Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ phía người học ở trường...

Tài liệu Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ phía người học ở trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật điện biên

.PDF
115
869
58

Mô tả:

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY TỪ PHÍA NGƯỜI HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THU HUYỀN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THU HUYỀN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thu Huyền i Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sƣ - Tiến sỹ Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên, cung cấp tài liệu học tập và nghiên cứu, mang lại cho tác giả những tri thức quý báu, thiết thực để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn Khoa sau Đại học, Đại học Thái Nguyên, quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khóa học và trong việc hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, đầy trách nhiệm của các đồng chí Ban giám hiệu, cán bộ quản lí, giảng viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn Mặc dù rất đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, nhƣng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tác giả kính mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của của Thầy, Cô, các cán bộ nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục và các bạn đồng nghiệp. Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014 Tác giả NGUYỄN THU HUYỀN ii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ vi MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 8. Bố cục của luận văn ........................................................................................................ 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN ............................................................................ 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài .............................................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .............................................. 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................ 12 1.2.1. Quản lí hoạt động giảng dạy ............................................................ 12 1.2.2. Đánh giá, đánh giá hoạt động giảng dạy ......................................... 17 iii Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.2.3. Lấy ý thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy từ sinh viên ....... 21 1.3. Lí luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ............................................................................. 24 1.3.1. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên ........................... 24 1.3.2. Mục đích của hoạt động lấy thông tin phản hồi .............................. 25 1.3.3. Nội dung, phƣơng pháp của hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ......................................... 26 1.4. Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ............................................................................................... 27 1.4.1. Nội dung quản lí hoạt động lấy thông tin ........................................ 27 1.4.2. Yêu cầu đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ........................................................ 29 1.4.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng dạy từ phía ngƣời học ........................... 30 Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................................. 31 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN .......................... 33 2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên ............................... 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên .................................................................................... 33 2.1.2. Quy mô phát triển lớp, HSSV trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên .................................................................................. 38 2.2. Thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên ....... 38 2.2.1. Đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trƣờng ............................. 40 2.2.2. Đội ngũ tham gia công tác lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ........................................................ 43 iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học........... 45 2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên ................................................................................................. 47 2.3.1. Công tác lập kế hoạch hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học .............................................. 49 2.3.2. Hình thức tổ chức thực hiện việc lấy thông tin phản hồi ................ 51 2.3.3. Chất lƣợng phiếu hỏi hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học .............................................. 52 2.3.4. Công tác xử lí số liệu lấy thông tin phản hồi................................... 54 2.3.5. Nên sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi nhƣ thế nào ................ 55 2.3.6. Tác động của hoạt động lấy thông tin phản hồi đến giảng dạy của giảng viên ............................................................................................ 56 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ...................................................................... 56 2.4.1. Ƣu điểm ........................................................................................... 56 2.4.2. Nguyên nhân .................................................................................... 57 Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................ 57 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN .......................................... 59 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................................... 59 3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển của các biện pháp ....................... 59 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ ................................................... 60 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và khoa học ............................. 60 v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn .................................................. 61 3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi ..................................................... 61 3.2. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ............................................................................. 62 3.2.1. Nâng cao trách nhiệm cho CBQL, giảng viên, sinh viên và cán bộ làm công tác ĐBCLGD về hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ......................................... 62 3.2.2. Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi .............. 65 3.2.3. Chỉ đạo cải tiến hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi...................................................................................................... 66 3.2.4. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi...................................................................................................... 68 3.2.5. Chỉ đạo việc xử lý số liệu và sử dụng kết quả thông tin một các khách quan .................................................................................................. 70 3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................... 70 3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................... 70 3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp ................. 72 Kết luận Chƣơng 3 ............................................................................................................ 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 83 PHỤ LỤC vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt BGD&ĐT CBQL ĐBCLGD ĐT - HN, TVVL KTTH Viết đầy đủ Bộ Giáo dục và Đào tạo Cán bộ quản lí Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục Đào tạo - Hƣớng nghiệp, tƣ vấn việc làm Kinh tế tổng hợp % Phần trăm QĐ Quyết định SL Số lƣợng TCCN TB Trung cấp chuyên nghiệp Trung bình UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản HSSV Học sinh sinh viên iv Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quy mô phát triển lớp từ 2010 đến 2013 .............. 38 Bảng 2.2. Số lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trƣờng từ năm 2008 - 2013 .... 41 Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ giảng viên tại các khoa .................................... 41 Bảng 2.4. Bảng xếp loại rèn luyện HSSV từ năm 2010 đến 2013 ................ 42 Bảng 2.5. Bảng xếp loại kết quả học tập HSSV từ năm 2010 đến 2013 ....... 42 Bảng 2.6. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi........ 44 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên đối với việc lấy thông tin phản hồi .................................................................................... 45 Bảng 2.8. Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên đối với việc lấy thông tin phản hồi .................................................................................... 46 Bảng 2.9. Mức độ thực hiện của CBQL đối với công tác lập kế hoạch ........ 49 Bảng 2.10. Mức độ thực hiện của giảng viên đối với công tác lập kế hoạch ....... 50 Bảng 2.11. Mức độ thực hiện của sinh viên đối với hình thức tổ chức thực hiện ..... 52 Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, giảng viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi.......................................................................... 53 Bảng 2.13. Thống kê ý kiến của sinh viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi.......................................................................... 54 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết ...................................................... 72 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi ......................................................... 74 ` v Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí ............. 14 Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lí ...................................................................... 17 Hình 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp .................................................. 73 Hình 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp..................................................... 75 vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bƣớc vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hƣớng toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện chiến lƣợc dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, có vai trò chính trong đào tạo và phát triển. Với quan điểm "Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển”, nƣớc ta ngày càng có nhiều chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ giải pháp để tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học. Một câu hỏi lớn đặt ra cho nền giáo dục nƣớc ta là: Phải làm gì và làm nhƣ thế nào để nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học, cao đẳng nhằm đào tạo đủ nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội? Để cải tiến chất lƣợng giáo dục đại học, cao đẳng trong bối cảnh giáo dục thế giới và giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam có nhiều thay đổi nhƣ hiện nay, thì việc đánh giá chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học, cao đẳng là hoạt động không thể thiếu. Một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định và liên quan toàn diện với sự cải tiến chất giáo dục đại học, cao đẳng cần đƣợc đánh giá là chất lƣợng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Trong đó việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng là một trong các mối quan tâm của ngành giáo dục - đào tạo và xã hội. Có nhiều hình thức đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên nhƣ: Tự đánh giá của giảng viên, đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, cán bộ quản lí, qua hồ sơ giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, vv... và thông qua việc lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học. Kết quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên có thể giúp cho giảng viên biết việc giảng dạy của mình có hiệu quả hay không, qua đó biết đƣợc khiếm khuyết trong giảng dạy và củng cố hoàn thiện kiến thức, không ngừng nâng cao kiến thức, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, 1 đảm bảo chất lƣợng cho quá trình dạy học. Đồng thời, tạo đƣợc sự gần gũi giữa thầy và trò nhƣng không mất đi truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”. Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên với chức năng nhiệm vụ đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực ở trình độ Cao đẳng và trình độ thấp hơn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên và các Tỉnh lân cận. Để đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nhà trƣờng thƣờng xuyên quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên từ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo. Một trong số các biện pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên là công tác tự đánh giá và đánh giá từ Khoa, tổ bộ môn, từ ngƣời quản lí và đánh giá giảng viên thông qua ngƣời học. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập và đi sâu vào nghiên cứu việc quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Từ năm học 2009 - 2010, Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đã thực hiện việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, đây là một hoạt động mới, và là một kênh thông tin quan trọng, có nhiều tác động tích cực đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, từ đó đến nay, việc này đƣợc tiến hành định kỳ trên phạm vi toàn trƣờng. Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về hiệu quả và cách quản lí của công tác này, vẫn còn một số hạn chế về mẫu phiếu, cách thức tiến hành và phƣơng pháp xử lý số liệu. Vậy quản lí nhƣ thế nào hoạt động này để đạt hiệu quả cao hơn, những tồn tại trong quy trình thực hiện là gì? Nhằm tìm hiểu sự tác động của việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua ngƣời học, trên cơ sở đó đƣa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hình thức đánh giá này. Với mong muốn khắc phục những hạn chế của việc quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua lấy việc lấy thông tin phản hồi về đánh giá giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, 2 chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học "Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học ở trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên". Chúng tôi hy vọng Đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lí hoạt động đánh giá giảng dạy của giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Trên cơ sở đó nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi, phân tích thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lƣợng lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. 4. Giả thuyết khoa học ả nhấ một số , trong đó có hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng sẽ giúp nhà trƣờng có hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên nói riêng, chất lƣợng giáo dục đào tạo của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nói chung. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống những lí luận cơ bản về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng. - Đánh giá thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. - Đề xuất những biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên từ năm 2010 đến nay. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phƣơng pháp sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hoá lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp điều tra: : Dùng phiếu hỏi để trƣng cầu ý kiến của CBQL, giảng viên, sinh viên trong trƣờng nhằm thu thập thông tin. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm đánh giá giảng viên từ góc độ ngƣời học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. - Phƣơng pháp chuyên gia: Xin ý kiến các chuyên gia về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lý số liệu đã thu đƣợc. 4 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn đƣợc thể hiện qua 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lí luận của quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Chƣơng 3. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Giá trị của việc sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên đã đƣợc nhiều tác giả khẳng định. hơn ai hết, sinh viên là ngƣời trực tiếp thụ hƣởng các hoạt động giảng dạy của giảng viên nên sẽ có độ tin cậy về việc đánh giá. Jacqueline douglas và alex Douglas, Evaluating Teaching Quality, Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006 [25]. Trong bài viết này tác giả nói về việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, của giảng viên là một việc làm để đánh giá chất lƣợng dạy học và là phƣơng tiện cho việc cải tiến giáo dục. Một số trƣờng ở Anh quốc để đánh giá chất lƣợng giảng dạy ngƣời ta còn tiến hành tìm hiểu về các bài giảng của giảng viên hoặc phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Thông qua lấy ý kiến phỏng vấn của sinh viên sẽ phân tích và tổng hợp đánh giá chất lƣợng giảng dạy. William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and Misuses, Changing Practices in Evaluating Teaching [29]. Nghiên cứu nêu rõ kết quả sinh viên đánh giá giảng viên đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích nhƣ giám sát chất lƣợng giảng dạy và giúp giáo viên nâng cao chất lƣợng giảng dạy, tuyển chọn giáo viên mới, đánh giá giáo viên đang giảng dạy hàng năm, trong các quyết định mang tính nhiệm kì và thăng tiến, đánh giá kiểm định trƣờng học, lựa chọn giáo viên và sinh viên tốt nghiệp để tặng giải thƣởng và tuyển chọn giáo viên cho các khóa học. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng kết quả đánh giá của sinh viên cho các quyết định về nhân sự, các nhà quản lý cần tham khảo các nguồn thông tin khác, không nên sử dụng duy nhất kết quả đánh giá giảng viên. 6 Robert E.Stake 1998, Teacher Evaluation: Univerty of Illinois, Urbana Champaign [27]. Hình thức sinh viên đánh giá giảng viên vẫn có hạn chế là sinh viên không thể có đánh giá tổng thể hoạt động giảng dạy tại nhiều lớp hoặc nhiều trƣờng học. Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve Teaching, Changing Practices in Evaluating Teaching [26, tr45-69]. Tại rất nhiều trƣờng đại học và cao đẳng trên thế giới đánh giá của sinh viên đƣợc coi trọng, những dữ liệu có hệ thống đƣợc thu thập phục vụ cho việc đánh giá giảng dạy. Theo nghiên cứu của Bộ Giáo dục Mỹ năm 1991 (dựa trên khảo sát của 40.000 giảng viên đại học) thì 97% các giảng viên cho rằng cần sử dụng “đánh giá của sinh viên” để thẩm định công tác hoạt động giảng dạy. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự thay đổi về hành vi của giảng viên song để có sự thay đổi mạnh mẽ cần có sự kết hợp giữa phản hồi của sinh viên với các biện pháp giải thích kết quả đánh giá và kết hợp với các hình thức đánh giá khác nhƣ tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá. Sylvia Chong (2009), “Chất lƣợng đại học: đảm bảo chất lƣợng bắt đầu là sự chuẩn bị chƣơng trình của giảng viên” Int. J. Management in Education, Vol.3, Nos. 3/4 [28]. Bài viết nói lên chất lƣợng giảng dạy của giảng viên là nhân tố quan trọng đầu tiên (của mỗi quốc gia) trong quá trình đào tạo. Sự thành công của Singapore trong giáo dục đào tạo là tùy thuộc vào chất lƣợng của giảng viên. Những giảng viên có đủ năng lực và giảng dạy có hiệu quả sẽ xây dựng hệ thống giáo dục ngày càng vững mạnh. Điều này là bƣớc đầu tiên trong công việc đảm bảo chất lƣợng. Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đã đƣa ra khía cạnh mong đợi của việc thực hiện và phát triển chƣơng trình từ những ý kiến của sinh viên về khả năng của giảng viên. Bài viết này gồm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề cốt yếu của đảm bảo chất lƣợng và phần 2: Những cấu trúc và thành tố quyết định về chất lƣợng. 7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là vấn đề mới cả về lí luận và thực tiễn. Hoạt động này chỉ mới thực hiện đƣợc trong những năm gần đây, tuy nhiên chỉ mang tính hành chính. Việc đánh giá hoạt động giảng dạy qua ý kiến sinh viên vẫn chƣa đƣợc sử dụng chính thức trong giáo dục đại học. Nguyễn Phƣơng Nga (2005) “Quá trình hình thành và phát triển việc Đánh giá giảng viên”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [16]. Tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển việc đánh giá giảng viên trong đó nhấn mạnh sinh viên đánh giá giảng viên đã đƣợc sử dụng từ lâu, trải qua các thời kỳ khác nhau. Vào thời kỳ Trung cổ thì các trƣờng đại học ở châu Âu dựa vào sinh viên để kiểm tra việc giảng dạy của giảng viên. Vào thời kỳ Thực dân thì Hội đồng quản trị và Hiệu trƣởng dự giờ quan sát việc giảng dạy của giảng viên thông qua đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cả năm học của sinh viên. Từ năm 1925 đến năm 1960: dùng bảng đánh giá chuẩn để sinh viên đánh giá giảng viên. Từ những năm 70 của thế kỷ 20: Dùng các phƣơng pháp đánh giá nhƣ “Đồng nghiệp đánh giá”, “Chủ nhiệm khoa đánh giá”, “sinh viên đánh giá” và “tự đánh giá của giảng viên”. Thông tin thu thập từ bảng đánh giá của sinh viên đƣợc công nhận là không thể thiếu trong việc đánh giá giảng dạy của giảng viên góp phần đáng kể trong việc phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Vì vậy, từ những năm 80 của thế kỷ trƣớc đến nay, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đánh giá của sinh viên có giá trị và nên đƣợc đánh giá rộng rãi. Lã Văn Mến (2005), “Đánh giá phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [15]. Hiệu quả của phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên phải thể hiện ở mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng của sinh viên, tác dụng kích thích tƣ duy và những ảnh hƣởng tích cực đến cảm xúc, tình cảm của họ. Vì vậy sinh viên sẽ cảm nhận và đánh giá đƣợc những ảnh hƣởng kể trên của phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên với họ. 8 Nguyễn Phƣơng Nga & Bùi Kiên Trung (2005) “Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [17]. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh kết quả sinh viên đánh giá hiệu quả môn học khá khách quan; các thông tin thu đƣợc từ đánh giá của sinh viên đã không chỉ giúp giảng viên tự điều chỉnh phƣơng pháp dạy mà còn giúp nhà trƣờng xem xét lại chƣơng trình và nội dung đào tạo của trƣờng. Bùi Kiên Trung (2005) “Hiệu quả trong công tác đánh giá giảng viên”, Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [23]. Những đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía sinh viên là nguồn thông tin quan trọng đánh giá trực tiếp hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vũ Thị Phƣơng Anh (2005) "Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lƣợng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP HCM” Giáo dục Đại học chất lƣợng và đánh giá, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 [1]. Không chỉ là một hình thức mang tính tự nguyện, việc thu thập ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ lâu trở thành một quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới. Khi vào trang web của một trƣờng đại học bất kỳ nào thuộc một nƣớc nói tiếng Anh, cũng có thể tìm đƣợc cuốn cẩm nang hƣớng dẫn chi tiết về việc thực hiện thu thập ý kiến sinh viên sau mỗi môn học nhằm lấy thông tin phản hồi về các hoạt động giảng dạy của giảng viên ngay tại các khu vực có phong trào đảm bảo chất lƣợng muộn màng nhất thế giới nhƣ Đông Nam Á, cũng thấy việc sử dụng ý kiến góp ý của sinh viên để nâng cao chất lƣợng giảng dạy ngày càng trở thành một xu thế chung tại các nƣớc rất gần gũi với Việt Nam về mặt địa điểm địa lý nhƣ: Singapore, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, v.v... 9 Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phƣơng pháp dạy và học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [21]. Trong tài liệu này tác giả đã nêu lên chất lƣợng đào tạo đại học cơ sở khoa học cho việc đổi mới giáo dục đại học, các phƣơng pháp giảng dạy gồm các ƣu điểm và hạn chế nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Ngoài ra, trong tài liệu này còn chỉ ra sự khác biệt giữa dạy và học lấy giảng viên làm trung tâm và lấy sinh viên làm trung tâm. Tác giả đã đƣa ra 2 vấn đề để góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học, vai trò giảng viên đại học trong việc dạy và học trong thời đại công nghệ thông tin. Lê Văn Hảo, Trƣờng đại học Nha Trang, nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua phƣơng pháp giảng dạy dựa trên vấn đề [8]. Trong bài viết này tác giả đã nêu xu thế đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đại học theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm, phƣơng pháp dạy hoc dựa trên vấn đề (DHDTVĐ Problem- Based Learning) đang đƣợc các nền giáo dục đại học ở nhiều nƣớc quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Trong bài viết này tác giả giới thiệu những nét cơ bản của phƣơng pháp dạy học dựa trên vấn đề và phân tích về sự cần thiết và tính khả thi của phƣơng pháp trong bối cảnh giảng dạy đại học Việt Nam và cũng là một trong phƣơng pháp cần đƣợc quan tâm trong giai đoạn ĐBCLGD hiện nay. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lƣợng giảng dạy đại học, NXB nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [20]. Trong tài liệu này tác giả đƣa ra các khái niệm về chất lƣợng và chất lƣợng giảng dạy đại học các chỉ số thực hiện và chuẩn mực chất lƣợng trong giảng dạy đại học, một số hình thức đánh giá trong giảng dạy đại học. Ngoài ra trong tài liệu này tác giả cũng đề cặp tới vấn đề vai trò của cán bộ giảng dạy trong quá trình đảm bảo chất lƣợng, quá trình đào tạo ở các cơ sở giảng dạy đại học nƣớc ta đã lạc hậu, giảng viên vẫn là nguồn cung cấp thông tin chính cho sinh viên. Phƣơng pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là giảng viên thuyết trình, sinh viên ghi chép và học thuộc. Các phƣơng 10 pháp thảo luận, Semina, thực hành, làm đồ án và giải quyết các bài tập chƣa đƣợc quan tâm thử nghiệm và đƣa vào sử dụng rộng rãi trong các trƣờng đại học nƣớc ta. Chính sự thụ động của sinh viên trong quá trình học tập là nguyên nhân chính của sự thụ động và bỡ ngỡ khi họ ra trƣờng làm việc. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lƣợng giảng dạy - Nội dung Phƣơng pháp - Kỹ thuật, nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm [14]. Trong bài viết này tác giả đƣa ra cái nhìn về đánh giá chất lƣợng giáo dục nhƣ là một hoạt động thƣờng xuyên và đƣợc chú trọng trong một tổ chức Nhà trƣờng nơi mà chất lƣợng giáo dục đƣợc đặt lên hàng đầu. Tác giả đƣa ra rất nhiều phƣơng pháp và hình thức đánh giá chất lƣợng giáo dục để nhằm ĐBCLGD. Trong tài liệu này tác giả cũng đề cập tới đánh giá quá trình giảng dạy của giảng viên là một phần trong quá trình ĐBCLGD. Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lƣợng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [18]. Trong tài liệu này nhóm các tác giả nêu lên vấn đề đứng trƣớc những yêu cầu phát triển mới trong bối cảnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế hậu công nghiệp (kinh tế tri thức) thì giáo dục Việt Nam cần phải chú trọng hơn nữa việc nâng cao chất lƣợng. Nhóm các tác giả đã nghiên cứu các thành tố dẫn đến chất lƣợng nhƣ việc cải tiến thi đại học, sinh viên đánh giá giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên, học vị khoa học của giảng viên…Thông qua đó phƣơng pháp giảng dạy là một trong những thành tố đảm bảo chất lƣợng trong giáo dục đại học. Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Quý Thanh (2010), Giáo dục đại học, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lƣợng, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội [19]. Trong quyển sách này bao gồm nhiều bài viết nói về công tác đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Trong tài liệu này gồm 3 phần: phần 1 về vấn đề kiểm định chất lƣợng và xếp hạng các trƣờng đại học, phần 2 về vấn đề đảm bảo chất lƣợng giảng dạy đại học và phần 3 về vấn đề đánh giá chất lƣợng trong giáo dục. 11 Nguyễn Văn Quyết, Lê Thị Hồng Duyên (2011) "Văn hóa ứng xử trong lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giáo viên”. Kỉ yếu hội thảo khoa học Văn hóa chất lƣợng trong trƣờng Đại học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011 [22]. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi công tác lấy ý kiến đánh giá của ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên đã đƣợc triển khai rộng khắp ở cả bậc phổ thông, cao đẳng và đại học, ta thấy khá nhiều ý kiến khác nhau về công việc này. Tuy nhiên, chiếm một số lƣợng đông đảo là những ý kiến ủng hộ hoạt động này một cách tích cực. Họ cho rằng lấy ý kiến phản hồi của học sinh là hoàn toàn phù hợp với quá trình hội nhập hiện nay, việc mở rộng quy chế dân chủ trong đời sống xã hội; phản hồi của ngƣời học giúp giáo viên tự nhìn lại bản thân và cố gắng hoàn thiện tri thức cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm, bên cạnh đó học sinh đƣợc tôn trọng và nói chung hoạt động giảng dạy trong trƣờng học sẽ trở nên tốt hơn. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lí hoạt động giảng dạy * Khái niệm về quản lý Quản lý là một hiện tƣợng xuất hiện rất sớm, là một phạm trù tồn tại khách quan đƣợc ra đời từ bản thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại, qua đó có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý. Quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau: - Theo Tailor thì: Làm quản lí là bạn phải biết rõ: Muốn ngƣời khác phải làm gì, hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm. - F.W Tay lo (ngƣời Mỹ) định nghĩa: Quản lý là biết chính xác ngƣời khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. - Aonapu (ngƣời Nhật) cho rằng: Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống mà chủ yếu là con ngƣời nhằm đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội xác định. 12 - Theo Peter F Druker thì: Suy cho cùng, quản lí là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích. - Các Mác coi quản lý là một đặc điểm sẵn có, bất biến của đời sống xã hội vì: “Bất cứ lao động trực tiếp hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân…Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình, nhƣng một dàn nhạc thì cần có một nhạc trƣởng”. Trên đây là những quan niệm khác nhau về quản lý, tuy có cách tiếp cận khác nhau nhƣng chúng tôi nhận thấy khái niệm quản lý bao hàm một ý nghĩa chung là: - Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi ngƣời trong tổ chức. - Quản lý là một hoạt động thiết yếu, đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. - Quản lý là phƣơng thức tốt nhất để đạt đƣợc mục tiêu chung của một nhóm ngƣời, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một Nhà nƣớc. - Quản lý là sự tác động có định hƣớng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý, thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong điều kiện môi trƣờng biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt đƣợc những mục tiêu đã định. Nhƣ vậy, khái niệm quản lý có thể đƣợc hiểu: Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. * Mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí Có bốn khái niệm quan trọng cần đề cập trong quản lí giáo dục, đó là chủ thể quản lí, đối tƣợng quản lí, khách thể quản lí và mục tiêu quản lí. Chủ 13 thể quản lí tạo ra những tác nhân tác động lên đối tƣợng quản lí, là nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lí và cùng với chủ thể quản lí hoạt động theo một quỹ đạo để cùng thực hiện theo một qũy đạo, để cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu quản lí thể hiện ý chí của nhà quản lí đồng thời phải phù hợp với sự vận động và phát triển của các yếu tố có liên quan đến quản lí. Khách thể quản lí nằm ngoài hệ thống của quản lí giáo dục, nó là hệ thống khác hoặc các ràng buộc của môi trƣờng. Khách thể quản lí có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại đến hệ thống và hệ quản lí giáo dục. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau: Chủ thể quản lý Đối tƣợng quản lý Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố trong khái niệm quản lí * Khái niệm về quản lí giáo dục Hoạt động quản lí giáo dục đƣợc bắt nguồn và dựa trên các nguyên tắc quản lí trong công nghiệp và thƣơng mại. Hầu hết trƣớc đây các lí thuyết và mô hình về quản lí dựa trên các mô hình quản lí công nghiệp, dần dần bằng sự quan sát, kinh nghiệm mà các nhà giáo dục đã điều chỉnh các mô hình này đáp ứng các yêu cầu đặc trƣng của ngành giáo dục. Quản lí giáo dục đƣợc hiểu là quản lí các hoạt động giáo dục một các có hiệu quả trong tình huống thực tế. Theo các nhà thực hành có một khoảng cách khá lớn giữa việc hiểu lý thuyết quản lí và thực hiện các lý thuyết đó trong đó tình huống thực tiễn, rõ ràng có sự chênh lệch giữa việc hiểu và ứng dụng lí thuyết quản lí. Mặc dù cả lí thyết và thực hành đều quan trọng, nhƣng đối với các nhà quản lí giáo dục thì việc ứng dụng lí thuyết cực kì quan trọng. 14 Theo tác giả Trần Kiểm thì quản lí giáo dục có nhiều cấp độ trong đó ít nhất có hai cấp độ quản lí chủ yếu là cấp vĩ mô và cấp vi mô. Quản lí vĩ mô tƣơng ứng với việc bao quản lí bao quát toàn hệ thống, quản lí vi mô là quản lí những hoạt động có quy mô nhỏ và chịu sự chi phối của quản lí vĩ mô [11]. Theo chƣơng VII của Luật giáo dục Việt Nam, quản lí giáo dục hay quản lí nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo bao gồm các nội dung chính sau: - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trƣờng, ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác; - Quy định mục tiêu, chƣơng trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trƣờng học, việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; - Tổ chức, quản lí việc ĐBCLGD và kiểm định chất lƣợng. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục; - Tổ chức, bộ máy quản lí giáo dục; - Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dƣỡng, quản lí nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; - Tổ chức, quản lí công tác hợp tác quốc tế về giáo dục; - Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho ngƣời có công lao đối với sự nghiệp giáo dục; - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Trong các nội dung quản lí đã nêu trên có nội dung nhà trƣờng cần "Tổ chức, quản lí việc ĐBCLGD và kiểm định chất lƣợng giáo dục" có liên quan đến việc quản lí công tác lấy ý kiến sinh viên vì để tham gia kiểm định chất lƣợng và đảm bảo chất lƣợng đào tạo, nhà trƣờng cần hỏi ý kiến phản hồi của các bên liên quan, trong đó có sinh viên. 15 Tóm lại: Quản lí giáo dục là một quá trình tác động có định hƣớng của nhà quản lí giáo dục (chủ thể quản lí) trong việc vận dụng những nguyên lí, phƣơng pháp ... chung nhất của khoa học quản lí vào lĩnh vực giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những tác động đó thực chất là những tác động khoa học đến cơ sở giáo dục, làm cho cơ sở giáo dục tổ chức một cách khoa học, có kế hoạch quá trình dạy - học theo mục tiêu đào tạo đề ra. * Chức năng quản lý Chức năng quản lí đƣợc hiểu là hình thái biểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tƣợng quản lí nhằm thực hiện mục tiêu quản lí. Trong quản lí, chức năng quản lí là một phạm trù quan trọng, mang tính khách quan, có tính độc lập tƣơng đối. Chức năng quản lí nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phận tạo thành hoạt động quản lí tổng thể, đƣợc tách riêng, có tính chất chuyên môn hóa. Có 4 chức năng cơ bản trong quản lí là: - Chức năng kế hoạch hóa: Là chức năng đầu tiên mà nhà quản lí cần thực hiện. Đây còn là công việc làm cho tập thể phát triển theo kế hoạch, là căn cứ mang tính pháp lí quy định hành động của cả tập thể. - Chức năng của tổ chức: Là chức năng tiếp theo của chức năng kế hoạch hóa, đó là quá trình nhà quản lí hình thành cơ cấu, tổ chức bộ máy, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể và mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức. - Chức năng chỉ đạo thực hiện: Là chức năng góp phần tạo nên sự thành công của kế hoạch, để thực hiện chức này đòi hỏi nhà quản lí phải vận dụng khéo léo các phƣơng pháp và nghệ thuật quản lí để đƣa ra các quyết định và mệnh lệnh chỉ đạo cho cấp dƣới bằng văn bản hay bằng lời. - Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng cuối cùng mà nhà quản lí phải thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. 16 Các chức năng trên tạo ra một chu trình quản lí khép kín theo hình 1.2 trình bày dƣới đây: Chức Chức Chức Chức năng năng năng năng kế tổ chỉ kiểm hoạch chức đạo tra, đánh hóa giá Thông tin phục vụ quản lý Hình 1.2. Sơ đồ chu trình quản lí Theo sơ đồ chu trình quản lí, tất cả các chức năng của quản lí đều cần đến yếu tố thông tin phục vụ quản lí. Thông tin đầy đủ, chính xách, kịp thời là căn cứ quan trọng để hoạch định kế hoạch. Thông tin là chất liệu tạo quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức, chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo của nhà quản lí và thông tin phản hồi từ kết quả hoạt động của tổ chức giúp nhà quản lí xem xét mức độ đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức [11]. 1.2.2. Đánh giá, đánh giá hoạt động giảng dạy * Đánh giá Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp độ đánh giá, vào đối tƣợng, mục đích cần đánh giá. Theo tác giả Lâm Quang Thiệp, đánh giá là căn cứ vào các số đo và các tiêu chí xác định đánh giá năng lực và phẩm chất của sản phẩm đào tạo để nhận 17 định, phán đoán và đề xuất các quyết định nhằm nâng cao không ngừng chất lƣợng đào tạo. Đánh giá có thể là định lƣợng dựa vào các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị. Trong giáo dục, đánh giá đƣợc hiểu: “…là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu đƣợc, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc”. Đánh giá, theo tác giả Nguyễn Trọng Phúc còn có thể hiểu là “quá trình xác định mức độ đạt tới mục tiêu của mục đích dạy học, là mô tả định tính và định lƣợng những khía cạnh về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh đối chiếu với những chỉ tiêu của mục đích dự kiến, mong muốn của môn học”. Theo tác giá Phạm Xuân Thanh trong loạt bài viết về Lý thuyết đánh giá thì: “Đánh giá là một thuật ngữ chung để chỉ việc thu thập thông tin một cách có hệ thống và xử lý, phân tích dữ liệu làm cơ sở để đƣa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục” Đánh giá là khả năng đánh giá giá trị của dữ liệu (bài phát biểu, thơ, tiểu thuyết báo cáo nghiên cứu…) theo một danh mục đã định. Việc đánh giá này dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Những tiêu chí này có thể là tiêu chí bên trong (tổ chức) hay tiêu chí bên ngoài (liên quan đến mục đích). Học sinh có thể xác định những tiêu chí hoặc đƣợc cho trƣớc những tiêu chí đó. Trong danh mục các thuật ngữ chuyên môn, đánh giá là quá trình bao gồm đo lƣờng và kiểm tra, cũng có thể bao gồm các khái niệm liên quan đến những quyết định có giá trị. Nếu giáo viên quản lý một bài kiểm tra khoa học cho một lớp học và tính toán phần trăm điểm số nhận đƣợc thì đo lƣờng và đánh giá là một. Trong trƣờng hợp này, điểm số đƣợc chuyển đổi thành các giá trị nhƣ A, B, C…đƣợc hiểu nhƣ là: tuyệt vời, tốt, bình thƣờng và kém. Đây đƣợc xem là một quá trình đánh giá có giá trị. Đánh giá đôi khi chỉ dựa trên những dữ liệu khách quan. Tuy nhiên, thông dụng hơn vẫn là quá trình tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin nhƣ điểm số, giá trị hay ấn tƣợng từ bài kiểm tra. Trong bất cứ sự kiện nào đánh giá cũng bao gồm việc ra những quyết định có giá trị. 18 Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về đánh giá nhƣng nhìn chung tất cả đều coi đánh giá là quá trình xem xét mức độ phù hợp giữa mục tiêu và thực trạng thực hiện mục tiêu đó. Hay nói cách khác, đánh giá quan tâm đến sự tƣơng quan giữa các thông tin cụ thể về thực trạng giáo dục với mục tiêu giáo dục, từ đó có những biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục đào tạo. * Đánh giá hoạt động giảng dạy Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học là một sự rà soát, thẩm định trình độ chuyên môn, khả năng sƣ phạm và ảnh hƣởng của giảng viên với sinh viên, với nhà trƣờng và cộng đồng. Bản chất của đánh giá hoạt động giảng dạy từ phía ngƣời học là sự đo lƣờng hiệu quả giảng dạy của giảng viên thông qua tiếp nhận của ngƣời học với tƣ cách là chủ thể và đối tƣợng của quá trình giáo dục. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là một khâu quan trọng trong giáo dục - đào tạo. Nó tạo động cơ, sự theo dõi và điều chỉnh quá trình, cho biết kết quả đào tạo và sự kiểm nghiệm của thực tế. Nghiên cứu giáo dục đại học cho rằng, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên là chất xúc tác để tạo ra sự thay đổi của chính bản thân ngƣời học và ngƣời dạy với đầy đủ ý nghĩa của nó. Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên hiện nay là đòi hỏi chính đáng của những ngƣời vừa đóng góp, vừa thụ hƣởng kết quả giáo dục đại học là những sinh viên. Sinh viên là những ngƣời lĩnh hội những tri thức, kiến thức trực tiếp của giảng viên vì vậy sinh viên sẽ đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của hoạt động giảng dạy của giảng viên đối với họ [13, 117]. trong n 19 " [10]. , gi hay không [19, tr.117]. Hiện nay đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở các cơ sở giáo dục thƣờng đƣợc sử dụng dƣới dạng các bảng hỏi có các mục với khoảng hơn ba chục câu hỏi về giáo viên và khóa học mà học sinh đang theo học. Đây có thể là những câu hỏi về hiệu quả tổng thể, về giáo viên hoặc về khóa học. Ngoài ra, ngƣời ta sẽ yêu cầu sinh viên trả lời những câu hỏi mở để họ có cơ hội trình bày chi tiết hơn các suy nghĩ và cảm nhận của mình về khóa học, giáo viên và quá trình học tập của mình. Theo tác giả Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu chí đánh giá môn học có thể đƣợc sử dụng nhƣ sau: - Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với sinh viên; - Môn học đƣợc giảng dạy tốt; - Nội dung môn học bổ ích đối với sinh viên; - Tài liệu học tập cho môn học đƣợc cung cấp đầy đủ; - Khối lƣợng chƣơng trình học tập phù hợp với sinh viên; - Sinh viên đƣợc động viên, khuyến khích học tốt; - Sinh viên đƣợc nhận những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tập; 20 - Giảng viên quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng của sinh viên; - Quá trình kiểm tra công bằng, khách quan. Theo các tác giả Nguyễn Phƣơng Nga, Bùi Kiên Trung (2005) đánh giá hiệu quả môn học gồm các nhân tố sau: - Điều kiện cơ sở vật chất; - Chƣơng trình môn học; - Phƣơng pháp giảng dạy; - Kiểm tra đánh giá; - Năng lực sinh viên; Trong Bộ tiêu chuẩn đánh giá giảng viên do Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng và nghiên cứu phát triển giáo dục - ĐHQGHN thiết kế thử nghiệm và đƣa vào sử dụng, phiếu sinh viên đánh giá giảng viên với 26 câu hỏi đã chính thức đƣợc sử dụng để thu thập thông tin đánh giá từ phía sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Phiếu đánh giá tập trung vào 4 nội dung chính: Chƣơng trình môn học; Phƣơng pháp giảng dạy; Bảo đảm giờ dạy và Kiểm tra đánh giá. Nhƣ vậy các mẫu phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua việc lấy ý kiến của sinh viên đã đƣợc đề cập ở trên đều tập trung vào nội dung giảng dạy, phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên, cách thức giao tiếp với sinh, kiểm tra đánh giá.... Ngoài ra các cơ sở đào tạo khác nhau khi đánh giá giảng viên thông qua ý kiến sinh viên có thể bổ sung các nội dung khác sao cho phù hợp đặc điểm và mục đích của cơ sở đó. 1.2.3. Lấy ý kiến thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy từ sinh viên Lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên có thể đƣợc xem một trong những vấn đề thời sự của giáo dục Đại học nƣớc ta trong những năm gần đây. Việc ngƣời học đƣợc lấy ý kiến đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên là một việc làm khá mới mẻ ở nƣớc ta cả về lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, việc làm này từ lâu đã trở thành một quy định bắt buộc tại nhiều nƣớc trên thế giới. 21 Lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến của sinh viên về hoạt động giảng dạy của sinh viên sau mỗi môn học. Bảng hỏi thu thập ý kiến phản hồi có thể phát cho mỗi sinh viên hay một nhóm sinh viên theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hay phân tầng ... Cùng mang một ý nghĩa chỉ hoạt động lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên có nhiều cụm từ khác nhau. Có tác giá dùng cụm từ "Trò chấm thầy" [24]. Một số tác giả khác dùng cụm từ "Sinh viên đánh giá giảng viên" [13], [19] hay "Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy" [9]. Mặc dù cùng mang một ý nghĩa, tuy nhiên mỗi cụm từ có thể khiến ngƣời ta hiểu theo những cách khác nhau và có ảnh hƣởng tới thái độ của cả đối tƣợng cho ý kiến và bị cho ý kiến. Chẳng hạn các cụm từ "Trò chấm thầy", "Sinh viên đánh giá giảng viên" thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là ngƣời học "chấm" hay "đánh giá" về ngƣời thầy. Một câu hỏi đặt ra: Ngƣời học "chấm" hay "đánh giá" gì ở thầy? Điều này đã gây ra những mỗi băn khoăn lo ngại, đặc biệt là từ phía giáo viên. Với sinh viên cũng có những cảm giác ngần ngại hoặc đƣa ra những ý kiến không mang tính xây dựng, thiếu khách quan. Vì vậy để giảm bớt việc tạo ra cảm giác ngần ngại của sinh viên khi đánh giá giảng viên, đồng thời tạo ảnh hƣởng tích cực đối với giảng viên trong quan niệm cũng nhƣ khi tiếp nhận các thông tin phản hồi của sinh viên, có tác giả đã sử dụng những cụm từ nhẹ nhàng hơn nhƣ "Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy" [16], "Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy" [9] ngày 20/08/2008. lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1276/BGDĐT-NG của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc "Hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên". Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Chỉ thị số 296/TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Đổi mới quản lý Giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012”, Tiếp tục thực hiện công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010, Số: 7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 22 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, cụ thể. Sinh viên đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thực chất là lấy ý kiến phản hồi của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên. Đây không những là sự phản hồi về chất lƣợng hoạt động giảng dạy của ngƣời học đối với ngƣời dạy mà còn là sự phản hồi của xã hội đối với nhà trƣờng. Việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về bản chất thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên đối với giờ giảng của giảng viên, là cơ hội để sinh viên đóng góp ý kiến với giảng viên. Mục đích lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên là nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên [7, tr23-23]. Nhƣ vậy, dù cụm từ đƣợc sử dụng là "Sinh viên đánh giá giảng viên", "Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy" hay "Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy" ... đều có cùng một ý nghĩa là lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy. Thực chất của việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy là hình thức dùng bảng hỏi để thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên sau mỗi môn học. Về bản chất, việc lấy ý kiến của sinh viên thể hiện mức hài lòng của sinh viên đối với giờ giảng của giảng viên, là cơ hội để sinh viên đóng góp ý kiến với giảng viên. Mục đích của hoạt động này là nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng của hoạt động giảng dạy. * Các nguyên tắc quản lý Trong việc quản lý các tổ chức (kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…) mà yếu tố chủ yếu là con ngƣời, các nhà quản lý thƣờng vận dụng các nguyên tắc, bao gồm: - Đảm bảo tính kế thừa và phát triển - Tính đồng bộ - Đảm bảo tính hệ thống và khoa học của các biện pháp - Đảm bảo tính thực tiễn - Đảm bảo tính khả thi 23 * Biện pháp quản lý: Đó là các cách làm, cách thức để thực hiện phƣơng pháp quản lý. Trong quản lí giáo dục, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành, cách là cụ thể của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tƣợng quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan. Thực tế cho thấy đối tƣợng quản lý phức tạp, đòi hỏi ngƣời quản lý phải có những biện pháp đa dạng, linh hoạt và phù hợp với đối tƣợng quản lý. Các biện pháp quản lý có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, tạo điều kiện thúc đẩy nhau phát triển và chúng tạo thành một hệ thống các biện pháp. Hệ thống các biện pháp này giúp nhà quản lý thực thi đƣợc các phƣơng pháp quản lý đã xác định trƣớc cũng nhƣ đạt đƣợc ý đồ của nhà quản lý một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. 1.3. Lí luận về quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 1.3.1. Đặc điểm hoạt động giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên Giảng dạy là sự điểu khiển tối ƣu hóa quá trình sinh viên chiếm lĩnh khái niệm khoa học, trong và bằng cách đó, phát triển và hình thành nhân cách. Giảng dạy và học tập có những mục đích cụ thể khác nhau. Nếu học tập nhằm vào việc chiếm lĩnh khái niệm khoa học thì giảng dạy lại có mục đích là điều khiển sự học tập. Giảng dạy có hai chức năng thƣờng xuyên tƣơng tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau đó là truyền đạt thông tin dạy học và điều khiển hoạt động học. Theo Lê Đức Ngọc - Đại học Quốc gia Hà Nội thì dạy đại học là dạy nhận thức, dạy kĩ năng và dạy cảm nhận. Tùy theo khoa học (Tự nhiên hay Xã hội nhân văn, Cơ bản hay Công nghệ, Kĩ thuật ....) và tùy theo mục tiêu đào tạo 24 (đại học hay sau đại học, chuyên môn hay nghiệp vụ,....) mà chọn chủ điểm hay trọng tâm về dạy nhận thức, dạy kĩ năng hay dạy cảm nhận cho phù hợp [21]. Tính nghệ thuật của việc giảng dạy đại học thể hiện ở năng lực truyền đạt của ngƣời dạy làm sao cho khơi dậy đƣợc tiềm năng tiếp thu, phát triển và sáng tạo của sinh viên để nhận thức, để cảm nhận và để có kĩ năng cao. Giảng dạy thƣờng gồm 3 hoạt động chủ yếu sau: + Chuẩn bị đề cƣơng môn học: Đây là một trong những việc quan trọng mà giảng viên cần thực hiện trƣớc khi tổ chức giảng dạy cho sinh viên. Việc chuẩn bị đề cƣơng môn học không những có ảnh hƣởng đến thái độ và phƣơng pháp học tập của sinh viên mà còn ảnh hƣởng đến chính phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên; + Phƣơng pháp giảng dạy: Đây là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học. Khi đã xác định đƣợc mục đích, nội dung chƣơng trình dạy học thì phƣơng pháp giảng dạy sẽ quyết định chất lƣợng hoạt động giảng dạy; + Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá: Hoạt động kiểm tra đánh giá là một phần không thể tách rời hoạt động dạy và học. Trong quá trình đào tạo, chỉ thông qua các hình thức kiểm tra đánh giá mới biết quá trình giảng dạy đã tác động nhƣ thế nào đến ngƣời học. Do vậy, việc kiểm tra đánh giá học viên là công việc thƣờng xuyên mà giảng viên nào cũng phải thực hiện. Phƣơng pháp kiểm tra - đánh giá gồm hai thành phần là phƣơng pháp kiểm tra và phƣơng pháp đánh giá. Đánh giá là bƣớc tiếp theo của kiểm tra, thi. 1.3.2. Mục đích của hoạt động lấy thông tin phản hồi Theo hƣớng dẫn của công văn 1276/BGDĐT-NG của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Chỉ thị số 296/TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Đổi mới quản lý Giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012”; Tiếp tục thực hiện công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010, Số: 7324/BGDĐTNGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013 về việc hƣớng dẫn lấy ý kiến phản hồi 25 từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hƣớng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai việc lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, với mục đích cụ thể nhƣ sau: Góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học. Góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của ngƣời học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học. Tạo thêm một kênh thông tin để giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy; góp phần vào công tác kiểm định chất lƣợng cơ sở giáo dục đại học; giúp cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên; góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ giảng viên. 1.3.3. Nội dung, phương pháp của hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Phòng Thanh tra và ĐBCLGD chịu trách nhiệm xây dựng công cụ để lấy thông tin phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của sinh viên trên cơ sở phù hợp với thực tiễn nhà trƣờng và tính chất của môn học do giảng viên phụ trách giảng dạy. Nội dung của phiếu điều tra về hoạt động giảng dạy theo yêu cầu của công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 và số: 7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013 về việc hƣớng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, trong đó tập trung vào các nội dung: 1. Công tác chuẩn bị giảng dạy, nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên. 2. Học liệu phục vụ giảng dạy, học tập và thời gian giảng dạy của giảng viên. 26 3. Trách nhiệm và sự nhiệt tình của giảng viên đối với ngƣời học. 4. Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo và tƣ duy độc lập của ngƣời học trong quá trình học tập. 5. Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 6. Năng lực của giảng viên trong tƣ vấn và tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động học của ngƣời học. 7. Tác phong sƣ phạm của giảng viên. 1.4. Quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 1.4.1. Nội dung quản lí hoạt động lấy thông tin * Quản lí việc thiết lập công cụ lấy thông tin Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội dung lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; căn cứ tình hình thực tế của nhà trƣờng cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của cả giảng viên dạy lý thuyết lẫn giảng viên dạy thực hành. Công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên cần xác định cụ thể bao gồm: tiêu chí, chỉ số với các mức độ đánh giá. Trong đó: - Tiêu chí: Là các hoạt động, công việc mà giảng viên cần thực hiện khi giảng dạy, mỗi tiêu chí đƣợc xác định bởi một số chỉ số cụ thể; - Chỉ số: Là khía cạnh cụ thể của tiêu chí về hoạt động, công việc cụ thể của giảng viên trong giảng dạy mà ngƣời học có thể cảm nhận đƣợc trong quá trình học tập; - Mức độ: Là giá trị của thang đo chỉ số; nếu đo bằng "thái độ" thƣờng sử dụng 4 mức độ: 1/ Tốt; 2/ Khá; 3/ Trung bình; 4/ Yếu. 27 * Quản lí tổ chức thực hiện việc thu thập thông tin Theo công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 và số: 7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013, cuối học kì I năm học 2013 - 2014, Nhà trƣờng ra Quyết định số: 199/QĐ - CĐKT - KT ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc Thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, năm học 2013 - 2014. Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ sau: Chỉ đạo xây dựng phiếu đánh giá (công cụ), tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên, cán bộ tham gia công tác này phải tƣơng đối đọc lập với việc phân công giảng dạy của giảng viên tại trƣờng, với việc sắp xếp thời khóa biểu và tổ chức hoạt động giảng dạy trong nhà trƣờng. Chỉ đạo tổ chức lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên sau khi kết thúc học phần, môn học. Bên cạnh đó, để xây dựng một cơ quan hay bộ phận lấy thông tin phản hồi hiệu quả, nhà trƣờng cần xác định rõ và thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau: - Xác định rõ mục đích của công tác lấy thông tin phản hồi. - Sử dụng số liệu thu thập một cách có mục đích. - Có sự ủng hộ mạnh mẽ của từ phía các lãnh đạo trong trƣờng. - Đảm bảo hệ thống lấy thông tin phản hồi đƣợc tổ chức mềm dẻo, hợp lí. - Xác định ngay từ đầu các cá nhân nào có trách nhiệm trong quá trình triển khai hệ thống đánh giá. - Đảm bảo số liệu thu thập có giá trị. - Tập huấn cho các cán bộ chuẩn bị tham gia đánh giá bao gồm: Cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên. - Hệ thống bảo mật thông tin an toàn. - Kết hợp giữa lấy thông tin phản hồi và tƣ vấn trong quá trình triển khai. 28 * Quản lí việc xử lí các thông tin Khi xử lí các thông tin cần quy định: - Phiếu có giá trị thống kê, phiếu không có giá trị thống kê (phiếu không có giá trị thống kê có thể là: phiếu trắng; phiếu viết thêm các ý kiến không có tính chất xây dựng…); - Tỷ lệ tối thiểu phiếu có giá trị thống kê trên quy mô tối thiểu số ngƣời học tham gia đánh giá đối với mỗi học phần, tín chỉ mà giảng viên giảng dạy để thực hiện xử lý thống kê thông tin phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên; - Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân thực hiện xử lý thống kê thông tin phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. * Quản lí việc sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi - Giảng viên nghiên cứu để điều chỉnh hoạt động giảng dạy, xây dựng kế hoạch học tập, bồi dƣỡng của bản thân. - Khoa/Bộ môn tham khảo để phân công giảng dạy, xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giảng viên, đánh giá giảng viên hàng năm. - Nhà trƣờng tham khảo để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. 1.4.2. Yêu cầu đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Theo công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 và số: 7324/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013, khi tổ chức lấy ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên cần đảm bảo đạt các yêu cầu sau: 1. Đảm bảo truyền thống tôn sƣ trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 2. Ngƣời học hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tự nguyện và trung thực trong việc cung cấp thông tin theo mẫu phiếu do cơ sở giáo dục đại học cung cấp. 3. Thông tin phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên phải đƣợc xử lý khách quan, trung thực và đƣợc sử dụng đúng mục đích. 29 1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Trong quá trình điều tra và nghiên cứu, phát phiếu khảo sát cho cán bộ đang trực tiếp làm việc tại các tổ lấy ý kiến phản hồi để khảo sát ý kiến của CBQL, giảng viên, sinh viên, chúng tôi tổng hợp đƣợc một số yếu tố liên quan đến công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Năng lực cán bộ quản lí, sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục với các đơn vị trong nhà trƣờng. Sự ủng hộ, phối hợp của đội ngũ cán bộ, giảng viên và học sinh cũng là yếu tố quan trọng. Ngoài ra các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện kĩ thuật và sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo quản lí. Hiệu quả các buổi tập huấn liên quan đến quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Nằm trong nội dung của hoạt động lấy thông tin phản hồi vê hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động lấy thông tin còn chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Kết quả khảo sát những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động lấy thông tin phản hồi thu đƣợc nhƣ sau: Hệ thống văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến hoạt động lấy thông tin phản hồi. Đó là cơ sở để cụ thể hóa công tác lấy thông tin phản hồi, đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi, tỉ lệ này là 100%. Năng lực cán bộ quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi. Là yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả và chất lƣợng quản lí công tác hoạt động lấy thông tin phản hồi vì đó là chủ thể thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi. CBQL, giảng viên đồng ý rằng sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Thanh tra và ĐBCLGD với các đơn vị trong nhà trƣờng. Rất ảnh hƣởng đến hoạt động 30 lấy thông tin phản hồi vì sự phối hợp tốt sẽ tạo điều kiện giúp đỡ bộ phận lấy thông tin phản hồi hoàn thành tốt nhiệm vụ. CBQL, giảng viên cho rằng 2 yếu tố "Năng lực cán bộ quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi" là: Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ và hiệu quả các lớp tập huấn về công tác lấy thông tin phản hồi rất ảnh hƣởng đến hoạt động lấy thông tin phản hồi. Tỉ lệ CBQL, giảng viên đều cho rằng ở đâu có sự quan tâm, chỉ đạo của, lãnh đạo của các cấp quản lí, thì ở đó đƣợc coi là chức năng cần thiết của quản lí và hiệu quả lấy thông tin cũng đƣợc nâng lên một cách rõ rệt. Kết luận chƣơng 1 Công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đã xuất hiện khá sớm ở các trƣờng Đại học tiên tiến trên thế giới. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bởi các nhà giáo dục về quy trình, chính sách, độ tin cậy, ý nghĩa ... của hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Tại Việt Nam công tác này đƣợc phổ biến từ năm 2007 và ngày càng đƣợc các trƣờng Đại học, Cao đẳng lớn quan tâm do những ý nghĩa tích cực của việc quản lí này mang lại nhƣ góp phần điều chỉnh và nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Bên cạnh đó, để có thể hiểu rõ thực trạng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, ngƣời nghiên cứu cần làm rõ các vấn đề liên quan đến lí luận về quản lí nhƣ các khái niêm về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên, đánh giá , đánh giá hoạt động giảng dạy, trong đó đề cập nhiều đến vai trò, mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên, phƣơng pháp, công cụ, tiêu chí và các kỹ thuật thông thƣờng để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên. Cuối cùng là các khái niệm liên quan đến công việc quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi nhƣ mục tiêu lấy ý kiến sinh viên, nội dung lấy thông tin phản hồi và công tác lập kế hoạch, tổ chức hoạt động lấy thông tin phản hồi. 31 Mặc dù những khái niện hay lí luận về quản lí là rất cần thiết và có thể dùng chung cho nhiều lĩnh vực nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, các nhà quản lí cần hết sức linh động và sáng tạo vì trong từng trƣờng hợp cụ thể sẽ có những cách quản lí riêng thích hợp nhất. Việc quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đòi hỏi các nhà quản lí cần hết sức thận trọng vì Việt Nam là đất nƣớc có truyền thống tôn sƣ trọng đạo lâu đời, ngoài ra chƣa hẳn tất cả những ý kiến đánh giá của sinh viên đều chính xác và khách quan. Do đó, có thể nói mặc dù việc nắm bắt các cơ sở lí luận nhƣ đã trình bày ở trên để áp dụng vào quá trình quản lí là cần thiết, nhƣng các yếu tố tâm lí, sự tôn trọng các giá trị tinh thần, truyền thống cũng nhƣ khả năng ứng xử linh hoạt theo từng trƣờng hợp đặc thù của từng đơn vị nhà trƣờng của các nhà quản lí lại là những yếu tố không kém phần quan trọng giúp mang lại hiệu quả cho công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. 32 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 2.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên * Quá trình hình thành và phát triển Ngày 10/11/1963, Trƣờng Nghiệp vụ Tài chính và Trƣờng Nghiệp vụ Kỹ thuật Nông nghiệp đƣợc thành lập với nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp cho tỉnh. Năm 1978, UBND tỉnh Lai Châu ra quyết định nâng cấp Trƣờng Nghiệp vụ Tài chính thành Trƣờng Trung cấp Kinh tế trực thuộc Ty Tài chính, Trƣờng Nghiệp vụ Kỹ thuật Nông nghiệp thành Trƣờng Trung cấp Nông nghiệp trực thuộc Ty Nông nghiệp tỉnh, với nhiệm vụ: đào tạo bậc trung cấp tài chính kế toán, vật giá, kế hoạch kinh tế quốc dân, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp, bồi dƣỡng ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn, nghiệp vụ các lĩnh vực trung cấp đã đào tạo, liên kết với trƣờng đại học mở các lớp đại học vừa làm vừa học. Ngày 22/7/1996, UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) ra quyết định số 464/QĐ-UB-TC về việc thành lập Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên trên cơ sở sáp nhập hai Trƣờng Trung học Kinh tế và Trung học Nông nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo. Ngày 01/01/2001, UBND tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 01/QĐ-UB về việc chuyển Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên trực thuộc Sở GD&ĐT sang trực thuộc UBND tỉnh quản lý. Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên là trƣờng THCN hạng I, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung cấp chuyên ngành và thấp hơn cho tất cả các ngành, nghề theo nhu cầu của địa phƣơng trừ 33 các ngành trong lĩnh vực giáo dục và y tế, tiếp tục liên kết với các trƣờng đại học mở các lớp đại học hệ vừa làm vừa học. Ngày 09 tháng 04 năm 2008 Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 1973/QĐBGDĐT thành lập Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Tổng hợp Điện Biên. Ngay sau Lễ Công bố quyết định thành lập trƣờng Cao đẳng, Nhà trƣờng bắt tay xây dựng và triển khai đề án “Quy hoạch phát triển Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. Định hƣớng xây dựng trƣờng trở thành một cơ sở đào tạo “Đa cấp - Đa ngành” với phƣơng châm “Uy tín - Chất lƣợng - Trách nhiệm xã hội”. Đến nay, trải qua 50 năm trƣởng thành và phát triển, nhà trƣờng đã đạt đƣợc nhiều thành công: quy mô trƣờng, lớp, học sinh, sinh viên ngày càng tăng; chất lƣợng dạy và học đƣợc nâng cao; đội ngũ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý đƣợc nâng lên về số và chất lƣợng; cơ sở vật chất khang trang; trang thiết bị dạy và học về cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên, cụ thể: - Về công tác đào tạo + Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm tăng trên 15%, quy mô đào tạo bình quân cả giai đoạn 3.000 - 3.500 học sinh - sinh viên. + Chất lƣợng đào tạo: tỷ lệ học sinh, sinh viên khá giỏi đạt từ 13% - 15%; kết quả rèn luyện đạt từ khá, tốt trở lên chiếm trên 80%; tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt trên 95%. + Ngành nghề đào tạo: Hiện tại trƣờng đang đào tạo 04 ngành trình độ Cao đẳng; 12 ngành trình độ TCCN. Bên cạnh đó, trƣờng còn liên kết với 10 trƣờng đại học, học viện đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên đại học, đại học văn bằng 2, đại học hình thức vừa làm vừa học. Năm học 2011 - 2012, đƣợc phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự đồng ý của UBND tỉnh Điện Biên, Trƣờng đã liên kết tổ chức đào tạo 2 lớp trình độ Thạc sĩ tại trƣờng cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. 34 - Về tổ chức, kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ + Về tổ chức và kiện toàn bộ máy: ngay sau khi có quyết định thành lập trƣờng Cao đẳng, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã rất chú trọng đến công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy. Đến nay, nhà trƣờng có 06 khoa chuyên môn, 07 phòng chức năng và 02 cơ sở phục vụ đào tạo. + Để đảm bảo chất lƣợng đào tạo, song song với việc mở rộng các ngành nghề và quy mô đào tạo, nhà trƣờng đã quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ. Đến nay, tổng số cán bộ, viên chức nhà trƣờng là 156 ngƣời. Trong đó cán bộ giảng dạy 105 ngƣời (chiếm 67,3%); trình độ Tiến sĩ: 01 ngƣời (chiếm 9,5% tổng số giảng viên); Thạc sĩ: 38 ngƣời (chiếm 36,19 % tổng số giảng viên); Hiện tại, nhà trƣờng đã có 06 cán bộ, giảng viên đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nƣớc. - Về xây dựng cơ sở vật chất + Cơ sở 1 tại Phƣờng Him Lam - TP Điện Biên Phủ đƣợc đầu tƣ xây dựng khang trang, hiện đại: Nhà làm việc của Ban Giám hiệu và các phòng khoa, trung tâm đảm bảo đầy đủ các điều kiện; Hội trƣờng 500 chỗ ngồi; Khu giảng đƣờng với 25 phòng học phục vụ giảng dạy và học tập; Khu ký túc xá 3 tầng khép kín đảm bảo chỗ ở cho gần 400 học sinh - sinh viên nội trú. + Cơ sở 2: Trại Thí nghiệm - Thực hành tại Phƣờng Thanh Trƣờng - TP Điện Biên Phủ với diện tích 4,61 ha vừa là cơ sở thí nghiệm thực hành, thực tập nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên, vừa là trung tâm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trại Thí nghiệm - Thực hành có đầy đủ các mô hình cây trồng, vật nuôi đã và đang phát huy tốt nhiệm vụ phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. + Thực hiện Đề án quy hoạch phát triển trƣờng giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Nhà trƣờng đã đƣợc UBND tỉnh Điện Biên quyết định giao 21,7 ha đất tại khu vực liền kề cơ sở 1 và quy hoạch chi tiết với tổng mức đầu tƣ đến năm 2020 là 310 tỷ đồng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trƣờng trong giai đoạn mới. 35 - Về công tác nghiên cứu khoa học + Xác định công tác nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy của giảng viên và học tập của học sinh, sinh viên. Nhà trƣờng khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Hàng năm nhà trƣờng có từ 15 - 20 đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm. + Nhà trƣờng đã và đang chủ trì 2 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh: Dự án: Hỗ trợ xây dựng vƣờn thực nghiệm Trƣờng Trung học Kinh tế Kỹ thuật Tổng hợp tỉnh Điện Biên; Năm 2013 triển khai thực hiện Dự án: Ứng dụng công nghệ tiên tiến để xây dựng chuồng và chăn nuôi lợn khép kín tại Trại Thí nghiệm - Thực hành Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. - Thành tích nổi bật Tập thể nhà trƣờng đƣợc Nhà nƣớc, Chính phủ và các cấp, ngành tặng thƣởng: - Huân chƣơng lao động hạng nhất năm 2013. - Huân chƣơng lao động hạng nhì năm 2008. - Huân chƣơng lao động hạng ba năm 2003. - Cờ thi đua của Chính phủ năm 2005, năm 2007 và nhiều Bằng khen của Bộ, Ngành Trung ƣơng, UBND tỉnh Điện Biên. Nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc đƣợc tặng Bằng khen của Chính phủ, UBND tỉnh Điện Biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các Bộ, Ngành khác. * Cơ cấu tổ chức của trường Cơ cấu tổ chức bộ máy của trƣờng gồm: - Ban Giám hiệu: 01 Hiệu trƣởng và 02 Phó Hiệu trƣởng. - Phòng chức năng gồm 07 phòng: + Phòng Tổ chức - Cán bộ. + Phòng Hành chính - Tổng hợp + Phòng Kế hoạch - Tài chính 36 + Phòng Đào tạo - Hƣớng nghiệp,Tƣ vấn việc làm + Phòng Quản lý Học sinh - Sinh viên + Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục + Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - Khoa chuyên môn gồm 06 khoa: + Khoa Cơ bản + Khoa Cơ sở + Khoa Kinh tế - Tài chính + Khoa Luật - Hành chính + Khoa Khoa học - Kỹ thuật + Khoa Lý luận chính trị - Cơ sở phục vụ đào tạo gồm 02 cơ sở: + Trại Thí nghiệm - Thực hành + Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ * Quy mô đào tạo và chất lượng đội ngũ Trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện đang đào tạo 04 ngành trình độ Cao đẳng; 12 ngành trình độ Trung cấp chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, trƣờng còn liên kết với 10 trƣờng đại học, học viện đào tạo liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng lên Đại học; đại học văn bằng 2; đại học hình thức vừa làm vừa học. Năm học 2011 - 2012, đƣợc phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự đồng ý của UBND tỉnh Điện Biên, Trƣờng đã liên kết tổ chức đào tạo 2 lớp trình độ Thạc sĩ tại trƣờng cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Trong 3 năm gần đây, số lƣợng học sinh, sinh viên của trƣờng không ngừng đƣợc nâng lên cả về số và chất lƣợng. Quy mô trƣờng, lớp, học sinh, sinh viên (Hệ chính quy) ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm học 2010 - 2011 trƣờng có 40 lớp với 1667 học sinh, sinh viên. Đến năm học 2012 2013 số lớp tăng lên 44 lớp với 1796 học sinh, sinh viên. 37 2.1.2. Quy mô phát triển lớp, HSSV trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên Bảng 2.1. Bảng tổng hợp quy mô phát triển lớp từ 2010 đến 2013 Năm học Tổng số 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Lớp 40 43 44 HSSV 1667 1781 1796 (Nguồn: Số liệu tổng kết phòng ĐT-HN,TVVL trường Cao đẳng KTKT Điện Biên) Qua Bảng quy mô phát triển lớp, HSSV trong thời gian 3 năm của trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên cho thấy: tốc độ phát triển; quy mô trƣờng lớp và số lƣợng HSSV ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. * Chất lượng giáo dục - Rèn luyện đạo đức tác phong Nhìn chung đa số học sinh, sinh viên của trƣờng có ý thức rèn luyện và tu dƣỡng; có ý thức phấn đấu vƣơn lên, có tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau thể hiện ở kết quả rèn luyện khá cao. Tỷ lệ học sinh, sinh viên xếp loại rèn luyện từ khá trở lên là trên 80%. Số lƣợng HSSV xếp loại rèn luyện trung bình và yếu chiếm tỷ lệ rất ít. Năm học 2010 - 2011, có 3,2% HSSV xếp loại rèn luyện trung bình, không có loại yếu, kém. Năm 2012 - 2013, có 4,5% HSSV xếp loại rèn luyện trung bình, không có loại yếu, kém. 2.2. Thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên Với sứ mạng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên và một số tỉnh miền núi Tây Bắc, có năng lực hội nhập và phát triển theo xu hƣớng phát triển chung của toàn xã hội. Phấn đấu trở thành một trƣờng đào tạo có đẳng cấp, có uy tín ảnh hƣởng rộng, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, có năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nƣớc. Thực hiện phƣơng châm “Uy tín - Chất lƣợng đào tạo - Phục vụ nhu cầu xã hội”. Nên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên rất chú trọng đến việc cải tiến và nâng cao chất lƣợng đào tạo. 38 Theo hƣớng dẫn của công văn 1276/BGDĐT-NG của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 296/TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Đổi mới quản lý Giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012”, Tiếp tục thực hiện công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010, Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Số 7324/BGDĐTNGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013. Nhà trƣờng đã xây dựng Kế hoạch số: 302/KH-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc triển khai thực hiện chỉ thị số: 296/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 và Nghị quyết số: 05-NQ/BCSĐ của Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06/01/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; Ra Quyết định số: 301/QĐ-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đồng thời Nhà trƣờng đã xây dựng chƣơng trình hành động đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lƣợng đào tạo giai đoạn 2010 - 2012; chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng 2020; Ban hành kèm theo quyết định số: 301/QĐ-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo; (Trong nội dung Chƣơng trình hành động có nêu rõ việc lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên). Công tác lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã đƣợc Ban lãnh đạo Nhà trƣờng quan tâm và triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học 2009 - 2010. Cuối học kì I năm học 2013 - 2014, Nhà trƣờng ra Quyết định số: 199/QĐ CĐKT- KT ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên về việc Thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, năm học 2013 - 2014. Để tiến hành điều tra và khảo sát chúng tôi tiến hành phát phiếu: 20 đối với CBQL, 100 đối với giảng viên và 100 đối với sinh viên. 39 2.2.1. Đội ngũ giảng viên và sinh viên của nhà trường Trải qua 50 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng KTKT những chuyển biến, số lƣợng giảng viên ngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lƣợng, có trình độ cao cũng đƣợc tăng lên đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đào tạo của nhà trƣờng. * Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên Tính đến tháng 12 năm 2013, trƣờng có 156 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Cụ thể nhƣ sau: - Về cơ cấu: + Nam : 67 ngƣời chiếm 42,9 % + Nữ : 89 ngƣời chiếm 57,1% + Đảng viên : 81 ngƣời chiếm 51,9% + Dân tộc : 21 ngƣời chiếm 13,5% - Về trình độ chuyên môn: + Tiến sĩ: 01/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 0,6% + Thạc sĩ: 38/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 24,3 % (trong đó có 6 ngƣời đang nghiên cứu sinh) + Đại học: 94/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 60,3% (trong đó có 28 ngƣời đang học thạc sĩ) + Cao đẳng: 02/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,3% (trong đó có 02 ngƣời đang học đại học) + Trung cấp: 14/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 9,0% + Sơ cấp: 07/156 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4,5% 40 Bảng 2.2. Số lƣợng đội ngũ cán bộ, viên chức Nhà trƣờng từ năm 2008 - 2013 Cán bộ, viên chức trong toàn trƣờng Viên chức Giảng viên Tỷ lệ % phục vụ Tỷ lệ % đào tạo 78 71,6 31 28,4 Năm Tổng số 2008 109 2009 114 82 74,6 32 25,4 2010 137 96 70,1 41 29,9 2011 143 100 69,9 43 30,1 2012 154 108 70,1 46 29,9 2013 158 113 71,5 45 (Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường Cao đẳng KTKT Điện Biên) * Thống kê đội ngũ giảng viên tại các khoa Bảng 2.3. Thống kê đội ngũ giảng viên tại các khoa Giới tính Trình độ chuyên môn Số Trên Đại Đại Trình Đảng Dân TT Khoa Lƣợng Nam Nữ viên tộc học học độ khác 1 Khoa Kinh tế - Tài chính 20 8 12 4 15 1 6 1 2 Khoa Khoa học - Kỹ thuật 16 5 11 8 8 7 3 Khoa Luật - Hành chính 6 2 4 3 3 4 4 Khoa Cơ sở 17 7 10 4 13 9 4 5 Khoa Cơ Bản 16 7 9 6 10 9 1 6 Khoa Lý luận chính trị 7 1 6 3 4 5 3 (Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - Cán bộ, Trường Cao đẳng KTKT Điện Biên) * Chất lượng giáo dục - Rèn luyện đạo đức tác phong Nhìn chung đa số học sinh, sinh viên của trƣờng có ý thức rèn luyện và tu dƣỡng; có ý thức phấn đấu vƣơn lên, có tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau thể hiện ở kết quả rèn luyện khá cao. Tỷ lệ học sinh, sinh viên xếp loại rèn luyện từ khá trở lên là trên 80%. Số lƣợng HSSV xếp loại rèn luyện trung 41 bình và yếu chiếm tỷ lệ rất ít. Năm học 2010 - 2011, có 3,2% HSSV xếp loại rèn luyện trung bình, không có loại yếu, kém. Năm 2012 - 2013, có 4,5% HSSV xếp loại rèn luyện trung bình, không có loại yếu, kém. Bảng 2.4. Bảng xếp loại rèn luyện HSSV từ năm 2010 đến 2013 Xếp loại rèn luyện Tổng Năm học số Tốt SL Khá % SL % TB khá Yếu TB SL % SL % SL % 2010 - 2011 1667 213 12.8 1245 74.7 155 9.3 54 3.2 0 0,0 2011 - 2012 1781 138 7.7 1338 75.1 247 13.9 57 3.2 1 0,1 2012 - 2013 1796 109 6.0 1347 75.0 260 14.5 80 4.5 0 0.0 (Nguồn: Số liệu tổng kết phòng Quản lý HSSV trường Cao đẳng KTKT Điện Biên) - Về học lực: Kết quả học lực của học sinh, sinh viên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên từ năm 2010 đến năm 2013: Nhìn chung đa số học sinh, sinh viên của trƣờng có ý thức học tập; có ý thức phấn đấu trong học tập. Tổng cộng có 5244 học sinh, sinh viên. Trong đó xếp loại giỏi có 43 HSSV, chiếm 0,8%; xếp loại khá có 721 HSSV, chiếm 13,7%; xếp loại trung bình khá có 3169 HSSV, chiếm 60,4%; xếp loại trung bình có 1257 HSSV, chiếm 23,9%; xếp loại yếu có 48 HSSV, chiếm 0,9%; xếp loại kém có 6 HSSV, chiếm 0,1%. Bảng 2.5. Bảng xếp loại kết quả học tập HSSV từ năm 2010 đến 2013 Xếp loại kết quả học tập Tổng Năm học số Giỏi Khá HSSV SL % SL % TB khá SL % TB SL % Yếu Kém SL % SL % 2010 - 2011 1667 12 0.7 261 15.7 1000 59,9 386 23.2 5 0.3 3 0.2 2011 - 2012 1781 22 1.2 247 13.8 1118 62.8 386 21.7 7 0.4 1 0.1 0.5 213 11.9 1051 58.5 485 27.0 36 2.0 2 0.1 2012 - 2013 1796 9 (Nguồn: Số liệu tổng kết phòng ĐT-HN, TVVL trường Cao đẳng KTKT Điện Biên) 42 2.2.2. Đội ngũ tham gia công tác lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng giáo dục đƣợc thành lập theo Quyết định số 1134/QĐ- UBND ngày 10 tháng 7 năm 2009 của ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, về việc kiện toàn tổ chức bộ máy trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Phòng đƣợc biên chế 04 cán bộ, viên chức trong đó: có 01 trƣởng phòng, 01 phó phòng và 02 cán bộ viên chức làm công tác thanh tra và đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Về trình độ: Thạc sỹ: 01, Đại học: 03 (đang học thạc sỹ: 02). Song bên cạnh đó số lƣợng cán bộ này vừa làm công tác Thanh tra vừa làm công tác Kiểm định nên gặp nhiều khó khăn, có sự chồng chéo trong quản lí và thực hiện nhiệm vụ. Phòng có chức năng và nhiệm vụ là: Tham mƣu giúp Hiệu trƣởng tổ chức quản lý và thực hiện công tác thanh tra và đảm bảo chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. * Công tác thanh tra - Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục trong nhà trƣờng. - Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi, cấp văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng. - Thanh tra công tác thi hết học phần, tốt nghiệp, tuyển sinh. - Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, thuộc các lĩnh vực giáo dục trong nhà trƣờng theo quy định của pháp luật. - Thực hiện việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng. * Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục - Giám sát, kiểm tra việc tổ chức, xét duyệt hồ sơ, tuyển sinh của các lớp học, khóa học. - Triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo chất lƣợng giáo dục theo chƣơng trình của nhà trƣờng và của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 43 - Thực hiện công tác kiểm định chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng. Để khảo sát về thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi, chúng tôi sử dụng phát phiếu, thu phiếu và xử lí theo cách tính điểm trung bình mức độ thực hiện và xếp thứ bậc từ thấp đến cao, theo thang điếm sau: + 3 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Tốt" + 2 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Khá" + 1 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Trung bình" Kết quả thu về đƣợc trình bày ở bảng 2.6 dƣới đây. Bảng 2.6. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi Mức độ đánh giá Nội dung Stt Tốt SL % Khá Điểm Thứ TB SL % SL % TB bậc 1 Phẩm chất đạo đức 120 100 0 0 0 0 3,0 1 2 Trình độ chuyên môn 82 68.3 0 0 38 31.7 2.4 4 7.5 108 90 3 2.5 2.1 5 15 12.5 2.5 3 5 4.2 2.8 2 3 4 5 Khả năng tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu Kĩ năng giao tiếp khi lấy thông tin phản hồi từ sinh viên Ý thức trách nhiệm trong công tác lấy ý kiến phản hồi 9 75 62.5 30 25 100 83.3 15 12.5 Theo số liệu ở bảng 2.6 sự đánh giá này chỉ là định tính song cũng tƣơng đối khách qua và trung thực. Nói chung đội ngũ làm công tác lấy thông tin phản hồi đều có phẩm chất đạo đức tốt (100%), xếp bậc 1. Ý thức trách nhiệm trong công tác lấy ý kiến phản hồi (88.3%) xếp bậc 2, song trong hoạt động lấy thông tin phản hồi còn bộc lộ nhiều hạn chế do đội ngũ làm công tác Kiểm định chất lƣợng chƣa đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng nghiệp vụ, nhất là trình độ chuyên môn mức độ đánh giá trung bình khá cao (31.7) xếp thứ 4, trong kĩ năng tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu không đƣợc đánh giá cao xếp ở thứ bậc thấp nhất. 44 2.2.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học * Đối với CBQL: Chúng tôi sử dụng câu hỏi với 5 lựa chọn "Đồng chí cho biết ý kiến đối với việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học". Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 70% (14 phiếu) CBQL cho rằng việc lấy thông tin phản hồi là rất cần thiết và tích cực tham gia hoạt động quản lí công tác lấy thông tin phản hồi, 20% (4 phiếu) là cần thiết, 10% (2 phiếu) là bình thƣờng* Đối với giảng viên: Để khảo sát về nhận thức của giảng viên đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, chúng tôi sử dụng 6 câu hỏi "Thầy (cô) cho biết ý kiến đối với việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học". Chúng tôi sử dụng phát phiếu, thu phiếu và xử lí theo cách tính điểm trung bình mức độ thực hiện và xếp thứ bậc từ thấp đến cao, theo thang điểm sau: + 3 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Đồng ý" + 2 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Phân vân" + 1 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Không phân vân" Bảng 2.7. Kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên đối với việc lấy thông tin phản hồi Stt 1 2 3 4 5 6 Nội dung Sinh viên đƣợc nói lên suy nghĩ của mình Sinh viên đƣợc bày tỏ mong muốn của mình đối với giảng viên Có thể giúp giảng viên điều chỉnh sai sót trong giảng dạy Giúp giảng viên cải tiến việc giảng dạy Sinh viên thấy mình đƣợc tôn trọng Nâng cao chất lƣợng dạy học Mức độ đánh giá Không Điểm Thứ Đồng ý Phân vân đồng ý TB bậc SL % SL % SL % 50 50 45 45 5 5 2.4 5 76 76 22 22 2 2 2.7 2 55 55 39 39 6 6 2.5 4 79 79 19 19 2 2 2.8 1 46 65 46 65 44 32 44 32 10 3 10 3 2.3 2.6 5 3 45 Hầu hết giảng viên hài lòng và đồng ý về sự cần thiết của công tác lấy thông tin phản hồi với trên (64% - 79%). Giúp giảng viên cải tiến việc giảng dạy đƣợc giảng viên đánh giá cao nhất thể hiện ở xếp bậc 1. Điều đó chứng tỏ rằng phần lớn giảng viên cho rằng: Việc lấy thông tin phản hồi giúp họ có thể biết đƣợc những hạn chế và điều chỉnh phƣơng pháp trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó còn một số giảng viên phân vân và không đồng ý cho rằng công tác này không giúp họ cải tiến đƣợc phƣơng pháp cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng giảng dạy, tuy nhiên tỉ lệ này là rất nhỏ (2% - 3%). * Đối với sinh viên: Chúng tôi sử dụng 6 câu hỏi đánh giá theo các mức độ. “Em cho biết ý kiến đối với việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học”. Thu đƣợc kết quả trình bày ở bảng 2.8. Bảng 2.8. Kết quả điều tra ý kiến của sinh viên đối với việc lấy thông tin phản hồi Nội dung Stt 1 Sinh viên đƣợc nói lên suy Mức độ đánh giá Không Điểm Thứ Đồng ý Phân vân đồng ý TB bậc SL % SL % SL % 88 88 12 12 0 0 2.9 1 2 muốn của mình đối với 80 80 20 20 0 0 2.8 2 55 46 40 40 5 5 2.5 5 55 55 39 39 6 6 2.5 5 76 76 22 22 2 2 2.7 3 65 65 32 32 3 3 2.6 4 nghĩ của mình Sinh viên đƣợc bày tỏ mong giảng viên 3 4 5 Có thể giúp giảng viên điều chỉnh sai sót trong giảng dạy Giúp giảng viên cải tiến việc giảng dạy Sinh viên thấy mình đƣợc tôn trọng 6 Nâng cao chất lƣợng dạy học 46 Theo số liệu ở bảng trên ta thấy ở tất cả các câu hỏi, tỉ lệ sinh viên đồng ý với việc lấy thông tin phản hồi là rất cao từ (65% - 88%), ở câu 1 sinh viên đƣợc nói lên suy nghĩ của mình (88%) xếp bậc 1 và sinh viên đƣợc bày tỏ mong muốn của mình đối với giảng viên (80%) xếp bậc 2, một số học sinh cho rằng qua hoạt động lấy thông tin phản hồi giảng viên vẫn không thay đổi tuy nhiên vẫn còn một số sinh viên còn phân vân khi trả lời câu hỏi. Tóm lại: Dựa vào số liệu thống kê trên cho thấy CBQL, giảng viên, sinh viên đều cho rằng hoạt động lấy thông tin phản hồi là cần thiết. Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu của đề tài là lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học có ƣu điểm là đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của CBQL, giảng viên, sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn một số giảng viên đánh giá thấp ý nghĩa của công tác này. 2.3. Thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên Với sứ mạng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên và một số tỉnh miền núi Tây Bắc, có năng lực hội nhập và phát triển theo xu hƣớng phát triển chung của toàn xã hội. Phấn đấu trở thành một trƣờng đào tạo có đẳng cấp, có uy tín ảnh hƣởng rộng, đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lƣợng cao, có năng lực cạnh tranh trong khu vực và cả nƣớc. Thực hiện phƣơng châm “Uy tín - Chất lƣợng đào tạo - Phục vụ nhu cầu xã hội”. Nên trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên rất chú trọng đến việc cải tiến và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Theo hƣớng dẫn của công văn 1276/BGDĐT-NG của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 296/TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Đổi mới quản lý Giáo dục Đại học giai đoạn 2010-2012”, Tiếp tục thực hiện công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010, Căn cứ Luật Giáo dục Đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Số 7324/BGDĐTNGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013. Nhà trƣờng đã xây dựng Kế hoạch 47 số: 302/KH-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc triển khai thực hiện chỉ thị số: 296/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 và Nghị quyết số: 05-NQ/BCSĐ của Ban cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 06/01/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; Ra Quyết định số: 301/QĐ-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Đồng thời Nhà trƣờng đã xây dựng chƣơng trình hành động đổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lƣợng đào tạo giai đoạn 2010 - 2012; chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2011 - 2015, đinh hƣớng 2020; Ban hành kèm theo quyết định số: 301/QĐ-CĐKTKT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc thành lập Ban chỉ đạo về đổi mới quản lý và nâng cao chất lƣợng đào tạo; (Trong nội dung Chƣơng trình hành động có nêu rõ việc lấy ý kiến phản hồi của ngƣời học để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên). Công tác lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên đã đƣợc Ban lãnh đạo Nhà trƣờng quan tâm và triển khai thực hiện bắt đầu từ năm học 2009 - 2010. Cuối học kì I năm học 2013 -2014, Nhà trƣờng ra Quyết định số: 199/QĐ CĐKT - KT ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên về việc Thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên, năm học 2013 -2014. Chúng tôi sử dụng công cụ khảo sát nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu để khảo sát trên 20 CBQL, 100 giảng viên và 100 sinh viên, thu phiếu và xử lí theo cách tính điểm trung bình mức độ thực hiện và xếp thứ bậc từ thấp đến cao cho các tất cả các nội dung trong phiếu điều tra về thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuận Điện Biên, theo thang điểm sau: 48 + 3 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Tốt" + 2 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Khá" + 1 điểm: Nếu ngƣời trả lời chọn ô "Trung bình" 2.3.1. Công tác lập kế hoạch hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Chúng tôi đã đƣa ra 4 câu hỏi dành cho CBQL, giảng viên để khảo sát thực trạng lập kế hoạch hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học và thu về kết quả theo bảng 2.9 và 2.10 dƣới đây. Bảng 2.9. Mức độ thực hiện của CBQL đối với công tác lập kế hoạch Thực hiện Stt Nội dung Có Mức độ thực hiện Không Tốt Khá Điểm Thứ TB bậc TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 2 3 4 Ban giám hiệu có chỉ đạo cho phòng Thanh tra và ĐBCLGD xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc đƣa ra bàn bạc và góp ý công khai trong các cuộc họp Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc phổ biến nhƣ một văn bản chính thức của nhà trƣờng Công tác chỉ đạo, phân công của lãnh đạo nhà trƣờng về công tác quản lý lấy ý kiến đƣợc thực hiện quán triệt và xuyên suốt 20 100 0 0 17 85 3 15 0 0 2.9 1 19 95 1 5 16 80 4 20 0 0 2.8 2 20 100 0 0 15 75 5 25 0 0 2,7 3 2 10 13 65 7 35 0 0 2.6 4 18 90 49 Qua bảng 2.9 ta thấy tỉ lệ Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo phòng Thanh tra và ĐBCLGD xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên và Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc phổ biến nhƣ một văn bản chính thức của nhà trƣờng đƣợc đánh giá là có thực hiện với tỉ lệ là (100%) xếp bậc 1. Theo CBQL, nhà trƣờng chỉ đạo Phòng Thanh tra và ĐBCLGD xây dựng kế hoạch lấy thông tin phản hồi, kế hoạch này đƣợc bàn bạc và góp ý rộng rãi trong các cuộc họp và đƣợc phổ biến nhƣ văn bản chính thức (85%). Tất cả những hoạt động này đƣợc đánh giá ở mức độ tốt, khá (75% - 80%). Tỉ lệ về mức độ thực hiện đối với nội dung công tác chỉ đạo, phân công của lãnh đạo nhà trƣờng về công tác quản lý lấy ý kiến đƣợc thực hiện quán triệt và xuyên suốt, đƣợc đánh giá ở mức độ rất cao tỉ lệ này là 95%. Bảng 2.10. Mức độ thực hiện của giảng viên đối với công tác lập kế hoạch Thực hiện Stt Nội dung Mức độ thực hiện Có Không Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % Điểm Thứ TB bậc Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc đƣa 1 100 100 ra bàn bạc và góp ý công khai trong các cuộc họp 0 70 70 30 30 0 0 2.7 3 Lập kế hoạch cho 2 việc lấy thông tin 85 85 phản hồi 15 15 89 89 11 11 0 0 2.9 1 Phổ biến nhƣ một văn bản 3 65 65 chính thức của nhà trƣờng 45 45 86 86 14 14 0 0 2.8 2 Tổ chức thực hiện 4 kế hoạch lấy thông 100 100 tin phản hồi 0 7 7 2.6 4 0 0 50 65 65 35 35 Theo 80% giảng viên cho rằng nhà trƣờng có phổ biến nhƣ văn bản chính thức, tuy nhiên mức độ thực hiện đƣa kế hoạch ra bàn bạc trong các cuộc họp chƣa thật hiệu quả (30%), mức độ thực hiện kế hoạch đƣợc đánh giá ở mức trung bình. Tóm lại: Cả CBQL và giảng viên đều cho rằng nhà trƣờng có xây dựng kế hoạch lấy thông tin phản hồi, nhƣng mức độ thực hiện các công kế hoạch lại không đƣợc đánh giá cao. 2.3.2. Hình thức tổ chức thực hiện việc lấy thông tin phản hồi Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đƣa ra 07 câu hỏi dành cho CBQL và giảng viên, 04 câu hỏi dành cho sinh viên để khảo sát thực trạng hình thức tổ chức thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. * Đối với CBQL, giảng viên Qua kết quả phát phiếu khảo sát điều tra thu đƣợc tỉ lệ giữa 07 lựa chọn nhƣ sau: Tỉ lệ của câu hỏi 1 là 0% vì thực tế nhà trƣờng chƣa triển khai lấy thông tin của sinh viên qua mạng. 100% là tỉ lệ của câu hỏi 2 vì đây là hình thức tổ chức mà trong những năm qua nhà trƣờng đã thực hiện. 95% là sự lựa chọn của CBQL, giảng viên cho câu hỏi số 4 vì thời gian, thời điểm triển khai công tác lấy thông tin chủ yếu là sau khi thi kết thúc môn học, 1 số môn thì lấy thông tin khi giảng viên giảng dạy gần xong. 68% là tỉ lệ của câu hỏi 5 vì do điều kiện thực tế nhà trƣờng nên kinh phí dành cho công tác này là rất ít. 73% công tác tập huấn cho cán bộ triển khai chủ yếu lồng ghép qua các buổi họp giáo viên chủ nhiệm, nên hiệu quả của công tác này chƣa cao. 80% là sự lựa chọn của CBQL, giảng viên đối với câu hỏi thứ 7, về cơ chế giám sát, quản lí chƣa thƣờng xuyên, nhà trƣờng chỉ đạo phòng Thanh tra và ĐBCLGD trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện công tác lấy thông tin phản hồi cũng nhƣ việc tổng hợp, phân tích và viết báo cáo. 51 * Đối với sinh viên Chúng tôi đƣa ra 4 câu hỏi để khảo sát việc thực hiện và mức độ thực hiện của sinh viên đối với hình thức tổ chức thực hiện, kết quả khảo sát thu đƣợc thể hiện qua bảng 2.11 nhƣ sau: Bảng 2.11. Mức độ thực hiện của sinh viên đối với hình thức tổ chức thực hiện Thực hiện Có Không Nội dung Stt Mức độ thực hiện Tốt Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nhà trƣờng lấy ý kiến sinh viên qua mạng 0 0 0 0 Điểm Thứ TB bậc 0 0 0 0 0 0 0 2 100 100 0 0 89 89 11 11 0 0 2.8 1 Nhà trƣờng cử cán bộ 2 xuống tận lớp sinh viên để phát phiếu lấy ý kiến 3 Phỏng vấn từng sinh viên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 Phỏng vấn đại diện tập thể sinh viên trả 4 lời phiếu hỏi trƣớc khi nhà trƣờng tiến hành triển khai công tác lấy ý kiến Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% sinh viên đều lựa chọn nội dung câu hỏi số 2, vì thực tế trong quá trình tiến hành lấy thông tin phản hồi, cán bộ xuống tận lớp sinh viên để phát phiếu lấy thông tin phản hồi. 2.3.3. Chất lượng phiếu hỏi hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học Nhằm điều tra ý kiến của chúng tôi đƣa ra chúng tôi đƣa ra 04 câu hỏi đối với CBQL và giảng viên, 03 câu đối với sinh viên. Kết quả thu về đƣợc thống kê ở bảng 2.12 và 2.13 nhƣ sau: 52 Bảng 2.12. Ý kiến của CBQL, giảng viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm Thứ Có Không Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung Stt Nội dung câu hỏi phiếu hỏi phản 1 ánh toàn diện hoạt động giảng dạy của 120 100 0 0 100 120 100 0 0 83 20 17 0 0 2.8 1 52 43,3 63 52,6 5 4,1 2.3 3 2.6 2 65 54.2 55 45.8 1.6 4 giảng viên trên lớp 2 3 Nội dung câu hỏi rõ ràng mạch lạc Nội dung các câu hỏi dễ trả lời 0 0 0 0 67 55,8 53 44,2 0 0 0 0 0 0 0 Hình thức phiếu hỏi 4 thuận việc khoa học lợi cho thống kê 0 phân tích Qua bảng 2.12 ta thấy hình thức và nội dung của phiếu đƣợc xếp ở thứ bậc thấp nhất có điểm trung bình thấp (45,8%) xếp bậc 4, cho thấy phiếu hỏi chƣa thực sự khoa học, cách thức tiến hành lấy ý kiến chƣa hiệu quả rất khó cho việc tổng hợp, cách xử lý số liệu còn mang tính thủ công, việc khái quát đánh giá cả khoa và toàn trƣờng gặp khó khăn. Mặc dù mẫu phiếu cũng bao quát đƣợc các nội dung chính của hoạt động giảng dạy, nhƣng chỉ đƣợc 83% CBQL, giảng viên đánh giá ở mức khá tuy nhiên thiết kế theo thang nhị phân (đúng - sai) vì vậy mức độ chính xác của kết quả không cao, khó khăn trong việc tổng hợp định lƣợng. 53 Bảng 2.13. Thống kê ý kiến của sinh viên về chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi Thực hiện Mức độ thực hiện Nội dung Stt Có Tốt Không Khá Điểm Thứ TB bậc TB SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung câu hỏi phiếu hỏi phản ánh toàn diện 1 100 100 0 hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp 2 3 Nội dung câu hỏi rõ ràng mạch lạc Nội dung các câu hỏi dễ trả lời 0 45 45 50 50 5 5 2.8 1 100 100 0 0 50 50 35 35 8 8 2.3 3 100 100 0 0 75 75 25 25 0 0 2.6 2 Dựa vào bảng số liệu 2.13 ta thấy có (45%) xếp bậc 1 sinh viên đều nhận xét, nội dung câu hỏi chƣa phản ánh đƣợc toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên. Qua kết quả điều tra có 75% sinh viên cho rằng nội dung trả lời các câu hỏi dễ trả lời vì thực tế phiếu hỏi chỉ có 02 cách trả lời là "Có" và "Không" xếp bậc 2. Nội dung câu hỏi không rõ ràng, các ý của từng câu khó hiểu, còn chung chung, chiếm tỉ lệ trung bình (8%) xếp bậc 3. 2.3.4. Công tác xử lí số liệu lấy thông tin phản hồi Tƣơng tự với nội dung khảo sát trên, chúng tôi đã xây dựng 05 lựa chọn dành cho CBQL và giảng viên để khảo sát về cách xử lí số liệu lấy thông tin phản hồi. Qua kết quả khảo sát và dựa vào tình hình thực tế của nhà trƣờng hiện nay, 100% CBQL và giảng viên đều lựa chọn câu trả lời thứ 2 là giao cho phòng Thanh tra và ĐBCLGD tổng hợp và viết báo cáo. 54 2.3.5. Nên sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi như thế nào Khi tìm hiểu tác động của hoạt động thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đến việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên, sinh viên, CBQL chúng tôi thấy rằng việc sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi nhƣ thế nào có tác động mạnh mẽ đến hoạt động giảng dạy của giảng viên nói chung và tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên nói riêng. Bản thân việc triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học đã tác động ít nhiều đến hoạt động của giảng dạy của giảng viên song việc sử dụng kết quả sau khi lấy thông tin phản hồii từ phía ngƣời học có giá trị quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng hoạt động giảng dạy. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã xây dựng câu hỏi dành cho CBQL và giảng viên để khảo sát thực trạng về việc nên sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên nhƣ thế nào? Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ CBQL, giảng viên đồng ý hoàn toàn với kết quả đƣợc thông báo riêng cho từng giảng viên đƣợc đánh giá để rút kinh nghiệm 100%. Tỉ lệ CBQL, giảng viên đồng ý lấy ý kiến thông tin phản hồi của sinh viên làm căn cứ để xếp loại bình xét thi đua là 90%, nhƣ vậy khi kết quả lấy thông tin phản hồi trở thành một tiêu chí để làm căn cứ xếp loại thi đua sẽ là một trong những động lực để giảng viên phấn đấu, khuyến khích giảng viên thi đua giảng dạy tốt hơn. Tỉ lệ CBQL, giảng viên hoàn toàn đồng ý rằng kết quả phản hồi đƣợc công bố công khai cho giảng viên toàn trƣờng và cho toàn thể sinh viên 88%. Nhƣ vậy ta thấy việc công khai kết quả lấy thông tin phản hồi là cần thiết để cả sinh viên và giảng viên cùng biết, hoạt động này vừa đảm bảo quyền lợi dân chủ cho sinh viên (ngƣời học đƣợc tôn trọng) và giảng viên vừa tác động đến hoạt động giảng dạy của giảng viên. 55 2.3.6. Tác động của hoạt động lấy thông tin phản hồi đến giảng dạy của giảng viên Tƣơng tự với nội dung khảo sát trên, chúng tôi đã xây dựng 05 lựa chọn dành cho CBQL và giảng viên để khảo sát sự tác động của hoạt động lấy thông tin pản hồi đến giảng dạy của giảng viên. Qua kết quả thống kê có 89% CBQL và giảng viên đều lựa chọn trả lời (câu 2,4) và nhận xét việc lấy thông tin phản hồi có ảnh hƣởng đến việc giảng dạy và là kênh thông tin quan trọng để giảng viên cố gắng điều chỉnh để giảng dạy tốt hơn. Đồng thời, bằng việc lấy thông tin phản hồi sẽ tăng cƣờng tinh thần trách nhiệm của mình và quan tâm đến sinh viên nhiều hơn tỉ lệ này là 65,8%. Có rất ít giảng viên cho rằng hoạt động này không ảnh hƣởng gì đến giảng dạy. 57% cho rằng việc lấy thông tin phản hồi sẽ làm cho giảng viên cảm thấy không thoải mái. 2.4. Đánh giá thực trạng hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học 2.4.1. Ưu điểm Hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, là hoạt động khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó khi thực hiện công tác này các trƣờng không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình lập kế hoach, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đặc biệt việc sử sụng kết quả khảo sát sao cho hiệu quả. Đây là thực trạng chung cho các trƣờng Đại học, Cao đẳng lớn. Tuy nhiên bên cạnh những lí do về bối cảnh đó không thể phủ nhận các thành viên trong trƣờng đã rất tích cực hƣởng ứng công việc này với những thuận lợi sau: Việc chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo nhà trƣờng cũng nhƣ sự tích cực tham gia của các thành viên đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên. Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong nhà trƣờng, đặc biệt vai trò tích cực của các viên chức phòng Thanh tra và ĐBCLGD nhà trƣờng. 56 Giảng viên ngày càng chấp nhận hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên, đây là một quan điểm tiến bộ đối với công tác đào tạo của nhà trƣờng. Sự tham gia tích cực của các sinh viên. 2.4.2. Nguyên nhân Khi thực hiện khảo sát, bên cạnh những thuận lợi hay điểm mạnh nêu trên, đề tài còn nhận đƣợc những đóng góp về nguyên nhân của những hạn chế mà nhà trƣờng đang gặp phải trong việc quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học bao gồm: - Thiếu kinh nghiệm quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi, từ đó dẫn đến việc thiếu các quy trình hay quy định hƣớng dẫn cán bộ quản lí. - Thiếu đội ngũ chuyên gia để thực hiện các hoạt động nhƣ thiết kế phiếu điều tra, tƣ vấn, tập huấn cho cán bộ quản lí, giảng viên, học sinh, xử lí số liệu, tham mƣu cho Ban giám hiệu và các Trƣởng khoa cách sử dụng kết quả thu thập ý kiến của sinh viên. - Kinh phí thực hiện chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức để xây dựng cơ sở hạ tầng (nhƣ: mua sắm trang thiết bị máy móc...) chi trả chế độ cho cán bộ viên chức tham gia hoạt động này. - Số lƣợng sinh viên tham gia đóng góp ý kiến chƣa nhiều. Kết luận Chƣơng 2 Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và trong quá trình điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho CBQL, giảng viên, sinh viên chúng tôi đã thu đƣợc các kết quả liên quan đến 2 số nội dung chính: Một là Ý kiến đánh giá, đa số CBQL, giảng viên cho rằng hoạt động lấy thông tin phản hồi là rất cần thiết và đều có thái độ ủng hộ và tích cực tham gia, mong nhà trƣờng trong thời gian tới sẽ đổi mới hình thức tổ chức thực hiện, cách xử lí số liệu và sử dụng kết quả phù hợp và triển khai và tập huấn cho cán 57 bộ trực tiếp làm công tác này, để nâng cao hơn nữa chất lƣợng hoạt động lấy thông tin phản hồi. Nội dung thứ 2 liên quan đến thực trạng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi nhƣ: Công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, hình thức tổ chức thực hiện, cách xử lí số liệu, sử dụng kết quả và tác động của hoạt động lấy thông tin phản hồi, chất lƣợng phiếu hỏi bên cạnh đó là những yếu tố ảnh hƣởng với kết quả cho thấy đa số CBQL đồng ý rằng Ban giám hiệu có chỉ đạo trực tiếp cho phòng Thanh tra và ĐBCLGD xây dựng kế hoạch lấy thông tin phản hồi, tuy nhiên vẫn còn một số giảng viên cho rằng kế hoạch đƣợc đƣa ra bàn bạc công khai trong các cuộc họp nhƣng công tác phổ biến kế hoạch vẫn chƣa thật sự đƣợc tốt. Nhà trƣờng có chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi nhƣ thiết kế phiếu hỏi, sử dụng kinh phí hiệu quả tập huấn phổ biến thông tin... cũng không đƣợc đánh giá cao. Sau khi thu thập ý liến của sinh viên, phòng Thanh tra và ĐBCLGD có tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả và kết quả này đƣợc CBQL, giảng viên rất quan tâm, tuy nhiên việc tổng hợp còn mang tính thủ công vì hình thức và nội dung của mẫu phiếu cũng bao quát đƣợc các nội dung chính của hoạt động giảng dạy, tuy nhiên thiết kế theo thang nhị phân (đúng - sai) vì vậy mức độ chính xác của kết quả không cao, khó khăn trong việc tổng hợp định lƣợng. Cách xử lý số liệu chỉ cho ra kết quả đơn lẻ từng cá nhân, mang tính định tính là chính. Ngoài ra cũng ảnh hƣởng rất mạnh đến hoạt động lấy thông tin phản hồi. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tổng kết đƣợc một số thuận lợi và khó khăn chung đối với hoạt động lấy thông thông tin phản hồi về giảng giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Những thuận lợi đó bao gồm: Sự quan tâm của cấp lãnh đạo nhà trƣờng, sự ủng hộ nhiệt tình của CBQL, giảng viên, sinh viên và sự tích cực của làm việc của các cán bộ làm việc tại phòng Thanh tra và ĐBCLGD. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động lấy thông tin phản hồi còn gặp khá nhiều khó khăn nhƣ: Số lƣợng sinh viên tham gia khảo sát chƣa nhiều, ý kiến đóng góp của các em còn chung chung, chƣa thật sự khách quan. 58 Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG LẤY THÔNG TIN PHẢN HỒI VỀ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TỪ PHÍA NGƢỜI HỌC Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc kế thừa và phát triển của các biện pháp Quản lí phải dựa trên những yếu tố đã có sẵn ở các cơ sở bồi dƣỡng hiện nay, cái mới sẽ kế thừa và phát huy những tinh hoa, những yếu tố tích cực của cái cũ và nâng cao hơn một bƣớc về chất. Có sự định hƣớng rõ ràng về mục tiêu phát triển chung của toàn nhà trƣờng. Mọi hoạt động của đội ngũ cán bộ trong nhà trƣờng ở tất cả các cƣơng vị đều không nằm ngoài sự hƣớng tới mục tiêu chung cao nhất của nhà trƣờng. Mọi quyết định và hành vi đều đƣợc điều chỉnh bởi các quy tắc và quy chế một cách khách quan. Không có sự can dự của tình cảm cá nhân. Trong quá trình cải tiến công tác quản lý, đề tài muốn khẳng định lại những giá trị đã xây dựng đƣợc của đội ngũ CBQL của nhà trƣờng. Với tƣ cách là cán bộ trực tiếp tham gia công tác lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, đƣợc đào tạo về chuyên môn quản lý giáo dục, tác giả cũng xin mạnh dạn áp dụng những kiến thức mới đƣợc trang bị của mình để hoàn thiện hơn những hoạt động thực tiễn của đơn vị. Đề tài không phủ định hoàn toàn những giá trị của công tác quản lý hiện tại. Những biện pháp đề xuất trong đề tài chỉ nhằm thay đổi những mắt xích chƣa đƣợc của công tác quản lý quá trình hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học hiện tại ở nhà trƣờng. Chính vì vậy, trƣớc khi đƣa ra các biện pháp cải tiến tác giả cũng xin đƣợc kế thừa những kết quả đã có của công tác quản lý. Coi đó nhƣ là một trong những giá trị mang tính chất truyền thống, mang nét văn hóa của nhà trƣờng cần phải phát huy trong bƣớc tiếp theo của sự hội nhập và phát triển này. 59 3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ Có thể nói công tác quản lý quá trình hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học một nhà trƣờng có rất nhiều nội dung. Cải tiến từng nội dung phải tính tới toàn bộ quá trình đào tạo của các hệ đào tạo, phải đặt mục tiêu tổng thể của cả quá trình lên trên. Gắn từng biện pháp cụ thể với hiệu quả của toàn bộ hệ thống. Chính vì vậy mà một trong những tiêu chuẩn hàng đầu để xây dựng các biện pháp đó là tính đồng bộ. Đảm bảo rằng cải tiến công tác quản lý quá trình hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học là cải tiến đồng bộ ở nhiều chức năng của công tác này. Sự góp sức cả về mặt trí tuệ, công sức lẫn của cải vật chất ở tất cả các khía cạnh cần thiết có sự đầu tƣ đổi mới. Bài học thực tế về thực hiện cải cách, cải tiến có rất nhiều. Kinh nghiệm rút ra là phải có sự cố gắng, sự thay đổi đủ sức mới có thể tạo ra một chất lƣợng cao hơn. Nếu không, rõ ràng công sức của cải đầu tƣ chỉ mang tính chắp vá, vụn vặt mà vấn đề đặt ra lại không đƣợc giải quyết. Các biện pháp đề xuất trong đề tài lấy cơ sở từ những đánh giá, nhìn nhận kỹ lƣỡng, tỉ mỉ về thực trạng công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Từ đó sẽ đề xuất một phƣơng án tổng thể đảm bảo đủ sức nâng chất lƣợng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học lên một tầm cao mới cho đúng với chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng. 3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống và khoa học Tính hệ thống khẳng định tất cả các biện pháp đề xuất đều hƣớng tới giá trị chung nhằm nâng cao chất lƣợng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Từng biện pháp cụ thể không hề mâu thuẫn với nhau. Ngƣợc lại, chúng có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau tạo nên diện mạo mới cho cả quá trình quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Thực hiện biện pháp này đồng thời 60 cũng là cơ sở, điều kiện để thực hiện biện pháp khác. Tuyệt đối không có trƣờng hợp thực hiện biện pháp này lại gây cản trở tới quá trình tiến hành các biện pháp khác. Các biện pháp đƣợc đề xuất tuân theo một trật tự nhất định từ rất cần thiết đến cần thiết, rất khả thi đến khả thi. Sự khoa học của các biện pháp đảm bảo rằng các biện pháp là chắt lọc nhất, ƣu việt nhất để tạo ra một chất lƣợng cao nhất với điều kiện hiện có. Các biện pháp tuy đồng bộ; hệ thống nhƣng phải mang tính khoa học: không thừa, không lãng phí, cũng không thiếu hụt. 3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn Các biện pháp đề xuất nảy sinh từ chính những tồn tại, những mâu thuẫn cần tháo ngỡ trong thực tiễn quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngƣời quản lý, không sao chép, không dập khuôn theo bất kỳ một mô hình cải tiến sẵn có nào khác. Có chăng đó chỉ là sự tham khảo, đúc rút kinh nghiệm từ các Trƣờng Đại học, Cao Đẳng lớn khác. Nhƣng những bài học để áp dụng đƣợc cũng phải có cách nhìn nhận và đánh giá theo điều kiện thực tại của nhà trƣờng. Chính vì vậy mà các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất có thể cũng đề cập đến những vấn đề quen thuộc trong quá trình cải tiến công tác quản lý giáo dục. Song tại thời điểm hiện tại, với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng nó lại đƣợc nhấn mạnh ở những đặc điểm riêng khác biệt. 3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi Các biện pháp đề xuất ngoài mang tính thực tiễn cao còn phải đảm bảo tính khả thi để thực hiện đƣợc. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Khi đề xuất ra các biện pháp đó phải tính cả những nguồn lực để thực hiện nó: Điều kiện về con ngƣời, điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, v.v.. Có thể có những biện pháp khác nghe có vẻ đơn giản hơn, ngắn gọn hơn về mặt lý thuyết. Nhƣng cũng phải lƣu ý rằng, trong hoàn cảnh hiện tại của 61 trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, không thể đi theo cái lối thẳng ấy đƣợc. "Đƣờng thẳng bao giờ cũng là đƣờng ngắn nhất". Chân lý ấy đúng nhƣng còn có một chân lý khác đúng hơn đó là: "Đƣờng thẳng bao giờ cũng là đƣờng khó đi". Muốn đi đƣợc đƣờng thẳng đòi hỏi phải có một nguồn lực đủ lớn về tất cả các phƣơng diện. Vì vậy trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên phải tự tạo cho mình những bƣớc đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng để có thể đến đƣợc cái đích cần đến. Trên đây là những nguyên tắc mà chúng tôi tuân theo khi xây dựng các biện pháp quản lý. Những nguyên tắc này giống nhƣ các mặt của khối đa diện, phức tạp; của quá trình xây dựng nên các biện pháp quản lý. Nhờ có những nguyên tắc này mà các biện pháp đề xuất đều mang tính hiệu quả và thiết thực tối đa trong quá trình nâng cao chất lƣợng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy từ ngƣời học trong thời điểm hiện nay. 3.2. Biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học Dựa trên phân tích nguyên nhân của thực trạng nhƣ đã trình bày ở trên, chúng tôi đề ra các nhóm biện pháp nhằm góp phần cải tiến hoạt động quản lí lấy thông tin phản tin phản hồi về giảng dạy từ phía ngƣời học tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên nhƣ sau: 3.2.1. Nâng cao trách nhiệm cho CBQL, giảng viên, sinh viên và cán bộ làm công tác ĐBCLGD về hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía người học * Mục tiêu của biện pháp Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, giảng viên, sinh viên và cán bộ về công tác đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục toàn trƣờng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác lấy thông tin phản hồi. Từ đó hình thành ý thức và hành động hợp tác, khẩn trƣơng xây dựng nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đánh giá và kiểm định 62 chất lƣợng giáo dục cho CBQL của các nhà trƣờng chủ động đề xuất đƣa các nội dung về công tác đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục vào chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi giảng viên, sinh viên và cán bộ, đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục tƣơng ứng với vị trí công tác của mình. Từ nhận thức đúng, các CBQL, giảng viên, sinh viên, cán bộ làm công tác ĐBCLGD sẽ coi trọng hơn công tác lấy thông tin phản hồi. Chủ động hợp tác với bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi, để hoạt động lấy thông tin phản hồi sẽ luôn là ngƣời bạn đồng hành trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. * Nội dung và cách tiến hành Cập nhật, tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho CBQL, giảng viên, sinh viên, những thông tin, kiến thức về hoạt động lấy thông tin phản hồi trong quản lí giáo dục hiện nay: + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định chất lƣợng giáo dục. Thông qua các buổi thảo luận, việc đƣa các thông tin lên hệ thống mạng nội bộ của nhà trƣờng để tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các đối tƣợng trong nhà trƣờng, họp chuyên môn các chƣơng mục trên báo chí, truyền hình và các phƣơng tiện truyền thông khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất lƣợng giáo dục đã đạt đƣợc trên trang web của nhà trƣờng. + Các văn bản pháp hƣớng dẫn của BGD&ĐT về hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Tập trung nhấn mạnh để mọi cán bộ, giảng viên trong trƣờng nắm vững và hiểu rõ vị trí, vai trò, mục đích của hoạt động lấy thông tin phản hồi. + Nhà trƣờng cần có kế hoạch tập huấn cho cả giảng viên, sinh viên và cán bộ làm công tác ĐBCLGD về mục đích và ý nghĩa của hoạt động lấy thông tin phản hồi. Tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tham gia vào quy trình, nguyên tắc lấy ý kiến sinh viên để từ đó sinh viên từng bƣớc nâng cao nhận thức cũng nhƣ là tính trách nhiệm của giảng viên, sinh viên đối với hoạt động này. 63 + Hình thức tập huấn tuyên truyền cần đƣợc tổ chức đa dạng và phù hợp. Ví dụ đối với sinh viên năm thứ nhất còn nhiều bỡ ngỡ thì nhà trƣờng cần tập huấn và phổ biến thông tin kỹ hơn, rộng rãi hơn sinh viên năm thứ 2 hay thứ 3. Ngoài ra cần khuyến khích các em đóng góp nhiều ý kiến để xây dựng và phát triển các hoạt động học tập tích cực qua các hình thức khen thƣởng hợp lí. + Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ tham gia hoạt động lấy thông tin phản hồi và các đối tƣợng đƣợc lấy thông tin phản hồi. * Điều kiện thực hiện Các cấp quản lý phải quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của toàn thể CB, giảng viên trong trƣờng về công tác lấy thông tin phản hồi. Đầu tƣ đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách, ngƣời tham gia lấy thông tin phản hồi có năng lực toàn diện, có chuyên môn đạt hiệu quả cao nhất. Đầu tƣ trang bị các văn bản pháp quy hiện hành, báo chí liên quan đến công tác lấy thông tin phản hồi cho giảng viên, cán bộ làm công tác ĐBCLGD có điều kiện nghiên cứu. Tạo mọi điều kiện để CBQL nhà trƣờng, cán bộ làm công tác ĐBCLGD tham gia các lớp học tập, bồi dƣỡng về công tác kiểm định chất lƣợng. Phải xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phổ biến đến các đơn vị trực thuộc; có đủ kinh phí để tổ chức hội nghị, chi trả công tác phí cho cán bộ giảng viên làm công tác kiểm định chất lƣợng tham dự tập huấn. Cán bộ kiểm định chất lƣợng phải thể hiện rõ trình độ, năng lực, phẩm chất khi tiến hành các hoạt động lấy thông tin phản hồi. Ban lấy thông tin phản hồi phải làm đúng, đủ chức năng của mình. Cán bộ thực hiện phải thực sự gƣơng mẫu và có uy tín với cán bộ giảng viên, học sinh. 64 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi * Mục tiêu của biện pháp Nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi, cán bộ tham gia làm công tác lấy thông tin phản hồi, để họ thực hiện nhiệm vụ của mình theo đúng chức năng, thẩm quyền qui định với hiệu quả cao. Nâng cao vị thế, uy tín của ngƣời cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi đối với giảng viên, sinh viên giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên cơ sở đánh giá khách quan, chính xác và đƣợc sự tin tƣởng của đội ngũ giảng viên. Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay * Nội dung và cách tiến hành Nhà trƣờng tạo điều kiện về kinh phí, thời gian hợp lý cho cán bộ làm công tác ĐBCLGD đi dự các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT tỉnh tổ chức. Nhà trƣờng cần có kế hoạch đào tạo thêm đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn về công tác lấy thông tin phản hồi nhƣ cán bộ chuyên về xử lí số liệu thống kê, cán bộ có kiến thức tốt về tâm lí, giáo dục, xã hội, nghề nghiệp... Nhà trƣờng cần có chính sách khen thƣởng, thu hút cán bộ có nâng lực đến làm việc để xây dựng độ ngũ công tác lấy thông tin phản hồi làm việc ngày cành hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Cán bộ, công tác lấy thông tin phản hồi cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của công tác lấy thông tin phản hồi, hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng. * Điều kiện thực hiện Có sự thống nhất trong nhật thức về hoạt động lấy thông tin phản hồi ở trƣờng Cao đẳng KTKT Điện Biên. Đó cũng là cơ sở để cán bộ làm công tác ĐBCLGD bên cạnh việc tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT hoặc sở GD&ĐT tỉnh tổ chức còn giúp họ ý thức tự bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 65 Đối với cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi, khi đƣợc mời tham gia tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cần sắp xếp công việc, dành thời gian để tham gia tập huấn. Vì thông qua lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ là để giúp cho cán bộ có nhận thức và hiểu biết một cách đầy đủ về nguyên tắc hoạt động lấy thông tin phản hồi để khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ không bị lúng túng. Có nhƣ vậy công tác tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ mới thật sự có hiệu quả, mới xây dựng và phát triển đƣợc đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực và trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc. Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu học tập nghiên cứu và giảng viên giảng dạy các lớp tập huấn. 3.2.3. Chỉ đạo cải tiến hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi * Mục tiêu của biện pháp Căn cứ tình hình thực tế nhà trƣờng . . . 66 * Nội dung và cách tiến hành Trên cơ sở công văn hƣớng dẫn số: 1276/BGDĐT - NG ngày 20 tháng 2 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ phía ngƣời học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên; công văn số 2754/BGDĐ-TNGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Số: 7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013 V/v hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và nội dung phiếu khảo sát hiện đang sử dụng tại trƣờng. Chúng tôi đã thiết kế phiếu khảo sát để lấy ý kiến ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giáo viên/giảng viên với các nội dung lớn sau: 1) Việc thực hiện quy chế giảng dạy và tác phong sƣ phạm; 2) Nội dung giảng dạy; 3) Phƣơng pháp, phƣơng tiện và tổ chức giảng dạy; 4) Kiểm tra, đánh giá. Nội dung và hình thức của phiếu đƣợc thống nhất thông qua hội thảo trƣng cầu ý kiến của lãnh đạo Nhà trƣờng và cán bộ quản lý các đơn vị. Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế gồm 19 câu hỏi đóng có nội dung bao trùm các nội dung đề cập trên (xem Phụ lục 1) ngoài ra còn có 5 câu hỏi mở dành cho HSSV đánh giá thêm về giáo viên/giảng viên và về môn học. Phiếu hỏi sử dụng thang đo 4 mức độ (Mức độ 1:Yếu; Mức độ 2: = Trung bình; Mức độ 3: = Khá; Mức độ 4: = Tốt). * Điều kiện thực hiện Phiếu lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học có nội dung bao quát toàn bộ hoạt động giảng dạy của giảng viên. Hình thức của phiếu ngắn gọn, khoa học, sử dụng thang đo 4 mức độ để đánh giá nhằm tăng độ chính xác của kết quả phản hồi. Mẫu phiếu mới đã hạn chế đƣợc nhƣợc điểm của mấu cũ, ngắn gọn, khoa học, bao quát đƣợc nội dung chính của hoạt động giảng dạy, thiết kế theo thang Likert, mức độ chính xác cao hơn, thuận lợi cho việc tổng hợp định lƣợng. 67 Phiếu lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học sẽ rất hữu ích nếu đƣợc thiết kế phù hợp và hiệu quả, nhƣ một số ý kiến của giảng viên, sinh viên (theo kết quả điều tra của các câu hỏi mở trong bảng hỏi giảng viên và học sinh) thì mẫu phiếu cần thiết kế sao cho cô đọng, dễ hiểu, sát với mục đích lấy ý kiến của nhà trƣờng. Do đó, việc thƣờng xuyên, rà soát, điều chỉnh, hỏi ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu là việc làm cần thiết đặc biệt là trong thời gian nhà trƣờng mới bƣớc đầu làm quyen với việc lấy thông tin phản hồi. Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho giảng viên tham gia vào quá trình xây dựng mẫu phiếu khảo sát, vì giảng viên thƣờng nắm rất kỹ các hoạt động liên quan đến giảng dạy và học tập. Khi thiết kế mẫu phiếu, nhà trƣờng cần hết sức quan tâm đến tính đặc trƣng của mỗi bộ môn, ngành nghề. Ví dụ: Phiếu đánh giá dành cho sinh viên ngoại ngữ cần có nội dung về khả năng phát âm của giảng viên, trong khi giảng viện dạy cho sinh viên ngành trồng trọt, chăn nuôi thú y phải có kĩ năng hƣớng dẫn thực hành nghề nghiệp. 3.2.4. Đổi mới cách thức tổ chức thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi * Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch cụ thể cho cả năm học, kế hoạch từng học kì, từng tháng .... công khai từ đầu năm học. Kế hoạch phân công phải rõ ràng ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phƣơng pháp tiến hành, hình thức, thời gian... đảm bảo tính ổn định. Nội dung phải có tính thuyết phục, hình thức gọn nhẹ. Hiệu trƣởng ra quyết định thành lập ban lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong ban. Phân cấp trong quá trình thực hiện lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, Hiệu trƣởng có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm, phân cấp rõ ràng (cho phó hiệu 68 trƣởng, tổ trƣởng, hoặc cán bộ có uy tín). Xây dựng chế độ lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành quyền lợi cho mỗi đợt lấy thông tin phản hồi hoặc mỗi thành viên trong ban. Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lí cho hoạt động lấy thông tin phản hồi, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong qua trình thực hiện hoạt động lấy thông tin phản hồi. Thu thập tín ý kiến phản hồi rồi xử lí số liệu. Tổng kết, đƣa ra kết luận và kiến nghị. Trong quá trình tổng hợp và xử lí số liệu nếu có trƣờng hợp phản hồi không lành mạnh có thể lấy lại thông tin, lƣu hồ sơ. * Đổi mới cách thức triển khai lấy thông tin phản hồi Căn cứ vào thực tiễn thực hiện công tác lấy ý kiến phản hồi hiện đang triển khai tại trƣờng chúng tôi điều chỉnh cách thức triển khai lấy ý kiến phản hồi theo 4 bƣớc sau: Bƣớc 1. Triển khai Kế hoạch và danh sách giảng viên sẽ đƣợc lấy ý kiến phản hồi, mẫu phiếu đánh giá giáo viên/giảng viên cùng các văn bản hƣớng dẫn tới các Khoa; Bƣớc 2: Tiến hành lấy ý kiến phản hồi đối với các giảng viên. Thời gian lấy ý kiến phản hồi vào buổi học cuối của học phần. Cán bộ đƣợc giao nhiệm vụ phát phiếu lấy ý kiến phản hồi hƣớng dẫn về kỹ thuật, giải thích về ý nghĩa, quyền lợi và trách nhiệm cho HSSV khi tham gia đánh giá; Bƣớc 3: Xử lý số liệu thu đƣợc từ phiếu đánh giá, phân tích kết luận về mặt kỹ thuật, đƣa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lƣợng giảng dạy; Bƣớc 4: Thông báo số liệu và kết luận điều tra qua E-mail cho giáo viên/giảng viên để giảng viên tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp; gửi báo cáo tổng hợp cho cán bộ quản lý Khoa và lãnh đạo Nhà trƣờng xem xét. Đối với các giảng viên có kết quả đánh giá chƣa cao, đặc biệt là giảng viên có nhiều ý kiến phản hồi không tốt từ học sinh - sinh viên sẽ đƣợc lãnh đạo Nhà trƣờng gặp trực tiếp để trao đổi và có biện pháp bồi dƣỡng khắc phục hạn chế. 69 3.2.5. Chỉ đạo việc xử lý số liệu và sử dụng kết quả thông tin một các khách quan * Đổi mới hình thức tổ chức thực hiện iên. Xử lý kết quả thu đƣợc bằng phần mềm SPSS 18.0: * Thiết kế bảng và nhập số liệu thu đƣợc. * Xử lý số liệu và viết báo cáo cho từng giảng viên, từng khoa và tổng hợp toàn trƣờng. Cách xử lý mới không chỉ cho ra kết quả cụ thể từng cá nhân mà còn có thể đánh giá chung cho cả khoa, toàn trƣờng, kết quả đƣợc định lƣợng rất rõ ràng và có những khuyến nghị hữu ích góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy. 3.3. Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp Những biện pháp đề xuất kể trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy đƣợc triển khai thuận lợi và thực hiện có chất lƣợng, hiệu quả. Những biện pháp này tuy có đặc thù riêng và tƣơng đối độc lập với nhau nhƣng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ, thúc đẩy nhau và có mối quan hệ tác động qua lại. Biện pháp này là tiền đề của biện pháp kia và nó cũng chịu ảnh hƣởng chi phối của các biện pháp khác. Nếu tách rời các biện pháp thì cũng có nghĩa tách rời từng bộ phận trong một cỗ máy thống nhất và nhƣ vậy thì cỗ máy không vận hành đƣợc. Nhƣ vậy, công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học phải nằm trong thiết kế chỉnh thể từ Bộ GD&ĐT đến địa phƣơng, nâng cao nhận thức đối 70 với CBQL, giảng viên, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hợp lý, khoa học. Nâng cao trách nhiệm cho giảng viên, sinh viên và cán bộ làm công tác ĐBCLGD về hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, làm cơ cở để tham mƣu với Hiệu trƣởng có những chủ trƣơng và ban hành văn bản hƣớng dẫn về hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó có các chủ trƣơng về chế độ chính sách và cơ chế hoạt động. Đồng thời giúp nhà trƣờng có cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên đúng quy trình, đạt hiệu quả. Tham mƣu với lãnh đạo cụ thể hóa các văn bản hƣớng dẫn công tác lấy ý kiến phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học phù hợp với thực tiễn. Nhà trƣờng thiết lập đƣợc kế hoạch tổng thể về công tác lấy ý kiến phản hồi có tính thuyết phục. Nhƣ vậy, những văn bản tham mƣu mới tạo sự đồng thuận cao, khả thi. Để công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ tham gia trực tiếp lấy ý kiến phản hồi, nâng cao nhận thức của CBQL, giảng viên đạt kết quả nhƣ mong muốn thì công việc này phải là một nội dung trọng tâm trong kế hoạch hóa công tác lấy ý kiến phản hồi của nhà trƣờng. Ngƣợc lại, để kế hoạch hóa công tác lấy ý kiến phản hồi hiện thực phải cần có tổ chức chỉ đạo và kiểm tra cùng những cán bộ tham gia công tác lấy thông tin phản hồi có đủ phẩm chất, năng lực. Tất cả những biện pháp trên thực hiện có hiệu quả hơn nếu có các điều kiện hỗ trợ về tài chính phù hợp, phƣơng tiện thiết bị hỗ trợ đầy đủ. Tóm lại, không có biện pháp nào là vạn năng, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, luôn có những tác động hỗ trợ qua lại, chi phối lẫn nhau tạo một thể thống nhất. Vì vậy, nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới thúc đẩy hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên có chất lƣợng, hiệu quả hơn góp phần tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trƣờng và các cuộc vận động lớn của ngành. 71 3.3.2. Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Để có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Chúng tôi xây dựng 6 câu hỏi dành cho CBQL và tiến hành lập phiếu trƣng cầu ý kiến của 120 cán bộ quản lý và giảng viên, để khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi. * Mức độ cần thiết của các biện pháp Kết quả thu về đƣợc thể hiện ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết Mức cần thiết TT Các biện pháp thực hiện Cần thiết SL 1 2 3 4 5 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi Đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc % Bình thƣờng SL % Không cần thiết SL % Điểm TB Thứ bậc 83 66,7 34 30,8 3 2,5 2,6 3 66 55,3 52 2 1,7 2,5 4 93 70,8 27 22,5 0 0 2,8 1 75 62,5 43 35,8 2 1,7 2,6 3 89 74,0 20 17,0 11 9,0 2,7 2 72 43 Cả 5 biện pháp đề xuất đều rất cần thiết cho hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi; Biện pháp 2: Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi; Biện pháp 3: Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi; Biện pháp 4: Tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi; Biện pháp 5: Đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc 80 74 70.8 66.7 70 62.5 60 55.3 50 40 35.8 30.8 30 22.5 17 20 10 Cần thiết Bình thường Không cần thiết 43 9 2.5 1.7 BP1 BP2 1.7 0 0 BP3 BP4 BP5 Hình 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp Qua kết quả khảo sát trên ta thấy về tính cần thiết của các biện pháp Theo kết quả khảo sát, có trên (66,7%) xếp bậc 3 CBQL đồng ý với ý kiến nhà trƣờng là rất cần thiết nâng cao nhận thức cho CBQL, cán bộ làm công tác Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục về công tác lấy thông tin phản hồi và tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi. 55,3% xếp bậc 4 ý kiến cho rằng cần tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi. 73 Biện pháp thứ 3 chiếm tỉ lệ (70,8%) xếp bậc1, cần đổi mới nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi. Biện pháp thứ 5 là đổi mới cách xử lí, phân tích số liệu chiếm tỉ lệ (74%) xếp bậc 2, hầu hết CBQL, giảng viên đồng ý với việc đổi mới cách xử lí số liệu và phân tích số liệu thu đƣợc. * Mức độ tính khả thi của các biện pháp Kết quả thu về đƣợc thể hiện ở bảng 3.18. Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi TT Các biện pháp thực hiện Khả thi SL 1 2 3 4 5 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi Đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc % Mức độ khả thi Bình Không khả Điểm Thứ thƣờng thi TB bậc SL % SL % 81 67.5 36 3 2.5 2.6 3 65 54.1 52 43.4 3 2.5 2.5 4 93 77.5 27 22.5 0 0 2.8 1 42 35.0 68 56.6 12 0.1 2,3 5 89 74,0 20 17,0 11 9,0 2,7 2 74 30 Nói chung cả 5 biện pháp đƣa ra lấy ý kiến đều có tính khả thi cao. Biện pháp 3 chiếm tỷ lệ 100% về mức độ khả thi và rất khả thi. Đây là biện pháp hết sức cần thiết trong công tác lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Lấy thông tin phản hồi hiện nay đƣợc coi là một chức năng thiết yếu của quản lý giáo dục nói chung và hoạt động giảng dạy nói riêng đƣợc các cấp quản lý và mọi đối tƣợng trong nhà trƣờng quan tâm. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi là việc làm bắt buộc và có điều kiện thực hiện tốt, trong điều kiện quản lý và công nghệ thông tin nhƣ hiện nay (biện pháp 1). Ngoài ra, để công tác lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên đạt hiệu quả cao cần tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi (biện pháp 2) là công tác quan trọng. 80 70 77.5 74 67.5 60 56.6 54.1 50 43.4 40 Khả thi Bình thường Không khả thi 35 30 30 22.5 20 17 9 10 2.5 2.5 0.1 0 0 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Hình 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp 75 Qua kết quả khảo sát trên ta thấy về tính khả thi của các biện pháp 67.5% ý kiến tham gia cần nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác Đảm bảo chất lƣợng giáo dục và đội ngũ cán bộ viên chức về công tác lấy thông tin phản hồi 77.5% xếp bậc 1 ý kiến cho rằng nhà trƣờng cần đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi. 74% xếp bậc 2 đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc cũng nhƣ việc sử dụng kết quả lấy thông tin phản hồi. 54.1% ý kiến cho rằng nhà trƣờng nên tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ viên chức làm công tác lấy thông tin phản hồi. 35% xếp bậc 4 ý kiến cho rằng nhà trƣờng đổi nên mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi Kết luận Chƣơng 3 Dựa trên phân tích nguyên nhân của thực trạng nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2, để quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đạt đƣợc hiệu quả cao, chúng tôi dựa trên 6 nguyên tắc đề xuất biện pháp đó là các nguyên tắc: Nguyên tắc1: Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lí. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc kế thừa và phát triển công tác quản lí quá trình hoạt động lấy thông tin phản hồi. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và khoa học của các biện pháp. Nguyên tắc 5: Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của các biện pháp. Để đề ra các nhóm giải pháp góp phần cải tiến công tác quản lí lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, chúng tôi xin đƣa ra 5 biện pháp sau: 76 Biện pháp 1: Nâng cao chất lƣợng đội ngũ quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi. Biện pháp 2: Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi. Biện pháp 3: Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi Biện pháp 4: Tham mƣu với nhà trƣờng cách thức tổ chức thực hiện việc lấy thông tin phản hồi. Biện pháp 5: Đổi mới cách xử lí, phân tích số liệu thu đƣợc. Các biện pháp mà chúng tôi trình bày trên đây đều có mức độ cần thiết và tính khả thi tƣơng đối cao, bởi khi xây dựng các biện pháp tác giả đã dựa trên phần cơ sở lý luận của vấn đề làm thế nào để quản lí tốt hoạt dộng lấy thông tin phản hồi. Đồng thời qua việc khảo sát, phân tích tình hình thực tế về thực trạng quản lý công tác lấy thông tin phản hồi cũng nhƣ qua kết quả điều tra và xin ý kiến của CBQL, giảng viên và sinh viên có thể nói rằng các biện pháp mà chúng tôi đƣa ra trên đây có ý nghĩa thực tiễn cao, có thể áp dụng để quản lý hoạt động lấy thông tin phản hồi tại nhà trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên đạt đƣợc hiệu quả. 77 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Công tác lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đã đƣợc thực hiện từ những năm đầu thế kỉ 20 và là một trong những hoạt động thƣờng xuyên ở nhiều trƣờng Đại học trên thế giới. Tại Việt Nam, việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phái ngƣời học bắt đầu từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng Đại học và Cao đẳng vào năm 2004. Hƣởng ứng chủ trƣơng này tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên, đã tiến hành lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy, điều kiện học tập, chƣơng trình đào tạo... nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Với mục đích tìm hiểu thực trạng quản lí công tác lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học, chúng tôi đã nghiên cứu các tài liệu về công tác lấy thông tin phản hồi tại các trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc, tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lí, phỏng vấn một số lãnh đạo và cán bộ trực tiếp tham gia công tác lấy thông tin phản hồi, tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với ba đối tƣợng chính là CBQL, giảng viên, sinh viên tại trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên. Khi tiến hành lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học, chúng tôi đã xác định rõ hai mục đích của hoạt động này, một là bƣớc đầu giúp cho cả CBQL, giảng viên và ngƣời học quen dần với công tác lấy thông tin phản hồi, hai là nhằm cải thiện hoạt động giảng dạy của giảng viên, tạo mối quan hệ, trao đổi giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. Sự đổi mới phƣơng pháp giảng dạy này hƣớng tới làm thỏa mãn nhu cầu của từ phía ngƣời học trong học tập và tự hoàn thiện bản thân của giảng viên nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng giảng dạy giúp ngƣời học nắm vững kiến thức, kỹ năng góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. 78 Giảng viên và ngƣời học đều thấy đƣợc sự cần thiết và vai trò quan trọng của việc lấy thông tin phản hồi đối với việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên. Do vậy việc tiếp tục duy trì hoạt động này đồng thời thay đổi việc sử dụng kết quả lấy ý kiến phản hồi sẽ có tác động mạnh mẽ hơn nữa đến việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giảng viên. Do đó, hoạt động này nhận đƣợc sự ủng hộ từ nhiều phía lãnh đạo nhà trƣờng, CBQL, giảng viên và sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nhà trƣờng có xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động lấy thông tin phản hồi, nhƣng mức độ thể hiện vẫn chƣa đƣợc đánh giá cao đặc biệt có rất ít CBQL, giảng viên xác nhận việc nhà trƣờng "có" sử dụng kết quả điều tra nhằm cải tiến chất lƣợng giảng dạy của giảng viên tại trƣờng. Vì vậy chúng tôi có thể kết luận: Công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên có ƣu điểm là luôn đƣợc sự hƣởng ứng nhiệt tình của các CBQL, giảng viên và sinh viên. 2. Khuyến nghị Hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học không còn là vấn đề quá mới mẻ đối với giáo dục Đại học nƣớc ta, đã có nhiều trƣờng Đại học và Cao đẳng lớn áp dụng và đem lại những hiệu quả nhất định cho đào tạo. Tuy nhiên với trƣờng Cao đẳng Kinh tế - KT Điện Biên một trƣờng Cao đẳng khiêm tốn vừa đƣợc nâng cấp từ trƣờng trung cấp cách đây 6 năm thuộc miền núi phía bắc thì đây là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ, nếu áp dụng không đúng cách sẽ không có tác dụng. Có thể thấy nhà trƣờng đã rất quan tâm đến hoạt động này và triển khai thực hiện khá tốt trong thời gian qua, tuy vậy vì là hoạt động mới nên việc áp dụng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Chúng tôi xin đƣa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học trƣờng Cao đẳng Kinh tế - KT Điện Biên nhƣ sau: 79 2.1. Đối với nhà trường Nhà trƣờng cần tổ chức những buổi tuyên truyền, tăng cƣờng tập huấn nâng cao nhận thức về ý nghĩa cho CBQL, giảng viên, sinh viên về nội dung của hoạt động lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học nói riêng và về công tác đảm bảo chất lƣợng nói chung để giảng viên và sinh viên hiểu sâu và nhận thức đúng đắn về hoạt động này. Nâng cao năng lực cho bộ máy quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi bằng hình thức đào tạo cán bộ chuyên môn sâu về các lĩnh vực xử lí số liệu. Ngoài ra nhà trƣờng cần xây dựng chính sách ƣu đãi, khuyến khích thu hút những cán bộ viên chức giỏi. Có nhiều sáng kiến trong công tác quản lí làm việc tại trƣờng. Nhà trƣờng cần hoàn thiện mẫu phiếu lấy thông tin phản hồi từ phía ngƣời học thông qua việc trao đổi với cán bộ giảng viên, tham khảo ý kiến chuyên gia để thiết kế mẫu phiếu sao cho tốt hơn và phù hợp với từng ngành học. Việc lấy thông tin phản hồi nên đƣợc tiến hành đúng thời điểm, ngay sau buổi học cuối cùng của học phần kết thúc không nên dồn việc lấy thông tin phản hồi của tất cả các môn vào cuối học kì nhƣ hiện nay. Thời gian để sinh viên trả lời vào phiếu phản hồi cũng phải đảm bảo. Vì sinh viên cần có đủ thời gian để đọc phiếu, suy nghĩ và điền phiếu nếu thời gian không đảm bảo sinh viên sẽ điền bừa, kết quả sẽ không chính xác. Nên phản hồi kịp thời ý kiến của sinh viên cho giảng viên biết để họ điều chỉnh ngay cho phù hợp qua đó thể hiện cho giảng viên biết nhà trƣờng rất quan tâm, chú trọng đến hoạt động này. Kết quả phản hồi cần đƣợc sử dụng hợp lý để tăng hiệu quả tác động, có thể dùng làm một trong những tiêu chí để tăng lƣơng sớm; là một trong những tiêu chí công nhận chiến sỹ thi đua; là điều kiện để tiếp tục hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy. Nếu thực hiện đƣợc điều này thì hiệu quả giảng dạy sẽ thay đổi, giảng viên sẽ có động lực để đổi mới hoạt động giảng dạy. 80 Kết quả phản hồi cũng cần đƣợc công bố rộng dãi trong toàn trƣờng, trên Website của nhà trƣờng cả giảng viên và sinh viên đều biết. Đồng thời thể hiện cho sinh viên biết ý kiến của họ đƣợc nhà trƣờng quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng có nhƣ vậy sinh viên mới nghiêm túc trong cho ý kiến phản hồi từ đó chất lƣợng ý kiến phản hồi sẽ tốt hơn. 2.2. Đối với khoa Trƣởng Khoa nên chủ động tìm hiểu kết quả phản hồi của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên trong khoa sau mỗi đợt lấy ý kiến phản hồi để kịp thời tác động tới giảng viên. Có biện pháp phù hợp, kịp thời để tác động tới những giảng viên có kết quả phản hồi không tốt, có chính sách nêu gƣơng, khen thƣởng kịp thời đối với những giảng viên đƣợc sinh viên đánh giá tốt. Nên có kế hoạch, biện pháp cụ thể để theo dõi, điều chỉnh và cải tiến hoạt động của giảng viên. Với những giảng viên có ý kiến phản hồi không tốt sau nhiều lần trao đổi, nhắc nhở, dự giờ mà vẫn không cải tiến hoạt động giảng dạy, trƣởng khoa có thể kiến nghị với lãnh đạo nhà trƣờng tạm đình chỉ hoạt động giảng dạy để bồi dƣỡng thêm. Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến về hoạt động lấy ý kiến phản hồi cho giảng viên trong khoa biết, nhất là những giảng viên mới nhận công tác. 2.3. Đối với Giảng viên Giảng viên nên chủ động tìm hiểu về hoạt động lấy thông tin phản hồi của nhà trƣờng và tìm hiểu thêm về hoạt động này qua sách báo, mạng Internet để có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về hoạt động này. Tìm hiểu kĩ nội dung phiếu phản hồi, đối tƣợng sinh viên chuẩn bị giảng dạy để có những điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho phù hợp. Không ngừng học hỏi, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng phát huy tính chủ động, sáng tạo của sinh viên. Có ý kiến góp ý kịp thời về những hạn chế của hoạt động lấy thông tin phản hồi để hoạt động này ngày càng có hiệu quả cao. 81 2.4. Đối với Sinh viên Sinh viên nên chủ động tìm hiểu về hoạt động lấy thông tin phản hồi của nhà trƣờng và tìm hiểu thêm về hoạt động này qua sách báo, mạng Internet để có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về hoạt động này. Nên đọc kĩ nội dung phiếu phản hồi trƣớc khi đƣa ra ý kiến. Việc cho ý kiến phản hồi vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của ngƣời học vì vậy sinh viên nên đƣa ra ý kiến trung thực, khách quan và mang tính xây dựng góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy của nhà trƣờng. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Vũ Thị Phƣơng Anh (2005), Thực hiện thu thập và sử dụng ý kiến sinh viên trong đánh giá chất lượng giảng dạy: Kinh nghiệm từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr48tr63, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1276/BGD-ĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trƣởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên”. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 2754/BGDĐ-TNGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Bộ trƣởng bộ Giáo dục và Đào tạo về việc "Hƣớng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên”. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo Số: 7324/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 8 tháng 10 năm 2013 về việc "Hƣớng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên". 5. Báo tự đánh giá của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên tháng 5 năm 2012. 6. Báo cáo tình hình giảng dạy của giảng viên năm học 2012 - 2013 của trƣờng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên. 7. Nguyễn Quang Giao (2005), Bàn về phương pháp đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên thông qua đánh giá của sinh viên, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tr20-tr23, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 8. Lê Văn Hảo, Trƣờng ĐH Nha Trang, Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua PPGD dựa trên vấn đề. 83 9. Lê Văn Hảo (2005), Lấy ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy: một vài kinh nghiệm thế giới và tại Trường Đại học Nha Trang, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tr24-tr29, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 10. Nguyễn Chí Hòa (2010), thực tiễn đánh giá bài giảng của giảng viên tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tr119 - tr131, GDĐH, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lƣợng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Trần Kiểm (1997), Quản lí giáo dục vào trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội. 12. Mai Thị Quỳnh Lan (2005), Một số ưu nhược điểm của việc sinh viên đánh giá, kỷ yếu Hội thảo Quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đại học Quốc gia Tr56-tr60, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 13. Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Thanh Phong (1998), Chuyên đề quản lí trường học, tập I và II, Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giảng dạy-Nội dungPhương pháp - Kỹ thuật, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội năm 2007. 15. Lã Văn Mến (2005), Đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên, Giáo dục và đại học - chất lượng và đánh giá. Tr110-tr119, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. 16. Nguyễn Phƣơng Nga (2005), Quá trình hình và phát triển việc đánh giá giảng viên, Giáo dục đại học chất lƣợng và đánh giá. Tr17-tr47, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 17. Nguyễn Phƣơng Nga và Bùi Kiên Trung (2005), Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy. Giáo dục đại học chất lƣợng và đánh giá. Tr120-tr139, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 18. Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Quý Thanh (2007), Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 84 19. Nguyễn Phƣơng Nga, Nguyễn Qúy Thanh (2010), GDĐH, đảm bảo, đánh giá và kiểm định chất lượng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 20. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng GDĐH, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Lê Đức Ngọc (2005), Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. Phạm Văn Quyết, Lê Thị Hồng Duyên (2011) "Văn hóa ứng sử trong lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy của giáo viên". Kỉ yếu hội thảo khoa học Văn hóa chất lƣợng trong trƣờng Đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. 23. Bùi Kiên Trung (2005), hiệu quả công tác đánh giá giảng viên, Tr103tr109, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. 24. Phƣợng Nguyên, " Trò chấm thầy”: Rút ngắn khoảng cách thầy trò, http:/vietbaoo.vn/Giao-duc/Tro-cham-thay-Rut-ngan-khoang-cach-thaytro/75165253/203. Tài liệu tiếng Anh 25. Jacqueline Douglas và Alex Douglas, Evaluating Teaching Quality, Quality in Higher Education, Vol12, No.1, April 2006. 26. Michele Marincovic (1999), Using Student Feedback to Improve Teaching, Changing Practices in Evaluating Teaching, pp45-pp69. 27. Robert E.Stake (1998) Teacher Evaluation: University of Illinois, Urbana-Champaign. 28. Sylvia Chong, Quality teaching and learning: a quality assurance framework for initial teacher preparation. 29. William E. Cashin (1999), Student Ratings of teaching: Uses and Misuses, Changing Practices in Evaluating Teaching tr25-tr44. 85 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu lấy ý kiến ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG CĐ KT - KT ĐIỆN BIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU LẤY Ý KIẾN NGƢỜI HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Với tinh thần tôn trọng ý kiến ngƣời học, Nhà trƣờng tiến hành lấy ý kiến của HSSV (học sinh, sinh viên) về hoạt động giảng dạy của giáo viên/giảng viên. Các ý kiến thẳng thắn, khách quan, trung thực của các em là một kênh thông tin quan trọng để giáo viên/giảng viên tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình, góp phần nâng cao hơn nữa chất lƣợng giảng dạy. Nhà trƣờng cảm ơn và hoan nghênh ý kiến đóng góp của các em. Họ và tên giảng viên: ..................................................................................... Học phần: ............................................... Lớp:................................................ Học kỳ: ................................................. Năm học 201… - 201…................. Em cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu (X) vào các mức độ thích hợp. STT NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN I. Việc thực hiện quy chế giảng dạy và tác phong sƣ phạm Đảm bảo ra vào lớp đúng giờ và đủ thời gian 1 giảng dạy theo quy định Thực hiện giảng dạy theo đúng thời khóa biểu, có 2 thông báo trƣớc cho HSSV khi thay đổi lịch dạy Không sử dụng điện thoại di động, làm việc riêng 3 gây ảnh hƣởng đến giờ giảng và HSSV Trang phục gọn gàng, tác phong lịch sự (theo Quy 4 chế công sở của Nhà trƣờng) II. Nội dung giảng dạy Khi bắt đầu học phần, giáo viên/giảng viên giới 5 thiệu đề cƣơng, mục tiêu, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, cách thức kiểm tra - đánh giá MỨC ĐỘ đánh giá T K TB Y NỘI DUNG LẤY Ý KIẾN STT MỨC ĐỘ đánh giá T K TB Y Kiến thức học phần thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, có ví dụ gắn với thực tiễn Có kiến thức vững vàng giúp HSSV nắm vững trọng 7 tâm, giải đáp các thắc mắc một cách thỏa đáng Bám sát mục tiêu và nội dung học phần theo đúng 8 tiến độ nhƣ đề cƣơng và thời khóa biểu 9 Nội dung bài học chính xác, rõ ràng, sinh động III. Phƣơng pháp, phƣơng tiện và tổ chức giảng dạy 10 Khả năng diễn đạt, giao tiếp sƣ phạm Nhiệt tình, trách nhiệm trong giảng dạy, quản lý 11 lớp; tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ HSSV Phƣơng pháp giảng dạy tạo hứng thú, thu hút sự 12 chú ý của HSSV Phƣơng pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng 13 nội dung của học phần; phát huy tính tích cực, tƣ duy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của HSSV Khuyến khích HSSV đặt câu hỏi, thảo luận, chủ 14 động và tích cực tham gia vào bài học 15 Giúp HSSV hiểu đƣợc kiến thức trọng tâm Sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện hỗ trợ dạy 16 học: máy chiếu, tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, đài... phù hợp với đặc thù học phần IV. Kiểm tra, đánh giá Đề thi, kiểm tra phù hợp với nội dung, tổng hợp 17 nhiều phần của học phần và khuyến khích tính sáng tạo 18 Công bằng, khách quan, chính xác Chấm và trả bài kịp thời, có nhận xét, đánh giá 19 hữu ích đối với HSSV 6 V. Em vui lòng cho biết một số thông tin sau: 1. Tỉ lệ thời gian tham dự lớp học của em đối với học phần này: 100%  80% - dƣới 100%  Dƣới 80%  2. Cảm nhận chung của em về chất lƣợng giảng dạy học phần này: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... 3. Em hãy cho biết những điểm cần điều chỉnh trong hoạt động giảng dạy học phần này của giảng viên: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... 4. Theo em, Nhà trƣờng cần làm gì để nâng cao chất lƣợng giảng dạy học phần này: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... 5. Ý kiến khác: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Trân trọng cảm ơn sự cộng tác của em! Phụ lục 2. Phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho sinh viên và giảng viên và CBQL PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho Sinh viên) Để có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện nay, Em hãy vui lòng cho biết quan điểm về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào các ô trống trong câu hỏi dƣới đây phù hợp với suy nghĩ đánh giá của Em. (Những ý kiến đóng góp của Em rất có ích cho sự nghiệp chung và không ảnh hƣởng đến uy tín, lợi ích cá nhân) Câu 1. Em hãy cho biết ý kiến về ý nghĩa của việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Mức độ đánh giá Stt Nội dung Đồng ý Phân vân SL % SL 1 Sinh viên đƣợc nói lên suy nghĩ của mình 2 3 Sinh viên đƣợc bày tỏ mong muốn của mình đối với giảng viên Có thể giúp giảng viên điều chỉnh sai sót trong giảng dạy 4 Giúp giảng viên cải tiến việc giảng dạy 5 Sinh viên thấy mình đƣợc tôn trọng 6 Nâng cao chất lƣợng dạy học % Không Điểm Thứ đồng ý SL % TB bậc Câu 2. Em hãy cho biết ý kiến chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay. Stt Nội dung Thực hiện Có Không Mức độ thực hiện Tốt Khá SL % SL % SL % SL % TB SL % Điểm Thứ TB bậc Nội dung câu hỏi phiếu hỏi phản 1 ánh toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp 2 Nội dung câu hỏi rõ ràng mạch lạc 3 Nội dung các câu hỏi dễ trả lời Câu 3. Em hãy cho biết hình thức tổ chức thực hiện để lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Stt Nội dung Nhà trƣờng lấy 1 ý kiến sinh viên qua mạng Nhà trƣờng cử cán bộ xuống 2 tận lớp sinh viên để phát phiếu lấy ý kiến Phỏng vấn từng 3 sinh viên Phỏng vấn đại diện tập thể sinh viên trả lời phiếu hỏi trƣớc 4 khi nhà trƣờng tiến hành triển khai công tác lấy ý kiến Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm Thứ Có Không Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % SL % SL % Câu 4. Em hãy đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đạt kết quả. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Câu 5. Theo em việc lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học có thu đƣợc thông tin tin cậy không? Vì sao? ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn Em đã cho ý kiến! PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho Giảng viên) Để có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện nay, Thầy (cô) cho biết quan điểm về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào các ô trống trong câu hỏi dƣới đây phù hợp với suy nghĩ đánh giá của Thầy (cô). (Những ý kiến đóng góp của Thầy (cô) rất có ích cho sự nghiệp chung và không ảnh hƣởng đến uy tín, lợi ích cá nhân). Câu 1. Thầy (cô) cho biết ý kiến đối với việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học. Mức độ đánh giá Nội dung Stt Đồng ý Phân vân SL 1 Sinh viên đƣợc nói lên suy nghĩ của mình Sinh viên đƣợc bày tỏ mong 2 muốn của mình đối với giảng viên 3 4 5 Có thể giúp giảng viên điều chỉnh sai sót trong giảng dạy Giúp giảng viên cải tiến việc giảng dạy Sinh viên thấy mình đƣợc tôn trọng 6 Nâng cao chất lƣợng dạy học % SL % Không Điểm Thứ đồng ý SL % TB bậc Câu 2. Thầy (cô) đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi hiện nay. Stt Mức độ đánh giá Điểm Thứ Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % Nội dung 1 Phẩm chất đạo đức 2 Trình độ chuyên môn Khả năng tổng hợp, xử lí và phân 3 tích số liệu Kĩ năng giao tiếp khi lấy thông 4 tin phản hồi từ sinh viên Ý thức trách nhiệm trong công tác 5 lấy ý kiến phản hồi Câu 3. Thầy (cô) cho biết thực trạng công tác lập kế hoạch động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay. Stt 1 2 3 4 Nội dung Kế hoạch tổ chức lấy thông tin phản hồi từ sinh viên đƣợc đƣa ra bàn bạc và góp ý công khai trong các cuộc họp Lập kế hoạch cho việc lấy thông tin phản hồi Phổ biến kế hoạch nhƣ một văn bản chính thức của nhà trƣờng Tổ chức thực hiện kế hoạch lấy thông tin phản hồi Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm Thứ Có Không Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % SL % SL % Câu 4. Thầy (cô) cho biết hình thức tổ chức thực hiện lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay.  1 Nhà trƣờng lấy thông tin của sinh viên qua mạng  2 Nhà trƣờng cử cán bộ xuống tận lớp sinh viên để phát phiếu lấy thông tin phản hồi  3 Điều kiện để triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  4 Thời gian, thời điểm để triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  5 Nhà trƣờng cung cấp kinh phí để thực hiện công tác lấy thông tin phản hồi  6 Tập huấn cho cán bộ triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  7 Cơ chế giám sát, quản lí, viết báo cáo công tác lấy thông tin phản hồi Câu 5. Thầy (cô) cho biết cách xử lí số liệu thông tin phản hồi hiện nay.  1 Công tác xử lí thông tin đƣợc thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp  2 Giao cho các Khoa xử lí  3 Dùng phần mềm thống kê xã hội học để xử lí số liệu thu đƣợc  4 Không xử lí Câu 6. Theo thầy (cô) kết quả lấy thông tin phản hồi nên sử dụng nhƣ thế nào?  1 Gửi kết quả thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên cho các Khoa để giải quyết  2 Công bố công khai kết quả  3 Kết quả đƣợc thông báo riêng cho từng giảng viên đƣợc đánh giá để rút kinh nghiệm  4 Làm căn cứ để xếp loại bình xét thi đua Câu 7. Việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên có tác động nhƣ thế nào đến giảng dạy của Thầy (cô)?  1 Không ảnh hƣởng gì đến giảng dạy  2 Cố gắng để giảng dạy tốt hơn  3 Quan tâm đến sinh viên hơn  4 Không thỏa mái trong giảng dạy  5 Biết đƣợc thông tin về mình để điều chỉnh giảng dạy Câu 8. Thầy (cô) cho biết ý kiến chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay. Stt 1 2 3 4 Nội dung Thực hiện Có Không SL % SL % Mức độ thực hiện Điểm Thứ Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % Nội dung câu hỏi phiếu hỏi phản ánh toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp Nội dung câu hỏi rõ ràng mạch lạc Nội dung các câu hỏi dễ trả lời Hình thức phiếu hỏi khoa học thuận lợi cho việc thống kê phân tích Câu 9. Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay? Stt Nội dung Hệ thống văn bản của Bộ Giáo 1 dục và Đào tạo liên quan đến hoạt động lấy thông tin phản hồi Năng lực cán bộ quản lí hoạt 2 động lấy thông tin phản hồi Sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Thanh tra và Đảm bảo 3 chất lƣợng Giáo dục với các đơn vị trong nhà trƣờng Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ 4 thuật phục vụ hoạt động lấy thông tin phản hồi Sự quan tâm, chỉ đạo của, lãnh 5 đạo của các cấp quản lí đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi Mức độ đánh giá Rất ảnh Ảnh Không Điểm hƣởng hƣởng ảnh TB hƣởng SL % SL % SL % Thứ bậc Câu 10. Thầy (cô) hãy đề xuất các biện pháp để hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học đạt hiệu quả. ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Những ý kiến khác: ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Xin Thầy (cô) vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Số năm giảng dạy:................................................................................. Môn học đảm nhiệm giảng dạy:............................................................ Trình độ chuyên môn: Cử nhân Thạc sĩ Học hàm: Giáo viên Giảng viên chính Tiến sĩ Xin chân thành cảm ơn Thầy (cô ) đã cho ý kiến! PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho Cán bộ quản lí) Để có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện nay, đồng chí cho biết quan điểm về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào các ô trống trong câu hỏi dƣới đây phù hợp với suy nghĩ đánh giá của đồng chí . (Những ý kiến đóng góp của đồng chí rất có ích cho sự nghiệp chung và không ảnh hƣởng đến uy tín, lợi ích cá nhân). Câu 1. Đồng chí cho biết ý kiến đối với việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học.  1 Rất cần  2 Cần  3 Bình thƣờng  4 Ít cần thiết  5 Không cần thiết Câu 2. Đồng chí cho biết thực trạng đội ngũ cán bộ làm làm công tác lấy thông tin phản hồi hiện nay. Mức độ đánh giá Nội dung Stt Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1 Phẩm chất đạo đức 2 Trình độ chuyên môn 3 4 5 Khả năng tổng hợp, xử lí và phân tích số liệu Kĩ năng giao tiếp khi lấy thông tin phản hồi từ sinh viên Ý thức trách nhiệm trong công tác lấy ý kiến phản hồi Điểm Thứ TB bậc Câu 3: Đồng chí cho biết thực trạng công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay. Stt 1 2 3 4 Nội dung Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm Thứ Có Không Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % SL % SL % Ban giám hiệu có chỉ đạo cho phòng Thanh tra và ĐBCLGD xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc đƣa ra bàn bạc và góp ý công khai trong các cuộc họp Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến sinh viên đƣợc phổ biến nhƣ một văn bản chính thức của nhà trƣờng Công tác chỉ đạo, phân công của lãnh đạo nhà trƣờng về công tác quản lý lấy ý kiến đƣợc thực hiện quán triệt và xuyên suốt Câu 4. Đồng chí cho biết hình thức tổ chức thực hiện lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay.  1 Nhà trƣờng lấy thông tin của sinh viên qua mạng  2 Nhà trƣờng cử cán bộ xuống tận lớp sinh viên để phát phiếu lấy thông tin phản hồi  3 Điều kiện để triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  4 Thời gian, thời điểm để triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  5 Nhà trƣờng cung cấp kinh phí để thực hiện công tác lấy thông tin phản hồi  6 Tập huấn cho cán bộ triển khai công tác lấy thông tin phản hồi  7 Cơ chế giám sát, quản lí, viết báo cáo công tác lấy thông tin phản hồi Câu 5. Đồng chí cho biết cách xử lí số liệu thông tin phản hồi hiện nay là gì?  1 Công tác xử lí thông tin đƣợc thực hiện bởi một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp  2 Giao cho phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục  3 Giao cho các Khoa xử lí  4 Dùng phần mềm thống kê xã hội học để xử lí số liệu thu đƣợc  5 Không xử lí Câu 6. Xin đồng chí cho biết kết quả lấy thông tin phản hồi nên sử dụng nhƣ thế nào?  1 Gửi kết quả thu thập ý kiến phản hồi của sinh viên cho các Khoa để giải quyết  2 Công bố công khai kết quả  3 Kết quả đƣợc thông báo riêng cho từng giảng viên đƣợc đánh giá để rút kinh nghiệm  4 Làm căn cứ để xếp loại bình xét thi đua Câu 7. Đồng chí cho biết việc lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên có tác động nhƣ thế nào đến giảng dạy của giảng viên?  1 Không ảnh hƣởng gì đến giảng dạy  2 Cố gắng để giảng dạy tốt hơn  3 Quan tâm đến sinh viên hơn  4 Không thỏa mái trong giảng dạy  5 Biết đƣợc thông tin về mình để điều chỉnh giảng dạy Câu 8. Đồng chí cho biết ý kiến chất lƣợng phiếu hỏi lấy thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay. Stt 1 2 3 4 Nội dung Nội dung câu hỏi phiếu hỏi phản ánh toàn diện hoạt động giảng dạy của giảng viên trên lớp Nội dung câu hỏi rõ ràng mạch lạc Nội dung các câu hỏi dễ trả lời Hình thức phiếu hỏi khoa học thuận lợi cho việc thống kê phân tích Thực hiện Mức độ thực hiện Điểm Thứ Có Không Tốt Khá TB TB bậc SL % SL % SL % SL % SL % Câu 9. Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng hiện nay? Stt 1 2 3 4 5 Nội dung Hệ thống văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến hoạt động lấy thông tin phản hồi Năng lực cán bộ quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi Sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Thanh tra và Đảm bảo chất lƣợng Giáo dục với các đơn vị trong nhà trƣờng Các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động lấy thông tin phản hồi Sự quan tâm, chỉ đạo của, lãnh đạo của các cấp quản lí đối với hoạt động lấy thông tin phản hồi Mức độ đánh giá Không Rất ảnh Ảnh Điểm Thứ ảnh hƣởng hƣởng TB bậc hƣởng SL % SL % SL % Câu 10. Xin đồng chí hãy đề xuất các biện pháp để quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phái ngƣời học đạt hiệu quả. ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Những ý kiến khác ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân Số năm giảng dạy:................................................................................. Môn học đảm nhiệm giảng dạy:............................................................ Trình độ chuyên môn: Cử nhân Thạc sĩ Học hàm: Giáo viên Giảng viên chính Xin chân thành cảm ơn đồng chí đã cho ý kiến! Tiến sĩ Phụ lục 3. Phiếu trƣng cầu ý kiến về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN Về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Để có cơ sở đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động lấy thông tin phản hồi về giảng dạy của giảng viên từ phía ngƣời học ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên hiện nay, Thầy (cô) vui lòng cho biết quan điểm về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào các ô trống trong câu hỏi dƣới đây phù hợp với suy nghĩ đánh giá của Thầy (cô) . (Những ý kiến đóng góp của Thầy (cô) rất có ích cho sự nghiệp chung và không ảnh hƣởng đến uy tín, lợi ích cá nhân). 1. Tính cần thiết của các biện pháp TT 1 2 3 4 5 Nội dung Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi Đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc Mức cần thiết Bình Không Cần thiết thƣờng cần thiết SL % SL % SL % Điểm TB Thứ bậc 6. Biện pháp khác ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... 2. Tính khả thi của các biện pháp Mức độ khả thi TT Nội dung Khả thi SL 1 2 3 4 5 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, cán bộ làm công tác ĐBCLGD về công tác lấy thông tin phản hồi Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng để đổi mới hình thức và nội dung phiếu lấy thông tin phản hồi Tham mƣu với nhà trƣờng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến phản hồi Đổi mới cách xử lý, phân tích số liệu thu đƣợc % Bình Không thƣờng khả thi SL % SL % Điểm Thứ TB bậc 6. Biện pháp khác ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn Thầy (cô) đã cho ý kiến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan