Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Lễ hội vn

.DOCX
7
318
80

Mô tả:

lễ hội vn
Hà Nội : Lễ hội gò Đống Đa Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất. Cửa đình làng Khương Thượng từ tinh mơ đã mở rộng, khói hương lan toả. Trước đình treo một lá cờ lớn chào mừng ngày hội của cả làng. Hơn 200 năm trước (1789), nơi đây là một chiến trường đẫm máu. Đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử tại đây. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù phương Bắc xâm lược.Vào buổi sáng ngày hội, các vị chức sắc và bô lão trong làng đã tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa, người ta tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đám rước dài, rực rỡ sắc màu trông rất đẹp mắt, diễu hành chậm rãi, trật tự để cho dân chúng có thể chiêm ngưỡng tỉ mỉ bức tượng hoành tráng của lễ hội. Nhưng hấp dẫn và trẻ trung hơn cả là tốp đi sau cùng với "Con Rồng lửa". Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng đua nhau bện rơm thành hình những con rồng lớn và trang trí bằng mo cau và giấy bồi. Một tốp thanh niên mặc những bộ trang phục giống nhau đi quanh đám rước Rồng lửa và biểu diễn côn quyền nhằm tái hiện lại hình cảnh của chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn. Đây là một trò diễn độc đáo của lễ hội gò Đống Đa. Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ. Do đó, hàng năm, các vị lãnh đạo đại diện cho Đảng và Nhà nước ta đều tới dự và chủ trì mọi nghi thức của lễ hội. Quốc kỳ và cờ của ngày hội thi nhau bay phấp phới như chào đón du khách muôn phương. Nằm đối diện vời gò là chùa Đồng Quang cũng toả hương khói nghi ngút, tấp nập kẻ vào ra. Tai chùa, các sư làm cháo cúng lên các cô hồn của quân giặc như một hành động nhân nghĩa truyền thống của đạo đức nhân dân ta. Còn trước tượng vua Quang Trung, nhân dân cũng tới dâng hoa và tưởng niệm rất đông. Sau những nghi thức trang trọng là đến các trò chơi và biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa lân, múa rồng, đầu vật, cờ người, chọi gà. Quê hương Của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là ở quận Bình Khê, tỉnh Bình Định. Ở đây, nhân dân cũng xây nhà thờ ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Hàng năm, cũng vào ngày 5 tết Nguyên Đán, nhân dân mọi nơi lại đổ về đây dâng cúng hương hoa để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ và ôn lại những trang sử vẻ vang rất đỗi tự hào của dân tộc. Họ còn tổ chức các cuộc thi đấu võ, côn quyền, đánh trống... rất đặc sắc. Đặc biệt, tham gia các cuộc đấu võ không chỉ có nam giới mà có cả nữ giới nên hội càng thu hút đông khách tham quan. Ngày nay, đi dự hội Đống Đa đối với người Hà Nội đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong những ngày đầu xuân. Bà Rịa - Vũng Tàu - Lễ hội đình thần Thắng Tam Đình Thầầ n Thắắ n g Tam là m ộ t quầầ n th ể kiếắ n trúc gồầ m có 3 di tích: Đình Thầầ n Thắắ n g Tam, miếắ u Bà Ngũ Hành, lắng ồng Nam H ải. Theo truyếầ n thuyếắ t Đình Thầầ n Thắắ n g Tam th ờ chung c ả ba ng ườ i đã có cồng xầy d ựng nến ba làng Thắắ n g ở Vũng Tàu, đó là: Ph ạ m Vắn Dinh, Lế Vắn L ộc và Ngồ Vắn Huyếầ n Chuyện kể rằng: thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hoá, bắt cóc người trên các thuyền buôn. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long liền phái ba đội quân đi trên ba chiếc thuyền. Mỗi đội quân do một viên xuất đội thống lĩnh. Đổ bộ lên bán đảo Vũng tàu, họ đã lập trại và đặt tên cho doanh trại, đồn binh của mình là Phước Thắng. Ba đội quân vừa làm việc nước – bảo vệ sự thanh bình của bờ biển cửa ngõ, vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống. Trong vòng mấy năm, phần lớn hải tặc Mã Lai và Tàu Ô bị diệt trừ. Số ít còn lại chẳng dám sách nhiễu thương thuyền nữa. Năm 1822, Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho đội quân cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá. Từ ba vị trí của ba đội quân dần dần hình thành nên ba làng Thắng. Sau khi ba đội Ông chết, Triều đình ban sắc phong cho ba ông. Ngoài những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá, đình thần thắng tam còn lưu giữ những lễ hội in đậm văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc. Hàng năm lễ hội Đình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.Phần lễ diễn ra rất cầu kỳ: cúng tế, lễ vật tế thần, dâng hương quỳ lạy, chiêng trống, kèn nhạc... và có rất nhiều điều kiêng kỵ như heo dùng để tế lễ phải có bộ lông cùng màu, người có tang không được tham gia vào việc nghi thức tế lễ. Phần hội có nhiều trò vui chơi giải trí như múa lân, hát bội...Lễ hội đình Thần Thắng Tam là một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu. Du khách viếng thăm đình Thần Thắng Tam vào dịp lễ hội, hẳn sẽ có chuyến tham quan thú vị và sinh động nhất trong chuyến du lịch Vũng Tàu. Mùa xuân và lếễ hội bắắ t chồầ n g ở Tây Nguyên Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới - mùa bắt chồng. Với họ, mùa xuân gõ cửa cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi ùa tới từng bản làng, ngõ xóm. Và, một trong những tín vật kết nối mang tính linh thiêng nhất là cặp Srí (nhẫn cưới). Xung quanh cặp nhẫn này là hàng ngàn điều huyền diệu mang đậm bản sắc Tây Nguyên. Ngày xuân đến Tây Nguyên, những cơn mưa phùn bất chợt rắc đều suốt chiều dài con ngõ nhỏ khiến những rặng dã quỳ khắp nơi bừng thức một màu vàng rực như níu kéo, như mời gọi. Cùng lâng lâng bên những ché rượu cần, khắp nơi rộn ràng lễ hội xuân – Lễ hội bắt chồng. Trong cách gọi của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, cặp nhẫn cưới là Srí. Khác với cách làm nhẫn của người Kinh, những cặp Srí mang một sức mạnh huyền bí, vừa kết nối, vừa như một lời thề về hạnh phúc gia đình khi người con gái đã hoàn thành thủ tục bắt chồng. Để có cặp nhẫn cưới hoàn hảo, các nghệ nhân phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ: Lấy sáp ong nấu chảy, trộn phân trâu rồi dùng que gỗ tròn bằng ngón tay nhúng vào, chờ khô rút que gỗ ra, sáp ong và phân trâu khô quánh thành những ống tròn, nghệ nhân cắt thành những khuyên nhỏ làm khuôn đúc nhẫn. Bạc sau khi được đun nóng sẽ đổ vào khuôn, trước sức nóng của bạc mới nấu, sáp ong và phân trâu sẽ bết chặt tạo thành một lớp men bên ngoài nhẫn. Khuôn đúc nhẫn có hai loại: Loại nhỏ để đúc nhẫn mái cho người phụ nữ; loại to đúc nhẫn trống dành cho người con trai. Trong quá trình đánh bóng và chạm trổ nghệ nhân dùng nước bồ kết hoặc nước lá cây Kơ -nia đun sôi để rửa và gửi gắm ước vọng về một mùa xuân vĩnh hằng. Đến thời điểm này ở Lâm Đồng chỉ còn duy nhất một nghệ nhân làm được “nhẫn bắt chồng”, đó là Ya Tuất ở Đơn Dương. Hơn 20 năm nay, anh vẫn miệt mài làm ra hàng triệu chiếc nhẫn. Làm nhẫn tuy không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng phải là người thực sự có năng khiếu. Ngày xưa ông Ya Tiêng, cha của Ya Tuất miệt mài làm mãi vẫn không thành công, chỉ có Ya Tuất may mắn học làm được từ sự chỉ dạy của cậu là Ya Grang. Và Ya Tuất tin vào cái duyên ngầm của người truyền dạy và người học. Hiện Ya Tuất đã làm được 14 loại nhẫn khác nhau, một số loại đặc sắc như: nhẫn có mặt đính hạt Karel (một loại hạt cây rừng chỉ Ya Tuất biết), tiếng dân tộc gọi là nhẫn Srí lơ hây, nhẫn vòng thường (Srí car), nhẫn mắt sâu (loại nhẫn quí nhất, tiếng dân tộc gọi là srí mata hơ la), ngoài ra còn nhiều loại nhẫn, vòng bạc khác. Đặc biệt Ya Tuất vừa làm vừa truyền nghề cho cậu con trai như muốn gìn giữ nét văn hóa truyền thống. Lưu luyến những đêm hội bắt chồng Như nét văn hóa riêng đã tồn tại nhiều năm, những cô gái dân tộc Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên muốn có chồng phải đi bắt, lễ bắt chồng thường diễn ra vào ban đêm. Khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết, gia đình sẽ đến nhà trai nói chuyện hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai trong đêm đẹp trời. Trường hợp người con trai không thích có thể tháo nhẫn trả lại nhưng 7 ngày sau, cô gái lại chọn một đêm đẹp trời đến đeo nhẫn cho chàng trai và cứ thế lặp đi, lặp lại cho đến khi nào chàng trai thương và chấp nhận thì đám cưới diễn ra. Trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức đêm hội gọi là “Đêm bắt chồng”. Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: “Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi về với vợ như về với nước,...”. Ngày cưới, chàng trai và cô gái rút nhẫn ra và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ vợ cất giữ. Nếu cuộc sống vợ chồng sau đó xảy ra mâu thuẫn, không hòa hợp, ai đề nghị ly hôn trước thì người đó phải đưa một con trâu cho người kia (thường là trâu đực). Đồng thời sau lễ bắt chồng, ai đi ngoại tình sẽ phải đền ba con trâu đực to và số trâu sẽ tăng lên nếu ngoại tình nhiều lần. Đây cũng được xem như luật tục riêng làm tăng tính gắn kết và chung thủy trong cuộc sống vợ chồng. Lễ bắt chồng còn được đồng bào xem như một việc đại sự của cả dòng họ và chiếc nhẫn thành tín vật chung cho hai nhà. Những nét văn hóa độc đáo này hiện vẫn còn được lưu giữ ở nhiều bản làng Tây Nguyên Lễ Hội Hoa Ban Của Người Thái Ở Tây Bắc Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, khi hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc. Lễ hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc… Lễ hội Hoa Ban thể hiện nét văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái với tâm nguyện thỉnh bái “Then” – vị thần tối cao trong hàng ngũ thánh thần theo quan niệm của người Thái; thỉnh bái “nàng Ban” – một nữ nhân vật huyền thoại biểu thị cho sự trinh trắng của người thiếu nữ Thái và tình yêu đôi lứa thuỷ chung; thỉnh bái ma trời, ma mường, ma núi, ma sông… phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cho lứa đôi hạnh phúc và phù hộ cho cuộc sống của dân bản luôn đầm ấm, yên vui. Lễ hội hoa Ban là ngày vui của họ hàng, của bản, mường và là dịp cho trai gái gặp gỡ, hò hẹn nhau. Vào ngày 5/2 âm lịch hàng năm lễ hội hoa Ban được tổ chức. Nếu như lễ hội Xên bản (2 năm/ lần) chỉ diễn ra trong phạm vi của bản, mục đích là "cầu thần phù hộ” và cúng "rửa lá, xua đuổi thần trùng”, ít tổ chức các trò vui, thì lễ hội Xên mường (3 năm/ lần) lại được tổ chức rất to, thu hút nhiều người tài giỏi của toàn mường tham gia. Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục con người vươn tới cái tốt đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang, sau đó thầy mo vái “Then” xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới được diễn ra cả bên trong và bên ngoài cửa hang. Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp… Những trò chơi độc đáo đầy ắp tiếng cười hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng trai vừa khắp vừa giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà. Lễ hội thường được tổ chức ở hang Thẳm Lé gắn với làn điệu khắp chơi hang. Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh, phần hội để tạo nên những tiếng cười thoải mái nhằm giáo dục con người vươn tới cái tốt đẹp. Toàn bộ phần nghi lễ được thực hiện ở ngoài cửa hang, sau đó thầy mo vái “Then” xin mở cửa hang thì phần hội lúc đó mới được diễn ra cả bên trong và bên ngoài cửa hang. Sau khi kết thúc phần lễ, bà con dân bản sẽ tiếp tục phần hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: ném còn, kéo co, đi cà kheo, leo cây, chọi cù, hát đối đáp… Những trò chơi độc đáo đầy ắp tiếng cười hòa lẫn trong âm vang nhộn nhịp của tiếng khắp, tiếng pí, tiếng khèn, tiếng trống chiêng. Các chàng trai vừa khắp vừa giúp các cô gái hái những bông hoa trắng muốt đem về nhà. Bà Rịa -Vũng Tàu: Lễ Hội Dinh Cô Lễ hội Dinh Cô diễn ra trong 3 ngày từ ngày mồng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Dinh Cố là ngôi miếu nhỏ thờ một trinh nữ chết nước, nằm trên mỏm đồi lộng gió ở bãi tắm Long Hải. Dinh Cô được dựng lên bằng lòng tin, sự tín ngưỡng vốn có lâu đời trong nhân dân Tương truyền, 186 năm trước, xác một người con gái khoảng 16 tuổi dạt vào bãi, tên cô là Lê Thị Hồng Thuỷ, quê ở Phan Rang, theo cha Lê Văn Khương dong ghe bầu xuôi ngược Trung - Nam để đánh bắt cá và trao đổi hàng đan lát bằng tre. Mỗi lần ghe bầu qua vùng biển Long Hải, Cô nhìn cảnh sơn thuỷ hữu tình, thường ao ước được ở lại đây chung sống. Một đêm bão tố, trời chiều lòng Cô, đưa Cô theo sóng biển dạt vào, nằm lại trên bãi cát trắng xoá, nơi mà Cô từng mong ước. Cát đùn lên che chở, sóng vỗ muôn nghìn lời ru cho Cô yên giấc. Dân làng xem Cô là nữ thần thiêng liêng nên lập mộ trên đồi, dựng miếu thờ bên cạnh. Đầu tiên chỉ là một nấm mộ đất, miếu tre lá. Miếu và mộ thay đổi dần theo sự linh ứng ngày càng lan rộng. Một lần (vào khoảng năm 1966), miếu phát hoả, được trùng tu thành ngôi đền khang trang hơn. Đầu năm 1990, Dinh Cô lại được trùng tu bằng kinh phí quyên góp của khách thập phương, trở thành một dinh thự kiên cố như hiện nay. Từ khi có Dinh Cô để hương khói, ngư dân Long Hải có thêm sức mạnh tinh thần trong lồng ngực để đương đầu với vất vả, gian nan. Thành tích của mình, dân làng thường gán cho Cô, dệt thành nhiều huyền thoại thi vị, chú yếu là chuyện Cô ứng linh ứng giúp người hiền vượt khó khăn. Sự tôn kính dành cho Cô đã trở thành tập quán của người Long Hải, trong đó ẩn chứa khát vọng và niềm tin về cuộc sống thanh bình, thịnh vượng. Hàng năm, vào ngày lễ hội hàng chục vạn khách thập phương từ miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Thuận... lũ lượt kéo về Long Hải dự "Giỗ Cô", chen chúc nhau trong rừng dương, trên bãi cát, ở những hành lang, khoảng trống để nghỉ qua đêm, dự trọn 3 ngày hội. Có người phải đến trước mấy ngày mới mong kiếm được chỗ trọ. Có gia đình mang theo cả con cái cả đồ dùng nội trợ để ăn nghỉ tại chỗ. Đêm buông màn, rừng dương lao xao, sóng biển rì rào, lấp loáng trăng, lồng lộng gió... cảnh hữu tình khiến người ta quên vất vả mà vui với cuộc hành hương mang tính chất dã ngoại. Từ rạng sáng ngày 10 tháng 02 âm lịch, người ta đã bắt đầu viếng Cô. Mỗi người thường cầm trong tay một nhành huệ trắng tượng trưng cho sự thanh khiết. Giới trẻ ham vui, các cụ già sùng tín đều chen nhau vượt 187 bậc đờ để dâng hương xin lộc nơi chính điện. Đêm 10 và 11 là đêm hội hoa đăng. ánh đèn sáng rực hoà cùng ánh trăng. Hàng vạn ghe thuyền quay mũi về Dinh chầu Cô, tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng thâu đêm. Lễ chính được tổ chức từ rạng sáng ngày 12. Từ chính điện, đoàn người chỉnh tề cờ quạt ra bãi, lên thuyền, ra khơi làm lễ "Nghinh Cô". Lễ "Nghinh Cô" được cử hành long trọng. Vị Chánh bái dẫn đầu, đoàn học trò lễ tiếp bước, có cờ xí, lọng che, hoa đăng rực rỡ. Một chiếc ghe to đặt bày hướng án được xem là ghe dành "Nghinh Cô". Ghe được hộ tống bởi vài chục chiếc ghe khác. Đoàn ghe nối nhau ra khơi trong tiếng chiêng trống vang trời. Đến Mũi Nhỏ, nơi có ngôi mộ Cô, đoàn người xuống ghe lên viếng mộ, nghênh đón Cô về Dinh. Đặc biệt, trong lễ "Nghinh Cô", còn duy trì được hình thức diễn xướng "Hát bả trạo". Thú vị nhất của khách hữu tình không phải ở nội điện, mà là toàn cảnh bãi Long Hải trong những ngày hội rộn ràng, đứng ở hành lang của chính điện, có cảm giác như đang ở vùng giao thoa giữa biển và trời, giữa đời thực và hư, giữa sóng biển dập dềnh như đang dệt lụa và Dinh Cô trong thế "phục long" đang muốn bay lên. Bởi vậy, đến Dinh Cô trong ngày hội không chỉ có người sùng tín mà còn có những văn sĩ, thi nhân và các đôi trai gái đi tìm rung cảm cho con tim.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan