Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Nhận định đúng sai luật hành chính...

Tài liệu Nhận định đúng sai luật hành chính

.DOC
12
173
125

Mô tả:

Nhận định đúng sai luật hành chính có đáp án
1. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thể là người nước ngoài. Đúng. Vì trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước rất rộng, nó diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, để tiến hành quản lý được thì Nhà nước phải trao quyền cho một số cá nhân nhất định. 2. Mọi quy phạm pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành đều là qui phạm pháp luật hành chính. Đúng. Trang 1 Vì trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước phải thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước, để thực hiện được chức năng thi hành Hiến pháp, Luật,… Cơ quan hành chính Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật hành chính nhằm hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện luật… 3. Người từ đủ 12 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính. Đúng (Quy định tại Điều 22 hoặc 23, 24 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính). 4. Mọi Nghị quyết của Quốc hội đều không phải là nguồn của Luật Hành chính. Đúng. Vì chỉ Nghị quyết nào chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì mới trở thành nguồn của Luật Hành chính. Còn Nghị quyết thông qua Luật hay Pháp lệnh mà không chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì không phải là nguồn của Luật Hành chính. 5. Các quan hệ pháp luật có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính. Sai. Vì có quan hệ cơ quan hành chính Nhà nước tham gia là quan hệ pháp luật dân sự, hoặc tố tụng hành chính. Ví dụ: Cơ quan hành chính Nhà nước đi thuê trụ sở tạm thời khi chia tách tỉnh hoặc huyện, hay Quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước bị khởi kiện đến Tòa án nhân dân thì cơ quan hành chính Nhà nước tham gia với tư cách người bị kiện trong tố tụng hành chính. 6. Việc cấp giấy phép lái xe cho chủ phương tiện cơ giới là hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Sai. Trang 2 Vì đây cũng là hoạt động ADQPPL nhưng nó được thực hiện thông qua hành vi pháp lý của của chủ thể có thẩm quyền mà không cần phải ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật 7. Khấu trừ lương của người vi phạm hành chính là biện pháp xử phạt hành chính. Sai. Vì đây là một trong các biện pháp thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không phải là các hình thức xử phạt hành chính được quy định tại điều 13, 14, 15, 16 và 17 của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. 8. Tất cả các quyết định tuyển dụng của cán bộ, công chức đều không phải là nguồn của luật hành chính. Đúng. Vì đây là Quyết định cá biệt, chỉ được áp dụng 01 lần. 9. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính. Sai. Vì các cơ quan Nhà nước khác cũng có thẩm quyền. Ví dụ Toà án nhân dân, hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên toà khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 10. Chủ thể quản lý hành chính nhà nước luôn là chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Sai. Vì có thể họ tham gia các quan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự, hình sự… 11. Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do các chủ thể quản lý hành chính nhà nước ban hành. Sai. Trang 3 Vì Văn bản nguồn của Luật hành chính phải do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành. 12. Chánh thanh tra các cấp có quyền xử phạt hành chính. Sai. Vì theo thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chỉ Chánh thanh tra theo ngành, lĩnh vực hay thanh tra viên chuyên ngành mới được xử phạt vi phạm hành chính. 13. Văn phòng Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước. Đúng Vì đây là loại cơ quan ngang Bộ được quy định trong Nghị định số 86/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2007. 14. Công dân có quyền khiếu nại tất cả các quyết định hành chính. Sai. Vì theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo năm 2005 thì công dân chỉ có quyền khiếu nại đối với các Quyết định hành chính mà họ cho là trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của họ. Còn các Quyết định hành chính khác như Quyết định chủ đạo, Quyết định quy phạm hoặc Quyết định Hành chính khác mà không trực tiếp xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của họ thì họ không được khiếu nại. 15. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào. Sai Vì theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu xử phạt hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra như tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép… 16. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung vào công quỹ nước. Trang 4 Sai Vì theo quy định của pháp luật thì không tịch thu để sung vào công quỹ Nhà nước các tang vật phương tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng. Đồng thời pháp luật cũng quy định không tịch thu tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân tổ chức khác bị chủ thể vi phạm hành chính sử dụng hoặc chếm đoạt trái phép. 17. Chủ tịch UBND xã có quyền ban hành các quyết định hành chính. Sai Vì Chủ tịch UBND xã chỉ được ban hành Quyết định hành chính cá biệt (Quyết định áp dụng pháp luật) còn Quyết định chủ đạo và Quyết định quy phạm thuộc thẩm quyền của UBND, Chủ tịch UBND chỉ thay mặt tập thể UBND để ban hành. 18. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính. Sai Vì có những quan hệ pháp luật khác như quan hệ dân sự; quan hệ tố tụng trong giải quyết vụ án hành chính, ví dụ: UBND tỉnh A tham gia vụ án hành chính với tư cách là người bị kiện. 19. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Sai Vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, còn thẩm quyền xử phạt được pháp luật quy định gồm nhiều chủ thể. Ví dụ: chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên chuyên ngành … khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng họ không có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đó. Trang 5 20. Các quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành đều là đối tượng khởi kiện. Sai Vì chỉ các Quyết định cá biệt (Quyết định áp dụng pháp luật) mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. 21. Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành có thể áp dụng ở nước ngoài. Đúng Vì quyết định hành chính quy phạm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể được áp dụng ở nước ngoài. Ví dụ: Áp dụng hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì công dân Việt Nam phải đến cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của Việt Nam để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết khi kết hôn). 22. Các quyết định hành chính chỉ được áp dụng thông qua hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sai Vì quyết định hành chính được áp dụng trong các hoạt động lập pháp, tư pháp. Ví dụ: khi tiến hành xét xử vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên toà có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm nội quy, trật tự của phiên toà. 23. Chiến sĩ cảnh sát đang thi hành công vụ đã ra quyết định xử phạt hành chính áp dụng hình thức phạt tiền với mức phạt 100.000đ đối với người thực hiện hành vi vi phạm hành chính có khung tiền phạt được pháp luật qui định từ 80.000đ đến 120.000đ. Sai. Vì Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho chiến sĩ CAND khi thi hành nhiệm vụ công vụ là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng phạt tiền đến 100.000đ. Trang 6 24. Khi xử phạt hành chính người có thẩm quyền xử phạt không cần xem xét đến dấu hiệu thiệt hại xảy ra trên thực tế. Sai Vì khụng phải mọi hành vi vi phạm hành chính đều gây ra thiệt hại nhưng việc xem xét về thiệt hại xảy ra trên thực tế có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn hình thức xử phạt, mức xử phạt cho phù hợp với tính chất nguy hiểm của hành vi và thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác. Đồng thời khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định đây là một nguyên tắc khi áp dụng chủ thể có thẩm quyền phải tuân theo. 25. Khi xem xét nội dung đối tượng bị khiếu kiện người có thẩm quyền chỉ xem xét tính hợp pháp của quyết định đó. Sai Vì khi xét nội dung đối tượng bị khiếu kiện người có thẩm quyền không chỉ xem xét tính hợp pháp của quyết định đó mà cũn phải xem xét cả tính hợp lý; điều kiện thực tiễn… 26. Thẩm phán chủ toạ phiên toà khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính thì phải áp dụng theo thủ tục hành chính. Đúng Vì đây là hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quyết định này được tiến hành theo thủ tục hành chính được quy định trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 27. Văn bản nguồn của luật hành chính luôn đồng thời là quyết định hành chính. Sai Vì nguồn của Luật Hành chính còn có thể là quy phạm luật Hiến pháp, quy phạm trong các luật như luật tổ chức chính phủ, luật thanh tra, luật khiếu nại, tố cáo… 28. Thanh tra Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước. Trang 7 Đúng Vì đây là loại cơ quan ngang Bộ được quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/12/2007 quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 29. Hình thức thực hiện hoạt động khác mang tính pháp lý là hoạt động áp dụng pháp luật. Đúng. Vì đây cũng là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật nhưng nó được thực hiện thông qua hành vi pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền mà không cần phải ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. 30. Quan hệ pháp luật giữa cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân luôn là quan hệ pháp luật hành chính. Sai Vì có quan hệ cơ quan hành chính Nhà nước tham gia là quan hệ pháp luật dân sự, hoặc tố tụng hành chính. Ví dụ: cơ quan hành chính Nhà nước đi thuê trụ sở tạm thời khi chia tách tỉnh hoặc huyện, hay quyết định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước bị khởi kiện đến TAND thì cơ quan hành chính Nhà nước tham gia với tư cách người bị kiện trong tố tụng hành chính. 31. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật luôn bị truy cứu trách nhiệm pháp lý kỷ luật. Sai Vì nếu vi phạm hành chính như vượt đèn đỏ, điều khiển xe đi vào đường cấm, vi phạm pháp luật về dân sự… thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật. 32. Trưởng công an xã là công chức giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ. Đúng. Vì theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Luật cán bộ công chức năm 2008. Trang 8 33. Lập biên bản vi phạm hành chính là thủ tục bắt buộc khi xử phạt hành chính. Sai Vì đối với thủ tục thông thường phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000đ thì người có thẩm quyền xử phạt không nhất thiết phải lập Biên bản mà có thể ra quyết định xử phạt tại chỗ. 34. Cưỡng chế hành chính có thể áp dụng ngay cả khi không có vi phạm hành chính. Đúng Vì trong hoạt động quản lý hành chớnh nhà nước khi áp dụng vì lý do an ninh; quốc phòng, lợi ích quốc gia hoặc cộng đồng, xã hội. Ví dụ: cấm đi vào khu vực nguy hiểm (bão, lụt, dịch bệnh) hoặc một số hoạt động kiểm tra y tế, VSAT thực phẩm … 35. Chỉ áp dụng độc lập biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép khi đã hết thời hiệu xử phạt hành chính. Đúng Vì nếu hết thời hiệu mà lỗi không do chủ thể vi phạm hành chính mà do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thiếu trách nhiệm để quá thời hiệu thì không xử phạt nhưng phải cưỡng chế công trình xây dựng trái phép. 36. Việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo qui định của pháp lệnh cán bộ, công chức. Sai Vì việc tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên được thực hiện theo Pháp lệnh Thẩm phán và hội thẩm Nhân dân; Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân. 37. A là công chức có chức danh chuyên viên thuộc sở Tư pháp tỉnh H. A đã tự ý bỏ việc không đến cơ quan, sau 1 tháng kể từ ngày bỏ việc A vẫn không đến cơ quan và không có đơn xin phép. Do vậy Giám đốc Sở Tư pháp đã thành lập hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật tiến hành họp xử lý Trang 9 kỷ luật đối với A. Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng xử lý kỷ luật do giám đốc sở ký, Chủ tịch UBND tỉnh H đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với A. Sai Vì theo quy định tại Nghị định số 35/2005 về kỷ luật đối với cán bộ, công chức và Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 thì Giám đốc Sở Tư pháp phải triệu tập (giấy mời) A 3 lần nếu A vẫn vắng mặt thì mới thành lập Hội đồng kỷ luật. 38. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính luôn đồng thời là người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính. Sai Vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn thẩm quyền xử phạt được pháp luật quy định gồm nhiều chủ thể. Ví dụ: chiến sĩ CAND, công chức ngành thuế, thanh tra viên chuyên ngành … khi thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng họ không có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt đó. 39. Tất cả các tổ chức xã hội đều hoạt động theo điều lệ. Sai Vì tổ chức xã hội nghề nghiệp phải hoạt động theo điều lệ và theo quy định của pháp luật, ví dụ: Đoàn luật sư; Trung tâm trọng tài thương mại… 40. Quyết định xử phạt khi đã hết thời hiệu thi hành được qui định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn chưa được chấp hành thì người có thẩm quyền thay thế bằng quyết định khác. Đúng Vì nếu Chủ thể vi phạm hành chính cố tình trì hoãn, cản trở, trốn tránh việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 41. Tất cả các đại biểu Quốc hội đều là cán bộ, công chức theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành. Trang 10 Sai Vì chỉ những người được bầu giữ chức danh; chức vụ theo nhiệm kỳ, Đại biểu Quốc hội chuyên trách mới là cán bộ, công chức, còn những người khác không phải là cán bộ công chức. 42. Áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đối với người từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm ít nghiêm trọng là một biện pháp tư pháp. Sai Vì đây là một biện pháp xử lý hành chính khác được quy định trong Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, được thực hiện theo trình tự, thủ tục hành chính. 43. Người được tuyển dụng làm công chức trong các cơ quan nhà nước đều phải trải qua chế độ công chức dự bị. Sai Vì đối với người được tuyển dụng trở lại hoặc đó công tác về chuyên môn nghiệp vụ đó hoặc không tuyển dụng vào vị trí công chức xã, phường, thị trấn thì không fải trải qua chế độ công chức dự bị mà có thể là công chức tập sự. 44. Quan hệ thủ tục là quan hệ pháp luật hành chính, trong đó không có sự phát sinh quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên. Sai Vì thực tế một số quan hệ thủ tục làm tiền đề để làm phát sinh quyền nghĩa vụ của các bên, ví dụ: thủ tục Đăng ký kết hôn giữa A và B. 45. Tất cả các tổ chức chính trị - xã hội đều có quyền trình dự thảo dự án luật trước Quốc hội. Sai Vì theo quy định của pháp luật chỉ các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên mới có quyền trình dự thảo dự án luật có liên quan đến tổ chức mình trước Quốc hội. Trang 11 46. Người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước đều là cán bộ, công chức. Sai Vì có những người làm việc theo chế độ hợp đồng hoặc tạm tuyển. Nên chỉ những người là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mới là cán bộ, công chức. 47. Tất cả các văn bản luật đều không phải là quyết định hành chính. Đúng Vì văn bản luật được ban hành theo trình tự thủ tục lập pháp còn quyết định hành chính được ban hành theo trình tự thủ tục hành chính. Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan