Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn cảm nhận, phân tích tác phẩm trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn văn...

Tài liệu Skkn cảm nhận, phân tích tác phẩm trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn văn

.PDF
6
135
99

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………………… 1. Tên sáng kiến: “Cảm nhận, phân tích tác phẩm trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn Văn ” (Nguyễn Thị Trung Hiếu, Lê Thị Thiền, @THPT Trần Trường Sinh) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Văn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Trình trạng giải pháp đã biết: Trong quá trình công tác, giảng dạy ở trường THPT, ngoài việc giảng dạy trên lớp, khâu bồi dưỡng học sinh giỏi được nhà trường, tổ bộ môn đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Giáo viên đảm trách công việc này cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên sâu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng như rút ra kinh nghiệm từ hoạt động giảng dạy của chính mình. Trên cơ sở nắm vững yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và cập nhật tình hình thực tế của các kì thi, người đứng lớp cần tích cực, chủ động trong việc sáng tạo hệ thống đề văn cho đối tượng học sinh này. Những đề văn yêu cầu phân tích, cảm nhận các đối tượng văn học trong quan hệ so sánh thường gây khó khăn, lúng túng cho học sinh khi giải quyết vấn đề, khi dạy đến kiểu bài này giúp giáo viên đánh giá được vốn tri thức, khả năng tư duy tổng hợp, năng lực chiếm lĩnh và vận dụng sáng tạo kiến thức của học sinh. Do vậy, rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh nhất là học sinh giỏi môn văn thông qua kiểu bài so sánh hiện đang có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Trang - 1/5 - 3.2.1. Mục đích của giải pháp. Nhằm giúp học sinh có điều kiện bộc lộ sự tinh tế trong cảm nhận( có thể nhận ra được những nét khác biệt dù rất nhỏ, rất mơ hồ), sự sắc sảo trong khả năng tách đối tượng thành những bình diện nhỏ để so sánh. Học sinh sẽ tự tin, chủ động trong việc thể hiện năng khiếu văn chương, vốn tri thức sẵn có của bản thân... từ đó các em sẽ hứng thú hơn khi gặp dạng đề cảm thụ văn học trong thế đối sánh mà trước đây lúc nào cũng ái ngại khi gặp phải. 3.2.2 Những điểm khác biệt, điểm mới của giải pháp. Không theo khuôn mẫu của những lần dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trước đây (ít cho học sinh tự tiếp cận với dạng đề yêu cầu sự đầu tư , sáng tạo, đòi hỏi cao kĩ năng so sánh hai hay nhiều tác phẩm trong cùng một bài luận mà chủ yếu giáo viên triển khai sẵn). Do đó khi dạy đến dạng đề này tôi hoàn toàn xem học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các em, để các em tự tìm tòi và nhớ lại kiến thức, kĩ năng... để tự tin giải quyết dạng đề mà trước đây các em luôn né tránh, ái ngại khi gặp phải. 3.2.3. Mô tả bản chất chi tiết của giải pháp: Các dạng đề văn đối sánh rất phong phú và có thể biến hóa đa dạng tùy theo ý tưởng khác nhau của người ra đề. Mọi phương diện của nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học đều có thể trở thành đối tượng của sự so sánh.Có hai cách thông dụng để triển khai hệ thống ý khi giải quyết yêu cầu của đề văn so sánh. Cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Cách thứ hai là tiến hành so sánh đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận điểm lớn: Luận điểm 1 là điểm giống nhau. Luận điểm 2 là điểm khác nhau, (trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp). Luận điểm 3 là lí giải nguyên nhân. Cách làm thứ nhất có vẻ dễ hơn nhưng nếu không lưu ý, học sinh sẽ sa đà vào việc phân tích, bình giá dài dòng từng đối tượng mà không quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ so sánh. Phần đối sánh có thể sẽ mờ nhạt, không đủ sức nặng cho bài viết. Vì vậy, khi triển khai bài viết, tương quan giữa phần phân tích và phần so sánh cần Trang - 2/5 - tổ chức sao cho hợp lí. Cách làm thứ hai cho thấy người viết thể hiện thao tác đối sánh ngay từ đầu, nhiệm vụ so sánh được đặt ở vị trí trọng tâm. Cách làm này khó hơn nhưng khả năng thuyết phục sẽ cao hơn nếu người viết thực sự làm chủ được các đối tượng so sánh. Những cách làm trên đều có thể đạt được hiệu quả như mong muốn nếu học sinh biết tổ chức bài viết một cách hợp lí. Việc lựa chọn cách làm cũng phải linh hoạt, dựa vào từng dạng đề cụ thể và sở trường cá nhân của từng người viết. Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu phân tích , so sánh không phải là hai mà là nhiều đối tượng cùng một lúc thì rõ ràng nên chọn cách thứ hai, nghĩa là phân tích, đánh giá đối tượng ấy theo hai luận điểm lớn là điểm giống nhau và điểm khác nhau chứ không nên phân tích lần lượt rồi mới so sánh. Việc lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau có thể tách riêng thành một phần nhưng cũng có thể lồng vào quá trình phân tích, so sánh một cách linh hoạt, miễn là đủ ý và thuyết phục. Để lí giải thấu đáo, tuỳ theo yêu cầu của đề bài, học sinh phải huy động các tri thức trong tác phẩm và ngoài tác phẩm (như hoàn cảnh thời đại, đặc điểm cuộc đời nhà văn...) với một hàm lượng thông tin phù hợp. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, cũng có những đề văn so sánh không nhất thiết phải có phần lí giải. Với những tình huống cụ thể của đề bài, người viết lại phải linh hoạt xử lí để tạo lập một hệ thống ý phù hợp. Ví dụ 1: Đề: Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lái đò trong cảnh vượt thác (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, ngữ văn 12). Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ ( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân, ngữ văn 11) để nhận xét quan niệm của nhà văn về vẻ đẹp con người. Gợi ý: Cần đảm bảo được một số ý sau: - Cảm nhận ông lái đò trong cảnh vượt thác: ông lái đò từng trải, kinh nghiệm. Thông minh, lẫm liệt như một dũng tướng lâm trận. Ông lái đò vượt qua ba trùng vi thạch trận trên sông … Trang - 3/5 - - Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bút pháp tương phản đặc trưng của văn học lãng mạn giữa con người với thiên nhiên. Sử dụng nhiều biện pháp ẩn dụ, so sánh được tác giả sử dụng để tạo cảm giác mạnh, ấn tượng. Người đọc chứng kiến một trận chiến đầy hào hùng. Sử dụng kiến thức liên ngành ở nhiều lĩnh vực… * Liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ để làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật về con người. - Giống nhau: Cả Huấn Cao và ông lái đò đều là những con người tài hoa, lịch lãm. +Huấn Cao: Trong ngục tù tăm tối, ông vẫn viết chữ, sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp lớn lao khi Huấn Cao vượt được lên mọi lẽ sống chết ở đời. Hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tay dậm tô từng nét chữ gợi hình ảnh một con người tuy bị xiềng xích về thể xác nhưng tự do, phóng khoáng về tâm hồn. Cái đẹp đã nâng con người lên trên hoàn cảnh, làm cho con người vĩ đại hơn. + Ông lái đò: Làm công việc mưu sinh thường ngày nhưng ông vượt thác với sự say mê. Nó không còn là cuộc vật lộn giành sự sống mà ông lái đò được miêu tả với những động tác điệu nghệ như người nghệ sĩ đang biểu diễn trên sân khấu là sông nước. - Khác nhau: + Huấn Cao: Con người của một thời vang bóng, được lấy từ nguyên mẫu Cao Bá Quát. + Ông lái đò: Con người của cuộc sống lao động bình thường. * Quan niệm về con người: + Con người luôn được nhìn ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ, con người là cái đẹp. + Sự khác nhau trong cách lựa chọn nhân vật thể hiện sự chuyển biến trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân : đến gần hơn với cuộc sống đời thường. Ở đây ông lái đò còn được nhìn như một người hùng lập công mặt trận, ta có thể bắt gặp người anh hùng trong chính cuộc sống lao động bình thường. Ví dụ 2: Trang - 4/5 - Đề: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt - Kim Lân) “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Anh, chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên. Gợi ý: Cần đảm bảo được các ý sau: 1. Điểm tương đồng: - Về nội dung: + Đều là những dòng lệ của người phụ nữ, của người mẹ trong hoàn cảnh nghèo đói và khốn khổ. + Đều là “giọt châu của loài người”, giọt nước chan chứa tình người trào ra từ tâm hồn những bà mẹ giàu lòng vị tha, đức hi sinh. + Đều góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: tấm lòng thương cảm đối với bi kịch của con người và sự trân trọng vẻ đẹp tình đời, tình người của tác giả. - Về nghệ thuật: Đều cho thấy ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc của hai nhà văn. 2. Điểm khác biệt: - Về nội dung: Chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ gắn với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ; bà cụ cảm thấy ai oán, xót thương cho số kiếp đứa con mình và cũng xót tủi cho chính thân phận mình: Tràng có vợ vào lúc cái đói, cái chết đang ráo riết truy đuổi con người. Còn dòng nước mắt của người đàn bà hàng chài trào ra sau sự việc thằng Phác đánh lại bố để bảo vệ mẹ và hoàn cảnh éo le, ngang trái của gia đình bà đã diễn ra trước mắt nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng; người phụ nữ vùng biển này thấy đau đớn, nhục nhã vì không thể giấu được bi kịch gia đình. Trang - 5/5 - - Về nghệ thuật thể hiện: Để khắc họa chi tiết dòng nước mắt, Kim Lân sử dụng hình thức diễn đạt trực tiếp, giản dị, Nguyễn Minh Châu dùng cách diễn đạt ví von, hình ảnh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Phương pháp này có thể áp dụng trong trường THPT thuộc chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi và có thể áp dụng với những đối tượng học sinh thi Đại học, Cao đẳng trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, vì kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là kiểu bài xuất hiện khá thường xuyên trong thời gian gần đây. Giải pháp đã được thông qua trong các buổi họp chuyên môn của tổ, đồng nghiệp góp ý và thống nhất chung để đưa vào giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, dạng đề cảm nhận, phân tích tác phẩm trong thế đối sánh cho học sinh giỏi môn văn.Đồng thời cũng lồng ghép dạy tăng tiết cho học sinh khối 12 trong các buổi học trái buổi. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. Các em cảm thấy nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn khi tiếp cận dạng đề này, các em nắm vững kiến thức và không còn nhầm lẫn, lo sợ sẽ đi lạc đề hoặc không biết giải quyết ra sao. Ý tưởng này nhen nhóm từ lâu và đã được tôi thực hiện trong quá trình giảng dạy học sinh giỏi cấp tỉnh. Qua thực tế tôi và các đồng nghiệp trong tổ đã dùng sáng kiến này để dạy bồi dưỡng các em trong đội tuyển học sinh giỏi văn của trường dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh từ năm học 2013 - 2014 đến nay, mỗi năm đều có học sinh đạt giải góp phần vào thành tích chung của trường. Trang - 6/5 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan