Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý nền nếp, kỉ luật đối với học sinh ...

Tài liệu Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý nền nếp, kỉ luật đối với học sinh trong trường trung học phổ thông

.PDF
11
183
136

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)…………………………………… 1. Tên sáng kiến : “Giải pháp nâng cao hiệu quả việc quản lý nền nếp, kỉ luật đối với học sinh trong trường trung học phổ thông. ” (Châu Thanh Hưởng, Phạm Thị Bích Phương, Phan Thị Kim Loan, Võ Ngọc Minh, @THPT Phan Ngọc Tòng) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý nền nếp, kỉ luật trong nhà trường trung học phổ thông. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: Trong trường trung học phổ thông, việc thực hiện tốt nền nếp, kỉ luật trong học sinh luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đó là một yếu tố vô cùng quan trọng thúc đẩy nhà trường phát triển một cách toàn diện. Người quản lý có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác nhằm thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường. Thực hiện tốt nền nếp, kỉ luật trong học sinh không những mang lại ý thức tốt cho người học mà còn tạo được tính công bằng trong việc đánh giá, xếp loại vào cuối học kỳ và cuối năm. Hơn hết còn tạo đà cho chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao và đứng vững. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng hiện nay ở rất nhiều trường trung học phổ thông không phải lúc nào ban quản lý nền nếp, kỉ luật cũng hoạt động có hiệu quả. Nhiều trường thường chú trọng chủ yếu vào các hoạt động hành chánh, các hoạt động chuyên môn vì vậy mà trong các hoạt động của mình, ban quản lý nền nếp, kỉ luật chủ yếu hoạt động theo mệnh lệnh hành chính, thậm chí ở một số nơi còn có hiện tượng hoạt động cá nhân và tự phát thậm chí mặc định trách nhiệm quản lý cho hiệu phó phụ trách cũng như Đoàn trường mà không hề nghĩ rằng đó là công việc chung và rất cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cá nhân và từ nhiều bộ phận khác nhau trong tổ chức trường học. Vấn đề trên 1 không hẳn là vấn đề riêng của bất cứ ngôi trường nào mà đó còn là vấn đề chung đã và đang tồn tại nhiều năm qua. Vậy làm thế nào để việc quản lý nền nếp, kỉ luật trong trường học ngày càng tốt hơn?. Đây là vấn đề luôn làm cho chúng tôi trăn trở, vì thế mà gần 2 năm cố gắng tìm tòi, đổi mới trong tư duy, đổi mới trong hành động, chúng tôi luôn thường xuyên quan tâm, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nền nếp, kỉ luật góp phần vào thành công chất lượng toàn diện của nhà trường . - Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu tập trung vào những giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả trong quản lý nền nếp, kỉ luật qua từng năm học cụ thể. Những biện pháp nêu ra trong đề tài đã giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo toàn diện và hơn hết đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Đề tài thực hiện nhằm vào các mục đích sau: - Giúp giáo viên và học sinh nhận ra ý nghĩa, tầm quan trọng của việc quản lý nền nếp, kỉ luật trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông. - Chỉ ra cho giáo viên và học sinh nhận ra nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cá nhân trong hoạt động giáo dục cũng như các hoạt động khác trong nhà trường. - Thay đổi nhận thức về quản lý, tổ chức kiểm tra, xử lý vấn đề liên quan đến nền nếp, kỉ luật trong nhà trường đối với việc xử lý học sinh vi phạm. - Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài: Qua đề tài này chúng tôi muốn hướng đến sự thay đổi trong cách quản lý nền nếp, kỉ luật và các hoạt động giáo dục chung của nhà trường trong năm học sao cho thật sự tương ứng với các thời điểm cụ thể và các chủ điểm năm học. Tính mới trong công tác quản lý nền nếp, kỉ luật không phụ thuộc nhiều vào một cá nhân cụ thể nào mà đó là sự tương tác cùng nhau quản lý của tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm. 2 Mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường là mỗi cá tính khác nhau, cũng vì thế mà trong quá trình công tác mỗi người có cách quản lý mà mình cho là tối ưu nhất. Vì những khác biệt đó đôi khi không thể tạo được sự đồng thuận trong quản lý cũng như xử lý học sinh sai phạm. Từ đó, đôi khi không khỏi va chạm dẫn đén mất đoàn kết, và một khi đã không tạo được sự đồng thuận trong quản lý và xử lý thì không thể có được một tập thể vững mạnh, phát triển. Vì vậy , đề tài cũng chỉ rõ tầm quan trọng, sức mạnh của sự đồng thuận trong quản lý và xửu lý để từ đó tập thể cùng chung tay góp phần đưa chất lượng giáo dục phát triển toàn diện. Ở nhiều đơn vị, việc chia sẻ, hợp tác trong công tác- nhất là công tác giáo dục học sinh cá biệt- đôi khi rất hạn chế do tâm lý cố giữ lấy “tuyệt chiêu” cá nhân. Đề tài cũng tập trung chỉ ra những lợi ích thiết thực từ việc sẻ chia, hợp tác cùng nhau thông qua một kênh thông tin chung của ban quản lý mà ở đó vai trò của người quản lý (Ban giám hiệu- Hiệu phó phụ trách) mà tất cả thành viên trong hội đồng sư phạm, mỗi cá thể điều giữ một vai trò tiên phong trong thể nghiệm và tổng hợp. Đề tài giúp thay đổi nhận thức về cách thức tổng hợp, cách thức sinh hoạt, cách thức xử lý học sinh sai phạm về nền nếp, kỉ luật trong quá trình học tập và rèn luyện trong trường. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Trường chúng tôi được thành lập gần 11 năm, đa số giáo viên nhà trường còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và xử lý học sinh vi phạm nền nếp, kỉ luật. Thế mà qua nhiều năm tuyển sinh vào khối 10, điểm đầu vào trường chúng tôi thường xuyên đứng thấp nhất tỉnh, vì thế mà ý thức học tập của học sinh rất kém, và một khi ý thức học tập kém thì các em thường xuyên vi phạm nền nếp, kỉ luật . Trách nhiệm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường sao cho ngang bằng với các trường khác trong địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ vô vàn khó khăn, nhiều thử thách. Vậy mà qua nhiều năm, bằng sự nổ lực của tất cả giáo viên mà chất lượng giáo dục nhà trường qua từng năm luôn được cải thiện đáng kể, có được thành công ấy không thể phủ nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của ban quản lý nền nếp, kỉ luật. 3 Bản các thành viên trong nhóm tác giả qua quá trình công tác rất may mắn được nhà trường phân công công tác ở nhiều vị trí khác nhau, trong các vai trò khác nhau của mình , chúng tôi luôn trăn trở làm thế nào để nền nếp, kỉ luật ngày một đi vào quỹ đạo, ngày càng được củng cố và phát triển. Vì vậy mà bản thân chúng tôi đã rất cố gắng mài mò, cùng trao đổi, cùng nghiên cứu những kinh nghiệm hay áp dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ban qquanr lý nền nếp, kỉ luật. Đó là cốt lõi giúp cải thiện chất lượng công tác cũng như góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Cụ thể chúng tôi đã cùng nhau thực hiện những công việc như sau: 3.2.2.1. Quán triệt tốt chủ trương đến tất cả giáo viên và học sinh. Qua nhiều kênh, trưởng ban quản lý nền nếp, kỉ luật tổ chức tuyên truyền đến giáo viên và học sinh về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy chế của ngành, quy định của cơ quan thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ thậm chí qua những hoạt động giao tiếp thông thường trong quá trình công tác. Chỉ khi giáo viên và học sinh quán triệt tốt các chủ trương thì mới có thể toàn tâm toàn ý thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Bản thân mỗi giáo viên cần là một “tuyên truyền viên” đến học sinh, giúp học sinh hiểu đúng và hiểu đủ, hiểu để điều chỉnh hành vi cho hợp lý. Bản thân mỗi học sinh cần hiểu đúng để tạo sự lan tỏa đến các bạn khác trong trường. Ban quản lý phải luôn là “đầu tàu”, phải luôn gương mẫu và luôn nghiêm túc trong việc thực hiện chủ trương. Có như thế mới kéo được các lực lượng khác cùng tham gia, có như thế mới đủ “sức nặng”quản lý tốt. Cần quán triệt rõ quan niệm quản lý, cách góp ý để không tạo nên những tâm lý tiêu cực cho cả giáo viên và học sinh. 3.2.2.2. Cùng xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của ban quản lý. Ban quản lý bao gồm: Phó Hiệu trưởng phụ trách nền nếp, kỉ luật; các thành viên ban chấp hành Đoàn- Hội; giáo viên chủ nhiệm các lớp và một số thành viên khác được bổ sung tùy theo nội dung hoạt động. 4 Có nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch của tổ như: kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch dạy lao động, kế hoạch thao kiểm tra việc thực hiện nội quy, kế hoạch sinh hoạt cờ, sinh hoạt lớp , kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh cá biệt,..là trách nhiệm chỉ mỗi mình Phó Hiệu trưởng phụ trách còn các thành viên khác chỉ là người nghe lệnh và thực hiện. Đối với tổ chúng tôi, tất cả mọi kế hoạch hoạt động của ban điều là kế hoạch chung, các kế hoạch được xây dựng trên cơ sở góp ý, chỉnh sửa, bổ sung từ nhiều góp ý của tất cả các thành viên qua một địa chỉ mail chung. Người phụ trách sau khi hoàn thành kế hoạch sẽ chuyển toàn bộ vào địa chỉ mail chung , các thành viên khác có liên quan được thông báo sẽ vào và tải kế hoạch. Sau khi tải về mỗi cá nhân sẽ đọc, bổ sung chỉnh sửa và gửi gmail phản hồi vào địa chỉ chung. Phó Hiệu trưởng phụ trách sẽ là người chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập ý kiến và tổng hợp gửi file trở lại địa chỉ mail. Sau khi mọi góp ý đã kết thúc, người phụ trách sẽ là người kiểm tra và điều chỉnh đồng thời gủi file hoàn chỉnh cho tất cả các thành viên liên quan. Tất cả các thành viên trong ban quản lý sẽ lưu lại kế hoạch chung nhằm theo dõi đánh giá vào từng thời điểm theo từng kế hoạch cụ thể. Có như thế các thành viên ban quản lý sẽ nắm được tiến trình công việc của mỗi cá nhân, đó là yếu tố để kịp thời nhắc nhở nhau bổ sung hoàn thành nhiệm vụ chung. 3.2.2.3. Cùng nhau tham gia quản lý, đánh giá các hoạt động của ban quản lý. - Quản lý các hoạt động của ban và các hoạt động giáo dục khác bao gồm nhiều lĩnh vực, ví dụ như: quản lý thực hiện nền nếp, kỉ luật, quản lý việc thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh chung toàn trường, quản lý và theo dõi uốn nắn học sinh vi phạm hàng tuần hàng tháng,... - Trưởng ban (Phó Hiệu trưởng phụ trách) cần nắm nhiệm vụ của tất cả các thành viên, lập sổ theo dõi, có tổng kết, nhận xét và rút kinh nghiệm thông qua phiếu thông báo góp ý hàng tháng, phiếu được dán công khai trên bảng thông báo chung của ban quản lý. Qua đó, các thành viên có thể tự rút kinh nghiệm và có 5 hướng khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm đồng thời định hướng tốt cho công việc tuần tiếp theo. - Thống nhất lập mẫu sổ theo dõi hoạt động. Sổ theo dõi các hoạt động của ban và các hoạt động giáo dục khác được thống nhất lưu trữ trong ngăn tủ chung ở phòng họp hội đồng, đó là điều kiện tốt tạo thuận lợi cho các thành viên tự theo dõi công việc và nhắc nhở, đánh giá hiệu quả công việc chung. Vì vậy, bản thân mỗi thành viên trong ban quản lý có thể tự xem xét hoạt động cá nhân phụ trách đồng thời kịp thời có những phản hồi đến trưởng ban nếu cần điều chỉnh và bổ sung . Việc làm này thể hiện được tính dân chủ, tính công bằng và công khai minh bạch trong đánh giá xếp loại ở các lớp, thậm chí giáo viên chủ nhiệm có thể dễ dàng theo dõi các thành viên của lớp, giáo viên chủ nhiệm lấy đó làm căn cứ đánh giá và xếp loại cuối năm. -Sổ theo dõi tổ viên bao gồm: 3.2.2.3.1. Phần I- Theo dõi việc thực hiện nền nếp, kỉ luật. ❖ Thời gian: ……………... ❖ Nội dung kiểm tra. Lớp Họ và tên học Nội dung vi phạm Ghi chú sinh Vi phạm Tái phạm mới 10c1 Nguyễn Văn A Mang dép không đúng x quy định … … … … … ❖ Phần đề nghị của người kiểm tra Lớp Họ và tên học Nội dung vi phạm Đề nghị xử lý sinh Mang dép không đúng quy định … … … ❖ Hình thức xử lý của ban quản lý 10c1 Nguyễn Văn A 6 … … Lớp Họ và tên học sinh Nội dung vi phạm Hình thức xử lý 10c1 Nguyễn Văn A … … … Mang dép không đúng quy định … 3.2.2.3.2. Phần II- Theo dõi người tốt việc tốt.. Lớp Họ và tên học Việc làm tốt sinh 10c1 Nguyễn Văn A … … Nhặt 100.000đồng gần khu vực 1 … … Thời gian 11/5/2017 … 3.2.2.3.3. Phần III- Theo dõi việc thực hiện công tác công tác khác. Lớp Thời gian kiểm tra Đánh giá thực hiện vệ sinh Ghi chú 10c1 11/5/2017 Chưa tốt Lớp chưa đổ rác … … … … Các phiếu theo dõi thường do đội cờ đỏ ghi nhận hàng ngày, tổng hợp vào cuối tuần, gửi về Ban chấp hành Đoàn trường kiểm tra, xác nhận, tổng hợp và báo cáo về trưởng ban quản lý. Trưởng ban quản lý xem xét, rà soát tổng hợp dán lên bảng thông báo chung để giáo viên chủ nhệm theo dõi tình hình lớp. Trong phần tổng hợp ban quản lý cũng chú ý đến việc học sinh vi phạm lần đầu hay tái phàm và cùng giáo viên chủ nhiệm bàn bạc hướng xử lý hợp lý. *Phiếu tổng hợp tình hình thực hiện nền nếp, kỉ luật trong tuần. CÁC MẶT LỚP NỘI DUNG VI PHẠM GHI CHÚ Tái phạm so với tuần 12c2 Chưa quét hành lang trước Vệ sinh … … Em : Nguyễn Thị B Thực hiện nội 11c6 không mang phù hiệu quy ngày 12/4/2017 7 … Xếp hàng vào lớp 11c3 Ngày 11/2/2017 lớp không xếp hàng vào lớp sau giờ chơi Vi phạm lần đầu Em : Nguyễn Thị B sơn môi, sơn móng tay ngày 12/4/2017 Tái phàm nhiều lần … Các nội dung khác 11c4 … … 3.2.2.3.2. Theo dõi việc tham gia các phong trào. Do BCH Đoàn trường tổng hợp, báo cáo về trưởng ban nền nếp, kỉ luật. Thời gian Lớp Thể dục Văn thể mỹ Quyên Khác thể thao góp 09/9/2017 10c3 Tham gia tích cực 20/11/2017 11c4 Không Tích cực tham gia tham gia các bóng phong trào chuyền chào mừng trong 20/11 ĐHTTcấp trường 08/7/2017 12c5 ủng hộ nạn nhân chất độc da cam chưa đủ số lượng 100% vv… vv… vv… vv… vv… vv… 3.2.2.3. Chia sẻ tài thông tin. Ban quản lý thống nhất tạo một địa chỉ mail chung, địa chỉ được phổ biến đến toàn thể giáo viên nhà trường. Hàng tuần trưởng ban (Phó Hiệu trưởng phụ trách) sẽ đề xuất nội dung hoạt động sắp tới, các giáo viên có liên quan sẽ cùng góp ý đưa ra chương trình hành động chung. Thống nhất chia sẻ kinh nghiệm, việc làm hay và gửi vào địa chỉ chung để các giáo viên khác có thể tham khảo. 8 Trưởng ban sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tổng hợp, theo dõi , nhắc nhở hoạt động của giáo viên (chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp). Trích những chỉ thị những thông tư, những bài viết hay trên các trang mạng để cùng tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm kĩ năng quản lý học sinh lớp chủ nhiệm cũng như các lớp phụ trách. Từ khi thực hiện cho đến nay, chúng tôi đã có được nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho công tác quản lý và đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc tự học, tự rèn giúp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu phát triển t.oàn diện của nhà trường 3.2.2.4. Thành lập đội dư luận ngầm. Trong buổi sinh hoạt cờ đầu tiên của năm học, trưởng ban quản lý (Phó hiệu trưởng phụ trách) và phó ban (đồng chí làm trợ lý thanh niên) sẽ cung cấp công khai hai số điện thoại đồng thời phổ biến học sinh cách báo cáo những thông tin liên quan đến nền nếp, kỉ luật của học sinh bên trong và bên ngoài nhà trường. Bằng cách này trong thời gian vừa qua trường chúng tôi đã khắc phục được hoàn toàn việc học sinh đánh nhau bên trong lẫn bên ngoài nhà trường. Sau khi nhận tin nhắn báo cáo của học sinh trong đội dư luận, trưởng ban và phó ban lập tức xác minh và kết hợp với công an địa phương kịp thời ngăn chặn những tình huống xấu có thể xảy ra. Cũng chính vì việc nắm thông tin nhanh, phối hợp kịp lúc mà học sinh chũng tôi ngày càng dè chùng hơn, cẩn thận hơn trong các mối quan hệ dẫn đến mâu thuẫn. Một số thông tin khi được nhận chúng tôi lập tức mời cá nhân có liên quan viết bản tường trình và các em rất ngạc nhiện vì sao nhà trường lại nắm thông tin nhanh như thế. 3.2.2.5. Thay đổi hình thức xử phạt học sinh vi phạm. Nếu học sinh vi phạm mới: chủ yếu phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn nắm tình hình và nhắc nhở kịp lúc. Đối với học sinh tái phạm: chúng tôi thường qua nhiều kênh tìm hiể lý do vì sao em vi phạm để có hướng xử lý hợp lý. Có nhiều trường hợp học sinh liên tiếp bị ghi nhận bỏ giờ trong nhiều tuần liên tục, giáo viên chủ nhiệm hết phạt lao động rồi 9 kiểm điểm rồi cam kết nhưng không hề thay đổi. Chúng tôi mời các em xuống tâm tình, phân tích tìm hiểu nguyên nhân thì mới phát hiện ra do em mặc cảm có người thân đi tù nên không bao giờ dám đi học cùng các bạn mà phải đợi bạn vào hết em mới dám vào và cứ bị giáo viên ghi nhận bỏ giờ. Đôi khi những học sinh cố tình vi phạm chúng tôi ngoài việc cho viết cam kết ra còn kết hợp cho các em lao động, tuy nhiên trong quá trình các em lao động bản thân người quản lý thường đi theo quan sát thậm chí đến gần nói chuyện tâm tình để học sinh thấy mình không bị phân biệt hay bị đì khi các em thường xuyên phạm lỗi. Có nhiều học sinh có chuyển biến tích cực và cam kết không tái phạm. 3.2.2.6. Làm mới tiết sinh hoạt cờ. Theo chủ đề của tháng, chúng tôi thường dành riêng một tiết tổ chức những hoạt động khác ngoài hoạt động hành chính như: Phân công một học sinh kể về một quyển sách hay trong dự án “Sách cho tương lai”, làm như vậy nhằm gieo vào học sinh tình yêu đối với sách, hướng các em đến những giá trị sống tốt đẹp hơn. Văn nghệ theo chủ đề: hát, múa, diễn kịch luân phiên theo từng nhóm lớp nhằm tạo hứng thú và tạo được sân chơi bổ ích cho học sinh sau những giờ học tập căng thẳng. Qua hoạt động nhà trương đã phát hiện ra rất nhiều học sinh có năng khiếu mà ngày thường các em không bộc lộ. Hái hoa dân chủ: phân công nhóm tổ chuyên môn soạn câu hỏi, thi theo hình thức hái hoa tại sân sinh hoạt cờ. Trò chơi tương tác: xây dựng một tiểu phẩm nhỏ, người dẫn chương trình thông qua câu chuyện phát vấn học sinh. Hoạt động phát huy được khả năng trình bày, diễn thuyết của học sinh trước đám đông trong việc nêu chính kiến của bản thân. Những học sinh tương tác tốt sẽ có phần thưởng khích lệ từ ban chấp hành Đoàn trường. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 10 Đề tài được áp dụng trong lĩnh vực quản lý nền nếp, kỉ luật trong trường trung học phổ thông. Hơn nữa, đề tài có thể được áp dụng rộng rãi ở nhiều trường trong các môi trường giáo dục khác nhau trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc quản lý nền nếp, kỉ luật ở trường học. - Áp dụng đề tài vào trong quản lý nền nếp, kỉ luật sẽ làm thay đổi nhận thức của giáo viên, nâng cao ý thức tập thể, nâng cao ý thức học sinh, để học sinh cảm nhận mình được quan tâm khi đến trường đến lớp. - Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường qua từng năm học , vận dụng được nguồn tài liệu chia sẻ của nhiều giáo viên, phát huy được năng lực của từng giáo viên thông qua việc tiếp nhận và sẻ chia tài liệu sẻ chia kinh nghiệm quản lý lớp. - Giúp giáo viên có cái nhìn khác hơn trong việc quản lý học sinh vi phạm và hơn hết giúp giáo viên nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý tốt nền nếp, kỉ luật. - Qua hơn một năm áp dụng đề tài trong quản lý nền nếp, kỉ luật ở trường chúng tôi, tổ chúng tôi đã thu được rất nhiều kết quả đáng kể như: không còn tình trạng học sinh đánh nhau bên trong và ngoài nhà trường, vệ sinh trường lớp sạch sẽ hơn, các em quan tâm hơn đến tiết sinh hoạt cờ, các em quan tâm hơn các lỗi vi phạm của bản thân để có hướng khắc phục, học sinh có ý thức hơn trong việc chấp hành nội quy trường lớp... 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: đơn xin công nhận sáng kiến. Ba Tri, ngày 20 tháng 3 năm 2018. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan