Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng bài tập đặt mốc trong các tiết dạy chạy lao sau xuất phát môn chạy ...

Tài liệu Skkn sử dụng bài tập đặt mốc trong các tiết dạy chạy lao sau xuất phát môn chạy ngắn

.PDF
6
178
133

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………. 1. Tên sáng kiến: Sử dụng bài tập đặt mốc trong các tiết dạy chạy lao sau xuất phát môn chạy ngắn. (GV: Huỳnh Phúc Hảo-Hồ Anh Khoa-Huỳnh Minh Quốc; Trường THPT Diệp Minh Châu, Châu Thành, Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến thuộc lĩnh vực chuyên môn Thể dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết: Kỹ thuật chạy cự ly ngắn được chia thành bốn giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng và về đích. Trong giai đoạn chạy lao, yêu cầu kỹ thuật của giai đoạn này là khi hai tay rời khỏi mặt đường chạy là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong chạy lao điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể (khoảng cách đó giảm dần sau mỗi bước chạy) rồi tiến lên ngang và sau đó thì vượt lên trước. Cùng với việc tăng tốc độ chạy độ ngã về trước của thân trên, mức độ dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy. Bước sau dài hơn bước trước 1/2 bàn chân và sau chín đến mười một bước thì ổn định bước chạy. Lúc này độ dài bước chạy ổn định ở một khoảng cách nhất định ( tùy vào đặc điểm của mỗi học sinh mà khoảng cách độ dài bước chạy có khác nhau). Trong thực tế giảng dạy kỹ thuật chạy lao sau xuất phát chúng tôi thấy được nhược điểm của các em học sinh chưa thực hiện đạt yêu cầu kỹ thuật. Bước đầu 1 tiên bước ra khỏi bàn đạp quá xa so với vạch xuất phát, điểm đặt chân ở trước điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Những bước tiếp theo học sinh vẫn thực hiện như thế, độ ngã của thân trên về trước không có, tốc độ không tăng lên cao được trong quãng đường còn lại của chạy lao. Các em đạt độ dài bước chạy ngay từ bước đầu tiên. Học sinh không thể đạt tốc độ cao nhất của bản thân khi chuyển sang giai đoạn chạy giữa quãng. Ở đây khi tập luyện kỹ thuật các em không cảm nhận được bước sau nên dài hơn bước trước 1/2 bàn chân, tăng dần độ dài bước để tốc độ chạy lao được tăng lên, độ ngã thân trên cũng được giảm dần. Chúng tôi đã đúc kết kinh nghiệm và đã hoàn thiện giải pháp để khắc phục nhược điểm của học sinh khi tập với sáng kiến: Sử dụng bài tập đặt mốc trong các tiết dạy chạy lao sau xuất phát môn Chạy ngắn. Tên sáng kiến: “Sử dụng bài tập đặt mốc trong các tiết dạy chạy lao sau xuất phát môn Chạy ngắn” 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Mục đích của giải pháp này nhằm giúp học sinh có được độ dài bước chân phù hợp ở giai đoạn đầu chạy lao. Bước đầu tiên ngắn nhất, bước sau dài hơn bước trước khoảng một bàn chân cho đến bước thứ 9 đến bước thứ 11 thì đạt độ dài bước bình thường, ổn định của mỗi học sinh. Giúp các em thực hiện việc đặt chân ở phía sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể. Sử dụng bài tập này để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác có được độ ngã thân trên về trước, bước chạy hợp lý. Các em sẽ tăng nhanh tốc độ ban đầu và đạt được vận tốc cao nhất khi kết thúc giai đoạn chạy lao. * Phạm vi và đối tượng áp dụng: + Đối tượng nghiên cứu: học sinh khối 10 có chương trình học môn Chạy ngắn. + Phạm vi áp dụng giải pháp này: tập thể học sinh chúng tôi đang dạy ở một trường Trung học phổ thông trong tỉnh Bến Tre. 3.2.2. Nội dung giải pháp: 2 + Mô tả việc thực hiện bài tập: Các mốc hình dạng phễu được làm từ bìa cứng của các thùng, hộp giấy đựng đồ (tránh gây nguy hiểm cho người tập). Mốc hình dạng phễu này có dạng hình tròn, đường kính 16 cm, độ cao 8 cm. Mặt ngoài chúng tôi dán giấy màu (đỏ, vàng). Số lượng đồ dùng sử dụng cho một đường chạy là 12 đến 15 mốc. Khi bắt đầu giảng dạy giai đoạn chạy lao sau xuất phát chúng tôi đặt các mốc chuẩn này trên quãng đường chạy lao. Sau khi đóng bàn đạp xong, giáo viên đặt mốc thứ 1 nằm cách vạch xuất phát khoảng 20cm, mốc thứ 2 cách mốc 1 là 50cm (tính từ mép gần nhau của 2 mốc), mốc thứ 3 cách mốc thứ 3 là 60cm. Tiếp tục như thế khoảng cách giữa các mốc được tăng lên 10cm cho đến khi đặt hết mốc. Các mốc này được đặt trên đường thẳng trùng hướng chạy. Điểm đặt chân khi chạy nằm ở khoảng giữa của các mốc. Độ rộng giữa các mốc có thể thay đổi ngắn lại hoặc dài ra cho phù hợp nhóm trình độ thể lực, thể trạng của học sinh. + Tính mới của giải pháp: Điểm mới của giải pháp này là chúng tôi sử dụng bài tập đặt mốc này trên đoạn đường chạy lao trùng với hướng chạy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh dễ dàng nhận biết được bước đầu tiên sau khi xuất phát là bước ngắn nhất. Bước sau dài hơn bước trước khoảng một bàn chân (10 đến 15cm) cho đến bước thứ 9 hay 11 thì đạt độ dài bước bình thường. Học sinh hiểu rõ tốc độ chạy lao sau xuất phát được tăng lên chủ yếu do tăng độ dài bước chạy và một phần không nhiều do tăng tần số bước. 3 + Cách thức thực hiện: Sau khi học sinh đã hoàn thiện xong kỹ thuật xuất phát ở các giáo án đầu. Ở các giáo án tiếp theo học sinh sẽ được học kỹ thuật chạy lao sau xuất phát. Người giáo viên tiến hành hướng dẫn kỹ thuật chạy lao, nói rõ mục đích giai đoạn này là tạo được tốc độ ban đầu lớn nhất. Giáo viên làm mẫu, phân tích kỹ thuật, cho học sinh xem tranh, ảnh (video clip). Giáo viên nêu lên nguyên lý kỹ thuật và cần chú trọng phân tích vào độ dài bước chạy sau khi rời khỏi bàn đạp sẽ tăng dần lên và đến bước thứ 9 hay 11 thì ổn định độ dài bước, độ ngã thân trên cũng được giảm dần. Tiếp theo giáo viên phân nhóm cho học sinh tập luyện kỹ thuật chạy lao. Những lần đầu luyện tập kỹ thuật giáo viên chưa sử dụng bài tập đặt mốc này. Tuần tự theo lệnh của giáo viên (cán sự) từng học sinh thực hiện xuất phát và chạy lao hết cự ly qui định. Sau lệnh “Chạy” giáo viên chú ý học sinh thực hiện yêu cầu của kỹ thuật chạy lao. Giáo viên ghi nhận những sai lầm mắc phải, nói cho học sinh biết và yêu cầu lần tập sau nên khắc phục những hạn chế, sai lầm của mình. Sau khi học sinh nhận biết các khuyết điểm của mình. Chúng tôi tiến hành bài tập bổ trợ đặt mốc chuẩn này trên đường chạy và nói lên tác dụng, mục đích của bài tập, yêu cầu thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Để đạt kết quả cao hơn chúng tôi cũng có thể bố trí thêm một đường chạy để cùng lúc ở hai đường chạy đều có sử dụng mốc chuẩn này. Giáo viên lần lượt cho học sinh vào vị trí tập luyện, lần đầu thực hiện để học sinh tự cảm nhận những điều mà bài tập yêu cầu khắc phục để đạt yêu cầu về kỹ thuật. Khi chạy các lần tiếp theo giáo viên nhắc nhở, hướng học sinh làm đúng yêu cầu của bài tập, khắc phục những sai lầm thường mắc trước đó. 4 Để góp phần cho học sinh thực hiện tốt kỹ thuật giáo viên phối hợp sử dụng “Xà treo nghiên” (đã được công nhận trong năm học 2016-2017) để hoàn thiện hơn kỹ năng giai đoạn đầu môn chạy ngắn. Khi kỹ thuật chạy lao của học sinh thực hiện đúng theo qui định, giáo viên đem ra không đặt các dụng cụ bổ trợ trên đường chạy nữa. Khi đã hoàn thiện kỹ thuật giáo viên đánh giá được mức độ tăng tiến về tốc độ cuối giai đoạn chạy lao và duy trì tốc độ này khi bước vào giai đoạn chạy giữa quãng. 3.2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Dùng để giảng dạy kỹ thuật chạy lao sau xuất phát môn chạy cự ly ngắn cho giáo viên Thể dục thể chất. Tập luyện kỹ thuật chạy lao cho học sinh phổ thông trong chủ đề Chạy ngắn. Luyện tập kỹ thuật chạy lao sau xuất phát cho học sinh, vận động viên tham gia Hội khỏe phù đổng. Giải pháp này áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. 3.2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Học sinh có điều kiện thuận lợi trong quá trình tập luyện, từ những hạn chế lúc đầu và qua giải pháp này sẽ điều chỉnh bước chân phù hợp hơn, có được cảm giác độ dài của từng bước chạy thuận lợi, rõ ràng để hoàn thiện kỹ thuật tốt hơn. Phát huy tối đa khả năng thực hiện kỹ thuật động tác, kích thích sự hứng thú của học sinh khi tập luyện. Người tập cố gắng hơn, tập trung thực hiện tốt để hoàn thiện kỹ năng động tác, hạn chế thấp nhất lỗi độ dài bước bình thường khi rời khỏi vạch xuất phát. 5 Giải pháp này mang lại hiệu quả cho việc khắc phục nhanh chóng, cụ thể sai lầm mắc phải của học sinh về độ dài bước chạy. Học sinh cảm nhận và biết hạn chế của mình để khắc phục trong quá trình tập. Từ đó giúp người tập đạt tốc độ ban đầu lớn nhất ở giai đoạn chạy lao. Kinh phí làm đồ dùng dạy học này không tốn nhiều tiền. Chúng tôi đã sử dụng và thiết kế với các vật liệu sẵn có tại cơ sở. Tiết kiệm ngân sách, hạn chế việc lãng phí. Số liệu minh họa kinh phí tạo ra dụng cụ: 1 Bìa giấy catton Đơn vị Số Thành Ghi chú tính lượng tiền 12 Có sẵn tại đơn vị 2 Giấy màu Tờ 06 25.000đ 3 Hồ dán Lọ 01 3000đ Stt Tên vật liệu Tổng cộng 28.000đ 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan