Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn định hướng học sinh lớp 10 học môn vật lý theo năng lực...

Tài liệu Skkn định hướng học sinh lớp 10 học môn vật lý theo năng lực

.PDF
20
157
116

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP 10 HỌC MÔN VẬT LÝ THEO NĂNG LỰC Lĩnh vực / Môn: Vật Lý Cấp học: THPT Tên tác giả: Trương Thị Hiền Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 -2020 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THPT Lưu Hoàng, tôi nhận thấy đa phần học sinh đều nhận thức và tiếp thu môn vật lý còn hạn chế. Qua điều tra tìm hiểu của mình, tôi biết được phần lớn các em không thích học, hay rất sợ vì môn vật lý khó. Dẫn đến những tiết học vật lý thật căng thẳng không hiệu quả. Đối với trò thì áp lực, chán. Đối với giáo viên dạy thì kém nhiệt tình, hào hứng. Nguyên nhân thứ nhất là khả năng nhận thức và tư duy của các em học sinh chưa tốt vì điểm đầu vào lớp 10 ở trường THPT Lưu Hoàng khá thấp như năm học 2018 – 2019 nguyện vọng một là 21 điểm, năm 2019 – 2020 là 16 điểm. Nguyên nhân thứ hai là ở bậc THCS các em chưa chú trọng đếm môn vật lý vì đây không phải là môn thi vào lớp 10. Việc định hướng và giúp học sinh lớp 10 có một phương pháp và kĩ năng để bắt đầu nền tảng cho môn vật lý ở cấp THPT là rất cần thiết. Với tinh thần đó tôi chọn đề tài : “ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH LỚP 10 HỌC MÔN VẬT LÝ THEO NĂNG LỰC”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu năng lực, nhận thức của người học để đưa ra tiết dạy chuyển từ tiếp cận nội dung sang hướng đến hình thành năng lực. Đưa ra các phương pháp, kĩ năng kĩ thuật để học sinh lớp 10 bắt đầu tìm hiểu, học tập môn vật lý. Phân tích, minh họa kiến thức trong tiết học vật lý 10 để học sinh liên hệ, vận dụng trong đời sống, tạo động lực học không chỉ vì mục đích thi. 3. Đối tượng Đối tượng chủ yếu của SKKN này là học sinh bắt đầu học vật lý 10 và trong quá trình học các tiết vật lý sao cho hiệu quả và hứng thú. Nhất là với những học sinh có nhận thức còn chậm đối với các lớp thường của nhà trường. Nhưng để làm việc tốt, bản thân người viết đã phải chuẩn bị từ lâu, lồng ghép, nhìn nhận kết quả, hạn chế nảy sinh,… 4. Phạm vi Tôi có ý tưởng từ lâu, song để thực tế làm việc và áp dụng, bắt đầu từ năm học 2018 – 2019 và tiếp tục năm học 2019 – 2020 tại trường THPT Lưu Hoàng, đối tượng áp dụng là hai lớp 10A2, 10A8 năm 2018 – 2019, và lớp 10A2 năm học 2019 – 2020. Kết quả thu được sau khi áp dụng cách làm việc này, chưa thật hoàn hảo, vẫn còn học sinh có kết quả chưa tốt theo ý muốn, song so sánh với thời kỳ trước khi áp dụng, nhìn nhận tổng thể từ khi học sinh bước chân vào học tại trường sở tại, tôi thấy đó cũng là kết quả thành công ban đầu. 5. Phương pháp - Phương pháp điều tra và thống kê. Trang 1/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội - Phương pháp nghiên cứu khái niệm. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục. - Phương pháp phân tích – tổng hợp kinh nghiệm . - Phương pháp minh họa xây dựng tiết học vật lý. II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN I : TÌM HIỂU NĂNG LỰC, NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 1. Năng lực là gì ? Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và khả năng hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 2. Năng lực tự học là gì ? Năng lực tự học là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động ; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện ; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả ; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. 3. Nhận thức Hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới. 4. Đánh giá thực trạng học sinh tại trường THPT Lưu Hoàng Khả năng nhận thức và tư duy của người học rất quan trọng cho việc đưa ra mục tiêu và phương pháp trong quá trình soạn bài, giảng dạy của giáo viên. Là một giáo viên tôi mong muốn những tiết dạy của mình theo hướng tích cực và đạt hiệu quả cao, hữu ích cho học sinh. Vì vậy ngoài quan tâm đến nội dung bài dạy, phương pháp và cách thức thực hiện tôi còn chú trọng tới đối tượng học sinh. Qua quá trình công tác tại trường và điều tra khảo sát, thống kê, tôi có bảng thống kê như sau : Đối với lớp10A2 và 10A8 năm học 2018 – 2019 : Điểm 0 →2 2 → 3,5 3,5 → 5 5 → 6,5 6,5 → 8 8 → 10 10A2 (46 hs) 4 7 20 10 4 1 Trang 2/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 10A8 (43 hs) 8 10 15 Đối với lớp10A2 năm học 2019-2020: Điểm 0 →2 2 → 3,5 3,5 → 5 10A2 (43 hs) 6 12 18 8 2 5 → 6,5 6 6,5 → 8 1 0 8 → 10 0 Thực tế, tôi còn muốn đề cập một thực trạng gặp phải là yếu tố tinh thần, sự hứng thú, yêu thích và mục đích học bộ môn vật lý của học sinh, sự liên hệ kiến thức vật lý với đời sống ở mức độ đơn giản (giải thích các hiện tượng hay ứng dụng của vật lý trong đời sống), được thể hiện bằng bảng số liệu như sau : Kết quả điều tra với lớp 10A2 và 10A8 năm học 2018 – 2019. Lớp 10A2 (46 HS) 10A8 (43 HS) Mức độ vận dụng Thực nghiệm Đối chứng Vào đời sống Tốt 2 0 Bình thường 10 6 Ít 18 24 Không được 6 13 PHẦN II : ĐỊNH HƯỚNG DỰA VÀO NĂNG LỰC, NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 1. Khó khăn của học sinh trong quá trình tìm hiểu môn vật lý Qua tìm hiểu và điều tra tôi nhận thấy các khó khăn của các em học sinh thường gặp phải là : - Khả năng nhận thức, tư duy của các em. - Phương pháp và kỹ năng, cách tiếp cận môn học. - Mục tiêu, định hướng cho môn học. - Chưa tìm được hứng thú trong môn học. - Chưa tìm ra sự liên hệ giữa kiến thức môn học và thực tế trong đời sống. - Kiến thức nền tảng rất ít (không có). - Chưa gắn kết được với giáo viên dạy. 2. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 tìm hiểu môn vật lý 2.1. Đưa ra bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh Một bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh là rất cần thiết khi bắt đầu vì nó giúp cho học sinh nhìn nhận đúng về khả năng của mình, để từ đó đặt ra cho mình mục tiêu và phương pháp, kỹ năng phù hợp, hiệu quả hơn. KHUNG KIẾN THỨC KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU LỚP 10 Môn : Vật lí Trang 3/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội (Thời gian kiểm tra : 45 phút ) Phạm vi kiểm tra : Kiến thức vật lý THCS theo chương trình cơ bản. C Vận dụng Tên Nhận biết Thông hiểu ộ Cấp độ thấp Cấp độ cao (Cấp độ 2) chủ đề (Cấp độ 1) n (Cấp độ 3) (Cấp độ 4) g Chủ đề 1 : Các đại lượng vật lý. Đơn vị Độ dài Đơn vị Diện tích Kí hiệu, đơn vị Thể tích Kí hiệu, đơn vị Khối lượng Đơn vị Lực Kí hiệu, đơn vị Áp suất Kí hiệu, đơn vị Cách đo Cách đổi giữa các đơn vị Công thức Cách đổi giữa Xác định diện tính các đơn vị tích 1 số vật có hình dạng đặc biệt Công thức Cách đổi giữa Xác định thể tích tính các đơn vị 1 số vật có hình dạng đặc biệt Dụng cụ đo Cách đổi giữa các đơn vị Tác dụng VD: 2 Lực Biểu diễn các lực của lực cân bằng trong trường hợp cụ thể Dụng cụ đo Yếu tố ảnh hưởng Công cơ học Kí hiệu, đơn vị Cách đổi giữa Cách xác định thời các đơn vị gian Công thức thiết bị điện gia đình Công thức Phương trình Liên hệ thực tế cân bằng thiết bị điện gia nhiệt đình Công thức Cách đổi giữa Bài tập vận dụng vận tốc các đơn vị trung bình Công thức Bài tập vận dụng Động Kí hiệu, đơn vị Công thức Thời gian Công suất Nhiệt lượng Kí hiệu, đơn vị Dụng cụ đo Kí hiệu, đơn vị Kí hiệu, đơn vị Vận tốc Kí hiệu, đơn vị Dụng cụ đo Trang 4/13 Bài tập vận dụng Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội năng Thế Kí hiệu, đơn vị Công thức Yếu tố ảnh Bài tập vận dụng năng hưởng Cơ Kí hiệu, đơn vị Công thức Bài tập vận dụng năng Năng Đơn vị Các dạng Định luật lượng năng lượng Chủ đề 2 : Các hiện tượng vật lý Chuyển Định nghĩa Ví dụ động cơ Sự nở về Mô tả hiện Ví dụ nhiệt tượng Vị trí vật Bài tập vận dụng Ứng dụng sự nở dài Sự nóng Định nghĩa Ví dụ chảy và đông đặc Chủ đề 3 : Các dụng cụ, thiêt bị , máy đơn giản Ròng rọc Đòn bảy Cấu tạo đơn giản Ví dụ Lực kế Cấu tạo Tác dụng Nhiệt kế Cấu tạo Tác dụng Ứng dụng trong đời sống Nguyên lý Ứng dụng trong hoạt động đời sống Ứng dụng trong đời sống Nguyên lý hoạt động Khung kiến thức trên là tổng quát kiến thức trung học cơ sở. Khi làm đề kiểm tra tùy vào từng lớp được nhận giáo viên có thể lựa chọn chủ đề và cấp độ, hình thức sao cho phù hợp. 2.2. Xây dựng một số kiến thức cơ bản Trong các khó khăn mà học sinh gặp phải thì việc các em không nắm được hay là có rất ít kiến thức cũ về môn vật lý đã học ở THCS. Đó cũng là một trong các vấn đề cần được giải quyết vì nó ảnh hưởng tới năng lực tự học của học sinh. Quan trọng hơn là về mặt tinh thần, học sinh luôn cho rằng mình mất gốc nên không học được dẫn đến khi học không tạo được động lực. Vì vậy trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy mình cần đưa ra giải pháp giúp học sinh của mình có thể học môn vật lý tốt hơn khi vào THPT bằng cách xây dựng lại cho các em khung kiến thức cơ bản trọng tâm các kiến thức THCS có liên hệ đến khi học vật lý 10 để các em có tâm thế tốt khi học. Trang 5/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Bước 1 : Nhắc lại một số đại lượng vật lý hay gặp và đơn vị của các đại lượng vật lý đó. Hướng dẫn cách đổi giữa các đơn vị của cùng một đại lượng. Thực ra việc này nghe thì rất đơn giản nhưng học sinh khi làm lại không hay chú ý dẫn đến kết quả sẽ sai. + Thời gian (t) : Có các đơn vị thường gặp : năm, tháng, ngày, giờ (h), phút (p), giây (s). Nhưng trong hệ SI đơn vị của thời gian là giây (s). Cách đổi giữa các đơn vị : Ví dụ 1 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1 giờ = ….………….. giây. 2 giờ = ……… phút = ………… = giây. 1 giây = ……… phút. 1 phút = ………… giờ. 1 giây = ………… giờ. 1 giờ 10 phút = ……………… giây. 2 phút 5 giây = ………………. giây. Hướng dẫn đổi : 1 giờ = 60 x 60 = 3600 giây 2 giờ = 2 x 60 = 120 phút = 2 x 60 x 60 = 7200 giây. 1 giây = 1 60 phút. 1 phút = 1 60 giờ. 1 giây = 1 3600 giờ. 1 giờ 10 phút = 3600 + 10 x 60 = 4200 giây. 2 phút 5 giây = 2 x 60 + 5 = 125 giây. + Quãng đường hay độ dài (s) các đơn vị là : Km, hm, dam, m, dm, cm, mm. Các đơn vị lớn liền kề gấp 10 lần đơn vị sau. Nhưng trong hệ SI đơn vị của độ dài là mét (m). Ví dụ 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 2 km =………………. m. 10 km = ………………. m 5 m =……………….. dm. 8 m = ……………… cm. 5 cm =………………… m. 30 cm = ………………... m. 1 mm =………………… m. 10 mm = …………………m. 600 mm = ……………… m. 200c m = …………………m. Hướng dẫn đổi : 2 km = 2 x 1000 = 2000m. 10 km = 10 x 1000 = 10000 m. Trang 6/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội 5 m = 5 x 10 = 50 dm. 8 m = 8 x 100 = 800 cm. −2 5 cm = 5/100 = 5. 10 m. 30 cm = 30/100 = 3/10m. −3 1mm = 1/1000 = 10 m. 10 mm = 10/1000 = 1/100 =10−2m. 600 mm = 600/1000 = 6/10 m. 200 cm = 200/100 = 2 m. Chú ý : Dựa vào cách đổi đơn vị độ dài giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đổi các đơn vị của đại lượng diện tích và thể tích bằng cách : Diện tích : Các đơn vị trước gấp sau liền kề 100 lần. Theo thứ tự : 𝑘𝑚2 → ℎ𝑚2 → 𝑑𝑎𝑚2 → 𝑚2 → 𝑑𝑚2 → 𝑐𝑚2 → 𝑚𝑚2 Ví dụ : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 1 𝑚2 = ……….. 𝑐𝑚2 . 5 𝑚2 = ……….. 𝑐𝑚2. 1 𝑐𝑚2 = ………. 𝑚2 . 10 𝑐𝑚2 = ………. 𝑚2 Hướng dẫn : 1 𝑚2 = 1002 =10000 𝑐𝑚2 = 104 𝑐𝑚2. 5𝑚2 = 50000 𝑐𝑚2 = 5. 104 𝑐𝑚2. 1 𝑐𝑚2 = 1/10000 = 10−4 𝑚2 10 𝑐𝑚2 = 10/10000 𝑚2 = 10.10−4 𝑚2 Thể tích : Các đơn vị trước gấp sau liền kề 1000 lần. Theo thứ tự: 𝑚3 → 𝑑𝑚3 → 𝑐𝑚3 → 𝑚𝑚3. Ngoài thể tích còn có đơn vị lít(l) đối với chất lỏng hay chất khí. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đổi từ lít ra 𝑚3 . 1lít = 1𝑑𝑚3 → 1 lít= 1/1000 𝑚3 = 10−3 𝑚3 + Vận tốc (v) hay tốc độ có đơn vị thường gặp là km/h hoặc m/s Chú ý : v = s/t nên đơn vị của vận tốc hay tốc độ xác định bằng đơn vị của quãng đường/đơn vị của thời gian. Ví dụ 3 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 1 km/h = ………….. m/s. 54 km/h = ……………… m/s. 36 km/h = …………. m/s. 72 km/h = ……………… m/s. 1 m/s = …………….. km/h. 5 m/s = …………………. km/h. Hướng dẫn đổi : 1km/h= 1×1000𝑚 1×3600𝑠 36 36km/h= 1m/s= 3,6 1 1000 1 3600 = 1 m/s. 3,6 = 10m/s. 54km/h= 72km/h= = 3,6km/h. 5m/s= 54×1000𝑚 1×3600𝑠 72 3,6 5 1000 1 3600 = 54 3,6 = 15m/s. = 20m/s. = 5 × 3,6 = 18km/h. Chú ý: Phần đổi đơn vị vận tốc( tốc độ)này có thể dùng máy tính để đổi. Cụ thể nếu dùng máy tính casio Fx570Esplus để đổi đơn vị từ m/s sang km/h. Ví dụ :10 m/s=……………..km/h. Thao tác bằng máy tính như sau : 10shift8 20 = cho ra kết quả 36 km/h . (Bấn số cần đổi shift 8 20 =). Ngược lại đổi từ km/h sang m/s ví dụ 54 km/h = ………………. m/s. Trang 7/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Thao tác máy tính như sau : 54shift8 19 = kết quả 15m/s. (Bấn số cần đổi shift 8 19 =). + Khối lượng (m) có đơn vị : tấn, tạ ,yến, kg, hg, dag, g Nhưng trong hệ SI đơn vị của khối lượng là kilogam(kg) Trên thực tế khi đi chợ mua đồ các em còn hay nghe nói một đơn vị của khối lượng gọi là lạng. 1 lạng = 100g. 1kg = 10 lạng. Ngoài ra còn có các đơn vị nhỏ hơn gam (g) như là miligam (mg). 1g = 1000 mg. Ví dụ 4 : Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 1 tấn = …………….. kg. 5 tấn = ………………. kg. 2 tạ = ………………. kg. 4 yến = ……………….. kg. 1 kg =………………. g. 0,5 kg = ……………… g. 2 kg 40 g = ……………. g. 0,2 kg 30 g = …………… g. 1 g = ………………… kg. 100 g = ………………. kg. Hướng dẫn giải. 1 tấn = 1000 kg = 103 kg. 5 tấn = 5 x 1000 = 5000 kg = 5. 103 kg. 2 tạ = 2 x 100 = 200 kg. 4 yến = 4 x 10 = 40 kg. 3 1kg = 1 x 1000 = 1000 g = 10 g. 0,5 kg = 0,5 x 1000 = 500 g. 2kg40g = 2 x 1000 + 40 = 2040 g. 0,2 kg 30 g = 0,2 x 1000 + 30 = 230 g. 1 g = 1/1000 kg = 10−3 kg 100 g = 100/1000 = 1/10 kg. Bước 2 : Đưa ra một số đại lượng vật lý cơ bản có liên quan tới nhau. Ví dụ : + Chương 1 : Quãng đường (s), vận tốc (v), thời gian (t) : s = v . t hay v = s/t. + Chương 2 : Đặc điểm véctơ lực : lực là đại lượng véctơ (điểm đặt, phương chiều, độ lớn). Khối lượng (m). Trọng lực (P) : P = m . g. + Chương 3 : 2 lực cân bằng + Chương 4 : Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng + Chương 5 : Chương 6 : Cách tính thể tích một số hình Chú ý : Với phần này giáo viên có thể nhắc lại cho học sinh vào các bài có nội dung liên quan tới kiến thức cũ hoặc bắt đầu vào các chương giúp các em tự tin Trang 8/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội hơn. Nếu có tiết học tự chọn giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức đó. 2.3. Xây dựng tiết học dựa trên năng lực của người học 2.3.1. Nghiên cứu lí thuyết về các tiết học tích cực, hiệu quả 2.3.1.1. Phương pháp dạy học tích cực là gì ? Nói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học mà ở đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng, giáo viên chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề. 2.3.1.2. Cách tiến hành phương pháp dạy học tích cực Những nguyên tắc, hay còn được gọi là đặc trưng cơ bản của phương pháp học tích cực chính là : a. Dạy học thông qua hoạt động của học sinh là chủ yếu Tức là trong tiết học, học sinh chính là đối tượng chính để khai phá kiến thức. Chính vì thế, giáo viên phải làm sao đó, với những cách thức gợi mở vấn đề ở một mức độ nhất định sẽ tác động đến tư duy của học sinh, khuyến khích học sinh tìm tòi và cùng bàn luận về vấn đề đó. b. Chú trọng đến phương pháp tự học Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ chú trọng cho học sinh cách thức rèn luyện và tự học, tự tìm ra phương pháp học tốt nhất để có thể tự nắm bắt kiến thức mới. Tất nhiên, kiến thức mới sẽ được giáo viên kiểm định và đảm bảo chắc chắn đấy là kiến thức chuẩn. c. Ưu tiên phương pháp học nhóm, học tập thể Với phương pháp học tích cực, giáo viên phải biết cách chia đội, nhóm và giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất. d. Chốt lại kiến thức học Cuối mỗi buổi học giáo viên sẽ cùng học sinh tổng hợp lại những kiến thức tìm hiểu được, đồng thời giải đáp những vấn đề học còn thắc mắc, cùng trao đổi và chốt lại kiến thức cho cả buổi học. 2.3.2. Vận dụng lý thuyết xây dựng tiết học vật lý hiệu quả và phù hợp theo năng lực học sinh trường THPT Lưu Hoàng Là một giáo viên tôi luôn mong muốn học hỏi và đưa ra các tiết dạy sao cho phù hợp và hiệu quả với học sinh mặc dù học sinh trường tôi nhận thức còn hạn chế, tư duy chưa cao, khả năng tính toán còn chậm. Nhưng tôi nghĩ các em vẫn cần có những kỹ năng và kiến thức để phục vụ trong đời sống mà môn vật lý có thể đen lại cho các em. Vì vậy dựa vào đổi mới đồng bộ phương pháp dạy Trang 9/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực. Nghiên cứu lí thuyết về các tiết học tích cực và phương pháp thực hiện. Tôi xây dựng các tiết dạy vật lý (nhất là tiết dạy vật lý 10) của mình theo định hướng, khung như sau : Bước 1 : Đặt ra mục tiêu hợp lý với nội dung bài học và đối tượng học sinh cho các tiết học để trong các tiết học giáo viên có thể rèn luyện kỹ năng và phát triển lực năng cho học sinh. Bên cạch mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho học sinh tôi cũng hướng tới kiến thức cơ bản, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. Từ đó quyết định các phương pháp, cách thức để tăng sự chú ý và hứng thú của học sinh cho môn học. Bước 2 : Đề ra phương pháp, hoạt động cụ thể đối với từng nội dung kiến thức và từng đối tượng học sinh. Đối với các học sinh trung bình, yếu, kém rất ngại hay thường ỉ lại các bạn trong các hoạt động nhóm hay tập thể khi làm việc cùng nhau, là vấn đề thường xuyên gặp phải và đó cũng là khó khăn rất lớn trong quá trình dạy học của tôi. Khi đó tôi thường đưa ra giải pháp như sau : + Chia nhỏ nội dung, nhiệm vụ giao cho từng thành viên (việc này có thể hướng dẫn cho các nhóm trưởng làm, nhóm trưởng có thể luân phiên). + Yêu cầu các thành viên trong nhóm tổng hợp và trình bày cho các thành viên trong nhóm phần của mình để thảo luận và thống nhất ai cũng nắm được (phương châm có thể giúp đỡ nhưng không được làm hộ). + Để kỹ năng giao tiếp và tự tin cho tất cả học sinh thì phần trình bày, thực hiện tôi thường chỉ định bất kì. Trong một tiết dạy sử dụng linh hoạt các phương pháp ví dụ cùng là để kiểm tra kiến thức học tôi có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh với các câu hỏi ngắn. Hoặc tôi có thể cho học sinh chơi trò chơi người ra câu hỏi và trả lời đều là học sinh. Bước 3 : Liên hệ thực tế đời sống bằng các ứng dụng của kiến thức vật lý. Khi các em không học vật lý với mục đích thi thì trong quá trình học thường không có động lực và hào hứng vì vậy trong các tiết dạy giáo viên cần cần hướng đến mục đích khác cho các em đó là học để biết và sử dụng trong đời sống. Nên tôi thường lồng ghép kiến thức của bài học vào những ứng dụng thực tế hoặc hiện tượng tự nhiên các em thường gặp. Ví dụ học bài 1 : Chuyển động cơ, Phần II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian. Tôi định hướng đơn giản nhất xác định vị trí của lớp học (điều này có ích khi các bạn hướng dẫn phụ huynh khi đi họp đến đúng lớp) sau đó hướng dẫn từng học sinh xác định vị trí của chỗ mình ngồi trong lớp. Thực hành cho hai bạn tự quay lưng vào nhau để nói vị trí nhà mình cho bạn biết. Hoặc học xong phần quán tính các em giải thích Trang 10/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội được các hiện tượng nghiêng người trên xe khi xe vào cua hoặc thay đổi vận tốc đột ngột. Từ đó rút ra kinh nghiệm khi ngồi trên xe ngồi ghế trên cùng phải thắt dây an toàn. Trong lĩnh vực thể thao khi các em muốn nhảy xa phải chạy đà,…. Bước 4 : Sử dụng các thiết bị trực quan nâng cao khả năng thực hành cho học sinh. Nếu tận tay học sinh được làm và tận mắt quan sát những thành quả mình làm ra sẽ tạo cho học sinh những động lực học rất lớn bên cạnh đó các em cũng tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn rất nhiều. Giúp học sinh có thêm nhiều kỹ năng trong khi thực hành. Vì vậy tôi thường tận dụng các thiết bị có sẵn tại trường nếu có để giảng dạy. Ngoài ra tôi chỉ đơn giản nhưng vật dụng liên quan đến kiến thức mà sẵn có hoặc hướng dẫn học sinh tự làm được là tốt. Ví dụ bài 4 : Sự rơi tự do tôi có thể hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng sự ảnh hưởng của không khí tới sự rơi của các vật bằng việc các em chỉ cần chuẩn bị một số tờ giấy A4, vài tờ bìa cứng cùng kích thước với tờ A4, và viên phấn. Hoặc những kiến thức trong bài nếu có thể tôi thường liên hệ với các vật dụng gần gũi với học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ trong giảng dạy như là máy chiếu để cho học sinh quan sát các video hay các thí nghiệm, hay tạo những trò chơi. Nhưng tránh trường hơp lạm dụng máy chiếu quá nhiều trong tiết dạy. Bước 5 : Tổng hợp và chốt kiến thức. Đây là phần không thể thiếu sau khi sử dụng các phương pháp để học sinh hoạt động chủ động tìm hiểu kiến thức thì giáo viên vẫn phải đưa ra đánh giá và kết luận nhấn mạnh trọng tâm để học sinh năm dõ vấn đề của bài học. Với bước này tôi thường sử dụng khi cho học sinh hoạt động xong một vấn đề nào đó và trong khi củng cố hết bài. III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Hiệu quả sáng kiến Quả thực tế dạy lớp 10A2 và 10A8 năm học 2018 – 2019, lớp 10A2 học 2019 – 2020, tôi thu được kết quả sau khi áp dụng đề tài như sau (hình thức kiểm tra khảo sát trắc nghiệm). Để so sánh hiệu quả thì lớp 10A8 tôi chưa áp dụng giảng dạy bằng phương pháp trên. Kết quả kiểm tra khảo sát đối với lớp 10A2 và 10A8 vào cuối năm học 2018 – 2019. Điểm 0 →2 2 → 3,5 3,5 → 5 5 → 6,5 6,5 → 8 8 → 10 10A2 (40 hs) 0 0 4 13 15 8 10A8 (35 hs) 0 4 9 15 8 1 Trang 11/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Kết quả tổng kết cả năm đối với lớp10A2 và 10A8 năm học 2018 – 2019. Điểm phẩy 0 → 2,0 2 → 3,5 3,5 → 5 5 → 6,5 6,5 → 8 8 → 10 10A2 (43 hs) 0 0 0 1 31 11 10A8 (38 hs) 0 5 7 18 8 0 Kết quả tổng kết đối với lớp 10A2 cuối kì 1 năm học 2019 – 2020. Điểm 0 →2 2 → 3,5 3,5 → 5 5 → 6,5 6,5 → 8 8 → 10 10A2 (43 hs) 0 0 0 1 29 13 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp 10A2 (40 HS) 10A8 (35 HS) Mức độ vận dụng Thực nghiệm Đối chứng Vào đời sống Tốt 16 5 Bình thường 12 6 Ít 10 16 Không được 2 8 2. Kết luận Do nhận thức của học sinh của trường tôi còn hạn chế, khả năng tư duy còn yếu, do vậy không thể mong muốn toàn bộ các em có thể bắt nhịp, linh hoạt với phương pháp mới ngay được. Kết quả học tập còn chưa cao. Nhưng khi nhìn nhận vào mục tiêu mà tôi đặt ra thì tôi thấy định hướng của tôi mang lại sự hứng thú và thái độ tích cực với môn vật lý hơn và đó là điều mà tôi hướng tới. 3. Kiến nghị Đề tài này nhằm giúp cho các em học sinh lớp 10 học môn vật lý 10 hiệu quả hơn, và rèn luyện cho các em các kỹ năng như : tính toán hay ứng dụng thực tế, khả năng giao tiếp và trình bày. Bên cạnh đó đem lại một thái độ học tập tốt, làm giảm áp lực cho cả thầy và trò trong tiết học. Đối với một người giáo viên tôi xác định rõ sự cần thiết và có mong muốn thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học ; kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tổ chức hoạt động dạy học được nâng cao. Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá những năm qua đã được đặc biệt chú trọng. Song một số dụng cụ thí nghiệm của trường do lâu năm nên đã hỏng hoặc sử dụng không còn cho kết quả chính xác. Phòng bộ môn chưa được trang bị đầy đủ điều kiện để thực hành thuận lợi. Rất Trang 12/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội mong Ban Giám hiệu tạo điều kiện quan tâm hơn đến đề xuất mua bổ sung và mới một số bộ thí nghiệm cho môn vật lý. Đề tài này còn tồn tại những hạn chế hạn và chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn chỉnh hơn. Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết, không sao chép của người khác. Xin chân thành cảm ơn ! Trang 13/13 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa và Sách bài tập Vật lí 10, Ban cơ bản. 2. Sách giáo viên Vật lí 10, Ban cơ bản. 3. Sách giáo khoa và Sách giáo viên Vật lí 7, 8, 9 Ban cơ bản 4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Thiết kế bài dạy Vật lí trung học phổ thông. NXB giáo dục Việt Nam. 6. Bài giảng trọng tâm chương trình chuẩn Vật lí 10 của PGS.TS Vũ Thanh Khiết, NXB Đại học Quốc gia Hà nội. 7. Nghệ thuật và khoa học dạy học. Người dịch GS.TS. Nguyễn Hữu Châu. NXB giáo dục Việt Nam. 8. Website : http://thuvienvatly.com. Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài. .............................................................................. Trang 1 2. Mục đích ......................................................................................... Trang 1 3. Đối tượng ........................................................................................ Trang 1 4. Phạm vi ............................................................................................ Trang 1 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. Trang 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Phần I. Tìm hiểu năng lực, nhận thức của học sinh 1. Năng lực là gì ................................................................................... Trang 2 2. Năng lực tự học ............................................................................... Trang 2 3. Nhận thức ........................................................................................ Trang 2 4. Đánh giá thực trang học sinh tại trường THPT Lưu Hoàng .............. Trang 2 Phần II. Định hướng dựa vào năng lực, nhận thức của học sinh. 1. Khó khăn của học sinh trong quá trình tìm hiểu môn vật lý .............. Trang 3 2. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 10 tìm hiểu môn vật lý............... Trang 4 2.1. Đưa ra bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh .................. Trang 4 2.2. Xây dựng một số kiến thức cơ bản ........................................... Trang5 2. 3. Xây dụng tiết học dựa trên năng lực của người học ..................... Trang 9 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Hiệu quả sáng kiến ........................................................................... Trang 11 2. Kết luận .. ........................................................................................ Trang 12 3. Kiến nghị… .. ................................................................................... Trang 12 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài: “ Định hướng học sinh lớp 10 học môn vật lý theo năng lực”. Lĩnh vực/Môn: Cấp học: Tên tác giả: Đơn vị công tác: Chức vụ: Vật lý THPT Trương Thị Hiền Trường THPT Lưu Hoàng Giáo viên Trước khi dạy chương trình vật lý tôi cho học sinh hai lớp 10A2 và 10A8 làm hai phiếu khảo sát như sau: +) Phiếu số 1: Đề kiểm tra thử nghiệm 45 phút Câu 1 (3 điểm): Viết công thức tốc độ trung bình. Và đổi các đơn vị sau 1 km/h = ……… m/s. km/h. 1 cm/s = …………m/s. 1 m/s = ………… Câu 2 (2 điểm): Các bác thợ xây cần vận chuyển vật liệu xây dụng từ mặt đát lên các tầng cao thường sử dụng thiết bị nào? Tại sao Câu 3 (5 điểm): Em hãy cho biết các đại lượng vật lý và đơn vị ( phần cơ học và nhiệt học, năng lượng) trong chương trình vật lý THCS đã được học? +) Phiếu số 2: Em hãy cho biết khả năng vận dụng các kiến thức môn vật lý vào thực tế cuộc sống hay giải thích các hiện tượng tự nhiên.  Tốt  Bình thường  Ít  Không được +) Kết quả sau khảo sát Thống kê kết quả bài kiểm tra Điểm 0 →2 2 → 3,5 10A2 (46 hs) 4 7 10A8 (43 hs) 8 10 3,5 → 5 20 15 5 → 6,5 10 8 6,5 → 8 4 2 8 → 10 1 0 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp Mức độ vận dụng Vào đời sống Tốt Bình thường Ít Không được 10A2 (46 HS) Thực nghiệm 10A8 (43 HS) Đối chứng 2 10 18 6 0 6 24 13 Giáo viên Trương Thị Hiền Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài: “ Định hướng học sinh lớp 10 học môn vật lý theo năng lực”. Lĩnh vực/Môn: Cấp học: Tên tác giả: Đơn vị công tác: Chức vụ: Vật lý THPT Trương Thị Hiền Trường THPT Lưu Hoàng Giáo viên +) Phiếu số 1: Đề kiểm tra thử nghiệm 45 phút Câu 1 (3 điểm): Em hãy chỉ dẫn cho phụ huynh của em ngồi vào đúng vị trí của mình trong lớp học trong kì họp phụ huynh cuối kì I ? Câu 2 (3 điểm): Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo? Câu 3 (2 điểm): Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc? Câu 4 (2 điểm): Em hãy cho biết các đại lượng vật lý và đơn vị tương ứng trong chương trình vật lý 10 đã được học? +) Phiếu số 2: Em hãy cho biết khả năng vận dụng các kiến thức môn vật lý vào thực tế cuộc sống hay giải thích các hiện tượng tự nhiên.  Tốt  Bình thường  Ít  Không được +) Kết quả sau khảo sát Thống kê kết quả bài kiểm tra Điểm Lớp 10A2 (Thực nghiệm-40HS) 10A8 (Đối chứng-35HS) Giỏi Khá 8 1 13 8 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Trung bình 15 13 Yếu Kém 4 9 0 4 Trương Thị Hiền _ Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Lớp Mức độ vận dụng Vào đời sống Tốt Bình thường Ít Không được 10A2 (40 HS) Thực nghiệm 10A8 (35 HS) Đối chứng 16 12 10 2 5 6 16 8 So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy: +) Đối với lớp 10A2 sử dụng kiến thức đã học vận dụng liên hệ thực tế làm cho học sinh hứng thú học tập với môn vật lý hơn. Các em cũng chủ động, tích cực hơn trong việc tìm hiểu sâu kiến thức vật lý để có thể vận dụng nó một cách linh hoạt khi áp dụng giải thích các hiện tượng thực tế. Vì vậy kiến thức cơ bản môn vật lý nắm vững hơn. +) Lớp 10A8 là lớp đối chứng, vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về sự hứng thú học tập môn vật lý của học sinh không có thay đổi mấy so với trước khi thực hiện đề tài. Giáo viên Trương Thị Hiền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan