Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh thái nguyên

.PDF
106
116
96

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ THỊ THU HIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN Mã số: 60 44 02 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Thái Nguyên, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Hà Thị Thu Hiền i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa sau Đại học trường ĐHSP Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Địa lí cùng các Thầy, Cô giáo trong khoa Địa lí trường ĐHSP Thái Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Công Thương Thái Nguyên, Sở Tài Nguyên Môi Trường Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên, các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ bộ môn, các đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng đã hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 4 năm 2017 TÁC GIẢ Hà Thị Thu Hiền ii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan ..........................................................................................................i Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii Mục lục ................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt ...........................................................................................iv Danh mục bảng ...................................................................................................... v Danh mục hình ......................................................................................................iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 1 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2 6. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu ......................................... 5 7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................... 8 8. Đóng góp chính của luận văn ............................................................................ 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 9 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 9 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản .................................................... 9 1.1.2. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường .................................. 12 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 13 1.2.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam ............................................ 13 1.2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên ...................................... 17 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 21 Chương 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TỈNH THÁI NGUYÊN............................................................................................................. 22 iii 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên .......... 22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 22 2.1.2. Nhân tố kinh tế- xã hội .............................................................................. 35 2.2. Hiện trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ................. 41 2.2.1. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản nhiên liệu .................... 41 2.2.2. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng sản kim loại ....................... 43 2.2.3. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm khoáng chất công nghiệp ............... 44 2.2.4. Thực trạng khai thác, chế biến nhóm vật liệu xây dựng ........................... 45 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 46 Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TỈNH THÁI NGUYÊN KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ......................................................... 47 3.1. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên ..... 47 3.1.1. Tác động đến môi trường nước ................................................................. 47 3.1.2.Tác động đến môi trường không khí .......................................................... 61 3.1.3.Tác động đến môi trường đất ...................................................................... 64 3.1.4. Tác động đến tài nguyên sinh vật .............................................................. 69 3.1.5. Tác động đến sức khỏe con người ............................................................. 71 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 74 3.2.1. Giải pháp về thể chế, chính sách ...............................................................74 3.2.2 Giải pháp quản lý ........................................................................................75 3.2.3 Giải pháp đầu tư ..........................................................................................81 3.2.4 Giải pháp tuyên truyền giáo dục .................................................................83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 88 PHỤ LỤC iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng KTKS Khai thác khoáng sản KTXH Kinh tế xã hội QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của 03:2008/BTNMT kim loại nặng trong đất. QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. 08:2008/BTNMT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới 09:2008/BTNMT đất. TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ TSS Tổng chất rắn lơ lửng iv v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sản lượng khai thác của một số mỏ than lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên................................................................................................................. 18 Bảng 2.1 - Đặc điểm khí hậu tỉnh Thái Nguyên ................................................. 27 Bảng 2.2 - Đặc trưng hình thái các sông ở tỉnh Thái Nguyên............................. 30 Bảng 2.3 – Các nhóm khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ...................... 32 Bảng 2.4 - Tình hình phát triển dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20052011 ..................................................................................................................... 36 Bảng 2.5 - Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005-2012 ............................................................................................................ 36 Bảng 2.6 - Thống kê dân số phân theo khu vực tỉnh Thái Nguyên .................... 37 Bảng 2.7 - Tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 20052009 (theo giá so sánh 1994) ............................................................................... 40 Bảng 3.1. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt tại Núi Pháo năm 2014 ....... 53 Bảng 3.2. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại M1 (Suối Đường Bắc) và M4 (Suối Thủy Tinh) ................................................................................................. 56 Bảng 3.3. Kết quả quan trắc môi trường nước ngầm tại Núi Pháo, năm 2014 ... 57 Bảng 3.4 Chất lượng môi trường nước khu vực mỏ than Phấn Mễ Năm 2011.59 Bảng 3.5. Chất lượng môi trường nước mặt khu vực mỏ than Phấn Mễ tháng 7/2012 .................................................................................................................. 60 Bảng 3.6. Chất lượng môi trường nước ngầm khu vực mỏ than Phấn Mễ năm 2012 ..................................................................................................................... 62 Bảng 3.7. Nguồn gốc và chất ô nhiễm môi trường không khí ............................ 66 Bảng 3.8. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ năm 2013 ............ 67 Bảng 3.9. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ Phấn Mễ năm 2015 ............. 68 Bảng 3.10. Chất lượng môi trường đất khu vực mỏ chì kẽm Phú Đô năm 2015. ..... 68 Bảng 3.11. Hiện trạng chất lượng môi trường đất tại mỏ sắt Trại Cau năm 2014 .... 69 v vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên .................................................. 16 Hình 2.2. Bản đồ hình thể tỉnh Thái Nguyên....................................................... 23 Hình 2.3. Bản đồ phân vùng khí hậu ................................................................... 26 Hình 3.1 - Sơ đồ các nhân tố gây ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo ............................................................. 28 Hình 3.3 - Nồng độ As và Cd trong đất khu vực xung quanh mỏ chì kẽm Phú Đô năm 2015 ........................................................................................................ 48 vi vii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đi đôi với quá trình phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng tài nguyên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng lớn. Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đã có những thay đổi không ngừng. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đem lại cho nước ta sự phát triển vượt bậc về kinh tế. Trên bản đồ khoáng sản Việt Nam, Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh đa dạng và phong phú về tài nguyên khoáng sản. Hiện nay, ngoài hai loại khoáng sản chính Thái Nguyên thăm dò và đưa vào khai thác thêm các loại khoáng sản khác như: vonfram, titan, đá vôi... Nguồn lợi từ sự đa dạng khoáng sản đã mang lại cho tỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp nặng “Thái Nguyên là cái nôi của ngành luyện kim của cả nước”. Tuy nhiên, hoạt động khai thác khoáng sản tận thu với kĩ thuật khai thác còn chưa hiện đại, thiếu đồng bộ dẫn đến thực trạng khai thác quá mức, nguy cơ bị cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, trong qúa trình khai thác khoáng sản đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường tự nhiên. Chính vì vậy, sự lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên” nhằm đưa ra bức tranh về thực trạng khai thác khoáng sản và đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp cụ thể nhằm khai thác hiệu quả và nâng cao quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên, đồng thời đề ra định hướng khai thác khoáng sản bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích được thực trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xác định được ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động khai khoáng đến môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên và định hướng phát triển bền vững hoạt động khai thác khoáng sản. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1 Nhằm đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Thu thập số liệu, bản đồ liên quan đến khu vực, đối tượng nghiên cứu. - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hoạt động khai thác khoáng sản - Xác định, phân tích thế mạnh, ý nghĩa của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội phục vụ cho khai thác tài nguyên khoáng sản Thái Nguyên. - Thông qua việc thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu về khái thác tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên. Đưa ra những nhận định về thực trạng khai thác khoáng sản của Thái Nguyên. - Phân tích mối quan hệ giữa hiện trạng khai thác và những biến đổi môi trường trên cơ sở đó xác định những tác động của việc khai thác đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường của địa phương. - Đánh giá tác động của khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. - Trên cơ sở hiện trạng và những tác động ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp cụ thể: 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm không gian: trong phạm vi lãnh thổ của tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi thời gian: Sử dụng số liệu từ thời kì 2000 đến nay. - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động khai thác khoáng sản và đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. 5. Lịch sử nghiên cứu 5.1. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam Sau năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, các nhà địa chất Việt Nam cùng các chuyên gia Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu trên phạm vi Miền Bắc. Các công trình này tập trung chủ yếu vào các khía cạnh là nghiên cứu cấu trúc địa chất, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm thăm dò khoáng sản. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản đến môi trường đất, nước đã được tiến hành khá nhiều với các quy mô lớn nhỏ khác nhau, thuộc các chương trình dự án hoặc các nghiên cứu trong các 2 đề tài, chuyên đề. Một số kết quả nghiên cứu cụ thể như sau: - Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản đã được đặt ra cấp thiết. Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than từng năm. Dựa trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng nước thải từ mỏ (năm 2009) là 38.914.075m3 . Con số này chưa phản ánh đầy đủ, vì chưa ai tính được lượng nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Đối với hai thông số điển hình tác động đến môi trường của nước thải mỏ là độ pH và cặn lơ lưởng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH dao động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ vùng ven biển - gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh, suy giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích lũy, cộng với tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng một số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đã bị chua hóa, ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp [3]. Kết quả phân tích nước thải năm 2010 tại một số khai trường trên địa bàn các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn cho thấy, nước thải từ các mỏ thường chứa màu sắc cao, độ pH thấp. Nước thải tại các khai trường khai thác mỏ Cọc Sáu, Cao Sơn, Mông Dương, Mạo Khê, Vàng Danh…đều có hàm lượng chất lơ lửng cao hơn qui chuẩn. Hầu như nước thải tại các mỏ than đều bị ô nhiễm mangan, vượt quá qui chuẩn cho phép. Ở Việt Nam, hầu hết các địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về tác động của khai thác khoảng sản tới môi trường tự nhiên tại nhiều địa phương gần đây mới được chú trọng như đề tài: “Nghiên cứu tác động của khai thác ti tan tới các Hệ sinh thái ven biển tỉnh Bình Thuận và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn và phục hồi”. Nguyễn Thị Phương Thảo, Đại học Quốc Gia Hà Nội; đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của khai thác vàng 3 sa khoáng đến môi trường nước sông Bắc Giang chảy qua địa bàn Huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn”. Nông Thị Thêm, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; hay đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng Apatit đến môi trường tại mỏ Apatit Lào Cai”. Hoàng Cúc Phương, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhìn chung các đề tài đã có những nghiên cứu định lượng và định tính và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai tác khoáng sản đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực khai thác. 5.2. Lịch sử nghiên cứu tại Thái Nguyên Khoáng sản Thái Nguyên đã được khai thác từ rất sớm. Ngay từ thời kỳ Bắc thuộc, người Trung Quốc đã khai thác chì, kẽm, sau đó đến cuộc “khai thác thuộc địa lần thứ nhất” của thực dân Pháp đã thăm dò và khai thác than và sắt. Tuy nhiên công tác điều tra, thăm dò địa chất được tiến hành đồng bộ khi hòa bình ở miền Bắc được lập lại năm 1954. Công tác điều tra, tìm kiếm đánh giá khoáng sản cũng đã được tiến hành nhằm phát hiện các điểm mỏ, điểm khoáng sản có giá trị trong tỉnh, xác định quy mô phân bố cũng như trữ lượng khai thác và chất lượng khoáng sản phục vụ cho việc khai thác và cung cấp thông tin cho các ngành kinh tế. Ngoài các loại khoáng sản chính như: than, sắt, titan, thiếc, đá vôi, xi măng có trữ lượng lớn còn có vàng, chì, đá vôi cũng đang được kiểm tra, thăm dò. Đố i với tỉnh Thái Nguyên, các đề tài cũng như các luận án về khai thác khoáng sản được đề cập đến nhiều nhưng nghiên cứu về tác động của khai thác khoáng sản ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên còn khá mới mẻ. Có một số đề tài, bài báo chủ yếu chỉ là khai thác các ảnh hưởng của khai thác khoáng sản đến nguồn nước của địa phương xung quanh khu vực mỏ: Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng sản” của Viện Công nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (năm 2010): Kết quả phân tích từ các mỏ than núi Hồng (xã Yên Lãng), mỏ thiếc (xã Hà Thượng, huyện Đại Từ), mỏ sắt Trại Cau và mỏ chì, kẽm làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy tất cả các mỏ này đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ thiếc xã Hà Thượng và mỏ than núi Hồng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng, với hàm lượng asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, thậm chí có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146 ppm, gấp 1.262 lần quy định. Bên cạnh đó, mỏ kẽm, chì làng Hích cũng có hàm lượng chì gấp 186 lần tiêu chuẩn và 49 lần đối với kẽm. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cả nước có khoảng 5.000 mỏ và điểm quặng, 4 trong đó có khoảng 1.000 mỏ đang được tổ chức khai thác và đều là những điểm ô nhiễm kim loại đáng báo động [15]. Vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên đang là vấn đề nóng, điều đó đã được thể hiện qua các công trình nghiên cứu như “Thái Nguyên đất bị ô nhiệm nặng do khai thác khoáng sản” của tác giả Thanh Huyền, đăng trên Tạp chí Môi trường, “Ô nhiễm môi trường tại dự án Núi Pháo, Đại Từ, Thái Nguyên” của tác giả Thái Nguyên Nhân, hay đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hoạt động khai thác than ở tỉnh Thái Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững”. Dương Thị Lan, Đại học sư phạm Thái Nguyên; Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Khánh Hòa đến môi trường xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên”. Đồng Thị Thu Trang Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Như vâ ̣y, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đế n việc khai thác kháng sản và đánh giá ảnh hưởng của khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên của một số mỏ trên địa bàn xã, huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập mô ̣t cách toàn diê ̣n đánh giá tổng hợp ảnh hưởng của khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên tỉnh Thái Nguyên. Vì vâ ̣y, tôi đã lựa cho ̣n đề tài này để nghiên cứu. 6. Quan điểm nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ hay còn gọi là quan điểm vùng, đây được coi là quan điểm đặc thù của địa lí. Bất kỳ một đối tượng địa lí nào cũng gắn với một không gian lãnh thổ nhất định, có sự phụ thuộc lẫn nhau trong lãnh thổ đó, nhưng đồng thời cũng có mối quan hệ với các khu vực lãnh thổ xung quanh trên phương diện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội. Đề tài vận dụng quan điểm lãnh thổ để xác định phạm vi ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bản tỉnh Thái Nguyên tới môi trường tự nhiên. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm cơ bản của địa lí học. Quan điểm này xem tự nhiên là một thể thống nhất và hoàn chỉnh trong đó các thành phần và yếu tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Vì thế khi xem xét hoạt động khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên đề tài đã nghiên cứu tổng hợp các hoạt động tới tất cả các thành phần môi trường kinh tế xã hội và tự nhiên trong địa bàn tỉnh. 6.1.3. Quan điểm hệ thống 5 Quan điểm này luôn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lí. Theo quan điểm này, mọi đối tượng nghiên cứu đều được coi là một hệ thống, mỗi hệ thống này bao gồm nhiều phân hệ cấu tạo nên, các phân hệ đều có quan hệ mật thiết với nhau, hệ thống nhỏ nằm trong hệ thống lớn và hệ thống lớn nằm trong hệ thống lớn hơn. Chỉ cần sự thay đổi nhỏ của một bộ phận sẽ dẫn tới sự thay đổi hoạt động chung của toàn bộ hệ thống. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành thể thống nhất hoàn chỉnh gọi là một hệ thống, mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau. Theo L.Bortalant thì “Hệ thống là tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương hỗ”. Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên vận dụng quan điểm hệ thống vào việc nghiên cứu ảnh hưởng qua lại của hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó thấy được các tác động tới kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên khi tiến hành khai thác khoáng sản. 6.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Trong lịch sử phát triển của một khu vực mọi hiện tượng và quá trình luôn trong trạng thái vận động và không ngừng biến đổi về cả lượng lẫn chất. Do đó khi nghiên cứu chúng ta không chỉ xét các sự vật hiện tượng trong một thời gian nhất định hay trong một thời điểm nhất định mà phải thấy được quá trình phát triển và biến đổi của nó từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán trong tương lai. Đề tài vận dụng quan điểm này trong quá trình nghiên cứu bắt đầu xem xét từ khi tiến hành chuẩn bị cho dự án cho đến khi khai thác mỗi điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 6.1.5. Quan điểm sinh thái Các hoạt động kinh tế của con người dù ở góc độ nào cũng đều tác động hai mặt đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng tương tự như vậy, hiện nay hoạt động này là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô 6 nhiễm môi trường. Do đó, khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản ở tỉnh Thái Nguyên cần chú ý đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên đảm bảo sự phát triển bền vững. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu, tài liệu Đây là phương pháp quan trọng trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt là nghiên cứu về tài nguyên và môi trường. Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, khảo sát thực địa còn nhằm đối chiếu số liệu thu thập được và thực tế để rút ra những đánh giá về tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên. Tuy còn có những khó khăn và hạn chế nhưng đây là phương pháp cần thiết để đối chứng, so sánh thực tế với kết quả nghiên cứu trong phòng. Vì vậy để thực hiện khóa luận, việc khảo sát thực địa khu vực nghiên cứu được tiến hành các đợt nhằm thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, khảo sát thực địa còn nhằm đối chiếu số liệu thu thập được và thực tế để rút ra những đánh giá về tác động của hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên. 6.2.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh Phân tích tổng hợp là phương pháp thường thấy trong nghiên cứu các vấn đề địa lý để tìm ra sự giống, khác nhau và mối liên hệ giữa các đối tượng. Tổng hợp là phương pháp quy kết được các tài liệu đa thành phần thành hệ thống lôgic và hướng vào chủ đề chính, cho ta cách nhìn toàn diện, khái quát hơn. Việc phân tích, so sánh các tài kiệu khác nhau và phân loại theo từng chủ đề, từng bộ phận để chọn lọc những thông tin cần thiết, quan trọng thích hợp với đề tài. 6.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Phương pháp này được sử dụng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát nghiên cứu địa bàn đồng thời cũng là phương pháp để thể hiện các kết quả nghiên cứu của đề tài. Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở sử dụng công nghệ thông tin địa lý GIS, chồng xếp và tổ hợp từng bước trên máy theo lưới Picel. Cùng với đó là các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 6.2.4. Phương pháp toán học 7 Phương pháp toán học là phương pháp mang tính định lượng cao do vậy nó có ý nghĩa làm cho vấn đề nghiên cứu có sự chính xác hóa và thể hiện mối quan hệ của các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy với việc sử dụng phương pháp toán học, kết quả nghiên cứu có tính chính xác. Trong đề tài tôi đã sử dụng phương pháp toán học để tính kết quả trung bình của các mẫu đo. 7. Cấu trúc của luận văn Gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khoáng sản Chương 2: Hiện trạng khai thác khoáng sản tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tỉnh Thái Nguyên. Định hướng khai thác khoáng sản bền vững. 8. Đóng góp chính của luận văn Luận văn đã làm sáng tỏ hiện trạng khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở phân tích hiện trạng: quy trình, công nghệ khai thác, phân tích những ảnh hưởng tác động môi trường gây ra trong quy trình khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã đề xuất được phương án góp phần phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng xấu của việc khai thác khoáng sản tới môi trường tự nhiên. 8 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến khoáng sản 1.1.1.1. Khái niệm về khoáng sản Có nhiều khái niệm về khoáng sản đã được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau như dưới góc độ địa chất học, pháp luật, tài nguyên môi trường… Trong địa chất học, khoáng sản được định nghĩa là các đá hoặc tập hợp khoáng vật tự nhiên trong vỏ trái đất, tạo thành do các quá trình địa chất xác định, có thể sử dụng trực tiếp hoặc từ đó lấy ra những kim loại hợp chất khoáng vật dùng trong nền kinh tế quốc dân. Dưới góc độ pháp luật, khoáng sản được hiểu bao gồm các tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể khai thác. Khoáng chất, khoáng vật ở những bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản. Luật khoáng sản năm 2010 được Quốc Hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010 có quy định như sau: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của nó” [13]. Trữ lượng khoáng sản là một phần của tài nguyên khoáng sản mà các tiêu chuẩn tối thiểu về hoá lý liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến bao gồm phẩm chất, chất lượng, kích thước, độ sâu chôn vùi đã được tính toán, điều tra xác định là có giá trị kinh tế để khai thác sản xuất có lãi và đảm bảo tính hợp pháp tại thời điểm đánh giá. 1.1.1.2. Khai thác khoáng sản Theo Từ điển địa chất, khoáng sản là sự tích tụ tự nhiên của các loại khoáng vật ở trong hoặc trên bề mặt vỏ Trái Đất; có thể sử dụng trực tiếp hoặc từ đó lấy ra những nguyên tố hoá học, khoáng vật, hay hợp chất để sử dụng trong nền kinh tế quốc dân. Theo luật khoáng sản 2010, khai thác khoáng sản là hoạt 9 động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản, khai đào, làm già u và các hoạt động có liên quan [13]. 1.1.1.3. Phân loại khoáng sản Có nhiều cách phân loại khoáng sản nhưng cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào nguồn gốc, hình thái, mục đích, diện tích. - Dựa vào nguồn gốc hình thành chia ra khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh. - Về mặt hình thái, khoáng sản tồn tại chủ yếu các dạng sau: ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. - Dựa theo mục đích và công dụng, các loại khoáng sản được chia thành khoáng sản nhiên liệu, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại. - Theo diện tích phổ biến của khoáng sản người ta chia ra tỉnh khoáng sản, vùng (đới, bể, bồn) khoáng sản, khu khoáng sản, bãi quặng, thân quặng hay vỉa quặng [3]. 1.1.1.4. Đặc điểm công nghiệp khai thác khoáng sản Nghành công nghiệp khai thác khoáng sản có đối tượng là nguồn tài nguyên vô sinh – tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có sẵn trong tự nhiên, không trải qua sản xuất ra như đối tượng của nền nông nghiệp, cũng không được tạo ra trong phòng thí nghiệm thông qua những phản ứng. Chính vì vậy để có tài nguyên khoáng sản phải trải qua quá trình khai thác [14]. Ngành khai thác khoáng sản được xếp vào giai đoạn thứ nhất của toàn bộ ngành công nghiệp nói chung. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản bao gồm những phân ngành khác nhau: khai thác khoáng sản kim loại, phi kim loại… với những công đoạn như: khai thác, tuyển quặng, sơ chế… Sự phân bố ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang tính chất bị động, phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của nguồn khoáng sản, không chỉ sự phân bố địa điểm khai thác mà việc lựa chọn phương pháp kỹ thuật, phương tiện khai thác, vốn đầu tư cũng phụ thuộc chặt chẽ vào chủng loại, trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của khoáng sản [14]. Ngành công nghiệp khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khác để tạo gia sản phẩm cuối cùng, nó có thể coi là một trong những mắt xích đầu tiên của một dây truyền, khoáng sản là đối tượng của ngành khai khoáng. Sản phẩm của ngành khai 10 khoáng lại là nguyên liệu của ngành luyện kim, hoá chất…, từ đó tạo ra máy móc và sản phẩm tiêu dùng. 1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác khoáng sản * Vị trí địa lí Vị trí địa lí bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế xã hội, giao thông, các nhân tố này có tác động to lớn đến việc xác định địa điểm các xí nghiệp cũng như phân bố các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Đối với ngành công nghiệp khai khoáng vị trí địa lý mang tính chất bị động cao do chịu sự chi phối của nguồn khoáng sản. Các điểm khai khoáng thường phân bố ở những khu vực chứa quặng, thường xa đường giao thông và khu dân cư. * Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên được coi là tiền đề vật chất không thể thiếu cho việc phát triển và phân bố ngành công nghiệp khai thác khoáng sản. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên bao gồm các yếu tố sau: - Khoáng sản là tài nguyên thiên nhiên quan trọng hàng đầu đối với công nghiệp khai khoáng. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản và sự kết hợp của chúng trên lãnh thổ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức ngành công nghiệp này. Tuy nhiên tài nguyên khoáng sản thuộc loại không thể phục hồi được nên việc nghiên cứu khai thác chúng phải vừa đảm bảo hiệu quả vừa mang tính bền vững, bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Khí hậu và nguồn nước: Nuớc được sử dụng vào quá trình khai thác, tuyển quặng, sàng lọc…Tuy nhiên lượng nước mưa, nước ngầm, nước thải tràn qua mỏ cũng gây không ít khó khăn cho quá trình khai thác. Khí hậu cũng tác động to lớn đến hoạt động khai thác, trong một số trường hợp chi phối cả kĩ thuật, công nghệ khai thác. - Ngoài ra các nhân tố tự nhiên khác như: địa chất, địa hình, đất đai cũng có những tác động nhất định đến sự phát triển và phân bố ngành khai khoáng [14]. * Các nhân tố kinh tế xã hội - Dân cư và lao động: Dân cư lao động tham gia vào quá trình khai thác và quản lý, điều hành ngành khai thác khoáng sản. Dân cư cũng là lực lượng sử dụng sản phẩm của hoạt động khai thác. 11 - Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra những khả năng mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng, việc áp dụng các phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo khai thác có hiệu quả, nhanh chóng, an toàn và không lãng phí tài nguyên. - Thị trường: Đây là yếu tố mang tính chất động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành khai khoáng nói riêng. - Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, công nghệ: Mức độ hiện đại và đồng bộ của cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật công nghệ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố ngành khai khoáng. - Đường lối chính sách phát triển công nghiệp: Đây là yếu tố có tác dụng đẩy mạnh và tạo cơ sở cho việc khai thác, chế biến, sử dụng, quản lý và bảo vệ khoáng sản. Quốc Hội Việt Nam đã ban hành một số đạo luật về việc khai thác và bảo vệ khoáng sản như: Luật dầu khí (1993), luật khoáng sản (1996). 1.1.2. Các khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường 1.1.2.1. Các khái niệm về môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế [11]. 1.1.2.2. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường [11]. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan