Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Kiểm soát hoạt động cho vay tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam...

Tài liệu Kiểm soát hoạt động cho vay tại quỹ dịch vụ viễn thông công ích việt nam

.PDF
22
798
114

Mô tả:

Tài liệu Kiểm soát hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam
1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Nguyễn Thị Thùy Dung Kiểm soát hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 60 .34 .05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đăng Hậu Hà Nội, 2012 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được thành lập theo quyết định số 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được coi là một bước cụ thể hóa chính sách công ích được nêu trong Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông. Hoạt động chính của Quỹ là: Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích; cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và Internet thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet tại các khu vực được ưu tiên hỗ trợ phổ cập dịch vụ viễn thông công ích. Bản chất của hoạt động cho vay vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì vậy hiểu rõ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và thực hiện chuẩn mực theo một quy trình cụ thể là vô cùng quan trọng. Do tính chất phức tạp của hoạt động cho vay, công tác kiểm soát nội bộ đã được ra đời và một thành phần không thể thiếu trong quản trị tài chính cho Quỹ và là cơ sở cho hoạt động an toàn và vững mạnh. Hiện nay, trên thế giới Hội đồng Basel đã nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải có hoạt động kiểm soát nội bộ trong một tổ chức tài chính. Ở Việt Nam, việc củng cố và tăng cường kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu được các nhà quản trị quan tâm. Vì vậy, tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay là rất cần thiết để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng cho vay. Xuất phát từ bối cảnh đó, đề tài “Kiểm soát hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam” được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu của luận văn là cấp thiết và xuất phát từ thực tiễn đáp ứng yêu cầu của công tác kiểm soát cho vay trong Quỹ gắn liền với việc đánh giá và duy trì rủi ro. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống và bao quát về vai trò của kiểm soát nội 3 bộ trong một tổ chức tài chính nhằm làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của hoạt động này trong cơ chế kiểm soát tài chính của Quỹ. - Phân tích hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động của hệ thống này đối với hoạt động cho vay của Quỹ, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở các chuẩn mực, quy định và thông lệ quốc tế áp dụng cho hệ thống kiểm soát nội bộ của các tổ chức tài chính. - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam. - Sử dụng các số liệu thực tế của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài, học viên đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. Các phương pháp cụ thể bao gồm: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau để rút ra những kết luận phục vụ cho đề tài. 5. Kết cấu của luận văn: Nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ trong các tổ chức tài chính. Chương 2. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam. Chương 3. Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1.1- TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 1.1.1- Hoạt động cho vay: 1.1.2.1- Khái niệm Cho vay Cho vay là khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các tổ chức tài chính, phản ánh hoạt động cơ bản của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Hoạt động cho vay, được hiểu đơn thuần là hoạt động cho vay của tổ chức tài chính, tức là tổ chức tài chính cung cấp cho khách hàng một khoản tiền, khách hàng có trách nhiệm phải trả lãi và hoàn trả gốc theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. 1.1.2.2- Phân loại hoạt động cho vay - Theo thời gian: + Cho vay ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống. + Cho vay trung và dài hạn: có thời hạn trên 1 năm. - Theo mục đích sử dụng: + Cho vay sản xuất: cho vay phục vụ nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh. + Cho vay tiêu dùng: cho vay để mua hàng tiêu dùng. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các phương pháp phân loại khác để phục vụ cho việc quản trị tốt hoạt động cho vay: theo tài sản đảm bảo, theo khả năng hoàn trả… 1.1.2.3- Chất lượng công việc cho vay (chất lượng tín dụng) Chất lượng tín dụng được xem xét dưới nhiều góc độ từ phía ngân hàng, phía khách hàng và từ sự phát triển nền kinh tế - xã hội. Nếu một ngân hàng có chất lượng cho vay cao, thể hiện qua việc thu nợ gốc và lãi đúng hạn, bảo toàn được vốn cho vay, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, vòng quay vốn cho vay nhanh, thì tổ chức tài chính đó được đánh giá về cơ bản là hoạt động an toàn và hiệu quả. Một trong 5 những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay của tổ chức tài chính là nợ quá hạn. Người ta cũng sử dụng các tiêu chí định tính để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay như: mức độ đảm bảo các nguyên tắc cho vay, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng trong cho vay, uy tín của ngân hàng trong cung cấp tiền vay... 1.1.2.4- Rủi ro trong hoạt động cho vay Khái niệm rủi ro: Rủi ro gắn liền với khả năng xảy ra một biến cố không lường trước, biến cố mà ta hoàn toàn không biết chắc. Rủi ro ứng với sai lệch giữa dự kiến và thực tế. Khái niệm rủi ro cho vay: Theo quyết định 18/2007/QĐNHNN ngày 25/04/2007 “ rủi ro cho vay trong hoạt động Tổ chức cho vay hoặc cho vay của Tổ chức cho vay hoặc cho vay là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động Tổ chức cho vay hoặc cho vay do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay: Thứ nhất, những yếu tố bất khả kháng tác động tới người vay. Những yếu tố bất khả kháng này, đặc biệt là những thay đổi chính sách có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Thứ hai, trình độ yếu kém của người vay trong việc quản lý các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dẫn tới sử dụng vốn vay không hiệu quả. Thứ ba, người vay có chủ ý lừa đảo cung cấp thông tin sai lệch hoặc cố ý không trả nợ cho ngân hàng. Thứ tư, ngân hàng đánh giá sai do thiếu am hiểu về người vay và lĩnh vực kinh doanh của họ. Bên cạnh việc đa dạng hoá danh mục cho vay, còn có nhiều biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay như: xây dựng chính sách cho vay, xây dựng quy trình phân tích và thu thập thông tin cho vay, đào tạo và luân chuyển cán bộ cho vay… Các biện pháp này gọi chung là xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh và hữu hiệu đối với hoạt động cho vay. 6 1.2- KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH 1.2.1- Khái niệm Kiểm soát nội bộ Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), kiểm soát nội bộ là “tất cả các chính sách, thủ tục do nhà quản lý của tổ chức lựa chọn áp dụng để đảm bảo đạt được các mục tiêu quản trị, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả việc tham gia vào các chính sách quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn ngừa và phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo sự phù hợp và toàn vẹn của các sổ sách kế toán, báo cáo một cách đáng tin cậy về các thông tin tài chính”. Các chuyên gia Mỹ lại chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ là “một quá trình, do ban giám đốc, ban quản trị và các nhân sự khác của một tổ chức xây dựng và thực hiện, được thiết kế để đảm bảo một cách hợp lý rằng tổ chức có thể đạt được các mục tiêu của nó theo các khía cạnh sau đây: Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động; Sự đáng tin cậy của các thông tin tài chính; Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành.” Tóm lại, có thể hiểu “kiểm soát nội bộ” là một quá trình giám sát xuyên suốt và liên tục gắn liền với các hoạt động hàng ngày của một tổ chức, để đảm bảo tính hiệu quả cho các hoạt động, duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin tài chính trong tổ chức. Theo hình 1.1, ta có thể phân biệt rõ về quan hệ giữa quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Quản trị rủi ro Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ 7 Hình 1.1: Mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ thực hiện được là nhờ hai yếu tố. Một, có các thủ tục được ấn định và các nhân viên phải làm theo. Hai, khi ấn định các thủ tục ấy, người ta đã đưa vào đó những sự kiểm soát lẫn nhau và chúng trở thành nguyên tắc. 1.2.2- Vai trò của kiểm soát nội bộ trong một tổ chức tài chính 1.2.2.1- Bảo vệ tài sản và độ tin cậy của các thông tin tài chính 1.2.2.2- Bảo đảm việc tuân thủ luật pháp và các quy định 1.2.2.3- Dự báo và ngăn ngừa rủi ro 1.2.3- Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay trong các tổ chức tài chính 1.2.3.1- Môi trường kiểm soát “Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng có tính chất môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình kiểm soát nội bộ”. Môi trường kiểm soát làm nền tảng cho tất cả các hoạt động kiểm soát trong một tổ chức tài chính. Nó có ảnh hưởng rộng lớn tới mọi hoạt động của tổ chức đó. 1.2.3.2- Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay được thực hiện ở mọi cấp và trong từng chuỗi hoạt động nghiệp vụ. 1.2.3.3- Các hoạt động kiểm soát * Quy trình kiểm soát (1) thiết lập các chính sách cho những mục tiêu kiểm soát. (2) thực hiện các thủ tục kiểm soát tương ứng với các chính sách đó. (3) xác minh việc các chính sách này có được tuân thủ hay không. * Mục tiêu kiểm soát a) Sự đáng tin cậy của các thông tin tài chính. b) Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành. 8 c) Tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động. * Thủ tục kiểm soát - Lập, so sánh, soát xét các số liệu, phê chuẩn tài liệu liên quan đến hợp đồng cho vay. - Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán đã qua quá trình thẩm định. - Kiểm soát các ứng dụng và môi trường của hệ thống thông tin máy tính được sử dụng trong quản trị thông tin cho vay. - Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết mỗi khi có sự thay đổi trong hạch toán dữ liệu cho vay. - Kiểm tra và phê duyệt các tài liệu về khoản vay có liên quan đến việc xuất tiền khỏi quỹ, tài khoản của tổ chức tài chính. - Đối chiếu số liệu cho vay nội bộ với nguồn thông tin bên ngoài. - So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán. - Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán. - Yêu cầu báo cáo định kỳ và phân tích, so sánh giữa số liệu tính toán thực tế với dự toán, kế hoạch. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn. 1.2.3.4- Hệ thống thông tin và truyền dẫn thông tin Hệ thống thông tin quản trị được thiết lập trong một tổ chức tài chính gồm hai phân hệ chủ yếu: phân hệ báo cáo bằng văn bản và phân hệ quản trị bằng máy tính. Các tổ chức tài chính sử dụng hệ thống này để ghi nhận và lưu trữ thông tin, phục vụ cho các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Đồng thời, nó cũng được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ hoạt động kiểm soát. 1.2.3.5- Kiểm toán nội bộ Theo IAFC, kiểm toán nội bộ tiến hành theo quy trình kiểm toán cụ thể (xem hình 1.2). Các bước thực hiện theo thứ tự từ 1 đến 5 9 thành một vòng khép kín - đặc trưng của kiểm toán nội bộ. Bước 1 Phân tích rủi ro Bước 2 Lập kế hoạch Bước 3 Thực hiện kiểm toán Bước 5 Kiểm tra lại Bước 4 Báo cáo kiểm toán Hình 1.2- Quy trình kiểm toán nội bộ Phân tích rủi ro trong kiểm toán nội bộ nhằm vào tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán được định hướng theo mức độ rủi ro đã được đánh giá ở khâu trước. Thực hiện kiểm toán là khâu quan trọng nhất, thực hiện dựa trên chương trình kiểm toán đã được lập trước đó. Báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến của kiểm toán viên nội bộ về độ tin cậy của các thông tin tài chính, sự tuân thủ pháp luật và các quy định, hiệu quả của các hoạt động kinh doanh trong tổ chức. Kiểm tra lại là khâu đặc thù trong quy trình kiểm toán, thể hiện chức năng giám sát của kiểm toán nội bộ. 1.3- TÍNH HIỆU QUẢ CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.3.1- Quan niệm về tăng cường kiểm soát nội bộ Để có thể tăng cường kiểm soát nội bộ, các nhà quản trị cần phải biết hoạt động kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp của họ đang phát huy hiệu quả tới mức độ nào. Phần dưới đây sẽ đưa ra các tiêu chuẩn và biểu hiện của hiệu quả kiểm soát nội bộ. 10 1.3.2- Tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ Để đạt được hiệu quả, các hoạt động kiểm soát phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, các chính sách, thủ tục kiểm soát chi tiết phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có nghiệp vụ mới; quản lý các thay đổi một cách có hiệu quả. Thứ hai, phải có sự phân công nhiệm vụ và phân định trách nhiệm đầy đủ, rõ ràng; không bố trí một người đảm nhận đồng thời những nhiệm vụ có xung đột về lợi ích. Thứ ba, bộ phận kiểm toán nội bộ hoạt động hữu hiệu sẽ giúp cho tổ chức có được những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong doanh nghiệp, về chất lượng của hoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các quy chế kiểm soát thích hợp và hiệu quả. 1.3.3- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của kiểm soát nội bộ 1.3.3.1- Các yếu tố thuộc môi trường kiểm soát  Quan điểm của nhà quản lý  Cơ cấu tổ chức  Môi trường bên ngoài 1.3.3.2- Sự phát triển của công nghệ 1.3.3.3- Đặc tính của các giao dịch trong tổ chức tài chính 1.3.3.4- Năng lực và đạo đức của cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát CHƯƠNG 2. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QŨY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 2.1- KHÁI QUÁT VỀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển: Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (sau đây viết tắt là Quỹ) được thành lập theo Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 11 08/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước, trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Quỹ hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích ở các khu vực mà theo cơ chế thị trường doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ này không có khả năng bù đắp chi phí; hỗ trợ thực hiện các giải pháp của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông về đẩy mạnh phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.  Nguồn vốn của Quỹ: - Vốn điều lệ của Quỹ khi mới thành lập là 500 tỷ đồng. - Các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông:  Hoạt động của Quỹ: + Hỗ trợ chi phí phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích trong từng giai đoạn. + Cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông và internet thực hiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng viễn thông, Internet và các cơ sở vật chất khác phục vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Bảng 2.1 - Kết quả hoạt động giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Số tiền đóng góp của Doanh nghiệp Số hỗ trợ phát triển dịch vụ Nguồn vốn cho vay (cả dự Năm 2005 Năm 2006 904 1.130 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 917 1.224 1.759 1.695 798 1.249 1.389 1.875 1.365 Thặng dư từ nguồn cấp phát 1.237 905 740 624 955 Vốn điều lệ 100 500 500 500 500 12 phòng) Tổng cộng 1.337 1.405 1.240 1.124 1.455 2.1.2- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát và Cơ quan điều hành. Hình 2.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Quỹ 2.1.3- Tình hình hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2.1.3.1- Quỹ là một mô hình đặc thù: Quỹ Dịch vụ VTCI Việt Nam là một tổ chức tài chính chưa có tiền lệ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng cơ chế cho vay ưu đãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chính vì vậy quy chế cho vay được xây dựng trên cơ sở các quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng được điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động của Quỹ thông qua sự phê duyệt của Bộ Thông tin Truyền thông. 2.1.3.2- Tình hình cho vay tại Quỹ Để hoàn thành nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đã đề ra đi đôi với bảo toàn vốn điều lệ, Quỹ đã và đang nỗ lực tiến hành xây dựng và hoàn thiện các quy trình và thủ tục cho vay, từ 13 khâu thẩm định hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng cho vay cho đến giải ngân, thu nợ. Biểu 2.1. Số liệu giải ngân theo tháng năm 2010 Đơn vi: Tỷ đồng Biểu 2.2 – Cơ cấu vốn vay của Quỹ (Nguồn: VTF) Từ kết quả triển khai công tác cho vay của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích ta nhận thấy còn (vướng mắc) thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng của Quỹ. Trong khi nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp rất lớn, Nguồn vốn của cho hoạt động cho vay còn lớn nhưng 14 vẫn không triển khai được. Bảng 2.2 - Các chỉ tiêu cho vay của VTF cuối năm 2010 TT Chỉ tiêu 31/12/2010 1 Tổng số vốn cho vay theo KH 220.019.000.000 2 Thổng mức vốn duyệt cho vay 168.219.449.500 3 Tổng số tiền đã giải ngân 120.139.347.953 - VNPT 70.709.824.390 - Viễn thông các tỉnh 49.429.523.563 (Nguồn: Tài liệu Báo cáo Kế hoạch, tình thực hiện cho vay của VTF) Bảng 2.3 - Phân loại nợ theo Quyết định 02/QĐ/VTF-HĐQL và 18/2007/QĐ-NHNN Đơn vị tuyệt đối: Việt Nam đồng 31/12/2010 Chỉ tiêu Dư nợ Tuyệt đối Tương đối Tổng DP phải trích - Dự phòng chung DPRR 597.364.417 - Dự phòng cụ thể Tổng dư nợ 120.139.347.953 Nợ xấu - Nhóm I 0 120.139.347.953 0 100% - Nhóm II 0 0 0 - Nhóm III 0 0 0 - Nhóm IV - Nhóm V 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Tài liệu Báo cáo Phân loại nợ năm 2010 của VTF). 2.2- KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 2.2.1- Hệ thống kiểm soát nội bộ trong bộ máy tổ chức hoạt động 15 của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam Đối với toàn bộ hoạt động của Quỹ thì việc kiểm soát sẽ do Ban kiểm soát đảm nhiệm. Ban sẽ tiến hành công việc một cách độc lập theo chương trình đã được Hội đồng Quản lý thông qua. Báo cáo kiến nghị với Hội đồng Quản lý về kết quả kiểm soát, báo cáo kiểm tra quyết toán tài chính của Quỹ. Ngoài ra Ban kiểm soát sẽ xem xét trình Hội đồng Quản lý giải quyết các khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật. Quản trị rủi ro Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ Kiểm soát trước Kiểm soát trong Kiểm soát sau Đang xây dựng Quy trình nghiệp vụ cơ bản của bộ phận cho vay Đang xây dựng Thực hiện quy trình chung Đang xây dựng của HĐQL ban hành. Đang xây dựng Đang xây dựng Đang xây dựng Sử dụng kiểm toán độc lập Hình 2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ tại VTF 2.2.1.1-Kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ Kiểm soát nghiệp vụ, hay còn gọi là kiểm soát trong, được thực hiện trong từng mảng nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định trong hoạt động của Quỹ với tư cách là một khâu không thể thiếu trong quy trình nghiệp vụ đó. Tuy nhiên đây chưa phải là kiểm soát nội bộ mà chỉ là nút kiểm soát trong mỗi quy trình nghiệp vụ. 2.2.1.2- Kiểm soát sau Kiểm soát sau được Ban Kiểm soát thực hiện. Các cán bộ của Ban Kiểm soát thường tiến hành kiểm tra theo vụ việc hoặc toàn bộ các mảng hoạt động tại một số phòng ban. Các cuộc kiểm tra có quyết định tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hoặc đột xuất. 16 2.2.2- Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2.2.2.1- Hoạt động kiểm soát trong nghiệp vụ cho vay Các thủ tục kiểm soát cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm tra và phê duyệt các tài liệu. Thứ hai, trên cơ sở danh mục các dự án vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giám đốc Quỹ tổ chức thẩm định chi tiết các dự án đảm bảo các điều kiện vay vốn, quyết định việc cho vay và thực hiện ký hợp đồng cho vay vay vốn. Thứ ba, các đơn vị thành viên đều phải giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các hồ sơ tài liệu cho vay. Thứ tư, việc giải ngân được ủy thác cho bộ phận kế toán thông qua ngân hàng chuyển tiền cho doanh nghiệp vay. Thứ năm, việc giám sát sau giải ngân sẽ được kiểm soát bằng ảnh chụp và báo cáo cụ thể của cán bộ kiểm tra giám sát về tình hình thực hiện dự án. Thứ sáu, lưu giữ hồ sơ. 2.2.2.1- Hoạt động kiểm soát sau nghiệp vụ cho vay - Về nguyên tắc cho vay; - Về điều kiện cho vay ; - Về Mức vốn cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay. 2.2.3- Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 2.2.3.1- Kết quả đạt được Thứ nhất, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam đã xây dựng và ban hành được một số quyết định, thông tư để kiểm soát hoạt động cho vay, hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng sử dụng vốn sai mục đích, vượt quá mức quy định và làm thất thoát vốn của nhà nước. Thứ hai, việc thiết lập các nút kiểm soát trong quy trình cho vay khá hợp lý, có tác dụng ngăn ngừa gian lận thông qua việc kiểm duyệt của kiểm soát viên ở hầu hết các chốt kiểm soát quan trọng. Thứ ba, các thủ tục kiểm soát tương đối hợp lý, đã góp phần hạn chế tương đối các gian lận trong hoạt động cho vay. Thứ tư, công tác kiểm tra sau của bộ máy kiểm tra nội bộ cũng 17 đã đóng góp khá tích cực cho việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ. 2.2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế  Công tác kiểm soát trong đối với hoạt động tín dụng còn đang ở mức từng bước hình thành  Thủ tục bất kiêm nhiệm không rõ ràng làm cho cơ chế kiểm soát không hữu hiệu  Chưa có phương pháp quản lý rủi ro khi kiểm soát  Kiểm soát nội bộ chỉ có ý nghĩa phát hiện, chưa có tác dụng hoàn thiện, chưa phát huy vai trò cảnh báo rủi ro. Nguyên nhân  Hệ thống quy trình chưa được đầu tư kinh phí ban hành để chuẩn hóa công tác cho vay  Quỹ chưa đầu tư hệ thống phần mềm và phần cứng để quản lý công việc cho vay và thu lãi  Ban kiểm soát chưa phát huy được vai trò thực sự của việc kiểm soát nội bộ  Thủ tục kiểm soát chưa chặt chẽ và chưa phát huy tác dụng do chưa đầy đủ  Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay chưa phân định được rõ chức năng quản lý rủi ro và quản trị cho vay  Nhân sự kiểm soát quá ít; trình độ và ý thức của nhân viên và kiểm soát viên chưa cao. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 3.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 3.1.1- Mục tiêu chiến lược tổng quát 18 Mục tiêu chiến lược đối với Quỹ là trở thành một cơ quan vững mạnh về tổ chức, chủ động về tài chính, hiện đại về công nghệ, văn minh và đa dạng về dịch vụ để hoàn thành thắng lợi hơn nữa các nhiệm vụ chính trị. Phát triển toàn diện hoạt động của Quỹ theo hướng hiện đại, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á. 3.1.2- Định hướng quản lý hoạt động cho vay của Quỹ - Thực hiện cho vay theo kế hoạch được duyệt của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Chấn chỉnh việc tuân thủ kỷ cương, cơ chế; có chế tài rõ ràng đối với từng trường hợp vi phạm. - Quản lý chất lượng cho vay theo danh mục nợ xấu, nợ quá hạn, danh mục theo từng Doanh nghiệp vay có báo cáo định kỳ hàng tháng. - Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Việc quản lý hoạt động cho vay phải đảm bảo hai nguyên tắc: tập trung và độc lập khách quan. - Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong cho vay. - Tăng cường giám sát khoản vay, bao gồm cả giám sát đối với khách hàng và giám sát nội bộ. 3.1.3- Yêu cầu của Ban lãnh đạo Quỹ đối với hoạt động kiểm soát nội bộ - Hiệu quả kiểm soát đem lại phải tương ứng với chi phí đầu tư cho bộ máy kiểm soát. - Kiểm soát nội bộ phải độc lập và khách quan trong phạm vi hoạt động của nó với chức năng kiểm tra và chức năng kiểm toán phải được phân định rõ ràng. - Kiểm soát nội bộ phải có đủ điều kiện và năng lực để nhận diện và đánh giá rủi ro (đặc biệt là rủi ro tác nghiệp). 19 3.2- GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI QUỸ DVVT CÔNG ÍCH VIỆT NAM 3.2.1- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cho vay - Hoàn thiện các quy trình như: Quy trình quản lý cho vay chung; Quy trình thẩm định tài chính Doanh nghiệp; Quy trình thẩm định tài chính dự án; Quy trình thẩm định bảo đảm tiền vay; Quy trình giải ngân và giám sát vốn vay; Quy trình quản lý thông tin;… - Chuẩn bị các phần mềm quản lý, ứng dụng để hỗ trợ việc thẩm định - Tập huấn, đào tạo cho cán bộ tín dụng sử dụng tốt các công cụ cũng như nhuần nhuyễn các quy trình. 3.2.2- Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động cho vay của Quỹ Hiện nay trên thực tế, các ngân hàng ở Việt Nam ứng dụng ngày càng nhiều công nghệ hiện địa trong giao dịch và quản lý các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nhằm phát triểm thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm và quản lý nội bộ chặt chẽ, quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Do đó để quản lý hoạt động cho vay hiệu quả Quỹ cần đầu tư để cải thiện tình hình hiện tại và theo kịp sự phát triển của các tổ chức tài chính khác. 3.2.3- Thiết lập kiểm tra chéo giữa các bộ phận tham gia quy trình cho vay Để tạo sự kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận tham gia quy trình cho vay, các nhiệm vụ phải được phân chia rõ ràng cho từng bộ phận như sau: - Bộ phận quản lý khách hàng; - Bộ phận quản lý rủi ro cho vay; - Bộ phận quản trị cho vay 3.2.4- Bổ sung các thủ tục kiểm soát trong quy trình cho vay  Xếp hạng tín dụng  Dự phòng rủi ro tín dụng  Xây dựng các cẩm nang nghiệp vụ 3.2.5- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đối với cán bộ đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát 20 + Đào tạo ngoài công việc. + Đào tạo trong công việc phải thực tế và phù hợp. + Quỹ cần tập trung vào công tác đào tạo đối với những cán bộ hạt nhân thành những chuyên viên tín dụng tin cậy. 3.2.6- Hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - Cần xây dựng hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi (corebanking) - Hệ thống thông tin hỗ trợ. - Hệ thống ứng dụng khác: Hệ thống quản lý nhân sự; Hệ thống quản lý tài sản; Hệ thống tra cứu các văn bản pháp quy của Quỹ; Hệ thống trang thông tin điện tử (Website) và hệ thống thư điện tử (email). Phần mềm và ứng dụng cần được phát triển phù hợp với chiến lược phát triển của Quỹ. 3.3- KIẾN NGHỊ VỚI BỘ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM 3.3.1- Kiến nghị với Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước - Rà soát hệ thống pháp luật hiện hành về kiểm soát nội bộ trong hoạt động cho vay Hiện tại, hệ thống kiểm soát nội bộ tại các tổ chức tài chính nhà nước chưa có kiểm toán nội bộ hoặc có nhưng chưa được xây dựng đầy đủ, chưa có chính sách định hướng cho hoạt động này, mà nếu có thì cũng chưa được chuẩn hoá theo một nguyên tắc khung. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn, làm cơ sở để chuẩn hoá việc tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ, quan trọng nhất là tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tài chính. 3.3.2- Kiến nghị với Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam 3.3.2.1- Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị nội bộ 3.3.2.2- Đào tạo lại cán bộ tín dụng và quản lý tín dụng Trình độ cán bộ tín dụng chưa cao và có một số cán bộ tín dụng là nhân viên mới, do đó việc đào tạo lại là điều hết sức cần và thiết thực trong công tác kiểm soát cho vay. 21 3.3.2.3- Tuyên truyền và nhận thức của doanh nghiệp vay vốn Để công tác cho vay diễn ra nhanh chóng và kiểm soát dễ dàng, Quỹ cần tổ chức tuyên truyền lợi ích cũng như khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn của mình giống như việc marketing của các Ngân hàng hiện nay. KẾT LUẬN Về mặt lý luận, trước hết Luận văn đã làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh nghiệp. Tiếp đó, đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố của một hệ thống kiểm soát nội bộ trong Quỹ, đồng thời luận giải được về tính hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống này trong tổ chức tài chính. Dựa trên những nhận thức về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp nói chung và hoạt động cho vay của tổ chức tài chính, tôi đã tìm hiểu thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, về từng thủ tục kiểm soát đã được sử dụng trong thời gian qua và những thiếu sót, vi phạm mà hệ thống này đã phát hiện được để tìm ra những thành tựu và hạn chế của hệ thống này và luận giải về nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ những nguyên nhân đã tìm ra khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, tôi đã đưa ra những giải pháp mà Quỹ có thể thực hiện để khắc phục những hạn chế đó, giúp Quỹ có thể tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay nhằm nâng cao chất lượng cho vay của Quỹ. Ngoài ra, tôi cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với nhà nước để công tác kiểm soát nội bộ của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam có thể được thực hiện tốt hơn hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết và kiến thức của tôi có hạn nên bản luận văn này chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong được các thầy cô, các anh chị và các bạn góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này và bổ sung những 22 kiến thức còn thiếu sót./.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan