Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luật Ôn tập môn công pháp quốc tế...

Tài liệu Ôn tập môn công pháp quốc tế

.DOCX
52
4908
126
  • ÔN TẬP MÔN CÔNG PHÁP QUỐC T
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ
    1. KHÁI NIỆM LUẬT QUỐC TẾ
    1.1. Định nghĩa luật quốc tế
    - Luật quốc tế là 1 hệ thống pháp luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật.
    - Do các chủ thể của LQT thỏa thuận nên.
    - Nhằm điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của LQT với nhau.
    - Được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế do chínhc chủ thể của LQT thỏa thuận
    thi hành.
    1.2. Quy phạm pháp luật quốc tế
    1.2.1. Khái niệm
    - quy tắc xử sự do các quốc gia các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
    hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng.
    - Nội dung bao gồm quyền và nghĩa vụ qua lại của các chủ thể.
    1.2.2. Phân loại
    Dựa vào nội dung và giá trị pháp lý:
    - Nguyên tắc: Có giá trị pháp lý cao nhất, bắt buộc đối với mọi chủ thể.
    - Quy phạm thông thường: Có hiệu lực đối với các nước thừa nhận nó.
    Theo phạm vi tác động
    - Quy phạm phổ cập: Được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu, sự tham gia
    của đại đa số các quốc gia trên thế giới.
    - Quy phạm khu vực: Chỉ áp dụng cho các quốc gia ở một khu vực địa lý nhất định.
    Theo hiệu lực pháp lý
    - Quy phạm mệnh lệnh: Có giá trị bắt buộc đối với mọi chủ thể, áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của
    quan hệ quốc tế, các chủ thể không có quyền loại bỏ chúng kể cả khi có sự thỏa thuận.
    - Quy phạm tùy nghi: u ra nhiều các xử sự khác nhau đểc chủ th luật quốc tế áp dụng trong
    từng điều kiện cụ thể.
    Căn cứ vào phương thức hình thành và hình thức thể hiện:
    - Quy phạm điều ước: Được ghi nhận trong văn bản pháp lý cụ thể (quy phạm thành văn).
    - Quy phạm tập quán: Quy phạm bất thành văn do các quốc gia thừa nhận.
    2. ĐẶC TRƯNG CỦA LUẬT QUỐC TẾ
    2.1. Đặc điểm của luật quốc tế
    2.1.1. Trình tự xây dựng
    - Luật quốc tế không có một cơ quan lập pháp chung.
    1
    Trang 1
  • - Các quy phạm luật quốc tế được hình thành thông qua con đường thỏa thuận giữa các chủ thcủa
    luật quốc tế.
    2.1.2. Đối tượng điều chỉnh
    Các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia cấp độ chính phủ hoặc trong khuôn khổ các tổ chức quốc
    tế liên chính phủ.
    2.1.3. Chủ thể của Luật Quốc tế
    những thực thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, đẩy đủ quyền
    nghĩa vụ quốc tế khả năng gánhc các trách nhiệm pháp quốc tế do chính hành vi của mình
    gây ra.
    2.1.3.1. Quốc gia
    2.1.3.1.1. Khái niệm
    Điều 1, Công ước Montevideo 1933:
    Quốc gia với tư cách là chủ thể của luật Quốc tế phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    - Có lãnh thổ xác định.
    - Có dân cư ổn định.
    - Có chính phủ.
    - Có khả năng tham gia vào mối quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế.”
    2.1.3.1.2. Quyền năng chủ thể của quốc gia
    - Khái niệm: Quyền năng chủ thể của LQT khả năng pháp đặc biệt của những chủ thể mang
    quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
    - Mỗi chủ thể đều quyền năng riêng biệt gồm năng lực pháp quốc tế và năng lực hành vi quốc
    tế.
    2.1.3.1.3. Năng lực pháp lý quốc tế
    - khả năng của chủ thể được thực hiện các quyền nghĩa vụ chủ thể khi tham gia vào các quan
    hệ pháp lý quốc tế.
    - Năng lực hành vi quốc tế khả năng chủ thể được thừa nhận bằng chính hành vi pháp độc lập
    của mình, tự tạo cho bản thân quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý tương ứng.
    2.1.3.1.4. Nội dung của năng lực chủ thể
    Được biểu hiện trong tổng thể các quyền nghĩa vụ được quy định bởi các quy phạm pháp luật quốc
    tế
    2.1.3.1.5. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia
    Các quyền cơ bản
    - Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi trong quan hệ quốc tế.
    - Quyền được tự vệ cá thể hoặc tập thể trong trường hợp bị xâm lược hoặc bị tấn công bằng vũ trang.
    - Quyền được tồn tại trong hòa bình.
    - Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ biên giới.
    - Quyền được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế.
    - Quyền được tự do thiết lập và thực hiện quan hệ với các chủ thể khác của luật quốc tế
    2
    Trang 2
  • - Quyền được trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế phổ cập.
    Các nghĩa vụ cơ bản
    - Tôn trọng độc lập, chủ quyền của các quốc gia khác
    - Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ, biên giới của quốc gia khác
    - Không sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế
    - Không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác
    - Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
    - Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế
    - Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
    2.1.3.1.6. Văn bản quy định
    - Công ước Montevideo ngày 26//12/1933.
    - Hiến chương Liên Hợp Quốc 24/10/1945.
    - Tuyên ngôn về các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản của quốc gia tại kỳ họp thứ IV của Đại hội
    đồng LHQ.
    - Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
    - Công ước về quyền và nghĩa vụ cơ bản của quốc gia trong sinh hoạt quốc tế được thông qua tại
    kỳ họp lần thứ XXXIII của Đại hội đồng LHQ năm 1978.
    2.1.3.1.7. Quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế
    - Quốc gia là chủ thể xuất hiện đầu tiên của luật quốc tế.
    - Quốc gia là chủ thể đầu tiên xây dựng nên quy phạm pháp luật quốc tế.
    - Quốc gia là chủ thể duy nhất có khả năng tạo ra các chủ thể khác trong luật quốc tế.
    - Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu thực hiện và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành luật
    quốc tế.
    2.1.3.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
    Khái niệm:
    Tổ chức quốc tế liên chính phủ là những thực thể liên kết chủ yếu giữa các quốc gia độc lập,có chủ
    quyền, được thành lập trên sở điều ước quốc tế, phù hợp với luật quốc tế hiện đại, quyền năng
    chủ thriêng biệt một hệ thống cấu tổ chức phù hợp để thực hiệnc quyền năng đó theo đúng
    muc đích tôn chỉ của tổ chức.
    Đặc điểm của tổ chức quốc tế LCP
    - Thành viên của tổ chức quốc tế chủ yếu là các quốc gia độc lập có chủ quyền.
    - Tổ chức quốc tế được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế.
    - Có quyền năng chủ thể riêng biệt.
    - Có cơ cấu tổ chức thống nhất để thực hiện tôn chỉ, mục đich của tổ chức.
    Phân loại tổ chức quốc tế
    Căn cứ vào tiêu chí thành viên:
    - Tổ chức quốc tế có thành viên chỉ là các quốc gia độc lập, có chủ quyền.
    3
    Trang 3
  • - Tổ chức quốc tế có thành viên bao gồm cả các vùng lãnh thổ.
    Căn cứ vào lĩnh vực, mục đích hoạt động:
    - Tổ chức quốc tế phổ cập.
    - Tổ chức quốc tế chuyên môn.
    Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
    - Tổ chức quốc tế toàn cầu.
    - Tổ chức quốc tế khu vực.
    2.1.3.3. Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết
    Dân tộc một cộng đồng nhiều người, khối n định chung, được hình thành trong một quá trình
    lịch sử lâu dài, sinh ra trên cơ sở một ngôn ngữ chung, một lãnh thổ chung, và được biểu hiện trong
    một nền văn hóa chung.
    Điều kiện trở thành chủ thể của luật quốc tế:
    - Dân tộc đó đang bị các quốc gia, các dân tộc khác áp bức, bóc lột.
    - Tồn tại trên thực tế một cuộc đấu tranh với mục đích thành lập một quốc gia độc lập.
    - Đã thành lập được cơ quan lãnh đạo phong trào đại diện cho dân tộc đó trong mối quan hệ quốc tế.
    2.1.3.4. Các thực thể có quy chế pháp lý đặc biệt: Vatican
    2.1.4. Biện pháp đảm bảo thi hành
    - Dựa vào sự tự nguyện của các quốc gia và các chủ thế khác của luật quốc tế.
    - Bằng các biện pháp cưỡng chế cá thể hoặc tập thể.
    2.2. Vai trò của luật quốc tế
    - Là công cụ điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích của mỗi chủ thể trong quan hệ quốc
    tế.
    - Là công cụ, là nhân tố quan trọng nhất để bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế.
    - vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển văn minh của nhân loại, thúc đẩy cộng đồng quốc
    tế phát triển theo hướng ngày càng văn minh.
    - Thúc đẩy việc phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế đặc biệt quan hệ kinh tế quốc tế trong bối
    cảnh hiện nay.
    3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC T
    - Luật quốc tế thời kỳ chiếm hữu nô lệ (cổ đại).
    - Luật quốc tế thời kỳ phong kiến (trung đại).
    - Luật quốc tế thời kỳ tư bản chủ nghĩa (cận đại).
    - Luật quốc tế thời kỳ quá độ từ chủ nghĩ tư bản lên chủ nghĩa xã hội (hiện đại).
    4. QUAN HỆ GIỮA LUẬT QUỐC TẾ VÀ LUẬT QUỐC GIA
    4.1. Các học thuyết
    Thuyết nhất nguyên luận: Coi luật quốc tế luật quốc gia hai bộ phận của một h thống pháp
    luật, gồm 2 trường phái
    4
    Trang 4
  • - Trường phái ưu tiên luật quốc gia.
    - Trường phái ưu tiên luật quốc tế.
    Thuyết nhị nguyên luận: Coi Luật quốc tế luật quốc gia hai hệ thống pháp luật độc lập không
    có mối liên hệ gì với nhau.
    4.2. Cơ sở của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
    Luật quốc gia Luật quốc tế mối quan hbản chất vớic phương diện hoạt động thuộc chức
    năng của nhà nước: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
    - Các chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau.
    - Việc thực hiện chức năng đối ngoại luôn xuất phát từ tình hình thực hiện chức năng đối nội.
    - Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽc động mạnh mẽ tới việc tiến hành chức năng
    đối nội.
    4.3. Tương tác giữa luật quốc tế và luật quốc gia
    - Luật quốc gia ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của luật quốc tế. Luật quốc gia
    chi phối và thể hiện nội dung của luật quốc tế.
    - Luật quốc gia chính là phương tiện thực hiện luật quốc tế.
    - Luật quốc gia cũng đóng vai trò sở đảm bảo cho các ngành luật truyền thống của luật quốc tế
    tiếp tục phát triển, đồng thời tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và phát triển của những ngành
    luật mới (luật hàng không dân dụng quốc tế, luật môi trừơng quốc tế, luật kinh tế quốc tế...).
    - Luật quốc tế thúc đẩy quá trình phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.
    - Làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiến bộ.
    4.4. Giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia
    Khi cùng một vấn đề vừa luật quốc tế điều chỉnh, vừa luật quốc gia điều chỉnh, hai nội
    dung điều chỉnh trái ngược nhau thìc chủ thể phải áp dụng luật quốc tế trên sở nguyên tắc Pacta
    sunt Servanda (tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế).
    5. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC T
    5.1. Khái niệm
    5.1.1. Định nghĩa
    Nguyên tắc bản của luật quốc tế những quan điểm, tưởng chính trị pháp bản, tính
    chất chỉ đạo, bao trùm và là cơ sở để xây dựng và thi hành luật quốc tế.
    5.1.2. Đặc điểm
    - Là những nguyên tắc có giá trị pháp lý cao nhất, mang tính bắt buộc chung.
    - Là những quy phạm mang tính chất phổ biến (được thừa nhận rộng rãi nhất).
    - Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không xuất hiện liền một lúc với nhau mà được hình thành
    dần dần trong từng giai đoạn phát triển của luật quốc tế.
    - Có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất.
    5.1.3. Vai trò
    5
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan