Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện việt yên, tỉnh bắc giang...

Tài liệu Luận văn giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện việt yên, tỉnh bắc giang

.DOC
122
72
81

Mô tả:

Luận văn giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện việt yên, tỉnh bắc giang
1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển xã hội đã khẳng định, nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển được thì những nhu cầu cần thiết không thể thiếu và nông nghiệp chính là ngành cung cấp. Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống nhân dân và trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2008) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan. Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay. Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. Đến năm 2007 sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD [20]. Nông nghiệp vẫn là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế Việt Nam vài thập kỷ tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không hề bị coi nhẹ mà còn có nhiều nét mới, đặc sắc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân nông thôn. Đối với Bắc Giang, từ một tỉnh thuần nông xuất phát điểm thấp, diện tích tự nhiên không lớn nhưng đã xây dựng được vùng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn nhất miền Bắc; nuôi trồng thuỷ sản trở thành thế mạnh đang 1 được khai thác có hiệu quả, số lượng đàn gia súc, gia cầm nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước, năm 2008 tổng đàn gia cầm của tỉnh đứng thứ 02, tổng đàn lợn đứng thứ 06 toàn quốc [12].Điều quan trọng hơn cả là người dân có cuộc sống ổn định và chung tay xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá. Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, nông nghiệp vốn được coi là thế mạnh của Việt Yên trong nhiều năm nay với nhiều kết quả thu được đáng khích lệ. Cùng với việc xây dựng được một số vùng sản xuất chuyên canh về cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây lương thực, các xã trong huyện đã xây dựng được 79 cánh đồng cho thu nhập từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, với tổng diện tích gần 400 ha. Phần lớn nông dân ở các xã đã được tiếp cận với phương thức canh tác mới, phát triển lúa hàng hoá, thâm canh cây công nghiệp, khoai tây sạch bệnh, từng bước xây dựng vùng rau an toàn và rau chế biến. Toàn huyện cũng đã phát triển đàn bò được 19.000 con, trong đó tỷ lệ sind hoá đạt 40%. Tỷ lệ nạc hóa trong đàn lợn cũng đạt 35%. Cơ sở hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, giao thông thuận lợi người dân trong huyện dễ dàng vận chuyển, trao đổi hàng hoá [4]. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động chưa cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Mặt khác diện tích dất nông nghiệp đang giảm dần nhường chỗ cho phát tiển các khu, cụm công nghiệp và phát triển vào các mục đích phi nông nghiệp khác dẫn đến nông sản hàng hóa đáp ứng cho nhu cầu của xã hội và nhân dân trong huyện đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất đai để bố trí sản xuất nông nghiệp để phát triển nông nghiệp toàn diện, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến cần được chú trọng phát triển. Việc áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, nhất là công nghệ sau thu hoạch. Vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo, môi trường ngày 2 càng bị ô nhiễm, phế thải sinh hoạt và sản xuất chưa được xử lý tốt... Trước tình hình đó, cần có những giải pháp thiết thực khắc phục những khó khăn trên để đẩy mạnh nông nghiệp phát triển đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng việc làm và nâng cao mức sống của nông dân. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển nông nghiệp ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp của huyện Việt Yên trong những năm qua, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong những năm tới nhằm góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của nhân dân.. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp - Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Việt Yên - Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của huyện Việt Yên. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện đạt hiệu quả cao và bền vững.. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Những cây trồng vật nuôi phát triển trên địa bàn huyện - Những vấn đề kinh tế, chính sách và kỹ thuật trong nông nghiệp - Các chủ thể kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện liên quan đến phát 3 triển nông nghiệp của huyện. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi nội dung: - Luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá thực trạng một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện làm cơ sở đề ra định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp huyên Việt Yên đạt hiệu quả cao và bền vững trong những năm tới... * Phạm vi về không gian: Nghiên cứu điểm taị một số xã, cơ sở, chủ thể kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Việt Yên * Phạm vi thời gian: - Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 - Số liệu được thu thập để phân tích: số liệu đã công bố thu thập trên các tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo qua các mốc giai đoạn, nhất là trong 3 năm gần đây (2006– 2008). Số liệu mới được điều tra thu thập chủ yếu trong năm 2008. 4 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp Nông nghiệp (agriculture) theo nghĩa hẹp được hiểu là các hoạt động liên quan đến việc trồng cấy và đầu tư canh tác trên đất nhằm mục đích sản xuất ra sản lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Như vậy đối tượng chính của của nông nghiệp theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm loại cây trồng được thuần hóa canh tác trên đất. Tuy nhiên, ở nước ta khái niệm nông nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao gồm: Nông lâm, ngư nghiệp, các hoạt động chăn nuôi (cattle-breeding) bao gồm cả nuôi trồng thủy sản. Vì thế đối tượng của nông nghiệp được mở rộng sang cả các loại vật nuôi trên cạn và dưới nước. Các đối tượng này là những sinh vật sống, tiến hóa trong lịch sử đa phần được con người chọn lọc và cải tạo theo mục đích mà con người mong muốn. Khác với ngành sản xuất khác, các đối tượng của ngành nông nghiệp cần phải được cấy và phát triển trên đất trong điều kiện sinh trưởng phát triển của các quuy luật tự nhiên. Vì thế mà nông nghiệp luôn gắn chặt với điều kiện về đất đai và khí hậu thời tiết ở mỗi vùng, địa phương cụ thể [30]. Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học, 5 ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp (như thuốc lá, cocaine..) [1]. Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, phân đạm [1]. Nông nghiệp của các nước trên thế giới từ trước tới nay đều trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, gắn liền với sự tiến hoá của loài người và sự gia tăng về dân số. Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, nền nông nghiệp chủ yếu là săn bắn hái lượm. Khi loài người tích luỹ được kinh nghiệm, công cụ sản xuất ra đời, nền nông nghiệp được phát triển sang trồng trọt và chăn nuôi theo hướng du canh hay du mục. Canh tác du canh, du cư gắn liền với nền canh tác đốt rẫy. Sau đó, do sức ép về dân số và đất đai, nông nghiệp du canh chuyển sang nông nghiệp định canh ở thời kỳ phong kiến. Tuy vậy, nền nông nghiệp du canh và du cư vẫn tồn tại đến ngày nay ở một số vùng do một số cộng đồng đồng bào dân tộc ít người thực hiện. Từ nền nông nghiệp định canh theo hướng quảng canh chuyển sang nông nghiệp thâm canh, từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tự cung và tự cấp sang nông nghiệp hàng hoá là những xu hướng cơ bản của sự phát triển nông nghiệp trong một thế kỷ qua ở các nước đang phát triển [1]. 2.1.1.2 Tăng trưởng và phát triển, phát triển kinh tế Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính trên đầu người. Tăng trưởng thường được áp dụng để đánh giá chung cho ngành kinh tế, vùng sản xuất, ngành sản xuất nông nghiệp ... [17]. 6 Phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, phát triển bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như: sự tăng trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi nói trên là những nội dung của phát triển [17]. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khỏe và đảm bảo sự bình đẳng cũng như quyền của công dân. Phát triển còn được định nghĩa là sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất lượng của kinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội [17]. Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Còn phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội [17]. 2.1.1.3 Phát triển bền vững Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi 7 trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau" [7]. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [7]. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục 8 cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững [7]. 2.1.1.4 Phát triển nông nghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững - Phát triển nông nghiệp: Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được dùng nhiều trong đời sống kinh tế và xã hội. Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác với tăng trưởng nông nghiêp: “Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại, phát triển nông nghiệp thể hiện cả về lượng và về chất. Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Phát triển 9 nông nghiệp còn bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có quan hệ với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cần thấy rằng do chiến lược phát triển nông nghiệp chưa hợp lý mà có tình trạng ở một quốc gia có tăng trưởng nông nghiệp nhưng không có phát triển nông nghiệp” [7] - Phát triển nông nghiệp bền vững: Theo GS. TS Đỗ Kim Chung, GS.TS Phạm Vân Đình, 1997, 2009 cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau”. Sự phát triển của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội (FAO, 1992). Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình đảm bảo hài hoà ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thoả mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai [7]. Nông nghiệp bền vững là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp bền vững. Nền nông nghiệp thoả mãn được yêu cầu của thế hệ hiện tại, mà không làm giảm khả năng thoả mãn yêu cầu của thế hệ mai sau (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam, Chương trình nghị sự 21, 2004). Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản: Đảm bảo đáp ứng cầu hiện tại về nông sản và các dịch vụ liên quan và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau (bao gồm gìn giữ quỹ đất, nước, rừng, khí hậu và tính đa dạng sinh học...). Nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật, vừa thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển [7]. 10 Nền nông nghiệp bền vững được đánh giá bằng những đặc trưng khác nhau, tuy nhiên có thể gom lại thành các đặc trưng chủ yếu sau: 1) Năng suất (Productivity): Trước tiên phải là nền nông nghiệp có năng suất cao. Điều đó có nghĩa là trên một đơn vị nguồn lực dùng trong nông nghiệp, sẽ thu được nhiều hơn sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Tuỳ theo, mức độ phát triển hàng hoá của nền nông nghiệp, mà chỉ tiêu hiện vật hay giá trị sẽ chiếm vị trí quan trọng. Năng suất còn được hiểu không những bao gồm về lượng mà còn về chất của sản phẩm thu được trên đơn vị nguồn lực. 2) Hiệu quả (Efficiency): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực. Đôi khi, có thể đạt năng suất mà chưa thật sự đạt hiệu quả. Hiệu quả là phần thu được sau khi trừ đi chi phí. Cần tính toán đầy đủ các khoản chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, cả hiển thị và chi phí ẩn khi tiến hành sản xuấtkinh doanh nông nghiệp. Cần tính đủ các lợi ích đo đếm được và cả các lợi ích không đo đếm được từ nông nghiệp. Nền nông nghiệp bền vững sẽ luôn đem lại hiệu quả cao. 3) Ổn định (Stability): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng và phát triển. Sự thay đổi về cơ cấu của nền nông nghiệp, hoàn thiện tổ chức, và thể chế thị trường cần sự ổn định. Càng ổn định, nông nghiệp càng bền vững. Ổn định không có nghĩa là giữ nguyên trạng thái cũ mà vẫn có sự thay đổi theo xu hướng chung, thể hiện tính quy luật của sự phát triển. 4) Công bằng (Equity): Nền nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân bố, quản lý, sử dụng tài nguyên nông nghiệp, hưởng thụ lợi ích thu được từ nền nông nghiệp. Do vậy, vấn đề công bằng trong nền nông nghiệp bền vững bao gồm sự giảm bớt chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo trong dân cư, giữa các dân tộc thiểu số và đa số, giữa nam và nữ, giữa thế hệ hôm nay với thế hệ mai sau [7]. * Nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững: Để có sự phát triển nông nghiệp bền vững cần phải có các yếu tố sau (Malcom Gillis, 1983): + Có hệ thống chính trị ổn định, đảm bảo sự tham gia có hiệu quả 11 của người dân vào việc ra quyết định trong quản lý và sử dụng tài nguyên nông nghiệp. + Có hệ thống kinh tế phù hợp, bao gồm khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế công, phát triển hài hoà, kinh tế công hỗ trợ và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững. + Có hệ thống sản xuất-nông nghiệp phù hợp, gắn liền với lợi thế so sánh của từng vùng, từng quốc gia, đảm bảo tăng năng suất, hiệu quả và phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển. + Có hệ thống công nghệ phù hợp bao gồm công nghệ hiện đại, kết hợp hài hoà với công nghệ bản địa, làm nền tảng cho xây dựng các giải pháp bền vững và lâu dài. + Có hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan hệ bền vững về thương mại và tài chính. Do đó, sự hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các nền nông nghiệp phát triển bền vững hơn. 2.1.2 Vị trí nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp của mỗi nước [7]. Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Xã hội ngày càng phát triển, thực phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, càng đòi hỏi phát triển nhiều ngành công nghiệp chế biến thực 12 phẩm nông sản phát triển. Quy mô, chất lượng, thời điểm cung cấp nguyên liệu từ ngành nông nghiệp quyết định nhiều đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến [7]. Ở nước ta đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nó còn là nguồn thu nhập về ngoại tệ đáng kể góp phần đầu tư cho tái sản xuất mở rộng chính ngành nông nghiệp. Tùy theo lợi thế so sánh của mình, nông nghiệp có thể xuất khẩu các sản phẩm nông sản hàng hóa, thu ngoại tệ để có thể mua sắm hàng hóa đầu tư lại cho nông nghiệp và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân [7]. Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp các sản phẩm hàng hóa cho thị trường trong và ngoài nước mà còn cung cấp các yếu tố sản xuất như lao động và vốn cho ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đén khả năng đáp ứng về lao động cho các ngành khác, đặc biệt là ngành công nghiệp [7]. Nông nghiệp còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn các sản phẩm, dịch vụ của công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vì thế, nông nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như công nghiệp hóa học, cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển. Sự phát triển ổn định của nông nghiệp đòi hỏi phải cung cấp ổn định về vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, nông cụ, cũng như các mặt hàng tiêu dùng công nghiệp... [7]. Nông nghiệp còn có tác dụng giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của nông nghiệp ngày càng được coi trọng. Ở các nước phát triển, nông nghiệp có tính đa chức năng. Chức năng cơ bản của nông nghiệp bao gồm chức năng kinh tế, môi trường, văn hóa và chính trị và xã hội. Chức năng xã hội của nông nghiệp thể hiện ở chỗ đây là sinh kế kiếm sống của đại bộ phận dân cư nông thôn, gắn với các truyền thống 13 văn hóa của mỗi vùng miền. Chức năng văn hóa của nông nghiệp bao gồm các hoạt động của nông nghiệp chứa đựng và giữ gìn văn hóa vật thể và phi vật thể. Nông nghiệp ổn định sẽ là nền tảng chính trị cho mỗi quốc gia [7]. Ở nước ta, nông nghiệp chiếm vị trí rất quan trọng là điểm khởi đầu cho công cuộc đổi mới kinh tế. Mặc dù, tỷ trọng GDP của nông nghiệp sẽ giảm dần trong quá trình tăng trưởng kinh tế nhưng nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ yếu và quan trọng của mọi giai đoạn phát triển xã hội. Tỷ trọng GDP của nông nghiệp giảm từ 39,2% năm 1991 đến 33,6 năm 1995 và 22,1% năm 2008 [23]. Nông nghiệp cung cấp nông sản thực phẩm để cho hơn 85 triệu dân sinh sống và nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng công nghiệp tạo điều kiện thực hiện CNH- HĐH đất nước. 2.1.3 Đặc điểm của nông nghiệp Nông nghiệp nước ta cũng như nông nghiệp các nước trên thế giới muốn phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao đều phải nắm vững những đặc điểm chủ yếu của nông nghiệp như sau:: - Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các sinh vật bao gồm các cây trồng và vật nuôi. Chúng sinh trưởng và phát triển theo các quy luật riêng đồng thời lại chịu nhiều tác động rất nhiều từ ngoại cảnh như thời tiết, khí hậu, môi trường. Các quy luật sinh học và điều kiện ngoại cảnh tồn tại độc lập với ý muốn chủ quan của con người. Vì thế con người, phải nhận thức cho được quy luật sinh học và quy luật tự nhiên để cho sinh vật phát triển theo hướng có lợi cho con người. Trong quá trình phát triển nông nghiệp chúng ta cần chú trọng những vấn đề sau đây: Trong nông nghiệp, quá trình tái sản xuất kinh tế liên hệ mật thiế với quá trình tái sản xuất tự nhiên của sinh vật, thời gian lao động không ăn khớp xen kẽ vào thời gian sản xuất, từ đó sinh ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, khối lượng đầu ra không tương ứng về cả số lượng và chất lượng so với đầu vào [7]. 14 - Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. Trong công nghiệp, đất đai chỉ đóng vai trò là nơi xây dựng nhà xưởng, kho tằng và làm mặt bằng sản xuất. Còn trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Thông thường, không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Vì thế, số lượng và chất lượng đất đai qui định lợi thế so sánh của mỗi vùng, cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và cả vùng. Sử dụng đất đai đúng hướng còn quyết định đến hiệu quả sản xuất. Do đó, cần sử dụng đầy đủ và hợp lý quỹ đất đai để vừa làm tăng năng suất đất đai vừa giữ gìn và bảo vệ đất đai [7]. - Nông nghiệp được phân bố trên phạm vi rộng lớn. Tích tụ và tập trung cao là đặc điểm cơ bản của sản xuất công nghiệp. Trái lại, nông nghiệp được phân bố trên phạm vi không gian rộng lớn. Đặc điểm này do tính chất đất đai qui định. Đất với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu có địa bàn trải rộng. Tính chất này kéo theo sự đa dạng về địa hình, chất đất, nguồn nước, sinh vật sống ở đó và điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng đất có một hệ thống kinh tếsinh thái riêng. Do đó, mỗi vùng có lợi thế so sánh riêng. Từ đấy, cần phải bố trí sinh vật phù hợp với lợi thế so sánh của mỗi vùng sản xuất, thực hiện chuyên môn hóa gắn liền với phát triển tổng hợp [7]. - Sản phẩm nông nghiệp vừa được tiêu dùng tại chỗ, vừa được trao đổi trên thị trường. Trong công nghiệp, gần như sản phẩm sản xuất ra được đưa toàn bộ vào thị trường. Trái lại, trong nông nghiệp, sản phẩm sản xuất ra vừa được người tiêu dùng nội bộ vừa được bán trên thị trường. Sản phẩm tiêu dùng nội bộ bao gồm các sản phẩm giữ lại đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của gia đình nông dân, làm giống để cho vụ sản xuất tiếp theo. Sản phẩm bán ra trên thị trường bao gồm các sản phẩm cho người tiêu dùng, các ngành công nghiệp trong nước và các sản phẩm xuất khẩu. Vì thế, nông sản 15 có thể tham gia vào rất nhiều kênh thị trường. Các kênh này đan xen theo các mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều. Từ đây, cần thấy rõ các luồng đi của sản phẩm nông nghiệp, tác động vào các khâu thị trường trọng yếu để có chiến lược sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả. Ở mỗi khâu của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối, bán hàng và tiêu dùng đều phải coi trọng một cách đúng mức. Đó là yêu cầu tất yếu của một nền nông nghiệp hàng hóa [7] - Cung về nông sản hàng hóa và cầu về đầu vào cho nông sản mang tính thời vụ. Do sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên cung cấp nống sản hàng hóa và cầu về đầu vào của nông nghiệp mang tính thời vụ. Đặc điểm này làm cho có sự biến động lớn về giá nông sản cũng như vật tư nông nghiệp giữa đầu vụ, chính vụ và cuối vụ. Thông thường giá nông sản chính vụ thương thấp hơn giá nông sản lúc đầu vụ và cuối vụ. Trái lại, giá vật tư nông nghiệp lúc chính vụ (như giá phân bón ở thời kỳ chăm sóc cây trồng) thường cao hơn lúc đầy vụ hay sau vụ sản xuất. Trong nông nghiệp, người sản xuất phải trải qua hàng vụ, hàng năm, thậm chí dài hơn đối với cây trồng vật nuôi có thời gian kiến thiết cơ bản dài mới đưa ra thị trường sản phẩm người tiêu dùng cần. Tính muộn của cung nông sản đòi hỏi phải có sự dự tính, dự báo chính xác về giá cả và thị trường của nông sản hàng hóa, nhất là khi sản xuất và marketing các sản phẩm cây lâu năm và gia súc phải nuôi lâu năm. Tính thời vụ trong cung nông sản và cầu về vật tư nông nghiệp đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng để dự trữ, bảo quản hàng hóa lúc thời vụ, phải có cơ chế thị trường linh hoạt mềm dẻo với sự tham gia của thành phần kinh tế, Chính phủ cần có chính sách đầu vào và đầu ra phù hợp [7] - Nông nghiệp có liên quan chặt chẽ đến các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sự liên quan này thể hiện ở chỗ không những nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, vốn, lao động...cho công nghiệp mà nông nghiệp còn là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Mối liên hệ này thể hiện cả ở khoa học và công nghệ áp dụng trong các ngành sản xuất. Chúng có tác dụng 16 như đòn bẩy để cho cả công nghiệp và nông nghiệp phát triển. Vì thế mọi chiến lược phát triển kinh tế nói chung, của công nghiệp và nông nghiệp nói riêng đều phải tính toán đến mối quan hệ tương hỗ nhiều chiều giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ [7]. - Nông nghiệp Việt Nam nói chung và phát triển nông nghiệp ở Việt Yên ngoài việc nắm vững và vận dụng những đặc điểm nêu trên cần chú đến những đặc điểm riêng biệt đó là: Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa. Mỗi vùng có đặc điểm kinh tế- sinh thái và lợi thế so sánh riêng có, tạo tính đa dạng của nền nông nghiệp. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp đạt hiệu quả cao cần lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp phù hợp. Đồng thời chú trọng nông nghiệp nước ta thuộc loại “đất chật người đông” và dân số nông thôn phân bố không đồng đều, trình độ dân trí chênh lệch giữa các vùng, các địa phương. Mặt khác nông nghiệp nước ta nói chung và nông nghiệp ở Việt Yên đang trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua tuy đã được thành tựu đáng kể trong nông nghiệp, song nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và chưa phát triển, năng suất lao động thấp, đời sống của cư dân nông thôn còn nghèo [7]. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nông nghiệp Việt Nam tuy đã đạt thành tựu đáng kể trong xóa đói giảm nghèo, nhưng cả nước vẫn còn 17,2% số hộ nghèo. Trong đó, 90% số hộ nghèo sống ở nông thôn. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ hộ nghèo còn cao ở các vùng Đông Bắc (22,3%), Tây Bắc (33,4%), Bắc Trung bộ (25,6%), duyên hải Nam Trung bộ (22,3%), Tây Nguyên (24,9%). Các vùng Đông Nam bộ (8,88%), Đồng bằng sông Cửu Long (14,2%) và Đồng bằng sông Hồng (9,8%) tuy tỷ lệ hộ nghèo ít hơn nhưng số tuyệt đối về người nghèo lại cao hơn. Do đó giảm nghèo vẫn là một nội dung quan trọng của phát triển nông nghiệp [23]. 2.1.5 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp 17 Phát triển nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tùy theo mỗi quốc gia, mỗi vùng mà các nhân tố có những ảnh hưởng khác nhau đến quá trình phát triển nông nghiệp, các nhóm nhân tố chủ yếu đó là: - Tài nguyên nông nghiệp của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Số lượng và chất lượng tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, khí hậu), tài nguyên tài chính (tích lũy của nền kinh tế, mức tiết kiệm của cư dân), tài nguyên xã hội (vốn xã hội) ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền nông nghiệp. Tài nguyên nông nghiệp qui định lợi thế so sánh về nông nghiệp của mỗi vùng và quốc gia, do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp [7]. - Quy mô dân số, cấu trúc dân tộc và dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Mức bình quân về tài nguyên (thí dụ, diện tích đất nông nghiệp/đầu người), ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bổ, khai thác và sử dụng tài nguyên, do đó, ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. Quy mô dân số còn ảnh hưởng đến cầu của thị trường về sản phẩm và dịch vụ từ nông nghiệp. Do đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bổ sử dụng tài nguyên vào sản xuất – kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Cấu trúc dân tộc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nếu một vùng hay một quốc gia có nhiều dân tộc ít người, thì trình độ phát triển nông nghiệp khác với vùng hay quốc gia có nhiều dân tộc đa số. Mỗi dân tộc, gắn liền với kiến thức bản địa, giá trị văn hóa khác nhau. Các yếu tố này đều liên quan đến sự phát triển nông nghiệp khác nhau [7]. - Thế chế chính sách của chính phủ can thiệp vào nền nông nghiệp. Các chính phủ vì những mục tiêu kinh tế, xã hội khác nhau, đã có các chính sách, cách can thiệp khác nhau vào nền nông nghiệp để thỏa mãn các mục tiêu của quốc gia đó. Do đó, chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp. - Mức độ công nghiệp hóa nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói 18 riêng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền nông nghiệp làm cho nông nghiệp phát triển ở trình độ cao hơn [7]. - Cầu trên thị trường và hệ thống thị trường cũng là nhân tố trực tiếp làm cho nông nghiệp phát triển. Tín hiệu thị trường giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng có các ứng xử quan trọng trong việc ra quyết định phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền nông nghiệp vào sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường [7]. - Khoa học và công nghệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp. Khoa học và công nghệ luôn trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp. Quá trình sinh học hóa, hóa học hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng nông nghiệp và do đó, làm cho nông nghiệp phát triển [7]. - Nền kinh tế càng hội nhập, thị trường càng mở cửa thì nền nông nghiệp càng phát triển. Đó chính là lý do mà các nước tham gia tổ chức thương mại thế giới [7]. - Thế chế chính trị và sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Nền chính trị càng ổn định thì nền nông nghiệp càng phát triển [7]. 2.1.6 Xu hướng phát triển nông nghiệp của các nước trong khu vực Các nước Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, trong thập kỷ cuối của thế XX và thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, đã phát triển nông nghiệp của mình theo một số xu hướng sau: - Thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Chú trọng tăng trưởng nông nghiệp để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích tạo ra thu nhập, việc làm và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Ở các nước đang phát triển, 19 nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân. Tỷ lệ cư dân sống bằng nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho người dân nông thôn [7]. - Phát triển nông nghiệp tập trung cho an ninh lương thực và giảm nghèo đói. Những thập kỷ trước qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ cung về lương thực đối với các nước phát triển và thế giới nói chung. Nông nghiệp được coi là cứu cánh trong việc tạo ra việc làm ở nông thôn và anh ninh lương thực cho các quốc gia. Kinh nghiệm khủng hoảng lương thực năm 2007 và 2008, đã chứng minh rằng nếu nông nghiệp không phát triển thì an ninh lương thực quốc gia bị đe doạ. Đối với đa số người nghèo, tài sản duy nhất mà họ có sức lao động. Do đó phát triển nông nghiệp tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho chính bản thân họ. Khi an ninh lương thực được đảm bảo, người nghèo ở nông thôn có điều kiện để tìm kiếm thêm việc làm cả trong khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn [7]. - Tăng năng suất và đa dạng hóa nông nghiệp. Trong tương lai, phần lớn các nước châu Á khó có thể đạt được mức tăng sản lượng nông nghiệp như mức đã đạt được trong quá khứ. Vì vậy, sự bền vững của tốc độ tăng trưởng hiện tại phải đạt được trong mối quam tâm về đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất và đa dạng hóa cây trồng. Đối với năng suất lúa, các nước châu Á có thuận lợi là được áp dụng thành quả nghiên cứu của thế giới và điều kiện địa phương thông qua Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và các viện nghiên cứu quốc gia [7]. - Tăng cường áp dụng công nghệ phù hợp và đẩy mạnh công tác khuyến nông. Công nghệ mới là động cơ quan trọng cho sự tăng trưởng nông nghiệp. Cách mạng xanh giúp Ấn Độ giải quyết vấn đề lương thực, hay lúa lai ở Trung Quốc đã làm tăng năng suất lúa. Gần đây, nhiều nước ở Nam và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan