Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng di sản văn hóa phi vật thể bến tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học l...

Tài liệu Skkn sử dụng di sản văn hóa phi vật thể bến tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương lớp 10 và 11

.DOC
18
241
122

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN ( Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử phương lớp 10 và 11). Họ và tên tác giả: Trần Thị Bình Trần Thị Thanh Tuyền Năm học 2017 – 2018 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc T T ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gởi: Ban thường trực Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở Tôi ghi tên dưới đây: Họ và tên tác giả Ngày sinh Nơi công tác Chức vụ 1 Trần Thị Bình 2. Trần Thị Thanh Tuyền 30/01/1968 23/04/1976 THPT Tổ Nguyễn Đình Chiểu trưởng Trình độ chuyên môn Thạc sĩ Tổ phó Cử nhân Tỉ lệ % đóng góp việc tạo ra sáng kiến 50% 50% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử phương lớp 10 và 11. - Chủ đầu tư: Cá nhân T T - Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp giảng dạy - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : Học kì II năm học 2017-2018. Danh sách những người tham gia áp dụng lần đầu sáng kiến kinh nghiệm Họ và tên tác giả Ngày Nơi công tác Chức Trình Nội dung sinh vụ độ công việc chuyên môn Tôi cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật. TP Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018 Người nộp đơn Trần Thị Bình 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………………………… 1.Tên sáng kiến: Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử phương lớp 10 và 11 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết: Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ; lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác ( tiếng nói, chữ viết, diễn xướng dân gian...), được truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Giáo dục giá trị di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật thể địa phương nói riêng góp phần làm phong phú và sống động thêm tri thức văn hóa. Từ đó giúp học sinh cảm nhận, thẩm thấu cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của văn hóa phi vật thể tại địa phương. Qua đó, vun bồi tình cảm học sinh về tình yêu quê hương, đất nước, thông qua ứng xử văn hóa. Đồng thời với nội dung và phương pháp giảng dạy này chính là thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn với xã hội, lí luận gắn với thực tiễn đúng định hướng về đổi mới toàn diện trong giáo dục hiện nay. Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử phương lớp 10 và 11 có tính hiệu quả cao. Bởi lẽ: Bến Tre đa dạng về di sản văn hóa phi vật thể (có 6/7 loại hình văn hóa phi vật thể) được phân bố rộng khắp các huyện, xã phường, thị trấn bao gồm: - Ngữ văn dân gian có các làn điệu dân ca tiêu biểu như: Hò (bao gồm hò sông nước phát triển ở các nhánh sông Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và hò trên cạn), lý hát ru, vè, nói thơ Lục Vân Tiên, hát huê tinh, hát sắc bùa, múa bóng rỗi Bà. - Nghệ thuật trình diễn dân gian có loại hình: Đờn ca tài tử, sân khấu cải lương, hát sắc bùa. - Tập quán xã hội: Tục thờ cá ông, tín ngưỡng thờ Mẫu, tục thờ Thành Hoàng. 3 - Lễ hội truyền thống: Lễ hội truyền thống ngày Bến Tre Đồng Khởi(17/1), lễ hội truyền thống văn hóa tỉnh 1/7 ( ngày sinh và mất nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu), lễ Nghinh Ông, lễ đình làng Bến Tre, lễ hội Đu bầu. - Làng nghề thủ công: Bánh tráng Mỹ Lồng và bánh phồng Sơn Đốc, nghề đan lát ( Ba Tri), nghề trồng cây kiểng (Chợ Lách), nghề sản xuất rượu Phú Lễ ( Ba Tri) và Bình Phú ( TP.Bến Tre), làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa - Tri thức dân gian: Văn hóa ẩm thực dừa, y học cổ truyền, các kho tư liệu chữ Hán cổ. Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể địa phương trong dạy học lịch sử địa phương cho học sinh khối lớp 10 và 11 nhằm có ý nghĩa giáo dục cả 3 mặt: Kiến thức: Học sinh học sinh hiểu sâu về các thành tựu văn hóa mà các thế hệ người Bến Tre đã sáng tạo và truyền lại qua thời gian dài khẩn hoang lập làng, góp phần nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong học tập lịch sử địa phương; về Kỹ năng: Tìm hiểu xử lí thông tin, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực thực hành; về Thái độ: Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, tôn kính bậc tiền nhân, ý thức giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của quê hương hướng tới việc góp phần và phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Mặt khác, thực tế khi giảng dạy lịch sử địa phương trung học phổ thông tỉnh Bến Tre: Bài: Tình hình kinh tế- văn hóa tỉnh Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Lớp 10) Bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bến Tre cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( lớp 11) Hai bài học trên, theo hình thức bài giảng các đề mục như sách giáo khoa, tuy có tranh ảnh, đổi mới phương pháp nhưng cũng chưa gây sự hứng thú trong học tập cho học sinh, chưa nâng cao năng lực nhận thức của học sinh...Trong hàng loạt giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học lịch sử địa phương thời gian qua, năm hoc 2016-2017, Tổ bộ môn của Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường đã mời các nghệ nhân hát sắc bùa Phú Lễ Ba Tri đến giới thiệu và trình diễn cho học sinh nhà trường về loại hình nghệ thuật này đã tạo được hiệu quả rất tốt trong việc đưa di sản văn hóa phi vật thể đến với học sinh thiết thực và hiệu quả Qua nghiên cứu tài liệu dạy – học chương trình lịch sử địa phương trung học phổ thông tỉnh Bến Tre với 4 bài được thiết kế theo diễn tiến thời gian từ khai hoang lập làng đến ngày nay ( kể cả các bài đọc thêm). Di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre đều sử dụng tốt trong dạy học lịch sử địa phương ở cả 3 khối lớp. Tuy nhiên việc nghiên cứu, sưu tầm, nâng cao tư duy nhận thức của học sinh hai năm đầu cấp ba ( lớp 10 và 11) rất quan trọng, gắn liền với nội dung chương trình đặc biệt là bài Tình hình kinh tế- văn hóa tỉnh Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Lớp 10), khởi nguồn cho lượng tri thức lớn về di sản văn hóa phi vật thể 4 Bến Tre. Đến lớp 12, giáo viên gợi mở, học sinh tự nghiên cứu tốt các giá trị đất và người Bến Tre qua các giai đoạn lịch sử, từ nền tri thức tiếp cận từ lớp 10 và 11. Chính vì thế tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực của việc sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre thông qua diễn xướng dân gian nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương tại Nhà trường thời quan qua, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội dung sáng kiến: Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử phương lớp 10 và 11 nhằm áp dụng đồng bộ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể ở Bên Tre vào chương trình giảng dạy lịch sử địa phương nhằm phát huy các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, của dân tộc hướng tới mục tiêu sự phát triển bền vững. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: *Mục đích của sáng kiến: Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử địa phương lớp 10 và 11. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và sự hứng thú học tập của học sinh trong học tập. Thiết kế nội dung bài dạy tiến trình thực hiện tiết học lịch sử địa phương ở lớp 10 và 11 theo các hình thức phù hợp nhằm phát huy các năng lực của học sinh như: nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề; hình thành các kĩ năng cho học sinh như sưu tầm nghiên cứu tài liệu, tham quan thực tế, thuyết trình, làm powerpoint... * Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: - Sử dụng đồng bộ 03 nhóm giải pháp sử dụng văn hóa phi vật thể tại Bến Tre vào dạy học lịch sử địa phương: + Sưu tầm, hệ thống hóa tài liệu 6 loại hình văn hóa phi vật thể trong các giờ lên lớp (trước đây chưa áp dụng đồng bộ); + Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành bài học; + Tổ chức cho học sinh tham gia, tham quan, trãi nghiệm các hoạt động của văn hóa phi vật thể - Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể trong dạy học lịch sử địa phương tạo điều kiện thay đổi hình thức, phương pháp, hoạt động học tập của học sinh được đẩy mạnh, kiến thức chuyên sâu tạo sự hứng thú tìm hiểu của học sinh trong học tập lịch sử... * Mô tả bản chất của giải pháp Cụ thể hóa giải pháp thực hiện ở hai bài học: Bài: Tình hình kinh tế- văn hóa tỉnh Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Lớp 10). Bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bến Tre cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( lớp 11). Nội dung hai bài này, ngoài việc bổ sung kiến thức phần lịch sử địa phương trong phân phối chương trình lớp 10, 11còn định hướng, bổ túc kiến thức học sinh nghiên cứu thêm chương trình lớp 12. 5 Với Chương trình lớp 10, áp dụng bài: Tình hình kinh tế- văn hóa tỉnh Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX 1.Hướng dẫn sưu tầm, phân loại tài liệu về di sản văn hóa dân gian Bến Tre ( hoạt động phát huy năng lực học sinh: Kiến thức – kỹ năng – thái độ, trong đó tập trung vào kiến thức, nhận thực của học sinh về phân loại các loại hình văn hóa phi vật thể ở các địa phương trong tỉnh ). I. Tình hình kinh tế ở Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX . Tại mục này Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm, khai thác tài liệu về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương phục vụ cho bài học trên lớp. Đây là biện pháp phát huy tính tích cực học sinh trong học tập lịch sử, bởi vì tải liệu về di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương rất phong phú. giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm, chuẩn bị báo cáo trước lớp như sau: Nhóm 1: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, hò, vè dân gian phản ánh đời sống kinh tế xã hội Bến Tre giai đoạn này. Nhóm 2. Sưu tầm tranh ảnh lịch sử phản ánh đời sống KT-XH của người dân Bến Tre giai đoạn này. Nhóm 3.Tìm hiểu các làng nghề thủ công truyển thống của Bến Tre. Nhóm 4. Tìm hiểu các giai thoại về con người Bến Tre trong giai đoạn thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX. Trong quá trình tiến hành giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh từng nhóm trình bày sản phẩm nghiên cứu của nhóm bằng Powerpoint và đóng lại thành cuốn tập san hoặc các sản phẩm khác mà nhóm thống nhất làm, các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung, sau buổi học thông qua sản phẩm của học sinh chấm điểm các nhóm để khuyến khích học sinh. Kết thúc phần này, GV định hướng các em hiểu 6 loại hình văn hóa phi vật thể của Bến Tre, nhất là những thành tựu văn học, nghệ thuật, giáo dục. 2. Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành bài học: II. Những nét nổi bật về tình hình văn hóa- xã hội tỉnh Bến Tre từ đầu thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX. Ở mục này, GV sử dụng thơ ca, hò, vè... giúp học sinh hiểu sâu sắc về tình hình xã hội và đời sống nhân dân, cũng như những nét nổi bật về tình hình văn hóa ở Bến Tre thời bấy giờ. GV chiếu đoạn phim “nói thơ Lục Vân Tiên”. Đây là di sản văn hóa phi vật thể diễn xướng rất đặc trưng thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ yêu nước Bến Tre Cụ Đồ Chiểu, loại hình nghệ thuật đặc sắc Bến Tre. Nói thơ là một loại hình nghệ thuật kết hợp cả 3 yếu tố: nói, đọc, diễn ngâm. Hiện nay loại hình này từng bước bị mai một do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội với nhiều loại hình nghệ thuật khác và tác động của Internet. Bên cạnh nghiên cứu nghệ thuật nói thơ Lục Vân Tiên, một di sản văn hóa phi vật thể của Bến Tre được nhà nước công nhận là di sản văn hóa quốc gia nghệ thuật hát sắc bùa Phú Lễ- Ba Tri . Theo thế mạnh của mình, GV có thể hát, kể chuyện, giải thích địa danh trong tỉnh như Ba Tri, Ba Vát, Giồng Trôm... 6 Kết thúc tiết dạy giáo viên sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh. - Kiểm tra miệng ( mở rộng kiến thức): Ví dụ: GV hỏi, thời bấy giờ có Câu ca dao: Đem chuông lên đánh Sài Gòn Để cho nữ giới biết con cụ Đồ Câu trên nói về nhân vật nào? Với câu trả lời: Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh con giá cụ Đồ Nguyễn Đình Chiểu, Gv mở rộng thêm kiến thức cho học sinh về các nhân vật và sự kiện lịch sử khác trong bài học có liên quan trực tiếp với Nguyễn Đình Chiểu tại Bến Tre như: Phan Văn Trị, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản.... - Kiểm tra viết 15 phút: trắc nghiệm khách quan (Neo chốt kiến thức): Câu 1. Đoạn thơ trên của ai?: Bến Nghé của tiền tan bọt nước Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng. Nỡ để dân đen mắc nạn này. A. Phan Văn Trị. B. Nguyễn Đình Chiểu. C. Võ Trường Toản D. Sương Nguyệt Anh. Câu 2. Điền từ còn thiếu vào.... sau đây: Bến Tre giàu mía..... Giàu nghêu............, giàu xoài........ Bình Đại biển cá sông tôm. Ba Tri ruộng muối, Giồng Trôm lúa vàng. A. Mỏ Cày, Thạnh Phú, Phú Đa. B. Mỏ Cày, Thạnh Phú, Cái Mơn. C. Mỏ Cày, Ba Tri, Chợ Lách. D. Mỏ cày, Bình Đại, Châu Thành. Câu 3. Lễ hội đặc sắc của cư dân vùng biển Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú là A. Lễ hội Nghinh Ông. B. Lễ hội Kỳ Yên ở đình làng. C. Lễ hội đua thuyền. D. Lễ cúng thần nông. 3. Tổ chức cho học sinh tham gia, tham quan, trãi nghiệm các hoạt động của văn hóa phi vật thể Với học sinh lớp 10, tổ chức cho các em tham dự các lễ hội truyền thống và làng nghề thủ công ( độ tuổi thực hành tốt các thao tác nghề thủ công, tham gia tích cực các hoạt động hội, thời gian tham gia ít...) Với Chương trình lớp 11, bài: Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bến Tre cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 1.Hướng dẫn sưu tầm, phân loại tài liệu về di sản văn hóa dân gian Bến Tre ( hoạt động phát huy năng lực học sinh: Kiến thức – kỹ năng – thái độ, trong đó 7 tập trung vào kiến thức, nhận thực của học sinh về phân loại các loại hình văn hóa phi vật thể ở các địa phương trong tỉnh ) Ở muc I: Nhân dân Bến Tre trong những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược Tại mục này Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, chuẩn bị báo cáo trước lớp như sau: Nhóm 1: Sưu tầm ca dao, hò, vè dân gian…. phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bến Tre ( cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX). Nhóm 2. Tìm hiểu phong trào “tị địa”, “ Hội kín” ở Bến Tre Nhóm 3.Tìm hiểu các hình ảnh mới xuất hiện ở Bến Tre giai đoạn này như nhà máy phát điện, nhà máy rượu Nhóm 4. Tìm hiểu các giai thoại về các nhân vật đứng lên đánh Pháp ở giai đoạn này như: Tán Kế, Lãnh Binh Thăng, Phan Tòng…. Trong quá trình tiến hành giảng dạy giáo viên yêu cầu học sinh từng nhóm trình bày sản phẩm nghiên cứu của nhóm bằng Powerpoint và đóng lại thành cuốn tập san hoặc các sản phẩm khác mà nhóm thống nhất làm, các nhóm khác đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung, sau buổi học thông qua sản phẩm của học sinh chấm điểm các nhóm để khuyến khích học sinh. Kết thúc phần này, từ tài liệu trên, GV định hướng cho học sinh về tinh thần bất khuất, đứng lên chống Pháp của nhiều tầng lớp nhân dân Bến Tre qua đánh trực diện với Pháp: Tán Kế, Lãnh Binh Thăng, Phan Tòng…qua văn thơ: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị….. 2. Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành bài học: Khác với chương trình lớp 10, ở bài học này ( lớp 11), sử dụng di sản văn hóa phi vật thể để tiến hành hết 3 mục của bài học: I. Nhân dân Bến Tre trong những ngày đầu chống thực dân Pháp. Giáo viên sử dung phim, hình ảnh về lễ hội Đình làng Mỹ Thạnh ( nơi thờ Lãnh Binh Thăng, lễ hội văn hóa tỉnh....) làm kiến thức nền, trực quan về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bến Tre ở thời điểm lúc bấy giờ. II. Thực dân Pháp áp đặt nền thống trị ở Bến Tre. Giáo viên sử dụng những câu truyền khẩu dân gian Bến Tre ,phản ánh xã hội đương thời như: Chớ tham đồng bạc “con cò” Bỏ cha, bỏ mẹ đi phò Lang sa ( Địa chí Bến Tre, NXB KHXH, 2001, trang 1305)...... Khi giảng mục III. Phong trào yêu nước của nhân dân Bến Tre trong những năm đầu thế kỉ XX GV sử dụng tư liệu dân gian, giai thoại về Hội kín Nam Kỳ và những nhân vật chống Pháp ở Bến Tre cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. Kết thúc tiết dạy giáo viên sử dụng di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre để kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh. - Kiểm tra miệng ( mở rộng kiến thức): 8 Qua đoạn phim về Lãnh binh Thăng là lễ hội Đình làng Mỹ Thạnh, em có suy nghĩ gì về tinh thần đánh Pháp của nhân dân ta nói chung và Bến Tre nói riêng? - Kiểm tra viết 15 phút: trắc nghiệm khách quan (Neo chốt kiến thức): Câu 1. Nguyễn Đình Chiểu viết: Tinh thần hai chữ phau sương tuyết Khí phách ngàn thu rỡ núi sông Để ca ngợi nhân vật nào đánh Pháp trong giai đoạn này A. Phan Văn Trị. B. Phan Tòng C. Phan Tôn D. Phan Liêm Câu 2. Những tác giả sau dùng văn thơ để đánh Pháp A. Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường. B. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị. C. Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường. D. Võ Trường Toản, Tôn Thọ Tường. Câu 3. Lễ hội riêng có ở Bến Tre A. Lễ hội Dừa. B. Lễ hội Kỳ Yên ở đình làng. C. Lễ hội hoa. D. Lễ cúng thần nông. 3. Tổ chức cho học sinh tham gia, tham quan, trãi nghiệm các hoạt động của văn hóa phi vật thể Với học sinh lớp 11, tùy vào thời gian kết thúc bài học đưa học viên trãi nghiệm các hoạt động của văn hóa phi vật thể tỉnh đang tổ chức. Đề tài áp dụng hiệu quả trong đơn vị và là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương khối lớp 10,11 Có khả năng nhân rộng và dễ dàng áp dụng khi giảng dạy lịch sử địa phương lớp 10,11 theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Bởi vì, đề tài cung cấp tài liệu về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Bến Tre, một số biện pháp tiến hành bài dạy tại đơn vị có hiệu quả. Ở mỗi địa phương gắn với di sản văn hóa phi vật thể các giáo viên sử dụng hình thức và phương pháp dạy học phù hợp như gắn với di sản, tham quan, thực địa, trực tiếp tham gia...sẽ đem lại nhiều hứng thú cho học sinh trong học tập lịch sử địa phương. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được Qua việc áp dụng đưa di sản văn hóa phi vật thể vào dạy học lịch sử địa phương ở lớp 10 và 11, nhận thấy: Đưa di sản văn hóa phi vật thể dạy học lịch sử địa phương lớp 10,11 đem lại sự hấn dẫn mới mẻ hơn trong tri thức các em thu nhận được, kích thích sự tìm tòi học hỏi của học sinh nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh, qua các hoạt động trên giáo viên và học sinh gần gũi, kiến thức được đào sâu nghiên cứu phục vụ hiệu 9 quả trong giờ học lịch sử địa phương. Đồng thời, góp phần giáo dục ý thức bảo tồn, phát huy vốn quý di sản văn hóa phi vật thể của Bến Tre đến các em học sinh bởi các em chính là chủ nhân tương lai của quê hương tiếp tục kế thừa và gìn giữ. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tự học qua việc tìm tòi sưu tầm tài liệu giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử địa phương sâu sắc hơn, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đồng thời, giáo viên có nhiều hình thức lựa chọn trong quá trình kiểm tra đánh giá qua khả năng tiếp thu từ thực tiễn, năng lực nhận thức của học sinh. Giúp giáo viên có thể dễ dàng kết hợp với các hình thức dạy học khác như: phương pháp dạy học theo dự án, chuyên đề. Kết luận: 1. Đưa di sản văn hóa phi vật thể của Bến Tre vào dạy học lịch sử địa phương góp phần nâng cao nhận thức học sinh , vì vậy đổi mới hoạt động dạy học môn lịch sử địa phương là cần thiết nhằm đa dạng các hình thức hoạt động học tập cho học sinh làm cho các em “tham gia” vào tìm hiểu để giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức học sinh. 2. Với ý nghĩa trên việc đưa di sản văn hóa phi vật thể Bến Tre vào dạy học lịch sử địa phương nhằm đa dạng các phương pháp dạy học lịch sử . Tổ chức dạy học cần nghiên cứu thêm các hình thức để áp dụng trong thời gian tới : Hình thức tổ chức dạy học tại di sản, tham quan trải nghiệm. 3. Đề xuất một số kiến nghị: - Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm giúp đở tạo điều kiện và hổ trợ kinh phí cho các hoạt động trải nghiệm, học tập di sản, tham quan như phát thưởng các sản phẩm bài viết sâu sắc về lịch sử địa phương, hổ trợ kinh phí xe tham quan... - Giáo viên đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa phương theo hướng nâng cao hoạt động nhận thức học tập học sinh. Trong kiểm tra đánh giá cần đưa kiến thức lịch sử địa phương vào cùng kiến thức lịch sử dân tộc ở các bài kiểm tra thường xuyên và định kì. - Học sinh học tập lịch sử dân tộc và địa phương là cần thiết trang bị hành trang kiến thức cho cuộc sống cần nghiêm túc học tập tham gia các hoạt động giúp hình thành nhân cách,đạo đức nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng quê hương. 5. Tài liệu kèm theo: - Phụ lục 1 bản 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu dạy-học Chương trình lịch sử địa phương trung học phổ thông tỉnh Bến Tre- Lê Ngọc Bửu chủ biên.NXBGDVN 2012. 2. Sử dụng di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 11 vùng đồng bằng sông Cửu LongTS. Nguyễn Đức Toàn- Tạp chí GD tháng 2/2016. 3 Địa chí Bến Tre- Thạch Phương –Đoàn Tứ chủ biên- NXB KHXH 2001. 4.Di sản văn hóa Bến Tre-Lư Hội-NXB Hội nhà văn 2016 5 Quy hoạch tổng thể xây dựng trùng tu, tôn tạo hệ thống tượng, tượng đài, bia ,di tích, đền thờ danh nhân tỉnh Bến Tre đến năm 2010- Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre. 6.Báo Đồng Khởi điện tử 7 Các bài viết trên các báo mạng... 11 PHỤ LỤC TƯ LIỆU BỔ TRỢ Bến Tre bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể đến năm 2020 23/11/2017 | Thanh Thảo Theo Luật Di sản văn hóa ở nước ta, di sản văn hóa phi vật thể là các sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết và được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn hóa nghệ thuật, khoa học, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những trí thức dân gian khác. Di sản văn hóa phi vật thể được sáng tạo ra, được bảo lưu và chuyển giao qua nhiều thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế hệ kế tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng các giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cha ông để lại, đồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh hoa nhất để bảo lưu, chuyển giao và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Lễ cúng Nghinh Ông của ngư dân làm nghề biển xã Bình Thắng, huyện Bình Đại. (Ảnh: TLVH) Thực tế, di sản văn hóa phi vật thể là một trong những linh hồn văn hóa của mỗi cộng đồng, qua những văn hóa phi vật thể đó thế hệ ngày nay có thêm sự hiểu biết và sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lối sống tốt đẹp của ông cha ta. Di sản văn hóa phi vật thể hòa quyện vào không gian sinh thái - nhân văn, nơi 12 chúng được sáng tạo ra và đang hiện diện, tiến diễn trong đời sống của mỗi cộng đồng cư dân, hàm chứa những nhân tố mang tính lịch sử, đồng thời lại phải mang hơi thở của thời đại. Trong nhiều năm qua, để bảo tồn và phát huy di sản sản văn hóa phi vật thể trên đất Bến Tre, tỉnh ta đã có kế hoạch bảo tồn, trước hết là công tác nghiên cứu, sưu tầm. Công tác này còn rất mới, từ những năm 1979 đến 1981 của thế kỷ XX, tỉnh đã phối hợp với nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang tổ chức sưu tầm và in thành sách Dân ca Bến Tre, sau đó tiếp tục sưu tầm bổ sung và tái bản quyển sách này vào năm 2000. Giai đoạn 1998 - 2015, bảo tồn văn hóa phi vật thể theo Chương trình mục tiêu quốc gia và một số đề tài của địa phương, cũng như được tỉnh ta đã thực hiện chương trình nghiên cứu văn hóa phi vật thể viết thành sách (lưu giữ) như: Lễ hội Đu bầu và các trò chơi vận động dân gian huyện Giồng Trôm (1999); Tang lễ Người già tỉnh Bến Tre (2000- 2001); Gìn giữ cho muôn đời sau các làn điệu dân ca Bến Tre (2002-2003); Tổng điều tra di sản văn hóa Phi vật thể tỉnh Bến Tre (2004); Bến Tre với văn hóa ẩm thực (2005); Nghề truyền thống “Bánh tráng Mỹ Lồng - Bánh phồng Sơn Đốc” (2005); Đình làng Bến Tre - Các giá trị văn hóa (2006); Dừa trong văn hóa ẩm thực Bến Tre (2007); Tổng điều tra Nghệ thuật Đờn ca Tài tử tỉnh Bến Tre (2008); Nghề đan lát tỉnh Bến Tre (2009); Di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bến Tre (2009); Múa bóng - Rỗi Bà trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bến Tre (2010) và Tổng điều tra di sản văn hóa phi vật thể miệt vườn huyện Chợ Lách (2011); Nhạc lễ tỉnh Bến Tre (2013)… Trình diễn loại hình diễn xướng dân gian Hát sắc bùa Phú Lễ. (Ảnh: TTr) 13 Bến Tre, dù là vùng đất mới nhưng từ thuở mang gươm đi mở cõi, trong hành trang của người Việt mang xuống phương Nam về văn hóa phi vật thể đã có những điệu hát như: Hát sắc bùa Phú Lễ, hơn 70 điệu lý đã sưu tầm được trên vùng đất cù lao ba dãy này, đã đưa đến nhận xét của những nhà nghiên cứu - đây là một trong những cái nôi của dân ca Nam Bộ. Bên cạnh có những nghề truyền thống của riêng vùng đất xứ Dừa khá nổi tiếng: “Bánh tráng Mỹ Lồng,”, “Bánh phồng Sơn Đốc”, kẹo dừa Mỏ Cày, rượu Phú Lễ… Những điều đó tạo cho chúng ta sự gắn bó và tự hào về quê hương xứ sở, cũng như ngành chức năng phải có trách nghiệm đề ra các giải pháp phù hợp bảo tồn để nó không bị mai một và phát huy nó trong đời sống cộng đồng. Để tiếp tục bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên đất xứ Dừa Bến Tre trong giai đoạn mới, năm 2015 ngành chức năng đã có kế hoạch tổng thể kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và có nguy cơ mai một đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mục đích của việc kiểm kê lần này nhằm nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể tồn tại trong văn hóa, đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; xác định giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể đã và đang tồn tại; đánh giá khả năng tồn tại và khả năng phục hồi của các di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương. Trên cơ sở đó, xác định rõ số lượng và phân loại, xếp hạng, lập hồ sơ khoa học các loại hình di sản văn hóa phi vật thể để có chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần phát triển văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc kiểm kê này đòi hỏi phải thu thập thông tin thật cụ thể, đầy đủ, phải đảm bảo tính xác thực, cập nhật, toàn diện, khách quan, bao gồm các yếu tố phản ánh hình thức, đặc điểm và giá trị di sản, các vấn đề về khả năng tồn tại, mức độ phổ biến, sức sống, cần lưu ý đến các di sản bị đe dọa, chịu nhiều áp lực, có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp. 14 Nghề truyền thống làm bánh phồng nếp tại xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm. (Ảnh: TTr) Theo quy định từ Trung ương, tại tỉnh ta có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh (chủ yếu là dân tộc Kinh và Hoa) và 01 loại hình là chuyện kể của hiện vật bảo tàng. Cụ thể các loại hình tại tỉnh cần bảo tồn, phát huy: Tiếng nói, chữ viết, những thuật ngữ, phương ngữ, nghệ thuật thư pháp; Ngữ văn dân gian như: Sử thi, ca dao, dân ca, hát ru, tục ngữ, hò, vè, câu đố, nói thơ, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại; nghệ thuật trình diễn dân gian như: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức diễn xướng, trình diễn dân gian khác (ví dụ: nói thơ Vân Tiên, hát sắc bùa, …); tập quán xã hội như: Luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ (trong thờ cúng, tang ma, cưới gả, chúc thọ, đầy tháng, thôi nôi, xem ngày chọn giờ...) và các phong tục, tập quán khác; lễ hội truyền thống: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Kỳ Yên, Tết (Tiết) Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Giổ tổ Hùng Vương (thờ cúng Vua Hùng), Ngày Truyền thống Đồng Khởi (17/1), Ngày Truyền thống văn hóa (01/7), các lễ hội tôn giáo ở đại phương và các Lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ khác); Nghề thủ công truyền thống (đan đát, dệt chiếu, làm khô, nghề mộc, nghề rèn, làm bánh, làm muối, thủ công mỹ nghệ, điêu khắc, vẽ tranh,...); tri thức dân gian về thiên nhiên, đời sống xã hội, trong lao động sản xuất, trong chữa trị bệnh, giữ gìn sức khỏe, trong ẩm thực, trang phục, nuôi trồng... và các tri thức dân gian có giá trị thực tiễn khác; các câu chuyện kể có liên quan với các nhân vật, sự kiện lịch sử địa phương và hiện vật bảo tàng. 15 Phương pháp tiến hành chủ yếu là khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể. Phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể. Từ đó, lựa chọn đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia cần bảo tồn và phát huy. Nghề truyền thống sản xuất hoa kiểng tại huyện Chợ Lách. (Ảnh: TTr) Về Tiêu chí lựa chọn để lập hồ sơ khoa học đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phải đảm bảo các điền kiện: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế thừa qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Hiện tại, Bến Tre có 02 di sản văn hóa phi vật thể đã được công bố đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đó là: Lễ hội Nghinh Ông xã Bình Thắng, huyện Bình Đại (năm 2016) và loại hình diễn xướng dân gian Hát sắc bùa Phú Lễ (năm 2017). Bến Tre đang tiếp tục lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong năm 2018: Nghề truyền thống “Bánh tráng Mỹ lồng - Bánh phồng Sơn đốc” và nghề ương ghép cây giống, hoa kiểng huyện Chợ Lách. Có thể nói việc bảo tồn, phát huy văn hóa vật phi vật thể trên địa bàn tỉnh ta cần có sự nâng cao nhận thức và tích cực vào cuộc không chỉ của ngành chức năng, mà cần phải có sự cộng đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Bởi cộng đồng dân cư (xóm, ấp) là nơi đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa; hội tụ phong phú, đa dạng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể và cũng là nơi quan trọng nhất để bảo tồn, phát huy các giá trị của nó, cũng như góp phần làm nên bản sắc dân tộc 16 và nét đa dạng văn hóa của quê hương, đất nước. Thông qua việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể hiện nay, nhằm góp phần phục vụ giáo dục truyền thống; thu hút du khách đến tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa, góp phần hình thành và phong phú tour, tuyến, điểm đến du lịch tỉnh nhà. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh mục 11 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017 thuộc 4 loại hình: Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng, Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian. Một buổi Hát Sắc bùa do các nghệ nhân Bến Tre biểu diễn. Khu vực ĐBSCL có 2 di sản được công nhận là Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer (huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) và Hát Sắc bùa Phú Lễ (xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Hát sắc bùa xuất hiện ở Bến Tre vào khoảng thế kỷ XVIII, có nguồn gốc ở miền Trung, do lưu dân khẩn hoang miền Nam mang theo. Đây là loại hình diễn xướng dân gian trong những ngày Tết cổ truyền của người dân Bến Tre với ý nghĩa chúc tụng người yên vật thịnh, gia chủ phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn trong công việc làm ăn, gia đình đầm ấm. 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan