Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn dạy bài công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo mô hình lớp học đảo ng...

Tài liệu Skkn dạy bài công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước theo mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng công nghệ elearning

.PDF
12
142
110

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: ............................................................................. 1. Tên sáng kiến: “Dạy bài Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước theo mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng công nghệ eLearning”. (@THPT Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Nhã Trân) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – môn GDCD 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Như chúng ta đã biết, nền giáo dục Việt Nam được đặt nền móng từ rất lâu đời, từ thời những ông đồ mặc áo dài the gõ đầu trẻ, đến thời thắp đèn dầu học trong những hầm trú bom, hay đến thời chúng ta, được cắp sách đến trường, được học trong những ngôi trường khang trang, đầy đủ tiện nghi. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh người Thầy đứng trên bục say sưa giảng bài, người học ngồi dưới cắm cúi, hý hoáy chép từng từ từng chữ. Kết quả sau đó chắc ai trong chúng ta cũng đã nắm được, người học như những cổ máy kiến thức khô khan, không biết ứng dụng hay thực hành vào thực tiễn. Với cách dạy học như vậy, thì liệu nền giáo dục có đạt được mục tiêu giáo dục thiên niên kỉ nhằm tới là đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng tự học suốt đời, tư duy phê phán, kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác? Liệu đã đến lúc phải có một cuộc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy? Thay vì phải ép người học phải ngồi hàng tiếng đồng hồ nghe những bài giảng chán ngắt, tại sao chúng ta không tận dụng quãng thời gian đó dành cho các hoạt động tương tác trên lớp? Bởi lẽ những hoạt động đó mang lại nhiều giá trị, nhiều lợi ích cho người học hơn. Chính vì lý do đó, người Thầy luôn cố gắng tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và sử dụng linh hoạt những phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng. Một trong những phương pháp mới góp phần Trang 1 phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm trong quá trình giáo dục đó chính là dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược - một mô hình dạy học được nhiều giảng viên tại các trường học ở Mỹ, Autralia và nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và áp dụng, từ đó đề xuất vận dụng mô hình tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam. Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp). Công nghệ eLearning giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. E-Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai E-Learning trong giáo dục đào tạo là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với giáo dục thế giới. Bản thân tôi là một giáo viên dạy giáo dục công dân , tôi nhận thấy mô hình này hoàn toàn có thể được thực hiện nhằm tối đa hóa nhận thức của người học. Chính vì lí do đó tôi chọn sáng kiến: “Dạy bài Công nghiệp hóa–Hiện đại hóa đất nước theo mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng công nghệ eLearning”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3. 2.1. Mục đích của giải pháp: +Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu. - Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, giúp người học tự tin hơn. - Công nghệ eLearning giúp học sinh hiểu kỹ hơn về lý thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. 3.2.2. Tính mới của giải pháp: Trang 2 - Học sinh sẽ chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết hơn, các em có thể tiếp cận video bất kỳ lúc nào, có thể dừng bài giảng lại, ghi chú và xem lại nếu cần (điều này là không thể nếu nghe giáo viên giảng dạy trên lớp. - Lớp học đảo ngược khiến việc giảng dạy phải lấy người học làm trung tâm. Thời gian ở lớp được dành để khám phá các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị. Những video giáo dục trực tuyến được thiết kế để truyền tải nội dung tập trung vào lý thuyết. Ngoài ra, nội dung của lớp học đảo ngược có thể xây dựng ở nhiều hình thức khác nhau (thậm chí có thể sử dụng nội dung của đơn vị cung cấp phía ngoài). - Nội dung bài học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng tốt nhất và phù hợp nhất với người học. - Người học có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau, với giáo viên qua các diễn đàn (forum), hội thoại, trực tuyến (chat), thư từ (e–mail)… 3.2.3. Bản chất của giải pháp: Sử dụng phần mềm Ispring suite để thiết kế bài giảng eLearning: Bước 1: Thiết kế bài giảng: • Giới thiệu bài có chèn Video giới thiệu: (Giới thiệu bài) Trang 3 • Nội dung bài giảng từng phần có chèn Video hướng dẫn được thiết kế có dạng như sau: (Giới thiệu khái niệm) (Giới thiệu tính tất yếu) Trang 4 Bước 2: Thiết kế mô hình quyển sách để củng cố bài học (Trang bìa) (Nội dung quyển sách) Trang 5 Bước 3: Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm khách quan có chèn Video đọc câu hỏi để củng cố có dạng: Bước 4: Xuất bản toàn bộ bài thiết kế đưa lên mạng cho học sinh truy cập để tìm hiểu trước nội dung phục vụ cho quá trình đào sâu, mở rộng kiến thức ở tiết học trên lớp. (Bài soạn eLearning về CNH-HĐH được xuất bản để đưa lên mạng) Bước 5: Thực hiên tiết dạy trên lớp giúp học sinh tìm hiểu khám phá, mở rộng các chủ đề sâu hơn và tạo ra những cơ hội học tập thú vị cho học sinh. Trang 6 Bài 6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. a. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: Sau khi tìm hiểu phần khái niêm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được giáo viên đưa trên bài giảng điện tử, cùng những ví dụ minh họa. Học sinh sẽ có phần thảo luận trên lớp các câu hỏi sau: ✓ Tìm thêm những ví dụ minh họa, dẫn chứng về quá trình công nghiệp hóa. ✓ Tìm thêm những ví dụ minh họa, dẫn chứng về quá trình hiện đại hóa. ✓ Từ khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, em hãy cho biết tại sao ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Học sinh: các nhóm thảo luận tìm hiểu các nội dung trên, theo quy định thời gian: 10 phút Hết thời gian: học sinh đại diện nhóm trả lời. ✓ Ví dụ về quá trình công nghiệp hóa: giặt đồ bằng tay được thay thế bằng máy giặt, rồi đến máy hút bụi, quạt máy, máy lạnh… ✓ Ví dụ về hiện đại hóa: chế tạo robot, người máy… ✓ Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì: một nước thực hiện CNH muộn như Việt Nam, muốn rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển thì đòi hỏi CNH phải gắn liền với HĐH. Giáo viên: nhận xét, bổ sung. Câu 1: nhóm đã nêu ví dụ chính xác. Câu 2: Cô bổ sung, ví dụ ngày xưa người ta quản lí nhân sự, con người bằng sổ sách, hiện nay thì quản lí bằng máy. Quá trình dạy học cũng trang bị công nghệ máy móc như máy chiếu. Đặc biệt dưới tác động của cuộc cách mạng Trang 7 công nghiệp 4.0 thì cũng đã áp dụng công nghệ hiện đại vào lĩnh vực giáo dục chẳng hạn như: công nghệ eLearning. Câu 3: ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa vì: - Cho đến nay nhân loại đã trải qua hai cuộc CM KHKT - Nước ta bước vào CNH với điểm xuất phát thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát triển theo mô hình CNH rút ngắn về thời gian, do đó phải gắn CNH với HĐH. - Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội cho các nước đi sau trong đó có nước ta, thực hiện mô hình CNH rút ngắn thời gian. b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: * Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Sau khi tìm hiểu phần: “Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được giáo viên đưa trên bài giảng điện tử, cùng những ví dụ minh họa. Học sinh sẽ có phần thảo luận trên lớp các câu hỏi sau: 1. Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là gì? Em có nhận xét gì về cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta hiện nay? 2. Tại sao do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới mà Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa? 3. Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta và lí giải ngắn gọn tại sao lại chọn ý kiến đó. a. Nước ta tự nghiên cứu và xây dựng. b. Nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến. c. Kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến. Trang 8 Học sinh các nhóm thảo luận tìm hiểu các nội dung trên theo yêu cầu về thời gian là: 10 phút. Hết thời gian: đại diện nhóm trình bày nội dung: 1. Cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến. cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta hiên nay phát triển chưa cao so với cơ sở vật chất trong khái niêm. 2. Vì sau hơn 20 năm đổi mới nhưng đất nước ta vẫn chưa ra khỏi tình trạng kém phát triển. 3. Em chọn đáp án “c” vì chỉ khi chúng ta vừa tự nghiên cứu, xây dựng vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại thì việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH mới phát triển cao . Giáo viên: Cô mời các nhóm khác bổ sung. Học sinh nhóm khác: Không bổ sung. Giáo viên: Nhận xét: 1. Khái niệm cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH các em trả lời chính xác. Còn nhận xét về cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta hiện nay chưa đầy đủ lắm. Cô bổ sung: Cơ sở vật chất kĩ thuật của nước ta hiện nay trình độ còn rất thấp so với yêu cầu về trình độ trong khái niệm sách giáo khoa trình bày. 2. Vì sau hơn 20 năm đổi mới, dù kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng đất nước vẫn chưa thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Chính vì lí do đó nên muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật , công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới thì nước ta cần phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Chọn đáp án” c” vì có kết hợp mới vừa giữ được độc lập tự chủ, vừa nhanh chóng rút ngắn thời gian thực hiện con đường CNH mà Đảng ta xác định. Trang 9 - Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Sau khi tìm hiểu phần: “ Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước “ được giáo viên đưa trên bài giảng điện tử, cùng những ví dụ minh họa. Học sinh sẽ có phần thảo luận trên lớp các câu hỏi sau: 1. Tại sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng phát triển lực lượng sản xuất ? 2. Theo em thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? 3. Tại sao nói tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công việc to lớn và toàn diện? Học sinh các nhóm thảo luận tìm hiểu các nội dung trên theo yêu cầu về thời gian là: 10 phút. Hết thời gian: đại diện nhóm trình bày nội dung: 1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng phát triển lực lượng sản xuất vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đất nước ngày càng phát triển và con người ngày càng phát triển hơn, mà yếu tố con người là một yếu tố quan trọng của LLSX. 2. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa tiến bộ, yêu nước và chứa đựng những yếu tố tạo ra bản lĩnh dân tộc. 3. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công việc to lớn và toàn diện: vì CNH, HĐH áp dụng những thành tựu hiện đại vào sản xuất và mọi lĩnh vực khác. • Giáo viên: nhận xét, bổ sung: Nhóm trả lời chưa hoàn chỉnh. Cô bổ sung: Câu 1: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng phát triển lực lượng sản xuất vì: theo chúng ta biết thì LLSX bao gồm yếu tố con người kết hợp với TLSX, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang thực hiện CNH, HĐH. Vì vậy con người càng phải ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất với những máy móc, công nghệ hiện đại, qua đó làm cho LLSX được phát triển. Trang 10 Câu 2: Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa tiếp thu những cái hay, cái mới, lạ của thế giới nhưng vẫn giữ lại được cái gốc, cái bản sắc của dân tộc mình. Câu 3: Nói tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là công việc to lớn và toàn diện vì: + To lớn: Vì nó tạo ra cơ sở vật chất đảm bảo cho chế độ XHCN chiến thắng các chế độ xã hội trước đó, đưa nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. + Toàn diện: Vì tác dụng đó diễn ra và thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội, quốc phòng, an ninh… 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến: “Dạy bài Công nghiệp hóa – Hiện Đại Hóa đất nước theo mô hình lớp học đảo ngược ứng dụng công nghệ eLearning” có khả năng áp dụng hiệu quả cho quá trình dạy giáo dục công dân đặc biệt là đối với bài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nội dung bài khá dài, phong phú, nhưng thời lượng chỉ có 2 tiết. Vì vậy nếu áp dụng giải pháp này, học sinh đã tìm hiểu trước nội dung bài học trên mạng, ở tiết học chính thức trên lớp giáo viên sẽ có nhiều thời gian cho học sinh đào sâu thêm phần kiến thức. Giáo viên có nhiều thời gian giải đáp những thắc mắc của các em. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. Phương thức học tập này mang tính tương tác cao, sẽ hỗ trợ bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. - Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Trang 11 - Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của công nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text, hình ảnh minh họa, âm thanh làm tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. - Tính linh hoạt: Người học có thể tự điều chỉnh quá trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình. - Các kĩ năng làm việc hợp tác, tự điều chỉnh để thích ứng của người học sẽ được hoàn thiện không ngừng. 3.5. Tài liệu kèm theo: - Bài soạn Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa theo công nghệ eLearning. - Xuất bản bài soạn eLearning về CNH-HĐH dạng trang web. Bến Tre, ngày 10 tháng 03 năm 2018. Trang 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan