Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Nghiên cứu xây dựng một số bài tập thể chất ngoại khoá để nâng cao thể lực cho h...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số bài tập thể chất ngoại khoá để nâng cao thể lực cho học sinh nam có thể lực yếu trường thpt trị an đồng nai

.DOC
10
765
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - oOo - - - - ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NGOẠI KHOÁ ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH NAM CÓ THỂ LỰC YẾU TRƯỜNG THPT TRỊ AN - ĐỒNG NAI” Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thiết Can Người nghiên cứu: Nguyễn Văn Trung Khoá cao học 13 Chuyên ngành: Giáo dục thể chất TP. Hồ Chí Minh, năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - oOo - - - - NGUYỄN VĂN TRUNG Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NGOẠI KHOÁ ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH NAM CÓ THỂ LỰC YẾU TRƯỜNG THPT TRỊ AN - ĐỒNG NAI” Chuyên ngành : Giáo dục thể chất Mã số : 60.81.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thiết Can TP. Hồ Chí Minh, năm 2009 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục:“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu nước…”. Đất nước ta đã gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO), đang trong giai đoạn phát triển và đẩy mạnh thực hiện công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với những vấn đề bức xúc của xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng và công nghệ. Do đó, cần rất nhiều nguồn nhân lực, một lực lượng lao động với những con người “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” có khả năng đáp ứng được xu thế phát triển nhanh của đất nước. Điều 41, Hiếp pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: “quy định chế độ giáo dục thể chất bặt buộc trong trường học…”. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Con người là vốn quý của xã hội; sức khoẻ là vốn quý của con người. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác TDTT nói chung, giáo dục thể chất nói riêng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Chỉ thị 36 CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 1994 của Ban bí thư trung ương Đảng nêu rõ: “Mục tiêu cơ bản lâu dài của công tác thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần của nhân dân và phấn đấu đạt vị trí xứng dáng trong hoạt động thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam Á. Trước mắt là thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các 2 trường học, làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết học sinh, sinh viên.” Công tác giáo dục thể chất cho học sinh không những có tác dụng bảo vệ, củng cố và tăng cường sức khoẻ, nâng cao năng lực làm việc (trí óc và thể lực) cho các em mà còn là một trong những phương tiện có hiệu quả để giáo dục con người toàn diện (Đức, Trí, Thể, Mỹ). Giáo dục thể chất tốt không chỉ giúp cho học sinh có sức khỏe, sức bền, sức dẻo dai bảo đảm cho tiết học chính khóa, mà còn rèn luyện cho học sinh tinh thần đoàn kết, sống vì tập thể, vươn lên chính mình. Nhiều công trình khoa học đã chứng minh rằng lứa tuổi học đường là thời kì thuận lợi nhất cho con người phát triển thể chất và hình thành các kỹ năng cần thiết cho đời sống. Chính vì vậy, sức khoẻ - trí tuệ là những thứ quý báu nhất của con người, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có mối quan hệ duy vật biện chứng tương quan bổ sung cho nhau. Muốn có sức khoẻ tốt không phải chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải siêng năng và kiên trì rèn luyện TDTT. Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo không ngừng nghiên cứu cải tiến đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học. Đồng thời tổ chức các khóa tập huấn nhằm nâng cao trình độ giảng dạy cho các giáo viên TDTT. Quá trình kiểm tra, đánh giá thể lực cho học sinh phải được tổ chức thường xuyên để phát hiện các học sinh có thể lực tốt hay thể lực yếu khắc phục vươn lên, thông qua đó sẽ cải tiến điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung cụ thể. Trường THPT Trị An là một trường lớn toạ lạc ở trung tâm huyện Vĩnh Cửu - tỉnh Đồng Nai. Trường được xây mới vào năm 2001, với tổng diện tích khoảng 3.000m2. Hiện tại trường có tổng số học sinh khoảng 1800 em, 39 lớp (mỗi khối 13 lớp), 01 sân bóng đá mini, 01 nhà thi đấu cầu lông, 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ. Số giáo viên biên chế tham gia giảng dạy môn thể 3 dục ở trường là 05. Hàng năm nhà trường thường xuyên tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường và lấy lực lượng tham dự Hội khoẻ Phù Đổng cấp tỉnh. Trường THPT Trị An có tỉ lệ học sinh nam chiếm rất cao trên 51%, có độ tuổi từ 15-17, thể chất đang phát triển. Song số lượng học sinh nam có thể chất yếu cũng không phải là ít. Đó là những học sinh gặp phải những khó khăn về hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất tại trường. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thể chất tại trường đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy cụ thể cho từng đối tượng khác nhau. Đây là một băn khoăn lớn của các giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NGOẠI KHOÁ ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH NAM CÓ THỂ LỰC YẾU TRƯỜNG THPT TRỊ AN - ĐỒNG NAI” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xây dựng một số bài tập thể chất nhằm nâng cao thể lực cho học sinh nam có thể lực yếu trường THPT Trị An – Đồng Nai nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên phải giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Đánh giá thực trạng và phân loại thể lực của nam học sinh trường THPT Trị An- Đồng Nai. 2. Nghiên cứu xây dựng một số bài tập ngoại khoá cho học sinh nam có thể lực yếu trường THPT Trị An- Đồng Nai. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập ngoại khoá cho học sinh nam có thể lực yếu trường THPT Trị An- Đồng Nai. 4 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan. Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu, hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu, hình thành nên cơ sở lý luận, xây dựng giả thuyết khoa học, xác định các nhiệm vụ và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài. 2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu. Thông qua phỏng vấn bằng phiếu nhằm tìm hiểu thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng công tác giáo dục thể chất. 3. Phương pháp kiểm tra y học - Hình thái cơ thể: chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg). - Chức năng sinh lý: mạch đập, huyết áp, dung tích sống. 4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. Dùng để kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu về thể lực (dựa vào tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT): - Đánh giá sức mạnh: bật xa tại chỗ (cm), lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30giây). - Đánh giá sức nhanh: chạy 30m xuất phát cao (s). - Đánh giá sức bền: chạy tuỳ sức 5 phút (m). - Đánh giá độ mềm dẻo, khéo léo: đứng gập thân về trước. - Đánh giá khả năng phối hợp vận động: chạy con thoi 4x10m (s). 5. Phương pháp toán thống kê. Phöông phaùp naøy duøng ñeå xöû lyù caùc soá lieäu thu ñöôïc vôùi söï hoã trôï cuûa chöông trình MS – Excel vaø SPSS. a. Giá trị trung bình ( X ): Số trung bình cộng là tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của tập hợp mẫu. 5 n X i X  i 1 n Trong đó: : Số trung bình Xi: Giá trị cá thể quan sát thứ i. n: Tổng số các cá thể quan sát. X b. Độ lệch chuẩn(x). Độ lệch chuẩn là chỉ số nói lên sự phân tán các trị số Xi xung quanh giá trị trung bình. n • (X i i 1 x  với n ≥ 30 n n •  X )2  (X i  X )2 i 1 x  với n < 30 n 1 c. Hệ số biến sai(Cv). Hệ số biến sai dùng để đánh giá tính chất đồng đều giữa các số liệu, được biễu diễn bằng tỉ lệ %. Cv  x .100% X d. Chỉ số t-Student: * Tự đối chiếu: • t xd d n Trong đó: ▪ d = X B - XA ▪ x d  : Trung bình hiệu số d 2   d   n  n ▪  ▪  d   d2 2 d d n : Hiệu số     2 ▪ n: Kích thước mẫu 6 - Nếu |ttính| > tbảng: sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P 5%. - Nếu |ttính| < tbảng: sự khác biệt chưa có ý nghĩa ở ngưỡng xác xuất P5%. e. Chỉ số ε. Dùng để kiểm tra tính đại diện của mẫu với tổng thể qua giá trị trung bình.   t05 X  x Với  X  n X Trong đó: t05 (1,96): là giá trị trong bảng t ở ngưỡng xác xuất p=0.05 ứng với bậc tự do là n f. Nhịp độ phát triển (theo S.Brody) 100( X 2  X 1 ) W%  % 0.5( X 1  X 2 ) Trong đó: X1 : Giá trị trung bình của lần kiểm tra 1. X2 : Giá trị trung bình của lần kiểm tra 2. g. Thang độ C (thang điểm 10) C = 5 + 2Z với Z Xi  X  V. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh nam khối 10, 11 (tuổi từ 15-17). - Tổng số lượng khoảng 920 được chọn ngẫu nhiên theo khối. Sau khi phân loại thể lực, lựa chọn các học sinh nam có thể lực từ mức yếu trở xuống làm đối tượng nghiên cứu. 2. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu: STT NỘI DUNG THỜI GIAN Bắt đầu Kết thúc ĐỊA ĐIỂM 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chọn đề tài, xác định đề tài nghiên 12/2008 cứu 01/2009 Đọc và tham khảo tài liệu 02/2009 Viết đề cương, bảo vệ đề cương Chuẩn bị thiết bị, lập danh sách đối 05/2009 tượng kiểm tra, xây dựng phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu Tổ chức kiểm tra thu thập số liệu 08/2009 04/2010 Xử lý và phân tích số liệu 05/2010 Viết báo cáo lần 1 Trình thầy hướng dẫn góp ý và sửa 06/2010 chữa 06/2010 Viết luận văn lần 2 Hoàn chỉnh và báo cáo luận văn 07/2010 12/2008 Trường ĐH 02/2009 TDTT TP.HCM 04/2009 07/2009 04/2010 05/2010 06/2010 Trường THPT Trị An 06/2010 Trường ĐH 07/2010 08/2010 TDTT TP.HCM 3. Đơn vị - Cá nhân phối hợp: - Gồm 04 giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất tại trường THPT Trị An. 4. Trang thiết bị - dụng cụ nghiên cứu: - Đồng hồ Casio : 02 cái. - Máy tính : 02 cái - Máy vi tính : 01 cái - Thước dây : 02 cái. - Dụng cụ đo lực bóp tay : 02 cái. - Thang gập thân. - Ngoài ra còn một số vật dụng và dụng cụ khác như: vôi, còi… 5. Dự trù kinh phí: - Xác định tên đề tài và đề cương nghiên cứu 300.000đ - Bồi dưỡng 4 người cộng tác 8.000.000d - Lấy số liệu, xử lí số liệu 2.000.000đ - In ấn, đánh máy luận văn 3.000.000đ - Công tác phí 2.000.000đ Tổng cộng: 15.300.000đ 8 VI. DỰ BÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Xây dựng một số bài tập thể chất đặc trưng nhằm nâng cao thể lực cho học sinh nam có thể lực yếu trường THPT Trị An – Đồng Nai . TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 03 năm 2009 Người hướng dẫn khoa học Người nghiên cứu TS. LÊ THIẾT CAN NGUYỄN VĂN TRUNG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan