Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn một số nội dung cần rèn luyện học sinh trong tiết học thể dục...

Tài liệu Skkn một số nội dung cần rèn luyện học sinh trong tiết học thể dục

.DOC
16
110
87

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:.................................................. 1. Tên sáng kiến: Một số nội dung cần rèn luyện học sinh trong tiết học Thể Dục 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong giờ lên lớp môn thể dục khối 10 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông hiện nay là vấn đề luôn được chú trọng hàng đầu. Trong những năm trở lại đây tình trạng nề nếp của nhà trường cũng ngày càng được củng cố và siết chặt - Tuy vậy những vấn đề về tội phạm ở địa bàn trường vẫn còn phức tạp, tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều, học sinh vi phạm nội qui trường lớp không ít, ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng kém, vi phạm an toàn giao thông, đánh nhau...vẫn còn xảy ra. Đối với môn thể dục việc đánh giá học sinh trong quá trình rèn luyện giờ thể dục cũng không ít gặp khó khăn, các em không còn tranh đua như trước vào từng điểm số nên việc phát hiện tài năng cũng ngày một khó hơn, nề nếp của các em cũng có chiều hướng tuột dốc, các em chẳng quan tâm gì nhiều vào nội dung học này. - Giáo viên đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như tham gia hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo viên còn đảm nhiệm một trọng trách là chủ nhiệm lớp, trong giảng dạy người giáo viên thể dục vừa giảng dạy, vừa bám sát từng học sinh để phân nhóm giảng dạy cho phù hợp từng đối tượng, lựa chọn học sinh có năng khiếu rèn luyện thêm. Vì vậy giáo viên thể dục rất ít chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh 1 cũng như cách ứng xử đẹp, tự trang bị thể lực mà học sinh cần phải có sau khi hoàn thành chương trình học của mình. Hiện nay rất nhiều học sinh có khả năng Thể Dục Thể Thao tốt hoặc có năng khiếu tập luyện thi đấu rất hay nhưng các em không chú tâm trao dồi sự khiêm nhường từ tốn, rèn luyện thể lực kỹ thuật cá nhân để có thành tích mà hay làm nổi, hay thể hiện bản thân, thậm chí xa súc việc học mà đam mê một môn thể thao nào đó. - Nói đến giáo dục đạo đức nó là định nghĩa vô cùng phức tạp và dài dòng, khó đánh giá đúng rằng người thực hiện nó cũng như người được giáo dục hiệu quả ra sao, nên việc đánh giá một lời nói nhỏ, một nội dung giáo dục nào là đúng, cần thiết giáo dục lúc nào, mà phải tùy thuộc vào từng tình huống từng thời điểm nhất định thì đòi hỏi đó là cả quá trình dài mà những học sinh đó cũng không biết chắc rằng kết quả giáo dục đó là do ai tạo ra, ai đã làm cho các em có những suy nghĩ như vậy, vì vậy kết quả giáo dục mang lại không phải là vào ngay ngày mai hay ngày mốt, bất chợt một lúc nào đó nó lại hiện lên các em thực hiện và làm theo như chính là cái vốn vốn của mình - Nói đến đây tôi cũng không dám khẳng định rằng sáng kiến của mình có tác dụng gì hay không, tôi chỉ biết đó là những gì tôi đang làm đối với học sinh các lớp tôi giảng dạy, như vậy là đủ chưa, đúng chưa, có khoa học không, có hiểu quả thế nào, kết quả giáo dục học sinh ở mức nào, học sinh có tiến bộ gì không thì phải còn tùy thuộc vào cách hiểu của các em về giáo viên thể dục như thế nào... - Nói là một lẻ mà làm được hay không là một lẻ, làm là làm gương, làm cho thấy đúng với lời nói và lời giải thích phải mang tính thiết phục thì nó sẽ kéo theo cả hệ lụy mà không những năm học này giáo viên quản lý các em tốt không mà nó còn giúp cho những năm tiếp theo các em học sinh nó đánh giá được thực chất của một giáo viên, ý thức tự giác của các em sẽ nâng cao hay chỉ dừng lại ở đó, ai biết được? 2 - Một giáo án chỉ thể hiện được nội dung chuyên môn, chưa thể hiện được vốn từ và ngôn phong mà những giáo viên giáo dục học sinh, nên có những giáo viên cũng nói về nội dung đó như dẫn dắt các em không đến nơi đến chốn các em không hiểu hết ý, có giáo viên chỉ cần nói vài câu từ học sinh nghe và làm theo. Ở đây tôi muốn nói nếu viết ra được những gì mình làm đó cũng là giải pháp giúp tự mình nhìn lại cách đối xử học sinh như vậy là được chưa, chổ nào chưa được so sánh với cái của mọi người từ đó rút ra được kinh nghiệm. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp là : Nhằm nêu ra những nội dung, việc làm cụ thể mà bản thân tôi nghĩ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó giúp lớp học nề nếp hơn, các em có cách nhìn rộng hơn về các giờ học thể dục không phải là vận động chân tay không mà nó thể hiện sự tinh tế, tỷ mĩ, khéo léo nhanh nhẹn của bản thân, thể hiện sự hiểu biết về môn học qua cách đánh giá người khác, nhạy bén với các môn học liên hệ thực tế xung quanh, phát huy tính tích cực bản thân, là cơ hội tiến thân... - Nhằm giúp cho nhiều giáo viên thể dục chú trọng hơn nữa việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong tiết học thể dục để từ đó các em hoàn thiện bản thân mình tốt hơn - Nội dung của giải pháp: + Tính mới của giải pháp thể hiện ở sự chuẩn bị chu đáo ở từng tiết dạy như về giáo án, về dụng cụ, sân bãi; nội dung giáo án ngoài việc đảm bảo đầy đủ theo phân phối chương trình cần phải đưa các nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng lớp dạy, từng tình huống xảy ra để kịp thời có những biện pháp giáo dục chính xác. Bên cạnh đó giúp học sinh thực hiện mọi việc dựa trên ý thức, trách nhiệm một cách tự nguyện, tích cực phát huy khả năng bản thân, tự kiềm chế hành vi xấu của bản thân, có cách đánh giá mọi việc xung quanh thoải mái hơn, tinh tế hơn. Biết cặn kẽ hơn những nội qui qui định đưa ra mà thực hiện một cách nghiêm túc, tự nguyện. + Giải pháp được tiến hành bằng các phương pháp và biện pháp như sau: 3 3.2.1. Phương pháp tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: - Trong quá trình giảng dạy trên lớp và dự giờ các lớp giảng dạy của đồng nghiệp. Tôi tiến hành theo dõi các quá trình tiếp thu kiến thức môn học đồng thời đưa thêm một số nội dung giáo dục đạo đức mà bản thân thường xuyên nhắc nhở lớp chủ nhiệm của mình, tổng hợp lại tất cả nội dung thường xuyên giáo dục các em lại đem áp dụng cho các lớp mình dạy. Qua đó kiểm nghiệm, đánh giá tính hiệu quả của đề tài. 3.2.2.Các biện pháp tiến hành thực nghiệm: - Để giải quyết tốt nhiệm vụ của đề tài, tôi tiến hành thực hiện các bước sau: - Theo phân phối chương trình năm học có 70 giáo án, soạn giáo án theo từng chủ đề môn học, mỗi chủ đề môn học thể hiện được rõ hai phần lý thuyết và kỹ thuật thực hành. Riêng phần lý thuyết thể hiện được hai mặt về chuyên môn, xã hội hay còn gọi là giáo dục đạo đức cho học sinh. - Sau đây là ví dụ cụ thể trong việc lồng ghép giáo dục đạo đức vào trong giáo án: Tiết dạy lồng ghép nội dung “quan sát xung quanh” vào phần thả lỏng Cho các em làm các động tác hít thở xong, cho các em ngồi xuống thả lỏng chân và bảo: + Trong giờ thả lỏng khi thấy có lớp đang lao động giáo viên đặt câu hỏi: - Các em hãy quan sát các bạn đang quét sân và trả lời cô, các em là ai trong đó? Các em là những bạn đang giởn hay là những bạn đang chăm chỉ quét rác? Theo các em trong sân trường giỡn như vậy có ồn lắm không? - Đa số học sinh trả lời là có ( tuy nhiên các em sẽ chẳng thay đổi hành động của bản thân được bao nhiêu. Vì vậy giáo viên cần phân tích nhiều hơn thay gì dừng ở đó) 4 - Tôi nói tiếp: Vậy chỉ khi nào các em thấy các bạn chăm chỉ mà cố gắn làm theo, làm giúp, và chỉ khi nào các em đang nói chuyện bổng dừng lại khi thấy đây không phải là lúc nói chuyện, lúc giỡn - Tại sao lại tập trung các em vào học trong trường, mà không phát một bài giáo án cho các em tự học ở nhà? Vì chỉ có thể vào đây chúng ta mới thấy được bạn bè, mọi người nói và làm như thế nào, sắc thái họ ra sao? Rồi nhìn tốt mà học theo, loại bỏ đi những tính xấu, học không phải là học chữ từ trong sách vở, cũng như quan sát các bạn lao động, mình nhìn xem các bạn đó quét vậy là sạch chưa, có khoa học không, ví dụ một bạn quét bên phải, mình cầm chổi quét mạnh sang trái, thành ra bay rác tứ tung, hoặc văng vào khu vực bạn đã quét rồi, hay là nhìn hướng gió, quét vậy là đúng hướng chưa, quét là phải thuận theo hướng gió nếu không quét một lát rồi gió bay ngược làm bay rác trở lại ngay khu vực mình vừa quét xong? - Trong một tiết dạy cần hướng các em học sinh vào nội dung giáo dục cụ thể, vì thế giáo viên cần biên soạn ra các nội dung giáo dục đạo đức song song các giáo án giảng dạy, lập ra một kế hoạch và lựa chọn nội dung phù hợp, nội dung nào phổ biến rồi thì đánh dấu (X) vào dưới mỗi lớp dạy cụ thể như vậy sẽ tránh trùng lắp, đồng thời mang tính chất đồng bộ, lớp nào cũng được giáo dục những nội dung giáo dục đạo đức mà giáo viên đó đề ra: Giáo án 1 Nội dung giáo dục Các nội dung học thể hiện tính cách bản Lớp Lớp ........ ........ ........ ........ ........ X X Lớp X Lớp X Lớp X thân- Rèn luyện tính cách 2 Quản lý tài sản X 3 Quan sát xung quanh 4 Cơ hội nghề nghiệp 5 Quan tâm mọi người 6 Thái độ ứng xử lịch sự trong thể thao 7 Thái độ đối với môn học X X 5 8 Học đúng nội dung 9 Hướng vào nề nếp chung: Qui định của X X X X X X X X X X X X GV về thái độ học sinh với môn học 10 Các nội dung cần thiết khi học TDTT : Vệ sinh thân thể, khởi động, thả lỏng... 11 Tham gia một hoạt động hữu ích 12 Nội dung kiểm tra đánh giá môn học 13 ATGT, ĐTDD 14 Tự vệ khi bị tấn công 15 Thái độ tập luyện quyết định thành công 16 Ý thức việc học, rèn luyện đa tài đa năng 17 Đánh nhau, vi phạm tệ nạn xã hội 18 Mạng xã hội X X X X X ........ 3.2.3.Cách thức biểu đạt nội dung giáo dục cụ thể: 1. Các nội dung học thể hiện tính cách bản thân- Rèn luyện tính cách - Giáo viên bảo: Các em nên biết tính cách các em thể hiện trong chơi thể thao rất rỏ? Cô ví dụ cho các em thấy: - Không đoàn kết hay đổ thừa đổ lỗi, cá nhân một mình: Chơi bóng đá, bóng chuyền dễ thấy nhất ? Ví dụ khi được bóng thì chẳng chuyền cho ai một mình dẫn bóng đi, khi bóng bạn chuyền không ngay vị trí mình mà các em cũng nhào vô dành đánh, khi hỏng bóng thì đổ thừa bạn, khi bạn té không đỡ bạn đứng lên ... - Thiếu kiên nhẫn: Nghe nói tới chạy bền là kiến tập, học bóng thì bảo là không học nổi, thế giáo viên bảo: Giữa thi nhảy cao và chạy nếu cho chọn kiểm tra thì chọn môn nào? Học sinh sẽ chọn chạy ngắn, nếu cho kiểm tra chạy thì bảo sao mệt quá chạy không nổi, đang học giữ chừng vào ngồi, học môn nào cũng than khó, than mệt - Nhút nhát: Không dám phát biểu, làm mẫu trước đám đông 6 - Môn nhảy cao, bóng chuyền là môn thể hiện sức bật - ............. Theo dỏi tính cách bản thân chúng ta cần rèn luyện thêm những tính cách cơ bản khác như sau: - Rèn tính cách ăn thua: Tập luyện theo mặt tốt: Là thua một đường bóng, lỗi một kỹ thuật, hỏng một động tác chúng ta tức chí quyết tâm sửa chữa và quyết thắng lần tiếp theo không chịu buông xuôi, bỏ cuộc Phát hiện và loại bỏ mặt xấu: Đổ lỗi người khác, tại hoàn cảnh, xem thường đối thủ, đồng đội, - Tính đồng đội, đoàn kết, phối hợp: Luôn luôn đặt mối quan hệ xã hội lên hàng đầu, dù thắng hay thua thì cũng là đồng loại, đồng đội cùng nhau thi thố tài năng nên ai cũng muốn thành công, không tranh dành, phối hợp nhịp nhàng với nhau, động viên, quan tâm mọi người - Tính bình tĩnh (tích cực): Thật bình tĩnh trong mọi tình huống, không để một chút thất bại, hoặc thành công nhỏ mà vội vàng nói những lời xúc phạm người khác hoặc có những thái độ khiếm nhã dẫn đến xích mít xung đột....( không chê bai, nói xấu, nói tục, chửi thề...)Làm sai, làm hư thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi và khắc phục bằng việc làm cụ thể, cố gắn vượt qua mọi thất bại, không buông suôi, bỏ cuộc giữ chừng.... - Cọ xát: Phải mạnh dạn tham gia thi thố tài năng, thử sức bản thân về mọi mặt, hoạch định cho mình mục tiêu đơn giản, không cần thành tích cao vui là chính, tham gia nhiệt tình giúp cho chúng ta hiểu biết nhiều hơn những vấn đề mà chỉ có thi đấu mới gặp: Nắm vững hơn kiến thức đã học, những vấn đề liên quannội dung học Rèn luyện kỹ thuật, thể lực - Ngoài việc tập luyện trên lớp các em phải duy trì tập luyện kỹ thuật động tác và thể lực ở nhà thường xuyên liên tục 7 - Khi tiếp thu kiến thức nếu chúng ta không thực hành nó thường xuyên thì kiến thức đó từ từ bị mất đi, khi có kỹ thuật chúng ta rèn luyện thêm thể lực nó sẽ được duy trì và lưu lại trong bộ não ta rất lâu ( kỹ năng kỹ xảo) 2. Nội dung quản lý tài sản - Quản lý tài sản chung: + Vào thực hành phòng thí nghiệm, vi tính, nghe nhìn, không được tự ý pha chế, thay đổi, gỡ bỏ khi không được giáo viên yêu cầu + Kiểm tra dụng cụ trước khi sử dụng và sau khi sử dụng xong (ghế chào cờ, bóng, cầu), đem cất dụng cụ vào đúng khu vực qui định.... + Đem nệm ra cũng phải chú ý, khinh nệm rời khỏi mặt đất + Không lấy cắp, phá hoại tài sản của bất kì người nào, thời điểm nào, môi trường - Quản lý tài sản cá nhân Không mang tư trang khi đi học mà nhất là môn thể dục, di chuyển, chạy nhảy rất dễ bị rơi mất vì vậy nên bỏ ở nhà ( trực tiếp tạo lòng tham cho người khác, xảy ra mất mát tài sản) 3. Nội dung quan sát xung quanh: + Trong giờ thả lỏng khi thấy có lớp đang lao động giáo viên đặt câu hỏi: - Các em hãy quan sát các bạn đang quét sân và trả lời cô, các em là ai trong đó? Các em là những bạn đang giởn hay là những bạn đang chăm chỉ quét rác? Theo các em trong sân trường giỡn như vậy có ồn lắm không? - Đa số học sinh trả lời là có ( tuy nhiên các em sẽ chẳng thay đổi hành động của bản thân được bao nhiêu. Vì vậy giáo viên cần phân tích nhiều hơn thay gì dừng ở đó) 8 - Tôi nói tiếp: Vậy chỉ khi nào các em thấy các bạn chăm chỉ mà cố gắn làm theo, làm giúp, và chỉ khi nào các em đang nói chuyện bổng dừng lại khi thấy đây không phải là lúc nói chuyện, lúc giỡn - Tại sao lại tập trung các em vào học trong trường, mà không phát một bài giáo án cho các em tự học ở nhà? Vì chỉ có thể vào đây chúng ta mới thấy được bạn bè, mọi người nói và làm như thế nào, sắc thái họ ra sao? Rồi nhìn tốt mà học theo, loại bỏ đi những tính xấu, học không phải là học chữ từ trong sách vở, cũng như quan sát các bạn lao động, mình nhìn xem các bạn đó quét vậy là sạch chưa, có khoa học không, ví dụ một bạn quét bên phải, mình cầm chổi quét mạnh sang trái, thành ra bay rác tứ tung, hoặc văng vào khu vực bạn đã quét rồi, hay là nhìn hướng gió, quét vậy là đúng hướng chưa, quét là phải thuận theo hướng gió nếu không quét một lát rồi gió bay ngược làm bay rác trở lại ngay khu vực mình vừa quét xong? + Giờ tập trung có nhiều học sinh không chịu tập trung nói chuyện ồn ào: - Giáo viên không nhận lớp mà đi ra sau một lát rồi mới vào nhận lớp và hỏi: - Thế khi các em đứng nghiêm mà tôi cứ đi loay hoay bên dưới vậy các em thấy thế nào? Có em nào thử lên đây chúng ta tập làm giáo viên thử nha? - Gọi 1 học sinh nói chuyện nhiều lên để nhận lớp( qua các hành động của học sinh đó phân tích thêm ) - Các em hãy nhìn các lớp xung quanh chúng ta xem các bạn đã vào hàng khởi động ngay ngắn, đẹp, trật tự, vậy sau người ta làm được mà mình làm không được ( hoặc họ cũng giống như mình vậy mình học gì ở đây?) -> Học sự khác biệt, vượt trội, làm tốt những đều tốt mà người ta chưa làm được mà tôi tin các em sẽ làm được - > Học sự tôn trọng, các em thể hiện sự tôn trọng giáo viên, chờ đón giáo viên, tôn trọng bản thân, vì hành động của các em sẽ được sự phản hồi thiện các về nề nếp, ham học hỏi, đang chờ đợi để học. Qua đó cho chúng ta thấy được trong một thời 9 lượng nhất định chúng ta phải hoàn tất thủ tục này để tiến hành nội dung học chính để không làm mất nhiều thời gian, khi mà mình bỏ công sức từ nhà xa xôi vào đây chỉ để học 45 phút học, như vậy phải tranh thủ, vì 1 tuần học 2 tiết là chưa đảm bảo lượng vận động cho bản thân, theo kiến thức về sức khỏe thì một người một ngày phải tập luyện thể dục 30 phút mới đảm bảo sức khỏe 4. Nội dung cơ hội nghề nghiệp - Tập trung tập luyện thể dục, hoặc cố gắn rèn luyện một môn thể thao để có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn sau này. - Ví dụ trường hợp 2 sinh viên ra trường có tấm bằng ngang nhau vào xin việc làm một công ty,tthì cơ hội được chọn sẽ nghiên nhiều hơn về người biết chơi một môn thể thao nào đó . - Những người năng tập luyện thể thao thì đầu óc nhanh nhạy, lối sống lành mạnh, suy nghỉ thoáng, giao tiếp tốt, cơ thể có nhiều sức khỏe mạnh hơn, làm việc cũng hăng sai tích cực hơn... - Tham gia tập luyện thể thao mở rộng nhiều mối quan hệ thuận lợi trong công việc, tạo sự gắn kết bền vững. 5. Nội dung quan tâm mọi người - Quan tâm thầy cô, bạn bè người thân cũng chính là quan tâm bản thân mình. Tại sao vậy? - Khi một người được quan tâm giúp đỡ ít gì thì người ta sẽ luôn nhớ tới bạn, còn tùy vào việc làm đó họ có thể sẽ trả ơn, giúp đỡ chúng ta về nhiều khía cạnh khác mà chúng ta không biết được, như nói vậy không phải nhất thiết giúp người khác, quan tâm người khác đều sẽ được trả ơn mà chúng ta nên nhớ khi các chúng ta giúp ai được việc gì bàn thân chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn hết: Đó là tâm trạng chúng ta sẽ tự hào bản thân là đã làm được việc có ý nghĩa, tạo một động lực xung mãn, cởi mở...Nếu không tin thì các em hãy về suy nghĩ và thử làm một việc giúp ai đó dù rất 10 nhỏ và hãy kiểm nghiệm việc đó xem thế nào, nếu thấy chưa có gì là xung mãn thì hãy làm việc lớn hơn, và nhiều hơn xem sao? - Vì thế các em thấy thực tế có những người, họ từ chối những cơ hội nghề nghiệp có nhiều tiền mà chọn công việc như giúp đỡ người cơ nhỡ, đi từ thiện, hoặc tham gia vào các trại giáo dưỡng, làm những ngành công ích....Có rất ích tiền hoặc có bao nhiêu tiền người ta đem cho hết 6. Nội dung thái độ ứng xử lịch sự trong thể thao - Giáo viên nói: Giao thông thì có văn hóa giao thông, thể dục cũng có văn hóa thể dục thể thao. Nhưng văn hóa nào cũng phải học, trước tiên các em xác định là mình phải làm những đều tốt đẹp bằng nhũng hành động cụ thể như: Ví dụ: Thấy bạn té ngã thể hiện thái độ lịch sự như đỡ bạn đứng dạy, bạn đánh hay thì khen, bạn đánh hư thì động viên, va chạm thì xin lỗi, bắt tay làm hòa - Các em không nên cai cú khi thắng thua ( hãy tự động viên mình rằng người ta quá hay, mình sẽ cố gắn nhiều nữa thì mới được và đừng bao giờ nản chí) và hãy tìm nguyên nhân mình thua là do nguyên nhân nào, đồng đội chưa quyết tâm cao hay sao, vậy thì động viên bạn là cố gắn lên, hoặc bản thân mình sai phạm thì mình quyết tâm khắc phục bằng được nhược điểm đó, thắng là phải đúng thực lực của cả đội chứ có một mình mình nổ lực trong khi cả đội chẳng ai quyết tâm hết sau được phải không? Tuy vậy không được lủng củng nội bộ, cãi vả, chửi bới nhau, hoặc dè biểu đối phương.... Rồi khi các em thắng các em có nghĩ là người ta ghét mình lắm không, hoặc các em đánh hay mà người ta cứ chê bai, đổ lỗi cho mình các em thấy có khó chịu không, nhưng nếu người ta đánh hay mình phải bắt chước học hỏi, công nhận vậy sẽ tiến bộ đồng thời giúp cho sự giao lưu qua lại dễ dàng hơn, đừng để sau khi chơi thi đấu ra mà mình lại mất đi nhiều bạn bè và mất đi cơ hội kết thêm bạn bè mới. 7. Nội dung thái độ đối với môn học - Học Thể dục các em không nhất thiết phải chơi giỏi, phải thi đấu đạt thứ hạn cao mà trước tiên là rèn luyện thân thể qua các môn học, với các kỹ thuật đã học phân 11 tích kỹ thuật nào khó học khó làm mà sau người ta làm hay thế, từ đó chúng ta có thái độ, cử chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ, biết quý trọng tài năng, bàn luận, ủng hộ, động viên, đó là cơ hội để chúng ta giao lưu, thể hiện sự hiểu biết. - Ví dụ xem đá bóng, nhìn các bạn chạy dẫn bóng, đá bóng, thấy bực mình vì quả bóng vậy mà không súc vô, tức giận bực bội thậm chí chửi bạn, như liệu khi chúng ta vào sân những tình huống khác xảy ra đơn giản hơn mà chúng ta không làm được thì sau? Ở đây tôi muốn các em hãy hòa mình vào những việc mà người khác làm, tâm trạng thấu hiểu chia sẻ, luôn giúp chúng ta gần gủi gắn kết thấu hiểu nhau lâu dài hơn thông qua môn học.... 8. Nội dung học đúng nội dung, mục đích bài học - Giáo viên hỏi: Các em hiểu nghĩa của câu “ đứng núi này trong núi nọ” không? - Sau khi nghe học sinh giải thích một lúc sau giáo viên hỏi tiếp: - Trong khi đang học nội dung cầu lông, thấy lớp khác đang học bóng chuyền các em hỏi sau lớp mình không học môn đó vậy cô? Như vậy có phải các em đang đứng núi này trong núi nọ hay không? - Nói hơi quá phải không các em? Nhưng ở đây tôi muốn nhắn gửi các em một vấn đề. Chương trình học thì các em cũng nắm hết rồi, các nội dung học thì trước sau gì cũng phải học, nhưng học trước hay sau mà thôi. Quan trong là tới mỗi nội dung học tuy không phải là môn yêu thích của mình như các em phải cố gắn thực hiện cho tốt nhất có thể biết đâu mình lại phát hiện môn sở thích thứ hai, thứ ba... - Ví dụ chỉ cần các em cố gắn tập luyện các môn thể dục tuy các em chơi không xuất sắc, như chỉ cần mỗi ngày mình rèn luyện thêm ở nhà có khi là chơi giỏi lúc nào không biết, bởi gì thể dục là cần tập luyện thường xuyên, rồi các em phải mạnh dạn khi tham gia các môn thể thao với bạn, đôi khi do bản thân quá khiêm tốn mà mình không phát huy hết khả năng thậm chí có bạn có rất nhiều khả năng mà không khám phá được 12 - Nói đến đây cô muốn các em hãy học tập chuyên tâm hơn nữa vào từng nội dung học đừng có mà phân tâm học gì, không học cái này cái kia? - Cô cho các em một ví dụ cụ thể: Ba năm trước có chị tên Kim Tuyền chơi môn cầu lông có thể nói là không biết cầm vợt như thế nào luôn, sau nhiều nổ lực bản thân chị quyết tâm tham gia tập luyện cầu lông tại sân thầy Huy, sau thời gian chị được chọn vào đội tuyển tham gia thi đấu tỉnh.... - Chơi, học tập rèn luyện thể dục là làm cho chúng ta chiêm nghiệm về những kỹ thuật của môn thể thao để từ đó chúng ta biết được rằng kỹ thuật nào khó, muốn đạt được kỹ thuật như vậy thì khổ công tập luyện từ đó chúng ta có cách nhìn, cách đánh giá về cách chơi, cách tập luyện của mọi người theo một hướng học tập và ngưỡng mộ.... 9. Hướng vào nề nếp chung: Qui định của GV về thái độ học sinh với môn học - Giải thích cho các em một vài nội qui để các em hiểu mà thực hiện một cách tự giác hơn - Đặt câu hỏi cho các em trả lời và giáo viên giải thích sau + Tại sao phải mặc đồng phục khi đi học? ( Đồng phục là để không phân biệt giàu nghèo: Không nhìn chất liệu, kiểu cọ, đua đòi nay quần này, mai áo nọ) + Tại sao nữ mang giày quai hậu? Nam mang giày bata trắng? ( Hạn chế tối đa bỏ dép ra đùa giỡn, dấu dép, trèo nhảy lên bàn ghế, giày bata trắng giá rẻ...) + Tại sao các em phải giữ vệ sinh trong trường lớp?( Ngồi học trên đống rác được không? Nếu không thì chúng ta vệ sinh sạch sẽ để không bị dơ bẩn, hôi thúi, tránh bị mũi ẩn nấp...) -> Tóm lại những nội qui, qui định nếu chúng ta hiểu cặn kẻ ra là bảo vệ chúng ta, giúp chúng ta từ đó các em nên có thái độ thực hiện nó một cách tự giác hơn, vui 13 vẻ hơn. Vì thế trong giờ thể dục cô cũng có một vài qui định cụ thể nhắm giúp cho chúng ta có một buổi học thật ý nghĩa, an toàn và tích cực : + Đi học phải đúng giờ, đúng đồng phục, không vắng + Vệ sinh khu vực học, chuẩn bị dụng cụ + Thái độ học tập: Tích cực - Dựa vào 3 nội dung trên phối hợp nội dung học kiểm tra đánh giá học sinh như sau: + Vắng trừ 2 điểm, trễ 2 điểm, đồng phục 2 điểm, không tích cực 2 điểm + Vắng thể dục là có giấy phép riêng không sử dụng phép trên học chính khóa hoặc phải có GVCN xác nhận cho nghỉ + Trễ ngoài việc trừ điểm thì GV còn xem xét thái độ có nên cho vào lớp hay không, có thể sẽ bị phạt tùy vào mỗi trường hợp mới trễ lần đầu hay thường đi trễ + Các em có thắc mắc tại sao trễ, đồng phục và vắng trừ ngang điểm nhau hay không ? ( Đi học trễ vào lớp tùy trường hợp giáo viên sẽ phạt hay không nữa? Học sinh vào trễ vẫn nằm trong trường hợp tích cực. Loại bỏ học sinh có thái độ lười học thể dục, hoặc vào cho có, đi trễ tự động ở ngoài nghỉ luôn không vào học. + Đồng phục: Mặc quần áo thể dục đúng như nhà trường qui định, ngoài ra còn phải cài nút cổ (ít ra phải cài 1 nút) ->Nghe thì rất khó, nhưng nếu các em suy nghĩ kỹ thì chỉ cần trang bị tốt áo quần, giày, đi học cho sớm vào lớp có bạn bè giúp đỡ học tập tích cực học tập, nề nếp tác phong tiến bộ 10. Nội dung cần thiết trong khi học môn thể dục TDTT - Khởi động kỹ khi bắt đầu học thể dục - Thả lỏng tích cực sau khi kết thúc tập luyện 14 - Hướng dẫn cách tự yểm hộ trong nhảy cao - Nhắc nhở quan sát khu vực xung quanh khi đánh cầu - Đá banh, đẩy tạ vào khu vực không người - Chế độ ăn uống nghỉ ngơi, tập luyện, tắm rửa, vệ sinh cơ thể, vệ sinh khu tập luyện 11. Tham gia một hoạt động hữu ích Mỗi người chúng ta sanh ra đều có một ý nghĩa nhất định cho cuộc sống này. Có khi không có ý nghĩa với người này nhưng lại quan trọng với người khác tại những thời điểm không biết trước được, vì vậy đều trước tiên ta phải biết quý trọng bản thân mình, khắc phục những nhược điểm bản thân, phát huy ưu điểm, tìm hiểu và tham gia phát huy tất cả các lĩnh vực, nghành nghề, môn học, nghệ thuật phát huy tích cực những gì có thể, đừng để thời gian trôi qua nhanh, nhất là lứa tuổi của các em, là lứa tuổi dễ nắm bắt mọi thông tin, nhanh nhạy, linh hoạt và đầy năng lượng Hãy mạnh dạn tham gia và duy trì lên kế hoạch rõ ràng và thực hiện đúng theo kế hoạch: - Môn thể dục: Mạnh dạn tham gia và duy trì một môn thể thao - Môn vẽ, đàn, múa, hát - Tham gia hổ trợ thư viện, đoàn thanh niên - Thi các cuộc thi trên mạng - Hưởng ứng các chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, về nguồn - Trên đây là mười một nội dung mà tôi thường xuyên trao đổi với các lớp mình dạy, tuy nhiên không biết luận điệu ngôn từ mình nói nó có phù hợp chưa luôn mong được góp ý, ngoài ra mong nhận được những ý kiến bổ sung thêm phần nội dung cho đa dạng và hiệu quả hơn 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 15 Áp dụng để giảng dạy đại trà cho tất cả các lớp khối 10 học môn thể dục 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến: Từ khi đưa các nội dung giáo dục đạo đức vào giảng dạy môn thể dục nề nếp các em không ngừng được nâng lên, các em đi học đều, vào học thì tích cực tự giác, năng động, biết quan tâm nhau, thể hiện sự nhã nhặn lịch sự, không nói tục, chữi thề trong giờ học. Các em phát huy tính tích cực trong những năm học sau, luôn đi đầu trong các hoạt động thể dục, tham gia vào các cuộc thi thể thao do nhà trường tổ chức, rãi rác tham gia các khóa học thêm cầu lông, chơi bóng tự do bên ngoài nhà trường...Từ đó tạo động lực ngược chiều cho giáo viên hăng say giảng dạy, đưa những bài học nâng cao vào thực hiện một cách trôi chảy 3.5. Tài liệu kèm theo: - Sách Đắc nhân tâm - Các nội dung giáo dục đạo đức học sinh đang tiến hành giáo dục thử nghiệm Bến Tre, ngày 12 tháng 03 năm 2018 Nhóm tác giả: Lê Thị Hồồng Yêến, Lê Minh Tấến,Trấồn Quồếc Huy, Trấồn Duy Khánh, Trường THPT Lê Hoàng Chiêếu, huyện Bình Đại 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan