Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong giảng dạy môn hoá học...

Tài liệu Skkn kinh nghiệm sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong giảng dạy môn hoá học

.DOC
13
148
149

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): …………………………… 1. Tên sáng kiến: KINH NGHIỆM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHIẾU HỌC TẬP TRONG GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC (GV: Ngô Thanh Hòa- Lê Văn Dũng-Trương Phương Thịnh; Trường THPT Diệp Minh Châu, Châu Thành, Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Một trong các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là “dùng phiếu học tập trong giảng dạy”. Phiếu học tập giúp giáo viên dễ dàng hơn trong các hoạt động trình bài, hướng dẫn, chỉ đạo học sinh học tập. Đặc biệt là giúp học sinh học tập chủ động hơn với những lí do sau:  Tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu.  Phát huy khả năng hợp tác: làm việc theo nhóm, tập thể…  Khả năng tự nhận xét, đánh giá bản thân để học tập hiệu quả hơn.. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này vào trong thực tế giảng dạy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không như mong đợi, thậm chí còn không đạt được kết quả như phương pháp truyền thống. Qua tìm hiểu lí do, chúng tôi thấy có những nguyên nhân sau:  Phần lớn học sinh còn thụ động trong học tập, còn ngại phát biểu ý kiến bản thân. Trong một lớp chỉ có một số học sinh học tập tích cực, còn lại đa số là thụ động tiếp thu, nếu gọi những học sinh này trình bày ý kiến hoặc thuyết trình thì không làm được hoặc làm mất rất nhiều thời gian, do đó sẽ làm vỡ kế hoạch giảng dạy của giáo viên. 1  Không phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập.  Không có ý thức phối hợp với bạn do đó không làm việc theo nhóm.  Còn rất lười trong việc tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Một số học sinh chỉ thụ động tiếp thu theo cách chờ thầy cô ghi ra và chép hoặc không chép bài. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi đã điều chỉnh, bổ sung một số kĩ thuật trong việc áp dụng phiếu học tập trong giảng dạy. Qua nhiều lần thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy hiệu quả tăng lên rất rõ, đạt những yêu cầu của đổi mới giáo dục. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp Giải quyết được khó khăn gặp phải khi sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy hóa học. Tạo cho học sinh có động lực, niềm tin trong học tập, tự tin phát biểu ý kiến của bản thân, hứng thú học tập môn hóa. Tạo môi trường học tập thoải mái, vui vẻ, loại bỏ áp lực trong học tập. Tạo điều kiện học sinh thảo luận nhóm chia sẽ kiến thức các thành viên trong nhóm theo tinh thần hợp tác. - Nội dung giải pháp Trên cơ sở phân tích các khó khăn gặp phải khi sử dụng phiếu học tập,chúng tôi đã đưa ra một quy trình áp dụng mới như sau: Quy trình áp dụng hiệu quả phiếu học tập trong giảng dạy Bước 1: Học sinh nghiên cứu Giáo viên lập phiếu học tập, giao cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu trước ở nhà. Đây là giai đoạn đầu tiên để học sinh tự học, tự nghiên cứu bài học. Để các em dễ dàng hơn trong việc tự học, giáo viên nên giao cho học sinh phiếu học tập của tất cả các nhóm để giúp các em nắm được mạch kiến thức để góp ý khi thảo luận tập thể. Bước 2: Thảo luận nhóm Bắt đầu tiết học, sau khi ổn định tổ chức lớp và phổ biến hình thức học tập, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm học tập theo nội dung phiếu đã được giao trong 2 thời gian qui định. Trong khoảng thời gian này (nhiều nhất là 10 phút), các thành viên trong nhóm tự do thảo luận vấn đề trong nội dung phiếu học tập, giáo viên quan sát hoạt động của học sinh, nhắc nhở những học sinh không tập trung hoặc làm việc riêng không tham gia vào nhóm sẽ bị trừ điểm. Bước 3 : Thuyết trình Các nhóm cử đại diện thuyết trình nội dung thảo luận của nhóm trong thời gian qui định (Yêu cầu phải sinh động, rõ ràng). Hình thức tự chọn (có thể thuyết trình bằng lời nói, qua máy chiếu…). Có thể bổ sung khi thời gian vẫn còn. Các nhóm khác lắng nghe, thảo luận và tham gia bằng các câu hỏi, góp ý bổ sung nếu thấy phần trình bày chưa được chính xác. Bước 4: Đánh giá kết quả Giáo viên nhận xét phần trình bày của nhóm, phân tích và chỉ ra những ưu điểm, tồn tại của nhóm và cùng cả tập thể đánh giá % đạt được để xác định điểm số đạt được của nhóm vừa trình bày và điểm số của cá nhân có ý kiến bổ sung. Bước 5: Giao công việc về nhà Sau khi tất cả các nhóm đã hoàn thành công việc, giáo viên tổng kết điểm của từng nhóm, thông báo trước tập thể lớp và giao công việc cho buổi học sau. ( Điểm số đạt được có thể dùng để tính điểm hệ số 1 (miệng) hoặc điểm cộng tùy theo giáo viên). Một số ví dụ minh họa Ví dụ 1 Bài 17: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (Hóa học 10 – Ban cơ bản) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Học sinh biết - Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron; chất oxi hoá là chất nhận electron; chất khử là chất cho electron; phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố. 3 - Các bước lập phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử theo phương pháp thăng bằng electron. Học sinh hiểu: - Cách viết quá trình oxi hóa, quá trình khử. - Cách lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng e 2. Về kỹ năng: - Kỹ năng xác định số oxi hoá để tìm chất khử, chất oxi hoá. - Cân bằng nhanh chóng các phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá - khử đơn giản theo phương pháp thăng bằng electron. - Kĩ năng tự nghiên cứu bài học, làm việc theo nhóm, làm việc tập thể. 3. Về thái độ: - Tích cực tìm hiểu bài học, năng động, tích cực trong hoạt động tìm hiểu bài. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên  Phiếu học tập ( giao trước cho học sinh )  Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, bảng phụ…  Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: thảo luận nhóm, bài tập … 2. Học sinh  Nghiên cứu trước nội dung phiếu học tập.  Dụng cụ, bài vở, nội dung cần thiết để thuyết trình.  Các vấn đề còn chưa sáng tỏ để thảo luận nhóm… IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: - Nội dung bài có thể phân chia thành các phiếu học tập như sau: Phiếu 1(nhóm 1) Cho phản ứng hóa học sau : 4Al + 3O2 → 2Al2O3 a/ Xác định số oxi hóa của các chất trong phản ứng 4 b/ Viết quá trình nhường, quá trình nhận electron của các nguyên tố tham gia phản ứng c/ Chỉ ra chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa của phản ứng trên Phiếu 2 (nhóm 2) Cho phản ứng hóa học sau : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3 a/ Xác định số oxi hóa của các chất trong phản ứng b/ Viết quá trình nhường, quá trình nhận electron của các nguyên tố tham gia phản ứng c/ Chỉ ra chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa của phản ứng trên Phiếu 3 (nhóm 3) Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron Na + O2 → Na2O Phiếu 4 (nhóm 4) Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron NH3 + O2 → NO + H2O Phiếu 5 (Bài tập về nhà cho cả lớp) A/ Tự luận Câu 1: Cho các phản ứng sau: 1/ H2S + O2 → S + H2O 2/ NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O 3/ Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O 4/ Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O 5/ Mg + H2SO 4 đ, nóng → MgSO4 + S + H2O a/ Xác định số oxi hóa của các nguyên tố, tìm chất khử, chất oxi hóa, Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử của các phản ứng b/ Cân bằng các phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron Câu 2: Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron a/ Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH 4NO3 + H2O b/ Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe c/ FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O d/ FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O 5 B/ Trắc nghiệm Câu 1. Chất oxi hoá là chất A. Có khả năng nhận electron B. Có số oxi hóa giảm sau phản ứng C. Có số oxi hoá tăng sau phản ứng D. A,C đều đúng Câu 2. Chất khử là chất A. Có khả năng cho electron B. Là chất bị oxi hoá C. Có khả năng nhận electron D. A,C đều đúng Câu 3. Khử một chất có nghĩa là A. Làm chất đó nhận thêm electron B. Làm chất đó nhận thêm proton C. Làm chất đó nhường đi proton D. Làm chất đó nhường đi electron Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng sau : KMnO4 + FeSO4 + H2SO4  K2SO4 + Fe2(SO4)3 + MnSO4 + H2O Trong phản ứng trên, số oxi hoá của sắt : A. tăng từ +2 lên +3 B. giảm từ +3 xuống +2 C. tăng từ -2 lên +3 D. không thay đổi Câu 5. Cặp hóa chất có thể phản ứng oxi hóa – khử với nhau là A. CaCO3 và H2SO4. B. Fe2O3 và HI. C. Br2 và NaCl. D. FeS và HCl. Câu 6. Trong phản ứng 6KI + 2KMnO4 +4H2O  3I2 + 2MnO2 + 8KOH, chất bị oxi hóa A. I-. là B. MnO4-. C. H2O. D. KMnO4. Câu 7. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl  MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là A. oxi hóa. B. khử. C. tạo môi trường. D. khử và môi trường. Câu 8. Cho biết trong phản ứng sau: 4HNO 3đặc nóng + Cu  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. HNO3 đóng vai trò là: A. chất oxi hóa. B. Axit. C. môi trường. D. Cả A và C. Câu 9. Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử: KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2? A. KMnO4, I2, HNO3. B. KMnO4, Fe2O3, HNO3. C. HNO3, H2S, SO2. D. FeCl2, I2, HNO3. 6 Câu 10. Cho sơ đồ phản ứng: FeS2 + HNO3  Fe(NO3)3 + H2SO4 + 5NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số cân bằng của phản ứng là A. 21. - B. 19. C. 23. D. 25. Các bước thực hiện Bước1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, công bố hình thức làm việc, cách đánh giá kết quả làm việc qua quá trình học tập của tập thể lớp. Lưu ý: Công việc này nên thực hiện trước khi vào tiết học (Tốt nhất là sau tiết học của buổi trước để học sinh có thời gian chuẩn bị, phân công công việc…) Bước 2: Giáo viên yêu cầu các nhóm học tập thảo luận trong thời gian 10 phút, nhắc lại các qui định Bước 3: Giáo viên gọi lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của mình. (Học sinh có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau, miễn sao đáp ứng được yêu cầu của bài học). Yêu cầu của bước 2: Mỗi nhóm chỉ có 5 phút trình bày, các nhóm khác có 3 phút để nêu câu hỏi  hoặc góp ý bổ sung kiến thức. Giáo viên dành khoảng 1 phút để nhận xét và cho điểm  Bước 4:  Giáo viên nhận xét chung, phân tích chỉ rõ những ưu điểm, những nhược điểm cần khắc phục của mỗi nhóm  Giao công việc ở nhà ( Phiếu 5 ), Phân công công việc cho tiết học sau. _________________________________________ Ví dụ 2 BÀI 31. SẮT (Hóa 12 – Ban cơ bản) 7 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Biết vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn và cấu hình electron nguyên tử. - Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học và trạng thái tự nhiên của sắt. 2. Về kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết cấu hình e nguyên tử, viết phương trình hoá học của các phản ứng minh hoạ tính chất của sắt. - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm. - Rèn luyện khả năng học tập theo phương pháp so sánh, đối chiếu và suy luận logic. 3. Về thái độ: Thái độ tích cực trong học tập, làm việc theo nhóm, giúp nhau cùng tiến bộ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chương trình giảng dạy: hệ tuyển học sinh tốt nghiệp THPT. - Đề cương bài giảng, giáo trình môn học: Sách giáo khoa Hoá học 12 cơ bản - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm, bảng phụ. - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: thảo luận nhóm, thí nghiệm biễu diễn, bài tập trắc nghiệm. 2. Học sinh - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: kiến thức về kim loại và thực tế cuộc sống. - Tài liệu học tập; thí nghiệm, thực hành, dụng cụ học tập: Sách giáo khoa Hoá học 12 cơ bản. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: không 3. Bài mới: Nội dung và phương pháp: 8 Nội dung bài được chia thành các phiếu học tập sau Phiếu học tập số 1 (Nhóm 1) * Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình e nguyên tử - Quan sát bảng tuần hoàn xác định vị trí của sắt? - Viết cấu hình e của nguyên tử sắt? Suy ra đặc điểm của e lớp ngoài cùng và khuynh hướng hoá học của Fe? - Viết cấu hình e của Fe 2+, Fe 3+ . * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của sắt Bằng những quan sát hằng ngày và đọc SGK, hãy nêu tính chất vật lí của sắt? Phiếu học tập số 2 (Nhóm 2) *Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của Fe Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: + Dựa vào cấu hình e, vị trí của sắt trong dãy điện hóa cho biết tính khử của sắt thể hiện như thế nào, có bao nhiêu số oxi hóa? + Nhắc lại tính chất hoá học chung của kim loại? Suy ra tính chất hóa học của sắt? Viết phương trình minh họa. (Gợi ý: Fe cháy trong S, Cl2. (phản ứng với O2 liên hệ thực tế), sắt tác dụng với HCl, sắt tác dụng với HNO3 loãng, sắt tác dụng với dd CuSO4). + Sắt chỉ tác dụng được với dung dịch muối của những kim loại nào? Phiếu học tập số 3 (Nhóm 3) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a/Fe + HNO3 loãng → ………………………+ N2O + ……….. b/Fe + HNO3 (đặc nóng) → ………………………… c/Fe + H2SO4 đặc nóng → …………………………… d/Fe + AgNO3 (đủ) → ............................................................ e/Fe + AgNO3 (dư) → ............................................................ 9 Phiếu học tập số (Nhóm 4) *Hoạt động 4: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên có sắt tồn tại ở dạng đơn chất không? - Quan sát hình ảnh các mẫu quặng và nêu thành phần chính của chúng. - Liên hệ thực tế: sắt có trong cơ thể người và động vật không? Phiếu học tập số 5 (Hoạt động tập thể) Trắc nghiệm khách quan Câu 1. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe? A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 2. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+? A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. Câu 3. Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+? A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. Câu 4. Cho phương trình hoá học: aAl + bFe 3O4 → cFe + dAl2O3 (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là A. 25. B. 24. C. 27. D. 26. Câu 5. Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ. Câu 6. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3. Câu 7. Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2. Câu 8. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2. 10 Câu 9. Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO 3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 11,2. B. 0,56. C. 5,60. D. 1,12. Các bước thực hiện tiết học Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm học tập, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, công bố hình thức làm việc, cách đánh giá kết quả làm việc qua quá trình học tập của tập thể lớp. Bước 2: Giáo viên yêu cầu các nhóm học tập thảo luận trong thời gian 10 phút. Bước 3: Giáo viên gọi lần lượt từng nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của mình. (Học sinh có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau, miễn sao đáp ứng được yêu cầu của bài học). Yêu cầu của bước 2:  Mỗi nhóm chỉ có 3 phút trình bày, các nhóm khác có 3 phút để nêu câu hỏi hoặc góp ý bổ sung kiến thức.  Giáo viên dành khoảng 1 phút để nhận xét và cho điểm. Lưu ý: học sinh khối 12 thường thích trình bày có hỗ trợ bằng máy chiếu, do đó giáo viên cần chuẩn bị các thiết bị có liên quan, tránh gây lúng túng cho học sinh. Sau khi các nhóm đã trình bày xong, giáo viên yêu cầu tất cả các nhóm cùng thảo luận phiếu số 5, chỉ định một số học sinh thực hiện bài làm tại lớp. Bước 4:  Giáo viên nhận xét chung, phân tích chỉ rõ những ưu điểm, những nhược điểm cần khắc phục của mỗi nhóm.  Giao công việc ở nhà, Phân công công việc cho tiết học sau. 3/ Đánh giá, tổng kết tiết học Ưu điểm của giải pháp: - Phương pháp dễ thực hiện, có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. 11 - Học sinh buộc phải chuẩn bị bài chu đáo, tích cực do kết quả được tính cho cả nhóm. Sự tác động của nhóm sẽ làm cho bản thân mỗi học sinh có tinh thần trách nhiệm, phải biết tự phấn đấu, vươn lên để không ảnh hưởng đến kết quả chung của tập thể. - Tạo được môi trường cạnh tranh trong học tập một cách tích cực. - Rèn luyện được khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng làm việt tập thể, khả năng phân tích, đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm của bản thân và của cá nhân khác. Nhược điểm: - Học sinh khó ghi bài. - Giáo viên khó kiểm tra bài cũ. Phương hướng khắc phục: Để hạn chế những nhược điểm trên, chúng tôi đã thực hiện như sau: Để cho học sinh dễ dàng ghi được nội dung bài học, ngay từ đầu năm chúng tôi thiết kế và giao cho học sinh “vở ghi bài” trong đó học sinh chỉ thêm vào một số nội dung quan trọng là đã được bài học hoàn chỉnh. Về kiểm tra bài cũ, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu sử dụng phiếu học tập liên tục, tất cả các bài học theo sách giáo khoa thì hiệu quả không cao do: - Học sinh bị nhàm chán, không còn đủ hứng thú hoạt động. - Không có thời gian chuẩn bị một cách chu đáo. Do đó chúng tôi thấy rằng, phiếu học tập chỉ nên sử dụng cho một số bài, tốt nhất là xen kẽ giữa việc dùng phiếu và các phương pháp giảng dạy tích cực khác. Tiết học sau giáo viên kiểm tra được kiến thức của từng học sinh đã tiếp thu qua phiếu học tập, mỗi học sinh do đó sẽ cố gắng hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Phương pháp này có đặc điểm là rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, nhất là đối với học sinh cấp 3 do tạo ra môi trường học tập thoải mái, không có quá nhiều áp lực. Do đó có thể áp dụng được cho tất cả các khối lớp, các môn học của chương trình THPT. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Giải pháp đã khắc phục được những nhược điểm của phương pháp dạy học tích 12 cực bằng phiếu học tập, do đó đã phát huy hết những ưu điểm như: học sinh chủ động, tích cực trong học tập. Rèn luyện được khả năng tự học, khả năng hợp tác… Do dễ dàng áp dụng, có hiệu quả cao nên phương pháp này giúp được gáo viên và học sinh dễ dàng hơn trong quá trình dạy – học, nâng cao chất lượng học sinh. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ … (bản). - Bản tính toán … (bản). - Các tài liệu khác … (bản). Bến Tre, ngày 17 tháng 03 năm 2018 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan