Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Lựa chọn nội dung và phương pháp khi ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi giảng d...

Tài liệu Lựa chọn nội dung và phương pháp khi ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1954

.DOC
15
1639
129

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ Lựa chọn nội dung và phương pháp khi ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Giáo viên: Nguyễn Thị Nhung Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành - Yên Bái. A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chuyên đề Nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất và kết thúc vào năm 2000. Đây là khối lượng kiến thức lịch sử rất lớn mà các em học sinh phải nắm được. Vì vậy, trong dạy học hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp, đại học, nhất là ôn thi học sinh giỏi nếu giáo viên không hướng dẫn tốt cho học sinh thì các em khó có thể biết cách học và cách làm bài thi có kết quả tốt. Tổng quan lịch sử Việt Nam từ 1919 - 2000 có thể được phân kỳ thành 5 giai đoạn lớn: - Giai đoạn 1919 - 1930: Thời kỳ vận động thành lập Đảng - Giai đoạn 1930- 1945: đấu tranh giành chính quyền - Giai đoạn 1945 - 1954: Bảo vệ chính quyền và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai. - Giai đoạn 1954 - 1975: Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam - Giai đoạn 1975 - 2000: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Vì vậy, khi dạy và ôn thi cho học sinh, trách nhiệm của chúng ta là phải giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về lịch sử Việt Nam. Khi học, yêu cầu đầu tiên là các em phải có phương pháp phân kỳ lịch sử, phải vẽ được bức tranh lịch sử gồm nhiều giai đoạn với tên gọi và những đặc điểm của từng giai đoạn. Tiếp đó, với mỗi giai đoạn, các em lại đi sâu nắm những nội dung và sự kiện chính, có ý nghĩa quan trọng. Nếu không làm tốt điều này ngay từ lúc bắt đầu học thì học sinh dễ rơi vào 1 "mê cung" những sự kiện, nội dung chồng chéo mà không định vị được từng nội dung, từng sự kiện nằm trong giai đoạn nào của lịch sử Việt Nam. Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1954 là tính từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (2/9/1945) đến khi thực dân Pháp ký Hiệp định Giơ ne vơ (21/7/1954) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai. Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng hay thi trong các kỳ thi, khối lượng kiến thức nhiều. Vì vậy, trong quá trình học học sinh chưa có khái niệm mang tính hệ thống, xuyên suốt, phạm vi kiến thức rộng, nhiều sự kiện chồng chéo có liên quan mật thiết đến nhau. Do đó khi ôn thi ngoài giúp học sinh nắm những kiến thức cơ bản, nắm được từng bài lần lượt theo chương trình thì phải giúp học sinh phải biết tổng hợp kiến thức thành chuyên đề xuyên suốt giai đoạn, biết phân tích, chứng minh, so sánh và biết áp dụng kiến thức để học để làm các đề liên hệ thực tiễn và trả lời được những câu hỏi phát triển năng lực và biết so sánh, đối chiếu với các giai đoạn khác. Thực tiễn cho thấy điểm thi của nhiều thí sinh khi thi môn lịch sử chưa cao, lỗi không phải do các em không thuộc bài mà do các em học từ hướng " từ dưới lên" tức là học từ các sự kiện và từng giai đoạn cụ thể mà không có cái nhìn tổng thể và móc xích lại với nhau. Ví dụ: trong kì thi trung học phổ thông kì thi quốc gia năm 2015 môn lịch sử câu III (2,0 điểm) và câu IV (2,0 điểm) thì rất nhiều thí sinh không biết làm hai câu này, kể cả những em đã từng tham gia đội tuyển. Xuất phát từ thực tế trên, thì nhiều năm qua khối các trường THPT chuyên khu vực Duyên Hải, đồng bằng Bắc Bộ đều tổ chức thảo luận sôi nổi lựa chọn nội dung và phương pháp ôn tập cho học sinh giỏi quốc gia thông qua các chuyên đề cụ thể, từng chương trình, từng giai đoạn lịch sử, từng nội dung kiến thức để giúp học sinh nắm chắc kiến thức làm bài đạt kết quả cao nhất. Với tinh thần giao lưu học hỏi lẫn nhau cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình ôn thi học sinh giỏi quốc gia, trong hội thảo lần này, 2 chúng tôi chọn chuyên đề: "Lựa chọn nội dung và phương pháp khi ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954". 2. Mục đích của chuyên đề: Việc chọn Chuyên đề trên là cầu nối mang tính chất khoa học và tính hệ thống các nội dung lịch sử Việt Nam (Vì năm ngoái là từ giai đoạn 1930-1945). Từ tài liệu của các đồng nghiệp trong hội thảo năm ngoái so với năm nay, chúng ta sẽ giúp học sinh có kiến thức sâu hơn về lịch sử dân tộc, biết tổng hợp, phân tích, đánh giá và liên hệ so sánh. Các nội dung trong chuyên đề này cung cấp cho học sinh các nội dung kiến thức của giai đoạn này và phương pháp ôn tập có hiệu quả nhất giúp học sinh hiểu rõ lịch sử là một dòng chảy với những sự kiện liên tục, diễn ra theo trình tự thời gian các sự kiện lịch sử thường có liên quan logic với nhau, sự kiện này là nguyên nhân dẫn đến sự kiện kia. Nếu các em hiểu quy luật này thì học lịch sử rất dễ, còn nếu học kiểu nhảy cóc, học vẹt, thiếu sự liên kết thì rất khó nhớ. 3 B. PHẦN NỘI DUNG Lựa chọn nội dung và phương pháp khi ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954 "Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống. Nếu hiểu được điều này và biết cách học sử một cách có phương pháp, các em học sinh sẽ không còn thấy đây là môn học khô khan nữa" Tiến sĩ Trần Quang Liệu - Trường ĐHKHXH&NV chia sẻ như vậy khi thấy "bật mí" cho các em học sinh bí quyết để học và làm bài thi môn lịch sử. a. Trước hết, cần đảm bảo các kiến thức cơ bản của SGK về giai đoạn 1945 - 1954. Đây là yêu cầu cơ bản, tối thiểu nhưng rất cần thiết khi ôn cho học sinh. Kiến thức cơ bản của giai đoạn lịch sử này được sách giáo khoa viết tương đối rõ ràng, trên nền tảng kiến thức cơ bản được trình bày trong sách giáo khoa thì giáo viên có trách nhiệm chọn lựa khối lượng, đơn vị kiến thức nổi bật, phù hợp giúp học sinh hiểu cốt lõi, bản chất các sự kiện của cả giai đoạn. Những kiến thức cơ bản khi ôn cần học sinh nắm được dựa trên nền tảng hướng dẫn của giáo viên: - Những nét chính về tình hình nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Chủ trương, biê ên pháp của Đảng và Nhà nước ta nhằm khắc phục khó khăn bảo vê ê chính quyền, giữ gìn đô êc lâ êp sau cách mạng tháng 8 năm 1945. - Nhân nhượng với Tưởng và hoà hoãn với Pháp trước và sau ngày 6/3/1946. - Hiê êp định Sơ bô ê 6/3/1946: Hoàn cảnh, nô êi dung, ý nghĩa. - Những nét chính về cuô êc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bô ê và Nam Trung Bô ê 23/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946. - Hoàn cảnh ra đời, nô iê dung, ý nghĩa của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4 - Cuô êc chiến đấu của quân và dân ta trong những ngày đầu của cuô êc kháng chiến toàn quốc. - Nô êi dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta vạch ra trong những ngày đầu của toàn quốc kháng chiến. - Chiến dịch Viê êt Bắc thu - đông 1947 - Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950. - Đại hô êi đại biểu toàn quốc lần thứ II tháng 2/1951 - Hâ êu phương trong kháng chiến chống Pháp từ sau Đại hô êi II của Đảng - Kế hoạch Rơ ve của thực dân Pháp ( 5/1949). - Kế hoạch Đờlatđờtatxinhi của thực dân Pháp ( 12/1950) - Kế hoạch quân sự Na va (7/1953): hoàn cảnh ra đời, nô êi dung, mục tiêu. - Chủ trương, chiến lược của ta trong Đông - Xuân 1953-1954 - Chiến dịch Điện Biên Phủ: Âm mưu của địch, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. - Hiệp định Giơ Ne Vơ (21-7-1954). - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954. - Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) b. Trên cơ sở khi giáo viên nhắc lại và cho học sinh nắm lại toàn bộ kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh làm đề cương và trả lời được những câu hỏi do giáo viên đưa ra. Khi học sinh nộp bài, giáo viên chấm, sửa lỗi và chỉ rõ những phần học sinh chưa nắm được, viết chưa tốt. Học sinh có thể trả lời những vẫn đề cơ bản sau: - Trình bày và nhận xét được tình hình nước Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Đánh giá được những biện pháp xây dựng chế độ dân chủ cộng hoà từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946. 5 - Trình bày và nhận xét được những diễn biến chính của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946. - Tóm tắt được quan hệ của Việt Nam đối với Pháp từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946. - Phân tích được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12 - 12 - 1946) và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19 - 12 - 1946) của Hồ Chí Minh. - Tóm tắt được nội dung kháng chiến toàn diện trong giai đoạn từ tháng 12 1946 đến năm 1950. - Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947. - Trình bày được hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của Đảng trong việc mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950; diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch. - Trình bày được nội dung xây dựng hậu phương kháng chiến từ năm 1951 đến năm 1954; phân tích được ý nghĩa của việc xây dựng hậu phương. - Phân tích được âm mưu và thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ thể hiện trong kế hoạch Na-va. - Tóm tắt được diễn biến và phân tích được ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. - Trình bày được nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương. - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Giải thích được các khái niệm, thuật ngữ lịch sử: Bình dân học vụ, tối hậu thư, hiệp định, kháng chiến trường kì, tự lực cánh sinh, hậu phương, vùng tự do, vùng du kích, vùng tạm chiếm, chiến dịch, tiến công chiến lược. c. Trên cơ sở nắm vững và trình bày rất tốt kiến thức cơ bản, giáo viên có thể chuyển sang ôn tập cho các em bằng các chuyên đề nhỏ, làm những bài 6 tập khó, những đề so sánh, khái quát, tổng hợp, những câu hỏi phát triển năng lực, cụ thể như sau: 1. Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử Việt Nam trong những năm 1945 1954. 2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền thời kì từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946. 3. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ với Hiệp định Giơnevơ. 4. Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. 5. Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến. 6. Lập bảng thống kê những thắng lợi quan trọng của quân dân ta từ 12/1946 đến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 theo yêu cầu sau: nêu những thắng lợi, ý nghĩa. 7. Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (hoặc tại sao Đảng chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Hoặc những căn cứ ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ). 8. Từ diễn biến thực tế trên chiến trường Đông Dương, em hãy cho biết : NaVa có thực hiện được điểm then chốt trong kế hoạch không ? Việc xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương có nằm trong dự kiến ban đầu của kế hoạch NaVa không? vì sao? 9. Tại sao nói thắng lợi Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại hội nghị Giơ Ne Vơ? 10. Chứng minh chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp. 11. Nêu điểm khác nhau căn bản giữa Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) với Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) để thấy bước tiến của ta trong đấu tranh ngoại giao? 12. Quyền dân tộc cơ bản đã được ghi nhận ở Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ, Hiệp định Pari như thế nào? và chúng ta đấu tranh sau mỗi Hiệp định đó ra sao? 7 13. Phân tích vai trò của Hồ Chủ tịch trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 14. Thông qua các Chiến dịch Việt Bắc, Biên giới, Điện Biên Phủ hãy nêu các bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc. 15. Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Sau khi giảng và hướng dẫn học sinh nắm được những vấn đề có thì giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài. Trong quá trình làm các bài viết, giáo viên sẽ nắm bắt được mức độ nhận thức của học sinh, khả năng viết bài, nhận thức đề của từng học sinh từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh, bổ sung kiến thức và phương pháp làm bài cho từng em. Những vẫn đề giáo viên có thể cho học sinh làm bài để kiểm tra đánh giá, tập dượt. 1. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền thời kì từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946. a. Ý nghĩa: Trên lĩnh vự xây dựng đất nước, những kết quả trong năm đầu của chế độ Dân chủ cộng hòa về kinh tế, tài chính, văn hóa góp phần tăng thêm sức mạnh cho Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh nhằm đánh bại âm mưu của Tưởng, chi viện tích cực cho Nam Bộ đánh thực dân Pháp và chuẩn bị thế lực cho nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc. Trên lĩnh vực bảo vệ chính quyền Cách mạng giữ vững nền độc lập dân tộc, những thắng lợi của toàn Đảng, toàn dân ta lại càng có ý nghĩa lớn lao. Với thắng lợi này nhân dân ta đã vượt qua những khó khăn thử thách hiểm nghèo nhất. Thắng lợi này còn chứng tỏ rằng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đủ khả năng giữ vững chính quyền cách mạng. Thắng lợi này có ý nghĩa quốc tế sâu sắc, góp phần tăng thêm sức mạnh của các lực lượng cách mạng thế giới trong sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. b. Những bài học kinh nghiệm: - Bài học về việc biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, biết phát huy cao độ sức mạnh sáng tạo của quần chúng nhân dân. 8 - Bài học về biết lợi dụng và khai thác triệt để mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, xác định đúng kẻ thù chủ yếu, trước mắt, cô lập và tập trung lực lượng đánh đúng kẻ thù. - Bài học về biết tranh thủ khả năng hòa bình và phương pháp đàm phán thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng, đồng thời phải luôn chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan rộng quyết liệt và kéo dài. - Bài học về việc kết hợp giữa nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, xây đựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ với Hiệp định Giơnevơ. Điểm khác nhau cơ bản: Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946), chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, nằm trong khối liên hiệp Pháp và trong Liên bang Đông Dương. Còn trong Hiệp định Giơnevơ (21 - 7 - 1954), Pháp và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương, có sự khác nhau là do: Trong lúc kí Hiệp định Sơ bộ do ta còn yếu hơn địch nên ta phải chấp nhận điều khoản của hiệp định. Đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù và để tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng. Còn trong khi kí Hiệp định Giơnevơ ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ, quyết định sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Đông Dương. So với Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơnevơ là một bước tiến vượt bậc trong đấu tranh ngoại giao của ta. 3. Tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của cuộc kháng chiến chống TDP của nhân dân ta a. Tính chất chính nghĩa. - Trước âm mưu và hành động trở lại xâm lược nước ta lần 2 của thực dân Pháp, Đảng và Chỉnh phủ ta chủ trương hòa hoãn với Pháp bằng cách ký hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước (14/9/1946). Sau khi ký hiệp định và tạm ước, ta thực hiện đúng những điều đã ký nhưng thực dân Pháp ngày càng lấn tới và cuối cùng chúng ngang nhiên xé bỏ Hiệp định 9 và tạm ước. Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của dân tộc mà ta đã giành được trong Cách mạng tháng Tám. Đây là cuộc kháng chiến hoàn toàn chính nghĩa. Vì chính nghĩa nên trong quá trình kháng chiến, nhân dân ta đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là nhân dân Pháp. Cũng xuất phát từ cuộc kháng chiến chính nghĩa nên ta chủ trương kháng chiến lâu dài để chống lại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh của Pháp" và cuối cùng, ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn. b. Tính nhân dân: Trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đảng ta chủ trương kháng chiến toàn dân là toàn dân đánh giặc, mỗi người dân là một người chiến sỹ, mỗi khu phố là một pháo đài, mỗi xóm làng là một trận địa. Nhờ có đường lối kháng chiến toàn dân, Đảng và Chính phủ đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến và phục vụ kháng chiến. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên cầm vũ khí chống thực dân Pháp. Đáp lời kêu gọi ấy, toàn thể nhân dân nhất trí đứng lên kháng chiến. Trong quá trình kháng chiến, ta đánh địch ở khắp các mặt trận và sử dụng tất cả các loại vũ khí có trong tay, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc... Nhờ tính nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp mà ta đã đánh bại âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh, nuôi chiến tranh" của TDP để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và giành thắng lợi cuối cùng vào 21/7/1954. 10 4. Tại sao lại khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến? Việc khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 là một bước phát triển của cuộc kháng chiến, xuất phát từ những lý do sau: Trước hết chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 là một chiến dịch địch chủ động tấn công lên Việt Bắc để tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta nhằm giành thắng lợi quyết định về quân sự đi đến kết thúc nhanh chiến tranh. Còn ta chủ động phản công địch để "phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp lên Việt Bắc". Trong chiến dịch này ta thực hiện kiểu chiến tranh du kích ngắn ngày, bao vây cô lập và chặn đánh các cuộc hành quân của địch. Qua chiến dịch Việt Bắc, ta đã đánh bại chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta. Tiếp đến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, là chiến dịch ta chủ động tấn công địch nhằm tiêu hao sinh lực địch, khai thông biên giới, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thuận lợi mới thúc đẩy kháng chiến tiến lên. Trong chiến dịch Biên giới, ta thực hiện cách đánh công kiên kết hợp với vận động dài ngày. Qua chiến dịch Biên giới, ta giành được quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ), địch bị đẩy vào thế bị động đối phó. Vì vậy, có thể khẳng định từ chiến thắng Việt Bắc 1947. 5. Lập bảng thống kê những thắng lợi quan trọng của quân dân ta từ 12/1946 đến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 theo yêu cầu sau: nêu những thắng lợi, ý nghĩa Thời gian Những thắng lợi Ý nghĩa Từ - Cuộc chiến đấu ở các đô thị Đánh bại âm mưu “đánh úp” của 19/12/1946 Bắc vĩ tuyến 16. địch. đến 2/1947 - Cuộc chiến đấu diễn ra quyết - Chặn đứng âm mưu mở rộng liệt nhất ở thủ đô Hà Nội trong chiến tranh của địch, chuẩn bị 11 60 ngày đêm với tinh thần cho cuộc kháng chiến lâu dài. "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Ta đã tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố. - Bảo đảm cho cơ quan đầu não kháng chiến của Đảng, Chính phủ rút lên Việt Bắc an 7/10/1947 toàn. - Chiến dịch Việt Bắc thu - - Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi đông 1947 làm thất bại âm mưu “đánh - Ta đã đánh bại cuộc hành nhanh, thắng nhanh” của Pháp, quân của 12 ngàn địch tấn buộc chúng phải chuyển sang công lên Việt Bắc, loại khỏi đánh lâu dài với ta. vòng chiến 6000 tên, bảo vệ - Đưa cuộc kháng chiến sang 1 16/9-22/ được căn cứ địa Việt Bắc giai đoạn mới. Chiến dịch Biên giới thu - Chiến dịch thắng lợi con đường 10/1950 đông 1950. nối nước ta với các nước xã hội - Ta chủ động mở chiến chủ nghĩa được khai thông. dịch nhằm tiêu diệt một bộ phận - Quân đội ta đã trưởng thành, sinh lực địch, khai thông biên giành được thế chủ động trên giới Việt - Trung củng cố và mở chiến trường chính (Bắc bộ). rộng căn cứ địa Việt Bắc. - Mở ra bước phát triển mới của - Ta đã loại khỏi vòng chiến cuộc kháng chiến. hơn 8000 địch, giải phóng 750km đường biên giới Việt Trung và chọc thủng hành lang Đông Tây 6. Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (hoặc tại sao Đảng chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Hoặc những căn cứ ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ). 12 - Xuất phát từ nhận định Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược then chốt lại ở quá xa hậu phương của ta, địa hình hiểm trở, tiếp tế khó khăn, ta không thể đánh lớn nên địch xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương , “một pháo đài bất khả xâm phạm”, “ một con nhím khổng lồ giữa núi rừng Tây Bắc”... - Như vậy, từ chỗ không nằm trong kế hoạch NaVa ban đầu, Điện Biên Phủ đã trở thành khâu trung tâm của kế hoạch NaVa. NaVa chấp nhận cuộc quyết chiến chiến lược tại đây, sẵn sàng “ nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta. - Muốn phá tan kế hoạch NaVa đưa cuộc kháng chiến thắng lợi, tất yếu phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đảng ta nhận định: + Cuộc kháng chiến toàn diện của ta đến đầu 1954 đã phát triển mạnh về mọi mặt chính quyền dân chủ nhân dân không ngừng được củng cố, nền kinh tế đạt những thành tựu to lớn. + Bộ đội ta không ngừng trưởng thành cả về số lượng và kỹ thuật tác chiến. Những Đại đoàn được thành lập 308, 312, có sức cơ động và sức đột kích cao hoàn toàn có thể đánh thắng tập đoàn. + Hậu phương ta vững mạnh có thể khắc phục được những khó khăn về tiếp tế, vận tải. + Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta được sự đồng tình, ủng hộ của lực lượng hòa bình thế giới, ngay cả nhân dân Pháp đặc biệt là sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô. + Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng có chỗ yếu cơ bản là dễ bị cô lập và chỉ có thể tiếp viện bằng đường hàng không. + Điện Biên Phủ lúc này đã trở thành khâu trung tâm của kế hoạch Nava, do đó muốn đập tan kế hoạch Nava ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Xuất phát từ tình hình trên, Đảng ta chủ trương mở chiến dịch Điện Biên Phủ hoặc xuất phát từ tình hình trên, Đảng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm quyết chiến chiến lược. 7. Từ diễn biến thực tế trên chiến trường Đông Dương, em hãy cho biết : NaVa có thực hiện được điểm then chốt trong kế hoạch không ? Việc xây 13 dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương có nằm trong dự kiến ban đầu của kế hoạch NaVa không? vì sao? - NaVa không thực hiện được điểm then chốt trong kế hoạch của mình vì: Các cuộc tấn công quân sự của ta trong Đông Xuân 1953-1954 đã làm cho kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản. Với chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch NaVa. - Việc xây dựng Điện Biên Phủ thành Tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương không nằm trong dự kiến ban đầu của kế hoạch NaVa. Vì: Điện Biên Phủ được quyết định xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Dông Dương khi kế hoạch NaVa bược đầu bị phá sản, Điện Biên Phủ là sản phẩm của thế thua, thế yếu, thế bị động. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại tất yếu của chúng. 8. Tại sao nói thắng lợi ĐBP có ý nghĩa quyết định thắng lợi tại hội nghị Giơ Ne Vơ ? - Thắng lợi ở Điện Biên Phủ đã có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trên bàn ngoại giao Giơ Ne Vơ - Với thiện trí hòa bình, lập trường “ trước sau như một” của ta là sẵn sàng thương lượng để giải quyết vấn đề VN trên cơ sở Pháp tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Ngược lại thực dân Pháp hiếu chiến luôn ngoan cố theo đuổi chiến tranh xâm lược. Chỉ có đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù thì chúng mới chịu thương lượng thật sự để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình - Lúc này, trên chiến trường ta đã giành những thắng lợi lớn, ngày càng cố kéo dài chiến tranh Pháp càng đi sâu vào con đường hầm không lối thoát, chỉ đến khi thất bại nặng nề chúng mới chịu thay đổi thái độ - Ngày 26/4/1954 giữa lúc quân ta chuẩn bị mở đợt tấn công thứ 3 để quyết định số phận quân Pháp ở Điện Biên Phủ thì hội nghị Giơ NeVơ về Đông Dương khai mạc và với chiến thắng của quân dân ta ở ĐBP, số phận quân Pháp đã nằm trong tay chúng ta thì chúng mới chịu ngồi thương lượng thực sự và phải kí Hiệp định Giơ NeVơ sau 72 ngày đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. 14 - Như vậy, thắng lợi ở bàn hội nghị chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có thực lực, đã mạnh, đã thắng, đã đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ thù trên mặt trận quân sự. Thắng lợi của Điện Biên Phủ đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải kí Hiệp định Giơ Ne Vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. C. KẾT LUẬN Giai đoạn 1945 - 1954 là một giai đoạn lịch sử quan trọng của lịch sử dân tộc, với sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 đến thắng lợi hoàn toàn. Đây là giai đoạn gắn liền với những thắng lợi quân sự, ngoại giao tiêu biểu, vì vậy các kỳ thi đều có những câu hỏi liên quan đến kiến thức của giai đoạn này. Lựa chọn lượng kiến thức và cách ôn tập, kiểm tra làm sao cho phù hợp, đạt kết quả là rất quan trọng giúp cho học sinh yêu thích môn học, không ngại học, giúp các em nắm kiến thức nhanh, củng cố và biết hệ thống hóa kiến thức, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo để các em có thể làm được tất cả các dạng đề thi, nhất là đề mở như hiện nay. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan