Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 cô...

Tài liệu Skkn giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình môn giáo dục công dân lớp 10

.PDF
16
190
119

Mô tả:

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: .............................................................................. Trang 1 2.Mục đích nghiên cứu: ....................................................................... Trang 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................... Trang 3 4.Đối tượng nghiên cứu: ...................................................................... Trang 3 5.Phương pháp nghiên cứu: ................................................................. Trang 3 6.Khảo sát trước khi thực hiện đề tài………………………............. .. Trang 3 B.NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.. ... Trang 4 1.Kỹ năng giải quyết xung đột :........................................................... Trang 4 2.Kỹ năng giải quyết xung đột của học sinh hiện nay: ....................... . Trang 5 CHƯƠNG II: GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHO HỌC SINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI 12 “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH”..................................................................Trang 7 1.Thực tiễn áp dụng:........................................................................... ... Trang 7 1.1 Tình yêu: ...................................................................................... .. ..Trang 7 1.1.1 Tình yêu là gì: .......................................................................... . .. Trang 7 1.1.2 Thế nào là một tình yêu chân chính: .......................................... ... Trang 8 1.1.3 Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên: ... ... Trang 8 2.1.Hôn nhân: ..................................................................................... ... Trang 9 2.1.1 Hôn nhân là gì ? ........................................................................ .. Trang 10 2.1.2 Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay ......................................... Trang 11 3.1. Gia đình,chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên?...................................................................................Trang 11 3.1.1 Gia đình là gì…………………………….......................................Trang 12 3.1.2 Chức năng của gia đình................................................................. .Trang 12 2. Kết quả đạt được: .......................................................................... Trang 13 C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Một số kết luận: ............................................................................. Trang 14 2. Một số khuyến nghị: ...................................................................... Trang 14 Tài liệu tham khảo: 1|15 A.PHẦN MỞ ĐẦU. 1.Lý do chọn đề tài: Đảng ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đơn thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên thế hệ học sinh không toàn diện. Khó ứng phó với thực tế của cuộc sống. Nền kinh tế xã hội nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là sự xuất hiện nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nhất định để có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định:“giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nếu lưu ý một chút thì thấy rằng mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần đổi mới nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, các hoạt động giáo dục và đào tạo phải làm sao tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo, khả năng làm việc của mình. Phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường hiện nay không bố trí thành một môn học riêng, bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kỹ năng sống được tổ chức thông qua các chủ đề chuyên biệt về kỹ năng sống dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc tiến hành trong tiết sinh hoạt lớp.Tích hợp vào các môn học trong chương trình Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học, Toán.... thông qua các trải nghiệm thực tế, tham quan, thực địa, tham vấn trực tiếp đối với cá nhân và nhóm học sinh. Chúng ta là những người làm công tác giáo dục cần phải đặc biệt giúp đỡ các em biết phân tích ,đánh giá các hiện tượng xã hội, các thang giá trị, biết ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai. Sống có lý tưởng, ước mơ, hoài bão. Biết làm chủ cảm xúc,thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức với mọi người trong cuộc sống, làm cho quan hệ giữa người với người trở lên tốt đẹp hơn. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình môn giáo dục công dân lớp 10”. 2|15 2. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa lý luận về kỹ năng giải quyết xung đột, Về thực tiễn giải quyết xung đột của học sinh. Tôi đưa ra một số định hướng giáo dục về kĩ năng giải quyết xung đột cho học sinh. Nhằm giúp cho các em có một thế giới quan khoa học, biết cách giải quyết xung đột trong cuộc sống. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xác định được cơ sở khoa học của việc giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh. - Phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột của học sinh hiện nay. - Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh vào giảng dạy bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”. 4.Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết xung đột cho thanh niên, học sinh. 5.Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp nghiên cứu trực quan. 6.Khảo sát trước khi thực hiện đề tài. Tôi tiến hành phát phiếu điều tra khảo sát 300 học sinh khối 10 về kĩ năng giải quyết xung đột bằng cách điền vào bảng sau: TT Hành động Mức độ Rất Thường Thỉnh Hiếm Không bao thường xuyên thoảng khi giờ xuyên 1 Giải quyết Số lượng 57 100 15 10 50 xung đột bằng phương % 19 33,3 25 10,7 12 pháp đánh nhau 2 Giải quyết Số lượng 67 89 65 54 13 xung đột bằng cách lăng mạ, rèm % 22,3 29,7 21,7 18 8,3 pha nhằm hạ thấp nhân 3|15 3 4 5 phẩm và danh dự của người khác. Biết lắng nghe người khác nói Nói về cảm nhận của mình Biết nói lời xin lỗi. Số lượng 50 30 66 15 10 % 22,7 26,7 22 16,7 11,9 Số lượng 20 16 10 15 10 % 19 33,3 18 21,7 8 Số lượng 7 9 20 50 30 % 2,4 3 6,7 16,7 10 Qua bảng kết quả khảo sát trên cho thấy kỹ năng giải quyết xung đột của học sinh rất yếu. Vì thiếu kĩ năng giải quyết xung đột nên nhiều học sinh đã tìm cách giải quyết xung đột bằng phương pháp đánh nhau, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác, không biết nói lên cảm nhận của mình. Không biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi một cách thành thật. Với cách làm như trên, họ có thể gặp rất nhiều nguy cơ, rủi ro và cạm bẫy, khó thực hiện được những mục tiêu, ước muốn của mình, cảm thấy không thoải mái khi thực hiện công việc, có thể gây ra những nguy hại cho bản thân và cho xã hội ví dụ như mất đoàn kết với bạn bè, mâu thuẫn với bố mẹ, vi phạm phạm pháp luật ... B.PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHO THANH NIÊN HỌC TRONG GIẢNG DẠY BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH. 1. Kỹ năng giải quyết xung đột. Cấu trúc kĩ năng giải quyết xung đột bao gồm những nhóm kĩ năng nhất định: Kĩ năng nhận thức được vấn đề cần giải quyết và xác định được mục tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề. kĩ năng phân tích, phê phán, Phân tích cái đúng, cái sai, 4|15 cái hợp lí, cái không hợp lí, kĩ năng xác định ý muốn của bản thân, thực hiện hành động cần làm hoặc điều cần nói. -Xung đột có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ. Trong giai đoạn tuổi vị thành niên,thường có nhiều các xung đột, xung đột lên đến kịch tính và các em thường thiếu kĩ năng để giải quyết chúng một cách độc lập. Các em cần được học quy trình giải quyết xung đột để các bên liên quan đều cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng. - Các nguyên nhân xảy ra xung đột thường là: + Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm. +Sự khác nhau về mong muốn,nhu cầu về lợi ích cá nhân +Không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ,ý kiến, quan điểm của người khác. +Tính cách gây hấn,hiếu chiến,thích người khác phải phục tùng,lệ thuộc vào mình. +Sự kèn cựa, muốn hơn người. +Sự định kiến, phân biệt đối xử +Sự bảo thủ, cố chấp. +Nói không đúng về nhau. -Để giải quyết được xung đột, cần phải có kĩ năng lắng nghe tích cực, đồng cảm , tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định. -Để hiểu được xung đột, mỗi người cần +Nói lên cảm nhận của mình về sự việc. +Lắng nghe người khác nói về cảm nhận của họ +Đồng cảm,Đặt mình vào vị trí của người kia và cố gắng hiểu quan điểm của họ Tránh làm sự việc xấu thêm + Không lăng mạ, rèm pha. +Không xấu tính, đưa ra các nhận xét làm tổn thương người khác, không đưa ra các nhận định chủ quan làm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. +Không la hét, gào thét... +Không đánh, đấm, đạp.... 2. Kỹ năng giải quyết xung đột của học sinh hiện nay. - Biết cách giải quyết xung đột, theo đuổi mục tiêu là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà chúng ta cần học. Trong một thế giới mà mọi người dành quá nhiều thời gian để chỉ trích những sai lầm, kích động sự sợ hãi và giận dữ ở người khác, thì kĩ năng giải quyết xung đột là chìa khóa của sự thành công và giúp cho mỗi cá nhân cứ an nhiên và tự tại trong cuộc sống. kĩ năng giải quyết 5|15 xung đột sẽ giúp bạn và những người khác được sống một cuộc sống trọn vẹn và lành mạnh hơn. -Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Thể hiện qua cách ứng xử của thanh niên học sinh còn nhiều khiếm khuyết. -Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy, cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động. - Nhiều người hiện hay đặt câu hỏi rằng, phải chăng thế hệ trẻ đang thiếu hụt cái gọi là kĩ năng ứng xử văn minh, thân thiện, tình cảm, cởi mở. Thường có khuynh hướng bạo lực trong ứng xử, buông trôi, ỉ lại, đổ tội cho hoàn cảnh khó khăn, lao vào những trò chơi vô bổ, sống không có ý chí, không có mục đích, mục tiêu để phấn đấu và quen giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực - Bởi chỉ cần gặp một chút xíu mâu thuẫn với bạn bè, gia đình, thày cô là các em học sinh đã có tâm lý buông trôi, giải quyết thiếu văn hóa -Thực tế cho thấy, kĩ năng giải quyết xung đột chưa hẳn tự nhiên mà có.Tất cả đều phải qua sự giáo dục, sự rèn luyện mới thành. Để làm cho học sinh biết cách giải quyết xung đột, sống có mục tiêu và quyết tâm theo đuổi mục tiêu, người lớn cần là tấm gương tốt cho các em và đó là quá trình dài lâu chứ không thể một sớm một chiều mà các em hiểu được . Các thày cô giáo cần dạy cho học sinh quản lý cơn giận và giải quyết xung đột. -Hãy là hình mẫu cho học sinh của mình. Bởi nếu trong gia đình, bố mẹ giải quyết xung đột bằng “nắm đấm”. Học sinh cũng sẽ dùng “nắm đấm” để giải quyết xung đột với bạn bè. Học sinh quan sát cách thày cô thương lượng, thỏa hiệp, cách thày cô thấu hiểu quan điểm của người khác, Cách thày cô thừa nhận mình sai. -Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá bản thân một cách tích cực. -Học sinh thường đánh nhau nếu các em cảm thấy bất lực. Hãy cho học sinh có vị trí và tiếng nói. -Khuyến khích các em nói lên cảm xúc của mình, các cảm xúc tức giận,thù hận,buồn bực. 6|15 -Thày cô cùng học sinh nhận diện kiểu đương đầu với cơn giận của học sinh. -Khuyến khích các em nói lên chính kiến của mình, Tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình mà không ngắt lời hoặc phê phán. -Học sinh cần biết nguyên tắc khi nói lên ý kiến của mình một cách tôn trọng, bình tĩnh và trực tiếp với người đang có xung đột với mình. CHƯƠNG II GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHO HỌC SINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI 12 “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.Thực tiễn áp dụng. Khi giảng dạy bài 12: “Công dân với tình yêu,hôn nhân và gia đình” học sinh sẽ được học 3 mục kiến thức sau: - Tình yêu -Hôn nhân. -Gia đình,chức năng của gia đình,các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. 1.1.Tình yêu. Mục tiêu cần đạt: Về kiến thức:Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được -Tình yêu là gì ? -Thế nào là một tình yêu chân chính. -Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. Về kỹ năng:Giáo viên hình thành cho học sinh năng lực biết giải quyết xung đột trong tình yêu, đặc biệt là với những điều nên tránh trong tình yêu. Biết hướng xây dựng một tình yêu đôi lứa trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng. Về thái độ:Hình thành cho học sinh thái độ tán thành,tỏ rõ ý kiến bảo vệ các quan niệm đúng đắn về tình yêu. Phương pháp thực hiện:Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình. 1.1.1 Tình yêu là gì ? Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt …làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. 7|15 Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người xuất hiện ở cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành. Để không bị tình yêu làm cho mù quáng, và để có thể sáng suốt khi đối diện với tình yêu, chúng ta cần biết rõ về tình yêu, có kĩ năng giải quyết xung đột trong tình yêu khi tình yêu đến với chúng ta. 1.1.2 Thế nào là một tình yêu chân chính ? Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan điểm đạo đức tiến bộ của xã hội. Tình yêu chân chính có các biểu hiện sau đây: - Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, sự gắn bó giữa một nam và một nữ, biểu hiện bằng sự mong muốn được gần gũi bên nhau, sự đồng cảm sâu sắc về tâm tư, nguyện vọng , ước mơ, hoài bão…,sự hòa hợp về tính cách gữa hai người. - Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau không vụ lợi, mỗi người phải biết sống vì nhau,trong nhiều trường hợp còn biết hi sinh cho nhau để đạt được những ước mơ hoài bão tốt đẹp. - Có sự chân thành ,tin cậy và tôn trọng từ cả hai phía.Thiếu đi sự chân thành, tin cậy từ cả hai phía thì tình yêu sẽ không có cơ sở để tồn tại. - Có lòng vị tha và sự thông cảm. Bởi vì trong cuộc sống không ai là hoàn thiện. sự cố chấp và thiếu lòng vị tha sẽ là kẻ thù nguy hiểm của tình yêu. -Nếu yêu chân thành, bạn phải có kĩ năng giải quyết xung đột để bảo vệ được tình yêu của mình. Sự hài hoà, làm chủ được bản thân, điều khiển được dục vọng của mình. 1.1.3 Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên. Giáo viên cho học sinh phân tích câu chuyện sau : VỘI VÀNG. “Thời gian này, chị Phương quan sát thấy bé Hà con mình năm nay mới 16 tuổi mà điệu đà hẳn lên, quan tâm nhiều hơn đến quần áo đầu tóc, nói năng cũng nhẹ nhàng hơn. Lúc đầu chị chỉ nghĩ rằng con đã lớn, đến tuổi dậy thì thì con gái vẫn thường quan tâm hơn đến nhan sắc của mình. Nhưng một lần tình cờ thấy con đang hôn một bạn trai dưới chân cầu thang chị mới giật mình sửng sốt. Tìm hiểu nhiều hơn chị mới biết rằng mấy tháng gần đây, con mình thường xuyên đi chơi với một anh bạn hơn nó 3 tuổi. Chị cảm thấy rất bực mình vì cho rằng ở tuổi của Hà, yêu đương là điều không được phép. Hơn thế nữa, nó còn giấu chị, làm cho chị cảm thấy rất tổn thương. Chị chỉ muốn làm thế nào để có thể dừng ngay chuyện 8|15 này lại để tránh làm ảnh hưởng đến việc học tập của Hà và tránh để nó thành tấm gương cho những đứa trẻ khác trong làng bắt chước”. Giáo viên cho học sinh phân tích câu chuyện trên để thấy được những điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên.và những kĩ năng giải quyết xung đột giữa phụ huynh và học sinh. Ở trong câu chuyện là xung đột giữa người mẹ và con gái. Cô con gái 16 tuổi đã có người yêu và mẹ cô cho rằng đó là một điều bất thường, không được phép và chị cảm thấy rất bực mình. Vậy chị cần giải quyết xung đột này như thế nào ? Trước hết chúng ta cần thấy rằng ở độ tuổi này nếu như cô gái 16 tuổi có nảy sinh tình cảm với bạn khác giới cũng là điều bình thường. Người mẹ cần khéo léo phân tích để cô con gái nhận ra rằng yêu là không sai, nhưng ở độ tuổi này thì việc học hành sẽ quyết định tương lai, sự nghiệp của cả cuộc đời con người sau này.nên con gái cần phải cân nhắc kĩ. Nếu đảm bảo rằng yêu mà cả hai bạn nam và nữ cùng giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập và cuộc sống thì đó là điều tốt nhất. Bằng không thì chúng ta không nên yêu sớm. Người mẹ sẽ định hướng cho con gái mình biết cách xây dựng một tình yêu trong sáng đẹp đẽ và cao thượng. Có kĩ năng giải quyết xung đột trước những điều nên tránh trong tình yêu. Trong tình yêu nam nữ hiện nay có một số biểu hiện chưa đúng, cần phải tránh đó là: -Yêu đương quá sớm. -Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. -Có quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2.1. Hôn nhân. Mục tiêu cần đạt: Về kiến thức: -Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu được hôn nhân là gì ? Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay như thế nào ? Về kỹ năng: Học sinh biết cách quan sát trong thực tế, biết thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình. Về thái độ:Hình thành cho học sinh thái độ đồng tình,ủng hộ các quan điểm đúng đắn về hôn nhân,gia đình. Biết bảo vệ những giá trị đúng đắn trong hôn nhân-gia đình. 9|15 Phương pháp thực hiện:thuyết trình, động não, trò chơi Thông qua trò chơi tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, học sinh được lôi cuấn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm,giảm trừ được những mệt mỏi căng thẳng trong học tập. Trò chơi giúp tăng cường giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh. Cách chơi: Giáo viên chia lớp làm 4 đội. Trong khoảng thời gian 5 phút đội nào tuyên truyền đúng và đầy đủ thể hiện chế độ hôn nhân của nước ta hiện nay đội đó sẽ giành chiến thắng. 2.1.1 Hôn nhân là gì ? Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Hôn nhân thể hiện nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn của vợ chồng đối với nhau, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Giáo viên cho học sinh thấy được hệ quả tiêu cực lớn nhất trong một cuộc hôn nhân là sống không hạnh phúc và dẫn đến ly hôn., Nếu thiếu đi sự điều chỉnh thì sẽ dẫn đến mất cân bằng. Vì thế mỗi người đều phải ý thức điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, thái độ của mình trước các quan hệ ứng xử trong hôn nhân và gia đình. Có kĩ năng giải quyết xung đột bạn sẽ tránh được hàng loạt cuộc cãi vã, mâu thuẫn tồi tệ nhất có thể phát sinh trong chính cuộc hôn nhân của mình. Hơn nữa, khi suy nghĩ kĩ càng, bạn sẽ đưa ra được quyết định, sự lựa chọn tốt hơn cho mình. Thay vì phản ứng trước, bạn nên học cách suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động không ai trong thế giới này có thể nhận mà không chịu hy sinh. Khi bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận được những điều tương tự. Nếu người chồng có tính trăng hoa khó bỏ mà người vợ lại "làm cho ra nhẽ", cho thiên hạ thấy rõ "cái bộ mặt của anh", để khỏi ấm ức thiệt thòi thì khi hết giận, hết hờn... cũng là lúc gia đình "tan đàn xẻ nghé"... Lúc đó, hỏi ai là người chiến thắng? Nhưng nếu cũng người chồng ấy mà người vợ có kĩ năng giải quyết xung đột ,con cái không biết, gia đình vẫn ấm êm... rồi tìm cách kéo chồng về, "lạt mềm buộc chặt" như chuyên tâm hơn vào gia đình, nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng sạch sẽ hơn, con lớn khỏe, học hành tấn tới thì chẳng khác nào phương thuốc hữu hiệu, người chồng sẽ dần dần suy nghĩ lại, bớt tính lẳng lơ, chuyên chú vào làm ăn và chăm lo cho gia đình nhiều hơn. 10 | 1 5 Hôn nhân có nền tảng từ tình yêu, lại có thêm kĩ năng giải quyết xung đột thì không có khó khăn hay trở ngại nào là không thể vượt qua. 2.2.2 Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay. Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được: Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp với hai nội dung cơ bản: - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ: Là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, các cá nhân được tự do kết hôn theo luật định, hôn nhân phải bảo đảm về măt pháp lý và được bảo đảm về quyền tự do li hôn. Li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây nhiều hậu quả xấu cho cả hai người, đặc biệt là đối với con cái. - Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính là hôn nhân một vợ, một chồng bởi vì tình yêu là không chia sẻ được. Vợ chồng phải chung thủy,yêu thương,giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi, quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt của đời sống gia đình. Con đường đi đến hôn nhân đã khó, nắm tay nhau đến cuối con đường còn khó hơn. Vợ hoặc chồng bạn luôn xứng đáng nhận được sự tôn trọng, khoan dung, lòng tốt và sự hiểu biết của bạn hơn bất kỳ ai khác trong cuộc sống của bạn. Khi gia đình bạn gặp vấn đề, hãy nhớ hai bạn là một đội bóng, vấn đề là đối thủ. Hãy tìm đúng thời điểm, đúng không gian, đúng giai điệu của giọng nói và sự lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình nói chuyện để đảm bảo rằng thông điệp và ý định của bạn là rõ ràng. Đừng giận quá mất khôn. Hãy giữ sự tập trung vào các vấn đề và không bao giờ quay lưng với bạn đời. Ở những thời khắc như thế này thì kĩ năng giải quyết xung đột đối với mỗi người là hết sức quan trọng và cần thiết. 3.1 Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. Mục tiêu cần đạt: Về kiến thức: Giáo viên giúp cho học sinh hiểu được: -Gia đình là gì ? -chức năng cơ bản của gia đình. Về kỹ năng: 11 | 1 5 Biết yêu quý gia đình, gắn bó với các thành viên trong gia đình,có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Phương pháp thực hiện: Thuyết trình, động não, trò chơi. Thông qua trò chơi tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, học sinh được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên,hứng thú và có tinh thần trách nhiệm. giảm trừ được mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Trò chơi giúp tăng cường giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh. -Cách chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội. trong khoảng thời gian 5 phút. 2 đội sẽ cử 2 người lên bảng thể hiện bằng hình vẽ nội dung các chức năng của gia đình. Sau đó cử hai bạn ở hai đội nên nhìn vào hình vẽ và nêu các chức năng của gia đình. Đội nào làm nhanh hơn, hình vẽ mô tả đúng nội dung và đẹp thì đội đó giành chiến thắng. 3.1.1 Gia đình là gì? Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. Quan hệ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ huyết thống là quan hệ giữa ông bà và cháu, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em ruột với nhau. 3.1.2 Chức năng của gia đình. Gia đình có các chức năng cơ bản sau: - Chức năng duy trì nòi giống. -Chức năng kinh tế: -Chức năng tổ chức đời sống gia đình. -Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Cha mẹ phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng được khỏe mạnh và thông minh. Giáo dục con trở thành những công dân có ích cho xã hội. Thực tế xã hội hiện nay đang ẩn giấu khá nhiều mối lo trong việc giáo dục con trẻ. Đó là sự phức tạp của tệ nạn xã hội, là nếp sống thiếu văn hóa, văn minh của một bộ phận người dân, cùng với sự bùng nổ thông tin theo đủ mọi chiều cả tốt và xấu... những điều này tác động hàng ngày, hàng giờ đến nhận thức và nhân cách của con trẻ, khiến những đứa trẻ thiếu bản lĩnh, không có kĩ năng giải quyết xung đột sẽ không đủ sức để vững vàng trong cuộc sống. Giống như cái cây non bị gục ngã trước gió mạnh, bão lớn. 12 | 1 5 3.1.3 Mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên.(Giảm tải chương trình). 2. Kết quả đã đạt được: Tôi đã tiến hành đề tài này tại lớp 10A2,10A4 với phương tiện giảng dạy bằng công nghệ thông tin, sử dụng máy chiếu, tranh ảnh so sánh, minh họa bảng biểu. Giảng dạy các mục kiến thức bằng phương pháp vấn đáp, đàm thoại và minh họa bằng hình ảnh cụ thể về những người có kĩ năng giải quyết xung đột . Khi giảng dạy bằng phương pháp này tôi thấy học sinh hứng thú và tích cực học tập hơn, tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Bài học, ý nghĩa để lại trong các em cũng sâu sắc hơn. Tôi tiến hành đối chiếu kết quả với những lớp mình không giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột và thu được kết quả như sau: - Cách thức tiến hành: Tôi cho 4 lớp 10A2,10A4,10A6,10A8 đưa ra ý kiến với cùng một tình huống như sau: “ Bạn đang tham gia vào một trò chơi ở sân trường, một bạn học sinh lớp khác chạy xô vào bạn, cả hai người cùng ngã. Mặc dù người kia sai bạn vẫn đỡ người đó dạy, nói lời xin lỗi và hỏi han rất lịch sự. Tuy nhiên đáp lại thái độ rất lịch sự của bạn, người kia chửi tục, xúc phạm hoặc đe dọa bạn”. Bạn sẽ xử lý thế nào? Kết quả thu được như sau: Các bước để giải quyết xung đột: Học sinh 10A2 10a4 10a6 10a8 Các Tỉ 39/40 36/40 10/40 5/40 mức Không lăng mạ, dèm lệ độ pha. % 97,5 90 25 12,5 nhận 30/40 30/40 8/40 1/40 thức Không la hét, gào thét. % 75 75 20 2,5 của 40/40 36/40 3/40 2/40 học Không đánh, đấm ,đạp. % 100 90 7,5 5 sinh Nói về cảm nhận của 30/40 26/40 3/40 2/40 về kĩ mình bằng giọng kiên 75 65 7,5 5 năng định nhưng nhẹ nhàng. % giải 0 0 5 3 quyết Ý kiến khác. 13 | 1 5 xung đột % 0 0 24,29 16,98 Bảng trên cho thấy tại lớp 10A6, 10A8 số lượng học sinh chưa có kĩ năng giải quyết xung đột chiếm tỉ lệ rất cao. Điều đó làm cho học sinh có những hành động mang tính cố chấp.Không xác định được mục tiêu cần đạt được khi giải quyết vấn đề dẫn đến căng thẳng và khủng hoảng, không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ , ý kiến,quan điểm của người khác. - Đa số học sinh lớp 10A2, 10A4 đã có kĩ năng giải quyết xung đột. Các em đã biết vận dụng kỹ năng giải quyết xung đột vào cuộc sống để giải quyết vấn đề. Luôn chủ động và ứng phó một cách tích cực đối với những vấn đề trong cuộc sống.Biết nói lên cảm nhận của mình về sự việc một cách tôn trọng , bình tĩnh và trực tiếp với người đang có xung đột với mình. C.PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Một số kết luận: - Có thể khẳng định rằng trước sự tác động của kinh tế thị trường như hiện nay thì việc định hướng giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho thanh niên-học sinh là một việc làm rất cần thiết giúp cho các em biết hoạch định tương lai cho mình. Chủ động, tự tin với công việc không sử dụng bạo lực, hành xác để giải quyết vấn đề xung đột. biết yêu thương và biết chia sẻ trong cộng đồng. - Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột để giúp thanh niên học sinh chúng ta tự nhìn lại cách sống của mình. Để hướng đến tương lai tươi sáng có thêm tình yêu, niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột để các em thêm yêu bản thân mình, quý trọng bản thân, biết sống có ước mơ hoài bão và quyết tâm thực hiện ước mơ của mình. - Mặc dù đề tài đã được nghiên cứu cẩn trọng và công phu nhưng còn nhiều khía cạnh và vấn đề chưa được đề cập đến . Đó chính là những khiếm khuyết của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 2.Một số khuyến nghị: Tôi có một số khuyến nghị như sau: 14 | 1 5 - Cần có sự phối hợp giữa gia đình , nhà trường và xã hội để giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh. - Đối với Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các hoạt động hòa nhập cộng đồng, hoạt động tham quan học tập, hoạt động tập thể, để học sinh rèn được các kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng giải quyết xung đột trước những cám dỗ của xã hội và tích cực chủ động sống hòa nhập trong cộng đồng. -Sở giáo dục –đào tạo cần tổ chức nhiều hơn, thường xuyên hơn các buổi hội thảo chuyên đề về kỹ năng kỹ năng giải quyết xung đột cho thanh niên-học sinh. -Cung cấp đồ dùng bằng đĩa, phim,tranh ảnh có nội dung tuyên truyền, giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho thanh niên –học sinh. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh ĐƠN VỊ nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Hoa Tài liệu tham khảo 1.Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII 2.Luật giáo dục. 3.Điều lệ trường THPT,Nhà xuất bản giáo dục. 4.Tâm lý học lứa tuổi.Nhà xuất bản giáo dục 5. Nghị quyết trung ương 9 khóa XI 6. Phương pháp giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học – GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa. 15 | 1 5 16 | 1 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan