Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11...

Tài liệu Skkn phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11

.DOCX
52
149
55

Mô tả:

PHỤ LỤC CÁC CHỮ CÁI ĐƯỢC VIẾT TẮT CNH-HĐH công nghiệp hóa - hiện đại hóa TCH Toàn cầu hóa BGH Ban giám hiệu B, N, Đ, T Bắc, Nam, Đông, Tây THPT Trung học phổ thông MLT Mỹ La Tinh CNVC Công nhân viên chức TNA Tây Nam Á HSG Học sinh giỏi VN Việt Nam KHCN- HĐ Khoa học công nghệ - hiện đại TG Thế giới CNTT Công nghệ thông tin KT – XH Kinh tế - xã hội GD & ĐT Giáo dục và đào tạo WB Ngân hàng thế giới CSVC KT Cơ sở vật chất kĩ thuật IMF Quỹ tiền tệ quốc tế CN Công nghệ WTO Tổ chức Thương mại thế giới 1 MỤC LỤC Số TT Nội dung Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Tên sáng kiến 2 3 Tác giả sáng kiến 2 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 2 7 Mô tả bản chất của sáng kiến 2 Nội dung sáng kiến 2 7.1.1 Các bước thực hiện đề tài 2 7.1.2 Mô tả nội dung sáng kiến 3 Về khả năng áp dụng sáng kiến 36 8 Những thông tin cần được bảo mật 36 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 36 10 Đánh giá lợi ích thu được Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp 37 7.1 7.2 11 37 dụng sáng kiến lần đầu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở 2 Tên tôi là: Nguyễn Thị Thanh Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Yên Lạc 2 Điện thoại: 0987805243 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được Hội đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây: Tên sáng kiến: Phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Yên Lạc, ngày 8 tháng 03 năm 2020 Người nộp đơn Nguyễn Thị Thanh Huyền BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc 3 tế. Nhân tố quyết định thắng lợi CNH - HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết bắt đầu từ mục tiêu đào tạo của nghành là đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, có phẩm chất năng lực, có tri thức và kỹ năng, có khả năng chiếm lĩnh tri thức mới một cách độc lập sáng tạo. Để thực hiện tốt những yêu cầu trên những người làm công tác giáo dục ngoài việc trang bị cho học sinh kiến thức kỹ năng cơ bản, thì việc bồi dưỡng học sinh mũi nhọn cũng rất quan trọng nhằm phát hiện bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Xong để có được sản phẩm học sinh giỏi ở các môn nói chung và môn Địa Lí nói riêng, người giáo viên phải dày công nghiên cứu, trang bị cho học sinh về phương pháp học tập, về kiến thức kỹ năng tốt nhất phù hợp với từng đối tượng học sinh và từng địa phương. Môn Địa lí là một môn học ít được học sinh yêu thích, nên việc tuyển chọn học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là hết sức khó khăn.Thông thường những em học sinh giỏi môn Địa lí là học giỏi về khoa học tự nhiên, do đó các em không mấy hứng thú khi được chọn môn Địa lí. Hơn nữa, nhiều phụ huynh học sinh cho rằng đây là môn phụ nên ít khi được quan tâm, hoặc khí thấy con em mình đầu tư vào môn Địa lí cũng lấy làm khó chịu và thậm chí tỏ thái độ không đồng tình. Thực tế môn Địa lí ít được nhiều người chú ý nhưng đây lại là một môn học tương đối khó, để dạy tốt và học tốt môn Địa lí ở trường phổ thông đòi hỏi cả Thầy và Trò phải có một phương pháp dạy và học tập đúng đắn, kết hợp với lòng nhiệt tâm cao thì mới đạt kết quả cao.Học sinh giỏi môn Địa lí không giống như học sinh giỏi của các môn học khác, học sinh giỏi môn Địa lí lại càng không phải là giỏi thuộc các bài Địa lí là được mà các em phải có kiến thức các bộ môn khoa học tự nhiên như; Toán, Lí, Hóa, Sinh. Bởi vì kĩ năng Địa lí cần phải có sự hỗ trợ của các môn học này. Đặc biệt là bộ môn Toán học . Trong năm đầu tiên (2010-2011) bồi dưỡng học sinh giỏi do chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nên kết quả đạt được không cao. Nhưng vào những năm sau với sự tin tưởng của BGH nhà trường tôi vẩn được phân công làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý Trường THPT Yên Lạc 2 và tôi đã đã đạt được một số kết quả khá cao. Do vậy bằng những kinh nghiệm của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm và phương pháp của bản thân mình trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ phát triển câu hỏi tư duy trong bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí 11”. Trong đề tài 4 này tôi mới chỉ đề cập được một số câu hỏi tư duy trong phần I: “Khái quát nền kinh tế xã hội Thế giới” nên đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp tham gia đóng góp để đề tài của tôi hoàn thiện hơn. Khi nghên cứu đề tài này tôi rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo đồng thời qua sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi cũng muốn được sự đóng góp hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để bản thân tôi nói riêng và trường của tôi nói chung sẽ có những thành tích cao hơn nữa trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý. Đề tài lần đầu được nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy chắc chắn vẫn còn nhiều điều chưa được như mong muốn, rất mong được quý bạn đọc và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài. 2. Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN CÂU HỎI TƯ DUY TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 11 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Huyền - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại:0987805243. E_mail: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thanh Huyền 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Sáng kiến kinh nghiệm này được nghiên cứu trong một số bài của phần I: Khái quát nền kinh tế - xã hội Thế giới dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi của trường THPT Yên Lạc 2. - Sáng kiến góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG khối 11 trường THPT Yên Lac 2. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 1/12/2016 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Nội dung sáng kiến 7.1.1. Các bước thực hiện đề tài Bước 1. Điều tra học sinh có năng khiếu học bộ môn. 5 Trong quá trình giảng dạy trên lớp, chấm chữa bài kiểm tra của học sinh giáo viên bộ môn phải: Chuẩn bị chu đáo bài dạy, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, có hệ thống câu hỏi đưa ra phù hợp với mọi đối tượng nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học, nhằm cung cấp kiến thức cơ bản ở mỗi bài học cho học sinh. Đồng thời có những hệ thống câu hỏi nâng cao nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu học giỏi bộ môn. Từ đó tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức để phát triển tài năng sẵn có của học sinh. Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao theo tôi ngoài việc người giáo viên phải có tâm trong các tiết dạy của mình như đã trình bày ở trên thì Ban giám hiệu nhà trường nên phân công giáo viên dạy các em suốt bốn năm để nắm toàn bộ chương trình toàn cấp. Như thế giáo viên sẽ đầu tư lâu dài, chủ động trong kế hoạch bồi dưỡng, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của học sinh, nhờ đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Không nên bố trí nhiều giáo viên dạy một bộ môn trong cùng một khối vì sẽ có ít thời gian để gắn bó theo sát và nắm vững trình độ học sinh. Khi đã phát hiện ra những học sinh có tiềm năng cho bộ môn của mình ngoài việc đầu tư cho các bài giảng trên lớp tôi còn yêu cầu các em về nhà làm các bài tập trong sách nâng cao và chấm chửa, sửa sai cho các em tỉ mỉ nhằm phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu của các em để có biện pháp khắc phục. Những nhược điểm lộ ra ở từng học trò phải được nhận biết, những điểm mạnh của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân trọng. Bước 2. Chọn đối tượng - Đối tượng học sinh phải thực sự ham thích học, có ý thức đam mê nghiên cứu, có năng khiếu đặc biệt về khả năng học tập. - Có những kiến thức địa lý cơ bản, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi. Chính điều này là cái cốt lỏi nếu được sự dìu dắt chỉ bảo của giáo viên trong quá trình bồi dưỡng các em dễ dàng thắp sáng lên tiềm năng của mình và có những nhạy bén trong việc khám phá từ những khía cạnh sâu sắc của đề thi liên quan đến việc tìm tòi, sáng tạo tư duy địa lý. Bước 3. Tiến hành ôn thi cho HS 7.1.2. Mô tả nội dung sáng kiến Trong khuôn khổ báo cáo nội dung sáng kiến này, có nhiều tài liệu trong từng bài dạy, tác giả xin chủ yếu tập trung vào những phần câu hỏi tư duy trả lời khó của mỗi 6 bài, từ đó đưa ra tư liệu do tác giả sưu tầm hoặc tự tạo. Các độc giả và đồng nghiệp có thể tự mình tìm kiếm, sáng tạo các tư liệu khác, coi các tư liệu mà tác giả đưa ra là một nguồn tham khảo, đồng thời có thể thay đổi cách áp dụng theo ý của mình sao cho hiệu quả. Sau đây tác giả xin được trình bày nội dung có vận dụng kiến thức thực tiễn vào các bài học cơ bản của chương. CHUYÊN ĐỀ: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI BÀI 1. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước - Trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. - Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nhiều, chỉ số HDI thấp. - Các nước phát triển thì ngược lại có GDP/ người cao, vốn đầu tư nước ngoài cao, chỉ số HDI cao. - Một số nước vùng lãnh thổ đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-Po, Đài Loan,… II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước - GDP bình quân đầu người còn chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Trong cơ cấu kinh tế: + Các nước phát triển có khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ lệ rất lớn, khu vực I (nông – lâm - ngư nghiệp) rất nhỏ. + Các nước đang phát triển tỉ lệ khu vực I (nông – lâm - ngư nghiệp) còn cao. - Tuổi thọ trung bình các nước phát triển luôn cao hơn các nước đang phát triển. - Chỉ số HDI của các nước phát triển lớn hơn các nước đang phát triển. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện. - Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao. 7 + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn trụ cột: * Công nghệ sinh học. * Công nghệ vật liệu. * Công nghệ năng lượng. * Công nghệ thông tin. => Tác dụng: + Xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. + Làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức (nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao). B. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN Câu 1. Trình bày sự ra đời, đặc trưng và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. HƯỚNG DẪN - Sự ra đời: cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI - Đặc trưng: Làm xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. Công nghệ cao là công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học mới với hàm lượng tri thức cao. - Thành tựu: 4 công nghệ trụ cột là + Công nghệ sinh học: Tạo ra giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. + Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dùng mới với những tính năng mới như: vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,… + Công nghệ năng lượng: Năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sinh học, thủy triều,… + Công nghệ thông tin: Tạo ra những vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp sợi quang,…nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin,… Câu 2. Nêu thành tựu của 4 công nghệ trụ cột của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. 8 HƯỚNG DẪN - Thành tựu: 4 công nghệ trụ cột là + Công nghệ sinh học: tạo ra giống mới không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh. + Công nghệ vật liệu: Tạo ra những vật liệu chuyên dùng mới với những tính năng mới như: vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,… + Công nghệ năng lượng: Năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sinh học, thủy triều,… + Công nghệ thông tin: Tạo ra những vi mạch, chíp điện tử có tốc độ cao, kĩ thuật số hóa, cáp sợi quang,… nâng cao năng lực của con người trong truyền tải, xử lí và lưu trữ thông tin,… Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã tác động như thế nào đến nền kinh tế - xã hội thế giới? HƯỚNG DẪN - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao gọi là nền kinh tế tri thức. - Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản phẩm phần mềm, các ngành công nghiệp điện tử,…) - Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,…) các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,…) - Thay đổi cơ cấu lao động, tỉ lệ người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra các sản phẩm ngày càng phát triển như: lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính,… - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. Câu 4. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội thế giới hiện nay? 9 1/ Trình bày đặc trưng cơ bản và điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức. 2/ Phân tích tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới. HƯỚNG DẪN: 1/ Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức: - Trong nền kinh tế tri thức thì kiến thức và tri thức trở thành nguồn gốc và động lực cho sự phát triển. Tri thức khoa học phải là trung tâm. - Nền kinh tế tri thức lấy CNTT và truyền thông làm chủ đạo, đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tri thức là sáng tạo và linh hoạt. - Nền kinh tế tri thức lấy thị trường toàn cầu làm phạm vi hoạt động. Trong nền kinh tế tri thức giáo dục – đào tạo có vai trò đặc biệt. - Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vũng, thân thiện với môi trường. * Điều kiện cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức. - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN. - Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường ĐH,…chú ý triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học. - Chú trọng phát triển CNTT - Coi trọng việc phát triển GD & ĐT, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD & ĐT, đặc biệt và chú trọng phát triển nhân tài. 2/ Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới . - Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. - Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. - Tác động ngày càng sâu sắc làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang một loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao gọi là nền kinh tế tri thức. 10 - Khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (sản phẩm phần mềm, các ngành công nghiệp điện tử,…) - Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao (sản xuất vật liệu mới, công nghệ gen,…) các dịch vụ nhiều kiến thức (bảo hiểm, viễn thông,…) - Thay đổi cơ cấu lao động, tỉ lệ người làm việc bằng trí óc để trực tiếp tạo ra các sản phẩm ngày càng phát triển như: lập trình viên, những nhà thiết kế công nghệ, sản phẩm trên máy tính,… - Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư của nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. Câu 5. Ngày nay, nhiều nước trên Thế giới rất quan tâm đến phát triển kinh tế tri thức 1/ Em hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức? 2/ Việt Nam có những điều kiện thuận lợi nào để tiếp cận nền kinh tế tri thức? 3/ Hãy nêu hướng phát triển nền kinh tế tri thức. HƯỚNG DẪN 1/ Em hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức - Khái niệm: Nền kinh tế tri thức là loại kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật và công nghệ cao. - Đặc điểm: + Cơ cấu kinh tế: dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành cần nhiều tri thức (ngân hang, tài chính, bảo hiểm,…) chiếm ưu thế tuyệt đối. + Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa. + Cơ cấu lao động: công nhân tri thức. + Tầm quan trọng của giáo dục: rất lớn + CNTT và truyền thông có vai trò quyết định. 2/ Những điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp cận nền kinh tế tri thức - Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển GD- ĐT, KH và CN. - Tiềm nằng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam rất lớn, với nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo. - CSVC KT ngày càng vững mạnh 11 - VTĐL thuận lợi cho việc mở cửa, tiếp cận, giao lưu, hội nhập viới nền kinh tế tri thức khu vực và thế giới 3/ Hướng phát triển nền kinh tế tri thức - Đẩy mạnh GD & ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức - Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh đất nước. - Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn lực và khai thác có hiệu quả nguồn lực mới như: giáo dục, thông tin, tri thức. - Đầu tư phát triển các ngành CN mũi nhọn: CNTT, CN phần mềm, CN sinh học - Chủ động tiếp cận tri thức của Thế giới. Câu 6. 1/ Phân tích vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội TG. 2/ Để tiếp cận nền kinh tế tri thức VN cần chuẩn bị những gì? HƯỚNG DẪN 1/ Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Có vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tăng nhanh năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và dịch vụ. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỉ trọng các ngành kinh tế sử dụng KT cao, giảm tỉ trọng các ngành sử dụng KT thấp. - Tạo cơ hội cho các nước kém phát triển rút ngắn giai đoạn phát triển, tiếp cận nhanh KH và CNHĐ, giảm chi phí nghiên cứu. - Tạo ra nhiều việc làm mới, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo vệ môi trường. 2/ Để tiếp cận nền kinh tế tri thức VN cần chuẩn bị những gì? - Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng KHCN. - Đầu tư phát triển các ngành CN mũi nhọn: CNTT, CN phần mềm, CN sinh học - Đào tạo nguồn lao động tri thức, đẩy mạnh phát triển GD & ĐT chất lượng cao. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành dịch vụ KT cao. 12 Câu 7. Nguyên nhân xuất hiện nền kinh tế tri thức? So sánh sự khác nhau giữa nền công nghiệp truyền thống và công nghiệp trí tuệ. HƯỚNG DẪN * Nguyên nhân xuất hiện nền kinh tế tri thức - Do tác động của cuộc cách mạng KHKT và CN cao. * So sánh sự khác nhau giữa nền công nghiệp truyền thống và CN trí tuệ. CN truyền thống CN trí tuệ - Được phát triển từ lâu đời như: luyện - Mới phát triển trong những thập niên gần kim, đóng tàu, chế biến thực phẩm,… đây như: điện tử - tin học, cơ khí chính xác, CN hàng không vũ trụ,… - Sử dụng nhiều nguyên liệu trong sản - Sử dụng ít nguyên liệu trong sản xuất và xuất và cần nhiều lao động. cần ít lao động. - Nhiều ngành, nhiều công đoạn, không - Yêu cầu cao về KHKT, trình độ tay nghề. yêu cầu cao về kĩ thuật công nghệ. - Lao động có trình độ, chuyên môn, tay - Lao động có trình độ, chuyên môn, tay nghề thấp hơn. nghề cao hơn, chủ yếu là công nhân tri thức. - Phân bố chủ yếu ở các nước đang phát - Phân bố chủ yếu ở các nước phát triển. triển. Câu 8. Theo em, hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại thì xu hướng các nước phát triển sẽ đầu tư nhiều hơn vào các nước phát triển hay đang phát triển? Vì sao? HƯỚNG DẪN * Để lí giải, cần nêu nội dung vắn tắt của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, cụ thể: * Giai đoạn 1: (1940 -1970) - Tăng cường khai thác nguồn năng lượng. - Mở rộng các cơ sở nghiên cứu và triển khai, sản xuất nguyên vật liệu mới, chất lượng cao. - Nâng cao năng suất lao động. - Đẩy mạnh và mở rộng phạm vi nghiên cứu, hướng vào đại dương và vũ trụ. * Giai đoạn 1: (1970 đến nay) 13 - Thay thế và giảm bớt sử dụng ngồn năng lượng và nguyên vật liệu truyền thống - Tăng cường trình độ tự động hóa trong công nghiệp. - Phát triển công nghệ sinh học tạo ra sản phẩm có năng suất cao. - Phát triển nhanh, hoàn thiện kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin. * Chính cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã và đang bước lên tầm cao mới, đưa công nghệ thông tin thâm nhập sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội, hướng nền sản xuất vào công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học,…những điều đó ở các nước phát triển đang có ưu thế về nhiều mặt – đã tạo xu hướng tăng dần đầu tư công nghệ cao vào các nước phát triển sao cho đem lại được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao. Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển như thế nào? Hãy giải thích tại sao có sự biến đổi đó. HƯỚNG DẪN *Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển - Theo hướng giảm tỉ trọng của các ngành nông, công nghiệp và tăng tỉ trọng của các ngành dịch vụ. - Trong công nghiệp, các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao (điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ sinh học,…) được ưu tiên phát triển. Một số ngành truyền thống (luyện kim đen, cơ khí, hóa chất,…) không còn chiếm vị trí chủ đạo như trước. - Sự thay đổi cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển vì: các nước phát triển có khả năng đầu tư lớn vào việc nghiên cứu khoa học kĩ thuật và sớm đưa ra những kết quả mới nhất vào thực tiễn sản xuất. Máy móc đã thay thế sức lao động trong các ngành sản xuất vật chất, phần lớn lao động chuyển sang khu vực dịch vụ. Các ngành dịch vụ càng có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 10. Vì sao cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại lại diễn ra và tác động chủ yếu đến các nước có nền kinh tế phát triển? HƯỚNG DẪN *Vì: 14 - Các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng về kinh tế và nghiên cứu kĩ thuật. - Có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí khổn lồ cho nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Câu 11. Cuộc cách mạng KHKT hiện đại đã tác động đối với nền kinh tế - xã hội nước ta như thế nào? HƯỚNG DẪN - Nhận chuyển giao công nghệ, tăng năng suất lao động, cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. - Trong công nghiệp: sản xuất nhiều vật liệu mới, máy tự động,... - Trong nông nghiệp: tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi,… - Dịch vụ: nhiều tiến bộ trong giao thông vận tải (các loại xe chất lượng cao), công nghệ thông tin,… ------------------------------------------------------------BÀI 2. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Xu hướng toàn cầu hóa - Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên đã chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh. - Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ chiểm tỉ trọng ngày càng cao trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… 15 c. Thị trường tài chính mở rộng - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. - Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company). - Số lượng ngày càng nhiều, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các ngành kinh tế quan trọng của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực - Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù. - Các tổ chức liên kết khu vực: + Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA): 1994 + Liên minh Châu Âu (EU): 1957 + Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): 1967 + Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC): 1989 + Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR): 1991 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do thương mại, đầu tư dịch vụ trong phạm vi khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau. + Bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên. + Thúc đẩy quá trình mử cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế. 16 - Thách thức: Đòi hỏi các quốc gia cần quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia,… B. CÂU HỎI VÀ HƯỚNG DẪN Câu 1. Xu hướng toàn cầu hóa là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới quá trình toàn cầu hóa trên thế giới? HƯỚNG DẪN - TCH: Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh, văn hóa, khoa học,…TCH có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. - Nguyên nhân: + Sự phát triển về kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật làm cho sản lượng hàng hóa làm ra ngày càng nhiều dẫn tới nhu cầu phải mở rộng thị trường tiêu thụ. + Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước, đã dẫn tới nhu cầu hợp tác và trao đổi giữa các nước. + Sự phụ thuộc giữa các quốc gia về tài nguyên, sự phân công lao động quốc tế. + Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi cần phải hợp tác quốc tế để giải quyết như: dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu, khủng bố,… + Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng nâng cao nên xuất hiện nhu cầu giao lưu văn hóa – xã hội và các vấn đề khác. Câu 2. Trình bày những biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn tới những hệ quả gì? HƯỚNG DẪN 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa a. Thương mại phát triển - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên đã chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh 17 - Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh. - Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ chiểm tỉ trọng ngày càng cao trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… c. Thị trường tài chính mở rộng - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. - Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company). - Số lượng ngày càng nhiều, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các ngành kinh tế quan trọng của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước. Câu 3. Tại sao nói toàn cầu hóa ngày càng biểu hiện rõ nét? HƯỚNG DẪN (4 biểu hiện) a. Thương mại phát triển - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên đã chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh - Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh. - Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ chiểm tỉ trọng ngày càng cao trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… c. Thị trường tài chính mở rộng - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu. - Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB,… đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company). - Số lượng ngày càng nhiều, có phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia khác nhau. 18 - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các ngành kinh tế quan trọng của nhân loại. Câu 4. Tại sao nói xu thế toàn cầu hóa làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo? HƯỚNG DẪN - Các nước giàu ngày càng giàu lên (chủ yếu các nước phát triển) + Có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sản xuất công nghiệp phát triển + Trong cơ cấu GDP ngành dịch vụ có đóng góp to lớn. + Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị với số lượng lớn, giá thành cao, có sức cạnh tranh mạnh mẽ. + Thu hút đầu tư nước ngoài lớn do những lợi thế về công nghệ cao, cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí và lao động cao, sức mua của thị trường lớn. + Thu hút chất xám từ những nước đang phát triển, là chủ nợ, sức ép đến dân số nhỏ - Các nước nghèo ngày càng nghèo (chủ yếu các nước đang phát triển) + Sản xuất công nghiệp còn lạc hậu, kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu + Xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm thô, giá rẻ trong khi phải nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy móc với giá thành cao, năng lực cạnh tranh hạn chế, tình trạng nợ nước ngoài nhiều. + Chịu sức ép về dân số đông và tăng nhanh, nạn chảy máu chất xám, trình độ dân trí, lao động thấp, mức sống, y tế giáo dục chưa cao. + Là các quốc gia nhận đầu tư, lệ thuộc vào vốn, kĩ thuật từ bên ngoài, sản xuất công nghiệp thấp gây ô nhiễm môi trường. Luồng đầu tư từ các nước phát triển có xu hướng giảm. Câu 5. Tại sao nói xu thế toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu? HƯỚNG DẪN - Sự phát triển không đều về kinh tế và trình độ khoa học kĩ thuật, sự khác nhau về cách thức và trình độ quản lí đã dẫn tới các quốc gia phải mở rộng phạm vi trao đổi hợp tác với nhau. 19 - Mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng về tài nguyên và lao động hoặc sản xuất những sản phẩm riêng mà quốc gia khác không có do đó cần trao đổi và hợp tác. - Những vấn đề ngày nay mang tính toàn cầu như dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các quốc gia. - Sự phân công lao động quốc tế: sự hình thành và mở rộng các tổ chức quốc tế là cơ sở của các mối liên kết kinh tế, đó là xu thế chính của thế giới hiện nay. Câu 6. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay Việt Nam có những cơ hội và thách thức nào? HƯỚNG DẪN *Thời cơ: - Mở rộng thị trường. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Tiếp nhận các tiến bộ khoa học – công nghệ hiện đại. - Thúc đẩy chuyển dịch vơ cấu kinh tế. * Thách thức: - Đặt nước ta vào thế cạnh tranh khốc liệt. - Dễ dẫn đến các hậu quả về môi trường và tài nguyên (do chuyển giao công nghệ lạc hậu) - Các giá trị đạo đức truyền thống dễ bị tổn thương. - Dễ ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế. Câu 7. Trình bày những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. HƯỚNG DẪN - Cơ hội: + Tự do hóa thương mại mở rộng, hàng rào thuế quan giữa các nước bị bãi bỏ hoặc giảm xuống, hàng hóa có điều kiện lưu thông rộng rãi. + Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng đón đầu được công nghiệp hiện đại, áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan