Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập và thực hiện kế hoạch học tập và rèn l...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh lớp chủ nhiệm lập và thực hiện kế hoạch học tập và rèn luyện

.PDF
10
336
127

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)…………………………………… 1. Tên sáng kiến: “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN.” (Tăng Phi Vân, @THPT Phan Ngọc Tòng) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác Chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: - Về thực trạng của vấn đề: Đa số học sinh ở nông thôn hiện nay đang học và rèn luyện trong tình trạng bị động, thiếu tư duy, và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Chẵn hạn như, bước đầu vào năm học mới, các em không định hướng được trước năm học này các em đạt kết quả như thế nào, làm gì để khắc phục những môn học yếu kém của năm trước, các em sẽ phải tham gia các hoạt động gì của nhà trường, của Đoàn thanh niên hay của lớp. Nếu có một vài học sinh tâm quyết thay đổi chăng nữa cũng chỉ nằm trong suy nghĩ của các em. Rồi sau vài tuần bị cuốn hút vào hoạt động học tập và vui chơi với bạn bè các em lại quên đi tâm quyết của chính bản thân mình và trở nên cuộc sống bị động như những bạn khác. Riêng giáo viên chủ nhiệm, tất cả họ đều có kế hoạch chủ nhiệm cả năm học một cách chung chung sau đó nhờ ban giám hiệu phê duyệt rồi bỏ vào phong bì hồ sơ để có mà kiểm tra, trong một năm học ấy chính giáo viên ấy hiếm khi nhìn lại kế hoạch của mình, và học sinh cũng không thể biết kế hoạch mà cô thầy của mình hoạt động với lớp trong năm học này là như thế nào. Kết quả là, trong giờ sinh hoạt lớp cả hai giáo viên chủ nhiệm và học sinh trông chờ vào nội dung sinh hoạt lớp từ ban giám hiệu và đoàn thể nhà trường và sự trách mốc của giáo viên chủ nhiệm đối với những học sinh vi Trang 1 phạm. Và hậu quả nghiêm trọng hơn là các em không biết định hướng mình sẽ học như thế nào, học cái gì, khắc phục những khuyết điểm, phát huy ưu điểm ra sao, chí hướng cho tương lai không có. Điều này làm các em bị chay lì trong tư tưởng, hoạt động thiếu linh hoạt, kết quả học tập không cao. Vì lẽ trên, để giúp học sinh lớp chủ nhiệm học tập và hoạt động phong trào một cách tích cực, chủ động và mang lại hiệu quả. Tôi- giáo viên chủ nhiệm và học sinh cùng lập kế hoạch học tập và rèn luyện, dựa trên kế hoạch ấy chúng tôi lập kế hoạch cho từng học kì, từng tháng và từng tuần để hoạt động. - Ưu điểm và khuyết điểm của giải pháp cũ: Trong nhiều năm gần đây nhiều nhà lãnh đạo giáo dục đã tìm hiểu và áp dụng nhiều giải pháp nhằm giúp cho học sinh phát huy năng lực học tập, khám phá bản thân, giáo dục kĩ năng sống, cập nhật kết quả học tập trên hệ thống mạng điện thoại và internet vâng vâng. Đặc biệt gần đây nhất ngành yêu cầu mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch chủ nhiệm cho cả năm học. Điều này rất tốt bởi vì kế hoạch giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng được họ sẽ phải làm gì cho lớp đạt được thành tích mà họ đề ra, học sinh sẽ tham gia vào các hoạt động gì trong năm đó thay vì giáo viên và học sinh luôn hoạt động bị động và rập khuôn. Đặc biệt trong các tiết sinh hoạt lớp như là cả hai giáo viên trong chờ nội dung sinh hoạt lớp mà ban giám hiệu đưa ra, tổng kết lớp, tuyên dương học sinh có thành tích nổi bậc của lớp trong tuần và nặng nề nhất là khiển trách và phạt học sinh vi phạm, đôi khi giáo viên trải qua 20 đến 30 phút để trách mắng một vài học sinh vi phạm... Bên cạnh đó, kế hoạch chủ nhiệm đó là kế hoạch hoạt động cho lớp và giáo viên chủ nhiệm nhưng giáo viên chủ nhiệm thông thường tự lên kế hoạch nộp ban giám hiệu phê duyệt và giữ làm hồ sơ để kiểm tra. 3.2. Nội dung và giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp Qua việc nhận thấy thực trạng của học sinh lớp chủ nhiệm tôi đưa ra đề tài “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN” để kết hợp giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm giúp các em hoàn thành tốt Trang 2 kết quả học tập một cách chủ động và giáo dục được các em cách đề ra kế hoạch, làm việc theo kế hoạch và từ đó hình thành kế hoạch định hướng nghề nghiệp tương lai của chính bản thân mình. - Điểm khác biệt và tính mới của đề tài Qua việc nghiên cứu và sử dụng “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN” tôi thấy đề tài có những điểm khác biệt như sau: Đối với học sinh các em tham gia suy nghĩ, thảo luận, định hướng kế hoạch học tập và hoạt động từng tuần, tháng, học kì, năm học một cách rõ ràng và chủ động. Qua đó mấy em rất ý thức và có trách nhiệm trong việc cố gắng học tập, hoạt động tích cực, chủ động và thực hiện tốt nội quy của trường lớp. Giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu đưa ra kế hoạch chung và hỏi ý kiến của cả lớp để cả học sinh và giáo viên thống nhất lập kế hoạch cho lớp theo từng tháng, học kì, và cả năm học. Căn cứ vào kế hoạch đó để vạch ra kế hoạch hàng tuần. - Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị Từ đầu năm học mới, giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu kế hoạch năm học của sở giáo dục, nhà trường và Đoàn thanh niên, đặc biệt là tình hình cụ thể của lớp chủ nhiệm như học lực các năm trước, hạnh kiểm, hoạt động phong trào của lớp từng năm qua, ý kiến của giáo viên chủ nhiệm cũ... và thiết kế kế hoạch chủ nhiệm riêng cho đơn vị lớp chủ nhiệm của mình. Căn cứ vào bảng điểm tổng kết của năm học trước giáo viên chủ nhiệm thiết kế cho mỗi học sinh bảng điểm riêng và từ đó học sinh sẽ tự đăng kí thành tích học lực và hạnh kiểm của năm học này ở học kì một và cả năm dựa vào cái kết quả trước. Trang 3 Học kì năm trước 1 Cả năm Họ và tên BẢNG ĐĂNG KÍ HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM CỦA NĂM GD Toán Lí Hóa Sinh Tin Văn Sử Địa Ng.ngữ C.nghệ TD CD (HS (HS (HS (HS (HS (HS (HS (HS (N.x (HS 1) (HS 1) (HS 1) 1) 1) 1) 1) 1) 1) 1) 1) ét) 7,1 8,9 6,3 7,6 8,5 6,7 7,7 8,2 5,8 8,1 8,2 Đ GD QP (HS 1) Điểm TK Học lực Hạnh kiểm Danh hiệu Xếp hạng (Cả năm) (Cả năm) (Cả năm) (Cả năm) (Cả năm) 7,4 7.5 Khá T HSTT 40 Nguyễn Phú An Thuận Lợi/ các môn học yêu thích:......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ Khó khăn:......................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ Giải pháp:....................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ Kí xác nhận của giáo viên chủ nhiệm Kí xác nhận của học sinh Trang 4 Giáo viên chủ nhiệm thành lập cho các em một quyễn sổ riêng được gọi là sổ kế hoạch tuần để các em ghi chép kế hoạch mà các em sẽ thực hiện trong tuần kế tiếp và ghi nhận lại kết quả học tập tuần trước, quyễn sổ có nội dung như sau: KẾ HOẠCH TUẦN.................... (TỪ NGÀY........./........./ 201... ĐẾN NGÀY ........../......../ 201....) NỀ NẾP: HỌC TẬP: CÔNG TÁC KHÁC: KẾT QuẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TUẦN:........... T. TOÁN LÝ HÓA SINH VĂN SỬ ĐỊA GDCD T.ANH DỤC C. QPAN TIN TRỄ VẮNG CP VẮNG KP NỀ NẾP BỎ TIẾT NỘI QUY ĐTDĐ MTT GI. THONG VI PHẠM # KTB KLB HỌC KCBB TẬP X. PHONG KT MIỆNG KT 15' KT 45' NHẬN XÉT TỔ TRƯỞNG: NHẬN XÉT GVCN: KÝ NHẬN CỦA PHHS: Trang 5 NGHỆ Bước 2: Thảo luận Sau khi chuẩn mọi kế hoạch xong, giáo viên chủ nhiệm bắt đầu in kế hoạch chủ nhiệm, bảng đăng kí kết quả học tập và kế hoạch tuần để thảo luận trong các tiết sinh hoạt lớp đầu năm. Đầu tiên hết, giáo viên chủ nhiệm phát cho mỗi em bảng kết quả học tập và rèn luyện kết quả của năm trước và cùng nhau thảo luận ở từng em, xem xét các em có gặp khó khăn ở những môn học nào và các em tự đưa ra giải pháp để khắc phục , và gợi ý cho các em kết quả có thể phấn đấu trong năm học này và các em sẽ chốt kết quả phấn đấu ở học kì I cũng như cuối năm. Kế tiếp chúng tôi bàn luận kế hoạch chủ nhiệm lớp ở các chỉ tiêu học lực và hạnh kiểm sẽ đạt để các em có phấn đấu trong quá trình học tập và rèn luyện. Giáo viên chỉ gợi ý và xem xét động viên để các em có thể phấn đấu và chính các em mới là người chốt lại chỉ tiêu để sẽ đạt được, sau đó tới kế hoạch mà chúng tôi thực hiện hàng tháng. Tôi chỉ làm theo kế hoạch theo hoạt động của nhà trường, Đoàn các hoạt động còn lại do các em nghĩ ra và đề nghị như: tổ chức sinh nhật cho các bạn cùng lớp mỗi tháng, kế hoạch tham gia cắm trại dã ngoại cuối học kì, phấn đấu đạt lớp xuất sắc cuối năm thì mỗi tháng phải đạt thi đua hạng nhất một lần và các lần khác phải giữ từ hạng ba trở lên vâng vâng. Tôi điều ghi nhận ý kiến của các em sau đó tổng hợp lại ý kiến và cho các em biết hoạt động nào phù hợp và chưa phù hợp, hoạt động nào còn khó khăn cần sự hỗ trợ nhiệt tình của các em. Sau đó tôi mới hoàn thành kế hoạch chủ nhiệm và gởi ban giám hiệu phê duyệt để chúng tôi hoạt động. Cuối cùng là chúng tôi thảo luận nội dung kế hoạch tuần để các em sẽ lên kế hoạch mà mình thực hiện trong tuần và ghi lại kết quả trong đó có sự góp ý nhận xét của tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm và ký nhận của phụ huynh học sinh. Bước 3: Thực hiện hàng tuần Trong tiết sinh hoạt lớp chúng tôi thống nhất chia làm ba phần: - Mười phút đầu tiên, chúng tôi tổng kết lớp, nhận xét lớp tình hình nề nếp, học tập và vệ sinh, tuyên dương công việc hoàn thành tốt, rút kinh nghiệm Trang 6 những công việc chưa hoàn thành, cuối cùng là nội dung thông báo của ban giám hiệu cùng đoàn thể và phân công trực nhật. - Hai mươi lăm phút kế tiếp chúng tôi giành cho các hoạt động mà chúng tôi đã lên kế hoạch trong tiết sinh hoạt lớp lần trước ví dụ như: tổ chức thi ai có trí nhớ nhiều nhất qua việc nhớ ngày sinh, nơi bạn mình đang sinh sống..., tổ chức sinh nhật cho các bạn trong lớp có ngày sinh ở tháng đó, cuộc thi tìm hiểu sự phát triển của giới tính, tổ chức vui để học từng bộ môn, buổi chia sẽ kinh nghiệm học tập từ các bạn học tốt trong lớp, tổ chức tri ân thầy cô vào Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 tháng 11, hay có những buổi tổ chức giáo dục kỉ năng sống thông qua các câu chuyện, hoặc tổ chức buổi hướng dẫn đọc sách có hiệu quả vâng vâng - Mười phút cuối cùng là chúng tôi thảo luận kế hoạch thực hiện tuần tiếp theo ở các mục như: Đầu tiên chúng tôi ghi nhận và xem xét lại kết quả đã đạt được tuần trước Tiếp theo là lên kế hoạch tuần: Nề nếp: các em có kế hoạch cụ thể là có thể nghỉ học buổi nào để viết giấy phép, hay có công việc gì mà đi học trể, các khó khăn có thể gặp ở tuần sau để có thể thương lượng trước với giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn, nếu không có tình huống nào thì các em cố gắng thực hiện theo kế hoạch. Học tập: Các em lên kế hoạch các môn nào trả bài, môn nào kiểm tra, điểm các em cố gắng đạt là bao nhiêu, môn nào các em sẽ ôn tập hay thực hành..... Các hoạt động khác: các em lên kế hoạch hoạt theo nhà trường, Đoàn (nếu có), hoạt động mà các em sẽ làm trong tiết sinh hoạt lớp tiếp theo và có sự phân công tổ chức, hướng dẫn rõ ràng. Cuối cùng nhận xét và kí nhận của tổ trưởng và giáo viên bộ môn. Trong quá trình nhận xét tổ trưởng và giáo viên chủ nhiệm cố gắng khen những học sinh tiến bộ, động viên các học sinh có sự cố gắng nổ lực trong học tập hay nhắc nhở nhẹ nhàng với những học sinh chưa đạt kết quả cao để các em có động lực học và tham gia tốt các phong trào và sau đó gởi cho gia đình xác nhận và có Trang 7 những nhận xét hay nhắn gởi gì với giáo viên chủ nhiệm hay bộ môn để chúng tôi kịp thời chấn chỉnh. Chúng tôi thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo các bước trên xuyên suốt năm học. Trong quá trình thực hiện còn có vài học sinh có cá tính nên chúng phát hiện ngay và cùng phối hợp với các bạn thân của em, ban cán sự lớp và gia đình tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp giúp đỡ nhằm động viên các em học tập tốt hơn. Cứ như thế chúng tôi thực hiện kế hoạch theo tuần, theo tháng, tuần trước rút kinh nghiệm cho tuần sau, tháng trước rút kinh nghiệm cho tháng sau...  Kết thúc học kì I tôi cũng như học sinh cùng nhìn lại kết quả học tập và rèn luyện đạo đức, chúng tôi rút kinh nghiệm những thành quả mà chúng tôi đã nổ lực đạt được và những vấn đề chúng tôi còn gặp khó, các em không ngần ngại đưa ra các giải pháp và hứa sẽ cố gắng nổ lực hết sức mình để đạt kết quả cao nhất, và chúng tôi tiếp tục lại lên kế hoạch cho học kì còn lại với sự quyết tâm rất cao từ các em học sinh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng đối với tất cả các lớp chủ nhiệm trong các trường trên địa bàn tỉnh đặc biệt là ở những địa bàn vùng sâu và vùng xa. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: • Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức sau một năm chủ nhiệm Xếp loại Học lực t.bình yếu Hạnh kiểm giỏi khá chỉ tiêu được giao 7 35 42 kết quả đạt được 20 22 42 kém tốt khá Qua bảng kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên mạnh mẽ. Trang 8 Vậy, qua một năm áp dụng sáng kiến dùng “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN” vào trong lớp chủ nhiệm tôi nhận được những kết quả rất khả quan:  Về kết quả học tập và rèn luyện từ phía học sinh: Đầu năm khi tôi được giao nhiệm vụ là chủ nhiệm tập thể lớp, theo tôi biết là các em có ngoan ngoãn, học khá chứ không giỏi, và yếu các môn tự nhiên, không có học sinh mũi nhọn, các em rất thụ động, trầm lặng, sợ tham gia các hoạt động, ngại tiếp xúc đặc biệt với giáo viên, khi hỏi các em sẽ thi khối nào, ngành gì, các em im lặng có vài em chia sẽ nhỏ nhỏ chưa xác định được.... Tuy nhiên, sau khi áp dụng “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN” chất lượng học tập của các em tiến bộ rõ ràng theo từng tuần, từng tháng và từng học kì. Ngoài ra khả năng rèn luyện tính cách của các em cải thiện mạnh mẽ, các em có trách nhiệm trong học tập, trong thực hiện nội qui của trường lớp, em này nhắc nhở em kia thực hiện tốt nội qui và cố gắng học tập, các em rất đoàn kết giúp đỡ và luôn hỗ trợ cho nhau, chia sẽ công việc khó khăn, nhiều học sinh trở nên tự tin trước đám đông để trình ý kiến riêng của mình như trước lớp, trước sân cờ, trong các buổi hội thảo... Bên cạnh đó các em rất năng động tham gia các hoạt động của lớp, trường, và của đoàn thể, các em cũng mạnh dạn chia sẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn những khó khăn mà các em gặp phải khi tiếp thu kiến thức hay kiểm tra bài củ để giáo viên kịp thời giúp đỡ. Đặc biệt là các em còn phát hiện mình thích và học tốt môn học nào đó từ đó có suy nghĩ lên kế hoạch về ngành nghề tương lai các em chọn.  Phụ huynh rất hài lòng và an tâm về con em của họ. Có nhiều phụ huynh tâm sự với tôi rằng con của họ đã có rất nhiều tiến bộ trong năm học vừa qua: kết quả học tập tốt hơn, không vi phạm nội qui, không đòi vắng học, ở nhà các em học bài rất chăm chỉ, lễ phép, làm việc gì cũng lên kế hoạch và cố gắng thực hiện cho tốt, và họ luôn nắm rõ tình hình hoạt động và học tập của con họ thường xuyên. Trang 9  Đối với giáo viên dạy bộ môn, thầy cô đặc biệt thầy cô khó, yêu cầu tương đối cao cũng rất hài lòng những học sinh trong lớp, các em rất ngoan, năng động, nhiệt tình, chăm chỉ học và học đều các môn. Đa số các em khắc phục được các lỗi rất nhanh, những học sinh yếu thì rất cố gắng.  Nhiều lần Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên và các giáo viên chủ nhiệm các khối lớp khác cũng đồng tình ủng hộ và chia sẻ phương pháp thực hiện.  Riêng bản thân là giáo viên chủ nhiệm của lớp, tôi thấy mình cũng khá nhẹ nhàng khi quản lí lớp, nắm được thông tin của các em hàng tuần, biết được nguyện vọng của gia đình một các thường xuyên để đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm gặt hái được kết quả khả quan ở cuối năm học. Ngoài ra, tiết sinh hoạt lớp lúc nào cũng sôi nổi không bị nhàm chán, tôi cũng nhỏ nhẹ để nhắc nhở các em vi phạm hay chưa hoàn thành đúng như kế hoạch. Đó chính là cơ sở và động lực cho công tác chủ nhiệm ở các năm và rất mong nhiều giáo viên chủ nhiệm khác có thể dùng phương pháp “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN” để theo dõi, quản lí học sinh nhằm mục đích nâng cao chất lượng học tập, giáo dục đạo đức, và rèn luyện cho các em một số kỉ năng sống cơ bản. Cuối cùng xin được mượn lời câu Tục ngữ Việt Nam nói về sự chuyên cần thực hiện: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim.” 3.5 Tài liệu kèm theo Bến Tre, ngày 18 tháng 03 năm 2018 Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan