấy rối côn trùng .....................24 2.5.1. Hóa chất tín hiệu ...........................................................................24 2.5.2. Một số hợp chất quấy rối côn trùng ...............................................25 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................27 3.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................27 3.1.1. Vật liệu, dụng cụ và thiết bị ..........................................................27 3.1.2. Hóa chất ........................................................................................27 3.1.3. Nguồn SKM ..................................................................................28 3.1.4. Phiếu điều tra nông dân và khảo sát đồng ruộng ............................28 vii 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................28 3.2.1. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của SKM gây hại rau cải tại tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang .................................................28 3.2.2. Khảo sát sự đa dạng di truyền của quần thể SKM ở ĐBSCL bằng dấu phân tử ISSR ....................................................................................33 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của ký chủ đối với sự phát triển của SKM .....30 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của H. undalis 31 3.2.5. Khảo sát khả năng nhân nuôi trong phạm vi hẹp đối với H. undalis từ giai đoạn thành trùng ..........................................................................32 3.2.6. Nghiên cứu pheromone giới tính của sâu kéo màng ......................34 3.2.7. Khảo sát ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu lên khả năng bắt cặp và đẻ trứng của sâu kéo màng ...........................................................43 3.2.8. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý sự gây hại của sâu kéo màng ..........................................................................................51 3.3. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................54 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................55 4.1. Điều tra và khảo sát tình hình gây hại của sâu kéo màng gây hại rau cải tại tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang ................................................55 4.1.1. Đặc điểm và kỹ thuật canh tác của các ruộng rau cải tại các địa điểm điều tra....................................................................................................55 4.1.2. Tình hình xuất hiện, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị sâu kéo màng trên rau cải tại các địa điểm điều tra ........................................59 4.1.3. Khảo sát đồng ruộng về tình hình gây hại của sâu kéo màng tại tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang ........................................................63 4.2. Đặc điểm hình thái và sự đa dạng di truyền của quần thể SKM ở Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................85 4.2.1. Đặc điểm hình thái của sâu kéo màng thu thập tại Đồng bằng sông Cửu Long................................................................................................85 4.2.2. Sự đa dạng di truyền của SKM ở ĐBSCL .....................................86 4.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của SKM ............................................67 4.3.1 . Đặc điểm hình thái .......................................................................67 4.3.2. Đặc điểm sinh học .........................................................................71 4.4. Pheromone giới tính của SKM ............................................................90 4.4.1. Xác định thành phần hóa học ........................................................90 4.4.2. Phân tích mẫu chuẩn tổng hợp.......................................................94 4.5. Tổng hợp hợp chất (11E,13E)-11,13-hexadecadienal ..........................97 4.5.1. Hợp chất 1-Bromo-11-methoxymethoxy-undecane (2)..................97 4.5.2. Các hợp chất E11,E13-16:OH và Z11,E13-16:OH ........................98 4.5.3. E11,E13-16: Ald ......................................................................... 100 viii 4.6. Đánh giá khả năng hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với sâu kéo màng ở điều kiện ngoài đồng ................................................. 101 4.7. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng bắt cặp và đẻ trứng của sâu kéo màng............................................................................ 105 4.7.1. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng bắt cặp của ngài sâu kéo màng ................................................................................ 105 4.7.2. Ảnh hưởng của một số hóa chất tín hiệu đến khả năng đẻ trứng của ngài sâu kéo màng ................................................................................ 106 4.8. Nghiên cứu ứng dụng hóa chất tín hiệu để quản lý sự gây hại của sâu kéo màng ................................................................................................. 108 4.8.1. Thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu sả và tỏi ................. 108 4.8.2. Hiệu quả của tinh dầu sả và tinh dầu tỏi trong việc quản lý sự gây hại của sâu kéo màng ............................................................................ 110 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................. 116 5.1. Kết luận............................................................................................. 116 5.2. Đề xuất.............................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 118 Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn nông hộ về khả năng gây hại của sâu kéo màng, Hellula undalis (lepidoptera; crambidae) gây hại trên cải tại Vĩnh Long......... 127 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát đồng ruộng về tình hình gây hại của sâu kéo màng trên rau cải .................................................................................................. 130 Phụ lục 3: Quy trình ly trích dna theo phương pháp CTAB ........................ 131 Phụ lục 4: Điều kiện thời tiết ...................................................................... 134 Phụ lục 5: Các bảng phân phối tần suất về tình hình gây hại của sâu kéo màng . 137 Phụ lục 6: Các bảng Anova về đánh giá ảnh hưởng của giống cải, nhiệt độ đến đặc điểm sinh học, hiệu quả hấp dẫn của Pheromone giới tính tổng hợp và hóa chất tín hiệu của sâu kéo màng.............................................................. 165 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Nội dung bảng Trang 2.1 Cấu trúc hóa học của các kiểu pheromone 18 3.1 Thông tin các ruộng rau cải khảo sát tình hình côn trùng và SKM gây hại 29 3.2 Danh sách mẫu H. undalis được mã hóa theo địa phương 33 3.3 Trình tự mồi ISSR sử dụng phân tích 34 3.4 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 1 40 3.5 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 2 41 3.6 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 3 41 3.7 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 4 42 3.8 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 5 43 3.9 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 1 44 3.10 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 2 45 3.11 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 3 vào thời gian 02/01 – 30/1/2016 46 3.12 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm 4 vào thời gian 02– 30/1/2016 47 3.13 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm xác định thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu sả và tỏi 51 3.14 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm xác định thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu sả 51 3.15 Các nghiệm thức bố trí trong thí nghiệm xác định thời gian cho hiệu quả tốt nhất của tinh dầu tỏi 52 3.16 Các nghiệm thức bố trí trong ứng dụng tinh dầu sả và tinh dầu tỏi trong việc quản lý sự gây hại của sâu kéo màng 53 3.17 Các vị trí khảo sát ghi nhận số trứng của ngài cái H. undalis đẻ sau khi ứng dụng tinh dầu sả để quản lý sự gây hại của sâu hại này 53 4.1 Đặc điểm và kỹ thuật canh tác của các ruộng rau cải ở địa bàn điều tra 57 4.2 Các loại rau cải bị sâu kéo màng gây hại theo nông hộ điều tra 59 4.3 Tình hình xuất hiện, khả năng gây hại và biện pháp phòng trị sâu kéo màng trên rau cải 61 4.4 Thành phần và mức độ phổ biến các loài sâu hại chính trên rau cải tại địa bàn khảo sát 65 4.5 Kết quả đo DNA sâu kéo màng bằng máy quang phổ 86 4.6 Kết quả phân tích sự đa hình các phân đoạn DNA của 10 chỉ thị ISSR 87 4.7 Tóm tắt ma trận hệ số tương đồng của 13 mẫu H. undalis thu thập tại 13 tỉnh ĐBSCL 89 4.8 Kích thước (mm) của SKM, H. undalis qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 31,44, H% = 70,70), Đại học Cửu Long 69 x Bảng Nội dung bảng Trang 4.9 Kích thước vỏ đầu (mm) của ấu trùng H. undalis qua các giai đoạn phát triển trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C = 31,44, H% = 70,70), Đại học Cửu Long 70 4.10 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long 72 4.11 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau đến tỷ lệ sống của ấu trùng và nhộng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,2; H%= 68,10), ĐH Cửu Long 73 4.12 Ảnh hưởng của thức ăn khác nhau vào thời kỳ ấu trùng đến khả năng đẻ trứng của H. undalis ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (T0C= 30,20; H%= 68,10), ĐH Cửu Long 74 4.13 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến vòng đời và thời gian phát triển qua các giai đoạn của H. undalis trên giống cải xanh 74 4.14 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng và nhộng trên cải xanh 76 4.15 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến nhịp điệu đẻ trứng của ngài H. undalis 76 4.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ khác nhau đến tỷ lệ nở của trứng H. undalis 77 4.17 Khả năng sinh sản của thành trùng H. undalis ở thế hệ F1 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 31,44, H% = 70,70), ĐH Cửu Long, 2015 78 4.18 Tỷ lệ (%) hoàn thành ở các giai đoạn phát triển của H. undalis ở thế hệ F1 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 31,44, H% = 70,70), ĐH Cửu Long, 2015 78 4.19 Khả năng sinh sản của thành trùng H. undalis ở thế hệ F2 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 31,04, H% = 70,43), ĐH Cửu Long 2015 79 4.20 Tỷ lệ (%) hoàn thành ở các giai đoạn phát triển của H. undalis ở thế hệ F2 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 31,04, H% = 70,43), ĐH Cửu Long, 2015 80 4.21 Khả năng sinh sản của thành trùng H. undalis ở thế hệ F3 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 30,74, H% = 70,83), ĐH Cửu Long, 2015 81 4.22 Tỷ lệ (%) hoàn thành ở các giai đoạn phát triển của H. undalis ở thế hệ F3 khi nhân nuôi cá thể trong điều kiện phòng thí nghiệm (T0C= 30,74, H% = 70,83), ĐH Cửu Long, 2015 82 4.23 Thời gian phát triển của H. undalis qua 3 thế hệ nhân nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm 83 xi Bảng Nội dung bảng Trang 4.24 Khả năng sinh sản của trưởng thành cái H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm 83 4.25 Tỷ lệ (%) hoàn thành ở các giai đoạn phát triển của H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm 84 4.26 Khả năng phát triển quần thể của H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm 85 4.27 Một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của quần thể ngài H. undalis qua 3 thế hệ khi nhân nuôi trong phòng thí nghiệm 85 4.28 Số lượng thành trùng H. undalis đực bị hấp dẫn trong thí nghiệm hiệu quả hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp trên ruộng cải xanh tại huyện Trà Ôn - Vĩnh Long, từ 10/12/2015 đến ngày 16/01/2016, T0C = 30,03; H% = 80,46 101 4.29 Số lượng thành trùng H. undalis đực bị hấp dẫn trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hợp chất E11,E13-16: Ald đến hiệu quả hấp dẫn đối với mồi pheromone giới tính tổng hợp trên ruộng cải xanh tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long, từ 20/01/2016 đến ngày 26/02/2016, T0C = 28,85; H% = 80,97 102 4.30 Số lượng thành trùng H. undalis đực bị hấp dẫn trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hợp chất E11,E13-16: Ald đến hiệu quả hấp dẫn đối với mồi pheromone giới tính tổng hợp trên ruộng cải ngọt tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long, từ 20/3/2016 đến ngày 15/4/2016, T0C = 30,46; H% = 80,7 102 4.31 Số lượng thành trùng H. undalis đực bị hấp dẫn trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hợp chất Z3,Z6,Z9-23: H (T23) đến hiệu quả hấp dẫn đối với mồi pheromone giới tính tổng hợp trên ruộng cải ngọt tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long, từ 16/4/2016 đến ngày 18/5/2016, T0C = 29,56; H% = 78,06 103 4.32 Số lượng thành trùng H. undalis đực bị hấp dẫn trong thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của hợp chất Z3,Z6,Z9-23: H (T23) đến hiệu quả hấp dẫn đối với mồi pheromone giới tính tổng hợp trên ruộng cải xanh tại huyện Long Hồ, Vĩnh Long, từ 28/3/2017 đến ngày 30/4/2017, T0C = 29,56; H% = 80,3 104 4.33 Tổng số ngài đực H.undalis vào bẫy và hiệu quả quấy rối bắt cặp của một số hóa chất tín hiệu (T0C = 28,7, H% = 78,25) 105 4.34 Tổng số trứng của ngài H. undalis cái đẻ và hiệu quả quấy rối đẻ trứng của một số hóa chất tín hiệu (T0C = 28,7, H% = 78,25) 106 4.35 Số trứng ngài H. undalis cái đẻ trên mùng và tổng số trứng ngài đẻ được 107 4.36 Tỷ lệ ấu trùng của H. undalis nở khi trứng được đẻ trên cải có treo chất quấy rối 107 xii Bảng Nội dung bảng Trang 4.37 Số trứng (trứng) của ngài H.undalis cái trên ruộng thí nghiệm thời gian cho hiệu quả của túi plastic quay kéo dầu sả (T0C = 29,85, H% = 79,65) 109 4.38 Số trứng (trứng) của ngài H.undalis cái trên ruộng thí nghiệm thời gian cho hiệu quả của túi plastic quay kéo dầu tỏi (T0C = 29,85, H% = 79,65) 109 4.39 Trọng lượng (mg) bốc thoát hơi của túi dầu sả và tỏi 110 4.40 Ảnh hưởng của túi plastic quay kéo dầu sả đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng (T0C = 31,25, H% = 82,9) 111 4.41 Ảnh hưởng của túi plastic quay kéo dầu tỏi đến sự đẻ trứng của ngài H.undalis trong điều kiện ngoài đồng (T0C = 31,25, H% = 82,9) 112 4.42 Số lượng trứng của ngài H. undalis trên ruộng canh tác theo nông hộ (phòng trị H. undalis bằng thuốc hóa học) ở điều kiện ngoài đồng (T0C = 31,25, H% = 82,9) 113 4.43 Số lượng trứng của ngài H. undalis trên ruộng không phòng trị H. undalis (không phun thuốc BVTV) ở điều kiện ngoài đồng (T0C = 31,25, H% = 82,9) 113 4.44 Hiệu quả của các ruộng thí nghiệm đến sự đẻ trứng của ngài H. undalis ở điều kiện ngoài đồng 115 xiii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 4.12 Nội dung hình Thành trùng SKM Trứng của SKM Ấu trùng của SKM Tiền nhộng của SKM Triệu chứng gây hại của SKM, triệu chứng gây hại trên đọt non và lá non Cấu trúc hóa học của hợp chất (E, E)-11, 13Hexadecadienal (Arai et al., 1982) Con đường tổng hợp hợp chất E11,E13-16:Ald, pheromone giới tính của H. undalis Sơ đồ ghi nhận tình hình gây hại của SKM và côn trùng gây hại khác trên ruộng cải khảo sát Hộp nhựa đựng lá cải xanh tươi dùng để nuôi ấu trùng Hệ thống GC-EAD dùng để ghi nhận sự đáp ứng của ngài đực đối với các thành phần pheromone Sơ đồ các bước tổng hợp hợp chất E11,E13-16:Ald Bẫy pheromone và cách treo Bẫy dính của nghiệm thức A-2 Mùng lưới chứa 5 chậu cải dùng để khảo sát quấy rối sự đẻ trứng của ngài H. undalis. Sơ đồ bố trí các nghiệm thức trên ruộng cải thí nghiệm. Ruộng cải bố trí thí nghiệm Sơ đồ bố trí các nghiệm thức trên ruộng cải thí nghiệm Nghiệm thức D-3 được bố trí trên ruộng cải xanh Treo túi plastic dầu sả trên ruộng cải xanh Sơ đồ bố trí của thí nghiệm ngoài đồng Sự hiểu biết của nông hộ về sâu kéo màng gây hại rau cải Các triệu chứng gây hại của sâu kéo màng, H. undalis trên cải xanh Tỷ lệ (%) gây hại của H. undalis trên mỗi loại rau cải thuộc địa bàn khảo sát, vụ Đông Xuân 2017. Diễn biến tỷ lệ (%) gây hại của H. undalis trên 7 giống rau cải thuộc địa bàn khảo sát, vụ Đông Xuân 2017 Kiểu hình của Hellula undalis thu tại tỉnh Vĩnh Long Phổ điện di DNA được ly trích từ 13 mẫu SKM H. undalis trên gel agarose 1% (w/v) Phổ điện di sản phẩm PCR của 13 mẫu Hellula undalis Sơ đồ phả hệ thể hiện mối tương quan di truyền giữa 13 mẫu H. undalis tại 13 tỉnh ĐBSCL Thành trùng H. undalis Thành trùng của H. undalis Các giai đoạn phát triển của H. undalis Hình dạng và màu sắc của vỏ đầu ấu trùng H. undalis. xiv Trang 10 11 12 13 15 21 22 30 31 36 38 39 45 46 48 48 49 50 52 54 59 63 66 67 86 87 88 90 68 68 71 71 Hình Nội dung hình Trang 4.13 Biểu đồ Sắc ký khí - Điện râu đầu của mẫu ly trích từ một tuyến pheromone của ngài H. undalis cái chưa giao phối 91 4.14 Kết quả phân tích GC-MS của mẫu pheromone ly trích của ngài H.undalis (20FE) 92 4.15 Biểu đồ sắc ký tổng ion (trên) và phổ khối lượng của các thành phần pheromone của ngài H. undalis đã qua dẫn xuất với DMDS 94 4.16 Phân tích GC-EAD của các mẫu chất chuẩn tổng hợp Z1114:OAc, Z11-16:Ald, E11,E13-16:Ald và E11,E13-16:OH đối với ngài H. undalis 95 4.17 Kết quả phân tích GC-MS của mẫu chuẩn tổng hợp 96 4.18 Quy trình tổng hợp hợp chất E11,E13-16: Ald 97 4.19 Dữ liệu phân tích GC-MS của hợp chất 1-Bromo-11methoxymethoxy-undecane 98 4.20 Dữ liệu phân tích GC-MS của các hợp chất E11,E1316:OMOM và Z11,E13-16:OMOM 99 4.21 Dữ liệu phân tích GC-MS của E11,E13-16:OH 100 4.22 Dữ liệu phân tích GC-MS của E11,E13-16:Ald 100 4.23 Ngài H. undalis đực vào bẫy pheromone giới tính 104 xv DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt AG Ald BL BT BVTV CM CT CTAB ĐT DAP DMDS ĐBSCL ĐH E11,E13-16:Ald GC-EAG GC-MS H HG H. undalis IPM KG LA NSKG PCR PTN RNA SKM ST TG TLC TV VL Z3,Z6,Z9-22:H Z3,Z6,Z9-23:H Diễn giải từ viết tắt An Giang Aldehydroxid Bạc Liêu Bến Tre Bảo vệ thực vật Cà Mau Cần Thơ Cetyl trimethyl ammonium bromide, Chất hoạt động bề mặt Đồng Tháp Days after planting, Ngày sau khi gieo Dimethyl disulfide Đồng bằng song Cửu Long Đại Học (11E,13E)-11,13-hexadecadienal Gas choromatography- Electroan tennogram, Sắc ký khí – điện râu đầu. Gas choromatography – Mass spectrometry, Sắc ký khí – khối phổ Hydrocacbon Hậu Giang Hellula undalis Integrated Pest Management, Quản lý dịch hại tổng hợp Kiên Giang Long An Ngày sau khi gieo Polymerase Chain Reaction, Phản ứng khuếch đại gen Phòng thí nghiệm Ribonucleic acid Sâu kéo màng Sóc Trăng Tiền Giang Thin layer choromatography, Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng Trà Vinh Vĩnh Long (3Z,6Z,9Z)-3,6,9 – docosatriene (3Z,6Z,9Z)-3,6,9 – tricosatriene xvi Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của luận án Rau xanh nói chung và rau cải nói riêng là thành phần quan trọng trong bữa ăn của con người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo hằng năm trên toàn thế giới có khoảng 2,7 triệu ca tử vong do ăn thiếu rau xanh (Lê Hồng Phúc, 2010). Việt Nam có lịch sử trồng rau cải lâu đời (Lê Thị Khánh, 2009), trong đó rau họ Cải (Brassicaceae) gồm bắp cải, súp lơ, su hào, củ cải, các loại cải không cuốn… là một trong những loài rau được trồng nhiều nhất ở Việt Nam. Năm 2017, diện tích trồng rau cải của cả nước 919,9 ha với năng suất đạt 176,1 tạ/ha và sản lượng đạt 16194,9 tấn, tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diện tích trồng rau cải là 264,8 ha với năng suất đạt 169,3 tạ/ha và sản lượng đạt 4482,3 tấn, riêng tỉnh Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ và Hậu Giang có diện tích trồng rau cải là 29,7 ha; 9,8 ha; 16,5 ha, năng suất đạt 192,1 tạ/ha; 124,9 tạ/ha; 39,8 tạ/ha và sản lượng đạt 570,6 tấn; 122,4 tấn; 65,6 tấn, tương ứng (Niên giám thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2018). Sâu kéo màng (SKM) thuộc bộ Cánh Vảy (Lepidoptera), tổng họ Pyraloidea, họ Crambidae, tên khoa học là Hellula undalis Fabricius (H. undalis), trước đây H. undalis thuộc họ Pyralidae, là dịch hại quan trọng trên cây họ cải, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Waterhouse and Norris, 1989), ngoài ra, cũng được ghi nhận ở các nước ôn đới (Kalbfleisch, 2006). Ngài H. undalis đẻ trứng trên đọt cải non, sâu non nở ra tấn công vào gần đỉnh sinh trưởng làm hư chồi ngọn của cây (Veenakumari et al., 1995; Sivarpagasam and Chua, 1997b), đã bùng phát thành dịch và gây thiệt hại lên đến 100% năng suất ở Hawaii, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Ai Cập, Iraq và Nhật Bản (Kalbfleisch, 2006). Tại Việt Nam đối với rau cải không chính vụ, H. undalis làm giảm thấp năng suất và phẩm chất vụ Thu Đông (Dương Thị Vân, 2012). SKM, H. undalis, là loài côn trùng gây hại quan trọng trên cải ở Đông Nam Á (Waterhouse, 1993). Tại ĐBSCL, H. undalis được ghi nhận là đối tượng gây hại quan trọng trên các giống cải bắp (Brassica oleracea var. capitata), cải bẹ dún (B.oleracea var. sabauda), cải bẹ trắng (B.chinensis), cải tùa xại (B.campestris), cải ngọt (B. integrifolia), cải xanh (B.juncea), cải củ (Rhaphanus sativus), cải bông (B.oleracea var. botrytis), cải thìa (B.sinensis), cải đất (Rorippa indica) và cải rổ (B. oleracea var. viridis) (Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh, 2008). Trưởng thành cái đẻ trứng trên đọt cải non, ấu trùng mới nở đục vào ăn phá đọt cải làm cho cải bị chết đọt, sự gây hại nặng có thể làm mất 100% năng suất (Kalbfleisch, 2006). Do ấu trùng của H. undalis có hành vi nhả một lớp tơ không thấm nước bao phủ đọt cải và sống ẩn bên trong làm cho hiệu quả của việc phun thuốc trừ sâu để phòng trị không cao. Nông dân canh tác rau cải thường phải phun thuốc trừ sâu hóa học với liều lượng và tần suất cao hơn khuyến cáo để phòng trị SKM. Theo Tạ Thị Huỳnh Đào và Nguyễn Văn Huỳnh (2008), 95% nông dân trồng cải ở các 1 huyện Mỹ Xuyên và Kế Sách (Tỉnh Sóc Trăng) sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phòng trị H. undalis, tuy nhiên, chỉ có 45% nông dân được phỏng vấn cho rằng biện pháp phun thuốc hóa học là có hiệu quả. Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp quản lý sâu hại theo hướng an toàn, không để lại dư lượng nông sản và môi trường là cần thiết (Srinivasan, 2008). Hóa chất tín hiệu (semiochemical) là những hợp chất hóa học (thông thường là các hợp chất hữu cơ) mang tín hiệu đảm nhận vai trò thông tin liên lạc giữa sinh vật trong tự nhiên. Nghiên cứu và ứng dụng hóa chất tín hiệu để điều chỉnh hành vi của côn trùng và các mối tương tác trong quan hệ cây trồng – loài gây hại – loài thiên địch – cây trồng từ đó bảo vệ cây trồng chống lại các loài gây hại đang được phát triển mạnh mẽ và được xem là một trong những công cụ hiệu quả để thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) (Cardé and Minks, 1995; Wakamura and Arakaki, 2004; Gibb et al., 2005; Lê Văn Vàng, 2016). Hàng năm, ước tính có hàng chục triệu mồi pheromone được sản xuất để ứng dụng cho việc khảo sát diễn biến mật số quần thể và bẫy tập hợp trên diện tích hơn 10 triệu hecta, hơn 1 triệu hecta được áp dụng kỹ thuật quấy rối sự bắt cặp và bẫy tập hợp (Witzgall et al., 2010). Pheromone giới tính là loại hóa chất tín hiệu được côn trùng tiết ra để hấp dẫn sự bắt cặp của cá thể khác giới cùng loài. Đây là loại hóa chất sinh thái có 2 nguồn gốc tự nhiên, tính chuyên biệt cao và hoạt động ở hàm lượng rất thấp, áp dụng pheromone giới tính để quản lý côn trùng gây hại cây trồng xem là giải pháp không độc hại, bền vững, an toàn (Witzgall et al., 2010), là công cụ hữu hiệu của chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) (Cardé and Minks, 1995; Wakamura and Arakaki, 2004). Hàng năm, ước tính có hàng chục triệu mồi pheromone được sản xuất để ứng dụng cho việc khảo sát diễn biến mật số quần thể và bẫy tập hợp trên diện tích hơn 10 triệu hecta, hơn 1 triệu hecta được áp dụng kỹ thuật quấy rối sự bắt cặp và bẫy tập hợp (Witzgall et al., 2010). Pheromone giới tính của H. undalis được xác định là hợp chất (11E,13E)-11,13-hexadecadienal (E11,E13-16:Ald) (Sugie et al., 2003). Trong báo cáo của Kalbfleisch (2006), tại Philippines, bẫy được đặt với mồi là ngài cái chưa bắt cặp cho hiệu quả hấp dẫn đối với ngài đực cao hơn khoảng 5,5 25 lần so với bẫy được đặt với mồi là hợp chất E11,E13-16:Ald, tùy vào nơi tiến hành thí nghiệm. Tương tự, trong thử nghiệm sơ khởi trên các ruộng cải ở tỉnh Hậu Giang, bẫy được đặt với mồi là ngài cái chưa bắt cặp cho hiệu quả hấp dẫn cao gấp khoảng 25 lần so với bẫy được đặt với mồi là hợp chất E11,E13-16:Ald. Điều này cho thấy bên cạnh thành phần pheromone chính vẫn còn những thành phần pheromone hoạt động khác của ngài H. undalis chưa được xác định. Mặt khác, nghiên cứu kết hợp các hydrocarbon gồm (3Z,6Z,9Z)-3,6,9-docosatriene (Z3,Z6,Z9-22:H), (3Z,6Z,9Z)-3,6,9-tricosatriene (Z3,Z6,Z9-23:H) vào thành phần pheromone giới tính đã làm tăng hiệu quả hấp dẫn đối với hai loài ngài thuộc họ Crambidae gồm ngài sâu đục trái cà Leucinodes orbonalis Guenenée (Vang et al., 2018) và ngài sâu đục dây khoai 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan