Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nghề phổ biến quen thuộc

.DOC
18
3292
51

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC ĐÓN TRẺ Từ 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2015 ĐÓN TRẺ I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ thể hiện cảm xúc về những ngày nghỉ của gia đình. Trò chuyện về một số loại nghề phổ biến quen thuộc mà trẻ biết * Kỹ năng - Rèn khả năng nói tròn câu tròn ý, mạch lạc. * Thái độ - Tình cảm của bé đối với nghề. - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Một số tranh ảnh trong chủ đề * Đồ dùng của trẻ - Đồ chơi trong chủ đề * Nội dung tích hợp: - Nhạc: Chú bộ đội III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: đón trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về một số điều cần thiết để chăm sóc giáo dục trẻ. - Theo dõi tình hình sức khoẻ trẻ khi đến lớp. - Quan sát tranh và trò * Hoạt động 2: Trò chuyện chuyện cùng cô - Trò chuyện với trẻ về chủ đề nghề nghiệp - Gợi ý cho trẻ quan sát những tranh ảnh mới treo trong lớp. - Trò chuyện cùng trẻ theo chủ đề. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. THỂ DỤC SÁNG I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục sáng thường xuyên là tốt cho cơ thể. - Trẻ biết di chuyển đội hình và cách dãn hàng. - Trẻ khởi động và tập các động tác phát triển chung nhịp nhàng theo nhạc. * Kỹ năng -Rèn kỹ năng phát triển các cơ bắp thông qua các động tác phát triển chung. - Phát triển kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, chính xác qua việc xếp đội hình và tập đúng nhịp điệu bài hát. - Rèn kỹ năng phối hợp giữa mắt, tay chân. * Thái độ - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để rèn luyện cơ thể có các cơ bắp khỏe mạnh để có một cơ thể phát triển toàn diện. III. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Máy nghe nhạc, bài hát “ Chú bộ đội” Trống lắc. * Đồ dùng của trẻ - Vòng thể dục đủ cho số lượng trẻ * Nội dung tích hợp: - Ân nhạc “ Chú bộ đội ” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động1: trò chuyện - Bạn nào cho cô biết buổi sáng trước khi đến lớp - Trẻ trò chuyện cùng cô con làm những công việc gì? - Ngoài ra chúng ta còn làm gì để cho cơ thể mình khỏe mạnh ? - À chúng ta sẽ tập thể dục buổi sáng vậy bây giờ cô và các con cùng tập thể dục để có sức khỏe thật tốt nhé! * Hoạt động 2: Bé khởi động cùng cô - Cô mở nhạc lời bài hát “ Chú bộ đội ” - Cô và các con đi vòng tròn theo nhạc và tập các - Trẻ nghe nhạc khởi động động tác khởi động như: đi dậm chân, đi bằng gót cùng cô chân, mũi chân,đi khom lưng kết hợp chạy chậm, chạy nhanh về 3 hàng ngang. - Bài tập phát triển chung - Cô thực hiện bài tập thể dục theo nhạc cho trẻ tập theo cô. - Động tác hô hấp: thổi bóng bay - Trẻ thực hiện theo đội + Tay vai: Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao. Nhịp 2: Hai hình 3 hàng ngang đưa ra trước. Nhịp 3 hai tay như nhịp 1. Nhịp 4: Trở lại tư thế ban đầu. + Động tác bụng lườn: Nhịp 1: hai tay đưa lên cao. Nhịp 2: nghiên người sang 2 bên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Trở lại tư thế ban đầu. + Động tác chân: - Nhịp 1: Hai chân khép, hai tay đưa ra trước mặt . - Nhịp 2: Khuy gối 2 chân xuống, tay vẫn giữ tư thế của nhịp 1 - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Trở lại tư thế ban đầu. + Động tác bật: - Nhịp 1: Hai chân bật tách rộng bằng vai. - Nhịp 2: Bật tách khép chân. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Như nhịp 2. * Hoạt động 3: Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đưa tay lên cao – Hạ tay xuống hít thở - Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. nhẹ nhàng Kết thúc Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ nhận biết được 1 số nghề quen thuộc: Bác sĩ, công an, dạy học và phân biệt được một số loại nghề mà trẻ biết. - Trẻ biết được lợi ích của nghề đối với đời sống con người. * Kỹ năng - Rèn khả năng ghi nhớ nhận biết, phân biệt và sự diễn đạt mạch lạc cho trẻ. * Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Tranh vẽ các nghề quen thuộc, giáo viên, bác sĩ, công an,…. * Đồ dùng của trẻ - Một số dụng cụ của các nghề nói trên. * Nội dung tích hợp - Hát “ Cháu thương bộ đội ”, Thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé cùng Trò chuyện - Cô và trẻ hát “ Cháu thương bộ đội ” - Trẻ hát cùng cô - Vừa rồi các con hát bài gì? - Trẻ trả lời câu hỏi - Bài hát nói lên điều gì? - Các chú bộ đội đúng gác ở đâu => Bài hát “ Chúa thương chú bộ đội” Nói lên tình - Trẻ lắng nghe cảm của các bạn nhỏ đối với chú bộ đội - À đúng rồi trong bài hát nói đến chú bộ đội. Bạn nhỏ rất thương các chú bộ đội đã canh giữ tổ quốc cho cháu được sống hạnh phúc ấm no. - Hôm nay cô và các con cùng làm quen với các nghề quen thuộc Hoạt động 2: Bé khám phá - Nhìn xem, nhìn xem - Cô cho trẻ xem bức tranh của cô vẽ về nghề gì các - Trẻ quan sát con biết không? Trẻ trả lời - Đúng rồi bức tranh vẽ về các nghề như: công an, giáo viên, bác sĩ, bộ đội. - Giáo viên dạy học cần dụng cụ gì? - Trẻ trả lời - Bác sĩ có những đồ dùng gì? - Đúng rồi bác sĩ thì cần những đồ dùng như: ống nghe, ống chích, thuốc…. - Các con ơi, ngoài các nghề như: Công an, giáo - Trẻ chú ý nghe viên, bác sĩ ra còn rất nhiều nghề khác nhau như: lái xe, nghề nông. Nhưng mỗi nghề điều có đồ dùng, dụng cụ riêng để phục vụ cho các nghề đó Hoạt động 3: Bé vui thảo luận - Trẻ đọc thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề” về 3 nhóm. Phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh về các nghề phổ - Trẻ đọc thơ trở về 3 nhóm biến quen thuộc và mỗi nhóm sẽ thảo luận và cùng nhau thảo luận. - Mời trẻ nêu lên ý kiến về những gì đã thảo luận - Cô nhận xét. Hoạt động 4: Bé vui vận động - Tổ chức cho trẻ hát và vận động bài hát “ Cháu - Trẻ hát vận động cùng cô thương chú bộ đội” - Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ. - Giáo dục trẻ. Kết thúc hoạt động CHƠI HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: CHƠI Ở GÓC THEO NHÓM NHỎ I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết các góc chơi, thể hiện tốt các vai chơi. - Biết cách chơi và sử dụng đồ chơi phù hợp với góc. * Kỹ năng: - Phát huy óc sáng tạo, tìm tòi khi chơi. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, sáng tạo trong tô màu. * Thái độ: - Phối hợp cùng chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Đồ dùng đồ chơi ở các góc đủ cho trẻ hoạt động. * Đồ dùng của trẻ: - Đồ chơi các góc * Nội dung tích hợp: - Bài hát "Cháu thương chú bộ đội " III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt đô ông 1: Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “ Cháu thương chú bộ đội” - Trẻ cùng hát và trả lời - Các con vừa hát bài gì? câu hỏi. - Bài hát nói về điều gì? - Bài hát nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với chú bộ đội * Hoạt đô n ô g2: Bé nêu ý thích chơi. - Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì? - Trong lớp mình có mấy góc chơi? -Trẻ nêu ý tưởng chơi của - Con đã chọn góc chơi cho mình chưa? mình. - Góc xây dựng hôm nay con thích chơi gì? - Lần lượt hỏi trẻ về ý thích ở góc chơi. * Hoạt đô ông 3: Bé vào góc chơi. - Cho trẻ về các góc thảo luận vai và cùng chơi. - Cô bao quát hướng dẫn, gợi ý, động viên trẻ tích cực chơi. - Cô đến từng góc nhận xét kết quả chơi của trẻ. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Kết thúc tiết học - Trẻ chơi tích cực ở các góc. ****************************************************************** Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: BÒ CHUI QUA CỔNG I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết bò phố hợp tay nọ chân kia và bò chui qua cổng không chạm người vào cổng - Trẻ biết tên trò chơi vận động, biết cách chơi, luật chơi và hứng thú tham gia trò chơi: “ Mèo đuổi chuột” * Kỹ năng - Phát triển bắp chân, Bắp tay của trẻ - Rèn luyện tố chất khéo léo, nhịp nhàng - Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật. * Thái độ - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát: chú bộ đội * Đồ dùng của trẻ - vạch xuất phát, đồ dùng đồ chơi - Nội dung tích hợp - Âm nhạc : “ Chú bộ đội”, thơ: Bé làm bao nhiêu nghề” III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé trò chuyện - Cô và các con cùng đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Trong bài hát nói về nghề gì? -Ngoài những nghề đó ra bạn nào kể tên các nghề khác mà con biết? Hoạt động 2: Xem ai khỏe nhất * Khởi động - Bây giờ cô và các cùng khởi động tạp thể dục nhé. - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi - Đi kiểng chân, vẫy cánh tay, đi khom lưng, đi - Trẻ đọc thơ - Trẻ trả lời - Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu theo cô bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy về 3 hàng ngang tập BTPTC - Vừa rồi các con đã được khởi động rồi - Giờ các con hãy tập các động tác với cô để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn - Trong động * Bài tập phát triển chung: - Hô hấp: Gà gáy + Động tác tay vai: Nhịp 1: Hai tay đưa ra trước. Nhịp 2: Hai lên cao. Nhịp 3: Dang ngang bằng vai. Nhịp 4: Rồi thả tay xuôi theo người . + Động tác bụng lườn: Nhịp 1: hai tay đưa lên cao. Nhịp 2: nghiên người sang 2 bên. Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Trở lại tư thế ban đầu. + Động tác chân: - Nhịp 1: Hai chân khép, hai tay đưa ra trước mặt . - - Nhịp 2: Khuy gối 2 chân xuống, tay vẫn giữ tư thế của nhịp 1 - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Trở lại tư thế ban đầu. + Động tác bật: - Nhịp 1: Hai chân bật tách rộng bằng vai. - Nhịp 2: Bật tách khép chân. - Nhịp 3: Như nhịp 1. - Nhịp 4: Như nhịp 2. * Vận động cơ bản “ Bò chui qua cổng” - Các con hãy quan sát cô làm mẫu lần 1 - Cô làm mẫu lần 2 + giải thích động tác - Cô đứng trước vạch chuẩn bị quỳ 2 đầu gối xuống sàn, lưng thẳng, hai tay chống xuống sàn, mắt nhìn về phía trước, khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bò phối hợp chân nọ tay kia bò về phía trước đến gần cổng cúi đầu và bò chui qua cổng không chạm người vào cổng, sao đó đứng lên đi về cuối hàng đứng - Cô mời 1-2 trẻ lên tập cho cả lớp xem - Cả lớp lần lượt từng bạn lên tập - Mời 2 bạn trai và 2 bạn gái lên tập - Cho cả 3 tổ thi đua nhau bò chui qua cổng xem - Trẻ tập kết hợp với bài hát 2 lần - Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu và giải thích - 1-2 Trẻ lên làm - Cả lớp làm - - 2 bạn trai 2 bạn gái lên tập đội nào làm đẹp nhất là đội chiến thắng * Trò chơi vận động: “ Mèo đuổi chuột” Cách chơi: Một trẻ làm chuột, 1 trẻ làm mèo đứng giữa các bạn, các bạn còn lại đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau giơ cao qua đầu, tạo thành những lỗ hổng, khi nghe hiệu lệnh thì chuột chạy nhanh vào các lỗn hổng chay trốn mèo, còn bạn mèo thì chạy đuổi theo bạn chuột. Bạn mèo chạy bắt được bạn chuột thì thắng. Luật chơi: Bạn mèo phải chạy vào đúng những lỗ hổng mà bạn chuột chạy vào để bắt chuột. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô quan sát trẻ chơi * Hoạt động 3: Hồi tỉnh - Trẻ đi lại nhẹ nhàng hít thở, thả lỏng tay chân Kế thúc tiết học - 3 tổ cùng thi đua - Trẻ nghe cô nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia chơi - Trẻ đi nhẹ nhàng CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: SO SÁNH VÀ NHẬN RA SỰ KHÁC NHAU VỀ KHÍCH THƯỚC CỦA 2 ĐỒ DÙNG, DỤNG CỤ CÁC NGHỀ I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết so sánh nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 đồ dùng * Kỹ năng - Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh kích thước to nhỏ của 2 dụng cụ nghề * Thái độ - Giáo dục trẻ học ngoan, tập trung chú ý trả lời câu hỏi * Nội dung tích hợp - LQVH: Bé làm bao nhiêu nghề II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Hình ảnh một số loại dụng cụ nghề * Đồ dùng của trẻ - mỗi trẻ 1 rổ đựng 2 loại dụng cụ nghề III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô và trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ có những nghề gì? - Những nhề đó có những dụng cụ gì? - À đúng rồi. Hôm nay cô và các con sẽ tiếp tục tìm hiểu về một số dụng cụ nghề bác sĩ và nghề cô giáo qua toán nhé. Hoạt động 2: So sánh kích thước của 2 dụng cụ nghề - Cô cho trẻ xem tranh dụng cụ nghề cô giáo là cây viết Các con hãy quan sát xem cây viết như thế nào? - Cây viết có công dụng gì? Đối với nghề cô giáo - Cô cho trẻ xem tiếp tranh dụng cụ nghề bác sĩ là ống chích -Các con hãy quan sát xem ống chích dùng để làm gì ? - Các con hãy quan sát giúp cô xem cây viết và ống chích có kích thước nhưng thế nào? - À đúng rồi. cây viết thì kích thước nhỏ hơn ống chích - Nên 2 dụng cụ cây viết và ống chích có khích thước khác nhau Hoạt động 3: Trò chơi ôn luyện * Trò chơi dọn viết ,ống chích - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, xếp thành 3 hàng dọc và làm theo yêu cầu của cô + Đội 1 sẽ lên chọn cây viết có kích thước nhỏ hơn ống chích + Đội 2 sẽ lên chọn ống viết có thước lớn hơn cây viết + Khi nghe hiệu lệnh 1,2,3 bắt đầu thì bạn đầu hàng sẽ chạy lên lấy dụng cụ nghề bỏ vào rổ của đội mình và chạy về đập tay bạn kết tiếp rồi đứng cuối hàng , cứ như thế cho đến cuối hàng - Luật chơi: Mỗi lần lên chọn chỉ được lấy 1 vật sau thời gian 1 đoạn nhạc đội nào dọn được nhiều dụng cụ đúng với yêu cầu hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cho trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” Kết thúc hoạt động Hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý nghe - Trẻ xem tranh Trẻ trả lời - Trẻ quan sát trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe cô nêu cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia chơi - Trẻ đọc thơ ****************************************************************** Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: THƠ “ LÀM BÁC SĨ ” I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Biết được những công việc của bác sĩ * Kỹ năng - Đọc thuộc thơ, trả lời trôi chảy đúng câu hỏi của cô * Thái độ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, nhớ ơn và kính trọng bác sĩ II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Tranh vẽ nội dung bài thơ * Đồ dùng của trẻ - Trang phục cho trẻ minh họa nội dung bài thơ * Nội dung tích hợp III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Trò chuyện - Khi các con bệnh ba mẹ thường dẫn con đến đâu? - Đến bệnh viện con gặp ai? - Bác sĩ làm những công việc gì? - Các con có muốn làm bác sĩ không? - Cô biết một bài thơ nói về một bạn nhỏ chơi trò chơi bác sĩ với mẹ, các con có muốn nghe không nè? Hoạt động 2: Đọc thơ- đàm thoại - Cô đọc lần 1 - Nội dung bài thơ nói về bạn nhỏ rất thích làm bác sĩ và bạn đã đóng vai bác sĩ khám cho mẹ của mình - Cô cho trẻ đọc đồng dao: “ Dung dăng dung dẻ” để chuyển đội hình - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh và giải thích từ khó + Đàm thoại - Cô vừa đọc con nghe bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Bác sĩ mời mẹ ngồi như thế nào? - Để bác sĩ làm gì? - Khi khám xong bác sĩ nói gì? - Nếu tiêm thì sẽ như thế nào? - Mẹ bổng hỏi bác sĩ điều gì? Hoạt động của trẻ - Trẻ tự trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nghe và trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Bác sĩ trả lời làm sao? - Khi các con bị bệnh nhớ nghe theo lời bác sĩ dặn uống thuốc đều đặn, nghỉ ngơi nhiều để mau khỏi bệnh Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc theo cô 1 lần - Cô cho trẻ đọc lần 2 Kết hợp động tác minh họa - Cô mời tổ đọc - Cô mời nhóm đọc - Cô mời cá nhân đọc Hoạt động 4: Cho trẻ đọc thơ và minh họa lại nội dung bài thơ - Cô cho trẻ đọc đối đáp 1 tổ 1 câu - Giáo dục: Khi các con bị bệnh ba mẹ đưa các con đến bệnh viện được bác sĩ y tá tận tình chăm sóc khám và chữa bệnh cho các con, phải học thật ngoan, giỏi nha. - Chơi uống nước chanh Kết thúc hoạt động - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc theo cô - Trẻ đọc - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Trẻ đọc đối đáp cùng tổ - Trẻ chú ý lắng nghe - Cả lớp chơi CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: VSRM: Bài 3 tiết 3: NÊN ĂN THỨC ĂN TỐT CHO RĂNG I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Giúp trẻ biết phân loại và lựa chọn thức ăn tốt cho răng. - Tránh những loại thức ăn không tốt cho răng. - Biết răng rất quan trọng đối với mọi người và nêu được ích lợi của thức ăn tốt cho răng. * Kỹ năng - Tập thói quen chải răng sạch ngay sau khi ăn. * Thái độ - Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, chải răng ngày 3 lần II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Tranh ảnh các loại thức ăn tốt cho ăn và nước như: Chất béo, sinh tố, trái cây tươi, trứng, tôm, cua, sò, ốc,… - Các loại rau bằng quả nhựa - Tranh ảnh thức ăn không tốt cho răng và nước - Bàn chải - Mẫu hàm răng. - Tranh ảnh em bé răng đẹp, em bé răng sún răng * Đồ dùng của trẻ - Bàn chải - Kem đánh răng. * Nội dung tích hợp - Các loại tranh em bé có hàm răng đẹp , Chú bộ đội III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1: Trò chuyện qua tranh - Cô cho trẻ xem tranh em bé có hàm răng đẹp, em bé có hàm răng sún. - Các con nhìn xem tranh 2 bạn này hàm răng như thế nào? - Tại sao răng bị sâu? - Cô có câu chuyện nói về bạn tí sún răng - Bây giờ các con nghe nhé. Hoạt động 2: Kể chuyện “ Bạn tí sún răng” - Cô Kể cho trẻ nghe 1 lần - Cô đàm thoại câu chuyện - Cac con vừa nghe câu chuyện gì? - Vì sao tí bị gọi là sún? - Tí bị đau gì? Tại sao - Bác sĩ đã dặn tí thế nào? - Vậy các con phải làm gì? Để giữ răng cho đẹp? Hoạt động 3: Tập chải răng cho trẻ xem - Cô giới thiệu cách chải răng cho trẻ xem - Cho trẻ lên thực hiện chải răng - Cho trẻ thực hiện theo nhóm Kết thúc hoạt động Hoạt động của trẻ - Trẻ xem tranh - Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ tham gia trả lời - Trẻ quan sát cô làm - Trẻ thực hiện - Nhón thực hiện ****************************************************************** Thứ năm ngày 3 thang 12 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TÔ MÀU DỤNG CỤ CÁC NGHỀ I.Mục đích Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết phối hợp màu sắc để tô màu tranh vẽ dụng cụ các nghề, trẻ biết cách tô, không để lem ra ngoài. * Kỹ năng: - Phát triển óc thẩm mỹ, khả năng sang tạo cho trẻ. * Thái độ - Giáo dục trẻ hứng thú thể hiện hình ảnh dụng cụ các nghề qua tô màu II.Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Album dụng cụ các nghề - Tranh mẫu dụng cụ các nghề -Trống lắc - Giá treo sản phẩm * Đồ dùng của trẻ: - Màu sáp - Bàn,ghế * Nội dung tích hợp: - LQVH “Bé làm bao nhiêu nghề ” III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Con có muốn xem album ảnh về dụng cụ các nghề không? - Vì sao nhà nào cũng có ảnh gia đình? - Gia đình thường chụp ảnh vào dịp nào? - Các con có muốn xem tranh về những người thân trong gia đình không? * Hoạt động 2: Quan sát tranh dụng cụ các nghề - Cho trẻ quan sát tranh vẽ + Con có nhận xét gì về bức tranh? - Tương tự cho trẻ quan sát tranh vẽ , đàm thoại - Cho trẻ quan sát tranh dụng cụ các nghề. Cho trẻ quan sát dụng cụ nghề bác sĩ, nghề giáo viên, nghề công an,…. - Các con có muốn làm một quyển album về dụng cụ các nghề cho lớp mình không? - Chúng ta sẽ cùng tô màu dụng cụ nghề bác sĩ, nghề giáo viên, nghề công an,…Cô sẽ chọn ra những bức tranh thật đẹp làm album dụng cụ nghề cho lớp mình. + Nếu con tô ống nghe của bác sĩ, gạch của nghề xây dựng phải tô màu gì? + Nếu tô màu viên phấn của nghề giáo viên tô màu gì? + Tô màu dụng cụ máy may màu gì? - Con sẽ tô thế nào? Hoạt động của trẻ - xem album và đàm thoại cùng cô. - Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi. - Trẻ trẻ lời * Hoạt động 3: Bé cùng tô màu nhé. - Cho trẻ vào bàn ngồi tô. - Cô hướng dẫn gợi ý cách tô màu, cách sử dụng màu. - Gợi ý cho cho trẻ tô màu sáng tạo theo suy nghĩ của mình. * Hoạt động 4: Sản phẩm của bé. - Cho trẻ treo sản phẩm lên giá. - Cho trẻ nhận xét ,chọn tranh đẹp nhất mà mình thích. - Cô nhận xét tranh đẹp,động viên tranh chưa đẹp. - Cho trẻ đọc thơ bé làm bao nhiêu nghề” - Kết thúc hoạt động. - Trẻ thực hiện tô màu. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn. - Trẻ nhận xét và lắng nghe cô nhận xét - Trẻ đọc thơ cùng cô. CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: VỆ SINH ĐỒ CHƠI I. Mục địch yêu cầu * Kiến thức - Trẻ biết được cách sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. * Kỹ năng - Phát âm đúng, chính xác. - Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng tư duy, so sánh ở trẻ. * Thái độ - Trẻ biết yêu quy đồ dùng, đồ chơi trong lớp mình. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô: - Tranh chủ điểm, tranh ảnh sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. * Đồ dùng của trẻ: - Tranh ảnh sắp xếp các đồ dùng đồ chơi trong lớp. * Thích hợp - Âm nhạc : “ Cháu thương chú bộ đội” III/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé cùng trò chuyện - Cô cho trẻ hát bài: “Cháu thương chú bội đội” - Cả lớp hát cùng cô - Trong bài hát nói về gì? - Hôm nay cô và các con cùng vệ sinh đồ chới nhé! Hoạt động 2: - Trẻ trả lời - Bây giờ 1 bạn nào cho cô biết để cho lớp mình được đẹp thì con phải làm gì? - Cô mời trẻ về các góc vệ sinh đồ chơi. - Cách sắp xếp vệ sinh các đồ dùng đồ chơi trong của mình như thế nào - Con thấy các góc lớp mình sắp xếp như thế nào? - Góc xây dựng thì sao? - Góc phân vai như thế nào? - Góc nghệ thuật thì sao? - Góc học tập sắp xếp như thế nào? Hoạt động 3:Trò chơi “Thi ai nhanh hơn” - Cô có nhiều góc chơi nhiệm vụ của các con là giúp cô mang đồ chơi về để sắp xếp cho góc chơi của mình đẹp - Luật chơi: Sau thời gian 1 đoạn nhạc đội nào mang được nhiều đồ chơi về là đội chiến thắng . - Cô cho trẻ chơi vài lần - Nhận xét Kết thúc - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô nói luận chơi, cách chơi - Trẻ tham gia chơi ****************************************************************** Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: HÁT “ CHÚ BỘ ĐỘI” VẬN ĐỘNG: MINH HỌA, VỖ TAY NGHE HÁT: “ CHÁU THƯƠNG CHÚ BỘ ĐỘI” TRÒ CHƠI: “ĐOÁN TÊN BÀI HÁT” I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ hát thuộc lời, đúng giai điệu bài hát - Trẻ chơi trò chơi đúng yêu cầu. * Kỹ năng - Rèn khả năng nghi nhớ. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua bài hát. * Thái đội - Giáo dục trẻ biết tác dụng của đôi bàn tay. - Biết giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ và tập thể dục để đôi bàn tay khỏe mạnh. II. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô - Nhạc không lời - Đồ dùng của trẻ - Mũ âm nhạc * Tích hợp - LQVH: Thơ bé làm bao nhiêu nghề III/ Tổ chức hoạt động HoạT động của cô Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô - Cô cho trẻ đọc thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” - Con vừa đọc bài thơ gì? - Trong bài thơ nói về nghề gì? - Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài hát có tên là “ Chú bộ đội” Hoạt động 2: Bé cùng hát - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần - Cô hát lần 2 kết hợp múa minh họa - Cô cho cả lớp hát. - Cô mời nhóm hát - Cô mời cá nhân hát - Cô quan sát trẻ hát và sữa sai Hoạt động 3: Bé thưởng thức âm nhạc - Cô giới thiệu bài hát “ cháu thương chú bộ đội” - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần - Cô hát lần 2 mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “ Cháu thương chú bộ đội” Hoạt động 4: vỗ tay theo phách. - Cô cho trẻ nhóm 1 vỗ tay và hát - Cô cho trẻ nhóm 2 sử dụng nhạc cụ, vỗ tay theo phách ,gõ điệm. Trò chơi “Đoán tên bạn hát” - Cách chơi: Cô cho trẻ đậu mũ chóp , sau đó cô cho 1 trẻ hát , người đậu mũ chóp đoán trên người hát. - luật chơi: Thời gian là khi bạn hát xong bạn còn lại phải có nhiệm vụ đoán tên người hát ,nếu đoán sai sẽ bị làm 1 tiết mục góp vui cho lớp Hoạt động của trẻ - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe cô hát - Hết lớp hát - Nhóm hát - Cá nhân hát - Trẻ chú ý nghe hát - Trẻ thực hiện vỗ theo phách - Trẻ tham gia chơi CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức - Biết các tiêu chuẩn trong tuần. - Thực hiện tốt các tiêu chuẩn bé ngoan. * Kỹ năng: - Mạnh dạn nhận xét mình và bạn. - Trẻ mạnh dạn biểu diễn văn nghệ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ ngoan vâng lời người lớn. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Bảng bé ngoan. - Các bài hát trong chủ đề. * Đồ dùng của trẻ: - Cờ bé ngoan. - Dụng cụ âm nhạc. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát " Cả tuần đều ngoan" III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Kể về một tuần. - Cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều ngoan”. + Một tuần có mấy ngày? + Mấy ngày con phải đi học? Đó là những ngày nào? + Con được nghỉ ngày nào không? Được nghỉ ở nhà con làm gì? + Đi học con được làm gì? + Hôm nay là thứ mấy con được làm gì? * Hoạt Động 2: Bé ngoan. - Cô mời cá nhân trẻ kể lại các tiêu chuẩn cô đưa ra trong tuần. - Mời từng tổ nhận xét. Tổ trưởng nhận xét mình và các bạn trong tổ. - Cô nhận xét chung. - Cho trẻ ngoan cắm cờ. - Tuyên dương trẻ cắm cờ. Động viên trẻ chưa được cắm cờ cố gắng để lần sau được cô khen. - Cô đưa ra tiêu chuẩn mới. Hoạt động của trẻ - Hát và trả lời câu hỏi của cô. - Cá nhân trẻ nhắc lại tiêu chuẩn của cô. - Trẻ lắng nghe. - Bé ngoan lên cắm cờ. * Hoạt Động 3: Bé ca hát. - Cô cho trẻ hát biểu diễn các bài hát trong chủ đề. - Mời lớp – nhóm – cá nhân biểu diễn. * Kết thúc hoạt động. -Trẻ hát bài hát trong chủ đề. Trả trẻ: Cô nhắc trẻ chào cô, ba mẹ khi ra về. Trao đổi với phụ huynh về tình hình một ngày của trẻ ở trường. ******************************************************
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan