ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÃ VĂN HUY
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÃ VĂN HUY
PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA SINGAPORE VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số
: 60 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
HÀ NỘI - 2013
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
4
1.1.
Khái niệm tham nhũng
4
1.2.
Các loại tham nhũng cơ bản
8
1.3.
Những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng
10
1.4.
Hậu quả của tham nhũng
12
1.5.
Khái niệm phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng,
chống tham nhũng
16
1.5.1.
Khái niệm phòng, chống tham nhũng
16
1.5.2.
Khái niệm pháp luật về phòng, chống tham nhũng
18
1.5.3.
Vai trò của pháp luật về phòng, chống tham nhũng
21
1.6.
Một số cơ sở pháp lý nghiên cứu phòng, chống tham nhũng
22
1.6.1.
Công ước Liên hợp quốc phòng chống tham nhũng
22
1.6.2.
Luật Phòng, chống tham nhũng Viê ̣t Nam
22
1.6.3.
Luâ ̣t chố ng tham nhũng Singapore
24
3
Chương 2:
LUẬT CHỐNG THAM NHŨ NG SINGAPORE VÀ
26
MỘT SỐ SO SÁNH, ĐỐI CHIẾU VỚI LUẬT PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG VIỆT NAM
2.1.
Các quy định chung
26
2.1.1.
Khái niệm tiền tham nhũng
26
2.1.2.
Về bổ nhiệm Chủ tịch và nhân viên Cơ quan điều tra chống
tham nhũng
27
2.1.3.
Về thẩm quyền trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm
tham nhũng
30
2.1.4.
Đối với việc truy tố, xét xử
32
2.2.
Nghiên cứu một số quy định Luật chống tham nhũng khác
với Việt Nam
33
2.2.1.
Cơ quan điều tra tham nhũng
33
2.2.2.
Quy định hình phạt
38
2.2.3.
Cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng
42
2.3.
Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Singapore
44
2.3.1.
Đánh giá chung
44
2.3.2.
Những kinh nghiệm cụ thể của Singapore
51
2.3.2.1.
Thường xuyên rà soát tăng cường hệ thống pháp luật phòng
chống tham nhũng, thúc đẩy công khai đối tượng vi phạm
pháp luật
51
2.3.2.2.
Tăng cường hệ thống luật pháp và chú trọng tăng cường
mức độ hình phạt đối với hành vi tham nhũng
52
2.3.2.3.
Các biện pháp hành chính phòng ngừa tham nhũng đi đôi
với giáo dục
53
2.3.2.4.
Xây dựng cơ quan chống tham nhũng trong sạch, hiệu quả
55
2.3.2.5.
Luật pháp đủ mạnh
55
2.3.2.6.
Xét xử nghiêm minh
56
4
2.3.2.7.
Quản lý hành chính hiệu quả
56
2.3.2.8.
Xây dựng giải pháp "4 không với tham nhũng"
57
2.3.3.
Một số kinh nghiệm chống tham nhũng Singapore phù hợp
với Việt Nam
58
Chương 3: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM
60
NHŨNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.1.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến lược quốc
gia về phòng, chống tham nhũng
60
3.1.1.
Quan điể m của Đảng cô ̣ng sản Viê ̣t Nam về phòng , chố ng
tham nhũng
60
3.1.2.
Chiế n lươ ̣c quố c gia về phòng, chố ng tham nhũng
62
3.2.
Quy định của Luật Phòng, chố ng tham nhũng Viê ̣t Nam
64
3.2.1.
Những quy định chung
64
3.2.2.
Phòng ngừa tham nhũng
66
3.2.3.
Phát hiện tham nhũng
69
3.2.3.1.
Phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát
69
3.2.3.2.
Tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng
70
3.2.4.
Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp
luật khác
70
3.2.4.1.
Xử lý kỷ luật, xử lý hình sự
70
3.2.4.2.
Xử lý tài sản tham nhũng
70
3.2.5.
Tổ chức, trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các cơ
quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm
sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong
phòng, chống tham nhũng
71
3.2.5.1.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
71
5
3.2.5.2.
Đơn vị chống tham nhũng chuyên trách
72
3.2.5.3.
Cơ chế phối hợp trong phòng, chống tham nhũng
72
3.2.6.
Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống
tham nhũng
72
3.2.7.
Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
73
3.2.8.
Những nô ̣i dung sửa đổ i Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng
73
3.3.
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
phòng, chố ng tham nhũng
74
3.3.1.
Thực tra ̣ng tham nhũng
74
3.3.2.
Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chố ng tham nhũng
79
KẾT LUẬN
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
85
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPIB
: Cục điều tra chống tham nhũng Singapore
PAP
: Đảng nhân dân hành đô ̣ng Singapore
SIT
: Đơn vi ̣điề u tra đă ̣c biê ̣t của Cu ̣c điề u tra Chố ng tham
nhũng Singapore
TI
: Tổ chức minh ba ̣ch quố c tế
UNCAC : Công ước Liên hiê ̣p quố c phòng chố ng tham nhũng
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng có tiń h lich
̣ sử , đang là vấ n đề của hầ u
hế t các nước trên thế giới . Ngoài việc gây thiệt hại về vật chấ t, tham nhũng
còn gây ra sự bất bình trong nhân dân , tạo nên sự bất công trong xã hội , làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ . Từ đó , tham nhũng ảnh hưởng
lớn về mo ̣i mă ̣t: chính trị, kinh tế , xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó.
Mô ̣t đấ t nước với tình tra ̣ng tham nhũng lâu ngày không giải quyế t sẽ
dẫn đến sự mất lòng tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo
, đây là mô ̣t điề u hế t
sức nguy hiể m cho sự tồ n vong của mỗi quố c gia. Trong thời đa ̣i toàn cầ u hóa
hiê ̣n nay, mô ̣t đấ t nước muố n đứng vững trên sân chơi quố c tế, đứng vững trước
sự chố ng phá từ bên ngoài thì bắ t buô ̣c đấ t nước ấ y phải có mô ̣t nô ̣i lực ma ̣nh mẽ
và nội lực ấy phải bắt n guồ n từ mô ̣t bô ̣ máy chiń h tri ̣trong sa ̣ch từ trung ương
đến địa phương. Đã đế n lúc, chúng ta phải nỗ lực hết sức để phòng chống tham
nhũng nhằm làm cho hệ thống chính trị thêm vững ma ̣nh. Do tính chất thời sự
của chủ đề nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu, học viên cao học , sinh viên đã
tiếp cận nghiên cứu lĩnh vực phòng chố ng tham nhũng. Tuy nhiên, nghiên cứu
vấn đề để rút kinh nghiê ̣m cu ̣ thể có thể áp du ̣ng cho Viê ̣t Nam
thì hầu như
vẫn chưa có nhiều tác giả đề cập đến. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn nghiên
cứu đề tài: "Pháp luật về phòng chống tham nhũng của Singapore và bài
học cho Việt Nam " nhằm góp phần hệ thống hóa , phân tích cơ sở lý luận và
thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thành công của Singapore nhằ m xây dựng các
quy định pháp luật về phòng chố ng tham nhũng ở Viê ̣t Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng các quy định pháp luật về phòng, chố ng tham nhũng
8
của Singapore ; qua đó rút ra bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam
, đề xuất
những giải pháp hoàn thiện pháp luật phòng chố ng tham nhũng của Viê ̣t Nam.
Là tài liệu có giá trị tham khảo cho sinh viên, học viên của Khoa luậtĐại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu, tìm hiểu về Luâ ̣t chố ng tham nhũng của
Singapore, Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng Viê ̣t Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được
xác định cụ thể gồm:
- Luận giải những vấn đề lý luận chung về tham nhũng , phòng, chố ng
tham nhũng.
- Phân tích các quy đinh
̣ phòng , chố ng pháp luâ ̣t của Singapore và
Viê ̣t Nam, tìm ra những điểm phù hợp với Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng tham nhũng ở Viê ̣t Nam , viê ̣c triể n khai thực thi
Luâ ̣t phòng, chố ng tham nhũng.
- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về phòng, chố ng tham nhũng ở nước ta.
3. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các quy định hiện hành về phòng , chố ng tham nhũng của Singapore
và Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng các quy định hiện hành về phòng , chố ng tham
nhũng ở Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
9
- Phương pháp bình luận, diễn giải được sử dụng trong Chương 1 của
luận văn khi nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về tham nhũng.
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá, phương pháp
phân tích được sử dụng ở Chương 2 của luận văn khi nghiên cứu về Luâ ̣t
chố ng tham nhũng Singapore và bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Viê ̣t Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở Chương 2 và
Chương 3 của luận văn khi xem xét, nghiên cứu các quy đinh
̣ cụ thể về
phòng, chố ng tham nhũng của Singapore và Viê ̣t Nam , thông qua việc nghiên
cứu thực trạng tham nhũng và cơ chế thực thi Luâ ̣t phòng chố ng tham nhũng
ở Việt Nam.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấ n đề cơ bản về tham nhũng . Chương 2: Luâ ̣t
chố ng tham nhũng Singapore và một số so sánh, đối chiếu với Luật phòng,
chống tham nhũng Việt Nam.
Chương 3: Pháp luật Việ t Nam về phòng , chố ng tham nhũng và giải
pháp đề xuất.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG
1.1. KHÁI NIỆM THAM NHŨNG
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người
nào có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng
Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của.
Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế
chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi
hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có
chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức,
đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Việc giới hạn như
vậy nhằm tập trung đấu tranh chống những hành vi tham nhũng ở khu vực
xảy ra phổ biến nhất, chống có trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp
dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai,
minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm
của người đứng đầu.
Có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi tham nhũng là gì ? Vito Tanzi
giáo sư Đại học Stanford đã đưa ra câu trả lời súc tích nhất : "Tham nhũng là
hành động cố tình không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi
cho cá nhân hoặc cho những kẻ có liên quan tới hành động đó". Có ba nội
dung chính trong định nghĩa này. Nội dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc
11
công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá nhân hoặc các mối quan hệ khác
không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan đến nhiều bên. Việc
đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu cần thiết đối với
một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị đối với một
số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công minh
và mở đường cho tham nhũng. Không có thiên vị thì sẽ không có tham nhũng.
Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nói
cách khác, những điều kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị ("không
tuân thủ nguyên tắc công minh") có thể được gọi là tham nhũng. Điều kiện
thứ nhất là thái độ thiên vị phải có chủ đích. Việc vô ý vi phạm nguyên tắc
công minh, chẳng hạn vì thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham
nhũng. Thứ hai, phải có ích lợi nhất định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên
tắc công minh; nếu không sẽ không có tham nhũng. Việc vi phạm nguyên tắc
không thiên vị đôi khi được coi là phân biệt đối xử, nhưng lại không phải là
tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều
hình thức. Người ta thường cho rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền (loại
tham nhũng này thường được gọi là nhận hối lộ), nhưng những bổng lộc
tương tự cũng có thể là món quà đắt tiền hoặc những ân huệ khác. Tặng một
bộ trang sức đắt tiền cho vợ của một người đã vi phạm nguyên tắc công minh
và dành cho con trai của ông ta một công việc (nhẹ nhàng) hậu hĩnh rõ ràng là
tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm
nguyên tắc công minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác
nhau. Cụ thể, sự thiên vị của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ hối lộ có
bổn phận hoặc đôi khi bắt buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn
phận đó sẽ không mất đi theo thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá
nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con
trai của ông ta một công việc có thu nhập cao, nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu
12
học đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có một khoảng cách về thời
gian. Hơn nữa, khi thỏa thuận tham nhũng, đôi khi việc trả ơn thậm chí không
được nêu cụ thể nhưng hai bên vẫn ngầm hiểu đó là bổn phận cần phải thực hiện.
Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới
thường sử dụng. Theo đó, tham nhũng là "lạm dụng công quyền để tư lợi".
Định nghĩa này cho rằng căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền
và lạm dụng công quyền, tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động
của nhà nước, việc nhà nước can thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu
vực công. Nói cách khác, khái niệm này loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra
trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trung duy nhất vào tình trạng tham nhũng
trong khu vực công. Định nghĩa này phù hợp với quan điểm của Gary Becker,
người đã đoạt giải Nobel, cho rằng "nếu chúng ta xóa bỏ nhà nước thì chúng
ta cũng xóa bỏ được tham nhũng".
Vấn đề ở đây là không phải tất cả mọi hành động lạm dụng quyền
hành đều là tham nhũng. Hành vi đó có thể là ăn cắp, gian lận, biển thủ hoặc
một số hành động tương tự, nhưng chắc chắn không phải là tham nhũng. Nếu
một quan chức cao cấp trong chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền
từ ngân sách nhà nước mà không phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động
đó không phải là tham nhũng. Đó là một loại tội nhưng thuộc nhóm khác. Đó
là hành vi mà xã hội không thể chấp nhận nhưng vẫn không phải là tham
nhũng. Nói cách khác, tham nhũng không phải là điều duy nhất không được
chấp nhận trong xã hội và trái luật. Hơn nữa, việc bẻ cong pháp luật cũng có
thể mở đường cho việc cố tình không tuân thủ nguyên tắc công minh, nhưng
nếu không có ích lợi riêng cho kẻ bóp méo luật pháp (ví dụ một thẩm phán
hoặc công tố viên) thì việc vi phạm pháp luật như vậy không phải là tham
nhũng. Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tham nhũng và các hành vi trái
luật khác vì những nguyên nhân dẫn tới tham nhũng và các chính sách chống
tham nhũng thường và có thể rất khác với các nguyên nhân và chính sách
chống các loại hành vi vi phạm pháp luật khác.
13
Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một
thỏa thuận ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên
thế giới ủng hộ loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình
thực thi. Trái lại một tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình
sự. Chính tính chất đặc thù của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã
làm nảy sinh chi phí giao dịch đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối
tác, cùng thỏa thuận (đặc biệt có tính tới những yếu tố bất ngờ có thể hoặc
không thể lường trước), giám sát và thực thi thỏa thuận. Điều đó không có
nghĩa là các hợp đồng hợp pháp đúng chuẩn mực không phát sinh chi phí giao
dịch. Điều đó có nghĩa là do tính chất bất hợp pháp của những thỏa thuận
tham nhũng nên những chi phí giao dịch của nó nhân lên gấp bội. Khi phân
tích hậu quả của tham nhũng, cần phải xem xét tới những chi phí giao dịch
của nó.
Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường
hợp là kết quả hành vi vơ vét bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người
quản lý và lớn hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành
được. Lợi ích cạnh tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh
trên thị trường, do vậy ở đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ
không có bổng lộc. Tham nhũng chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung
phí tiền bạc, tức là một tình huống trong đó các chủ thể kinh tế sẵn sàng hối lộ
để được tham gia vào một đường dây hưởng bổng lộc. Họ sẵn sàng trả tiền để
được vơ vét bổng lộc. Khi bàn tới các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng cần
phải tính tới những nguồn gốc này của tham nhũng. Những điều kiện có thể tạo
ra bổng lộc là những những nhân tố tạo ra mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.
Cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa về tham
nhũng. Đối với tuyệt đại đa số người dân, tham nhũng là điều không thể chấp
nhận về mặt đạo đức. Đó là một tệ nạn cần phải chống vì sự tồn tại của nó đã
thách thức các nguyên tắc đạo đức cơ bản.
14
1.2. CÁC LOẠI THAM NHŨNG CƠ BẢN
Tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị.
Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người muốn
lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa
mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng
cách ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác
ngoài việc mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Người ta
thường trục lợi bằng cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho
hoạt động kinh tế nào đó. Hơn nữa, việc giành quyền cấp phép cho một số ít
các công chức sẽ cho phép họ biến số tiền thu được cho ngân sách nhà nước
qua cấp phép thành món lợi riêng. Chắc chắn các công chức như vậy sẽ câu
kết với nhau vì họ có phần trong những món hời đó. Tham nhũng là hình thức
khống chế, giảm thiểu khả năng những công chức tham nhũng cấp dưới bất
hợp tác hoặc nổi loạn. Vì những công chức này nằm trong ê-kíp tham nhũng
nên họ không thể công khai tố cáo cơ chế đó.
Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng
cơ bản. Thứ nhất là tham nhũng để đạt được hoặc đẩy nhanh việc thực hiện
một quyền cụ thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào đó có quyền được
hưởng - tham nhũng. Nếu một người đút lót một cán bộ phụ trách cấp hộ
chiếu mà anh ta có quyền được cấp, tức là không có rào cản pháp lý nào đối
với việc cấp hộ chiếu của anh ta, thì đây chính xác là loại tham nhũng đầu
tiên. Một hình thức cụ thể và lộ liễu hơn của nó là hối lộ các quan chức để
họ "ưu tiên" giải quyết vấn đề gì đó nhưng hoàn toàn hợp pháp. Nói cách
khác, các công chức nhận đút lót mới làm công việc của họ hoặc làm công
việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm. Mức độ thường xuyên của
loại tham nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng lực và mức
độ hiệu quả trong bộ máy hành chính của nhà nước. Nói cách khác, nó chỉ rõ
năng lực hành chính yếu kém hoặc chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy
hành chính. Chúng ta nên nhớ rằng người ta hoàn toàn có thể tạo ra sự khan
15
hiếm dịch vụ hành chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc
thông qua tham nhũng.
Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc
việc thực thi pháp luật mang nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ
máy hành chính và là loại tham nhũng được nói tới nhiều nhất - đại đa số
những đóng góp về lý thuyết trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong
bộ máy hành chính. Lý do là vì mỗi chủ thể kinh tế đều có những động cơ và
nhân tố khuyến khích rõ ràng, và mối quan hệ giữa chúng cũng rất rõ. Loại
tham nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên-cấp dưới trong tham nhũng vì
toàn bộ việc thực hiện tham nhũng đều do các công chức gây ra (đòi hối lộ để
vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của loại tham
nhũng này là các đạo luật và chính sách của nhà nước không được thực hiện
một cách công bằng.
Hình thức thứ ba, đó là "bẻ cong pháp luật " - tham nhũng nhằm mục
đích thay đổi các quy định của pháp luật thành những quy định phục vụ cho
quyền lợi của những kẻ tham nhũng. Khái niệm bẻ cong luật pháp do Ngân
hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý giải thực trạng đời sống chính trị ở các
nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi . Giả định chính ở đây là các đạo
luật và chính sách của nhà nước chịu sự chi phối của một số ít người rất có có
thế lực - đã hối lộ các đại biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của
nhà nước chắc chắn được ban hành để phục vụ thiểu số những kẻ có thế lực
chứ không phải nhân dân nói chung. Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên
thực tế và loại tham nhũng này có thể lý giải một số nhân tố cơ bản trong
chính sách công ở nhiều quốc gia (chứ không chỉ riêng các quốc gia đang
trong thời kỳ quá độ), song khái niêm "bẻ cong luật pháp" vẫn thiếu tính rõ
ràng về mặt phân tích. Vấn đề chính ở đây là ở tất cả mọi quốc gia, các nhóm
lợi ích có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc hội.
Việc ráo riết vận động hành lang là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp và
chính đáng ở những nền dân chủ đã phát triển. Vấn đề chính mang tính phân
16
tích trong khái niệm "bẻ cong pháp luật" là phân định rạch ròi giữa vận động
chính trị hợp pháp và "bẻ cong pháp luật" do tham nhũng gây ra.
Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ cong trước tình trạng vận động
hành lang ồ ạt và tham nhũng. Do vậy, vấn đề chính ở đây là kết quả của
chính sách công do vận động hành lang và tham nhũng bất hợp pháp khác
nhau tới mức độ nào, và cụ thể hơn những chính sách công do vận động hành
lang tác động có tốt hơn những chính sách do tham nhũng tác động hay
không? Hơn nữa, vấn đề vẫn là liệu những chi phí với xã hội (chi phí cơ hội
của những nguồn lực được sử dụng) của vận động hành lang lớn hơn hay nhỏ
hơn so với chi phí xã hội của nạn tham nhũng.
1.3. NHƢ̃ NG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CỦ A THAM NHŨ NG
Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ.
Do vậy, lợi ích cá nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc
đẩy các giao dịch kinh kế giữa họ. Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các
hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực). Nói
cách khác, tùy từng trường hợp, người ta sẽ có những quyết định kinh tế tối
ưu. Như đã nêu ở trên, bổng lộc là một nguồn thu nhập lớn hơn mức lương
cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm quyền. Do việc vơ vét bổng lộc sẽ
giúp tối đa hóa lợi ích cá nhân nên các chủ thể kinh tế sẽ lao vào quá trình tạo
ra và phân chia bổng lộc.
Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện
cần thiết đối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược
đó phải tính tới và giải quyết những căn nguyên chính của tham nhũng.
Từ định nghĩa và đặc trưng của tham nhũng cho thấy
, tham nhũng
luôn luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân. Những nghiên cứu về tham
nhũng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cũng cho thấy tham
nhũng là một hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình
thành giai cấp và sự ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước, quyền lực nhà
17
nước và các quyền lực công khác. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với
những mức độ khác nhau. Khi nhà nước và quyền lực chính trị còn tồn tại thì
còn có điều kiện để xảy ra tham nhũng. Nhận thức như vậy không đồng nghĩa
với việc coi tham nhũng trong bộ máy nhà nước là điều đương nhiên phải
chấp nhận mà để chúng ta có ý thức rõ ràng về nguy cơ tiềm tàng của nó đồng
thời có các giải pháp "ngăn chặn và từng bước đẩy lùi" tệ nạn này.
Cùng với sự phát triển của các hình thái nhà nước, đặc biệt là trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra
những tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng phát triển. Lợi ích
là yếu tố chủ quan dẫn đến tham nhũng. Khi còn điều kiện để lợi ích kết hợp
với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn thì vẫn còn có khả
năng xảy ra tham nhũng.
Có nhiều nguyên nhân và điều kiện phát sinh tham nhũng, trong đó có
những nguyên nhân, điều kiện cơ bản sau:
- Trình độ phát triển kinh tế, trình độ quản lý yế u
Thực tế cho thấy, tham nhũng thường xuấ t hiê ̣n và tăng ma ̣nh ở những
nước chậm phát triển hoặc đang phát triển. Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ
của mình, Nhà nước đại diện cho xã hội quản lý mọi mặt của đời sống. Nếu
Nhà nước quản lý xã hội lỏng lẻo sẽ tạo ra các kẽ hở cho tệ tham nhũng nảy
sinh và phát triển. Các chuẩn mực đánh giá không rõ ràng; vì thế không ít đối
tượng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Tình trạng không rõ ràng
trong cơ chế quản lý trên một số lĩnh vực là điều kiện cho nạn tham nhũng
phát triển.
- Do ảnh hưởng của tập quán văn hoá
Tập quán văn hoá mô ̣t số nước phát triể n phương Tây hiǹ h thành tư
tưởng người dân , chính phủ coi trọng và tuân thủ pháp luật , họ quan niệm
số ng và làm viê ̣c trong khuôn khổ pháp luâ ̣t. Tâ ̣p quán của người Á Đông nói
chung và người Việt Nam nói riêng có rất nhiều điều kiện khiến cho tệ tham
18
nhũng, mà biểu hiện tập trung nhất là nạn quà cáp hối lộ, có cơ sở tồn tại và
phát triển. Chuyện biếu quà được coi là một nét văn hoá của người Việt Nam
nhưng hiện nay nhiều nét văn hoá của người Việt như "miếng trầu là đầu câu
chuyện", "ăn quả nhớ người trồng cây"... đã và đang bị lợi dụng để thực hiện
hành vi tham nhũng. Người Viê ̣t Nam xưa coi "phép vua thua lệ làng", tính tự
trị làng xã phát triển nên dẫn đến quy định pháp luật không được thực thi . Nét
văn hóa này dẫn đế n mỗi làng , xã, cơ quan, đơn vi ̣có quy đinh
̣ riêng , không
đúng luâ ̣t, tạo thuận lợi cho tham nhũng phát triển.
- Hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả
, pháp luật không
hoàn thiê ̣n, thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu
1.4. HẬU QUẢ CỦ A THAM NHŨ NG
Về hậu quả của tham nhũng, chúng ta cần phải nhận thấy rằng bản
chất của hối lộ không là gì khác ngoài việc phân phối lại thu nhập. Nói cách
khác, bản thân tham nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi - quy mô của
phúc lợi xã hội vẫn không đổi, mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một
cách chi ly thì điều này là đúng, song nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân
phối thu nhập của tham nhũng thì đó lại là một trong những kiểu ngụy biện
nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng vì hâ ̣u quả của tham nhũng
đố i với mỗi quố c gia là rấ t lớn.
Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình
thức bù đắp cho đồng lương bèo bọt cho những công chức nhận hối lộ. Do
vậy không cần phải tăng lương và không cần phải tăng thuế. Nói cách khác,
theo cách tiếp cận này, gánh nặng tham nhũng bản thân nó đã là một "gánh
nặng thuế", do đó nó sẽ cho giúp giảm một số lượng thuế nhất định.
Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc
có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng
lộc xuất phát từ những chính sách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô
hiệu hóa hoạt động của thị trường tự do. Những chính sách đó có thể sẽ được
19
người ta cố tình tận dụng vì chúng đem lại nhiều bổng lộc. Những chính sách
này có thể sẽ bị những nhóm lợi ích gây ảnh hưởng (bất kể là do vận động
hành lang hợp pháp hay do hành động "bẻ cong pháp luật") vì họ được hưởng
lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc. Mặc dù những chính sách này có lợi
cho các nhóm lợi ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét theo góc độ tối đa hóa
hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chúng không có lợi cho
công chúng nói chung.
Tham nhũng vi phạm nguyên tắc pháp trị trong khi chế độ pháp trị lại
là tiền đề của một nền kinh tế thị trường. Nếu không có pháp trị thì không có
bảo vệ sở hữu tài sản tư nhân và không thể thực thi được các giao kết hợp
đồng. Sẽ có rất ít trao đổi giữa các chủ thể vì điều đó không có lợi cho họ.
Lý do là vì việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân quá yếu và không có đủ sự hỗ
trợ để thực hiện các hợp đồng. Vì ít có trao đổi giữa các doanh nghiệp nên
tất cả các doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần lớn những yếu tố đầu vào thay vì
mua trên thị trường. Nói cách khác, sẽ không có phân công lao động xã hội
và không có tiền đề cho chuyên môn hóa. Vì không có tiền đề cho chuyên
môn hóa nên sẽ không có cơ sở cho việc tăng cường hiệu quả kinh tế. Đây là
một hình thức gián tiếp làm suy giảm hiệu quả kinh tế và kế đến là phúc lợi
xã hội của tham nhũng.
Tham nhũng sẽ làm tăng tính chất bất ổn định đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt liên quan tới bảo vệ quyền sở hữu. Tình trạng bất ổn định đó
sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư
đưa ra những quyết định của họ trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư. Họ sẽ
không muốn đầu tư nếu hiệu quả đầu tư giảm đi. Điều đó đặc biệt đúng với
các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp. Họ luôn so sánh hiệu quả đầu tư - tức là
tốc độ quay vòng vốn đầu tư ở nhiều nước khác nhau và quyết định đầu tư
vốn vào quốc gia có hiệu quả cao nhất. Vì tham nhũng làm giảm hiệu quả đầu
tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp
hơn và do vậy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
20