Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về dùng nguồn nước của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...

Tài liệu Pháp luật về dùng nguồn nước của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

.PDF
120
336
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ HUYỀN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2011 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ---------- ph¹m thÞ huyÒn ph¸p luËt vÒ sö dông nguån n-íc cña trung quèc vµ bµi häc kinh nghiÖm cho viÖt nam Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60.38.60 luËt v¨n th¹c sÜ luËt häc Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN hµ néi - 2011 MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..…… 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC CỦA TRUNG QUỐC…………………………………..…… 7 1.1.Khái niệm nguồn nƣớc ( tài nguyên nƣớc )theo pháp luật Trung Quốc….... 7 1.2 . Đặc điểm cơ bản của nguồn nƣớc( tài nguyên nƣớc ) của trung quốc……..9 1.3. Các giai đoạn sử dụng và phát triển nguồn nƣớc của Trung Quốc……….. 11 1.4. Nguồn nƣớc và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc…….……………….15 1.5. Thực trạng về nguồn nƣớc của Trung Quốc hiện nay…………….....…….17 1.6. Các chính sách của Trung Quốc hiện nay…………….………….………. 18 1.7. Mục tiêu chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển nguồn nƣớc của Trung Quốc…………………………………………………………….…….. 22 1.7.1. Mục tiêu chính sách,pháp luật về quản lý nguồn nƣớc………………….22 1.7.2. Mục tiêu chính sách, pháp luật về phát triển nguồn nƣớc của Trung Quốc giai đoạn (2010-2011)……………………….. …………………………….… 22 1.8 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nƣớc của Trung Quốc. và các giai đoạn phát triển của luật nƣớc……………………..……………… 29 1.8.1. Hệ thống các văn bản pháp luật quy phạm pháp luật…………................29 1.8.2. Các giai đoạn phát triển của luật nƣớc…………………………………...30 CHƢƠNG II. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ NGUỒN NƢỚC….…………………………………………....….. 32 2.1. Các quy định chung về quản lý nguồn nƣớc của Trung Quốc……….…… 32 2.1.1. Các quy định về quản lý nguồn nƣớc đối với nhà Nƣớc………….……..32 2.1.2. Các quy định về quản lý nguồn nƣớc đối với các cấp chính quyền địa phƣơng…………………………………………………………………………..35 2.2. Các quy định về quy hoạch nguồn nƣớc của Trung Quốc………………… 36 2.2.1. Theo luật nƣớc năm 2002 của Trung Quốc………………………………37 2.2.2. Theo luật đất đai năm 1999 ……………………………………….……..38 2.2.3. Theo Luật bảo tồn đất và nƣớc năm 1991 (sửa đổi và bổ sung năm 2010)……………….. ……………………...………..40 2.3. Quy định về khai thác và sử dụng nguồn nƣớc của Trung Quốc…………. 41 2.3.1. Theo quy định của Luật nƣớc năm 2002 …………………...………….. 41 2.3.2. Theo quy định của Luật đất đai năm 1999 ……………………...……… 43 2.3.3. Theo Luật bảo vệ môi trƣờng năm 1989 và các luật có liên quan khác….45 2.4. Các quy định về bảo vệ các công trình nƣớc, thủy vực, tài nguyên nƣớc của Trung Quốc………………………………………………………………….…. 46 2.4.1. Theo quy định của luật phòng chống ô nhiễm nƣớc…………….………. 46 2.4.2. Theo quy định của Luật nƣớc năm 2002 và một số các luật có liên quan Khác…………………………………………………………………………… 47 2.5. Các quy định về phân bổ và sử dụng tiết kiệm nguồn nƣớc của Trung Quốc………………………………………………..…………….…….………. 52 2.6. Các quy định về kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp về nguồn nƣớc……………………………...…………………………..….55 2.6.1. Các quy Các quy định về kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật ……..55 2.6.2. Các quy định về giải quyết tranh chấp …………………………...………56 2.7. Trách nhiệm pháp lý ………………………………………………………..58 2.7.1. Trách nhiệm pháp lý dân sự…………………………………...………… 58 2.7.2. Trách nhiệm pháp lý hành chính……………………………………….... 58 2.7.3. Trách nhiệm pháp lý hình sự …………………………………...………...59 2.8. Thực trạng thi hành pháp luật về nguồn nƣớc của Trung Quốc…………....60 2.8.1 Những thành tựu đã đạt đƣợc…………………………..…………………60 2.8.2 Những bất cập còn tồn tại………………………...……………………….64 Chƣơng III Chính sách pháp luật sử dụng nguồn nƣớc của Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ pháp luật nguồn nƣớc của Trung Quốc đối với Việt Nam....68 3.1 Quan hệ nguồn nƣớc và chính sách pháp luật về nguồn nƣớc của nƣớc ta trong giai đoạn đổi mới ………………………..………………………………..68 3.1.1 Chính sách pháp luật sử dụng nguồn nƣớc của Việt Nam thời kỳ mới giành độc lập năm 1945……………………….............……………………………….69 3.1.2 Chính sách pháp luật của nƣớc ở nƣớc ta từ năm 1946 đến 1975……...…70 3.1.3 Chính sách pháp luật nguồn nƣớc từ năm 1976 – 1995 …………………..73 3.1.4 Chính sách pháp luật nguồn nƣớc từ năm 1995 đến nay………………….78 3.2 Một số bài học kinh nghiệm từ sự thực hiện chính sách pháp luật về nguồn nƣớc của Trung Quốc …………………………………………………………..86 3.2.1 Bài học kinh nghiệm thứ nhất ……….…………………………….86 3.2.2 Bài học kinh nghiệm thứ hai……….………………………………88 3.2.3 Bài học kinh nghiệm thứ ba………….…………………………….90 3.2.4 Bài học kinh nghiệm thứ tƣ………………….……………………..91 3.2.5 Bài học kinh nghiệm thứ năm …….……………………………….92 3.3 Một số kiến nghị ………………………...………………………………….93 KẾT LUẬN ………………..………………………………………………….100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; nguồn nước là một loại tài nguyên quí giá và không gì thay thế được. Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản vv…Nước luôn có mặt trong hầu hết các hoạt động sống của con người và vạn vật, nó chiếm tới 99% trọng lượng cơ thể của các sinh vật sống trong nước, đối với con người nước chiếm 44% trọng lượng cơ thể. Nước còn tham gia vào các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, điều hòa khí hậu, mang năng lượng có thể khai thác phục vụ con người. Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 22/3 làm ngày nước thế giới. Do vậy, chủ đề của “Ngày Nước thế giới” năm 2010 là “Clean water for a healthy world -Nước sạch cho một thế giới khỏe mạnh “. Hiện nay, môi trường và thành phần thiết yếu của môi trường là nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất xấu đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người. Chỉ tính riêng ô nhiễm nguồn nước do vi trùng là nguyên nhân gây chết 25.000 người mỗi ngày ở các nước đang phát triển phát triển. Trong những năm gần đây, nước sạch đã ngày càng trở lên khan hiếm hơn ở nhiều khu vực. Một phần vì nước sạch không ngừng gia tăng; phần khác do các nguồn nước đứng trước nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động kinh tế của con người. Bắt nguồn từ tầm quan trọng của nước đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Nhưng cho đến nay, thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước và nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, chính sách về nguồn nước của Nhà nước có tính quyết định đến lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống của quốc gia, của dân tộc. Một chính sách về nguồn nước có tác dụng to lớn đối với vận mệnh kinh tế xã hội, chính trị, ngoại giao của một quốc gia; đối với sự duy trì sự sống, tồn tại của con người; đối với các quan hệ cộng đồng dân cư trên thế giới. Trung Quốc là một quốc gia có số dân hơn 1.3 tỷ người chiếm 21%dân số toàn cầu. Nhưng tổng tài nguyên nước ngọt của Trung Quốc chỉ có khoảng 2.8 nghìn tỷ mét khối nước mặt và nước ngầm, chiếm 6% tài nguyên nước toàn cầu đứng thứ 6 trên thế giới sau Brazil, Nga, Canada, Hoa Kỳ và Indonesia. Trung Quốc với 2.185 mét khối trên đầu người, chỉ bằng 1/4 trung bình thế giới, bằng 1/5 của Hoa Kỳ, xếp hạng 121 trên thế giới, là một trong những 13 quốc gia nghèo về nguồn nước. Chỉ số nêu trên đã thúc đẩy Nhà nước Trung Quốc cần có những chính sách bảo vệ đối với tài nguyên nước đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thiết yếu của con người và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Chính sách và pháp luật về tài nguyên nước của Nhà nước Trung Quốc không ngừng được nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện. Kể từ khi thành lập nước, đặc biệt là từ khi cải cách mở cửa, dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, công nghệ thủy lợi về tiết kiệm nước trong tưới tiêu và sản xuất thiết bị tưới tiết kiệm nước, dự án tiết kiệm nước trong xây dựng đã được triển khai vv…Luật pháp của Trung Quốc quy định phải hết sức tiện kiệm, sử dụng hợp lý nguồn nước và bảo vệ thiết thực hợp lý nguồn nước, tránh lãng phí trong sử dụng. Luật pháp của Trung Quốc quy định rõ chính quyền nhân dân các cấp cần tiến hành quy hoạch, quản lý nghiêm ngặt, bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước, ngăn chặn và sử lý những hành vi lãng phí, ô nhiễm nguồn nước. Trong chiến lược quốc gia về tài nguyên nước trong thế kỷ 21, và các vấn đề khoa học liên quan đến nguồn nước là một trong những vấn đề quan trọng của chính phủ Trung Quốc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để thi hành pháp luật về tài nguyên nước, Nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã đề ra hàng loạt các biện pháp để thực thi hiệu quả. Nghiên cứu hệ thống pháp luật về tài nguyên nước của Trung Quốc trong những năm gần đây và từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về sử dụng nguồn nước của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Làm rõ nhận thức vai trò của chính sách, hệ thống pháp luật về tài nguyên nước và những tác động của chúng. - Hiểu biết cơ bản hệ thống pháp luật về sử dụng nguồn nước của Trung Quốc; chế độ quản lý nguồn nước; các quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng nước ở Trung Quốc. - Những tác động tích cực và hiệu quả các quy định về nguồn nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa. - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực hiện những quy định pháp luật về nguồn nước của Trung Quốc vào thực tiễn Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: tổng hợp tài liệu, tư liệu để nghiên cứu pháp luật về nguồn nước của Trung Quốc; tổng hợp một số kinh nghiệm, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị về hệ thống pháp luật sử dụng nguồn nước của Việt Nam trong thời gian tới nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đối với xã hội. 3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống văn bản pháp luật về sử dụng nguồn nước của Trung Quốc trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, bổ ích về thực hiện những quy định pháp luật của Trung Quốc để nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn cụ thể ở Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu:  Chính sách về tài nguyên nước của Trung Quốc  Hệ thống pháp luật về tài nguyên nước của Trung Quốc.  Cơ chế quản lý và giám sát việc sử dụng tài nguyên nước.  Hiện trạng và vấn đề phát triển tài nguyên nước.  Tầm nhìn chiến lược để phát triển và tập trung nguồn nước cho thế hệ tương lai.  Rút ra những bài học về thực hiện chính sách tài nguyên nước ở Trung Quốc. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng trong luận văn Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Luận vă có sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, mô tả và so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn. 5. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn - Cán cân và tài nguyên nước mặt Việt Nam, Tổng cục khí tượng thủy văn, 1989. - TS. Nguyễn Viết Phổ - Vũ Văn Tuấn: Đánh giá và bảo vệ tài nguyên khí hậu, tài nguyên nước của Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật 1994. -Tô Đình Huyến: Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng Đông bắc Việt Nam. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học - Địa chất, năm 2006. - Trần Đức Hạ (chủ biên): Bảo vệ và quản lý tài nguyên nước, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2009. - Nguyễn Thanh Sơn: Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2005. - Hoàng Hưng: Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. - Phạm Xuân Sử: Phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng. Luận án Phó tiến sĩ Khoa học kỹ thuật, 2006. - Ngô Thị Thanh Vân: Quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, Nxb Nông nghiệp, 2006. - Nguyễn Văn Thắng: Cân bằng và phát triển bền vững tài nguyên nước các sông vùng ven biển miền trung. Luận án tiến sĩ kỹ thuật, 2006. - Trần Văn Hưng: Nghiên cứu môi trường và tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội dải ven đồng bằng sông Hồng. Luận án Phó tiến sĩ khoa học, 1996. Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết, báo cáo về tình hình tài nguyên nước; thực trạng, chính sách bảo vệ môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng.Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào trùng với đề tài. Quan điểm của Đảng ta, thực tiễn đã chứng tỏ chính sách pháp luật về tài nguyên nước không chỉ là vấn đề sự sống trong tương lai mà còn mang ý nghĩa kinh tế, chính trị - xã hội sâu sắc. 6. Kết quả dự kiến của luận văn 6.1. Kết quả khoa học - Đánh giá thực trạng, thực trạng pháp luật tài nguyên nước của Trung Quốc; chỉ ra những tác động tích cực và hiệu quả của hệ thống pháp luật tài nguyên nước đối với sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc trong thời kỳ cải cách, mở cửa. - Hệ thống hóa các quy định pháp luật về sử dụng tài nguyên nước, bảo tồn và phát triển. - Đề xuất quan điểm và định hướng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các quy định pháp luật về sử dụng tài nguyên nước ở Trung Quốc vào thực tiễn Việt Nam. 6.2. Kết quả ứng dụng Luận văn sẽ nêu những kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật tài nguyên nước, cung cấp những luận cứ quan trọng cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tài nguyên nước của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chính sách, pháp luật sử dụng nguồn nước của Trung Quốc. Chương 2: Các quy định hiện hành của Pháp luật Trung Quốc về nguồn nước. Chương 3: Chính sách, pháp luật nguồn nước ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm từ pháp luật nguồn nước của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT SỬ DỤNG NGUỒN NƢỚC CỦA TRUNG QUỐC 1.1. KHÁI NIỆM NGUỒN NƢỚC ( TÀI NGUYÊN NƢỚC) THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC Nước là một loại tài nguyên quí giá và được coi là vĩnh cửu. Không có nước thì không có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động sinh hoạt và kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản vv...Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 22/3 là ngày nước thế giới. Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển và đại dương và trong khí quyển, sinh quyển. Đối với hàng ngàn năm trước đây, loài người cho rằng nguồn cung cấp nước là trời cho, nhưng bây giờ khái niệm này đã được thử thách. Tình hình khẩn cấp của môi trường nước đã thúc đẩy con người tới sự hiểu biết mới về nguồn nước bởi nguồn nước có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại của con người, môi trường sinh thái và hệ thống kinh tế - xã hội, các yếu tố này có quan hệ liên kết chặt chẽ hữu cơ với nhau. Nguồn nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài người tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ mà nguồn nước ngày càng được bổ sung trong ngân quỹ nước các quốc gia. Thời kỳ nguyên thủy, nguồn nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi con người chưa có khẳ năng khai thác sông, hồ và các thủy vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển thì nước ngầm tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Có nhiều định nghĩa về nguồn nước. Theo định nghĩa của UNESCO thì: Nguồn nước là sự có sẵn có thể được sử dụng với số lượng và chất lượng có sẵn từ một nơi có nhu cầu cung cấp lâu dài về nguồn nước. Trong “Bách khoa toàn thư của Vương Quốc Anh”, nước được định nghĩa là “bất kỳ hình thức nào tạo ra nước của thiên nhiên, bao gồm hơi nước, nước ở dạng lỏng và dạng rắn”. Theo Cơ quan Môi trường và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (1992) chủ trương “phát triển bền vững”, hiện đại của con người là phát triển phải để lại đủ số lượng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái tốt, đủ để đáp ứng nhu cầu tiếp theo cho sự sống còn và phát triển của con người, nếu không sẽ phá hủy tương lai của môi trường và phân sách chịu chi phí tài nguyên nước. Theo “Trung Quốc Bách khoa toàn thư” là cuốn sách tham khảo có uy tín nhất, thì trong những lĩnh vực khác nhau thì khài niệm về nước cũng khác nhau: Như theo khoa hoc khí quyển, khoa học biển thì: “nước có sẵn trong bề mặt trái đất cho con người, kể cả nước( chất lượng nước) và các nguồn thủy điện, thường dùng để chỉ số lượng nước hàng năm được tái tạo trong bề mặt trái đất”. Căn cứ theo khối lượng khoa học của nước thì “Nước là dạng tồn tại khác nhau của thiên nhiên (khí, rắn hoặc lỏng), nước tự nhiên và nguồn nước có sẵn”. Năm 1999 Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đã ban hành “Hướng dẫn cho việc đánh giá tài nguyên nước” (SL/T238-1999), cũng chỉ ra rằng “số lượng tài nguyên nước dưới đất, chủ yếu từ lượng mưa, tích vào nguồn nước mặt và có mối quan hệ năng động trực tiếp với lượng nước dưới nước. Ngoài ra còn một số các định nghĩa truyền thống về nguồn nước dưới đất năm 1998: lưu trữ và vận chuyển trong đất đá, chất lượng và số lượng là giá trị sử dụng tài nguyên nước là một phần của trái đất, lượng mưa không khí và nước bề mặt tiếp xúc gần gũi và chuyển đổi lẫn nhau. Năm 2003 cũng đưa ra một quan điểm: “tài nguyên nước ngầm bao gồm nguồn lưu trữ nước ngầm và nguồn nước không tham gia vào chu trình nước hiện đại, không tái tạo và khả năng lưu trữ phục hồi của tài nguyên lưu trữ; tham gia trong chu trình hiện đại, tái tạo và phục hồi năng lực cung cấp nguồn nước”vv… Tại điều 2 Luật nước của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua tại kỳ họp thứ 24, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa VI, ngày 21 tháng 1 năm 1998, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 quy định: “Tài nguyên nước là nước mặt và nước ngầm”. Luật nước của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thông qua kỳ họp thứ 29, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa IX thông qua ngày 29 tháng 8 năm 2002 về việc sửa đổi bổ sung Luật nước năm 1998, có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 2002, tại điều 2 quy định: “Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước ngầm”. Theo đó, nước mặt bao gồm sông ngòi, sông băng, hồ, đầm lầy và các nguồn nước khác; nước ngầm là lượng nước dưới đất dù động hay tĩnh; nước mặt và nước ngầm được chuyển hóa vào nhau, không thể tách rời. Như vậy, khái niệm nguồn nước theo pháp luật Trung Quốc nó đồng nhất với tài nguyên nước, [57, tr.7]. Tài nguyên nước có giá trị trực tiếp cho con người và giá trị tiềm năng của vật chất. Nguồn tài nguyên nước là hiệu quả tiêu chuẩn đối với hệ thống sinh thái không giới hạn đối với con người. Tuy mang tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng hàng năm không phải là vô tận, tức là sức tái tạo của dòng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Tài nguyên nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng và động thái của nó. Biết rõ các đặc trưng tài nguyên nước sẽ cho chúng ta phương hướng cụ thể trong việc sử dụng, qui hoạch khai thác và bảo vệ nó. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ NGUỒN NƢỚC ( TÀI NGUYÊN NƢỚC) CỦA TRUNG QUỐC Trung Quốc nằm ở phía đông Châu Á và Châu Âu, chủ yếu do Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương ảnh hưởng đến lưu lượng nước, bình quân hàng năm mưa khoảng 630mm, tổng lượng mưa 6, 2 tỷ mét khối, dòng chảy của các sông quốc gia là 2, 6 nghìn tỷ mét khối, trung bình hàng năm dòng chảy 285mm chiều sâu, nguồn tài nguyên nước của quốc gia 217 nghìn tỷ mét khối, đứng thứ 4 trên thế giới, nhưng mức tiêu thụ trên đầu người chỉ là 2.185 mét khối, chỉ bằng 1/4 mức trung bình trên thế giới. Trung Quốc được liệt kê là một trong 13 quốc gia nghèo về nguồn nước trên thế giới, [61, tr. 12]. Ngoài số lượng nước thấp, còn có các tính năng nổi bật khác của tài nguyên nước như: phân phối khu vực và theo mùa là rất không đồng đều. Lượng mưa ở miền Nam nhiều, trong khi đó ở phía Bắc ít, đặc biệt ở các vùng phía Tây lượng mưa thấp không có mưa quanh năm, hạn hán nghiêm trọng ở một số nơi. Khoảng 80% tài nguyên nước của quốc gia tập trung ở sông Trường Giang và các sông thuộc khu vực phía Nam. Tại thời điểm phân phối, phần lớn ở phía Nam của mùa mưa là tháng ba và tháng sáu, hay tháng tư và tháng bảy, trong đó lượng mưa hàng năm khoảng 50% đến 60%. ở phía Bắc lượng mưa không chỉ ít hơn ở phía Nam mà phân phối cũng không đồng đều, thường là trong tháng sáu và tháng chín lượng mưa đạt 70% đến 80%. Dòng chảy của các con sông trong nhiều năm cũng có sự thay đổi, nhưng các sông ở phía Nam thì đồng đều và ổn định hơn, do đó lượng mưa và dòng chảy trong thời gian và không gian có những thay đổi đầy kịch tính và gây ra lũ lụt hạn hán thường xuyên. Tài nguyên thủy điện ở các con sông của Trung Quốc vẫn còn rất phong phú, tiềm năng tài nguyên thủy điện của cả nước đạt 676.000.000kw, bằng 1/6 thế giới, công suất lắp đặt đến 378.000.000kw đứng thứ nhất trên thế giới. Tài nguyên nước của Trung Quốc có các đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, lượng nước bình quân trên đầu người thấp: trung bình hàng năm tài nguyên nước là 2.812.400.000.000 m3, dòng chảy hàng năm 2.711.500.000.000 m3, trung bình hàng năm số lượng tài nguyên nước ngầm là 828.800.000.000 m3. Theo số liệu thống kê năm 2004, thì lượng nước bình quân trên đầu người là 2185 m3. Thứ hai, dòng chảy hàng năm có sự biến đổi lớn: các dòng chảy thay đổi theo thời gian, các sông ở miền Bắc đã xuất hiện những năm mưa liên tiếp và những năm khô liên tiếp. Ví dụ sông Hoàng Hà cho 11 năm liên tiếp mùa khô (1922 -1932), dòng chảy trung bình năm là 24% ít hơn so với các năm bình thường, và cũng xuất hiện trong 9 năm liên tiếp của thời kỳ ẩm ướt (1943 -1951), dòng chảy trung bình năm là 19% so với năm bình thường. Trong những năm khô hạn liên tiếp là hiện tượng thiên tai, hạn hán lũ lụt gây lên sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa hàng năm ở Trung Quốc phân bố không đồng đều. Phía Nam sông Trường Giang vào mùa lũ ( từ tháng 4 -7) cho khoảng 60% tổng dòng chảy hàng năm, lũ lụt ở một số sông phía Bắc Trung Quốc ( từ tháng 6 - 9) lên đến 80% tổng dòng chảy hàng năm. Thứ ba, Sự phân bố đất đai, dân số, tài nguyên nước không phù hợp với sự phân bố của nền kinh tế. Theo số liệu thông kê năm 1993 thì ở phía Bắc có 5 con sông, số dân là 46, 5% tổng dân số, tổng số đất canh tác 65, 3%, GDP chiếm 45, 2% của cả nước nhưng lượng nước chỉ là 19% tổng số nước quốc gia. Còn ở phía Nam có 4 con sông, dân số 53, 5%, đất canh tác 34, 7%, GDPchiếm 54, 8%, lượng nước là 81%. Như vậy miền Bắc lượng nước bình quân đầu người là 1.127 mét khối chỉ bằng 1/3 bình quân đầu người của miên Nam. Thứ tư, tình hình môi trường nước là nghiệt ngã, hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng, khoảng 1/3 chất thải công nghiệp và 80% nước thải không qua xử lý mà thải trực tiếp ra sông, hồ, môi trường nước đô thị suy thoái tới 90%. Nhìn chung, vấn đề thiếu nước của Trung Quốc là rất nổi bật. Tổng số nước tiêu thụ hàng năm từ 103 tỷ mét khối vào năm 1949 đến 443.700.000.000 mét khối vào năm 1980; năm 2004 tăng lên 554.800.000.000 mét khối; đến đầu năm 2010 đã tăng lên tới 652.200.000.000 mét khối. [61, tr.21]. 1.3. CÁC GIAI ĐOẠN SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NƢỚC CỦA TRUNG QUỐC Phát triển và sử dụng nguồn nước ở Trung Quốc có một lịch sử lâu dài, và dần dần hình thành một cách tương đối hoàn chỉnh và có hệ thống khoa học với các đặc tính tự nhiên của Trung Quốc. Khoảng năm 251 TCN Tần Lý Binh với một giải pháp xây dựng công trình thủy lợi Đô Giang Yến trong vùng đồng bằng Thành Đô - Tỉnh Tứ Xuyên về kiểm soát lũ và thiên tai hạn hán là một là một kiệt tác vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Đến năm 1930 người Trung quốc có một số kỹ thuật thủy lợi hiện đại, nhưng do chiến tranh xảy ra những kỹ thuật này đã tạm thời bị lãng quên. Đến năm 1949 dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc đã thực hiện một số các công trình thủy lợi quy mô lớn, nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng các nguồn tài nguyên nước, kiểm soát lũ lụt, kiểm soát ngập úng, thủy lợi, cấp nước đô thị và nông thôn, bảo tồn đất, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, vận chuyển vv…và vì vậy đã đạt được những thành tựu to lớn. Việc sử dụng và phát triển tài nguyên nước của Trung Quốc được chia thành 3 giai đoạn khác nhau:[50, tr. 25]. Giai đoạn thứ nhất, các giai đoạn đầu sử dụng và phát triển tài nguyên nước với các chức năng chính của nó là: nhằm hướng tới mục tiêu của sự phát triển tài nguyên nước, tưới tiêu chủ yếu, dẫn đường và kiểm soát lũ lụt. Sử dụng và phát triển kế hoạch cho mục tiêu ở các cơ sở thường giới hạn trong một khu vực hoặc một phần, ít khi toàn bộ hoặc toàn bộ lưu vực sông. Khi ở giai đoạn ban đầu, nước sẵn có là lớn hơn nhiều so với sự phát triển kinh tế - xã hội, và mọi người có ấn tượng rằng nước là “vô tận”. Trong giai đoạn này chính sách chủ yếu là kiểm soát lũ, theo thông kê tại các bờ kè của sông quốc gia và chiều dài ven biển là 4.200.000km, khoảng còn lại là bị phá vỡ, các tiêu chuẩn kiểm soát lũ lụt là rất thấp, cả Trung Quốc có hơn 100 triệu mét khối công suất và sáu hồ chứa lớn. Khối lượng là 0, 1 - 1, 0 mét khối các hồ chứa vừa và nhỏ, diện tích tưới tiêu 1.600 triệu ha, mức độ đảm bảo không cao. Rất ít cơ sở cho các dự án kiểm soát lũ, công trình cấp nước, xói mòn đất nghiêm trọng, rất nhiều đất nhiễm mặn, hoang mạc hóa. Giai đoạn thứ hai, là nhấn mạnh sự quy hoạch thống nhất: hạn chế thuốc trừ sâu, sử dụng phương pháp kỹ thuật, thông qua việc lập kế hoạch so với một số chương trình để xác định các lưu vực hoặc phương pháp tiếp cận phát triển khu vực, đề xuất thực hiện các biện pháp kỹ thuật. Tuy nhiên trọng tâm của phát triển tài nguyên nước là mục tiêu kế hoạch và phương pháp đánh giá hầu hết các nhu cầu của nền kinh tế khu vực như là một điều kiện tiên quyết cho dự án hoặc chương trình dựa trên các chỉ số tốt nhất về kỹ thuật và kinh tế. Các vấn đề khác không liên quan đến khía cạnh kinh tế như bảo tồn nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, môi trường sinh thái, phấn bỏ hợp lý các vấn đề khác. Trong giai đoạn thứ hai, do sự phát triển quy mô lớn về sử dụng tài nguyên nước và sử dụng xây dựng dự án, số lượng các nguồn nước sẵn có và phát triển kinh tế xã hội của nước dần dần trở lên cân bằng hơn, hay sự thoát nước tự nhiên thải vào môi trường ngày càng nhiều, mùa khô thiếu nước xảy ra đã làm mất cân bằng giữa cung và cầu. Trong giai đoạn này, có thể được bắt đầu từ khi Trung Quốc mới thành lập, đến cuối những năm 70 ở một số vùng của miền bắc Trung Quốc bắt đầu thiếu nước.Trong thời gian này, Trung Quốc đã tiến hành một quản lý phát triển nguồn nước với quy mô lớn và việc sử dụng phát triển tài nguyên nước được cải thiện, việc cung cấp nước làm tăng công suất, mở rộng diện tích tưới tiêu cho sự phát triển của Trung Quốc về kinh tế và xã hội. Theo thông kê, trong năm 1949 tổng lượng nước là 103.100.000.000 mét khối, trong đó 100.100.000.000 mét khối cấp nước nông nghiệp, công nghiệp và đô thị chỉ có 30 tỷ mét khối, 187 mét khối nước tiêu thụ trên đầu người. Đến năm 1959 tổng 193.800.000.000 mét khối nước, 94, 6% cung cấp nước nông nghiệp, nước công nghiệp và đô thị là 5, 4%, mức tiêu thụ nước đầu người là 316 mét khối. Đến năm 1980 là 391.200.000.000 mét khối, chiếm 88% nguồn cung cấp nước nông nghiệp, công nghiệp và đô thị chiếm 12%, mức tiêu thụ đầu người là 450 mét khối. Trong khi đó, diện tích tưới tiêu của đất là 2, 4 triệu ha trong năm 1949, tăng lên 6, 7 triệu ha và giải quyết được cơ bản nguồn nước chăn nuôi. Thủy điện công suất lắp đặt 160.000KW của năm 1949 và phát triển lên 21 triệu KW, trong đó thủy điện nhỏ công suất lắp đặt là 75.700.000KW; dặm hải sông từ 73.600 km vào năm 1949 đến năm 1978 giảm xuống còn 13, 6 triệu km. Trong thời gian này, Trung Quốc bắt đầu việc kiểm soát ô nhiễm vào năm1973, cả nước đã tập trung vào việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở các khu công nghiệp. Và sau đó là tiến đến các thành phố tập trung quản lý môi trường khu vực, phạm vi ô nhiễm nguồn nước từ các doanh nghiệp, khu công nghiệp rải rác kéo dài đến hàng trăm cây số vuông của khu vực quản trị. Trong giai đoạn này phòng chống và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước đã đạt được một số kết quả nhất định. Giai đoạn thứ ba, việc phát triển và sử dụng tài nguyên nước là nhấn mạnh sự cần thiết phải bắt đầu lập kế hoạch và bố trí dựa trên năng suất kinh tế quốc gia và điều chỉnh cơ cấu công nghiệp tích hợp chặt chẽ để thống nhất quản lý và khai thác bền vững. Kế hoạch mục tiêu và yêu cầu từ tầm nhìn vĩ mô đó là xem xét các yếu tố xã hội, kinh tế, môi trường và các yếu tố khác để phát triển tài nguyên nước, bảo vệ và quản lý của sự kết hợp hữu cơ các nguồn tài nguyên nước, dân số, kinh tế và phát triển môi trường. Thông qua việc phát triển hợp lý và triển khai khu vực kinh tế sử dụng, hiệu quả bảo vệ, để đạt được tổng cung và tổng cầu tài nguyên nước cơ bản. Giai đoạn này bắt đầu từ cuối những năm 70, đầu 80, cho đến bây giờ. ở giai đoạn này, do dân số tăng nhanh và phát triển kinh tế nhanh chóng, tăng nhu cầu về tài nguyên nước, do tác động của ô nhiễm nước đã diễn ra tình trạng khan hiếm nước rất phổ biến, đặc biệt là miền Bắc và một phần của bờ biển thành phố. Với việc tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế, hiện tượng thiếu nước đang phát triển và môi trường nước xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như nguồn nước bị ô nhiễm, khai thác quá mức nước ngầm, nước biển xâm nhập vv...Giai đoạn này vấn đề nước đã thu hút nhiều sự chú ý, nhận thức về tài nguyên nước. Để giải quyết những vấn đề của các thành phố thiếu nước nghiêm trọng như: tập trung, trọng tâm các dự án trọng điểm để xây dựng một hành lang vững chắc, thực hiện các chính sách giảm bớt nhu cầu sử dụng, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo tồn một cách chặt chẽ. Trong thời gian này, Trung Quốc đã phát triển kế hoạch kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ngày càng chặt chẽ. Đặc biệt thông qua những bài học ô nhiễm nghiêm trọng từ sông Hoài, sông Thái Hồ và một số các sông khác trong công việc kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Nhận ra rằng, công tác phòng chống và kiểm soát ô nhiễm phải đưa vào nguồn chính là thượng nguồn, hạ nguồn, dọc hai bên và từ các phía của nhánh sông để các lưu vực đầu nguồn cho việc điều khiển tích hợp, thực hiện “lễ hội của dòng nước thải” (để giảm tải lượng ô nhiễm), mở nguồn nước (pha loãng để tăng cường khả năng tự làm sạch của con sông)”. Được thông qua trong việc quản lý của sự kết hợp lưu vực và sự đoàn kết trong khu vực kiểm soát lũ lụt, ô nhiễm với nhau. Thực hiện, sử dụng đầy đủ các phương tiện thủy lợi, quản lý hợp lý, nâng cao công suất tự thanh lọc nước. Kể từ năm 1976 đến nay, Trung Quốc đã dần dần thiết lập các cơ quan bảo vệ tài nguyên nước ở vùng đầu nguồn, những thiết chế pháp luật quy định về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước. Trong việc quản lý toàn diện về ô nhiễm nguồn nước được thực hiện theo các quy hoạch phát triển theo quy tắc“người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm”, và phòng ngừa ô nhiễm tổng thể ở các lưu vực sông là một phần của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bảo vệ nguồn nước uống, cải thiện chất lượng nước, việc sử dụng nước phải thực hiện theo kế hoạch, chính sách bảo tồn nguồn nước. Phải phát triển, thực hiện các kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước, các tiêu chuẩn chất lượng nước theo các yêu cầu chức năng khác nhau của các con sông, hồ, hồ chứa. Tích cực phát triển nông nghiệp sinh thái, phòng, chống sói mòn đất, kiểm soát ô nhiễm đầu nguồn và cải thiện môi trường sinh thái. 1.4. NGUỒN NƢỚC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TRUNG QUỐC Trung Quốc có một nền văn minh cổ đại và cũng là một nước tiên tiến hiện đại cho các nước phát triển. Cả hai, lịch sử và nền văn minh Trung Quốc hiện đại đều cùng với sự phát triển trong mối quan hệ mật thiết với nước. Đó là vì từ các thảm họa thiên nhiên khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán, và các cuộc đấu tranh dai dẳng đã là tiền đề cho điều kiện sống, phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại và đặt nền tảng cho tương lai. Để phản ánh cho sức mạnh của họ về kiểm soát lũ và khắc phục được lũ nổi bật nhất là các công trình: Đô Giang Yến, ... Và sau 50 năm thành lập Trung Quốc, tiện ích nước được nhà nước coi trọng, bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng. Tính đến nay, Trung Quốc đã tích lũy được 277.000 km đê sông, xây dựng 85.000 hồ chứa và hình thành ban đầu của bẩy con sông có các hệ thống kiểm soát lũ, và thành tích đáng kể là chiến thắng lũ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan