Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề cảm ứng, môn sinh học 11 theo hư...

Tài liệu Skkn giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề cảm ứng, môn sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh

.DOCX
61
1
71

Mô tả:

MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh”.........................................2 2.......................................................Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: .....................................................................................................................2 3..................................................................................................................Các thông tin cần bảo mật.................................................................................2 4.............................................................Mô tả các giải pháp cũ thường làm .....................................................................................................................2 5............................................Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến .....................................................................................................................2 6...............................................................Mục đích của giải pháp sáng kiến .....................................................................................................................4 7......................................................................................................Nội dung .....................................................................................................................5 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến..................................................5 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến...........................................14 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến.............................15 PHỤ LỤC I. Chủ đề: Cảm ứng (tiết 1)..............................................................20 PHỤ LỤC II. Chủ đề: Cảm ứng (tiết 7)............................................................27 PHỤ LỤC III. Chủ đề: Cảm ứng (tiết 8)...........................................................33 PHỤ LỤC IV. Chủ đề: Cảm ứng (tiết 9)...........................................................41 PHỤ LỤC V. Chủ đề: Cảm ứng (tiết 10)..........................................................50 PHỤ LỤC VI. Kế hoạch thực hiện dự án..........................................................55 PHỤ LỤC VII. Phiếu đánh giá kết quả dự án...................................................55 PHỤ LỤC VIII. Đề kiểm tra.............................................................................56 PHỤ LỤC IX. Phiếu khảo sát............................................................................59 PHỤ LỤC X. Văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến.......................................60 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 11/2021 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Nội dung chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 được chia thành 10 tiết học, gồm các nội dung: Cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật. Khi tổ chức dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo phương pháp thuyết trình kết hợp trực quan (chỉ dừng lại ở quan sát sơ đồ, hình ảnh) thì chưa phát huy được hết tính tích cực và sáng tạo ở học sinh. Giáo viên (GV) chủ yếu là người truyền thụ tri thức; Học sinh (HS) lắng nghe, tham gia và thực hiện các yêu cầu tiếp thu tri thức được quy định sẵn. Khá nhiều HS tiếp thu thiếu tính chủ động, HS chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tìm tòi, khám phá vì tri thức thường được quy định sẵn. Kế hoạch bài dạy thường được thiết kế tuyến tính, các nội dung và hoạt động dùng chung cho cả lớp; phương tiện dạy học, kĩ thuật dạy học dễ có sự lặp lại, quen thuộc. Do đó, HS không được chủ động tham gia hoạt động, không có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, tìm kiếm tri thức, kĩ năng. Mặt khác, tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên sự ghi nhớ nội dung đã học, chưa quan tâm nhiều đến khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Quá trình đánh giá chủ yếu do GV thực hiện. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến Thứ nhất: xuất phát từ chủ trương đổi mới giáo dục để theo kịp với giáo dục các nước tiên tiến. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"; "Đối mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phố thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học ”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiên. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020 đã chỉ rõ Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Thứ hai: xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp khi tổ chức hoạt động dạy học. Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Đặc biệt năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Thực hiện nội dung Công văn này Trường THPT .........đã thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình giáo dục THPT hiện hành, đồng thời có chỉ đạo tiếp cận dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh tiếp cận đổi mới giáo dục theo Thông tư 32, lộ trình năm 2022-2023 bắt đầu áp dụng ở lớp 10 THPT. Nhóm chuyên môn Sinh học trường THPT ............ và một số giáo viên đã bước đầu xây dựng được một số chuyên đề dạy học và đưa vào áp dụng, đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức. Thứ ba: xuất phát từ yêu cầu của bản thân khi được phân công nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học lớp 11, năm học 2020-2021, tôi luôn trăn trở làm thế nào để HS hứng thú, tự giác học tập, có khát vọng chiếm lĩnh nội dung học tập? Làm thế nào để HS tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong thực tiễn? Đánh giá HS như thế nào để GV thấy được sự tiến bộ của học sinh? Ví dụ, dựa vào kiến thức của chủ đề Cảm ứng, giải thích cơ chế tác dụng của thuốc giảm đau, thuốc an thần? Giải thích tại sao sau tiết học 45 phút thì nên có ít nhất 5 phút để nghỉ ngơi giữa các tiết? Tại sao thân, ngọn cây lại hướng về phía ánh sáng? Tại sao khi nhiệt độ tăng thì hoa tuylip nở? Tại sao chim và cá lại phải di cư? Hay làm thế nào để thiết kế được mô hình chăn nuôi gia súc và gia cầm kết hợp với nuôi cá?... Những điều này chỉ trả lời được khi tổ chức được hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Cần tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 như thế nào để có thể phát triển phẩm chất và năng lực học sinh? Xuất phát từ lí do trên tôi đã mạnh dạn xây dựng và bước đầu thử nghiệm thành công “Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh”. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến - Tạo niềm hứng thú cho học sinh trong giờ học, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Giải pháp sẽ góp phần khắc phục tình trạng học sinh chán nản, mệt mỏi, trầm lặng trong giờ học, ngược lại, các em sẽ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, sôi nổi và chủ động học tập. - Giải pháp cũng giúp học sinh khắc sâu kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, cũng như chất lượng bộ môn. - Thiết kế một số Kế hoạch dạy học cho giáo viên theo hướng hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 1 với chủ đề Cảm ứng, Sinh học 11. 1 Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường - Tổ chức thực hiện Kế hoạch sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy chủ đề cảm ứng - Sinh học 11 để đánh giá hiệu quả của Kế hoạch đã xây dựng. - Ngoài ra, giải pháp cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh khi giảng dạy và học tập chủ đề cảm ứng - Sinh học 11. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Giải pháp: “Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh” là giải pháp mới vì từ khi học đến khi tốt nghiệp đại học và đi dạy tôi thiết kế Kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, sinh học 11 theo hướng tiếp cận nội dung. Việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tiếp cận năng lực nằm trong lộ trình đổi mới giáo dục theo Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT, bắt đầu thực hiện từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10 THPT; để giáo viên không bỡ ngỡ Bộ GD&ĐT xây dựng Kế hoạch bồi dướng, tập huấn cho 100% giáo viên với 09 mođun, tính đến hết tháng 4/2021 mới bồi dưỡng hết 03 môđun2. Do đó để có một Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho HS tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới đến thời điểm này chưa có tài liệu chuẩn. Chính vì lẽ đó, tôi khẳng định giải pháp tôi đưa ra rất cần thiết, giúp giáo viên có tài liệu tham khảo khi xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng hình thành năng lực cho học sinh đáp ứng với sự thay đổi của giáo dục. Những điểm mới trong sáng kiến thể hiện ở nội dung sau: Nội dung 1: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề theo hướng hình thành năng lực cho học sinh (năng lực chung và năng lực bộ môn còn gọi là năng lực sinh học) Cấu trúc mỗi mục tiêu gồm 3 thành phần: Động từ chỉ hành động + từ chỉ khả năng thực hiện (được,...) + một đơn vị phẩm chất hoặc năng lực. Bảng ma trận giữa yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, năng lực sinh học của chủ đề “Cảm ứng” (Sinh học 11) 2Mođun 1: Tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông mới; mođun 2: Phương pháp và kỹ thuật dạy học (hai mođun này hoàn thành trong tháng 12/2020. Mođun 3: Kiểm tra đánh giá mới hoàn thành trước 31/3/2021. TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Phẩm chất, năng lực chủ đề góp Yêu cầu cần đạt của chủ đề phần phát triển Năng lực Phẩm chất và năng lực sinh học chung - Trách nhiệm: Tích Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật cực tìm tòi kiến thức Phân tích được vai trò của cảm ứng đối để hoàn thành nhiệm với thực vật vụ khi được giao. Trình bày được đặc điểm và cơ chế cảm - Tự chủ và tự học: ứng ở thực vật Nêu được một số hình thức biểu hiện của Nhận thức Tích cực, chủ động tìm kiếm tài liệu về cảm cảm ứng ở thực vật: Vận động hướng sinh học ứng ở động vật, các động, vận động cảm ứng nguyên liệu để có thể Trình bày được cấu tạo và hoạt động cảm thiết kế được mô hình ứng ở các nhóm động vật. cấu tạo xinap hóa Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt học,... được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần - Giao tiếp và hợp tác: kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. Phân công, thực hiện Nêu được khái niệm phản xạ. nhiệm vụ trong nhóm. Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích, đáp ứng). Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Dựa vào sơ đồ, mô tả được cấu tạo xinap và quá trình truyền tin qua xinap. Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật. Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. Giải thích được cơ chế học tập ở người. Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc; dạy trẻ em học tập; Tìm hiểu giới ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa thế sống màng. Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật. Thực hành quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. Vận dụng TT Phẩm chất, năng lực chủ đề góp Yêu cầu cần đạt của chủ đề phần phát triển Năng lực Phẩm chất và năng lực sinh học chung 18 Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để kiến thức kĩ giải thích được cơ chế giảm đau khi uống năng đã học và tiêm thuốc giảm đau. 19 Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. 20 Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật Nội dung 2: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học của một chủ đề “Cảm ứng” (Sinh học 11) theo hướng hình thành năng lực ______Bảng: Các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học chủ đề______ Mục tiêu Nội dung trọng Phương pháp, kĩ Phương tiện dạy tâm thuật dạy học học Nêu được khái niệm cảm - Dạy học trực Video về cảm ứng ở thực vật ứng ở TV. quan Khái niệm cảm - Chia sẻ cặp đôi Trình bày được đặc điểm ứng ở thực vật - Dạy học giải Video cảm ứng ở cảm ứng ở thực vật động vật. quyết vấn đề - Chia sẻ cặp đôi - Dạy học hợp tác Video, hình ảnh Nêu được một số hình - Mảnh ghép các hình thức biểu thức biểu hiện của cảm Các hình thức hiện, PHT ứng ở thực vật: Vận động biểu hiện hướng động, vận động cảm ứng - Dạy học hợp tác Ví dụ, hình ảnh - Thảo luận nhóm minh họa Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật - Dạy học thực Video, sản phẩm Thực hành quan sát được thực hành của học hiện tượng cảm ứng ở một Vai trò và ứng hành quan sát - Hoạt động cá sinh số loài cây dụng nhân và thảo luận Thực hiện được thí nhóm. nghiệm về cảm ứng ở một - Kỹ thuật khăn số loài cây trải bàn. Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thục vật để Mục tiêu Nội dung trọng Phương pháp, kĩ Phương tiện dạy tâm thuật dạy học học giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn Đề xuất được một số giải pháp tăng năng suất cây trồng dựa trên hiểu biết về cảm ứng ở thực vật Trình bày được cấu tạo và Khái niệm cảm - Dạy học trực - Tranh ảnh về sơ hoạt động cảm ứng ở các ứng. quan. đồ cảm ứng. nhóm động vật. Đặc điểm cảm - Hoạt động - Phiếu học tập về ứng ở các nhóm. cảm ứng ở động nhóm động vật vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. Dựa vào hình vẽ (hoặc đồ), phân biệt được thần kinh dạng ống với thần kinh dạng lưới dạng chuỗi hạch. sơ hệ hệ và - Dạy học trực - Tranh ảnh về sơ quan. đồ cảm ứng. - Chia sẻ cặp đôi. Khái niệm - Dạy học trực - Video về phản quan. xạ không điều Nêu được khái niệm phản phản xạ. Các thành phần - Hoạt động nhóm kiện và phản xạ xạ. có điều kiện. -Dựa vào sơ đồ, phân tích của cung phản - Phiếu học tập: được một cung phản xạ xạ. So sánh phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, Phân biệt phản xạ không điều không điều kiện phân tích, đáp ứng). với có điều kiện. Phân biệt được phản xạ kiện với phản xạ không điều kiện và phản có điều kiện xạ có điều kiện Dựa vào sơ đồ, mô tả Khái niệm - Dạy học trực - Tranh ảnh về cấu được cấu tạo xinap và quá xinap quan. tạo xinap. trình truyền tin qua xinap. - Dạy học trực - Tranh ảnh về Cấu tạo xinap quan. cấu tạo xinap. hóa học - Dạy học dự án - Video quá trình Quá trình truyền tin qua truyền tin qua xinap xinap - Mô hình xinap do học sinh thiết Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích kế. ' - Dạy học trực Hệ thống câu hỏi quan. định hướng vận Mục tiêu Nội dung trọng Phương pháp, kĩ Phương tiện dạy tâm thuật dạy học học được cơ chế giảm đau khi - Dạy học dự án dụng. uống và tiêm thuốc giảm đau. Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. Nêu được khái niệm, cơ sở Khái niệm tập - Dạy học trực - Video về tập thần kinh của tập tính ở tính. quan. tính bẩm sinh và động vật học được. Cơ sở thần kinh - Sơ đồ tư duy. của tập tính Lấy được một số ví dụ Một số dạng tập - Mảnh ghép. - Video về một số minh hoạ các dạng tập tính phổ biến ở - Hoạt động tập tính. tính ở động vật. động vật nhóm. Nêu được một số hình Một số hình thức - Dạy học giải - Video, tranh ảnh thức học tập ở động vật. học tập ở động quyết vấn đề. về một số hình Lấy được ví dụ minh hoạ. vật - Khăn trải bàn. thức học tập ở động vật. Giải thích được cơ chế học - Dạy học giải tập ở người. quyết vấn đề. - Chia sẻ cặp đôi. - Dạy học giải - Tranh ảnh. Trình bày được một số quyết vấn đề. - Giấy A0, bút ứng dụng: dạy động vật - Chia sẻ cặp đôi. làm xiếc; dạy trẻ em học tập; ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng. Quan sát và mô tả được tập tính của một số động vật. Thực hành: Xem phim về Thực hành: Hoạt động nhóm Video về các dạng tập tính của động vật Một số dạng tập tập tính. tính ở động vật Nội dung 3: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề “Cảm ứng” (Sinh học 11) Ví dụ minh họa tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng ở động vật theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi xin giới thiệu 5 tiết của chủ đề thông qua kế hoạch bài dạy các tiết của chủ đề Tiết 1: Hướng động (Phụ lục I); Tiết 7: Quá trình truyền tin qua xinap (Phụ lục II); Tiết 8: Tập tính của động vật (Phụ lục III); Tiết 9: Tập tính của động vật (Phụ lục IV); Tiết 10: Tập tính của động vật (Phụ lục V). Nội dung 4: Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề “Cảm ứng” (Sinh học 11) Trong khuôn khổ của sáng kiến tôi xin đưa ra các bước tiến hành chi tiết cách tổ chức hoạt động dạy học của một tiết 7 của chủ đề Cảm ứng để thấy được hiệu quả nổi bật của sáng kiến: “Tổ chức hoạt động dạy học nội dung Truyền tin qua xinap thuộc chủ đề Cảm ứng theo hướng phát triển năng lực học sinh”. Nội dung: Cách lồng ghép dạy học dự án vào dạy học bài Truyền tin qua xinap để nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh lớp 11 qua đó phát triển năng lực học sinh. ______Kế hoạch tổng quát khi thực hiện nội dung tiết 7 - Chủ đề Cảm ứng Tên hoạt động Nội dung hoạt động - Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án. Chuẩn bị dự án - Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án. - Lập kế hoạch thực hiện dự án. Thời gian - 10 phút trong thời gian củng cố tiết học tuần trước đó. - Ngoài lớp. - Thu thập, xử lí thông tin. - Ngoài lớp. - Thiết kế mô hình cấu tạo xinap. - Ngoài lớp. Báo cáo, đánh giá dự án - Các nhóm báo cáo dự án. 20 phút. - Đánh giá quá trình thực hiện dự án. 5 phút. Khảo sát - Phát phiếu khảo sát sau thực nghiệm. - Ngoài giờ học. - Kiểm tra 15 phút. - Tiết học tiếp theo. Thực hiện dự án Cụ thể: Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: “Thiết kế mô hình cấu tạo xinap hóa học”; Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án; Lập kế hoạch thực hiện dự án: Giai đoạn 2: Thực hiện dự án - Hình ảnh minh họa HS thiết kế mô hình cấu tạo xinap hóa học Hình ảnh 1: Quá trình thiết kế mô hình cấu tạo xinap hóa học - Học sinh lớp 11A11 K59 trường THPT ............Video 1: Quá trình thực hiện dự án của nhóm 2: https: //youtu.be/RKkCUYy _vMg - Kết quả khi thực hiện giải pháp: + Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản phẩm) Hình ảnh 2: Sản phẩm của nhóm 1 - Lớp 11A11 K59 trường THPT ........... Hình ảnh 3: Sản phẩm của nhóm 2 - Lớp 11A11 K59 trường THPT ............... Hình ảnh 4: Sản phẩm của nhóm 3 - Lớp 11A11 K59 trường THPT ............... Hình ảnh 5: Sản phẩm của nhóm 4 - Lớp 11A11 K59 trường THPT .................. Kế hoạch dạy học: Lồng ghép dạy học dự án khi dạy bài Truyền tin qua xinap, góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Sinh học cho học sinh lớp 11, qua đó giúp hình thành và phát triển năng lực học sinh gồm các bước cụ thể như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu Bước 2: Xác định thiết bị dạy học và học liệu. Bước 3: Tiến trình bài dạy A. Hoạt động khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền tin. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (khám phá) Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xinap. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo xinap và quá trình truyền tin qua xinap thông qua dự án “Thiết kế mô hình cấu tạo xinap hóa học” C. Hoạt động luyện tập. D. Hoạt động vận dụng. - Video 2: Học sinh nhóm 1 báo cáo dự án. https://youtu.be/aLsC8CHG9pc - Hình ảnh học sinh nhóm 2, 3, 4 báo cáo dự án và tổng kết dự án Hình ảnh 6: Học sinh nhóm 4 báo cáo (Tiết học tại lớp 11A11K59 trường THPT ..............) Hình ảnh 7: Học sinh nhóm 3 báo cáo (Tiết học tại lớp 11A11K59 trường THPT ..................) Hình ảnh 8: Học sinh nhóm 2 báo cáo (Tiết học tại lớp 11A11 K59 trường THPT ....................) - Kế hoạch thực hiện dự án: Phụ lục VI; - Phiếu đánh giá kết quả dự án: Phụ lục VII. 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 11 trong môn Sinh học năm 2020-2021 tại trường THPT ............., kết quả khảo sát cho thấy phương pháp giúp nâng cao năng lực nhận thức của học sinh. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng mô hình này ở tất cả các tiết học mà tôi giảng dạy. Sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả trong năm học 2020-2021 ở một số đơn vị tổ chức trong tỉnh như: 1. Tên tổ chức: trường THPT .......... Địa chỉ liên hệ: ........... Điện thoại: Họ và tên người đứng đầu tổ chức: (Kèm văn bản xác nhận ứng dụng sáng kiến - Phụ lục X) 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến “Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng phát triển năng lực học sinh” có thể áp dụng cho học sinh lớp 11 của trường THPT ........, trường THPT ........, trường THPT....... và có thể nhân rộng ra nhiều trường THPT của tỉnh ...........phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở học sinh. Giải pháp này nếu được nhân rộng cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên khác nên các giáo viên sẽ không mất chi phí mua tài liệu tham khảo. Áp dụng giải pháp sáng kiến vào tổ chức hoạt động dạy học sinh có hứng thú trong quá trình học tập, để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh tôi tiến hành qua phiếu khảo (Nội dung phiếu khảo sát: Phụ lục IX) và qua phỏng vấn học sinh sau khi dạy xong bài Truyền tin qua xinap đối với lớp thực nghiệm (lớp dạy theo việc thiết kế hoạch dạy học theo hướng hình thành năng lực-phương pháp mới) và lớp đối chứng (lớp dạy theo việc thiết kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận nội dungphương pháp truyền thống). Kết quả qua việc phân tích số liệu điều tra qua phiếu được thể hiện trong bảng 1 Bảng 1: Đánh giá mức độ hứng thú với tiết học Nhóm đối tượng Số lượng HS Tiết học hứng thú Tiết học bình thường Tiết học không hứng thú 85 HS 78 HS- 91,76% 7 HS -8,24 % 0 HS - 0% 11A12, 11A13 (Đối 84 HS 45 HS- 53,57% 30HS - 35,72% 9 HS - 10,71% 11A10,11A11 (Thực nghiệm) chứng) Qua bảng số liệu 2 chứng tỏ học sinh học theo Kế hoạch dạy học thiết kế phương pháp mới tạo hứng thú học tập cho HS, không khí lớp học sôi nổi, phát huy năng lực tự học, sáng tạo. Tiếp tục đánh giá hứng thú họ sinh sau khi dạy học theo Kế hoạch dạy học thiết kế theo hướng mới, tôi tiến hành phỏng vấn học sinh, đây là cảm nhận của học sinh Nguyễn Mai Linh - Lớp 11A11 - Trường THPT .............. sau khi học bài học Truyền tin qua xinap của chủ đề Cảm ứng cũng phát biểu là cảm thấy thú vị và bổ ích, giúp em thêm yêu thích học tập môn Sinh học Sự chuyển biến tích cực đó về thái độ học tập đã đóng góp một phần quan trọng giúp tăng kết quả học tập và rèn luyện của học sinh với môn Sinh học. Để minh chứng điều này tôi tiến hành phân tích kết quả bài kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và đối chứng qua bài kiểm tra 15 phút (Nội dung đề kiểm tra 15 phút: Phụ lục VIII), kết quả được thống kê trong bảng 2 Bảng 2: Thống kê điểm kiểm tra 15 phút của các lớp sau khi học xong bài học Lớp/Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A11-48HS 0 0 0 0 0 5 8 18 11 6 0 0 0 0 0 11A12-47HS 0 0 0 0 4 (Đối chứng-ĐC) 0 0 0 0 8,51% (Thực TN) nghiệm- 10,42% 16,67% 8 14 17,02% 29,79% 37,5% 22,91% 12 7 25,53% 14,89% 12,5% 2 4,26% ■ TN ■ ĐC Hình 1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm Từ số liệu bảng 2, hình 1 cho thấy, kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm (TN) thu được điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao. Trong đó tỉ lệ HS đạt điểm giỏi cao vượt trội. Để đánh giá kết quả học tập trước khi và sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi lấy kết quả 2 bài kiểm tra giữa kì I và giữa kì II. Bài kiểm tra giữa kì I (trước khi áp dụng sáng kiến) và bài kiểm tra giữa kì II (sau khi áp dụng sáng kiến) có sự tương đương về thời gian làm bài, các mức độ nhận thức. Đề được tổ chuyên môn của nhà trường soạn trên cơ sở ma trận đề của Sở Giáo dục và Đào tạo ............triển khai3. Bảng 3: So sánh kết quả học tập môn Sinh học 11 của các lớp thực nghiệm (11A10, 11A11) Kết quả học tập môn Sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Biểu 80 70 Trước khi áp dụng sáng kiến (85 HS) SL 4 55 26 0 0 % 4,71 64,7 30,59 0 0 Sau khi áp dụng sáng kiến (85 HS) SL 9 66 10 0 0 % 10,59 77,65 11,76 0 0 đồ 3: So sánh kết quả học tập môn Sinh học 11 của các lớp thực nghiệm (11A10, 11A11) Bảng 360và biểu đồ 3 cho thấy, sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy đã góp phần nâng50cao tỉ lệ học sinh giỏi từ 4,71% lên 10,59% và giảm tỉ lệ học sinh ■ Trước khi áp dụng sáng kiến trung bình từ 30,59% xuống còn 11,76%. Với cùng cấu trúc đề, cùng mức độ nhận 40 thức theo yêu cầu ra đề kiểm tra chung trên toàn tỉnh, việc áp■dụng triển khai sáng Sau khi áp dụng sáng 30 kiến trong quá trình giảng dạy đã hình thành năng lực bộ môn kiến đặc thù (năng lực sinh 20 học) tốt hơn khi chưa áp dụng sáng kiến. 10 Từ bảng so sánh trên đây, có thể khẳng định việc áp dụng sáng kiến: “Giải 0 pháp tổ chức hoạt động dạy học chủ đề Cảm ứng, môn Sinh học 11 theo hướng Khá Trung bình Yếu, Kém Giỏi phát triển năng lực học sinh” có hiệu quả thiết thực và đủ điều kiện để có thể nhân rộng hơn nữa, phù hợp với đối tượng học sinh trường THPT .......... nói riêng và học sinh THPT trên địa bàn tỉnh .......... nói chung, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn sinh học của học sinh. 3 Công văn số 1226/SGDĐT-GDTrH&GDTX ngày 15/10/2020 về việc ban hành ma trận đề kiểm tra định kì năm học 2020-2021. Giải pháp thực sự phù hợp với việc đổi mới giáo dục, đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Như vậy: hiệu quả của việc nghiên cứu thiết kế chủ đề dạy học Cảm ứng theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 11 đối với môn Sinh học 11 là rất rõ ràng. Trong điều kiện hiện nay việc tổ chức hoạt động dạy học theo chủ đề có thể áp dụng rộng rãi và mang tính khả thi. Sáng kiến góp phần thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Sáng kiến góp phần giáo dục toàn diện, nâng cao hứng thú học tập, hình thành và phát triên năng lực, phẩm chất cho học sinh, kết nối trường học với cộng đồng. Sáng kiến của tôi đã được tổ chuyên môn đi dự giờ và đánh giá có hiệu quả: (1) Đạt được mục tiêu biện pháp đã đặt ra là tăng sự hứng thú học tập đối với bộ môn Sinh học và góp phần giúp phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; (2) Giải pháp đã sử dụng phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; (3) Phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của nhà trường; (4) Góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh. Cam kết: Tôi (Chúng tôi) cam đoan những điều khai trên đây là đúng với sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. PHỤ LỤC I CHỦ ĐỀ: CẢM ỨNG (tiết 1) (HƯỚNG ĐỘNG) I. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật. Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật. Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 2. Năng lực__________________________________________________________ Năng lực Mục tiêu Mã hóa NĂNG LỰC SINH HỌC Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật (1) Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực (2) vật Nhận thức sinh học Trình bày được đặc điểm và cơ chế cảm ứng ở (3) thực vật Nêu được một số hình thức biểu hiện của hướng (4) động Tìm hiểu thế giới sống Thực hiện được thí nghiệm về cảm ứng ở một số (5) loài cây Vận dụng kiến thức, kĩ Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để (6) năng đã học giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn. NĂNG LỰC CHUNG Giao tiếp và hợp tác Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, (7) nhóm Tự chủ và tự học Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu về cảm ứng ở (8) thực vật, cách tiến hành các thí nghiệm... Giải quyết vấn đề và Đề xuất một số giải pháp tăng năng suất cây trồng (9) sáng tạo 3. Phâm chât Chăm chỉ Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo (10) dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công Trách nhiệm Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được (11) phân công Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết (12) quả thí nghiệm thực hành II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Chuân bị của giáo viên Các video: Video: Video về ứng động hoa hồng nở (https://youtu.be/ysUF iVxLMq4) Ứng động bắt mồi của cây gọng vó (https: //youtu. be/Ar0tD66eWDI Các kiểu dáng thế Bonsai https: //www.youtube.com/watch?v=XNvFqbV eUPQ Phiếu học tập: Tìm hiểu các kiểu hướng động - Gồm: Hướng sáng, hướng trọng lực, hướng nước, hướng hóa, hướng tiếp xúc. Kiểu hướng động Tác nhân Đặc điểm Vai trò 1. Hướng sáng 2. Hướng trọng lực 3. Hướng nước 4. Hướng hóa 5. Hướng tiếp xúc III. Tiến trình dạy học A. MỞ ĐẦU - HS quan sát video về các kiểu dáng thế Bonsai https: //www.youtube. com/watch?v=XNvF qbV eUPQ Trả lời câu hỏi: Dựa vào cơ sở sinh học nào ở thực vật để tạo được các kiểu dáng thế độc đáo trong nghệ thuật Bonsai? HS trả lời, GV đưa ra câu hỏi định hướng nội dung: Câu hỏi định hướng: Vậy cảm ứng của thực vật là gì? Có những hình thức biểu hiện như thế nào? Vai trò của cảm ứng trong đời sống thực vật ra sao? B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cảm ứng ở thực vật a. Mục tiêu: (1), (9), (10), (12), b. Nội dung: HS xem video, quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - Các câu trả lời của câu hỏi. d. Cách thức thực hiện: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Chuyển giao nhiệm vụ tập - Yêu cầu HS xem video, học quan sát hình ảnh minh họa - Tiếp nhận nhiệm vụ được trong thời gian 4 phút và thảo luận cặp đôi trả lời câu giao. hỏi liên quan: - Video: Video về ứng động hoa hồng nở (https://youtu.be/ysUFiVxLMq4) Ứng động bắt mồi của cây gọng vó (https://youtu.be/Ar0tD66eWDI)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan