Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn “khắc phục lỗi và rèn kĩ năng diễn tả thuật toán cho học sinh khối 10 thông...

Tài liệu Skkn “khắc phục lỗi và rèn kĩ năng diễn tả thuật toán cho học sinh khối 10 thông qua luyện tập về thuật toán

.PDF
22
143
106

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “KHẮC PHỤC LỖI VÀ RÈN KĨ NĂNG DIỄN TẢ THUẬT TOÁN CHO HỌC SINH KHỐI 10 THÔNG QUA LUYỆN TẬP VỀ THUẬT TOÁN” Lĩnh vực/Môn : Tin Học Cấp học : THPT Tác Giả : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Đơn vị công tác : Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa-Hà Nội Chức vụ : Tổ phó chuyên môn NĂM HỌC 2019-2020 MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1 I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 Tên đề tài : “ KHẮC PHỤC LỖI VÀ RÈN KĨ NĂNG DIỄN TẢ THUẬT TOÁN CHO HỌC SINH KHỐI 10 THÔNG QUA LUYỆN TẬP VỀ THUẬT TOÁN” ............................................................................................... 1 I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 2 I.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ......................................................... 2 I.4.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài ............................................ 2 I.4.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài ............................................... 2 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ....................................................................... 3 II.1. GIỚI THIỆU VỀ THUẬT TOÁN ............................................................... 3 II.2. CÁC LỖI CỦA HỌC SINH THƯỜNG MẮC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ... 4 II.3. RÈN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY THUẬT TOÁN THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG CÁC THUẬT TOÁN TÌM KIẾM, SẮP XẾP..........................................8 II.3.1 Áp dụng thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên để giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số nguyên. ................................................ 9 II.3.2 Áp dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự để giải quyết các bài tập tìm kiếm các phần tử thỏa mãn điều kiện cho trước. .............................................................. 10 II.3.3 Áp dụng thuật toán sắp ............................................................................ 13 II. 4. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI ............................................................... 14 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 15 III.1. KẾT LUẬN ............................................................................................. 15 III.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 15 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Căn cứ vào công văn /SGDĐT-GDPT tháng 8/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020 và hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn Tin học cấp THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội. Thực hiện một trong những nhiệm vụ trong tâm của năm học, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua các hoạt động học ở trên lớp và ở nhà. Với tình hình thực tế giảng dạy môn Tin ở trường THPT Lưu Hoàng, thuật toán là bài học khá khó đối với nhiều em học sinh khối 10 trường THPT Lưu Hoàng do nhiều học sinh còn yếu kiến thức toán học và không hứng thú với việc học bộ môn Tin. Để các em yêu thích môn học và có kĩ năng trình bày được một số thuật toán đơn giản, tôi tìm hiểu các nguyên nhân và những lỗi học sinh hay mắc phải khi trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối. Tôi tìm giải pháp khắc phục, giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học, khai thác kiến thức thông qua hình thức luyện tập, trình bày, thảo luận nhằm phát huy sự chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng sống. Đó là lí do tôi chọn đề tài này. I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tên đề tài : “ KHẮC PHỤC LỖI VÀ RÈN KĨ NĂNG DIỄN TẢ THUẬT TOÁN CHO HỌC SINH KHỐI 10 THÔNG QUA LUYỆN TẬP VỀ THUẬT TOÁN” Đề tài này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu khắc phục những sai lầm mà học sinh thường mắc phải và rèn luyện kĩ năng trình bày thuật toán bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối thông qua việc khai thác kiến thức trong tiết bài tập về thuật toán. Đề tài có ý nghĩa lớn đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Phát huy tính tích cực của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức thông qua các bài tập. Giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, từ đó 1/15 các em yêu thích môn học và đạt kết quả cao. Góp phần phát triển khả năng tư duy khi giải quyết các vấn đề trong khoa học cũng như trong cuộc sống. I.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những lỗi mà học sinh lớp 10 thường mắc khi trình bày thuật toán. I.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Các thuật toán đơn giản I.3.3. Thời gian thực hiện đề tài - Đề tài được viết và áp dụng trong Năm học 2019-2020 I.4. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.4.1. Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài - Sau khi giảng dạy bài “Thuật toán”, tôi đã cho khảo sát lớp 10A1, 10A3. *Kết quả tồn tại: +Học sinh không hứng thú học bộ môn Tin. +Học sinh xác định không đúng input, output bài toán. +Học sinh còn lúng túng trong việc trình bày một số thuật toán đơn giản. +Học sinh sử dụng nhầm lẫn các kí hiệu trong trình bày sơ đồ khối. +Học sinh không nhớ được kiến thức cũ để áp dụng giải bài tập. - Các yếu tố này làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của tiết học. I.4.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài Sĩ số Giỏi 10A1 (Thực nghiệm) 41 10A3 (Đối chứng) 43 Lớp Khá Trung Bình Yếu Kém 7 15 16 3 0 8 14 18 3 0 2/15 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “RÈN KĨ NĂNG DIỄN TẢ THUẬT TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 10 THÔNG QUA LUYỆN TẬP VỀ THUẬT TOÁN”. Sáng kiến gồm các nội dung chính : +Giới thiệu về thuật toán. + Phân tích các lỗi của học sinh hay mắc phải khi trình bày thuật toán + Đề xuất giải pháp khắc phục. +Khai thác một số thuật toán để giải quyết các bài toán đơn giản. +Thử nghiệm sư phạm. II.1. GIỚI THIỆU VỀ THUẬT TOÁN II.1.1 Thuật Toán - Thuật toán để giải một bài toán là dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được output cần tìm. - Học sinh cần hiểu rõ thuật toán là cách giải bài toán mà về nguyên tắc có thể giao cho máy tính thực hiện. - Đối với mỗi bài toán ta cần quan tâm đến hai yếu tố Input và Output +Input: Các thông tin đã có + Output: Các thông tin cần tìm từ Input II.1.2 Các cách trình bày thuật toán Để diễn tả thuật toán có 2 cách sau: - Cách 1: Sử dụng phương pháp liệt kê - Cách 2: Sử dụng sơ đồ khối. II.1.3 Tính chất thuật toán  Tính dừng  Tính xác định  Tính đúng đắn 3/15 II.2. CÁC LỖI CỦA HỌC SINH THƯỜNG MẮC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC II.2.1 Xác định không đúng Input và Output bài toán  Nguyên nhân : Do kiến thức về mặt toán học còn yếu, học sinh quên kiến thức cũ, học sinh chưa hiểu rõ đúng bản chất của bài toán vì vậy học sinh chưa xác định được hoặc xác định chưa đúng Input, Output bài toán.  Giải pháp: + Với lượng thời gian tiết lý thuyết trên lớp còn hạn chế, tôi đưa ra hệ thống các bài tập theo nhóm, các bài tập, hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, các bài tập trong Toán học mà các em đã biết. Để học sinh có thời gian chuẩn bị và có thể học hỏi trao đổi theo nhóm tôi giao cho học sinh làm ở nhà. + Yêu cầu các nhóm đọc kỹ đề bài, phân tích và nêu đúng được hai yếu tố input và output, giờ luyện tập giáo viên giành thời gian trình chiếu đáp án để các nhóm so sánh đối chiếu, có điểm khuyến khích cho nhóm. Bài tập 1 : Xác định input, output bài toán sau 1. Tính chu vi, diện tích hình vuông 2. Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật 3. Tính diện tích hình thang 4. Tính diện tích hình tròn Bài tập 2 : Xác định input, output bài toán sau 1. Kiểm tra 3 số có phải là 3 cạnh của một tam giác không 2. Kiểm tra 3 số có phải là 3 cạnh của một tam giác vuông không 3. Tính chu vi, diện tích tam giác ABC khi biết độ dài 3 cạnh 4. Kiểm tra bộ 3 số nguyên dương a,b,c có là bộ số pitago không Bài tập 3 : Xác định input, output bài toán sau 1. Tìm số lớn nhất trong 2 số nguyên dương a và b 2. Tìm số lớn nhất trong 3 số nguyên dương a, b, c 3. Tìm số lớn nhất của dãy số nguyên a1,a2,…,aN 4. Tìm số nhỏ nhất của dãy số nguyên a1,a2,…,aN 5. Sắp xếp dãy số a1, a2,…,aN thành dãy số không tăng 4/15 6. Sắp xếp dãy số a1, a2,…,aN thành dãy số không giảm Bài tập 4 : Xác định input, output bài toán sau (ý tưởng của kĩ thuật Duyệt ) 1. Cho N và dãy số a1, a2,…,aN. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0 ? 2. Cho N và dãy số a1, a2,…,aN. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị không âm ? 3. Cho N và dãy số a1, a2,…,aN. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị không dương ? 4. Cho N và dãy số a1, a2,…,aN , và số k. Hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng k ? Bài tập 5: Xác định input, output bài toán sau 1. Giải phương trình bậc nhất một ẩn: ax+b=0 ( a, b  R, a  0 ) 2. Giải phương trình dạng: ax+b=0 (a, b  R) 3. Giải bất phương trình bậc nhất : ax+b >0 ( a  0 ) 4. Giải phương trình bậc hai : ax2+bx+c=0 ( a  0 ) Kết quả: Các nhóm đều làm tốt II.2.2 Học sinh còn lúng túng khi diễn tả thuật toán hoặc sử dụng kí hiệu không đúng trong sơ đồ khối  Có hai cách để diễn tả thuật toán nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em thường yêu thích cách trình bày thuật toán bằng sơ đồ khối hơn nhưng các em lại lúng túng khi diễn tả thuật toán hoặc nhầm lẫn trong việc sử dụng kí hiệu.  Nguyên nhân: Học sinh chưa sử dụng đúng hình biểu diễn do không xác định được giữa phép tính toán và phép so sánh và cả tiến trình thực hiện các bước.  Giải pháp khắc phục:  Giải pháp 1: Củng cố cho học sinh cách sử dụng kí hiệu hình Hình thoi Hình chữ nhật Hình ô van Mũi tên thể hiện các thao tác so sánh. thể hiện các phép tính toán. thể hiện thao tác nhập xuất dữ liệu. Quy định trình tự thực hiện các thao tác. 5/15 + Các thao tác trong thuật toán phải được mô tả chi tiết, học sinh dễ dàng nhận biết được đâu là phép so sánh, đâu là phép tính toán và trình tự thực hiện các thao tác. Ví dụ 1:Trong thuật toán giải phương trình bậc hai, trong Toán học   b2  4ac , cần tính đối tượng  giáo viên yêu cầu học sinh chỉ rõ đây là phép tính toán nên trong sơ đồ khối phải dùng hình chữ nhật để biểu diễn, chỉ sử dụng một mũi tên để chỉ bước tiếp theo, cụ thể :   b2  4ac Khi xét các trường hợp của  để xét nghiệm của phương trình, học sinh nắm được đó là phép so sánh  với số 0 nên phải dùng hình thoi để diễn tả và phải có nhánh đúng, sai, cụ thể:   0? Đúng Sai Ví dụ 2: Giáo viên đặt ra câu hỏi : Để tính diện tích hình vuông cạnh a, trong toán học S=a2, đây là phép tính toán hay phép so sánh, yêu cầu học sinh diễn đạt ? Kết quả : học sinh dễ dàng nhận ra đây là phép tính toán nên trong sơ đồ khối phải sử dụng hình chữ nhật để diễn tả S  a2  Giải pháp 2: Đưa ra các bài tập quen thuộc, dễ trình bày, tạo cho học sinh hứng thú học tập. Ví dụ 1: Diễn tả thuật toán giải bài toán tính diện tích hình vuông Input: Số thực a > 0 Output: Diện tích hình vuông Nhập số thực dương a Kết quả mong đợi : Sơ đồ khối S  a2 Đưa ra giá trị S rồi kết thúc 6/15  Giáo viên mở rộng bài toán : Diễn tả thuât toán sau bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối. Bài tập 1: Tính diện tích hình chữ nhật S=ab Bài tập 2: Tính diện tích hình tròn S   R2 Bài tập 3: Tính diện tích hình thang S  ( a  b) h 2 Bài tập 4: Cho a,b,c lần lượt là độ dài 3 cạnh của một tam giác, hãy diễn tả thuật toán tính chu vi của tam giác đó. Giáo viên sử dụng ngay sơ đồ thuật toán ở ví dụ trên để giải quyết 4 bài tập đã cho qua câu hỏi phát vấn học sinh chỉ cần thay input và giá trị S  Kết quả: Đa phần học sinh làm được và rất hứng thú. Giáo viên giao cho học sinh về nhà hoàn thành và diễn tả bằng phương pháp liệt kê. Ví dụ 2: Diễn tả thuật toán giải phương trình dạng ax+b=0 Input : Hai số thực a và b Output: Kết luận về nghiệm của phương trình ax+b=0. - Đại diện học sinh trình bày dưới dạng sơ đồ khối hoặc phương pháp liệt kê, sau đó giáo viên mở rộng bài toán, học sinh dễ nhầm lần có thể không xét khả năng a=0. Kết quả mong đợi Bước 1: Nhập giá trị a, b; Bước 2: Nếu a  0, b  0 thì thông báo vô nghiệm, rồi kết thúc; Bước 3: a  0, b  0 thì thông báo phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị rồi kết thúc; Bước 4: Nếu a  0 thì x   b thông báo phương trình có nghiệm duy nhất a là x rồi kết thúc. Ví dụ 3: Diễn tả thuật toán giải phương trình bậc hai ax2  bx  c  0,(a  0) Input : Ba số thực a,b,c ( a  0 ) Output: Thông báo về nghiệm phương trình bậc hai ax2  bx  c  0 7/15 Giáo viên phát vấn học sinh xét các trường hợp của  kết luận về nghiệm. Kết quả mong đợi : Nhập a,b,c với a  0   b2  4ac Đúng   0? Thông báo phương trình vô nghiệm, rồi kết thúc Sai Đúng   0? Đưa ra nghiệm x1  x2   b , 2a rồi kết thúc Sai Đưa ra nghiệm x1  b   b   , x2  rồi kết thúc 2a 2a ,+ , Mở rộng bài toán: Trình bày thuật toán để giải các bài toán sau: Giải bất phương trình : ax  b  0 , ax  b  0 , ax  b  0 , ax  b  0 , Giáo viên: Giao cho học sinh về nhà hoàn thiện, có chấm cộng điểm khuyến khích. II.3. RÈN KĨ NĂNG TRÌNH BÀY THUẬT TOÁN THÔNG QUA VIỆC ÁP DỤNG CÁC THUẬT TOÁN TÌM KIẾM, SẮP XẾP - Việc rèn học sinh trình bày thuật toán để học sinh giải quyết được các bài toán đơn giản: các bái toán trong sách giáo khoa, sách bài tập và hướng đến việc hình thành kĩ năng chuẩn bị tiếp thu việc học ngôn ngữ lập trình như: cách dùng biến, khởi tạo giá trị. Tôi sử dụng và khai thác các thuật toán đã có trong bài học: Thuât toán tìm kiếm tuần tự, thuật toán sắp xếp, thuật toán tìm số lớn nhất trong một dãy số nguyên. 8/15 - Giao bài tập cho các nhóm làm ở nhà, Trình bày theo và chấm chữa lấy điểm thay bài kiểm tra. Lồng các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập tin học 10. II.3.1 Áp dụng thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên để giải bài toán tìm giá trị nhỏ nhất của một dãy số nguyên.  Ý tưởng thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên: - Khởi tạo giá trị Max=a1 - Lần lượt i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai >Max thì Max nhận giá trị mới là ai.  Sử dụng ý tưởng của thuật toán trên để giải quyết bài tập: Tìm phần tử nhỏ nhất của một dãy số nguyên (Bài tập số 6 trang 44-SGK tin học 10). Dẫn dắt học sinh: - Khởi tạo giá trị Min=a1 - Lần lượt i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Min, nếu ai N thì thông báo không tìm thấy số hạng nào bằng khóa k.  Sử dụng ý tưởng của thuật toán trên : Học sinh giải quyết được các bài toán về tìm kiếm với điều kiện k cho trước hoặc đếm các phần tử thỏa mãn điều kiện cho trước, … Ví dụ: Cho N và dãy a1, a2,…,aN. hãy cho biết có bao nhiêu số hạng trong dãy có giá trị bằng 0 - Input : số nguyên dương N và dãy a1, a2,…,aN. - Output: Số lượng các phần tử trong dãy có giá trị bằng 0 Gợi mở học sinh: - Vẫn là ý tưởng của kĩ thuật duyệt nhưng phải sử dụng một biến count dùng để đếm các giá trị bằng 0, ban đầu khởi tạo biến count=0. - Duyệt từ đầu đến hết dãy, nếu gặp số hạng nào bằng 0 thì tăng biến đếm lên 1 đơn vị. - Tính dừng của thuật toán: Thuật toán dừng khi đã xét hết các số hạng trong dãy, khi đó đưa ra giá trị biến count rồi kết thúc. Kết quả mong đợi : Diễn tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê Bước 1: Nhập số nguyên dương N và dãy các số A1, A2,...,AN; Bước 2: i  1 , count  0 ; {biến count dùng để đếm} Bước 3: Nếu i>N thì đưa ra giá trị count kết thúc ; Bước 4: Nếu Ai =0 thì count  count  1; Bước 5 : Gán i  i  1 , quay lại bước 3. 10/15 Cách 2: Diễn tả bằng sơ đồ khối Nhập N và dãy a1, a2,…,aN i  1, count  0 Đúng ==ng i  N? Đưa ra giá trị count rồi kết thúc Sai Sai ai  0? Đúng count  count  1 i  i 1  Phát triển bài toán Bài toán 1: Diễn tả thuật toán: Đếm các số âm trong dãy số A={A1, A2,...,AN} cho trước Kết quả mong đợi Bước 1: Nhập số nguyên dương N và dãy các số A1, A2,...,AN; Bước 2: i  1 , count  0 ; Bước 3: Nếu i>N thì đưa ra giá trị count kết thúc ; {biến count dùng để đếm} Bước 4: Nếu Ai <0 thì count  count  1 ; Bước 5 : i  i  1 , quay lại bước 3 11/15 Bài toán 2: Cho dãy A gồm N số a1, a2,..., aN. Dãy A được gọi là đối xứng nếu ai=aN-i+1 với i=1,2,...,N-1. Kiểm tra xem dãy A có là dãy đối xứng hay không ? -Ý tưởng của kĩ thuật duyệt: -Kết quả mong đợi: Cách 1: Sử dụng hai biến i và j để so sánh ai và aN-i+1 Nhập N và dãy a1, a2,…,aN i  1, j  N Đúng i  j ? Thông báo dãy số đối xứng. Kết thúc Sai ai  a j Đúng Thông báo dãy số không đối xứng. Kết thúc Sai i  i  1, j  j  1 - Cách 2: Học sinh có thể sử dụng một biến i với i nhận giá trị từ 1 đến N  phần nguyên của   để so sánh ai và aN-i+1 2 Bài toán 3: Cho dãy A gồm N số a1, a2,..., aN. ( N  3) . Tìm vị trí i nhỏ nhất có ai, ai+1, ai+2 lập thành dãy không giảm. (nghĩa là ai  ai 1  ai 2 ) Kết quả mong đợi Bước 1: Nhập N và dãy a1, a2,…,aN ; Bước 2: i  1 ; Bước 3: Nếu i>N-2 thì thông báo không có vị trí i thỏa mãn, rồi kết thúc; Bước 4: nếu ai  ai 1 và ai 1  ai 2 thì thông báo i, rồi kết thúc; Bước 5: i  i  1 , rồi quay về bước 3. 12/15 Bài toán 4: Diễn tả thuật toán: Tìm vị trí các số dương trong dãy số A={A1, A2,...,AN} cho trước Giáo viên gợi mở: yêu cầu bài toán cần ghi lại chỉ số i thỏa mãn điều kiện a i>0, về bản chất vẫn là bài toán tìm kiếm, sử dụng kĩ thuật duyệt, học sinh dễ dàng làm được. Học sinh có thể diễn tả bằng sơ đồ khối hoặc phương pháp liệt kê. Kết quả mong đợi Bước 1: Nhập số nguyên dương N và dãy các số A1, A2,...,AN Bước 2: i  1 Bước 3: Nếu i>N thì kết thúc Bước 4: Nếu Ai >0 thì đưa ra giá trị i Bước 5 : i  i  1 , quay lại bước 3 Bài toán 5: Diễn tả thuật toán: Tính tổng các số dương trong dãy số A={A1, A2,...,AN} Kết quả mong đợi : Bước 1: Nhập số nguyên dương N và dãy các số A1, A2,...,AN; Bước 2: i  1 , sum  0 ; Bước 3: Nếu i>N thì đưa ra giá trị sum kết thúc ;{biến sum dùng để tính tổng} Bước 4: Nếu Ai >0 thì sum  sum  Ai ; Bước 5 : Gán i  i  1 , quay lại bước 3.  Bài toán tương tự: học sinh dễ dàng làm được 1. 2. 3. Diễn tả thuật toán: Đếm các số không âm trong dãy số A={A1, A2,...,AN} cho trước Diễn tả thuật toán: Đếm các số không dương trong dãy số A={A1, A2,...,AN} cho trước Diễn tả thuật toán: Tìm vị trí các số âm trong dãy số A={A1, A2,...,AN} cho trước II.3.3 Áp dụng thuật toán sắp  Sử dụng ý tưởng của thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi để giải quyết bài toán số 6-SGK trang 44. Cho N và dãy số a1, a2,…,aN, hãy sắp xếp dãy số đó thành dãy số không tăng. Giáo viên dẫn dắt học sinh: Một dãy số như thế nàođược gọi là dãy số giảm 13/15 - Ý tưởng: Với mỗi cặp số hạng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước nhỏ hơn sau ta thay đổi chỗ chúng cho nhau. Việc đó được lặp lại, cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa. - Học sinh sử dụng luôn thuật toán sắp xếp dãy A thành dãy không giảm nhưng trong thuật toán đó ở bước 6 chỉ cần thay điều kiện so sánh của ai và ai 1 . - Giáo viên giao cho học sinh về nhà hoàn thiện, có mô phỏng thuật toán, có khuyến khích học sinh cộng điểm. Kết quả mong đợi : Diễn tả bằng phương pháp liệt kê Bước 1: Nhập N , các số hạng a1, a2,…,aN ; Bước 2: M  N ; Bước 3: Nếu M < 2 thì đưa ra dãy A đã được sắp xếp rồi kết thúc; Bước 4: M  M 1, i  0 ; Bước 5: i  i  1 ; Bước 6: Nếu i  M thì quay lại bước 3; Bước 7: nếu ai  ai 1 thì tráo đổi ai cho ai 1 cho nhau; Bước 8: Quay lại bước 5. Mở rộng bài toán: (giao cho học sinh về nhà diễn tả thuật toán) Trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 của một tỉnh, trường THPT A cần đưa ra điểm chuẩn theo chỉ tiêu tuyển sinh. Vậy theo em cần sắp xếp điểm thi của học sinh như thế nào, diễn tả thuật toán đó bằng sơ đồ khối hoặc phương pháp liệt kê. II. 4. KẾT QUẢ ÁP DỤNG ĐỀ TÀI Xếp loại Sĩ số Giỏi Lớp 10A1 (Thực nghiệm) 41 16 10A3 (Đối chứng) 43 12 Khá Trung Bình Yếu Kém 20 5 0 0 15 15 1 0  Thông qua kiểm tra - Lớp 10A1 số lượng khá, giỏi tăng nhiều so với trước khi thực hiện đề tài. - Lớp 10A3 không thực hiện đề tài, kết quả tăng rất ít. 14/15 PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ III.1. KẾT LUẬN - Sáng kiến kinh nghiệm được viết và áp dụng trong phạm vi năm học 20192020 và được áp dụng cho học sinh khối 10 của trường THPT Lưu Hoàng đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, góp phần đổi mới căn bản giáo dục. - Các lớp sau khi áp dụng đề tài, kết quả đã nâng cao rõ rệt. Hầu hết các em đều yêu thích môn Tin và tích cực tham gia bài giảng cũng như các bài tập được giao về nhà. Các em phát huy tinh thần hợp tác và tác phong làm việc nhóm cao. III.2. KIẾN NGHỊ - Đề nghị các cấp quan tâm và đầu tư về cơ sở vật chất, phòng máy chiếu, các thiết bị giảng dạy để hỗ trợ bài giảng, học sinh tiếp thu bài đạt kết quả cao hơn. - Được triển khai, thảo luận các chuyên đề, sáng kiến áp dụng đạt kết quả trong nhóm bộ môn. - Trong quá trình viết sáng kiến còn nhiều thiếu sót vậy mong các thầy cô đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ngày 15 tháng 03 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 15/15 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Tin 10 – Nhà xuất bản giáo dục Sách Bài tập Tin 10 - Nhà xuất bản giáo dục. Sách giáo viên Tin 10- Nhà xuất bản giáo dục. Phương pháp dạy học đại cương môn Tin học (Giáo trình Đại học Sư Phạm) tác giả Nguyễn Bá Kim, Lê Khắc Thành, xuất bản năm 2006. 5. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT chu kì III(2004-2007) nhà xuất bản Đại học sư phạm của nhóm tác giả Lê Khắc Thành –Hồ Cẩm Hà-Nguyễn Vũ Quốc Hưng. 1. 2. 3. 4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : “Khắc phục lỗi và rèn kĩ năng diễn tả thuật toán cho học sinh khối 10 thông qua luyện tập về thuật toán” Lĩnh vực/ Môn : Tin Học Tác giả : Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 1. Đối tượng khảo sát : 84 học sinh lớp 10A1 và 10A3 2. Thời gian khảo sát : 21/9/2019 3. Nội dung khảo sát: Khảo sát kiến thức về thuật toán, cách diễn tả thuật toán của một bài toán đơn giản, khảo sát về sự hứng thú cho học sinh đối với môn Tin học. PHIẾU SỐ 1-ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Họ và tên HS:............................................................... Lớp: ........................ .................................................... Câu hỏi: 1. Xác định input, output của bài toán : Giải phương trình bậc hai ax2+bx+c=0 2. Có mấy cách để diễn tả thuật toán ? 3. Diễn tả thuật toán: Cho số nguyên dương N và dãy a1, a2,..,aN. Hãy đếm và đưa ra số lượng các phần tử trong dãy có giá trị dương. Thang điểm Câu 1: 2 điểm Câu 2: 1 điểm Câu 3: 7 điểm PHIẾU SỐ 2 MỨC ĐỘ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔN TIN HỌC Họ và tên HS:............................................................... Lớp: ........................ .................................................... Có hứng thú Bình thường Không có hứng thú Ghi chú: Học sinh đánh dấu X vào ô tương ứng, học sinh có thể không điền thông tin cá nhân vào phiếu khảo sát. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI  Phiếu khảo sát số 1: Kết quả Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 10A1 10A3 41 43 7 8 15 14 16 18 Điểm dưới 5 3 3 Số liệu cho thấy kết quả của lớp 10A1 không tốt hơn so với 10A3.  Phiếu khảo sát số 2: Kết quả Tổng số học sinh Có hứng thú Bình thường Không có hứng thú Số % lượng Số lượng % Số lượng % 10A1(41) thực nghiệm 10 24% 14 34% 17 42% 10A3(43) Đối chứng 9 21% 15 35% 19 44% Nhìn vào kết quả khảo sát, tỉ lệ học sinh có hứng thú với môn Tin học còn thấp. Kết quả thực tế cho thấy hầu hết các em không có hứng thú học bộ môn này, phần vì môn học phần thuật toán còn khó đối với các em, phần vì môn học này không nằm trong những môn thi tốt nghiệp. Người thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan