Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe, một số yếu tố liên qua...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe, một số yếu tố liên quan và hiệu quả giải pháp can thiệp ở người chuyên canh vải huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang

.PDF
168
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ----------  ---------- NGUYỄN HOÀNG QUỲNH THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ----------  ---------- NGUYỄN HOÀNG QUỲNH THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Ở NGƯỜI CHUYÊN CANH VẢI HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số : 9720701 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Phạm Xuân Đà 2. PGS.TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa THÁI NGUYÊN - NĂM 2021 i LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi xin đảm bảo những số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Hoàng Quỳnh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Giám hiệu, các khoa, phòng cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Với lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng của tôi, xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới GS.TS Đỗ Văn Hàm, PGS. TS Phạm Xuân Đà và PGS. TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, những người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi được tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã, Trạm Y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và nhân dân xã Thanh Hải và xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các đồng chí cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới Gia đình của tôi, là nguồn động viên, khích lệ và truyền nhiệt huyết cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 19 tháng 4 năm 2021 Tác giả Nguyễn Hoàng Quỳnh iii iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục các bảng, biểu đồ vii Danh mục các hình, hộp, sơ đồ x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan 3 1.2. Điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp 4 1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới 4 1.2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 7 1.3. Tình hình sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp trên thế giới 11 1.3.2. Sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động nông nghiệp ở Việt Nam 14 1.4. Những yếu tố liên quan đến sức khỏe, bệnh tật của ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp 1.5. Một số giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động trong 16 11 20 sản xuất nông nghiệp 1.5.1. Một số giải pháp đã đƣợc triển khai trên thế giới 20 1.5.2. Một số giải pháp đã đƣợc triển khai tại Việt Nam 24 1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 28 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu 30 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.3.1. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu 31 iv 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 31 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu 35 2.4.1. Biến số, chỉ số về đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu 35 2.4.2. Biến số, chỉ số về điều kiện lao động 35 2.4.3. Biến số, chỉ số về tình trạng sức khỏe, bệnh tật 37 2.4.4. Biến số, chỉ số về các yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc các chứng 37 bệnh thƣờng gặp ở ngƣời chuyên canh vải 2.4.5. Biến số, chỉ số về hiệu quả can thiệp chăm sóc sức khỏe 38 2.5. Nội dung can thiệp 39 2.5.1. Đối tƣợng can thiệp 39 2.5.2. Thời gian can thiệp 39 2.5.3. Nội dung can thiệp 39 2.5.4. Giám sát can thiệp 41 2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu 41 2.6.1. Thu thập số liệu định lƣợng 41 2.6.2. Thu thập số liệu định tính 43 2.7. Đánh giá chỉ số nghiên cứu 43 2.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 44 2.9. Đạo đức nghiên cứu 46 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 47 3.2. Điều kiện lao động và sức khỏe, bệnh tật của ngƣời chuyên canh vải 48 3.3. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc các chứng, bệnh thƣờng gặp 58 ở ngƣời chuyên canh vải 3.4. Hiệu quả của các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe ngƣời chuyên canh vải Chƣơng 4: BÀN LUẬN 67 4.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 81 4.2. Điều kiện lao động và sức khỏe, bệnh tật của ngƣời chuyên canh vải 81 81 v 4.2.1. Điều kiện lao động của ngƣời chuyên canh vải 82 4.2.2. Thực trạng sức khỏe, bệnh tật của ngƣời chuyên canh vải 88 4.3. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc các chứng, bệnh thƣờng gặp 93 ở ngƣời chuyên canh vải 4.4. Hiệu quả của các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe ngƣời chuyên 103 canh vải 4.5. Tính khả thi và bền vững của giải pháp can thiệp 113 4.6. Một số hạn chế của luận án 114 KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 115 117 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động BHLĐ : Bảo hộ lao động BVTV : Bảo vệ thực vật CBYT : Cán bộ y tế CSHQ : Chỉ số hiệu quả HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật HGĐ : Hộ gia đình HQCT : Hiệu quả can thiệp KAP : Knowledge Attiute Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) LĐNN : Lao động nông nghiệp NVYTTB : Nhân viên y tế thôn bản NLĐ : Người lao động SCT : Sau can thiệp SL : Số lượng TYT : Trạm y tế TCT : Trước can thiệp THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở THNN : Tác hại nghề nghiệp TNTT : Tai nạn thương tích TNLĐ : Tai nạn lao động vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi theo giới của đối tượng nghiên cứu 47 Bảng 3.2. Thời gian canh tác vải (tuổi nghề) của đối tượng nghiên cứu 48 Bảng 3.3. Thời gian làm việc trong ngày của người chuyên canh vải 48 Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện bảo hộ lao động của người 50 chuyên canh vải Bảng 3.5. Thực trạng đảm bảo ATVSLĐ khi sử dụng HCBVTV của 51 người chuyên canh vải Bảng 3.6. Một số chứng và bệnh thường gặp của người chuyên canh 55 vải (Khám toàn diện) Bảng 3.7. Các triệu chứng (dấu hiệu) thần kinh, thể chất và thần kinh 55 thực vật của người chuyên canh vải Bảng 3.8. Các triệu chứng (dấu hiệu) ở mắt, tiêu hóa và ngoài da của 56 người chuyên canh vải Bảng 3.9. Kết quả định lượng hoạt tính enzym cholinesterase trong 57 máu của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới với nguy cơ mắc 58 chứng bệnh đau đầu, viêm mũi họng Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới với nguy cơ mắc bệnh 58 viêm kết mạc, viêm da Bảng 3.12. Mối liên quan giữa KAP về ATVSLĐ với nguy cơ mắc 59 chứng bệnh đau đầu, viêm mũi họng Bảng 3.13. Mối liên quan giữa KAP về ATVSLĐ với nguy cơ mắc 60 bệnh viêm kết mạc, viêm da Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thời gian làm việc trong ngày với 61 nguy cơ mắc chứng bệnh đau đầu, viêm mũi họng Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thời gian làm việc trong ngày với nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc, viêm da 61 viii Bảng 3.16. Mối liên quan giữa việc sử dụng phương tiện BHLĐ với 62 nguy cơ mắc chứng bệnh đau đầu và viêm mũi họng Bảng 3.17. Mối liên quan giữa việc sử dụng phương tiện BHLĐ với 63 nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc, viêm da Bảng 3.18. Mối liên quan giữa việc đảm bảo ATVSLĐ khi sử dụng 64 HCBVTV với nguy cơ mắc chứng bệnh đau đầu và viêm mũi họng Bảng 3.19. Mối liên quan giữa việc đảm bảm ATVSLĐ khi sử dụng 66 HCBVTV với nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc, viêm da Bảng 3.20. KAP về ATVSLĐ và dự phòng bệnh tật trước và sau can 67 thiệp của người chuyên canh vải Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp cải thiện KAP ở người chuyên canh vải 68 Bảng 3.22. Kết quả sử dụng phương tiện BHLĐ trước và sau can thiệp 69 của người chuyên canh vải Bảng 3.23. Hiệu quả can thiệp đối với việc sử dụng phương tiện BHLĐ 70 của người chuyên canh vải Bảng 3.24. Kết quả về ATVSLĐ khi sử dụng HCBVTV trước và sau 71 can thiệp của người chuyên canh vải Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp về ATVSLĐ khi sử dụng HCBVTV của 72 người chuyên canh vải Bảng 3.26. Kết quả giảm tai nạn lao động và giảm say nắng, say nóng 73 trước và sau can thiệp của người chuyên canh vải Bảng 3.27. Hiệu quả can thiệp đối với việc cải thiện tai nạn lao động và 73 giảm say nắng, say nóng của người chuyên canh vải Bảng 3.28. Kết quả khám phát hiện bệnh trước và sau can thiệp của 74 người chuyên canh vải Bảng 3.29. Hiệu quả can thiệp đối với việc khám phát hiện bệnh của người chuyên canh vải 75 ix Bảng 3.30. Tỷ lệ mắc chứng bệnh đau đầu, viêm mũi họng trước và sau 75 can thiệp của người chuyên canh vải Bảng 3.31. Bảng 3.32. Tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc, viêm da trước và sau can thiệp của người chuyên canh vải Hiệu quả can thiệp giảm một số chứng bệnh thường gặp ở 76 76 người chuyên canh vải Bảng 3.33. Bảng 3.34. Phân loại sức khỏe trước và sau can thiệp của người chuyên canh vải Hiệu quả can thiệp đối với sức khỏe của người chuyên canh 77 77 vải Bảng 3.35. Hoạt tính enzym cholinesterase trong máu trước và sau can 78 thiệp ở người chuyên canh vải Bảng 3.36. Hiệu quả can thiệp đối với hoạt tính enzym cholinesterase 79 trong máu ở người chuyên canh vải 2. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 47 Biểu đồ 3.2. Nhiệt độ trung bình của huyện Lục Ngạn 49 Biểu đồ 3.3. Độ ẩm trung bình của huyện Lục Ngạn 49 Biểu đồ 3.4. Tốc độ gió trung bình tại huyện Lục Ngạn 50 Biểu đồ 3.5. Thực trạng khám phát hiện bệnh của người chuyên canh vải 53 Biểu đồ 3.6. Thực trạng tai nạn lao động và say nắng, say nóng của 54 người chuyên canh vải Biểu đồ 3.7. Phân loại sức khỏe của đối tượng nghiên cứu 56 x DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP VÀ SƠ ĐỒ 1. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình các giải pháp phòng ngừa cấp độ 1 về sức khỏe nghề nghiệp 21 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 30 2. DANH MỤC HỘP Hộp 3.1. Thời gian, điều kiện an toàn vệ sinh lao động của người chuyên canh vải 52 Hộp 3.2. Điều kiện lao động và sức khỏe của người chuyên canh vải 52 Hộp 3.3. Cách xử trí khi có triệu chứng nhiễm độc trong khi phun 54 HCBVTV của người chuyên canh vải Hộp 3.4. Các giải pháp an toàn và chăm sóc sức khỏe của người 79 chuyên canh vải Hộp 3.5. Các giải pháp chăm sóc sức khỏe cộng đồng người chuyên 80 canh vải 3. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối đối chứng 41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 65,6% dân số sinh sống và làm việc liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt. Cuộc sống và sức khỏe của người lao động gắn bó với môi trường tự nhiên và các điều kiện lao động. Trong lao động sản xuất, người dân chịu tác động của phơi nhiễm với các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, chuyên canh. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang phát triển với tốc độ cao theo hướng công nghiệp, hàng hoá, năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên những vấn đề về môi trường, lao động có ảnh hưởng tới sức khỏe, phát triển bền vững và những phát sinh nội tại trong quá trình sản xuất nông nghiệp đang đòi hỏi chúng ta cần quan tâm giải quyết. Quá trình canh tác nông nghiệp nói chung, cây vải nói riêng luôn tồn tại những ảnh hưởng đối với sức khỏe và môi trường sinh thái. Người lao động chuyên canh vải không những phải lao động thường xuyên ở ngoài trời, tiếp xúc với các yếu tố vật lý mà còn phải tiếp xúc thường xuyên với nhiều hóa chất độc hại do chính họ đưa vào môi trường bởi nhu cầu, mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế. Các sản phẩm như phân bón, HCBVTV và nhiều loại hoá chất có tác dụng đến quá trình sinh trưởng đều có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao động [112]. Phần lớn những hợp chất này rất bền vững, tích lũy lâu dài trong mô mỡ, lipoprotein theo thời gian có thể gây các bệnh như ung thư, bệnh về mũi họng… [44]. Những bất cập, ảnh hưởng này đang là vấn đề khó giải quyết đối với các nhà khoa học cũng như cả cộng đồng đặc biệt là sự ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khoẻ của con người [28], [30], [102]. Điều này đã được nhiều nhà khoa học ghi nhận, đặc biệt là về tỷ lệ bệnh tật của người nông dân khá cao. Một nghiên cứu của Ratana Sapbamrer và Sakorn Nata (2014) ở Thái Lan cho thấy các biểu hiện sức khỏe thường gặp của người nông dân khi tiếp xúc với HCBVTV là đau tức ngực (19,8%), ho (28%), tê bì (41,2%), đau đầu (30,8%), khô họng (23,6%) [102]. Nghiên cứu của Trần Văn Sinh (2009) trên người chuyên canh vải tại huyện Lục Ngạn, Bắc 2 Giang cho thấy người nông dân chuyên canh vải thường mắc các chứng bệnh như đau đầu 32,89%, viêm mũi họng mạn tính 31,35%, mất ngủ 25,65%, viêm kết mạc mắt 22,14%,... [36]. Ở nước ta, các nghiên cứu về điều kiện lao động, sức khỏe của người lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung đã được nhiều nhà khoa học quan tâm song không thường xuyên và có hệ thống, đặc biệt là các nghiên cứu về các giải pháp dự phòng [42]. Các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung ở người canh tác lúa, rau, cà phê, chè. Những nghiên cứu về điều kiện lao động, sức khỏe của người chuyên canh vải còn rất ít [23], [28]. Kết quả của một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy, điều kiện an toàn vệ sinh lao động của người lao động trong sản xuất nông nghiệp chưa tốt, đặc biệt là việc tiếp xúc với các yếu tố nguy hại, không đảm bảo an toàn cũng như không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động [35], [110]. Một số nghiên cứu trước đây đã đưa ra một số giải pháp can thiệp nhằm tạo điều kiện an toàn vệ sinh lao động và dự phòng bệnh tật ở người nông dân. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ nào được thực hiện trên đối tượng người chuyên canh vải. Vùng chuyên canh vải tại Bắc Giang chiếm diện tích lớn nhất cả nước. Năm 2015, với tổng diện tích trồng vải toàn tỉnh là trên 31.000 ha, cho sản lượng đạt 195.000 tấn quả tươi. Trong đó, huyện Lục Ngạn là vùng chuyên canh vải lớn nhất tỉnh với trên 17.000 ha, đạt sản lượng 118.000 tấn [36]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe, một số yếu tố liên quan và hiệu quả giải pháp can thiệp ở người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe của người chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2016. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của người chuyên canh vải. 3. Đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe người lao động chuyên canh vải huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động [34]. Vệ sinh lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động [34]. Môi trường lao động (working environment): là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên trong và bên ngoài tại nơi sản xuất có ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động, sản xuất. Theo nghĩa rộng: “Môi trường lao động” là tổng hợp tất cả các nhân tố như không khí, đất, nước, ánh sáng, âm thanh, nhà xưởng, máy móc, phương tiện, cảnh quan, các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến chất lượng lao động và cuộc sống của con người cũng như tài nguyên cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người. Môi trường lao động nông nghiệp (LĐNN) được phân loại theo ba lĩnh vực là ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành sơ chế nông phẩm. Người lao động nông nghiệp có môi trường lao động chủ yếu làm việc ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố khí hậu như nắng, mưa, gió và ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện sống, môi trường lao động độc hại, gánh nặng về thể lực mà chủ yếu là lao động thủ công. Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, kỹ thuật được thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ ở trong một không gian nhất định và việc bố trí sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó với con người, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Điều 4 kiện lao động cùng với sự xuất hiện lao động của con người và được phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật. Điều kiện lao động còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên của từng nơi và mối quan hệ của con người trong xã hội [14], [51]. Yếu tố nguy hiểm: là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động [34]. Yếu tố có hại: là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động [34]. Hóa chất bảo vệ thực vật: là danh từ chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector gây bệnh cho người và động vật, các loại côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [16], [32]. Tai nạn lao động: là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động [6]. Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động [33, 34]. Phương tiện bảo vệ cá nhân: là những dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu của mỗi người lao động cần sử dụng trong khi làm việc để cơ thể không bị tác động xấu các yếu tố có hại phát sinh trong môi trường [10]. 1.2. Điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp 1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nông nghiệp là một trong những ngành nguy hiểm nhất trong tất cả các lĩnh vực kinh tế và nhiều lao động nông nghiệp bị tai nạn lao động và bị bệnh liên quan mỗi năm. 5 Vấn đề sử dụng phương tiện BHLĐ trong lao động nông nghiệp cũng rất đáng quan tâm. Kết quả nghiên cứu của của Okoffo E D và cộng sự năm 2016 ở Ghana đã chỉ ra rằng tỷ lệ người nông dân sử dụng phương tiện BHLĐ khá thấp, tỷ lệ sử dụng kính mắt bảo hộ ở người nông dân chỉ chiếm 20,8%, sử dụng khẩu trang là 35,4% [93]. Một nghiên cứu của Adesuyi A.A và cộng sự năm 2018 tại Nigeria cho thấy, chỉ có 11% đối tượng nghiên cứu sử dụng đầy đủ các phương tiện BHLĐ khi làm việc tại nông trại. Có đến 84,6% nông dân không mang khẩu trang khi làm việc; 59,6% nông dân không mặc quần áo bảo hộ, 46,1% nông dân không đeo kính bảo hộ khi làm việc [53]. Nghiên cứu của tác giả Sapbamrer R và cộng sự cho thấy, tỷ lệ người nông dân mặc quần áo dài chiếm từ 66,1% đến 71,1%, đội mũ 47,3%, đeo kính 24,3%, đeo găng tay 40,5%, khẩu trang 43,2% [103]. Một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng, tỷ lệ người nông dân không mặc quần áo dài khi phun HCBVTV chiếm từ 14 đến 37%, không đeo kính chiếm 70%, không đeo găng tay chiếm 60% [79]. Nghiên cứu của tác giả Manyilizu W.B và cộng sự tại Tanzania cho thấy, tỷ lệ người nông dân sử dụng găng tay khi sử dụng HCBVTV chỉ chiếm 8,6%, sử dụng kính chiếm 3,1%, sử dụng mũ chiếm 1,6%, sử dụng khẩu trang chiếm 3,1%, sử dụng mũ chiếm 35,2% [88]. Tác giả Priyadharshini, U. K và cộng sự chỉ ra rằng, có 71% người nông dân sử dụng một hoặc nhiều hơn các phương tiện bảo hộ cá nhân, như có 65% nông dân sử dụng quần áo bảo hộ, 20% sử dụng khẩu trang khi phun HCBVTV, 5% sử dụng găng tay, 15% sử dụng ủng khi phun HCBVTV [95]. Nghiên cứu của tác giả Rakesh P.S và cộng sự cho kết quả, tỷ lệ người nông dân sử dụng găng tay khi phun HCBVTV là 47,9%, sử dụng quần áo bảo hộ là 61,2%, sử dụng khẩu trang là 81,6%, mang ủng là 28,6%. Tỷ lệ sử dụng tất cả các phương tiện phòng hộ cá nhân là 27,6%, không sử dụng bất cứ phương tiện phòng hộ cá nhân nào là 18,4% [97]. Vấn đề sử dụng HCBVTV trong nông nghiệp cũng là một vấn đề báo động. Nhiều nghiên cứu cho thấy vấn đề sử dụng, bảo quản HCBVTV của người nông dân còn nhiều bất cập. Phần lớn người nông dân không tuân thủ 6 nghiêm ngặt theo hướng dẫn sử dụng, bảo quản của nhà sản xuất, việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động khi phun HCBVTV còn chưa được coi trọng, sử dụng HCBVTV trong điều kiện thời tiết không đúng...[75]. Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc (2014) cũng cho thấy, có từ 55% - 65% người lao động trong sản xuất nông nghiệp thiếu kiến thức và không sử dụng các thiết bị bảo hộ khi sử dụng HCBVTV. Ngoài ra, có đến 80% người nông dân trong nghiên cứu vứt vỏ HCBVTV ngay tại ruộng. Bên cạnh đó, vẫn còn 25% người nông dân cho rằng HCBVTV không ảnh hưởng đến sức khỏe của họ và hơn 30% cho rằng không ảnh hưởng đến môi trường hoặc nguồn nước [110]. Một nghiên cứu của tác giả Machiria I và cộng sự năm 2012 cho thấy, hầu hết nông dân trong nghiên cứu (85%) có hành vi sử dụng HCBVTV không đúng, trong đó, có 23% bảo quản HCBVTV không an toàn, 40% đối tượng nghiên cứu không xử lý vỏ đựng HCBVTV sau khi phun theo quy định, 68% đối tượng nghiên cứu không sử dụng các thiết bị BHLĐ cần thiết tối thiểu, 27% đối tượng nghiên cứu đã phun quá liều HCBVTV [87]. Nghiên cứu của tác giả Barron Cuenca và cộng sự (2020) cho thấy, chỉ có 73% người nông dân thay quần áo sau khi phun HCBVTV, có 39% người nông dân cất HCBVTV và dụng cụ phun trong nhà, có 27% vứt vỏ bao bì HCBVTV xuống sông [56]. Nghiên cứu của tác Santaweesuk S và cộng sự tại Thái Lan năm 2020 cho thấy, phần lớn nông dân (chiếm 46,6%) không thực hành đúng việc sử dụng HCBVTV. Hơn một nửa nông dân (chiếm 59,1%) tắm rửa ngay sau khi phun HCBVTV. Có 20,4% nông dân không cất vỏ HCBVTV đúng nơi quy định. Có 30,6% nông dân không sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân đúng cách. Ngoài ra, nhiều nông dân sử dụng HCBVTV không phù hợp như pha trộn nhiều loại HCBVTV với nhau, ăn uống trong khi phun, không thay quần áo sau khi phun [101]. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy điều kiện lao động của người lao động trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới phần lớn chưa đảm bảo ATVSLĐ, đặc biệt là vấn đề sử dụng đầy đủ phương tiện BHLĐ chiếm tỷ 7 lệ thấp; hành vi sử dụng, bảo quản HCBVTV chưa an toàn và đây là điều rất cần được quan tâm giải quyết. 1.2.2. Thực trạng điều kiện lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng HCBVTV an toàn sẽ góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cho người nông dân [1]. Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Quỳnh năm 2012 cho thấy vấn đề thực hành an toàn máy của người nông dân chưa cao. Có tới 46,6% các hộ gia đình (HGĐ) không lắp đặt che chắn cho các bộ phận chuyển động có nguy cơ gây tai nạn; 71,9% các HGĐ không treo các chỉ dẫn an toàn khi vận hành máy; 65,7% HGĐ không được hướng dẫn về an toàn sử dụng HCBVTV; 23,4% người nông dân không được trang bị BHLĐ đủ khi phun thuốc [35]. Theo báo cáo của Bộ Lao động -Thương Binh và Xã hội, TNLĐ trong nông nghiệp chiếm 5% số TNLĐ trong nước, với 5,5% số vụ tai nạn chết người và tần suất tai nạn thương tích (không tử vong) khoảng 0,024. So sánh nguy cơ tai nạn thương tích trong các ngành nghề khác, lao động nông nghiệp là ngành có nguy cơ tai nạn thương tích đứng sau ngành xây dựng và khai khoáng và đây là thực trạng đang rất cần được quan tâm [21]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh năm 2010 trên đối tượng người dân chuyên canh chè tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ người pha trộn nhiều loại HCBVTV trong một bình phun cao (chiếm 82,3 %). Tỷ lệ người thực hành pha HCBVTV đúng thấp (chiếm 17,4%). Vẫn còn 21,8 % số người sau phun vứt bao bì, chai lọ đựng HCBVTV bừa bãi hoặc sử dụng lại vào việc khác. Bên cạnh đó, tỷ lệ người đi phun HCBVTV lần gần đây nhất có sử dụng khẩu trang hoặc khăn che cao (chiếm 92,2 %), nhưng sử dụng khẩu trang chưa đúng kỹ thuật. Tỷ lệ thấp nhất là sử dụng kính khi tiếp xúc HCBVTV chỉ chiếm 11,9 %, tỷ lệ sử dụng đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết rất thấp (chiếm 6,5%) [23].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan