Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc...

Tài liệu Quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

.PDF
117
930
60

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Trần Yêm, Chủ nhiệm Bộ môn Mô hình hoá và công nghệ môi trường, khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là anh Đào Hồng Chiêm, Phó chủ tịch xã và anh Trần Xuân Lộc, Bí thư chi đoàn xã. Các anh đã cùng làm việc và giúp đỡ rất nhiệt tình trong suốt quá trình chúng tôi ở tại địa phương. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể bà con nhân dân xã Tề Lỗ, đặc biệt là các hộ và các cơ sở sản xuất làng nghề Tề Lỗ đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết cho chúng tôi khi chúng tôi tiến hành điều tra. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức vô giá trong suốt hai năm qua. Chính những kiến thức quý báu đó đã giúp tôi rất đắc lực để hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện cả về thời gian và vật chất của lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu thủy nông cải tạo đất và cấp thoát nước, nơi tôi công tác đã dành cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin cảm ơn sự động viên to lớn cả về vật chất và tinh thần của gia đình và các bạn đồng nghiệp đã dành cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Đinh Thị Quỳnh Lâm -1- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu trong đề tài chưa được sử dụng trong bất kỳ một văn bằng học vị nào. Tất cả các số liệu thu thập là hoàn toàn trung thực và đúng với thực tiễn. Các số liệu trích dẫn là hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng như đã trích dẫn trong báo cáo. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2007 Người viết cam đoan Đinh Thị Quỳnh Lâm -2- MỤC LỤC Trang 6 7 8 9 NỘI DUNG Ký hiệu và viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Quy hoạch môi trường 1.2. Quy hoạch môi trường làng nghề truyền thống 13 13 16 1.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống Việt Nam 1.2.2. Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam 1.2.3. Tiếp cận quy hoạch môi trường làng nghề 1.2.3.1. Giải pháp quy hoạch từ dưới lên 1.2.3.1. Giải pháp quy hoạch từ trên xuống CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Giới thiệu chung 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Tề Lỗ 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2.1.2. Đặc điểm địa hình 2.1.2.1.3. Khí hậu và thời tiết 2.1.2.1.4. Đặc điểm về thuỷ văn 2.1.2.1.5. Hệ sinh thái khu vực 2.1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 16 18 20 21 22 26 26 26 27 27 27 28 28 30 31 32 2.1.2.2.1. Đặc điểm chung 2.1.2.2.2. Các đặc điểm kinh tế 2.1.2.2.3. Các đặc điểm xã hội 2.1.2.2.4. Các khó khăn tồn tại hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của điạ phương 2.1.2.2.5. Mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương trong những năm tới 2.2 Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp 32 32 37 41 -3- 42 44 44 2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa 2.2.3. Phương pháp lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 2.2.4. Phương pháp so sánh 2.2.5. Phương pháp bản đồ 2.2.6. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của cộng đồng CHƯƠNG 3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỀ LỖ 3.1. Đánh giá tổng quan 3.2. Các nguồn gây ô nhiễm 3.3. Môi trường nước 3.3.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm nước 3.3.2. Nguồn tiếp nhận 3.3.3. Đánh giá chất lượng nước 3.3.4. ảnh hưởng đến sức khoẻ và hệ sinh thái 3.4. Môi trường không khí 3.4.1. Nguồn và tác nhân gây ô nhiễm không khí 3.4.2. Chất lượng môi trường không khí khu vực 3.4.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ 3.5. Tiếng ồn 3.5.1. Nguồn và mức âm 3.5.2. Ảnh hưởng 3.6. Chất thải rắn 3.6.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn 3.6.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn 3.6.3. Ảnh hưởng đến đời sống 3.7. Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề Tề Lỗ 3.7.1. Ban quản lý môi trường 3.7.2. Các hoạt động bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG CÁC KHU CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TỀ LỖ 4.1. Định hướng các khu chức năng môi trường 4.1.1. Cơ sở định hướng các khu chức năng môi trường 4.1.2. Định hướng các khu chức năng môi trường 4.2. Định hướng giải pháp quản lý môi trường 4.2.1. Thành lập tổ quản lý môi trường làng nghề 4.2.2. Chính sách, quy định về quản lý môi trường làng nghề Tề Lỗ 4.2.3. Biện pháp đầu tư vốn 4.2.4. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 4.2.5. Lập tổ vệ sinh môi trường 4.2.6. Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường 4.2.7. Công tác giáo dục đào tạo 4.2.8. Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề -4- 45 46 46 46 46 48 48 49 51 51 52 53 59 59 59 60 61 62 62 63 63 63 63 65 66 66 66 68 68 68 70 74 74 75 78 79 80 81 82 82 4.2.9. Thanh tra kiểm tra môi trường 4.3. Đề xuất các giải pháp công nghệ xử lý môi trường làng nghề Tề Lỗ 4.3.1. Giải pháp công nghệ xử lý nước thải 4.3.2. Giải pháp công nghệ xử lý giảm thiểu và xử lý khí thải 4.3.3. Đề xuất mô hình thu gom và xử lý rác thải khu vực làng nghề Tề Lỗ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị Tài liệu tham khảo -5- 83 84 84 87 88 97 97 98 101 KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT ĐTM Đánh giá tác động môi trường KCNLN Khu công nghiệp làng nghề TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QH Quy hoạch QHMT Quy hoạch môi trường QHCQ Quy hoạch cảnh quan QLMT Quản lý môi trường UBND Uỷ ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường COD Chemical Oxygent Demand - Nhu cầu oxi hoá học BOD5 Bio-Oxygent Demand - Nhu cầu oxi sinh hoá DO Disolved Oxygent - Hàm lượng oxi hoà tan trong nước TSP Total Suspended Particulate – Bụi lơ lửng tổng số TSS Total Suspended Subtances – Tổng chất rắn lơ lửng ADB Asian Developmen Bank (Ngân hàng phát triển Châu á) -6- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các công trình dự kiến đầu tư hoặc đang được xây 36 dựng………… Bảng 3.1: Thành phần và chất lượng nước thải sinh hoạt khu dân 54 cư………… Bảng 3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước 55 mặt……………………………… Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước ngầm tại thôn Trung 56 Hậu…………………… Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước ngầm tại thôn Lý 57 Nhân……………………… Bảng 3.5. Kết quả phân tích nước ngầm tại thôn Nhân 57 Trai…………………… Bảng 3.6. Kết quả phân tích nước ngầm tại thôn Phú 58 Thọ……………………. Bảng 3.7. Kết quả phân tích nước ngầm tại thôn Giã 58 Bàng…………………… Bảng 3.8. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không 61 khí………………… Bảng 3.9. Kết quả đo tiếng ồn tại khu vực làng nghề Tề 62 Lỗ…………………… Bảng 3.10. Ước tính lượng chất thải rắn phát sinh……………………………… -7- 64 Bảng 3.11. Thành phần của rác thải sinh 65 hoạt…………………………………… DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Một số hình ảnh làng nghề Tề Lỗ Hình 3.2. Một số hình ảnh hiện trạng môi trường làng nghề Tề Lỗ Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 85 mạ………………………………… Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải từ lò nấu kim 87 loại…………………… Hình 4.3. Sơ đồ mô hình xử lý rác thải sinh hoạt làng nghề Tề 89 Lỗ…………… Hình 4.4. Sơ đồ công nghệ tái chế sắt phế liệu kèm dòng thải……………… Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ tái chế kim loại màu (nhôm) kèm dòng thải…… -8- 92 93 Hình 4.6. Sơ đồ phân loại xử lý chất thải rắn của các hộ tái chế kim 94 loại....... Hình 4.7. Sơ đồ phân loại chất thải rắn trong các cơ sở tháo dỡ phế liệu....... DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2006 xã Tề Lỗ 2. Sơ đồ vị trí nghiên cứu 3. Sơ đồ phạm vi nghiên cứu 4. Bản đồ định hướng các khu chức năng môi trường làng nghề Tề Lỗ -9- 96 MỞ ĐẦU Sự cần thiết Từ trước đến nay, trong quá trình lập các phương án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương còn có khuyết điểm là chưa gắn với quy hoạch môi trường. Vì vậy nhiều phương án quy hoạch phát triển kinh tế không đảm bảo được tính phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển có quy hoạch trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, đảm bảo được khả năng khai thác và sử dụng hợp lý và lâu dài các nguồn tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được, giảm thiểu được mức độ ô nhiễm môi trường cho đời sống cộng đồng, tránh được những sự cố, rủi ro về môi trường. Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội thì khi tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cần thiết phải xây dựng phương án quy hoạch môi trường. Tuy nhiên, vấn đề quy hoạch môi trường từ trước đến nay vẫn chưa được các nhà hoạch định quan tâm một cách đúng mức. Hiện tại, công tác quy hoạch môi trường được thực hiện chủ yếu là xây dựng một phương án quy hoạch bảo vệ môi trường trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa hiện trạng môi trường với hiện trạng kinh tế - xã hội và dự báo về biến động môi trường trong mối quan hệ với các mục tiêu quy hoạch phát triển, từ đó đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật - môi trường nhằm đảm bảo được sự phát triển theo chiều hướng bền vững, giảm thiểu tối đa những tác động xấu đến môi trường. Đường lối bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước của Đảng đã được Đại hội Đảng lần thứ IX thông qua là: “ Phát triển KT-XH gắn chặt với BVMT, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của - 10 - thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi. Bảo vệ và cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Chủ động gắn kết yêu cầu cải thiện môi trường trong mỗi quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế – xã hội, coi yêu cầu về môi trường là một tiêu chí quan trọng đánh giá các giải pháp phát triển”. Trong những năm qua ở nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã tiến hành triển khai, thực hiện nhiều đề tài quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội của các cấp tỉnh, huyện hay xã nhưng đều chưa đề cập một cách nghiêm túc đến bảo vệ môi trường, chưa coi môi trường như là một bộ phận quan trọng trong quy hoạch, kế hoạch phát triển. Sự xem nhẹ đó đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa sự phát triển các ngành kinh tế với bảo vệ môi trường đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Sự khôi phục và phát triển của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây đã tạo nên những chuyển biến tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động phổ thông, góp phần nâng cao thu nhập của nhân dân, giảm đói nghèo, nâng cao dân trí....cũng như đem lại một nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế của các làng nghề thì vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề cũng đang ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối đối với các cấp quản lý và đối với chính cuộc sống của người dân tại các làng nghề và các vùng phụ cận. Tề Lỗ là một xã thuộc huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, nơi phát triển rất mạnh nghề thu gom, tháo dỡ và tái chế phế liệu, cơ khí gò hàn… các hoạt động - 11 - trên đã góp phần tăng thu nhập cho người dân, giá trị sản xuất từ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh theo các năm, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực của phát triển kinh tế vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày một gia tăng, hầu hết các cơ sở thu mua, tháo dỡ và tái chế sắt thép phế liệu còn rất sơ sài, diện tích chật hẹp, không có hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải, hệ thống xử lý khí thải, chất thải rắn. Hệ thống điện nước lắp đặt tuỳ tiện không an toàn, đặc biệt hệ thống giao thông xuống cấp nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường do bụi, nước thải, nước mưa, .... Việc tiến hành một biện pháp mang tính tổng hợp, đồng bộ là quy hoạch môi trường làng nghề là rất cần thiết nhằm quản lý tốt các chất thải của làng nghề Tề Lỗ đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc nhằm: - Nghiên cứu tổng thể tự nhiên kinh tế xã hội xã Tề Lỗ và hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Tề Lỗ. - Nâng cao hiệu quả quản lý ô nhiễm môi trường làng nghề: Xác định các thành phần môi trường của xã Tề Lỗ, quản lý tốt chất thải làng nghề, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng các chính sách, quy định, biện pháp kinh tế, kỹ thuật. - Đề xuất các giải pháp quản lý làng nghề Tề Lỗ - huyện Yên Lạc gắn với công tác bảo vệ môi trường. - 12 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng - Quy hoạch môi trường là một khoa học liên ngành, liên quan đến các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế, xã hội. Các đối tượng sau đây được phân tích, đánh giá về định lượng, định tính trong quy hoạch môi trường làng nghề Tề Lỗ: + Yếu tố tự nhiên + Yếu tố kinh tế + Yếu tố xã hội + Yếu tố tài nguyên và môi trường Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian + Làng nghề Tề Lỗ theo ranh giới xã Tề Lỗ được xác định trong quy hoạch phát triển xã Tề Lỗ đến năm 2015. + Khu công nghiệp làng nghề Tề Lỗ với diện tích 72,32ha nằm ở phía bắc của xã Tề Lỗ. - Các yếu tố môi trường: Nước, không khí, tiếng ồn và chất thải rắn - Phạm vi thời gian: Từ nay đến năm 2015 - 13 - - 14 - CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 1.1. Quy hoạch môi trường Trong công tác quản lý nhà nước nhằm bảo vệ môi trường, nhà nước thường sử dụng phối hợp nhiều công cụ khác nhau: các công cụ pháp luật - chính sách, công cụ kinh tế, kế hoạch hoá, đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giám sát môi trường v.v...Quy hoạch môi trường (QHMT) là một trong các công cụ then chốt trong công tác kế hoạch hoá hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường. Quy hoạch môi trường là một ngành khoa học môi trường khá mới không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới, khái niệm QHMT thường được hiểu và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau:  Trong từ điển về môi trường và phát riển bền vững (Dictionary of Environment and Sustainable Development), Alan Gilpin (1996) cho rằng QHMT là “sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên bao gồm mục tiêu kinh tế – xã hội và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó”  Khái niệm về QHMT của tác giả Baldwin (1984) được đưa ra như sau “Việc khởi thảo và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu nhập, biến đổi, phân bố và đổ thải một cách phù hợp với các họat động của con người sao cho các quá trình tự nhiên, sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất”  Malone-Lee Lai Choo (1997) cho rằng để giải quyết những “xung đột” về môi trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở những vấn đề môi trường. - 15 -  Theo Susan Buckingham-Hatfiel & Bob Evans (1992) thuật ngữ QHMT có thể hiểu rất rộng, là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường.  QHMT “là quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường” (Greg Lindsey, 1997)  QHMT là “tổng hợp của các biện pháp môi trường công cộng mà cấp có thẩm quyền về môi trường có thể sử dụng” (Faludi, 1987)  Theo Toner, QHMT là “sự ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất” (Greg Lindsey, 1997)  QHMT là “sự cố gắng làm cân bằng và hài hoà các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một cách quá mức lên môi trường tự nhiên” (John E, 1979)  QHMT là “sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên và đề ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó” (Alan Gilpin, 1996) Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHMT nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong quy hoạch phát triển phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Theo Robert Everit và Kimberly Pawley (2001) thì ở châu Âu, thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy hoạch sử dụng đất của khu vực hay địa phương. Ví dụ ở Hà Lan, QHMT là cầu nối quy hoạch không gian với việc - 16 - lập chính sách môi trường. Ngược lại ở Bắc Mỹ, cụm từ này được dùng để chỉ một phương pháp quy hoạch tổng hợp và cùng tham gia, nó kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan hơn. Một cách khái quát, QHMT được hiểu là việc “xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn; đề xuất và lựa chọn phương án, giả pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một / những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra”. QHMT là sự cụ thể hoá các chiến lược, chính sách về bảo vệ môi trường và là cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động môi trường. Mặc dù công tác quản lý môi trường mới được đề cao ở nhiều nước trong ba bốn thập kỷ gần đây nhưng những ý tưởng về QHMT đã có từ rất sớm và khái niệm này đã phát triển một cách liên tục trong các diễn đàn công cộng kể từ những năm đầu của thế kỷ 20. Ở Australia, những yếu tố môi trường đã được đưa vào quy hoạch vùng từ năm 1941. Ở Nhật Bản từ đầu năm 1957 các kế hoạch phát triển cho các khu vực đô thị kém phát triển đã chú ý tới khía cạnh sử dụng đất, nguồn nhân lực có hiệu quả, các đầu tư công cộng vào cơ sở hạ tầng tạo ra một môi trường sống thích hợp và áp dụng các biện pháp bảo tồn thiên nhiên. Một số nước Châu Á khác như Philipin, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã xem xét yếu tố tài nguyên và môi trường một cách nghiêm túc trong các dự án do ADB giúp đỡ. Theo tài liệu tổng kết của ADB (1993), trong thời gian từ 1978 đến 1987, ở khu vực châu Á đã có 10 dự án lớn về QHMT với 9 dự án do ADB tài trợ. Trong số đó có hai dự án là quy hoạch phát triển kinh tế – môi trường (điển hình là dự án - 17 - quy hoạch vùng đầm lầy Segana Anakan ở Indonesia, dự án quy hoạch lưu vực hồ Songkla ở Thái Lan) và 6 dự án quy hoạch phát triển môi trường (dự án QHPTMT vùng ven biển phía đông Thái Lan, quy hoạch tổng thể môi trường lưu vực sông Hàn ở Cộng hoà Triều Tiên) v.v... và hai dự án quy hoạch môi trường chuyên ngành. Ở Việt Nam, cho đến những năm gần đây chúng ta mới bàn về QHMT mặc dù quy hoạch sinh thái học hay QHCQ đã được các nhà sinh thái học như Mai Đình Yên (1976,1994); Trần Trọng Ninh (1995, 1998) và nhà địa lý cảnh quan Nguyễn Thế Thôn (1999) áp dụng khá sớm. Một số công trình nghiên cứu gần đây cũng đã bước đầu tiếp cận vấn đề môi trường như: Nguyễn Ngọc Sinh và nhóm cộng tác viên (CTV) đã trình bày những ý tưởng khái quát về QHMT trong các nghiên cứu “Những định hướng trong quy hoạch môi trường Bắc Trung Bộ” và “Quy hoạch ngành môi trường trong quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Hồng” (Nguyễn Ngọc Sinh và CTV, 1997 & 1998). Nhóm tác giả Trịnh Thị Thanh và CTV (1999, 2000) cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về phương pháp luận và thử nghiệm áp dụng vào sơ bộ QHMT đồng bằng sông Hồng. Gần đây nhất, Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA,1999) đã tiến hành nghiên cứu quy hoạch quản lý môi trường vịnh Hạ Long và thành phố Hà Nội. 1.2. Quy hoạch môi trường làng nghề truyền thống 1.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống Việt Nam Trong những năm 90 của thế kỷ XX làng nghề nông thôn Việt Nam đã được khôi phục và phát triển mạnh mẽ mang ý nghĩa to lớn về cả kinh tế và xã hội. Làng nghề là một đặc thù của nông thôn nước ta trong quá trình phát triển - 18 - kinh tế xã hội. Tại các làng nghề nhiều sản phẩm phi nông nghiệp đã được những lao động là người nông dân trực tiếp sản xuất và trở thành thương phẩm trao đổi hàng hoá góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa trong nông thôn. Theo tiêu chí “làng nghề nông thôn Việt Nam là làng nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất chiếm trên 50% tổng doanh thu cả làng”. Hiện nay cả nước có khoảng gần 2000 làng nghề, sự phân bố làng nghề trong cả nước tập trung vào Đồng bằng Sông Hồng (chiếm 67,3%), miền Trung (20,25%) và Miền nam (12,2%) Theo thống kê, 90% tổng giá trị sản phẩm từ làng nghề được tiêu thụ trong nước, còn lại là xuất khẩu. Sự phát triển của các làng nghề đã nâng cao đời sống của người dân, nhiều phong tục truyền thống được phục hồi như hội làng, giỗ tổ nghề... Tỷ lệ hộ khá giả so với hộ thuần nông rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thấp. Thu nhập bình quân đầu người ở làng nghề khu vực phía Bắc khoảng 650.000 đồng/tháng, khu vực phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ có thu nhập đồng đều hơn và cao hơn (850.000 đồng/tháng). Ngoài ra, sản xuất phát triển đã thúc đẩy các hoạt động y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng… từng bước được nâng cao thể hiện qua số làng nghề có trạm y tế, nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở và được cung cấp nước sạch, cung cấp điện, điện thoại chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề cũng đã nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề môi trường. Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy thoái - 19 - môi trường và tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động. Hiện nay, môi trường làng nghề Việt Nam đang ô nhiễm và thể hiện ở một số điểm như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và các chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất của làng nghề. Đó là ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực nông thôn (thôn, làng, xã,...); mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm; môi trường lao động; ảnh hưởng rõ rệt tới sức khỏe người lao động, dân cư làng nghề và một số khu vực xung quanh như tỷ lệ mắc bệnh ở làng nghề cao hơn ở các làng thuần nông, thường gặp các bệnh hô hấp, đau mắt, đường ruột, ngoài da..., một số làng nghề có đặc thù sản xuất thường gặp các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, quái thai, nhiễm độc kim loại nặng.... Trong số gần 2000 làng nghề của nước ta thì số làng nghề ô nhiễm nặng chiếm 46,2%; như làng gốm Bát Tràng, làng Bún thôn Đoài (Bắc Ninh), làng nung vôi Đôn Tân (Thanh Hoá), 27% ô nhiễm vừa như: các làng nghề chế biến nông sản xã Cát Quế (Hà Tây) do đã có các hoạt động tích cực cải thiện môi trường và 26,8% là ô nhiễm nhẹ như: làng rau sạch Trà Quế (Hội An), làng nghề thêu ren Ninh Hải (Ninh Bình), cốm làng Vòng. Sản xuất ở làng nghề phát triển nếu không được quy hoạch và có chính sách bảo vệ môi trường tốt sẽ gây những hậu quả khó lường. 1.2.2. Đặc điểm chung của các làng nghề Việt Nam Các làng nghề Việt Nam thường có các đặc điểm chung sau:  Các làng nghề thường sản xuất nhỏ. Các làng nghề của chúng ta thường mới chỉ sản xuất ở mức độ hàng gia công. Ví dụ các làng nghề tái chế giấy, nhựa ở Bắc Ninh: Sản phẩm thường chỉ là giấy gió, các đồ nhựa thông dụng ở quy mô - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan