Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Địa lý Khu Phố Cổ Hà Nội...

Tài liệu Khu Phố Cổ Hà Nội

.PDF
357
164
114

Mô tả:

Phần thứ hai NGHIÊN cúu CHUYÊN ĐỂ 93 C h u y ên đ ề 1 VỂ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU ĐỊA CHÍNH HÀ NỘI (Cuối th ế kỷ XIX, nửa đầu th ế kỷ XX) I- TÀI LIỆU ĐỊA CHÍNH HÀ NỘI TẠI TRUNG TÂM Lưu TRỮ Quốc GIA I Ngay sau khi đất nước giành được độc lập, ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thòi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh thành lập và chỉ định người đứng đầu Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Nhằm tiếp tục tăng cường cho việc quản lý thống nhất của Nhà nưốc về công tác lưu trữ, ngày 4-9-1962, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/CP thành lập Cục Lưu trữ thuộc Phủ Thủ tướng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Cục Lưu trữ Nhà nước là trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quốíc gia. Trong những năm chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng đã tổ chức sơ tán, bảo vệ an toàn một khối lượng lốn tài liệu lưu trữ quốc gia. Hiện nay, Cục Lưu trữ Nhà nưốc đã thu thập được khoảng 30km giá tài liệu có ý nghĩa quốc gia, được viết bằng các ngôn ngữ Hán - Nôm, Pháp, Việt... trên các vật mang tin bằng giấy, mộc bản, phim ảnh, ghi âm, V .V .. Những tài liệu này được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu ỏ Việt Nam từ thế kỷ XV cho 95 1 đến ngày nay. Tài liệu lưu trữ quốíc gia đã phục vụ có hiệu quả các nhu cầu nghiên cứu của tổ chức và cá nhân, góp phân thiêt thực vào việc khôi phục nhiều công trình quan trọng sau chiên tranh cũng như phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là một trong ba trung tâm trực thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, có chức năng sưu tầm, thu thập, bổ sung; bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu, tư liệu lưu trữ Hán - Nôm và tài liệu, tư liệu lưu trữ tiếng Pháp được hình thành từ tháng 8-1945 trở về trưốc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nưốc. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I hiện đang bảo quản một khối lượng tài liệu và tư liệu lốn, gồm: Khối tài liệu Hán ■Nôm: Đây là khối tài liệu được hình thành trong những cơ quan thuộc các triều đại phong kiến ở Việt Nam, chủ yếu là triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945). Cụ thê như sau: - Tài liệu Châu bản triều Nguyễn từ Gia Long (1802) đến Bảo Đại (1945); - Tài liệu Địa bộ: gồm trên 10.000 tập về các loại đất đai, kích thước, vị trí, chủ sở hữu, V . V ., các làng xã từ miền Bắc đến miền Nam được lập trong hơn 30 năm đầu của triều Minh Mạng (1806 - 1837); - Tài liệu Nha huyện Thọ Xương: là tài liệu thuộc thành nội Hà Nội; - Tài liệu phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ: là tài liệu của cơ quan đại diện của triều đình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ trong những năm cuối thế kỷ XIX; - Sưu tập tài liệu Hương Khê: từ Hậu Lê (1619) đến Tự Đức. Khối tài liệu tiếng P háp: Là khôi tài liệu được hình thành 96 trong cảc cơ quan chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương trưốc đây (gồm Việt Nam, Lào, Campuchia) và các sở chuyên môn của chính quyển thuộc địa Pháp ở Bắc Kỳ, gồm: - Khôi tài liệu chính quyền thân Pháp: gồm phông Bảo Đại Hà Nội; phông Bảo Đại Đà Lạt; phông sở Học chính Bắc Việt; phông sở Thông tin Tuyên truyền Bắc Việt; phông Toà Thị chính Hà Nội và khôi tài liệu kỹ thuật: tài liệu kiến trúc; tài liệu giao thông đường bộ; tài liệu thuỷ lợi; tài liệu thuỷ lợi miền Trung. - Khối tài liệu hành chính: là khối tài liệu chiếm số lượng nhiều nhất với 40 phông tài liệu. Tài liệu địa chính Hà Nội thuộc khổi tài liệu này nằm tập trung nhiều nhất ở phông sở Địa chính Hà Nội và nằm rải rác ở các phông: phông sở Địa chính Bắc Kỳ, phông Toà Đốc lý Hà Nội, phông sở Địa chính Hà Đông. 1. P h ô n g Sở Đ ịa ch ín h H à Nội Trong sô' các phông tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ quốic gia I, phông Sở Địa chính Hà Nội cung cấp số lượng lốn hồ sơ địa chính của riêng khu vực Hà Nội. Hiện nay, phông tài liệu này có 880 hồ sơ với độ dày mỏng, chất liệu và kích thưốc khác nhau. Hồ sơ mỏng nhất khoảng 2 - 3 tờ và hồ sơ dày nhất là gần 200 tò. Chất liệu gồm có giấy pơluya và giấy thường. Kích thước bao gồm nhiều khố giấy khác nhau. Loại hình tài liệu trong các hồ sơ gồm có: tài liệu viết tay, tài liệu đánh máy và bản đồ (có tỷ lệ). Một số hồ sơ có tài liệu vừa chữ Hán, vừa chữ quốc ngữ. Thời gian hình thành của các hồ sơ kéo dài từ năm 1888 đến năm 1Ỡ56. Phông tài liệu Sở Địa chính Hà Nội đã được chỉnh lý hoàn chỉnh thành hồ sơ. Nội dung chủ yếu gồm các tài liệu liên quan 97 đến những vấn đề đất đai, nhà cửa, chùa chiền và các phô cúa Hà Nội. Theo khung phân loại p. Boudet, tài liệu chỉ liên quan đến hai ký hiệu sau: - Chính trị: chùa và đền (1890 - 1957), ký hiệu là F; - Chế độ ruộng đất: ký hiệu là M, gồm: + Từ M3 - M8: Các hồ sơ thuộc lĩnh vực địa chính và đất đai của thành phô"; hồ sơ về các phô"của Hà Nội (1882 - 1956). + M83: Hồ sơ khu vực nhượng địa (1889 - 1953). + M84: Các hồ sơ thuộc lĩnh vực chuyển đổi đất đai trong các phô" của Hà Nội (1888 - 1953). + M86: Các hồ sơ thuộc lĩnh vực trưng dụng đất để quy hoạch các phô" (1889 - 1953). + M87: Hồ sơ trưng dụng đất cho việc xây dựng thành phô’ (1888 - 1944). + M89: Các hồ sơ đất đai do thành phô'bán (1888 - 1949)1. Sau đây, chúng tôi miêu tả tỉ mỉ một sô" hồ sơ thuộc phông Sỏ Địa chính Hà Nội: Hồ sơ có mã sô' ký hiệu 3 thuộc phông s ở Đia chính Hà Nội (có niên đại năm 1927): Nghiên cứu về các nghĩa trang ở Hà Nội và những vùng phụ cận. Báo cáo của Lavigne gửi Hội đồng Thành phô (étude des cimetières à Ha Noi et ses environs. Rapport de Lavigne à la Commisson des Conseillers munwipaux). Hồ sơ gồm 6 tò. Từ tờ 1 - 6 là bản báo cáo của Lavigne về dự án thành lập một ủy ban sắp xếp lại khu nghĩa trang bản địa theo quy định và tìm kiếm thêm chỗ dành để nhận mai táng dân bản xứ ở Hà Nội. Nội dung của bản báo cáo gồm các phần: Pháp chế: Trong phần này tác giả nêu ra các nghị định của 1. Tham khảo thêm Thư mục tài liệu địa chính Hà Nội. 98 Toàn quyền Đông Dương từ năm 1890 cho phép thành lập các nghĩa trang trong tấ t cả các trung tâm thành phố, tối Nghị định ngày 22-2-1892 thiết lập nghĩa trang của dân bản xứ ở đưòng L’Abattoire (phô'Lò Lợn) và Nghị định ngày 31-12-1904 cho phép đào huyệt trong nghĩa trang bản xứ của Thành phô' để mai táng. Vị trí những nơi yên nghỉ: Trong phần này tác giả nêu lên các nghĩa trang sau: + Nghĩa trang cũ của khu nhượng địa. + Nghĩa trang Grand Boudha. + Nghĩa trang của người châu Âu: rộng 11.333m2 do ông Blanc mua. Trước đây là vùng đất ngập úng kéo dài, là đất nghĩa trang của Bạch Mai và Hợp Thiện. + Nghĩa trang Công giáo ở đường Mandarine (đường Lê Duẩn) thuộc sở hữu của Hội Truyền giáo theo hợp đồng ngày 12-11-1894, dành để mai táng những người dân bản xứ theo Công giáo và những nhân vật của Hội Truyền giáo. + Nghĩa trang của tổ chức từ thiện Hợp Thiện được đặt ở làng Quỳnh Lôi, tổng Kim Liên, huyện Hoàn Long. + Nghĩa trang của dân Nam Kỳ được lập vào năm 1899 bởi các viên thông ngôn Sài Gòn. + Hai nghĩa trang của người Hoa nằm ở đường Thụy Khuê và đường 4 cột thuộc vùng ngoại thành xưa. + Nghĩa trang Vân Hồ ở làng Bạch Mai. + Nghĩa trang đại lộ Armand Rousseau. + Nghĩa trang Giảng Võ thuộc vùng ngoại thành xưa. H ồ sơ ký hiệu sô'76: C adastre et dom ain e (địa bạ và tài sản). L iệt kê đ ịa bạ và tài sản sở hữu của cư d ân các khu p h ô H à Nội. 99 Hồ sơ gồm 16 bản đồ và 102 tờ chia thành từng tập hồ sơ cá nhân. Ví dụ, tập hồ sơ sô' 22 là giấy tò về tài sản sở hữu ruộng đất của Trần Văn Chiêu, trong đó bao gồm: - Đơn của ông Trần Văn Chiêu về việc mua một mảnh đất (viết bằng chữ Hán). - Báo cáo của Giám đốc sở Địa chính về yêu cầu mua mảnh đất của ông Chiêu. - Hợp đồng bán đất. - Bản đồ mặt bằng. Hồ sơ tài sản sở hữu ruộng đất của Nguyễn Bá Bảy, hồ sơ tài sản sở hữu ruộng đất của Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Thị Hai... cũng cơ bản gồm các giấy tờ như trên. 2. Tài liệu địa chính Hà Nội tạ i một vài phông tư liệu khác Phông Sở Địa chính Bắc Kỳ: Nghị định ngày 26-9-1900 của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thành lập tại Bắc Kỳ một Phòng Địa chính trực thuộc sở Nông nghiệp Bắc Kỳ. Theo Nghị định ngày 8-3-1906 của Toàn quyền Đông Dương Beau, Phòng Địa chính được thành lập lại và chuyển thành sở Địa chính đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thông sứ Bắc Kỳ. Sau đó, Sở Địa chính được tổ chức lại và hoàn thiện bởi các nghị định ngày 23-9-1913, ngày 7-12-1939 và Nghị định số 349 THP/NĐ, ngày 31-1-1953. Sở Địa chính Bắc Kỳ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện và kiểm tra kỹ thuật việc đo đạc địa hình, lập các bản đồ và các sổ cái địa chính. Hiện nay, phông Sở Địa chính Bắc Kỳ có 598 hồ sơ. Các hồ sơ có độ dày mỏng khác nhau. Hồ sơ dày nhất khoảng 150 tờ. Hồ sơ mỏng nhất khoảng 2 - 3 tờ. Thời gian của các hồ sơ kéo 100 dài từ năm 1901 đến năm 1954, thuộc các lĩnh vực: văn bản pháp quy, công văn trao đổi, nhân sự, hồ sơ nhân sự, tô chức chính quyền địa phương, công chính, lao động, khai thác thuộc địa, chê độ ruộng đất, nông - lâm; giáo dục công, khoa học và nghệ thuật và lưu trữ - thư viện. Đặc biệt, tài liệu ruộng đất trong phông sỏ Địa chính Bắc Kỳ chiếm sô" lượng lốn, có nội dung phong phú, bao gồm các tư liệu về: chế độ ruộng đất, quy chế về sở hữu ruộng đất, phân chia quyền sở hữu ruộng đất ở Bắc Kỳ (1909 - 1951); cải cách ruộng đất của một sô' tỉnh Bắc Kỳ (1951 - 1953); lịch sử địa chính Đông Dương và địa chính Bắc Kỳ; tố chức và hoạt động của địa chính Bắc Kỳ, Trung Kỳ-và tổ chức lại địa chính Bắc Việt (1901 - 1954); báo cáo hằng năm của sở Địa chính Bắc Kỳ, báo cáo hằng tháng của các tỉnh (1926 - 1954); đăng ký ruộng đất ở Bắc Kỳ (1926 - 1938); tố chức lại các khu địa chính, bản đồ các tỉnh Bắc Kỳ được vẽ sau khi đã thực hiện công tác địa chính (1938 - 1941); hồ sơ tranh chấp đất đai, hoạch định ranh giối giữa các tỉnh ở Bắc Kỳ và cắm mốc phân giới đất ở Nam Kỳ (1911 - 1951); báo cáo thanh tra các tỉnh Bắc Kỳ (1928 - 1945); diện tích các đồn điền ở các tỉnh Bắc Kỳ (1933 - 1944); danh sách các đồn điền của người bản xứ và của người Ảu ở các tỉnh Bắc Kỳ (1903 - 1944); lịch sử về tài sản đô thị; nhượng và thuê đất tư không xây dựng ỏ Đông Dương (1931 - 1944); quy hoạch thành phố Hà Nội trong những năm 1924 - 1944. Có thể thấy rằng, phông tài liệu này tập trung toàn bộ tài liệu quản lý địa chính của cả Bắc Kỳ. Vì vậy, tài liệu địa chính Hà Nội trong phông này có rất ít (khoảng 10 hồ sơ), ví dụ: H ồ sơ ký hiệu 265 niên đ ạ i năm 1933: Lim ite de la zone de servitude 101 entourant Vaéroport de Hanoi (Ranh giới các vùng xung quanh săn bay của Hà Nội, 1933); Hồ sơ ký hiệu 535: Plan d'alignement de Hà-Nôi 1934 - 38 (Bản đồ quy hoạch Hà Nội, 1934 - 1938); Hồ sơ ký hiệu 537: Expropriation pour construction de la Cité Universitaire, 1942 - 44 (Trưng dụng đất đai đê xây dựng khu cư xá đại học, 1942 - 1944) Phông Toà Công sứ Hà Đông-. Theo Hoà ưốc ký kết tại Huế ngày 25-8-1883, chính quyền Pháp đặt ở mỗi tỉnh Bắc Kỳ một viên chức người Pháp gọi là Công sứ. Ngày 3-2-1886, Tổng thông Pháp ký sắc lệnh về tổ chức nhân sự của chính quyền địa phương và Toà Công sứ ở các tỉnh. Ngày 26-12-1896, Phó Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định về việc chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về làng cầu Đơ (thuộc huyện Thanh Oai, phủ ứng Hoà, tỉnh Hà Nội lúc bây giờ). Ngày 3-5-1902, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên tỉnh Hà Nội thành tỉnh cầu Đơ; tỉnh lỵ đặt tại cầu Đơ. Ngày 6-12-1904, Toàn quyền Đông Dương ký quyết định đổi tên tỉnh cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và tỉnh lỵ cũng mang tên là Hà Đông. Toà Công sứ Hà Đông là cơ quan giúp việc cho Công sứ chủ tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hộ của Pháp dưới sự chỉ đạo của Thông sứ Bắc Kỳ. Phông Toà Công sứ Hà Đông hiện có 5.218 hồ sơ với các chât liệu giấy dó, giấy thường, vải. Các hồ sơ có niên đại từ năm 1883 đến năm 1938. Hiện nay, nhiều tài liệu đã bị rách và mò chữ. Nội dung chủ yếu của phông tài liệu này là những văn bản pháp quy, công văn trao đổi về nhân sự, tô chức chính quyền 1. Tham khảo thêm Thư mục tài liệu địa chính Hà Nội. 102 trung ương, tổ chức chính quyền địa phương, chính trị, tư pháp, công chính, mỏ, giao thông, bưu điện... của tỉnh Hà Đông. Tuy nhiên, trong phông lưu trữ này cũng có rải rác một số tài liệu địa chính Hà Nội. Nội. dung chính của các hồ sơ này là: về việc chuyển nhượng đất cho người bản xứ và người Âu ở Hà Nội giai đoạn 1888 - 1928; phân chia đất đai làng xã thời kỳ 1911 - 1929. Một số hồ sơ địa chính Hà Nội thuộc phông Tòa Công sứ Hà Đông: H ồ sơ ký hiệu 3267: Vente à S im on et T h ém ath ée de rizieres sises à B a ch M ai, 1895 - 1896 (Việc bán đ ấ t ruộng khu B ạch M ai cho S im onet T hém athée, 1895 - 1896); H ồ sơ ký hiệu 3280: C adastre de la Zone S u bu rbain e (Hoàn - Long). P lan des villages au tou r du Hô Tây, 1900 - 1 9 1 4 (Địa bạ vùng n goại vi thàn h p h ô (H oàn Long). B ản đ ồ các làn g ven H ồ Tây, 1900 1914); H ồ sơ sô 3311: Concession de terrains à Van Hô à la S ociété des A llum ettes, 1890 - 1893 (Nhượng vùng đ ấ t ở Vân H ồ cho Công ty Diêm sinh, 1890 - 1893); H ồ sơ sô 3316: Contestation de terrain s Yên D inh /Y ên Phu, 1895 - 1905 (Việc tranh ch ấp đ ấ t đ a i giữ a Yên Định và Yên Phụ, 1895 -1905); H ồ sơ sô' 1443: V illages de V inh-T huăn rattach és à H à-N ôi p ou r la form ation de nouveaux qu artiers, 1895 (Các làn g của huyện Vĩnh Thuận bị sáp n h ập vào H à N ội đ ể hìn h th àn h những khu phô'mới, 1895)... \ Phông Toà Đốc lý H à N ộ i: Ngày 1-5-1886, Toà Trú sứ Bắc Kỳ ra Nghị định thành lập Ban Tư vấn Thành phô" Hà Nội. Ngày 19-7-1888, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập Thành phô' Hà Nội, đứng đầu là một Đốc lý. Toà Đốc lý là cơ 1. Tham kháo thêm Thư mục tài liệu đ ịa chính H à Nội. 103 quan giúp việc cho Đôc lý. Phông tài liệu Toà Đốc lý này gồm có 6.007 hồ sơ tài liệu từ năm 1885 đến năm 1945 với các nội dung về nhân sự, tổ chức chính quyền, chính trị, tư pháp, công chính, giao thông, thương mại, quân sự, giáo dục, y tế, tài chính, lao động và ruộng đất của Thành phô" Hà Nội. Nội dung chủ yếu của các hồ sơ tài liệu vể ruộng đất Hà Nội là: quy định chế độ sở hữu ruộng đất của Pháp tại Hà Nội trong các nhượng địa (các hồ sơ năm 1933); bán và cho thuê nhà cửa và đất công ở Hà Nội (hồ sơ từ năm 1935 đến năm 1939); bán, cho thuê, nhượng và trao đổi đất công ở Hà Nội (1922 - 1930). Điểm qua các phông tư liệu có thể thấy đặc điểm lớn nhất của khối tài liệu địa chính Hà Nội tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là: từ loại hình cho đến nội dung của các hồ sơ tài liệu đều mang đậm tính chất quy phạm hành chính. Các hồ sơ tài liệu này chủ yếu là công văn, thư từ, giấy tờ của các cơ quan, sở, ban, ngành có trách nhiệm chính và trách nhiệm liên đối trong việc quản lý, quy hoạch, xây dựng, chuyển nhượng, bán đấu giá đất đai, giải quyết các đơn từ kiện cáo về đất đai, quy định về thuế đất, tiền thuê nhà... ở Hà Nội. Đặc điểm thứ hai là niên đại của khối tài liệu này kéo dài từ năm 1888 đến những năm 50 của thế kỷ XX. Như vậy, tất cả những biên động về đất đai của Hà Nội đều được ghi lại tương đối đầy đủ qua khôi lượng hồ sơ tài liệu đồ sộ này. Đặc điểm thứ ba là trong các hồ sơ tài liệu địa chính Hà Nội tại các phông tư liệu đều có rất nhiều tài liệu bản đồ (có tỷ lệ) kèm theo. Các bản đồ này rất phong phú, đa dạng, bao gồm: bản đồ quy hoạch, bản đồ về môi trường sinh thái, bản đồ cảnh quan, bản đồ hành chính, bản đồ địa hình... của Hà Nội. Đây là 104 loại hình tài liệu quý hiếm, phản ánh diện mạo của Hà Nội một cách trực quan sinh động. II- TÀI LIỆU ĐỊA CHÍNH TẠI s ở TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ NHÀ ĐẤT HÀ NỘI Năm 2000, sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất sở Địa chính Nhà đất với các tổ chức quản lý nhà nưốc về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản đồ, nhà ở... thuộc địa bàn Hà Nội. Đây là đơn vị hành chính cấp sở đầu tiên trên cả nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ quản lý tài nguyên, môi trường và nhà ở. Tất cả những hồ sơ tài liệu về tài nguyên đất đai, nhà cửa... ở Hà Nội đều được lưu giữ tại Phòng Lưu trữ của sở, trong đó hiện có một khối lượng lớn tài liệu có niên đại từ những năm 40 đến những năm 50 của thê kỷ XX. Khôi tài liệu này bao gồm hơn 30.000 tấm bằng khoán điền thổ và hàng trảm bản đồ thửa đất của Thành phô Hà Nội đã được mã hoá. Các bằng khoán điền thồ này do sở Địa chính Hà Nội lập trong thời thuộc Pháp, v ề hình thức, các tấm bằng khoán này hình chữ nhật vối kích thước: chiều dài 25cm, chiều rộng 20cm. Chất liệu của các bằng khoán là giấy đen được bồi dày. Tiêu đề của các cột trong tấm bằng khoán viết bằng chữ Pháp, được đánh máy, còn các thông tin điền vào tấm bằng khoán được viết bằng tay và bằng chữ quốc ngữ. Các tấm bằng khoán điền thô này đều có hai mặt vối 11 cột thông tin ở mặt trưốc và 5 cột thông tin ở mặt sau. Hình ảnh một tấm bằng khoán điền thô được lưu trữ tại Sỏ Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội như sau (ví dụ tấm bằng khoán số 331): 105 Mặt trưóc của tấm bằng khoán điền thổ: Section Feuillt K Parcelle 9 Rue: 170 Phố 226 T .F.N : No: 17 331 Zone : Sinh Tù Quartier...............CatẻEorie:...................... C O N S IS T A N C E E T M O D IF IC A T IO N DE L A P A R C E L L E Observations Regislre des Parties de la parcelle declarations Indices, natures fiscales et superfices Superficies partielles Dates et Mature des N° A G ác Kg ■g 66 30 2g 12 T. totales Sân F G actes à 1'ouverture de la 131 2 3 9 mq fiche le 2 8 - 3 - 4 4 1 106 M ặt sau của tấm bằng khoán điền thố: P R O P R IÉ T A IR E S S U C C E S S IF S A cquisition Designations D ate et N ° de N om s et prénom s mutation à la O b servations M odes P rix P .F Bùi Quang Huy dit L aco ste và À l'ouverture de la fich e le 2 8 - 3 - 4 4 vợ Vũ Thị Thiêu Renseignements fiscaux 0 . Huy (g iáo sư trườne B ư ở i) Renseignements et O bservations diverses 17, phố số 2 2 6 107 Dưối đây là tấm bằng khoán điền thổ sô 331 được chuyên ngữ sang tiếng Việt: Mặt trước của tấm bằng khoán điền thổ: K hu Tờ M iế n g Phố: P hố 2 2 6 S ố nhà: 17 K S ố bằn g k h oán : 331 vực 9 170 V ù n g : Sinh P hường: Từ HIỆN T R Ạ N G VÀ BIẾN Đ Ó I C Ủ A T H Ử A Đ Á T T h e o dõi T hàn h phần c ủ a th ừ a đất B à n kê khai C h i số , loại thuế, diện tích từ ng b ộ phận T ổ n g diện Thời Lo ại gian ch ú n g từ N gày lập phiếu: G ác Kg lg 66 30 2g 12 2 8 -3 -4 4 108 T. Sân 131 tích 239 M ặt sau của tấm bằng khoán điền thổ: B IẾ N Đ Ố I C H Ù S Ở H Ữ U Chì dẫn Viêc mua bán Ngày tháng Họ và Tên chuyển Theo dõi Cách thức G iá cà nhượng Bùi Quang Huy dit Lacoste và vợ Vũ Thị Thiêu Ngày lập phiếu: 2 8 - 3 - 4 4 Thông tin về thuế Các thông tin khác Ô. Huy (giáo sư trường Bười) 17, phố số 2 2 6 109 5- Tôn giáo, tín ngưỡng phô' cổ Hà Nội: Lịch sử và hiện trạng. Chúng tôi mong công trình sẽ cung cấp nguồn thông tin mới, bổ ích cho các nhà khoa học cũng như cho những ai yêu và quan tâm tới Hà Nội. Nhóm tác giả cũng hy vọng rằng các kêt quả nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu địa chính này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một sô' vấn đề về kiến trúc, lịch sử, văn h óa Hà Nội n ử a đầu th ê kỷ XX. Nhân dịp cuốh sách được ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin bày tỏ lòi cảm ơn chân thành đến Đại học Quốc gia Hà Nội đã tài trợ cho việc thực hiện công trình này; Phòng Lưu trữ thuộc sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ chúng tôi được tiếp cận và nghiên cứu văn bản. Trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi xin cảm ơn sự cộng tác của một sô" sinh viên và học viên cao học của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách này được hoàn chỉnh và ra đòi còn nhò sự cộng tác của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, chúng tôi xin được bày tỏ lòi cảm ơn. Hà Nội những ngày đầu Hè năm 2013 Thay m ặt nhóm tá c giả PGS. TS. Phan Phương Thảo 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan