Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT...

Tài liệu KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT

.DOC
42
224
60

Mô tả:

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT- THI PHÁP HỌC I. KHÁI NIỆM VÀ TÍNH CHẤẤT CỦA KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT. 1.Khái niệm không gian nghệ thuật: Trong cuôốn Từ điển Tiếống Việt, Hoàng Phế lí giải vếề không gian nh ư sau: “Không gian là kho ảng không bao la trùm lến tấốt cả sự vật hiện t ượng xung quanh đ ời sôống con ng ười”. Theo cách hiểu của Lế Bá Hán trong cuôốn Từ điển thuật ng ữ văn h ọc: “Không gian ngh ệ thu ật là hình thức bến trong của hình t ượng ngh ệ thu ật th ể hi ện tnh ch ỉnh th ể c ủa nó” . Và Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống”. Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng dựa vào không gian có thật và những quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống. Hơn nữa, mỗi nhà văn sẽ thể hiện không gian khác nhau tùy hoàn cảnh thông qua ngôn từ để làm sao có thể thể hiện được cái nhìn của họ. Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật. Đó là không gian tồn tại, sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh để nhân vật thể hiện tính cách, suy nghĩ, hành động,…Không gian nghệ thuật còn là nền, cảnh cho những sự kiện… 2. Tính chất của không gian nghệ thuật: Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Không gian vật chất tồn tại khách quan, tức là không phụ thuộc vào ý thức con người còn không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả nhằm biểu hiện cách nghĩ về thời gian, quan niệm nhân sinh, thái độ sống của cuộc đời. Không gian nghệ thuật một mặt miêu tả hiện thực, có dáng dấp của hiện thực đời sống nhưng mặt khác nó mang tính hình tượng, là phương tiện nghệ thuật.Ví dụ khổ thơ trong bài “Đây Thôn Vỹ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ 1 Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” Hình ảnh thôn Vỹ Dạ hiện lên trên màu xanh mơn mởn của hoa lá vườn ai và màu nắng tươi nhuộm lên hàng cau thẳng tấp. Không gian thôn quê trong mắt thi nhân thật dịu dàng và tươi mát. Trên nền thiên nhiên xanh mát ấy, người con gái xứ Huế mộng mơ hiện ra với vẻ đẹp e ấp và cổ kính làm lòng thi nhân xao xuyến. Tất cả cảnh đẹp ấy như mời gọi, như trách móc rằng Thôn Vỹ Dạ đẹp như vậy, nên thơ như vậy “sao anh không về chơi…”. Rõ ràng chúng ta thấy, phong cảnh thiên nhiên mộc mạc của xứ Huế thật đẹp, thật dịu dàng song cái phong cảnh hữu tình ấy lại mang trong lòng thi nhân một nỗi sầu nhân thế. Không gian nghệ thuật mang tính quan niệm. Không gian nghệ thuật gắn liền với điểm nhìn của tác giả, nó gắn liền với cảm xúc mang ý nghĩa nhân sinh. Thông qua việc miêu tả không gian nghệ thuật ta hiểu được suy nghĩ, quan điểm của tác giả đối với nhân vật, đối với các sự việc.Ví dụ trong tác phẩm Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. “Những cánh đồng trở thành đô thị, những cách đồng ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát, những cánh đồng vắng bóng người và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành. Những cánh đồng đó đã hắt hủi cây lúa ( và gián tiếp từ chối đàn vịt). Đất dưới chân chúng tôi bị thu hẹp dần.” Đây là đoạn trích miêu tả sự đổi thay của những cánh đồng hoang hóa. Không gian về cánh đồng gắn liền với sự buồn tủi và cay đắng của hai chị em Nương và Điền. Những cánh đồng gắn liền với những ngày vất vả mưu sinh mà khi đi qua họ khó lòng mà trở lại, vì sự đổi thay của đất khiến cho lúa hoang sơ, bầy vịt không có chốn nương thân hay vì sự thay đổi của lòng người, mà khi đi qua những cách đồng họ không mong có thể trở lại? Cảm nhận được sự thay đổi của cánh đồng và con người ta lại bỏ cánh đồng đi tìm những con đường mưu sinh khác. Sự vận động của xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho những cánh đồng thu hẹp dần, đó là sự vận động tất yếu. Dưới con mắt của tác giả, chính con người đã quay lưng lại với cánh đồng quê mình. 2 Như trong “Tống Biệt Hành” của Thâm Tâm: Đây là không gian vào buổi chiều hoàng hôn, dưới cái nắng nhạt nhòa. Là khoảnh khắc con người đối mặt với cuộc chia li đầy bịn rịn, thổn thức: “ Đưa người ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?” Ngoài ra không gian nghệ thuật còn là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn và thể hiện cách nhìn của tác giả cho nên sự sắp xếp, tạo dựng không gian nghệ thuật thiên về sự chủ quan trong trong cảm xúc của nhà văn.Tinh thần chiếm lĩnh không gian trên cao, không gian vũ trụ được thể hiện tập trung trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận. Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng không gian: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” Không gian được mở ra với một dòng sông rộng mênh mông, muôn vàn đợt sóng và triền miên nỗi buồn: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” Từ dòng sông không gian được mở rộng theo chiều dọc “con thuyền xuôi mái nước song song”, chiều ngang “lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” mà chiều nào dường như cũng không có giới hạn. Rồi từ hai chiều của không gian mặt phẳng, tác giả mở ra chiều thứ ba của không gian: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài trời rộng bến cô liêu.” Một không gian ba chiều sừng sững mở ra nhiều hướng theo ánh mắt nhìn ngắm và chiêm nghiệm của thi nhân. Không gian mở ra là một con đường vạn dặm, với những trắc trở, ghập ghềnh. Nó ghi lại ấn tượng của một miền rừng núi thật khắc nghiệt và thật dữ dội. “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, 3 Heo hút cồn mây súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Tây Tiến_Quang Dũng) Cảnh rừng núi hiểm trở với “dốc lên khúc khuỷu” với “heo hút cồn mây”, với độ cao thấp đến choáng ngợp của “ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” thế mà hình ảnh của sự sống vẫn chợt hiện ra như thế cân bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Không gian nghệ thuật mang tính hình tượng cao, chủ yếu tái hiện không gian tinh thần. Do đó tìm hiểu không gian nghệ thuật phải biết nắm bắt cảm xúc, thái độ của người thể hiện. Đồng thời phải hiểu được ý nghĩa hình tượng của nó, bởi vì không gian là hình thức tồn tại của hình tượng. Ví dụ: Trong tác phẩm “Chí Phèo”của nhà văn Nam Cao, không gian nông thôn làng Vũ Đại cũng như bao ngôi làng khác ở nông thôn Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa nửa phong kiến, bao trùm lên những số phận con người. Những địa chủ phong kiến, những người tá điền quanh năm làm lụng quần quật, bị ức hiếp, bị chà đạp đến nỗi tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính. Nói đến nông thôn những năm 1930-1945 là nói đến những bần cùng và khổ cực khi đó con người phải đối diện với cái nghèo, cái đói, cay đắng hơn là những biến chất và tha hóa của con người. Cái lò gạch cũ hiện lên trong suy nghĩ của Thị Nở - một người phụ nữ dở hơi, biết đâu đó trong cái lò gạch cũ ấy, một Chí Phèo nữa lại tiếp tục với một vòng đời cay nghiệt khác. II. NGHIÊN CỨU THI PHÁP KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT: 1. Quan niệm không gian của các tác giả qua từng thời kì văn học: 1.1. Quan niệm không gian của các tác giả văn học dân gian: 4 1.1.1. Không gian thực: Không gian thực trong văn học dân gian chủ yếu là truyền thuyết và ca dao thường gắn liền với địa danh cụ thể. Không gian nghệ thuật trong ca dao – mở ra một không gian thực tại gần gũi quen thuộc hơn bao giờ hết. Không gian trong ca dao là không gian của đồng quê Việt Nam bình dị và thân thương với bến nước, gốc đa, sân đình, con đò,…Đó là nơi sinh hoạt, lao động của người dân, nơi các chàng trai, cô gái thôn quê gặp mặt, hẹn hò: “Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.” “Trăm năm dù lỗi hẹn hò, Cây đa bến cũ con đò khác xưa” “Ta về ta tắm ao ta, Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” Ở những câu ca dao trên xuất hiện hình ảnh không gian “thuyền”, “bến”, “cây đa”, “con đò”, “ao” đây là hình ảnh ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền quê hương đất nước. Những không gian quen thuộc đó cho ta thấy tình cảm gắn bó với làng quê của người nhân dân ta. Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cảm xúc ra sao thì phong nền của nó vẫn là chốn làng quê thân thuộc, nghĩa tình. Tuy nhiên cũng có lúc không gian ấy vượt ra trở nên rộng lớn kì vĩ hơn, đó là hình ảnh của thiên nhiên đất nước: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.” “Rủ nhau xem cảnh kiếm hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.” “Đài nghiêng, tháp bút chưa mòn 5 Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” Qua những câu ca dao như vậy ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Tuy nhiên những câu ca dao như thế là chưa nhiều, những bài ca dao về quê hương còn hạn hẹp. Đó là một mặt hạn chế trong sáng tác ca dao việt nam, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu , bởi lẽ từ xa xưa đồng bào ta luôn gắn liền với quê hương làng xã và ít khi xa làng quê của mình nên khó có cái nhìn toàn cục. Xét ở một khía cạnh khác, ta cũng thấy không gian tồn tại trong ca dao là không gian vật lý và không gian tâm lý. Không gian vật lý là không gian có thật, là nơi con người sinh sống và lao động, đó chính là khung cảnh của làng quê Việt Nam. Và thường thì trong ca dao giao duyên không gian mà ta thấy là không gian ngoài trời không phải không gian trong nhà: “Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.” “Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.” “Em ôm bó mạ xuống đồng, Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai.” “Bên đàng”, “đầu đình” hay “xuống đồng” chính là không gian tồn tại thật gắn với cuộc sống lao động nhưng đồng thời đó cũng là không gian của tình yêu, là nhịp cầu nói trái tim của những chàng trai và cô gái. Trái với không gian vật lý là không gian tâm lý, không gian của trạng thái tâm hồn con người, để giải bày tâm trạng: “Đưa nhau giọt lệ không ngừng, Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao” “Một mình, mình một bơ thờ, Dựa cây, cây ngã, dựa bờ, bờ xiêu.” 6 Không gian trong ca dao dù được cảm nhận theo phương diện nào thì đó là những khung cảnh gần gũi, thân thuộc và bình dị của làng quê Việt Nam, cho thấy sự gắn bó với quê hương, mọi cảm xúc đều được in dấu trên mảnh đất quê hương mình. Không gian nghệ thuật trong truyền thuyết – luôn mang tính cụ thể, xác định. Không gian trong truyền thuyết là những địa danh có thực, là không gian lịch sử, gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử, gắn liền với thời gian lịch sử xác định. Nó đồng thời là những không gian thiêng, trường tồn cùng với sự bất tử của nhân vật lịch sử. Núi Tản Viên hóa chốn non thiêng vì gắn liền với tên tuổi Sơn Tinh – vị anh hùng trị thủy, cũng là một vị thần của việt Nam. Sông Bạch Đằng trở thành địa danh lịch sử khi gắn liền với tên tuổi Ngô Quyền khi đánh quân Nam Hán. Gắn với thời đại Đông A, khi Trần Hưng Đạo cùng vua tôi nhà Trần đánh đuổi giặc Mông – Nguyên. Truyền thuyết đã tạo nên những cặp sánh đôi: không gian lịch sử - nhân vật lịch sử. Có thể kể, đất Mê Linh – Hai Bà Trưng, Gò Tháp (Đồng Tháp) – Thiên Hộ Dương, Thất Sơn huyền bí (An Giang) – Quản Cơ Trần Văn Thành,… Như vậy, không gian thực trong văn học dân gian là không gian sinh hoạt gắn liền với cuộc sống của nhân dân. Đó cũng là không gian của những nơi gắn liền với những chiến công hiển hách, những thành tựu mà các bậc anh hùng, danh nhân đã đạt được. 1.1.2 Không gian ảo: Những tác phẩm văn học dấn gian là những suy nghĩ hôền nhiến, là tnh c ảm chấn th ật c ủa những con người lao động hàng ngày. Bởi thếố cái nhìn mang tnh quan ni ệm c ủa h ọ cũng rấốt đ ơn giản, ít phức tạp hơn so với các giai đoạn sau - khi t ư duy con ng ười đã phát tri ển ở m ức cao. Đ ặc điểm chung của không gian văn học trong nh ững sáng tác dấn gian là mô hình ba tấềng, ba cõi: Thượng giới, trấền gian và địa ngục với thấền linh, ng ười, ma qu ỷ. Ở đó, con ng ười có th ể t ự do đi l ại trong ba cõi mà ít gặp sự trở ngại nào. Đó chính là tnh chấốt tôn giáo c ủa không gian ngh ệ thu ật trong văn học dấn gian bởi vì tn ngưỡng tôn giáo là một phấền trong đời sôống tnh thấền của nhấn dấn cho nến nó đi vào truyện kể dấn gian như một leẽ t ự nhiến. Chính vì v ậy không gian kì ảo đ ược xem là môi trường tôền tại, môi trường sinh hoạt khác để h ọ g ửi găốm nh ững tấm t ư tnh c ảm nguy ện v ọng trong đời sôống thường ngày. 7 Thông qua các thể loại như truyện cổ tch, truyếền thuyếốt, thấền tho ại… c ủa văn h ọc dấn gian ta dếẽ dàng nhận thấốy được không gian kì ảo c ủa môẽi tác ph ẩm rấốt đ ậm nét mang m ột săốc thái riếng c ủa từng thể loại chẳng hạn như : Không gian truyện cổ tch: Đăốm mình trong thếố giới truy ện c ổ tch là s ự say đăốm trong nh ững giấốc mơ ngọt ngào của người xưa, là ước mơ vếề m ột cu ộc sôống ấốm no, h ạnh phúc không còn nh ững áp bức bấốt công. Ở đó, con người có th ể t ự do ho ạt đ ộng, t ự do di chuy ển mà không g ặp tr ở ng ại, và luôn có sự giúp đỡ của lực lượng thấền kì, siếu nhiến. Chính vì thếố mà đã có nh ững ph ương t ện đi l ại kì diệu như: chiếốc thảm bay, đôi hài bảy dặm, nôềi cơm ăn mãi không hếốt, viến ng ọc quý giúp nghe được tếống nói của muôn loài và có thể reẽ nước đi xuôống biển (Dã tràng),…không gian kì ảo là những ước mơ, khát vọng của con người. Ở đó có hạnh phúc và sự bất tử (Từ Thức), có những vật báu kì diệu đem lại hạnh phúc (cây đàn trong “Thạch Sanh”), có vàng bạc châu báu đem lại sự giàu sang (hòn đảo trong “Cây khế”), … Nói chung là ở thế giới kì ảo con người có thể tìm được tất cả những điều tốt đẹp, sung sướng mà họ không bao giờ có được ở thế giới hiện thực không những vậy theo quan niệm của các tác giả dấn gian không gian kì ảo còn là là th ước đo ph ẩm chấốt c ủa con người. Chính vì vậy không gian kì ảo là nơi ch ứa đ ựng nh ững ước m ơ giàu sang, h ạnh phúc c ủa con người cho nến không phải ai cũng có thể đếốn đ ược không gian đó. Chỉ có những người đã qua thử thách, bộc lộ được phẩm chấốt tôốt đẹp, trung th ực, dũng c ảm thì m ới đếốn đ ược không gian kì ảo, được đếền đáp, và có kếốt thúc có hậu: vì cứu đ ược Thái t ử con vua Th ủy Tếề mà Th ạch Sanh đi xuôống Thủy cung, nhận được phấền thường là cấy đàn thấền kì… Nh ững bi ểu t ượng không gian đó mang tnh chức năng, đó là môi trường thử thách để ban th ưởng ho ặc tr ừng ph ạt nhấn v ật. Không gian thấền thoại: Không gian có tnh chấốt đ ặc thù là tnh nguyến s ơ, hoang dã c ủa n ơi xuấốt phát đấều tến của sự kiện (như trời đấốt ch ưa phấn, tr ời s ụp phía Đông Nam…). Điếều này có th ể lí giải bởi: thấền thoại là một trong những thể lo ại văn h ọc s ớm nhấốt c ủa loài ng ười, “nó ra đ ời vào th ời kì thơ ấốu của con người và một đi không tr ở l ại” (K.Mark). Lúc đó, vũ tr ụ ch ỉ là cõi hôềng hoang, ấm u, lạnh leẽo văống bóng dáng con người: “Ban đấều vũ tr ụ là m ột cõi hôẽn đ ộn, m ờ m ịt, tôối tăm, l ạnh leẽo. T ừ cõi hôẽn độn ấốy, Thấền Trụ Trời xuấốt hiện, ông lấốy đấều đ ội tr ời lến cao và dùng chấn đ ạp đấốt thấốp xuôống” (Thấền trụ trời). Không gian sử thi: Nếền tảng của không gian s ử thi là không gian thấền tho ại có tnh chấốt h ư ảo, kì diệu, không gian thay đổi theo ý thức c ủa thấền linh. Ví dụ như trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” một tác phẩm kì vĩ, vì từ đấều đếốn cuôối nó nói lến môối quan h ệ qua l ại gi ữa thếố gi ới trấền gian và thếố giới thấền linh hay trong sử thi “ Đăm Săn” đó là không gian khi Đăm Săn chiếốn đấốu v ới Mtao Mxấy với sự mách bảo của ông trời để giếốt chếốt Mtao Mxấy. Dù các yếu tố kì ảo trong mỗi thể loại có cái riêng nhưng nhìn chung trong tất cả các thể loại đều mang một sắc chung đó là có không gian kì ảo xoay quanh ba tầng , ba cõi, các tác phẩm dân gian giúp thỏa mãn nhu cầu lý giải hiện tượng 8 trong tự nhiên và trong đời sống của người dân khi tư duy con người lúc bây giờ còn đơn giản. 1.2. Quan niệm không gian của các tác giả văn học trung đại: Nhìn chung quan niệm về không gian trong văn học trung đại cũng có nhiều nét đồng nhất với quan niệm không gian của văn học dân gian. Song, quan niệm không gian của các tác giả văn học trung đại được đề cập nhiều góc cạnh hơn, xuất hiện dày đặc hơn trong từng tác phẩm. 1.2.1.Văn học trung đại miêu tả khá dày đặc không gian tưởng tượng kì ảo: Không gian vũ trụ vẫn là không gian cơ bản và chiếm ưu thế trên văn đàn văn học trung đại Việt Nam. Con người trong thời kì trung đại hình dung thế giới là “thiên hạ”, đất nước “sơn hà”, “giang sơn”…Đối với họ không gian vũ trụ là vô cùng rộng lớn, kì vĩ, mênh mông, vô tận. Và họ cảm nhận không gian qua sự chiếm lĩnh không gian, cái nhìn và cái cảm của bản thân trước vũ trụ. Mô hình không gian vũ trụ có thể là 4 phía (đông, tây, nam, bắc), trước sau, trong ngoài, gần xa,… Không gian vũ trụ tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người lúc bấy giờ, đối mặt với không gian rộng lớn khiến con người cảm thấy nhỏ bé, cô độc giữa vũ trụ vô cùng vô tận. Trần Tử Ngang đã viết lên nỗi niềm ấy khi phải đối diện không gian rộng lớn của vũ trụ mà đối lập lại là con người cô đơn và nhỏ bé: “Tiền bất kiến cổ nhân Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sảng nhiên nhi thế há” (Đăng u châu đài ca_Trần Tử Ngang) (Phía trước không thấy người xưa Phía sau không thấy ai đến Ta nghĩ rằng trời đất rộng mênh mông 9 Riêng ta đau lòng rơi lệ) Chính điều này mà con người luôn khao khát chiếm lĩnh không gian: “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Thuật hoài_Phạm Ngũ Lão) Hình ảnh về hành động sẵn sàng chiến đấu của tráng sĩ được tô đẹp hơn khi đặt trong không gian bao la rộng lớn của đất nước và thời giang đằng đẵng trong suốt mấy thu. Tầm vóc của người chiến sĩ cũng vụt lớn theo tầm vóc của non sông tổ quốc. “Ba quân” ở đây chỉ quân đội và “sao Ngưu” tượng trưng cho thiên nhiên hùng vĩ, bao la. Sức mạnh của quân đội ta dường như át luôn cả vũ trụ, con người chiếm lĩnh không gian rộng lớn, điều này tượng trưng cho một dân tộc quật cường, không kẻ thù nào có thể đánh bại được. Ngoài ra, không gian vũ trụ còn gắn với vẻ đẹp của thiên nhiên bao gồm nhật, nguyệt, trăng, mây, núi…đó như một khoảng không gian tinh thần mà mỗi người luôn tìm đến trong những lúc vui buồn. “Nước biết non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu” (Báo kính cảnh giới 26) Không gian vũ trụ của văn học trung đại chịu ảnh hưởng từ tam giáo. Về đạo giáo, không gian mà tác giả thời kì này cho là chốn bồng lai, tiên cảnh, với cảnh tuyệt đẹp và những thần tiên, họ cho rằng đây sẽ là nơi họ trở về sao khi chết. Vì nó đẹp, nó thuần khiết nên đây là không gian mơ ước của nhiều người, cho nên nó được xây dựng bằng trí tưởng tượng kì ảo với nhiều màu sắc lung linh, tuyệt đẹp. Về phật giáo, cuộc đời đầy bể khổ nên cứ thế con người luân thường từ kiếp này sang kiếp khác, tùy theo nghiệp báo của từng người. Theo quan niệm của đạo phật chốn mà loài người nên hướng đến là cõi niết bàn, chốn cực lạc, 10 nơi có ngài Đức phật A Di Đà. Mặc khác, trong văn học trung đại có lúc đạo phật chiếm vị trí độc tôn (thịnh hành nhất ở thời Lý) nên đa phần thơ văn phần lớn mang không gian phật giáo, nơi vô sanh vô tử, con người chỉ còn những niềm vui, giải thoát. Về nho giáo, không gian mang màu sắc gần gũi hơn, thiết thực hơn, gắn bó với thực tại. Nhưng không gian đó phải nhuốm màu thanh cao, yên bình cùng với các đạo lí, tư tưởng về cuộc sống mà con người tuân theo để hoàn thiện bản thân. 1.2.2.Không gian thực tại trong văn học trung đại. Không gian chốn cung đình được chú trọng Đối tượng phản ánh trong thời kì này thường là các nhà sư, nhà nho, tầng lớp quý tộc nên khi nhắc đến chốn cung đình thì các nhà thơ thường miêu tả sự tráng lệ, lộng lẫy nguy nga, nơi cung vàng gác ngọc. Trong “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, ông đã khắc họa lại chốn không gian phủ chúa, nơi sang trọng, giàu sang khác hẳn đời thường: “Cửa trời nam sang nhất là đây Lầu vàng gác vẻ tung mây Rèm châu, hiên ngọc, bóng mây ánh vào Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen Quê mùa cung cấm chưa quen Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào.” (Thượng kinh kí sự_Lê Hữu Trác) Không gian làng quê, sinh hoạt của người bình dân. Không gian chốn làng quê thường yên tĩnh và vắng lặng, không gian như kéo rộng ra dàng trải theo nhiều phía tạo cho người đọc có cảm giác “tĩnh”, “động” và “rộng”. Trong bài “Thiên trường vãng vọng” nhà vua như rời khỏi không gian lầu vàng gác ngọc mà tìm về vẻ đẹp mộc mạc, chan hòa giữa chốn 11 làng quê. Khung cảnh huyền ảo, nhàn nhạt màu khói, nữa có nữa không bao trùm không gian thiên trường vào một buổi chiều: “Thôn hậu thôn điền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng nghịch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song quy hạ điền” (Thiên trường vãng vọng_Trần Nhân Tông) (Xóm trước thôn sau tựa khói lồng Bóng chiều như có thoắt dường không Mục đồng thổi sáo trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng) Không gian nhàn tản, ẩn dật Nho gia rất chú trọng không nhàn tản, thảnh thơi...Sao bao nhiêu năm tháng bon chen với chốn quan trường, hoặc có những người sợ chốn phồn hoa, náo nhiệt mà tìm về nơi tĩnh lặng làng quê, lánh thế sự mà giữ cho tâm mình thêm trong sạch, không vướng bụi trần. Đó có thể là sự đối lập không gian giữa nơi thanh cao và phàm tục: “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao.” (Nhàn_Nguyễn Bỉnh Khiêm) Hay không gian ẩn dật, nơi vắng bóng người và sự bận rộn của khách tục, mà kẻ thi nhân chỉ làm bạn với khách thơ: “Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn Khách tục không ai bén đến gần…” (Mộ xuân tức sự_Nguyễn Trãi) 12 Hoặc nhà thơ hòa mình vào thiên nhiên quên đi những danh lợi, trần tục ngoài kia, sống cuộc sống bình thường trong không gian thiên nhiên hữu tình, tâm hồn khoái lạc: “Côn sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai ..... Trong rừng có bóng trúc râm, Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn. Về đi sao chẳng sớm toan, Nữa đời vướng bụi trần hoàn làm chi?…” (Côn Sơn ca_Nguyễn Trãi) Không gian lữ thứ, lưu lạc Vì nhiều lí do mà phải lưu lạc nơi đất khách quê người, để rồi gieo vào đấy một nỗi buồn vô hạn mỗi khi nhớ về. Một không gian đối lập giữ cố hương và tha hương, nơi quê hương ngọt ngào với nơi xa lạ: “…Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” (Hoàng hạc lâu_Thôi Hiệu) (Quê hương khuất bóng hoàn hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?) Không gian như mênh mang, vô tận, kéo dài nỗi lòng khắc khoải của kẻ bị lưu lạc chốn quê người, nhìn cảnh mà nhớ người, nhớ quê, nỗi đau như nhân lên gấp bội: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. 13 Buồn trong ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trong nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trong gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi…” (Truyện Kiều_Nguyễn Du) Tấm lòng của người tha hương lúc nào cũng hướng về tổ quốc, kẻ lữ thứ với niềm khắc khoải không yên. Trong không gian mùa thu, đêm tối, mưa rơi, ngọn đèn đơn độc như chính con người nơi đất khách quê người: “Thu phong lạc diệp ky tình tứ Dạ vũ thanh đăng khách mộng hồn” (Thu dạ khách cảm_Nguyễn Trãi) (Gió thu lá rụng xào xạc gợi nỗi niềm lữ thứ Đêm mưa đèn xanh leo loét khiến khách chiêm bao) Không gian tâm trạng nỗi niềm của con người trước thực tại “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Mỗi khi con người có những nỗi niềm tâm sự thì cảnh vật xung quanh như hòa chung vào sắc thái ấy. Không gian tâm trạng là khoảng không gian gắn với nội tâm của con người, chiều sâu suy tư, cảm xúc, đó có thể là không gian mênh mông, cô đơn, sầu vắng… như chính tâm trạng của chủ thể đang đối mặc. Như trong bài “Dạ Vũ” của Trần Minh Tông dường như có một nỗi buồn vô hạn lẫn khuất trong không gian, nó làm cho đêm dài hơn, ngày không sáng được, ngọn đèn chưa tắt hòa cùng với không gian của đêm vào thu, mưa rơi rả rít. Một nỗi niềm của một nhà vua tự hối hận về sai lầm của mình trong quá khứ: 14 “Thu khí hòa đăng thất thự minh Bích tiêu song ngoại đệ tàn Tự tri tam thập niên tiền thác Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh” (Dạ Vũ_Trần Minh Tông) (Hơi thu hòa vào ngọn đèn làm mờ đi ánh sáng ban mai Giọt mưa trên tàu lá chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi) Nỗi sầu xa cách, nỗi buồn nặng trĩu tâm tư, trong cuộc chia ly, xa cách con người ta vẫn hướng về nhau nhưng càng tìm nhau trong khoảng không gian mênh mông họ lại càng không thể thấy được nhau, không gian như đẩy họ ra xa. Trong cuộc chia ly, không biết có ngày gặp lại hay không? Có chăng là “vĩnh biệt” khi người chồng ra trận, để rồi đôi vợ chồng chia ly trong không gian nhuốm màu buồn đau, tan tác: “Cùng trong lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” (Chinh Phụ Ngâm_Đặng Trần Côn) Đứng trước thực tại xã hội ngày càng trở nên rối ren, luân thường đạo lý bị đảo lộn các nhà thơ dù cho lánh đời nhưng vẫn sống trong đời nên vẫn không thể tránh được tâm trạng buồn đau, bao nhiêu nỗi niềm gửi vào thơ văn cho vơi cái sầu. Ví như một Tú Xương đầy tâm trạng, “thức” trăn trở với đời, xót xa với người, tất cả được bao trùm lên bởi không gian đêm tối: “Nằm nghe tiếng trống, trống canh ba 15 Vừa giấc chiêm bao chợt tỉnh ra Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả Việc gì mà thức một mình ta” (Chợt giấc_Trần Tế Xương) Qua quan niệm về không gian của các tác giả trong văn học trung đại cho ta thấy không gian trong tác phẩm trung đại vô cùng phong phú, qua đó nó góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng, cái hay và cái đẹp mà không thể lẫn vào đâu được trong kho tàng văn học Việt Nam. 1.3. Quan niệm không gian của tác giả văn học hiện đại: Trong Thi pháp học hiện đại, không gian nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc sáng tác và phê bình tác phẩm. Yếu tố này đã góp phần tạo nên thế giới hình tượng sinh động và phong phú. Nó không chỉ thể hiện thế giới vào các tác phẩm mà còn biểu đạt những cảm thức, những quan niệm của người viết. Do sự đổi thay trong quan niệm về xã hội, cá nhân, hoạt động của con người mà không gian nghệ thuật trong văn học đã thay đổi. Bên cạnh việc kế thừa các kiểu không gian nghệ thuật ở các giai đoạn trước, ở giai đoạn này không gian nghệ thuật đa dạng và phong phú hơn. Với các tác giả văn học hiện đại, không gian nghệ thuật mang tính khái quát cao, phạm vi phản ánh rộng lớn. Đó là toàn bộ đời sống xã hội - không gian của con người phải vật lộn với cuộc sống đầy sóng gió. Không gian mang tính xã hội với hình ảnh của con đường là người đi, không gian được mở rộng theo từng bước chân của khách bộ hành. “ Đường qua mấy phố Quy Nhơn Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần … Đường lên xứ lạ Kon Tum Quanh quanh đèo chật, trùng trùng núi cao … 16 Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao Đèo leo ngon thác, cầu treo mặt ghềnh … Đường lên đỉnh núi Đắc Lay Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim .” (Tiếng hát đi đày - Tố Hữu) Không gian nghệ thuật mang tính cá nhân, văn học trong thời đại này đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số phận của từng cá nhân, trong mối quan hệ hữu cơ với cuộc sống nhân dân. Vì vậy không gian văn học mang đậm dấu ấn cá nhân. Đến với các tác giả Thơ mới, chúng ta được đắm chìm trong những không gian cá nhân nhỏ hẹp, quẩn quanh bế tắc. Với Xuân Diệu thì không gian luôn gắn với tình yêu và nỗi buồn. Những vần thơ của ông thể hiện một khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng một tình yêu chân thành, khát vọng về cuộc đời và con người: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia sẽ bởi trăm tình yêu mến.” ( Cảm xúc ) “Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt! Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng: Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!” 17 ( Xa cách ) Với Chế Lan Viên lại là không gian nghệ thuật đầy hư ảo mộng mị cùng những tiếng rỉ rên … “ Trời hỡi trời! Hôm nay tôi chán hết Những sắc màu, hình ảnh của trần gian” ( Tạo lập) “Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền đau khổ với buồn lo.” ( Những sợi tơ lòng) hay lạc vào không gian của những cơn say trong thơ Vũ Hoàng Chương: “Hãy buông lại gần đây làn tóc rối, Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên, Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói, Đưa hồn say về tận cuối trời quên.” (Quên) Đến với Hàn Mặc Tử Ta bắt gặp một không gian của vũ trụ, của thế giới siêu thực, của một miền “ thượng thanh khí”. Trong không gian đó có cái tôi thi nhân trần tục với cái ta của vũ trụ, đó là một không gian riêng, hồn riêng của nhà thơ, không giống như bao nhà thơ khác hướng đến thiên đàng.. “Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng Chơi vơi trong khí hậu chin tầng mây Ánh sáng lại sẽ tan vào hư lãng Trời linh thiêng; cao cả gợi nồng say” 18 ( Hồn lìa khỏi xác ) “Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi” ( Say trăng ) Về lại chốn quê bình yên thơ mộng trong thơ Nguyễn Bính với hoa cỏ may, giậu mồng tơi, những đàn bướm lượn vòng, những ngày mưa xuân cùng nụ cười mong mùa xuân của tình yêu: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” Khi tình yêu lỡ dở không thành, không gian mưa xuân ấy lại mang một nỗi buồn đến tái tê: “Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay Hoa xoan đã nát dưới chân giày” (Mưa xuân ) Hay còn đâu đó chốn không gian bồng lai tiên cảnh của Thế Lữ. Một không gian thoát li hiện thực đầy chất thơ, vô cùng trong sáng không vướng bụi trần. Trong không gian ấy hiện lên vẻ đẹp của những nàng tiên nga, ngọc nữ múa lượn trong tiếng đàn, tiếng duối vang dội lung linh, có suối trong giếng ngọc… “Mây hồng ngừng lại sau đèo, Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi. Trời cao xanh ngắt – Ô kìa! Hai con hạc trắng bay về bồng lai… Theo chim tiếng sáu lên khơi 19 Lại theo dòng suối bên người Tiên nga: Khi cao, vút tận mây mờ Khi gần, vắt vẻo bên bờ cây xanh Êm như lọt tiếng tơ tình Đẹp như ngọc nữ uốn mình trong không” ( Tiếng sáo thiên thai) Hay ta cũng có thể bắt gặp một không gian nên thơ, êm ái, dịu nhẹ mang vẻ đẹp đậm chất cổ điển, sang trọng, mực thước qua vần thơ của Huy Cận. Đó có thể là một không gian buồn với những phút giây trôi qua chậm chạp, như ngưng đọng và rơi rụng như giọt mưa ngoài hiên, làm đờ đẫn cả tâm can, làm lang thang chân bước. Đó là một nỗi sầu vô cớ, một nỗi sầu lang thang không nhà cửa, không quán trọ, không phương hướng, sầu dọc sầu ngang trước một không gian mênh mông vô tận. “Đêm mưa làm nhớ không gian, Lòng run thêm lạnh nổi hàn bao la… Tai nương giọt nước mái nhà, Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn. Nghe đi rời rạc trong hồn, Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi… Rơi rơi…dìu dịu…rơi rơi… Trăm muôn giọt nhẹ nói lời vu vơ… Tương tư hướng lạc, phương mờ… Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe Gió về, lòng rộng không che, Hơi mây hiu hắt, bốn bề tâm tư…” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan