Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp tổ chức hoạt động dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật ...

Tài liệu Skkn giải pháp tổ chức hoạt động dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới

.DOCX
157
1
71

Mô tả:

1 HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Giải pháp tổ chức hoạt động dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2021 - Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 11 trường THPT .............. 3. Các thông tin cần bảo mật: Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm: Tổ chức dạy học môn Sinh học từ trước đến nay giáo viên thực hiện soạn theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 20061 2 mục tiêu bài học viết theo kiến thức, kỹ năng, thái độ và giảng dạy theo từng bài trong sách giáo khoa bằng các phương pháp dạy học khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thuyết trình, diễn giải. Việc học tập của học sinh phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một chiều từ giáo viên, tiếp thu một cách thụ động hoặc lĩnh hội kiến thức đã được giáo viên giảng dạy, nghiên cứu thay vì học sinh tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao kiến thức. Học sinh chưa có nhiều cơ hội để bộc lộ và phát triển năng lực bản thân do chưa được giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản thân. Việc tổ chức hoạt động dạy học như vậy không còn phù hợp với mục tiêu đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành, bắt đầu thực hiện ở cấp THPT từ năm học 2022 - 20232. Thực hiện theo giải pháp cũ có tồn tại hầu hết học sinh đều mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng. Chỉ có mỗi giáo viên là người trình bày, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy 1Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT cấp THCS, THPT. 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể, Chương trình bộ môn: trong đó có bộ môn Sinh học). 2 nhất về thành công và chất lượng bài giảng. Điều này không thể khuyến khích học sinh tự học và có tâm lý ỷ lại vào giáo viên. Trong thực tế, rất nhiều học sinh không thể nhớ được hết những gì mà giáo viên trình bày theo từng bài riêng rẽ và thậm chí còn nhớ rất ít. Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó, vì học sinh không tự học nên khó có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên giáo viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà học sinh đã biết rồi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, giáo viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ học sinh nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà học sinh đã hiểu, chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại và bản thân giáo viên cũng chưa xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sau mỗi phần kiến thức, sau mỗi bài học nên không đánh giá được mức độ nhiệt tình tham gia hoạt động học tập và mức độ hiểu bài của học sinh. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 5.1. Ngày 27/12/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Sinh học được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng đòi hỏi thực hiện dạy học phát triển năng lực tư duy logic. Chính vì thế quan điểm xác định việc tổ chức dạy học hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh làm trục chính xuyên suốt cả cấp học. Hình thành năng lực trong môn Sinh học bao gồm hình thành năng lực chung và hình thành năng lực đặc thù, quan trọng hơn cả là hình thành năng lực đặc thù. Năng lực đặc thù hướng tới trong việc tổ chức dạy học Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thông mới gồm: nhận thức sinh học, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và 3 hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Có thể thấy, từ định hướng trên, việc tổ chức hoạt động dạy học hình thành năng lực cho học sinh là việc then chốt đồng thời là yếu tố vô cùng quan trọng bảo đảm sự thành công trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với môn Sinh học. 5.2. Theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, lộ trình thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bắt đầu từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 và sau 5 năm kể từ năm học 2020-2021, Chương trình giáo dục phổ thông sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Thực hiện đúng lộ trình thì từ năm học 20222023, học sinh THPT sẽ bắt đầu học Chương trình mới đối với lớp 10. Từ nay đến đó chỉ còn một khoảng thời gian ngắn song việc tập huấn thực hiện chương trình mới cho giáo viên THPT được tổ chức trên mạng như hiện nay với quy mô rộng giáo viên khó được giải đáp đầy đủ những thắc mắc về nội dung Chương trình mới; tài liệu hướng dẫn về phương pháp, cách tổ chức hoạt động dạy học theo quan điểm hình thành năng lực trong môn Sinh học chưa có; đa số giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về nội dung và yêu cầu cần đạt, về phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mới; sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng để thực hiện dạy học cập nhật với chương trình mới của giáo viên chưa tốt. Từ thực tế trên, việc tổ chức hoạt động dạy học hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới là việc vô cùng cần thiết và cấp bách. 4 Môn Sinh học cấp THPT có nhiều bài khó, trừu tượng làm cho HS chưa thực sự hứng thú với môn Sinh học. Vì thế, chúng tôi muốn đưa môn Sinh học đến gần với các em HS hơn đồng thời vừa rèn được năng lực đặc thù của bộ môn Sinh cho học sinh theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặt khác, qua điều tra thực tế tại trường THPT .......... với 22 giáo viên về việc tổ chức thực hiện dạy học hình thành năng lực cho học sinh bằng 3 câu hỏi chúng tôi thu được kết quả Câu hỏi Các phương án Kết quả trả lòi Theo thầy (cô) việc tổ chức dạy học hình Rất cần thiết thành năng lực cho HS trong dạy học Cần thiết Không cần thiết Sinh học có cần thiết không? Thầy (cô) có thường xuyên tổ chức dạy Thường xuyên SL 15 07 0 06 % 68,18 31,38 0 27,27 học hình thành năng lực cho HS không? Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Thầy (cô) đã bao giờ tổ chức dạy học Thường xuyên bằng phương pháp dạy học tích cực cụ Thỉnh thoảng 14 02 0 01 63,64 9,09 0 4,5 chơi đóng vai trong dạy học để phát triển Chưa bao giờ 21 95,5 năng lực cho HS chưa? Bảng kết quả trên cho thấy, đa số giáo viên đánh giá cao vai trò và sự cần thiết phát triển năng lực cho HS (68,18%) thông qua quá trình dạy học. Việc tổ chức dạy học để phát triển năng lực cho HS được thực hiện thường xuyên còn hạn chế (27,27%). Đặc biệt việc tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực cụ thể kỹ thuật trò chơi đóng vai, trò chơi mảnh ghép... để phát triển năng lực cho HS thì còn rất ít, nhiều GV chưa bao giờ áp dụng (95,5%). Vì những lý do trên, trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi đề xuất giải pháp tổ chức hoạt động dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới với mong muốn bước đầu cung cấp một số kế 5 hoạch tổ chức dạy học góp phần đổi mới nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học theo hướng hình thành năng lực đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT giai đoạn hiện nay. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực trong môn Sinh học. - Xây dựng quy trình và thiết kế một số Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho học sinh THPT trong dạy học môn Sinh học. - Thiết kế một số Kế hoạch dạy học cho giáo viên cách tổ chức dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. - Tổ chức thực hiện Kế hoạch bài dạy để đánh giá hiệu quả của Kế hoạch đã xây dựng. 7. Nội dung 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Tên giải pháp: “Tổ chức hoạt động dạy học một số bài thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực đặc thù bộ môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới”. Giải pháp chúng tôi đưa ra là giải pháp mới, bởi hiện nay việc xây dựng Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho học sinh mới đang được triển khai tập huấn về cơ sở lý thuyết cho 100% giáo viên giảng dạy Sinh học cấp THPT. Đến tháng 4/2021 mới hoàn thành 03 modun3, theo Kế hoạch đến tháng 6/2021 mới tập huấn mođun 4: Xây dựng Kế hoạch dạy học. Việc xây dựng Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho học sinh sẽ bắt đầu áp dụng từ năm học 2022-2023 tại các trường THPT, theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. 3Mođun 1: tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông mới; mođun 2: Phương pháp và kỹ thuật dạy học (hai mođun này hoàn thành trong tháng 12/2020. Mođun 3: Kiểm tra đánh giá mới hoàn thành trước 31/3/2021. 6 Do đó để có một Kế hoạch dạy học hình thành năng lực cho HS tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới đến thời điểm này chưa có tài liệu chuẩn. Chính vì lẽ đó, chúng tôi khẳng định giải pháp chúng tôi đưa ra rất cần thiết, giúp giáo viên có tài liệu tham khảo khi soạn giảng kế hoạch dạy học năm học 2021-2022. Giải pháp của chúng tôi gồm nội dung sau Nội dung 1: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực và năng đặc thù trong môn Sinh học. Khái niệm “năng lực” (competences) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1890, nhưng sự quan tâm mạnh mẽ đến giáo dục dựa vào NL tăng lên từ những năm 1960 và 1970 khi một loạt kết quả của các ấn phẩm khác nhau về đào tạo tổ chức dựa vào NL (CBTE) ở Mỹ được công bố. Các khái niệm về dạy học dựa trên NL đã xuất hiện từ việc nhấn mạnh vào mục tiêu định hướng và cá nhân hóa. Mục tiêu học tập - được định nghĩa trong thuật ngữ là các hành vi và được xác định là có thể được thực hiện rõ ràng, bởi và cho người học. Các cá nhân sau đó có thể theo đuổi các hoạt động học tập và có thể phát triển kỹ năng thực hiện hoặc NL trong quá trình này. Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, giáo dục Việt Nam triển khai đổi mới chương trình, thực chất là thực hiện sự thay đổi trong từng thành tố của quá trình giáo dục, từ mục tiêu tới nội dung, phương pháp và đánh giá kết quả học tập của người học. Nghị quyết TƯ2 khóa VIII (tháng 12 năm 1996) về giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu chủ yếu là: “Thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mĩ dục ở tất cả các bậc học; hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và NL thực hành.”, sau đó được bổ sung và cụ thể hóa thành: “Đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục theo hướng ...tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, NL tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm.” Điều 27, Luật giáo dục có nêu: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng, phát triển 7 NL cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Trong yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông có nêu: “... ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển NL, đáp ứng nguyện vọng của HS”. Có thể nói NL của HS bao gồm: NL chung và NL chuyên biệt. Năng lực chung là NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. NL này được hình thành và phát triển liên quan đến nhiều môn học. Năng lực cụ thể, chuyên biệt là NL riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó; vì thế chương trình giáo dục Québec gọi là NL môn học cụ thể để phân biệt với NL xuyên chương trình- NL chung. Theo chuẩn đầu ra về NL của HS trong chương trình giáo dục THPT sau 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất 9 NL chung, đó là: NL tự học; NL giải quyết vấn đề; NL tư duy sáng tạo; NL tự quản lí; NL giao tiếp; NL hợp tác; NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; NL sử dụng ngôn ngữ; NL tính toán. Từ các phẩm chất và NL chung, mỗi môn học xác định những phẩm chất, và NL cá biệt và những yêu cầu đặt ra cho từng môn học, từng hoạt động giáo dục. Môn Sinh học cũng như các môn học khác, trong quá trình dạy học cần hình thành và phát triển các năng lực chung quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đó là: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đồng thời, việc dạy học Sinh học phải đảm bảo hình thành năng lực đặc thù bộ môn gồm: Năng lực nhận thức sinh học; Năng lực tìm hiểu thế giới sống; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 8 Nội dung 2: Xây dựng quy trình và thiết kế một số Kế hoạch dạy học thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực đặc thù bộ môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2.1. Xây dựng quy trình Bước 1: Xác định mạch nội dung kiến thức Chủ đề: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, môn Sinh học 11 được chia thành 8 tiết học, gồm các nội dung: 9 - Tiêu hóa ở động vật (02 tiết); - Hô hấp ở động vật (01 tiết); - Tuần hoàn máu (02 tiết); - Cân bằng nội môi (01 tiết); - Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người (01 tiết). Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học của chủ đề TT Phẩm chất, năng lực chủ đề Yêu cầu cần đạt của chủ đề góp phần phát triển Năng Phẩm chất và năng lực SH 1 2 Nêu được khái niệm về tiêu hóa động vật. Liệt kê được các hình thức tiêu hóa ở các nhóm 3 động vật. Trình bày được quá trình tiêu hoá ở các nhóm 4 động vật. Phân biệt được các hình thức tiêu hóa ở các Nhận 5 lực chung - Trách nhiệm: Tích cực tìm tòi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ khi được giao. - Tự chủ và tự học: thức nhóm động vật. Phân tích được các đặc điểm thích nghi trong sinh học Tích cực, chủ động cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá tìm kiếm tài liệu về ở các nhóm động vật khác nhau trong những tiêu hóa, tuần hoàn ở 6 điều kiện sống Chỉ ra được cáckhác hìnhnhau. thức tiêu hóa ở các nhóm động vật - Giao tiếp và hợp 7 động vật khác nhau. Mô tả được các bộ phận cấu tạo của hệ tuần 8 hoàn, các dạng hệ tuần hoàn, cấu trúc của hệ Nêu được các khái niệm về huyết áp, vận tốc hiện nhiệm vụ trong 9 máu. Phân biệt được các dạng hệ tuần hoàn của các nhóm động vật. 10 Giải thích được cơ chế hoạt động của tim, hoạt động của hệ mạch. 11 Phân tích được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau. 12 Nêu được khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi tác: Phân công, thực nhóm. 1 0 13 Liệt kê được các cơ quan tham gia cân bằng nội môi. 14 Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan tiêu hoá ở các Tìm 15 Chứng minh được mối quan hệ giữa quá trình hiểu thế trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. 16 Trình bày được vai trò của gan, thận trong cân giới sống bằng áp suất thẩm thấu. 17 Giải thích được sự thay đổi của nhịp tim, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu khi hoạt động Vận dụng (chạy) và khi nghỉ ngơi. 18 Giải thích được các pha của chu kì hoạt động kiến của tim, hoạt động của hệ mạch. 19 Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa, thức kĩ tuần hoàn: không lạm dụng chất kích thích; năng đã phòng chống nghiện và cai nghiện các chất học 20 Đếm nhịp tim, đo huyết áp. Bước 3: Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học của một chủ đề Trong các phương pháp và kỹ thuật dạy học với chủ đề chúng tôi lựa chọn phương pháp dạy học tích cực, với kỹ thuật đóng vai, kỹ thuật các mảnh ghép, kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm để tổ chức hoạt động dạy học với chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Trong các kỹ thuật dạy học đó chúng hướng tới sử dụng kỹ thuật đóng vai và kỹ thuật mảnh ghép Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Ưu điểm của dạy học theo phương pháp tổ chức trò chơi đóng vai trong dạy học : • Gây hứng thú và chú ý cho học sinh. • Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh. • Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị xã hội. 1 1 • Giúp HS nhập vai, diễn tả thái độ ý kiến của người mà mình nhập vai, rèn thái độ giao tiếp, khả năng giao tiếp linh hoạt, khả năng giải quyết vấn đề, chủ động trong mọi tình huống nhằm tìm ra phương thức xử lí mới. • Có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh. Các mảnh ghép là kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. • Có thể học hỏi trao đổi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm từ các HS khác. • Tạo điều kiện cho mỗi người học tiếp thu một cách trọn vẹn tất cả nội dung bài học, tiết kiệm thời gian mà kiến thức người học tiếp thu đầy đủ và dễ hiểu. • Tăng thêm sự hứng thú, lớp học sinh động, làm việc có hiệu quả, nắm vững kiến thức ngay trong buổi học. • Có thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng học sinh. 2.2. Thiết kế một số Kế hoạch dạy học thuộc chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực đặc thù bộ môn sinh học tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Ví dụ 14: Thiết kế Kế hoạch dạy học bài “TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT” Thời gian thực hiện: 02 tiết TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT - Tiết 1 I. Mục tiêu dạy học 1. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm về tiêu hóa ở động vật; - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào; - Phân biệt được cấu tạo cơ quan tiêu hóa trong quá trình tiến hóa của các ĐV; 4Đại diện tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm 1 2 - Nêu được ưu điểm về tiêu hóa thức ăn trong túi tiêu hóa và trong ống tiêu hóa so với tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa; - Chỉ ra được chiều hướng tiến hóa cơ quan tiêu hóa. 2. Về năng lực 2.1. Năng lực đặc thù 2.1.1. Nhận thức sinh học - Nêu được khái niệm tiêu hóa ở động vật; - Nêu được các hình thức tiêu hóa ở động vật; - Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào; - So sánh được hiệu quả tiêu hóa ở các nhóm động vật; - Phân tích được chiều hướng tiến hóa về cấu tạo và hình thức tiêu hóa ở các nhóm động vật; - Phân biệt được biến đổi trung gian (tiêu hóa) với chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào (chuyển hóa nội bào); - Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tiêu hóa ở các nhóm động vật; 2.1.2. Tìm hiểu thế giới sống: - Nêu được mối quan hệ giữa quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá nội bào. - Giải thích được tại sao giun chỉ và sán dây sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hóa mà vẫn sống bình thường? - Giải thích được tại trong mề của gà và của chim bồ câu khi mổ ra thường có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì? - Giải thích được trong hệ tiêu hóa người khi bị cắt bỏ 1 trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu hóa: dạ dày, túi mật hay tụy. 2.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng: - Xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, cân đối từng nhóm ĐV. - Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi trường sống của chúng, đặc biệt ĐV hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học; 2.2. Năng lực chung: 1 3 - Giao tiếp và hợp tác: phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn khi tìm hiểu khái niệm tiêu hóa, các hình thức tiêu hóa. - Tự chủ và tự học: tích cực chủ động tìm kiếm, đọc tài liệu về tiêu hóa ở các nhóm động vật và tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa của người. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được một số biện pháp xây dựng khẩu phần ăn hợp lí, cân đối từng nhóm ĐV, giáo dục ý thức bảo vệ ĐV và môi trường sống của chúng, đặc biệt ĐV hoang dã quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. 3. về phẩm chất - Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. - Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả thí nghiệm thực hành. II. Thiết bị dạy học và học liệu Giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, cụ thể chuẩn bị - Hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK; - Máy chiếu; - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1: Động vật chưa Đặc điểm Đại diện Động vật có cơ quan tiêu hóa có cơ quan tiêu Động vật có túi tiêu Động vật có ống tiêu hóa hóa hóa 1 4 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa Hình thức tiêu hóa Quá trình tiêu hóa Phiêu học tập sô 2: Bộ phận Tiêu hoá cơ học Tiêu hoá hoá học Miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (Khởi động) a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt HS vào bài “Tiêu hóa ở động vật” - tiết 1 b) Nội dung: Xác định loại thức ăn của mỗi loài động vật thông qua trò chơi ô chữ bí mật. Mỗi ô chữ là hình ảnh của 1 động vật, nhiệm vụ học sinh xác định được thức ăn loài động vật trong mảnh ghép học sinh chọn. Sau khi lật hết các mảnh ghép trả lời câu hỏi, động vật sẽ hấp thụ thức ăn lấy từ môi trường bằng phương thức nào? Để tìm hiểu quá trình biến đổi thức ăn ở loài động vật diễn ra như thế nào chúng ta tìm hiểu nội dung bài hôm nay “Tiêu hóa ở động vật” c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động của học sinh Yêu cầu 1 5 -Nhiệm vụ 1 : HS hoàn thành nhiệm vụ trong mảnh ghép đã chọn (1 phút) - Nhiệm vụ 2 : Trả lời câu hỏi: động vật sẽ hấp thụ thức ăn lấy từ môi trường bằng phương thức nào? (thực hiện sau khi lật hết các mảnh ghép Cá nhân chọn số thứ tự của mảnh ghép 1 6 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Lật mảnh ghép học sinh lụa chọn (mảnh ghép hình Xác định loại thức ăn ĐV ảnh một số hình ảnh ĐV quen thuộc: Gà, Thỏ, xuất hiện trong mảnh ghép Hổ, ... Gợi ý để trả lời câu câu hỏi ở nhiệm vụ 2 mà mình chọn (nhiệm vụ 1) thức ăn lấy vào sử dụng trục tiếp hay biến đổi? Trả lời câu hỏi sau khi lật hết mảnh ghép nhiệm vụ 2 (phán Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Tổ chức: đoán) - HS trả lời Theo dõi -Bước Phân4:tích đưagiá ra câu trả lời Đánh kết quả họcđúng tập nhất dẫn dắt vào +Nhiệm vụ 1: đánh giá theo kiểu bảng kiểm Đếm xem với mỗi mảnh ghép +Nhiệm vụ 2: đánh giá nhận xét để vào bài có bao nhiêu học sinh tham gia. Số HS tham gia/tổng HS trên lớp Số HS trả lời đúng/ tổng HS Mảnh ghép 1 Mảnh ghép 2 trên lớp 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm tiêu hóa. a) Mục tiêu: Hs trình bày được tiêu hóa là gì? Và tiêu hóa xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật. b) Nội dung: Khái niệm: - Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. - Tiêu hóa ở động vật xảy ra trong không bào tiêu hóa (tiêu hóa nội bào), ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa (tiêu hóa nội bào và ngoại bào), trong ống tiêu hóa (tiêu hóa ngoại bào). c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: 1 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thục hiện nhiệm Nghiên cứu nội dung SGK 1 8 vụ : đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về tiêu hóa ở động vật vào bảng phụ. (thời gian 02 phút) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Quan sát, hỗ trợ học sinh đánh dấu vào câu trả đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về tiêu hóa ở động vật. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Tổ chức: lời đúng về tiêu hóa ở động vật. - Sau 2 phút HS trả lời bằng hình thức giơ bảng Trả lời đáp án trên bảng phụ phụ Bước 4: Đánh giá kết quả học tập Đếm xem có bao nhiêu học sinh có câu trả lời Đánh giá theo bảng kiểm đúng. Tiêu chí đánh giá TT Vấn đề CóKhông 1 Có câu trả lời đúng rõ ràng 2 Hỗ trợ Câu hỏi khái quát và Câu hỏi bài học 3 Trực tiếp hướng đến chuẩn và mục tiêu học tập Hoạt động 2.2: Tìm hiêu tiêu hóa ở các nhóm động vật . a) Mục tiêu: - Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong ống tiêu hoá và ống tiêu hoá. - Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và nội bào. - Trình bày được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá từ động vật đơn bào đến đa bào bậc thấp, đến đa bào bậc cao. b) Nội dung: Đáp án phiếu học tập số 1 Động vật chưa Đặc điêm có cơ quan tiêu hóa Động vật có cơ quan tiêu hóa Động vật có túi tiêu Động vật có ống tiêu hóa hóa Đại diện Động vật đơn 1 9 Các loài ruột khoang và Động vật có xương bào: Trùng giày, giun dẹp: Thủy tức, sứa, sống và nhiều động vật trùng roi... sán lá... không xương Châu chấu, sống: chim, Cấu tạo cơ quan Chưa có tiêu hóa 2 0 - Hình túi, có 1 lỗ thông - Hình ống, gồm nhiều duy nhất ra bên ngoài bộ phận như: Miệng, vừa làm chức năng hầu, thực quản, dạ dày, miệng vừa làm chức ruột non, ruột già, hậu năng hậu môn. môn và các tuyến tiêu - Trên thành túi có hóa. nhiềuhóa tế bào tuyến Hình thức Tiêu hóa nội bào Tiêu ngoại bàotiết và Tiêu hóa ngoại bào tiêu hóa tiêu hóa nội bào Quá trình Thức ăn ^ không Thức ăn ^ tiêu hóa ngoại Thức ăn ^ biến đổi cơ tiêu hóa bào tiêu hóa + bào ^ tiêu hóa nội bào ^ học và hóa học trong lizôxôm ^ chất chất dinh dưỡng đơn ống tiêu hóa ^ chất dinh dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ, còn dưỡng đơn giản được giản được hấp chất cặn bã thải ra ngoài hấp thụ, còn chất thải thụ, còn chất cặn qua lỗ thông. tạo thành phân và thải bã thải ra ngoài ra ngoài. bằng hình thức xuất bào. c) Sản phâm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động của học sinh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan