Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn kĩ năng cơ bản để giải bài toán bằng ngôn ngữ lập trình pascal trên máy tín...

Tài liệu Skkn kĩ năng cơ bản để giải bài toán bằng ngôn ngữ lập trình pascal trên máy tính

.DOC
26
158
126

Mô tả:

Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm I. LỜI MỞ ĐẦU: Xuất phát từ nhu cầu của xã hội ngày một phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự phát triển như vũ bão của tin học hay công nghệ thông tin. Sự phát triển của tin học đã đem lại hiệu quả to lớn cho hầu hết các lĩnh vực của xã hội, hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Để đáp ứng được các yêu cầu trên, môn Tin học đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông với vai trò là môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần cho tất cả các lớp ở các cấp học. Mặc dù đây là môn tự chọn nhưng hiện nay môn tin học được xem là môn học ứng dụng vào thực tiễn đời sống ngày càng nhiều, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho ngành kinh tế xã hội hiện đại như ngày nay. 1. Lý do chọn đề tài: Trải qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn Tin học ở trường THCS Đại Phước, cũng như qua quá trình trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy: hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn Tin học lớp 8 qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng lập trình còn hạn chế. Mục đích của tôi là giúp học sinh lớp 8 nắm được những “kĩ năng cơ bản để giải bài toán bằng ngôn ngữ lập trình Pascal trên máy tính”. Tạo cho học sinh niềm hứng thú và say mê trong lập trình để từ đó giúp cho các em phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen làm việc độc lập và kỹ năng lập trình. Bên cạnh đó, học sinh còn biết vận dụng để giải quyết các bài toán thường gặp trong thực tế; tạo nên nhiều hứng thú trong học tập đó là lý do tôi chọn đề tài này. a) Cơ sở lý luận: - Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học điện tử, thời đại bùng nổ thông tin và mạng máy tính. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. - Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: Nâng cao nhận thức về vai trò của CNTT; ứng dụng và phát triển CNTT trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo một bước chuyển cơ bản trong Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 1 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lí giáo dục. b) Cơ sở thực tiễn: - Đặc trưng của môn Tin học là môn khoa học gắn liền với công nghệ hiện đại, do vậy dạy học Tin học trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, kỹ năng lập trình và tiếp cận những công nghệ mới của Tin học phục vụ học tập và đời sống. Nội dung chương trình của môn Tin học hiện hành ở các trường THCS đã đáp ứng được những yêu cầu trên. - Trong nhà trường hiện đang phấn đấu các mục tiêu cụ thể của ngành là: Tổ chức tốt việc hướng dẫn học sinh biết cách lập trình để tham gia các kỳ thi như Tin học trẻ, học sinh giỏi lớp 9,… 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Học sinh khối 8, 9 trong trường trung học cơ sở Đại Phước. II. THỰC TRANG CỦA NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: - Lập trình Pascal được xem là nội dung "khó" đối với học sinh THCS ở chỗ: Môi trường lập trình Pascal có giao diện và các từ khóa đều bằng tiếng Anh, các dòng thông báo hay trợ giúp cũng vậy. Bình diện chung học sinh THCS vốn tiếng Anh không nhiều, đa số các em còn yếu về tiếng Anh. Lấy đơn vị lớp để tính thì mỗi lớp chỉ có một vài em được gọi là "thông thạo" tiếng Anh qua các bài học. Hầu hết số còn lại nằm trong trạng thái "mù tịt". Đây là một khó khăn cho việc hiểu được ngôn ngữ lập trình Pascal hay Free Pascal. - Từ thực tế trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng kỹ năng lập trình cho học sinh lớp 8. Việc tiếp cận với môn học rất khó khăn, phải làm rất nhiều lần và thực hành rất nhiều tiết các em mới hiểu việc nhập và xuất dữ liệu, điều này sẽ rất khó khăn để các em hình thành kỹ năng viết chương trình. - Qua kiểm tra chất lượng học kỳ 1 năm học 2016-2017, tôi thấy kỹ năng cơ bản để giải bài toán trên máy tính bằng ngôn ngữ lập trình Pascal của học sinh lớp 8 là rất yếu. Khi giải bài toán trên máy tính học sinh chỉ quan tâm đến công thức để tính toán Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 2 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm ra kết quả bài toán mà quên các bước xác định thông tin vào, thông tin ra; xây dựng thuật toán; chạy chương trình thì học sinh chưa nhận biết được kết quả chương trình đúng hay sai. Vì thế, kết quả kiểm tra học kỳ 1 là rất thấp. Kết quả khảo sát kiểm tra thực hành học kỳ 1 năm học 2016-2017 (lập trình) T T Lớp Sĩ số Giỏi SL % 11. Khá S L 1 8/1 35 4 2 8/2 34 3 8.8 8 3 8/3 36 2 5.6 6 9 8.6 21 Tổng cộng 4 Kết quả kiểm tra TB Yếu 7 % SL % SL 7 20.0 8 10 29.4 7 11 30.6 10 22 28 26.7 0 0 III. CÁC GIẢI PHÁP: 25 20. 0 23. 5 16. 7 20. SL 9 6 7 % Kém 25. 7 17. 6 19. 4 21. % 22. 9 20. 7 27. 7 23. 7 Trên TB SL % 27 25.7 27 25.7 26 24.8 80 76.2 1. Xác định bài toán: a. Khái niệm bài toán: Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ nào đó cần phải giải quyết, đối với bất kỳ một bài toán nào thì học sinh cũng được giáo viên hướng dẫn là phải đọc kỹ đề rồi xác định yêu cầu: A  B Trong đó: A là giả thiết: Điều kiện ban đầu hay cái đã cho còn gọi là giả thuyết trong toán học. B là kết luận: Mục tiêu cần đạt được hay cái phải tìm, phải làm ra khi kết thúc bài toán.  là suy luận: Giải pháp cần xác định hay một chuỗi các bước cần thực hiện từ A đến B. b. Bài toán lập trình trên máy vi tính: Bài toán lập trình trên máy cũng mang đầy đủ các tính chất của bài toán tổng quát trên, nhưng nó lại được diễn đạt theo một các khác. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 3 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm - A: là đưa thông tin vào – thông tin trước khi xử lý (Input ) - B: là đưa thông tin ra – kết quả sau khi xử lý (Output) - : là chương trình tạo từ các câu lệnh cơ bản của máy tính cho phép xử lý từ A đến B. c. Xác định bài toán: Việc xác định bài toán là xác định xem ta phải giải quyết vấn đề gì? Với giả thiết nào đã cho và với lời giải cần đạt những yêu cầu gì. Khác với các bài toán thuần túy trong toán học là chỉ cần xác định rõ giả thiết và kết luận chứ không cần xác định yêu cầu về lời giải, đôi khi những bài toán tin học trong thực tế chỉ cần tìm lời giải tốt tới mức nào đó, thậm chí là chỉ ở mức chấp nhận được (nếu lời giải tốt nhất đòi hỏi quá nhiều thời gian và chi phí). Input  Process  Output (Dữ liệu vào  Xử lý  Kết quả ra) d. Một số ví dụ: Ví dụ 1: Tính diện tích hình vuông. Các bước xác định cho bài toán: + Thông tin vào (Input): Cạnh hình vuông a + Thông tin ra (Output): Kết quả diện tích khi đưa a vào + Các dữ liệu cần xử lý để cho ra thông tin kết quả như: Lần lượt đưa giá trị a vào (cho a = 4 hay a là giá trị bất kỳ nào đó) Áp dụng công thức tính diện tích hình vuông: a*a Kết quả in ra là tích của giá trị cụ thể tương ứng của a do người chạy chương trình nhập vào. Ví dụ 2: Nhập vào một xâu ký tự và in ra màn hình xâu đã được đổi thành in hoa. Các bước xác định cho bài toán: + Input: Xâu ký tự + Output: Xâu ký tự đã đổi thành in hoa + Các dữ liệu cần xử lý để chế biến thông tin như: Lần lượt đưa xâu ký tự vào (S = abcd hay S là xâu bất kỳ) Áp dụng công thức : Xác định chiều dài xâu ký tự bằng hàm Length(s) Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 4 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm For i:=1 to length(St) do St[i]:=Upcase(St[i]); Kết quả in ra là ABCD. Ví dụ 3: Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c =0 Các bước xác định cho bài toán: + Input: Các số b, c + Output: Nghiệm của phương trình bậc nhất + Các dữ liệu cần xử lý để chế biến thông tin như: Lần lượt đưa giá trị b, c vào ( b = 3 ; c= - 6) Áp dụng công thức: - Nếu b = 0 và c = 0 thì phương trình có vô số nghiệm - Nếu b = 0 và c ≠ 0 thì phương trình vô nghiệm - Nếu b ≠ 0 thì phương trình có nghiệm x = -c/b; Kết quả in ra là x = 2 Ví dụ 4: Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên Các bước xác định cho bài toán: + Input: số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1, …., aN N = 5 ; (7, 5, 9, 4, 10) + Output: Giá trị lớn nhất Max của dãy số. + Các dữ liệu cần xử lý để chế biến thông tin như: Khởi tạo giá trị Max = a1 Lần lượt với i từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng ai với giá trị Max, nếu ai > Max thì Max nhận giá trị mới là ai. Kết quả in ra là Max = 10. 2. Tìm cấu trúc dữ liệu biểu diễn thuật toán: * Cấu trúc dữ liệu (data structure): Là kiểu dữ liệu mà bên trong nó có chứa nhiều thành phần dữ liệu và các thành phần dữ liệu đấy được tổ chức theo một cấu trúc nào đó. Nó dùng để biểu diễn cho các thông tin có cấu trúc của bài toán. Cấu trúc dữ liệu thể hiện khía cạnh logic của dữ liệu. Ví dụ cấu trúc dữ liệu đơn giản nhất trong chương trình tin học lớp 8 là mảng. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 5 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm Còn các dữ liệu không có cấu trúc được gọi là các dữ liệu vô hướng hay các dữ liệu đơn giản. VD: các kiểu dữ liệu số nguyên (integer), số thực (real), logic (boolean) là các kiểu dữ liệu đơn giản. * Khi giải một bài toán, ta cần phải định nghĩa tập hợp dữ liệu để biểu diễn tình trạng cụ thể. Việc lựa chọn này tùy thuộc vào vấn đề cần giải quyết và những thao tác sẽ tiến hành trên dữ liệu vào. Có những thuật toán chỉ thích ứng với một cách tổ chức dữ liệu nhất định, đối với những cách tổ chức dữ liệu khác thì sẽ kém hiệu quả hoặc không thể thực hiện được. Chính vì vậy nên bước xây dựng cấu trúc dữ liệu không thể tách rời bước tìm kiếm thuật toán giải quyết vấn đề. * Các tiêu chuẩn khi lựa chọn cấu trúc dữ liệu: - Cấu trúc dữ liệu trước hết phải biểu diễn được đầy đủ các thông tin nhập và xuất của bài toán. - Cấu trúc dữ liệu phải phù hợp với các thao tác của thuật toán mà ta lựa chọn để giải quyết bài toán. - Cấu trúc dữ liệu phải cài đặt được trên máy tính với ngôn ngữ lập trình đang sử dụng. * Đối với một số bài toán, trước khi tổ chức dữ liệu ta phải viết một đoạn chương trình nhỏ để khảo sát xem dữ liệu cần lưu trữ lớn tới mức độ nào. 3. Xây dựng thuật toán: Đây là bước khó nhất đối với học sinh và cũng cho giáo viên khi dạy phần này vì các em quen giải bài toán cụ thể nào đó và giải bài toán bằng ngôn ngữ tự nhiên mà các em đã học còn bây giờ các em phải xây dựng thuật toán của một bài toán tổng quát và bằng ngôn ngữ lập trình của máy. a. Khái niệm thuật toán: Thuật toán là một hệ thống chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác định một dãy thao tác trên cấu trúc dữ liệu sao cho: Với một bộ dữ liệu vào (Input), sau số hữu hạn bước thực hiện các thao tác đã chỉ ra, ta đạt được kết quả đã định (Output). INPUT Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng ALGORITHM Nằm 6 học 2017-2018 OUTPUT Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm b. Phương pháp biểu diễn thuật toán: Trong phần này chúng ta cần đưa ra một phương pháp mô tả thuật toán một cách khoa học để học sinh nhận biết được quy trình làm việc của máy vi tính (Ngôn ngữ lập trình) làm việc như thế nào. Mô tả thuật toán là bước quan trọng nhất đối với người lập trình, nếu người lập trình mô tả thuật toán sai hoặc dài dòng thì dẫn đến khi viết chương trình sẽ khó khăn hoặc sẽ cho kết quả sai. Ở bước này đòi hỏi người lập trình cần có những hiểu biết cơ bản về toán học thì khả năng biểu diễn thuật toán sẽ trở nên đơn giản hơn và sẽ thấy bài toán trở nên gần gủi. Vì vậy trong phần này tôi sẽ đã đưa ra hai phương pháp mô tả thuật toán một cách rõ ràng và khoa học nhất để các em dễ dàng mô tả thuật toán đúng theo ý tưởng của mình. b.1: Phương pháp biểu diễn từng bước: * Phương pháp: - Các thao tác của giải thuật được liệt kê từng bước - Tại mỗi bước, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để diễn tả công việc phải làm. - Bước đứng trước (có số thứ tự nhỏ hơn) được thực hiện trước, thực hiện xong bước này mới chuyển sang bước khác, không nhập nhằng. * Ví dụ: Thuật toán “Tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của một số nguyên trong dãy số nguyên đã cho”: - Bước 1: Nhập dãy số nguyên - Bước 2: Nhập số nguyên a - Bước 3: Gán cho phần tử so sánh (s) giá trị của số đầu tiên trong dãy - Bước 4: So sánh a với s + Nếu a = s thì ghi nhận vị trí của phần tử s (p) + Nếu a ≠ s và s chưa phải phần tử cuối cùng trong dãy thì gán s bằng phần tử tiếp theo và lặp lại bước 4 + Nếu a ≠ s và s là phần tử cuối cùng của dãy thì gán p = 0 - Bước 5: Nếu p ≠ 0 thì đưa ra vị trí cần tìm là p, ngược lại thông báo không tìm thấy, kết thúc. Thuật toán “Tìm ước số chung lớn nhất của 2 số nguyên dương a,b. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 7 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm - Bước 1: Nhập 2 số nguyên dương là a,b - Bước 2: So sánh giá trị a và b. Nếu a bằng b thì sang bước 3, ngược lại a khác b thì sang bước 4 - Bước 3: Tìm được ước số chung là a và kết thúc chương trình. - Bước 4: Nếu a lớn hơn b thì ước số chung lớn nhất là a:=a-b và quay trở lại bước 2. Ngược lại ước số chung là b:=b-a và quay trở lại bước 2 Thuật toán “giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0” - Bước1. Nhập b, c là các số nguyên. - Bước2. Nếu b = 0 chuyển đến bước 4 - Bước 3. Tính nghiệm phương trình x = - c /b và chuyển tới bước 5 - Bước 4. Nếu c ≠ 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. ngược lại (c = 0) thông báo phương trình có vô số nghiệm. - Bước 5. Kết thúc. Thuật toán “Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật” - Bước1. Nhập hai cạnh a,b - Bước 2. Tính chu vi C = 2*(a+b) - Bước 3. Tính diện tích S = a*b - Bước 4. In chu vi C - Bước 5. In diện tích S - Bước 6. Kết thúc Thuật toán “Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên” - Bước 1: Nhập N và dãy a1, ……, aN. - Bước 2: Max  a1 ; i  2 ; - Bước 3: Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc. - Bước 4: Nếu ai > Max thì Max  ai ; i  i+1 ; rồi quay lại bước 3 ; b.2: Phương pháp biểu diễn bằng sơ đồ khối: * Phương pháp: - Sử dụng mũi tên để quy định trình tự thực hiện các thao tác - Sử dụng các hình khối để minh hoạ cho các lệnh hay thao tác. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 8 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm + Khối bắt đầu + Khối kết thúc + Khối thao tác thực hiện tính toán + Khối kiểm tra điều kiện + Khối vào/ra dữ liệu + Khối gọi chương trình con,… Các ký hiệu trong phương pháp biểu diễn này: Khối bắt đầu và kết thúc Begin - Gọi chương trình con A A End Thực hiện công việc A A - Kiểm tra điều kiện: Tùy thuộc điều kiện(Đúng hay Sai) mà rẽ nhánh thích hợp sai Điều kiện Vào/ra dữ liệu Đúng Từ các khối ở trên có một số cấu trúc như sau: Cấu trúc rẽ nhánh Cấu trúc lặp while… do… If…then… repeat… until… If…then… else… Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 9 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm Thuật toán “Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật” Begin §äc c¹nh a,b C := 2*(a+b) S := a*b In ra C, S End Thuật toán “Tính chu vi, diện tích hình tam giác” Begin §äc a,b,c (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) Sai In “Không tạo thành TG” §óng C := (a+b+c) p := C/2 S := p * ( p  a ) * ( p  b) * ( p  c ) In ra C,S End Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 10 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm Thuật toán “Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên” begin Nhập N và dãy a1, .., aN Max  a1 , i  2 i >N Sai Đúng Đưa ra Max Ai > Max Sai Đúng Max  ai i i+1 End. c. Tính chất của thuật toán: * Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác. * Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo. * Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm. Ví dụ: Với thuật toán tìm giá trị lớn nhất của dãy số nguyên đã xét ở trên Tính dừng: Vì giá trị của i mỗi lần tăng lên 1 nên sau N lần thì i> N, khi đó kết quả phép so sánh ở bước 3 xác định việc đưa ra giá trị Max rồi kết thúc. Tính xác định: Thứ tự thực hiện các bước của thuật toán được mặc định là tuần tự nên sau bước 1 là bước 2, sau bước 2 là bước 3. Kết quả các phép so sánh trong bước 3 và bước 4 đều xác định duy nhất bước tiếp theo cần thực hiện. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 11 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm Tính đúng đắn: Vì thuật toán so sánh Max với từng số hạn của dãy số và thực hiện Max ai nếu ai > Max nên sau khi so sánh hết N số hạng của dãy thì Max là giá trị lớn nhất. 4. Viết chương trình: - Viết chương trình là dùng ngôn ngữ lập trình cụ thể nào (Ngôn ngữ Pascal) để diễn tả thuật toán, cấu trúc dữ liệu thành câu lệnh để máy tính có thể thực hiện được và giải quyết đúng bài toán mà người viết chương trình mong muốn. Và đây cũng là một trong những bước then chốt của người lập trình. - Sau khi đã có thuật toán ta phải lập trình để thực hiện thuật toán đó. Muốn lập trình đạt hiệu quả cao, cần phải có kỹ thuật lập trình tốt. Kỹ thuật lập trình tốt thể hiện ở kỹ năng viết chương trình, khả năng gỡ rối và thao tác nhanh. - Lập trình tốt không chỉ nắm vững ngôn ngữ lập trình là đủ, mà phải biết cách viết chương trình một cách uyển chuyển, khôn khéo và phát triển dần dần để chuyển các ý tưởng ra thành chương trình hoàn chỉnh. Để đạt được những điều trên thì cơ bản học sinh phải nắm được cấu trúc chung của một chương trình Pascal cần có những thành phần nào. Một chương trình Pascal có các phần: - Tến chương trình PROGRAM Tên_chương_Trình ; USES - Thư viện …… LABEL …… Phầằn khai báo - Hằằng CONST …… - Kiểu - Biếến TYPE ……. VAR ……. - Nhãn Phầằn mô tả thủ tục / hàm chương PROCEDURE …… FUNCTION …… BEGIN Bằết đầằu thần chương trình chính Các cầu lệnh của chương trình …… END. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Kếết thúc thần chương trình chính Nằm 12 học 2017-2018 trình con Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm * Phần khai báo : - Phần này bắt đầu bằng từ khóa Program rồi tiếp đến là tên của chương trình và chấm dứt bằng dấu chấm phẩy (;).Tên chương trình phải được đặt theo đúng qui cách của danh hiệu tự đặt (thỏa mãn quy ước đặt tên trong Pascal). Phần này có hay không cũng được. Ví dụ: Program Phuong_trinh_bac2 ; Program Vidu ; - Tiếp đến là khai báo các thư viện bằng từ khóa Uses. Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có sẵn một số thư viện cung cấp một số chương trình và lệnh thông dụng đã được lập sẵn.Ví dụ thư viện crt, graph……Và để sử dụng các chương trình đó thì phải khai báo thư viện chứa nó. Ví dụ: Uses crt ; {khai báo thư viện crt } Thư viện crt trong Pascal cung cấp các chương trình có sẵn để làm việc với màn hình và bàn phím. Ví dụ muốn xóa những gì đang có trên màn hình kết quả ta dùng lệnh Clrscr. (Nếu như ta sử dụng lệnh này mà không khai báo thư viện Crt thì máy tính sẽ báo lỗi). - Trình tự tiếp theo của một chương trình Pascal có thể có một số hoặc tất cả các khai báo dữ liệu sau: LABEL : khai báo nhãn CONST : khai báo hằng TYPE : định nghĩa kiểu dữ liệu mới VAR : khai báo các biến có dùng trong chương trình + Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình (có nghĩa là giá trị nào thường xuyên xuất hiện trong chương trình thì ta cần khai báo hằng) Ví dụ: Khai báo hằng Const MaxN = 1000 ; Pi = 3.1416 ; KQ = ‘Ketqua’ ; Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 13 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm Và khi viết chương trình thay vì ghi giá trị cụ thể thì ta sử dụng tên hằng đã khai báo (đã khai báo hằng MaxN = 1000 thì quá trình viết chương trình chỉ cần sử dụng hằng MaxN thay cho giá trị 1000) + Trong quá trình lập trình nếu phát sinh những kiểu dữ liệu mới cần sử dụng thì phải khai báo bằng từ khóa Type. Ví dụ 1: Khai báo kiểu mảng một chiều Type Kmang = array [1 .. 100] of integer ; Ví dụ 2: Khai báo kiểu bản ghi Type Hocsinh = record Hoten : string [30] ; Ngaysinh : string [10] ; Tin, toan, ly : real ; End; + Tất cả các biến dùng trong chương trình đều phải đặt tên và phải khai báo (sử dụng từ khóa Var) cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình. Tên biến dùng để xác lập quan hệ giữa biến với địa chỉ bộ nhớ nơi lưu trữ giá trị biến và mỗi biến chỉ được khai báo một lần. Var < danh sách biến > : < kiểu dữ liệu> ; Trong đó: Danh sách biến là một hay nhiều tên biến, các tên biến được viết cách nhau bởi dấu phẩy (,). Kiểu dữ liệu thường là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn hay kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa. Ví dụ: Var x , y : real ; N : Kmang ; { Kmang đã được định nghĩa } +Phần khai báo chương trình con (thủ tục Procedure hoặc hàm Function): Phần này mô tả một nhóm lệnh được đặt tên chung là một chương trình con để khi thân chương trình chính gọi đến thì cả nhóm lệnh đó được thi hành. Phần này có thể có hoặc không tùy theo nhu cầu. Và trong chương trình tin học lớp 8 thì cũng không nên đặt nặng vấn đề này cho học sinh, chỉ làm sao để học sinh cảm thấy đơn Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng Nằm 14 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm giản nhất có thể để việc lập trình các bài toán đơn giản của các em trở nên gần gủi và bản thân các em tự viết được một chương trình đơn giản. Lưu ý: Phần khai báo có thể có hoặc không tùy theo từng chương trình cụ thể. * Phần thân chương trình: Phần thân chương trình là phần đặc biệt quan trọng và bắt buộc phải có, phần này luôn nằm giữa 2 từ khoá là BEGIN và END. Ở giữa là lệnh mà các chương trình chính cần thực hiện. Đề bài yêu cầu viết chương trình thực hiện công việc gì thì ở phần thân phải có các câu lệnh dùng để thực hiện công việc đó. Sau từ khóa END là dấu chấm (.) để báo kết thúc chương trình. Các lệnh sau dấu chấm đều không có ý nghĩa. * Lưu ý: Dấu chấm phẩy (;): Dấu ; dùng để ngăn cách các câu lệnh của Pascal và không thể thiếu được trong quá trình viết các câu lệnh. * Lời chú thích: Lời chú thích dùng để chú giải cho người sử dụng chương trình nhớ nhằm trao đổi thông tin giữa người và người, máy tính sẽ không để ý đến lời chú thích này. Lời chú thích nằm giữa ký hiệu: { } hoặc (* *) Ví dụ 2: PROGRAM CT_Dau_tien ; USES Crt; VAR x : integer ; BEGIN {Dòng tiêu đề, khai báo tên chương trình } { Khai báo sử dụng thư viện Crt } { Khai báo biến } { Thân chương trình chính } Clrscr ; { Xóa màn hình } Writeln (‘Nhap gia tri cua x =’) ; Readln (x) ; x:= 0 ; x:= x + 10 ; Writeln (‘Gia tri cua x la’ , x ); Readln; END. Thực hiện: Nguyếễn Thanh Bằằng { Kết thúc chương trình} Nằm 15 học 2017-2018 Trường THCS Đại Phước Sáng kiếến kinh nghiệm 5. Kiểm thử chương trình (Testing program): Chạy thử và tìm lỗi là công việc mà người lập trình cần phải làm khi viết xong chương trình để kiểm tra chương trình của mình. Chương trình là do con người viết ra, cho nên khó có thể tránh khỏi sự nhầm lẫn. Một chương trình viết xong chưa chắc đã chạy được ngay trên máy tính để cho ra kết quả mong muốn. Kỹ năng tìm lỗi, sửa lỗi, điều chỉnh lại chương trình cũng là một kỹ năng quan trọng của người lập trình. Kỹ năng này có được bằng kinh nghiệm tìm và sửa lỗi của từng giáo viên hướng dẫn và giảng dạy. Có 2 loại lỗi cơ bản thường gặp khi lập trình: + Lỗi thuật toán: Lỗi này ít gặp nhất nhưng nguy hiểm nhất. Nếu nhẹ thì phải điều chỉnh lại thuật toán, nếu nặng thì có khi phải viết lại một thuật toán mới từ đầu. + Lỗi cú pháp: lỗi này hay gặp nhưng cũng là lỗi dễ sửa nhất. Chỉ cần nắm vững ngôn ngữ lập trình là đủ. Một người được coi là không biết lập trình nếu không biết sửa lỗi cú pháp. Và đây là lỗi thường gặp nhất đối với học sinh bắt đầu học lập trình. Ví du 1: Tìm số lớn nhất trong 3 số nguyên a,b,c được nhập vào từ bàn phím. Lần 1: Program tim_so_lon_nhat ; uses crt; var a,b,c:integer; begin clrscr; write('nhap 3 so=');readln(a,b,c); if a - Xem thêm -

Tài liệu liên quan


Thư viện tài liệu trực tuyến
Hỗ trợ
hotro_xemtailieu
Mạng xã hội
Copyright © 2023 Xemtailieu - Website đang trong thời gian thử nghiệm, chờ xin giấy phép của Bộ TT & TT
thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi tài liệu như luận văn đồ án, giáo trình, đề thi, .v.v...Kho tri thức trực tuyến.
Xemtailieu luôn tôn trọng quyền tác giả và thực hiện nghiêm túc gỡ bỏ các tài liệu vi phạm.