Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số kinh nghiệm công tác tuyên giáo tại chi bộ trường học...

Tài liệu Skkn một số kinh nghiệm công tác tuyên giáo tại chi bộ trường học

.PDF
6
195
95

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………. 1. Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm trong công tác tuyên giáo tại chi bộ trường học”. (Nguyễn Thanh Thanh, Võ Tấn Đoàn, @THPT An Thới) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác xây dựng đảng 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Về thực trạng của vấn đề: + Thời gian gần đây, diễn biến tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận đảng viên, nhân viên, giáo viên, học sinh có chiều hướng không tốt; nạn bạo lực học đường xảy ra nhiều nơi. Nhiều giáo viên không tha thiết với nghề giáo; nhiều học sinh lơ đểnh, chểnh mảng việc học hành, thiếu tinh thần trách nhiệm với bản thân, với lớp và gia đình. Trong tập thể, có hiện tượng đảng viên, giáo viên, học sinh nhận thức chưa đầy đủ về truyền thống yêu nước của nhân dân ta, chưa thấm nhuần tư tưởng cách mạng của đảng, thiếu lòng tin vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa. + Hiện nay, việc bùng nổ thông tin nhờ sự phát triển của các trang báo mạng, mạng xã hội đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội. Song, cũng từ đó, nhiều thông tin phản động, nhiều kênh tuyên truyền không chính thống len lõi vào nhà trường và có tác động tiêu cực đến một bộ phận đảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh. + Tại một số đơn vị sự nghiệp, người lãnh đạo chú tâm nhiều đến công tác chuyên môn, xem nhẹ công tác xây dựng đảng, nhất là công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống trong toàn thể cơ quan. - Về nguyên nhân thực trạng 1 + Công việc tuyên giáo tại chi ủy chi bộ trường học khá nhiều, nếu không có giải pháp phù hợp và kịp thời thì công việc sẽ tiến triển chậm hoặc kém hiệu quả, đôi khi có tác dụng ngược chiều gây mất đoàn kết trong chi bộ lẫn cơ quan. Tại chi ủy chi bộ nhà trường hiện có 25 đảng viên/36 giáo viên, nhân viên (tính đến tháng 12 năm 2017), chiếm tỉ lệ 69,44%. Số lượng Ban chi ủy là 03 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí được phân công công tác tuyên giáo. Nhiệm vụ của đồng chí đảng viên làm công tác tuyên giáo: Một là, tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của cấp trên; phổ biến chủ trương, kế hoạch, quyết định của chi ủy chi bộ. Hai là, theo dõi tình hình diễn biến chính trị tư tưởng trong đảng viên, giáo viên và học sinh; ghi nhận những trường hợp đảng viên, nhân viên, học sinh vi phạm đạo đức lối sống hay có những biểu hiện lệch lạc về chính trị tư tưởng, tìm nguyên nhân và báo cáo với chi ủy chi bộ để cùng tìm ra biên pháp khắc phục. Ba là, tham mưu các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo tại chi bộ nhà trường cho Ban chi ủy, thực hiện công tác tuyên truyền thuyết phục đảng viên, giáo viên, nhân viên, học sinh khi được chi ủy phân công. + Chi bộ trường Trung học phổ thông trực thuộc huyện ủy, về công tác đảng do huyện ủy trực tiếp quản lí, công tác tuyên giáo do Ban tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo; về mặt chính quyền, trường Trung học phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo quản lí. Vì vậy, trong thời gian qua, một số văn bản chỉ đạo trong công tác tuyên giáo có sự trùng lặp giữa văn của Sở Giáo dục – Đào tạo và Ban tuyên giáo huyện ủy. Từ đó đòi hỏi cán bộ làm công tác tuyên giáo phải dành thời gian nghiên cứu văn bản, kịp thời hoạch định ra những công việc tuyên truyền và có phương pháp tuyên truyền phù hợp, hiệu quả. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp + Một là, nghiêm túc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác tuyên giáo. Công tác tư tưởng ở cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mỗi đảng viên, giáo viên, nhân viên; khơi dậy và phát huy tinh 2 thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo của tập thể nhằm biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực, thành phong trào hành động cách mạng của toàn thể cơ quan. + Hai là, công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống ở chi bộ nhà trường nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển các mục tiêu chung, hướng đến xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. + Ba là, có câu: “Tư tưởng không thông, xách bình toong không nổi”, vì vậy, trong bất kì công việc gì, khi mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thông suốt sẽ tạo ra sức mạnh đoàn kết giúp tập thể vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu chung của nhà trường. - Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài + Theo truyền thống, công tác tuyên truyền thường dùng giải pháp truyền miệng, các trường học chưa đầu tư đẩy mạnh công tác giáo dục bằng các hình thức khác như tuyên truyền kết hợp với trình chiếu bằng powerpoint; hoặc thường là tuyên truyền một chiều, ít quan tâm phản hồi hay chú trọng quá trình tự nghiên cứu của người nghe. Mặt khác, nhiều trường học cũng thường tổ chức các hoạt động chào mừng, các phong trào thi đua, tuy nhiên, ở trường tôi, sau mỗi phong trào, chúng tôi còn giữ được ngọn lửa của tinh thần nhiệt quyết và đến phong trào sau lại thổi bùng lên. + Đề tài này mang tính hệ thống lại các công việc đã làm, giữa các nội dung giải pháp có tinh liên hệ mật thiết, không mang tính độc lập, vì vậy trong quá trình công tác phải vận dụng đầy đủ các nội dung giải pháp dưới đây. - Nội dung giải pháp * Nội dung 1: Chi ủy chi bộ phân công cán bộ, đảng viên phụ trách công tác tuyên giáo. Cùng với đồng chí chi ủy viên là một lực lượng “nổi” và lực lượng “ngầm” sẽ tham gia vào công tác tuyên tuyền bất cứ lúc nào mà chi ủy phân công. * Nội dung 2: Tăng cường công tác tuyên truyền miệng trong các cuộc họp chi bộ, họp hội đồng; các buổi sinh hoạt tập thể qua các hình thức: 3 - Phổ biến công văn: yêu cầu người phổ biến phải nghiên cứu để nắm kỹ nội dung công văn; sau đó truyền đạt lại ngắn gọn, mạch lạc tinh thần công văn. Tránh trường hợp đọc toàn bộ văn bản sẽ gây nhàm chán và mất thời gian của tập thể. - Tuyên truyền ý nghĩa kỉ niệm các ngày lễ lớn; tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân hay các nhân vật lịch sử: Đối với đảng viên, giáo viên, nhân viên: Các bước: + Bước 1: Gửi nội dung tuyên truyền qua địa chỉ mail của từng đảng viên, giáo viên, nhân viên (nếu tài liệu dài thì phải trích, phải biên soạn lại )để mỗi người nghiên cứu. Bước này có tác dụng đẩy mạnh tinh thần chủ động, tích cực nghiên cứu của mỗi người. + Bước 2: Tuyên tuyền miệng trước tập thể, có ứng dụng công nghệ thông tin: Cần chuẩn bị phòng họp có máy chiếu. Người tuyên truyền phải chuẩn bị tài liệu chu đáo và trình chiếu powerpoint (tranh, ảnh, nội dung chính...). Trong quá trình tuyên truyền, cần hướng tới người nghe bằng một số câu hỏi (có trong tài liệu đã gửi mail) để tạo không khí sôi nổi của buổi nói chuyện. Đối với học sinh: Chi ủy chi bộ phân công cán bộ, giáo viên tuyên truyền trong giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp. Cần đảm bảo mỗi giờ sinh hoạt là một đề tài, tuần nào cũng có sinh hoạt chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Hình thức tổ chức phong phú đa dạng như: thuyết trình, hái hoa dân chủ, trò chơi âm nhạc, game ... Công việc này thường được đồng chí phụ trách tuyên giáo chỉ đạo Đoàn Thanh niên nhà trường thực hiện. Có truường hợp chi ủy ra Nghị quyết, Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn phối hợp Đoàn Thanh niên thực hiện. Kế hoạch công tác tuyên giáo đều được đồng chí phụ trách tuyên giáo trình qua Ban chi ủy và chi bộ bàn bạc, thống nhất thực hiện. * Nội dung 3: Tham mưu cho Ban chi ủy phân công đảng viên theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng của đảng viên, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Yêu cầu: chọn đảng viên có uy tính trong chi bộ cả về mặt chuyên môn lẫn đạo đức lối sống, là người năng động, nhiệt tình với công tác đảng; tùy theo đối tượng và tính chất công việc mà phân công người phụ trách phù hợp. 4 + Ví dụ 1. Cuối năm 2013, một quần chúng K gặp hiệu trưởng tố cáo đảng viên B có quan hệ bất chính với chồng chị. Khi đó, đồng chí hiệu trưởng (nam giới) là phó bí thư chi bộ. + Ví dụ 2. Năm 2015, một đảng viên chính thức (thầy giáo H) của chi bộ xin nghỉ việc tại trường và nộp đơn xin ra khỏi đảng Với hai trường hợp trên thì công tác phân công đảng viên làm công tác tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp 1, thầy hiệu trưởng thông qua chi ủy và chi ủy thống nhất cử đồng chí A (phó chủ tich công đoàn – người bạn thân của đồng chí B tại trường) gặp riêng và tìm hiểu sự thật câu chuyện. Mặt khác, thầy hiệu trưởng luôn liên hệ mật thiết với quần chúng K để làm công tác vân động, tuyên truyền, thuyết phục chị giữ bí mật câu chuyện cho đến khi mọi việc được giải quyết. Và đến nay, câu chuyên ấy vẫn được giữ im lặng cho dù chị K đã rút đơn tố cáo. Còn ở trường hợp 2, chi ủy phân công một đảng viên lớn tuổi, từng là thầy của thầy H (Hai người rất gắn bó trong công tác) tìm hiểu nguyên nhân, động viên, an ủi thầy H rút đơn và trở lại công tác sau khi giải quyết những biến cố gia đình. - Đối với học sinh: cần lựa chọn những học sinh gương mẫu là nòng cốt trong công tác Đoàn, công tác Hội Nói chung, công việc này “muôn hình vạn trạng”, cần sự khéo léo và tâm huyết xây dựng tập thể đoàn kết của mỗi thành viên mà đứng đầu là chi ủy chi bộ. Miễn làm sao phải đi đến kết quả “bằng mặt, bằng lòng”. * Nội dung 4: chi ủy chi bộ ra nghị quyết chỉ đạo các đoàn thể, các bộ phận trong nhà trường tổ chức tốt các phong trào thi đua. - Trong giáo viên: mỗi năm có ít nhất 3 hội thi lớn nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của tập thể. Ví dụ như: Thi đua chào mừng kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam; Mừng Đảng mừng xuân; Quốc tế Phụ nữ...Mỗi hoạt động đều xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, thu hút được sự tham gia của tập thể. - Trong học sinh: phát động nhiều phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao nhằm phát huy tinh thần chủ động, tích cực, nhiệt tình của học sinh 5 Qua các hoạt động, khi được tổ chức chu đáo sẽ làm tăng tinh thần đoàn kết, tạo động lực phấn khởi cho tập thể. Khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình và giữ được ngọn lửa ấy trong mọi thời điểm. * Nội dung 5: chi ủy chi bộ phải đi đầu và vận động được tập thể tham gia vào công cuộc xã hội hóa giáo dục. Bởi vì mỗi phong trào nhà trường phát động đều cần kinh phí tổ chức và khen thưởng kịp thời. Có vậy mới thu hút sự tham gia nhiệt tình của tập thể, mới tạo được động lực mạnh mẽ và khích lệ tinh thần của tập thể Chỉ riêng năm học 2016 – 2017, tập thể nhà trường đã vận động được 3000 quyển tập, 100 cây bút, 1 xe đạp, 77 600 000 đồng. So với các trường khác thì đây là con số quá nhỏ, nhưng đối với một trường tuổi đời chưa qua 5 năm, với 12 lớp thì đây quả là con số lí trưởng của sự phấn đấu vì một tập thể vững mạnh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng đối với các chi bộ trường học khác để xây dựng. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Từ năm học 2016 – 2017, khi chi ủy chi bộ quan tâm đầu tư vào công tác tuyên giáo, bầu không khí tâm lí trong tập thể có nhiều chuyển biến tích cực: không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, các chỉ tiêu của nhà trường đều đạt và vượt, không có học sinh bị đưa ra hội đồng kỹ luật, tỉ lệ học sinh được xếp hạnh kiểm tốt tăng hơn các năm học trước. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: không 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: không 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan