Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy

.DOC
23
192
60

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngữ Văn là một môn học có ý nghĩa xã hội rất quan trọng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, môn Văn có vai trò và sứ mệnh riêng nhưng đều nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Vận mệnh của Tiếng Việt và nền quốc văn gắn liền với vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, môn Ngữ Văn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong nhà trường nói chung và nhà trường trung học phổ thông nói riêng. Vị trí của môn Văn trong nhà trường là giúp cho thế hệ trẻ thấy rằng, môn Văn là một nghệ thuật của cuộc sống, là quà tặng tinh thần, là kim chỉ nam của những tâm hồn đang lớn. Vì thế đây là một trong những môn học chính, quan trọng trong nhà trường. Tuy nhiên do sự phát triển và nhu cầu của xã hội hiện nay, khối C trong đó có môn Văn bị thờ ơ, bị coi nhẹ. Học sinh không còn đam mê, đeo đuổi môn Văn. Trong khi đó, chương trình Ngữ Văn lớp 12 lại liên quan trực tiếp đến việc thi tốt nghiệpmột kì thi rất quan trọng của học sinh. Quan trọng bởi vì đó là kỳ thi đánh giá kết quả của một quá trình học tập dài của học sinh trong 12 năm. Đó là một kỳ thi điều kiện cần thiết để học sinh bước những bước tiếp theo trên con đường chinh phục kiến thức cao hơn và thực hiện những ước mơ ở cổng trường đại học. Nhưng trên thực tế, việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn tại các trường trung học phổ thông lại không mấy hiệu quả. Học sinh chưa hứng thú với tiết học, chưa chủ động nắm bắt, khắc sâu kiến thức. Tiết học chỉ đơn thuần là giáo viên làm sẵn và đọc cho học sinh chép lại. Hoặc giáo viên dạy lại những kiến thức đã dạy trong chương trình chính khóa...Những cách dạy học ấy hoàn toàn không đạt được kết quả theo mong muốn. Thực tế ấy có lẽ phần lớn do giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh những phương pháp, cách thức học phù hợp, hiệu quả nên em không thích thú với việc học tập. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức Ngữ Văn thông qua những phương pháp học tập hiệu quả để các em nắm bài tốt, nhanh là rất cần thiết. Trên thực tế, cách thức, phương pháp sử dụng trong học tập quả thật rất nhiều nhưng không phải cách nào cũng tiện lợi, hiệu quả. Nhưng quả thực sử dụng Sơ Đồ Tư Duy để hướng dẫn học sinh trong ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 đã giúp Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 1 các em khái quát kiến thức nhanh, gọn, bao quát, hệ thống giúp học sinh nắm bài tốt hơn, nhanh hơn, rõ hơn. Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cũng đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến trong việc ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn là Hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy nhằm tạo hứng thú cho giờ ôn tập, giúp học sinh chủ động khắc sâu, ghi nhớ kiến thức. Nó đã giải quyết được nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Hiệu quả dạy- học từ đó tăng theo. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN Như trên đã nói, môn Ngữ văn là môn học có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Đây là một môn học chính. Vì thế môn Văn cũng là môn thi bắt buộc trong các kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chính vì vậy, hàng năm để chuẩn bị tốt cho kì thi quốc gia này, các nhà trường trung học phổ thông đều tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp phổ thông cho học sinh. Tùy điều kiện của từng nhà trường, từng địa phương mà việc tổ chức ôn tập thi tốt nghiệp có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau, với lượng thời gian cũng khác nhau, có trường ôn dài suốt tám, chín tháng, có trường chỉ ôn vài ba tháng hoặc một số buổi nhất định nào đó... Trong đó, giờ ôn tập Ngữ Văn chuẩn bị cho học sinh thi tốt nghiệp là giờ học ở đó giáo viên giúp các em củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức một cách đầy đủ nhất. Đó cũng là những giờ học cần giáo viên hướng dẫn cho các em phương pháp học tập hiệu quả nhất, ghi nhớ bài dễ nhất, nhanh nhất. Đồng thời những giờ ôn tập cũng là những tiết học cần giáo viên rèn luyện cho các em những kĩ năng viết văn để các em có thể thành thục trong việc dựng một đoạn văn, văn bản nghị luận. Tất cả những nhiệm vụ trên đều hướng đến một mục đích duy nhất là giúp các em đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn (tính từ điểm 5 trở lên), góp phần nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp của nhà trường. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là cách hướng dẫn học sinh ôn tập môn Ngữ Văn của giáo viên. Hầu hết trong các tiết ôn thi tốt nghiệp Ngữ Văn, giáo viên thường hệ thống lại những kiến thức đã học một cách sơ sài, hoặc dạy lại những kiến đã học trong chương trình chính khóa. Việc dạy lại ấy là sự lặp lại không cần thiết. Một số giáo viên lại dạy theo kiểu đọc bài văn mẫu (đã được thầy cô làm sẵn) cho Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 2 học sinh chép lại làm tài liệu. Cách ôn tập này cũng không cần thiết, không hiệu quả, bởi vì: thứ nhất học sinh không thể thuộc được bài văn mẫu của thầy cô, thứ hai, trên thị trường có rất nhiều loại sách sẵn những bài văn mẫu các em không cần những tiết học đến chỉ để chép bài; thứ ba, cách ôn tập ấy không rèn luyện được kĩ năng cho các em. Một số giáo viên khác lại tìm cách tải trên mạng, hoặc tìm những đề văn, dàn ý có sẵn poto cho học sinh làm tài liệu và về nhà tự học... Thực ra, trong nhiều giờ ôn tập Ngữ Văn, nhiều giáo viên cũng đã cố gắng tìm cách hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập ngắn gọn theo phần mục . Ở dạng này, các đoạn văn hoặc câu văn ngắn được đánh số và sắp xếp theo trình tự. Mỗi câu văn chứa đựng một ý chính liên quan cần được học. Ví dụ: Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Hai nét tiêu biểu nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình. 1. Nét hung bạo của sông Đà: - Sông Đà hung bạo với những thác nước “độc dữ, nham hiểm”. - Sông Đà hung bạo với những cái hút nước sẵn sàng nuốt chửng thuyền bè. - Thạch trận sông Đà với bao nhiêu tướng dữ, quân tợn rình rập “tiêu diệt tất cả thuyền trưởng, thủy thủ’. 2. Sông Đà trữ tình: - Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, - Sông Đà đằm đằm, ấm ấm như một cố nhân dịu dàng. - Sông Đà hoang sơ với những quãng sông thơ mộng như một bờ tiền sử. Đây là phương pháp ghi chép và học tập theo kiểu truyền thống được hầu hết giáo viên và học sinh sử dụng. Nhưng trên thực tế, hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp theo phương pháp này vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả, bởi vì, nội dung mà các em cần nắm bắt ở dạng câu văn dài với nhiều từ ngữ nên các em phải mất nhiều thời gian để học tập và ghi nhớ, câu chữ nhiều cũng không tận dụng được sức mạnh tiềm Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 3 ẩn bên trong trí nhớ của họ, nó chỉ tận dụng được chức năng của não trái mà không tận dụng được các chức năng của não phải. Như vậy, tất cả những cách ôn tập trên của giáo viên đều khiến cho tâm lí ôn tập thi tốt nghiệp của học sinh trở nên chán nản. Đó là lí do trong những giờ ôn thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn học sinh ngại học, chán học, bỏ học hoặc đến lớp chỉ ngồi chơi. Vì các em thấy buổi học không hiệu quả, không có ích lợi, không hứng thú. Nếu xét về mục đích ôn tập, những cách dạy trên cũng không đạt được hiệu quả ôn tập. Học sinh sẽ không thể củng cố, khắc sâu, hệ thống được kiến thức, không bao quát được bài học, chương trình học, không rèn được kĩ năng làm bài. Hoặc nếu có hiểu bài thì việc ghi nhớ bài học của các em cũng khó khăn vì lượng kiến thức được thầy cô cung cấp rất nhiều, dài rất khó nhớ, khó thuộc. Trong khi đó, kì thi tốt nghiệp có tới sáu môn thi, cộng với các môn thi khối của các em khiến áp lực về kiến thức, áp lực về thời gian, áp lực về thi cử đè nặng lên vai học sinh. Các em sẽ thấy rối, bù đầu nếu không được giáo viên hướng dẫn học tập bằng những phương pháp khoa học, hiệu quả. Từ thực trạng trên, để giờ ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn Hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy nhằm khắc phục những hạn chế của cách dạy thông thường, đưa chủ thể của hoạt động "học" cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và hướng dẫn. Những tiết ôn tập văn học được tổ chức theo cách thức này có thể xem như một món ăn tinh thần mới lạ, nhằm kích thích hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập, đồng thời tạo ra một bầu không khí vui tươi, hào hứng để khắc sâu kiến thức để các em ghi nhớ kiến thức nhanh, nhiều, hiệu quả. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 4 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY I. SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP: 1. Sơ đồ tư duy: Nghiên cứu về hoạt động của bộ não người, người ta chỉ ra rằng bộ não hoạt động gồm hai nhánh: - Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng, … sẽ tác động kích thích não trái. - Não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích, … cho ra sản phẩm. Do đó người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất. Trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, Sơ Đồ Tư Duy mà tác giả Tony Buzan đưa ra được đánh giá cao nhất và đã trở thành công cụ làm việc hiệu quả của hàng triệu người trên thế giới. Sơ Đồ Tư Duy (phát minh bởi Tony buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp chúng ta đạt được tất cả các yếu tố trên. Đó chính là lí do tại sao Sơ đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu. Sơ đồ tư duy đặc biệt phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú và luyện thi. Sơ đồ tư duy giúp học sinh quản lý thông tin hiệu quả và gia tăng cơ hội thành công. Trên thực tế, những học sinh, sinh viên từng sử dụng Sơ đồ Tư duy cho biết, họ cảm thấy tin tưởng khi áp dụng phương pháp học này, nhận ra mục tiêu mình đề ra khả thi và hiểu rằng mình đi đúng hướng. 2. Tác dụng của sơ đồ tư duy trong học tập. 2.1. Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa. Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ sót bất kì một thông tin quan trọng nào. Tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao trong kì thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 5 2.2. Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng Ngoài việc tận dụng các từ chìa khóa, Sơ đồ Tư Duy còn tận dụng được các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài nhanh của học sinh. Sơ đồ Tư Duy tác động vào sự hình dung của học sinh nhờ những hình ảnh, những màu sắc của nó. Sơ đồ Tư Duy như một bức tranh lớn đầy màu sắc hơn là một bài học khô khan. Sơ đồ Tư Duy tác động lên sự liên tưởng của học sinh, nó hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng. Sơ đồ Tư Duy làm nổi bật sự việc, nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Nó giúp học sinh tạo ra một bức tranh mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ những kiến thức mà các em được học. Sơ đồ Tư Duy sẽ giúp cho học sinh một phương pháp rèn luyện trí nhớ, một phương pháp tổng hợp kiến thức và một kỹ năng trình bày vấn đề. Bởi vì với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, Sơ Đồ Tư Duy sẽ giúp các em: 1. Sáng tạo hơn. 2. Tiết kiệm thời gian. 3. Ghi nhớ tốt hơn. 4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể. 5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của bạn. 6. Động não về một vấn đề phức tạp... II. TẠI SAO NÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY? Việc ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 cũng giống như ôn tập nói chung là giáo viên hướng dẫn cho học sinh củng cố, khắc sâu, hệ thống những kiến thức đã được học. Đó là những kiến thức các em đã được dạy trong chương trình chính khóa. Vì thế những kiến thức cơ bản học sinh đã nắm bắt được, nhưng các em có thể không nhớ rõ, hoặc nắm chưa tốt, chưa hệ thống. Vì thế, giáo viên cần ôn tập cho các em. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 6 Nhưng kiến thức trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 rất rộng, nhiều. Số lượng ấy được thể hiện ngay trong từng bài học, từng phần, từng học kì. Với lượng kiến thức lớn như vậy học sinh nếu không được hướng dẫn tận tình, khoa học thì học sinh khó lòng nắm bắt tốt. Nhất là các em không thể ngồi học thuộc lòng những bài văn được. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn các em cách ôn tập, cách ghi nhớ kiến thức ngắn gọn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất. Từ tác dụng của Sơ Đồ Tư Duy trong học tập (đã được trình bày ở trên – mục I), tôi thấy rằng nên sử dụng Sơ Đồ Tư Duy để hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12, vì nó sẽ khắc phục được những hạn chế của cách ghi nhớ, học tập theo kiểu truyền thống, đồng thời giúp học sinh: tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt hơn, các em nhìn được bức tranh tổng thể về chương trình, về bài học và các em có thể động não về một vấn đề phức tạp... III. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY. 1. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bằng Sơ Đồ Tư Duy: 1.1. Sơ Đồ Tư Duy tổng quát về chương trình Ngữ Văn lớp 12: 1.1.1.Trong buổi ôn tập đầu tiên, học sinh cần có cái nhìn khái quát về chương trình Ngữ Văn lớp 12, phần liên quan đến nội dung thi của các em. Đây là buổi học đầu tiên nên các em chưa biết vẽ sơ đồ, chưa bao quát được chương trình nên giáo viên vừa vẽ, vừa giới thiệu chương trình để học sinh nhận bước đầu tiếp cận với Sơ Đồ Tư Duy. và hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho thi tốt nghiệp. Bước 1: Giáo viên giới thiệu chương trình: Ngữ Văn 12- vẽ chủ đề ở trung tâm Bước 2: Giáo viên giới thiệu các nội dung lớn trong chương trình Ngữ Văn 12- vẽ thành hai nhánh: Đọc văn và Làm văn. Bước 3: Từ nội dung lớn giáo viên giới thiệu các thể loại và các tác phẩm cần ôn tậpVẽ các nhánh nhỏ: - Đọc văn gồm văn học Việt Nam( 5 thể loại và 15 tác phẩm, trích đoạn cần ôn tập) và Văn học nước ngoài (3 tác giả, tác phẩm cần ôn tập) - Làm văn gồm nghị luận xã hội (2 kiểu bài) và nghị luận văn học (3 kiểu bài). Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 7 Sơ Đồ Tư Duy tổng quát chương trình Ngữ Văn lớp 12 cần ôn tập: 1.1.2. Mục đích của Sơ Đồ Tư Duy tổng quát này là thông qua sơ đồ, học sinh sẽ hình dung ra nội dung chương trình cần ôn tập cho thi tốt nghiệp; Học sinh bước đầu tiếp cận với sơ đồ tư duy, bước đầu hình dung ra cách vẽ, cách đọc. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 8 1.2. Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy: Tất cả những bài học cụ thể trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều được giáo viên dạy học tỉ mỉ trong chương trình chính khóa. Vì vậy, nếu giáo viên tiếp tục làm công việc giảng dạy trong những tiết ôn tập tốt nghiệp là việc làm lặp, thừa và không cần thiết. Những việc cần làm của giáo viên trong các tiết học này là giúp học sinh củng cố kiến thức cho hệ thống để các em được khắc sâu kiến thức, là hướng dẫn cho các em cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất. Vì vậy, trong những tiết ôn tập này, giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đều phải mang vở soạn, vở ghi Ngữ Văn và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (năm 2010-2011) để phục vụ cho việc ôn tập. Để củng cố kiến thức mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn cho các em vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi bài, chủ yếu là những bài đọc văn. Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định và vẽ chủ đề trung tâm: - Chủ đề trung tâm của mỗi bài học nên lấy chính tên bài. - Vẽ tên bài ở trung tâm. Ví dụ: Chủ đề trung tâm của bài Vợ nhặt Vợ nhặt Bước 2: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung của chủ đề và cách vẽ: Nội dung của từng bài được cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (năm 2010-2011). Mỗi tác phẩm thường có hai nội dung lớn: về tác giả, về tác phẩm Vẽ hai nội dung thành hai nhánh lớn tương đương nhau trong chủ đề. - Về tác giả thường có những ý chính sau: tên tác giả, quê quán, gia đình, đề tài sáng tác, hình tượng nhân vật, thể loại sáng tác.... Tùy từng tác giả cụ thể mà chúng ta sẽ có các nhánh tương ứng. - Về tác phẩm thường có các ý chính sau: xuất xứ, nội dung tác phẩm, nghệ thuật của tác phẩm...Tùy từng tác phẩm cụ thể, giáo viên sẽ hướng dẫn cho các em vẽ sơ đồ. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 9 Ví dụ: Các nội dung lớn trong chủ đề trung tâm bài Vợ nhặt: Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định những ý cụ thể trong nội dung: Để học sinh xác định được các ý cụ thể, giáo viên hướng dẫn các em đọc từng nội dung bài học trong vở ghi và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (năm 2010-2011) và gạch chân những từ biểu thị các ý cụ thể trong nội dung . Từ đó hướng dẫn các em vẽ các nhánh chi tiết. Ví dụ: Bài Vợ nhặt: Về nội dung tác phẩm có các nhánh chi tiết: tình huống truyện, các nhân vật và giá trị nhân đạo. Để cụ thể về các nhân vật, giáo viên cho học sinh đọc Vở ghi và Sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (năm 2010-2011). Chẳng hạn đoạn văn dưới đây: Bước 1: Giáo viên cho học sinh đọc đoạn văn, yêu cầu các em xác định các từ khóa chỉ tên các nhân vật (từ in đậm gạch chân) Bước 2: Từ tên các nhân vật, học sinh gạch chân những từ ngữ quan trọng (từ khóa) thể hiện đặc điểm, tính cách, ...của từng nhân vật (từ gạch chân). Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 10 Tràng là dân ngụ cư, lại xấu xí, sống trong một gia đình nghèo truyền kiếp có vợ gây ngạc nhiên cho hàng xóm. Họ ngạc nhiên vì một người nghèo như Tràng bỗng nhiên lại có vợ, nhất là trong hoàn cảnh nạn đói đang đe dọa cuộc sống của tất cả mọi người. Việc nhặt vợ ấy thể hiện khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình của anh. Người đàn bà nhận lời làm vợ Tràng được miêu tả như một người vô danh, không tên tuổi. Chị không có công ăn việc làm, ngồi vêu ở cửa nhà kho, tính khí lại cong cớn, táo bạo. Chỉ gặp hai lần, chị đã không khách khí ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc. Rồi theo câu gợi ý của Tràng, chị đồng ý theo Tràng về làm vợ. Đúng là anh ta đã nhặt được chị ...như người ta nhặt một đồ vật vô chủ rơi vãi. Từ một con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, chị trở thành rụt rè, dịu dàng, đúng mực. Bà cụ Tứ thấy con mình bỗng nhiên có vợ thì ngạc nhiên. Bà buồn vui, mừng lo lẫn lộn, nhưng nếu trên hết bà vẫn vui vì người con trai nghèo, thô kệch đã có vợ. Niềm vui khiến bà cũng rạng rỡ hẳn lên. Bà gieo vào lòng con niềm tin vào tương lai. Tâm trạng đó thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu của người mẹ nghèo. Bước 3: Từ đoạn văn trên, ta có sơ đồ sau- tập trung vào nhánh: Các nhân vật Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 11 Sơ đồ tư duy tổng quát về bài Vợ nhặt: 1.3. Hướng dẫn học sinh cách đọc Sơ Đồ Tư Duy để ghi nhớ kiến thức. ` - Sơ Đồ Tư Duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt đầu từ trung tâm di chuyển ra phía bên ngoài và theo chiều kim đồng hồ. Vì vậy, học sinh cần phải đọc từ phải sang trái (bắt đầu từ phía trong di chuyển ra ngoài). Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 12 - Đọc sơ đồ theo chiều mũi tên ở ví dụ sau: Bốn kết cấu chính I, II, III, IV trong Sơ Đồ Tư Duy phía trên được gọi nhánh chính. Sơ Đồ Tư Duy này có bốn nhánh chính vì nó có bốn tiêu đề phụ. Số tiêu đề phụ là số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của Sơ Đồ Tư Duy được đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi nhánh III, và cuối cùng là nhánh IV. (Nguồn www.trandangkhoa.com) 2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy: Ở mỗi bài học, sau khi học sinh được củng cố kiến thức cơ bản thì giáo viên thường cho các em luyện tập làm đề. Ở mỗi đề luyện tập, giáo viên thường yêu cầu các em lập dàn ý. Ta thường thấy các em lập dàn ý theo đề mục. Học sinh thường đánh dấu các ý lớn, ý nhỏ của một dàn ý bằng số, gạch đầu dòng hoặc cộng đầu dòng. Cách lập dàn ý này cũng khá khoa học nhưng học sinh vẫn phải viết cả câu văn, đoạn văn. Nếu vậy, các em vẫn mất nhiều thời gian trong khi đó thời gian cho một buổi thi không nhiều. Hơn nữa, dàn ý theo kiểu truyền thống ấy khó kích thích tư duy logic của các em. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho các em lập dàn ý theo Sơ Đồ Tư Duy sẽ khắc phục được những hạn chế trên. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 13 Ví dụ: Đề bài: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện đầy nghịch lí và oái oăm. Qua truyện ngắn Vợ nhặt, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Dàn ý thông thường: 1.Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện đầy nghịch lí: - Tràng là một người nghèo túng không có tiền cưới vợ, dân ngụ cư, xấu xí xưa nay không ai để ý đến. Trong nạn đói khủng khiếp, Tràng nuôi thân không nổi, huống nữa là đèo bòng. - Tràng lấy được vợ, có vợ theo không giữa nạn đói. - Tất cả mọi người đều ngạc nhiên trước tình huống này. Người dân xóm ngụ cơ ngơ ngác. Bà cụ Tứ ngạc nhiên, bất ngờ. Tràng cũng nghi ngờ, ngờ ngợ như không phải. 2. Đây là một tình huống oái oăm, éo le nên người chứng kiến không biết vui hay buồn, mừng hay lo: - Người dân xóm ngụ cư vừa mừng, vừa ái ngại cho Tràng. - Trạng cũng chợn nghĩ và đắn đo trước khi quyết định đưa người đàn bà về nhà. - Bà cụ Tứ tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn: vừa mừng, vừa tủi, vừa lo, vừa thương xót... 3. Ý nghĩa của tình huống truyện: - Tác giả đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân và phát xít cùng tay sai của chúng ta gây ra nạn đói khủng kiếp năm 1945  giá trị của con người rẻ rúm. - Tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của người lao động nghèo. - Người lao động dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết, vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào cuộc sống và vẫn hi vọng ở tương lai  Niềm tin của tác giả về con người và cuộc sống.  Ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 14 Dàn ý theo Sơ Đồ Tư Duy: 3. Hướng dẫn học sinh từ theo sơ đồ tư duy diễn đạt thành câu văn, đoạn văn: Trong quá trình học tập, học sinh có thể biết vẽ Sơ Đồ Tư Duy về nội dung kiến thức bài học và lập dàn ý. Nhưng có thể các em chưa biết cách diễn đạt dàn ý theo sơ đồ thành câu văn, đoạn văn, bài văn. Đây là kĩ năng rất cần và rất quan trọng đối với môn Ngữ Văn, đặc biệt trong thi cử. Vì vậy, ngoài việc hướng dẫn cho các em biết cách ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn bằng Sơ Đồ Tư Duy, giáo viên còn phải hướng dẫn các em diễn đạt từ sơ đồ thành những câu văn, đoạn văn, bài văn khi hành văn. Giáo viên cần lưu ý cho các em những ghi nhớ cần thiết để diễn đạt sơ đồ thành câu văn, đoạn văn: - Nội dung chính, hoặc ý lớn là luận điểm của dàn bài, vì thế cần diễn đạt nó thành câu chủ đề: - Các nhánh nhỏ là lí lẽ, lập luận cần sử dụng để làm sáng tỏ ý chính. - Học sinh đọc theo chiều kim đồng hồ để biến các nhánh nhỏ thành lập luận nhằm làm sáng tỏ cho câu chủ đề. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 15 Ví dụ: Từ nhánh Nghịch lí trong dàn ý Tình huống truyện Vợ nhặt học sinh có thể diễn đạt cụ thể như sau: Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện đầy nghịch lí. Tràng là một chàng trai rất khó lấy vợ. Bởi vì Tràng là một chàng trai xấu xí “hai mắt nhỏ tí”, “cái bộ mặt thô kệch, thân hình to lớn vập vạp...lưng rộng như lưng gấu”. Tràng sinh ra trong một gia đình nghèo truyền kiếp, anh lại là dân ngụ cư,(dân ngụ cư thời trước luôn bị xem thường). Hơn nữa, Tràng đang sống giữa nạn đói khủng khiếp năm 1945, con người trong nạn đói ấy hàng ngày phải đối diện với sự sống và cái chết hàng ngày, hàng giờ, và không ai nghĩ đến chuyện đèo bòng. Thế mà, chuyện trái đời, nghịch lí lại xảy ra. Tràng đã lấy được vợ, thực chất là vợ theo không. Tình huống ấy khiến tất cả mọi người đền xôn xao, ngạc nhiên, nghi ngờ...Người dân xóm ngụ cư bàn tán, xôn xao, ngạc nhiên. Bà cụ Tứ bất ngờ, ngạc nhiên và không còn tin ở mắt mình. Ngay cả Tràng cũng không tin là mình đã có vợ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, anh vẫn thấy còn nghi ngờ... Trong ví dụ trên, ta thấy đoạn văn đã bám sát và lập luận theo đúng sơ đồ tư duy. Như vậy, sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh lập được dàn ý mà còn giúp các em rút ngắn được thời gian, đặc biệt nó kích thích được tư duy của các em và đồng thời còn nâng cao kĩ năng diễn đạt, kĩ năng hành văn của học sinh. Với những tác dụng đó, Sơ Đồ Tư Duy sẽ khắc phục được tình trạng học vẹt, học máy móc làm hạn chế khả năng tư duy của học sinh. IV. NHỮNG LƯU Ý KHI HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 1. Không nên yêu cầu học sinh vẽ Sơ Đồ Tư Duy quá phức tạp và cầu kì. Nếu học sinh có năng khiếu vẽ hình ảnh, giáo viên có thể khuyến khích các em thêm hình ảnh để sơ đồ sinh động, nhưng nếu không có năng khiếu thì các em chỉ cần vẽ nhánh bằng những mầu sắc khác nhau đề sơ đồ dễ nhìn và sinh động. Các em chỉ cần bộ bút bi 4 màu xanh, đen, tím, đỏ là có thể vẽ được. 2. Giáo viên cần lưu ý các em các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm và có cùng một màu. 3. Những buổi học đầu tiên, khi học sinh chưa thành thạo việc ôn tập theo Sơ Đồ Tư Duy, giáo viên nên tổ chức vẽ cùng học sinh, hướng dẫn cho các em nắm bắt từ khóa trong nội dung ôn tập. Những học sinh yếu có thể không vẽ được sơ đồ tư duy, vì Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 16 vậy giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ của những học sinh khá và hướng dẫn cho các em có học lực yếu cách ghi nhớ, cách học và cách diễn đạt. 4. Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh bám sát vào vở ghi và sách Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ Văn (năm 2010-2011) để ôn tập và vẽ sơ đồ. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 1. Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng ở hai lớp 12B4 và 12B8 tôi nhận thấy kết quả như sau: - Lớp 12B4: Hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp bằng Sơ Đồ Tư Duy. Lớp học sôi nổi, học sinh hoạt động nhiều, có hứng thú, tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích tiết học. - Lớp 12 B8: Dạy theo phương pháp truyền thống:Tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, không có hứng thú, không tích cực trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức không cao. Khả năng nắm bắt bài của học sinh giữa 12B4 và 12 B8(trong cùng bài dạy) Lớp Sĩ số 12B4 12 B8 Tổng 48 49 97 Tốt SL 35 15 50 % 73,5 30,7 51,5 Bình thường SL % 12 25,2 29 59,4 39 40,3 Không tốt SL % 01 1,3 5 9,9 8 8,2 2. Từ kết quả đối chứng, tôi đã tiến hành ôn tốt nghiệp môn Ngữ Văn cho cả hai lớp 12B4 và 12 B8. Kết quả thi thử tốt nghiệp (2010-2011)đạt như sau: Lớp Sĩ số Điểm kém (0- 2,75 ) SL 12B4 12 B8 Tổng 48 % Điểm yếu (3,0- 4,75 ) ĐiểmTB (5,0- 6,75 ) SL 1 SL 25 % 2.1 49 97 26 1 1.0 51 % 51, 7 54, 0 52, 8 Điểm khá (7,0- 8,75 ) Điểm giỏi (9,0- 10 ) SL 20 % 42,0 SL 2 % 4,2 20 40,0 3 6,0 40 41,2 5 5,0 Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 17 C. KẾT LUẬN 1. Qua các tiết ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy việc hướng dẫn cho học sinh nắm hệ thống kiến thức và ghi nhớ kiến thức bằng Sơ Đồ Tư Duy là một cách thức tổ chức dạy học tích cực, có ý nghĩa to lớn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn hiện nay ở nhà trường THPT. Đặc biệt, cách dạy học này có nhiều tác dụng trong việc ôn thi tốt nghiệp cho các em. Không chỉ vậy, cách dạy học này còn rèn cho học sinh nhiều kĩ năng , giúp các em chủ động trong nắm bắt kiến thức, chủ động trong học tập. Trên thực tế việc đổi mới cách tổ chức dạy học không dễ dàng ở hầu hết giáo viên, nhưng trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đại bộ phận giáo viên sẽ tán đồng, ủng hộ những cách thức tổ chức tiết học mới, hiệu quả. 2. Trên thực tế không có cách thức tổ chức tiết học nào là tối ưu. Vì thế, khi Hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12 bằng sơ đồ tư duy ngoài sự dũng cảm và lòng nhiệt tình, giáo viên cần phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tránh rập khuôn, máy móc, nên kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực khác để giờ ôn tập Ngữ văn trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và đạt kết quả cao. Để thành công, ngoài sự nỗ lực, quyết tâm của giáo viên các cấp quản lý cũng cần có sự quan tâm, ủng hộ. Riêng đối với bản thân tôi, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, khi có thời gian tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ, toàn diện hơn về việc sử dụng Sơ Đồ Tư Duy trong dạy học Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thực tế giảng ,vì thời gian ứng dụng mới một năm, nên những điều tôi nghiên cứu và đúc kết lại có thể chưa hẳn đã đúng đắn và phù hợp với mọi người, mọi nơi, mọi điều kiện. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Tôi nhớ thi hào William A.Ward đã từng nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.” Chúng ta hãy cố gắng phấn đấu để không chỉ Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 18 là một người thầy giỏi mà còn là người thầy xuất chúng, người thầy vĩ đại trong lòng các thế hệ học sinh. Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 19 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LAI TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY Họ và tên: Trương Thị Lan Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng CM Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lai SKKN thuộc môn: Ngữ Văn Năm học 2010-2011 MỤC LỤC Trương Thị Lan- Giáo viên Văn trường THPT Lê Lai- Ngọc Lặc- Thanh Hóa 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan