Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất ...

Tài liệu Skkn sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11

.DOCX
88
1
95

Mô tả:

THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 9/ 2021 3. Các thông tin cần bảo mật: không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Giải pháp cũ: dạy học theo mô hình lớp học truyền thống. Để đánh giá thực trạng của dạy học theo mô mình lớp học truyền thống, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với giáo viên và học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú lục ngạn, sau khi tổng hợp kết quả điều tra (chi tiết tại phụ lục I), tôi đánh giá thực trạng của việc dạy học tho mô hình lớp học truyền thống như sau: Về phía giáo viên Giáo viên chủ yếu soạn bài theo phương pháp truyền thống (69,59%). Giáo viên chủ yếu dạy theo phương pháp truyền thống như: phương pháp thuyết trình, hỏi đáp, giải quyết vấn đề. Giáo viên ít áp dụng phương pháp dạy học tích cực như phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp trò chơi. Đồng thời cũng ít sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy. Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, học sinh không hợp tác hoặc hoạt động mất nhiều thời gian, giáo viên sẽ bị “cháy giáo án”1. Về phía học sinh Đa số học sinh thụ động trong giờ học, chủ yếu nghe giảng ghi nội dung bài học theo nội dung ghi bảng và định hướng của giáo viên. Học sinh rất sợ g iáo viên đặt câu hỏi cho mình. Khi giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, chỉ có khoảng vài em trong nhóm hoạt động tích cực, nhiều em khác không tham gia vào hoạt động chung của nhóm hoặc tham gia không tích cực. Khi giáo viên đặt câu hỏi chung cho cả lớp, chỉ có 1 số em trong lớp thường xuyên phát biểu ý kiến, còn đa số các em khác ngại phát biểu kể cả khi các em có câu trả lời. 1 Không đủ thời gian cho việc dạy kiến thức mới cho học sinh. 2 Hầu như các em không bao giờ đặt câu hỏi cho giáo viên hoặc yêu cầu giáo viên giảng giải về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Khi giáo viên hỏi lại kiến thức cũ hầu như các em không tự tin bằng ngôn ngữ của mình mà phải xem lại hoặc đọc sách giáo khoa . Việc tổ chức dạy học như vậy dẫn đến kết quả học tập của học sinh thể hiện trong bài kiểm tra hết chương nói chung và chương chuyển hóa năng lượng ở động vật, môn sinh học lớp 11 thấp so với yêu cầu học sinh cần đạt được. Thậm chí học sinh không thể giải thích được các hiện tượng thực tế rất gần gũi trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của chương đã học. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên song theo tôi có thể khái quát thành các nguyên nhân chính sau Thứ nhất: Giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học để học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng xây dựng bản đồ tư duy. Thứ hai: Đại đa số học sinh chưa có kỹ năng tự học đặc biệt là kỹ năng lập kế hoạch học tập cho các môn học nói chung và các phần kiến thức của từng môn học cụ thể nói riêng. Thứ ba: Một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi, chưa ham thích học tập, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, học hỏi khi chưa hiểu sâu, chưa nắm được kiến thức, còn thiếu tự tin, thiếu sự tư duy chủ động trước những câu hỏi, những vấn đề mà giáo viên nêu ra. Thứ tư: Do tâm lý chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái mình vào học môn học có lợi cho việc đăng ký vào các trường đại học cao đẳng theo nguyện vọng nghề nghiệp của học sinh và gia đình. 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Thứ nhất là xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông: Trong những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có công văn chỉ đạo các Sở GD&ĐT, giáo viên xây dựng các chuyên đề dạy học theo định hướng phát 2 3 triển năng lực người học , học sinh phải là trung tâm trong quá trình dạy và học, qua đó phát triển các năng lực của bản thân. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, HS rất dễ tiếp cận các nguồn kiến thức mới (Internet, sách báo, truyền thông,...), không chỉ gói gọn trong sách giáo khoa. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là cần có một phương pháp dạy học mới đáp ứng các yêu cầu trên, phát huy được năng lực của học sinh, việc dạy học không chỉ gói gọn trong phạm vi lớp học. Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra rất phức tạp dạy học trực tuyến là một xu hướng tất yếu trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và là giải pháp được nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn nhằm đảm bảo kế hoạch dạy học. Bộ GD&ĐT đã ban hành Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn về dạy học trực tuyến; tuy nhiên, trong quá trình triển khai cụ thể, giáo viên còn có những lúng túng nhất định về biện pháp và cách thức thực hiện. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15 tháng 09 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, tại Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm: “Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.” Như vậy theo thông tư, học sinh có quyền được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị khác phục vụ học tập dưới sự cho phép và giám sát của giáo viên. Đây là một điều kiện quan trọng giúp cho việc tổ chức dạy học trực tuyến được thành công. Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, tại Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá có qui định: “Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập; Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn...” Như vậy, số lần kiểm tra thường xuyên không giới hạn, giáo viên sẽ cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho việc chấm, chữa các bài kiểm tra. Nếu kết hợp giữa kiểm tra trực tiếp và kiểm tra trực tuyến sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. 2 Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và định hướng học sinh. 4 Từ khi thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, được sự cho phép của nhà trường, học sinh cũng được sự ủng hộ và đồng thuận của cha mẹ học sinh cho phép và tạo điều kiện cho con mang điện thoại di động và các thiết bị điện tử có kết nối mạng internet để phục vụ cho việc học tập, theo thống kê có hơn 90% học sinh của trường có điện thoại, thiết bị điện tử kết nối internet phục vụ học tập. Việc tổ chức dạy học có sử dụng công nghệ thông tin trong các tiết học, nhất là trong dạy học Sinh học được áp dụng một cách thường xuyên hơn, học sinh cũng tỏ ra hào hứng hơn. Thứ hai là xuất phát từ những lợi ích của mô hình lớp học đảo ngược Khi áp dụng dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược có những ưu điểm sau + Học sinh có thể tương tác với nhau và tương tác với giáo viên, bằng các công cụ hỗ trợ quản lí lớp học như zalo, zoom,..giúp người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi. + Học sinh xác định được kế hoạch học tập, tự tìm hiểu kiến thức bài học theo năng lực của bản thân, không bị hạn chế về không gian và thời gian, số lần. Chính vì vậy học sinh không đến lớp vẫn có thể nghiên cứu được bài mới. + Giáo viên sử dụng nhiều hơn các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực, qua đó phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin,.. của học sinh đồng thời cũng nâng cao kĩ năng sử dụng phương pháp dạy học tích cực và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên. + Hình thức kiểm tra đa dạng, giáo viên có thể kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh qua trò chơi quizzi, hoặc qua google form. + Học sinh có thời gian ôn tập kiến thức cơ bản; đặc biệt có nhiều thời gian củng cố, nên sẽ tìm hiểu được kiến thức sâu và mở rộng. + Học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới nên nhớ sâu hơn. Thứ ba là xuất phát từ đặc điểm của môn học Sinh học 11 - đặc biệt phần phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày khái quát, cô đọng, gắn liền với thực tế. Thuận lợi tổ chức cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức đó không những đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh mà còn đáp ứng tốt việc chuyển dạy học theo tiếp cận nội dung 5 sang tiếp cận năng lực theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT để học sinh phát triển được các năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong bộ môn Sinh học, trong đó đặc biệt là phát triển năng lực tự học của học sinh. Thứ tư là xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động dạy học ở trường PTDTNT Lục Ngạn * Thuận lợi: Nhà trường đã có khu nội trú, thư viện, phòng thí nghiệm... có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy học trong đó có hoạt động dạy học môn Sinh học như: Là nơi tập trung các con em dân tộc ít người để sống, học tập đã tạo điều kiện cho các em giao lưu. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy Sinh học như phòng thí nghiệm, máy vi tính. đã được trang bị và bổ sung hàng năm do đó giáo viên Sinh học có thể thực hiện được các thí nghiệm trong chương trình phục vụ cho bài học. Học sinh nội trú có nhiều thời gian, nên ngoài giờ lên lớp, giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoài giờ như: tham quan, ngoại khóa, nghiên cứu tài liệu Sinh học, trò chơi liên quan đến Sinh học. Học sinh được tiếp xúc với các phương tiện kỹ thuật hiện đại như: máy vi tính, máy chiếu, sách báo, phim ảnh. mà ở gia đình và địa phương còn rất ít. * Khó khăn Về phía đối tượng học sinh: + Chất lượng đầu vào thấp + Chưa có động cơ và thái độ học tập đúng + Trình độ tư duy lôgic còn yếu + Học sinh dân tộc chưa có phương pháp học tập bộ môn Đa số các em tỏ ra thụ động trong giờ học, các em chỉ đơn thuần là lắng nghe, ghi chép và rất sợ giáo viên đặt câu hỏi cho mình Khi giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nhóm, thực tế chỉ có khoảng vài em trong nhóm hoạt động tích cực và đem lại kết quả cho cả nhóm còn nhiều em khác không hề tham gia vào hoạt động chung của nhóm hoặc thái độ tham gia một cách đối phó không tích cực. 6 + Về khả năng học tập: Hầu hết học sinh dân tộc chưa có thói quen kỹ năng tự học, sáng tạo và thích học các môn xã hội, ngại học môn tự nhiên, hoạt động văn nghệ thể dục thể thao rất sôi nổi nhưng thụ động trong học tập. về phía giáo viên Việc đổi mới chương trình và phương pháp mới diễn ra nên nhiều GV còn bỡ ngỡ, chưa thành thạo, nhuần nhuyễn trong các giờ lên lớp. Nhiều GV chưa coi trọng việc soạn bài và sử dụng các PP dạy học tích cực. Cách kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học vẫn chưa thật hợp lý. Xuất phát từ lí do trên tôi đã lựa chọn đưa ra giải pháp: Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 nhằm đáp ứng với việc tổ chức học động dạy học tạo sự hứng thú cho học sinh, nâng cao chất lượng bộ môn. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến - Tạo niềm hứng thú cho học sinh trong giờ học và thắp lên “ngọn lửa đam mê”, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Giải pháp sẽ góp phần khắc phục tình trạng học sinh chán nản, mệt mỏi, trầm lặng trong giờ học, ngược lại, các em sẽ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, sôi nổi và chủ động học tập. - Giải pháp cũng giúp học sinh khắc sâu kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, cũng như chất lượng bộ môn. - Thiết kế một số Kế hoạch dạy học cho giáo viên và sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, hình thành năng lực cho học sinh tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. - Tổ chức thực hiện Kế hoạch sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 để đánh giá hiệu quả của Kế hoạch đã xây dựng. - Ngoài ra, giải pháp cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh khi giảng dạy và học tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy không phải là nội dung mới, bởi dạy học theo mô hình này đã được áp dụng trong dạy học môn Ngữ văn, Vật lí.. 7 .trong môn Sinh học dạy học theo mô hình này được áp dụng trong dạy sinh học 10 phần chuyển hóa vật chất và năng lượng. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả với mỗi môn học, mỗi chủ đề cần có sự đầu tư giáo viên trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học. Mặt khác những bộ môn hoặc nội dung đã thực hiện áp dụng trong giai đoạn học sinh không phải nghỉ học do dịch bệnh, đồng thời sử dụng các thiết bị dạy học như điện thoại thông minh để tổ chức dạy học chưa được quy định bằng văn bản rõ ràng. Chính vì vậy nội dung trong sáng kiến tôi đưa ra sẽ mang tính mới và phù hợp trong việc tổ chức dạy học khi học sinh phải nghỉ học do dịch và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá. Trong việc sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong giảng dạy phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11, tôi đã thực hiện những nội dung mới sau: Thứ nhất: chuẩn bị video bài giảng và xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài mới. Thứ hai: Thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược và áp dụng vào giảng dạy. Thứ ba: sử dụng phần mềm Quizizz thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức dạy học. Cụ thể cho từng nội dung Nội dung 1: chuẩn bị video bài giảng và xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài mới. Với nội dung này tôi đã hệ thống được 06 video; 19 câu hỏi chia theo các mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng Bài học Bài 15. Tiêu hóa Số video Tổng số câu Câu hỏi thiết kế theo năng lực nhận thức Thông hiểu Vận dụng hỏi thiết kế Nhận biết 1 3 1 1 1 3 Câu 1; câu 2a Câu 2b ở động vật Bài 16. Tiêu hóa Câu 1 (tiế ở động vật p) Bài 17. Hô hấp ở động vật Câu 1; câu 2 Câu 3 8 Bài 18. Tuần hoàn máu Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp) Bài 20. Cân bằng nội môi Tổng 1 3 1 5 1 4 6 Câu 1 Câu 2; câu 3 Câu 1a; câu 2a; Câu 3b; câu Câu 1b; câu câu 3a; câu 4a 4b; câu 5 2b; câu 2c; Câu 1; câu 3; câu 4 19 (Chi tiết phụ lục II) Câu 2 câu 4c Nội dung 2: Thiết kế kế hoạch giảng dạy theo mô hình lớp học đảo ngược và áp dụng vào giảng dạy. Tôi đã thiết kế 6 giáo án phần chuyển hóa vật chất và năng lượng sinh 11 theo mô hình lớp học đảo ngược, trong đó sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực được phân bổ hợp lí cho các hoạt động, điển hình hệ thống câu hỏi, bài tập cho mỗi bài, cụ thể: 9 Bài 15 16 17 PP sử dụng Kĩ thuật sử Thời gian dụng luyện tập, củng Câu hỏi Lớp học đảo ngược KT tia chớp cố. Luyện tập: 10p + Trắc nghiệm: 10 câu Hoạt động nhóm. Vận dụng: 5p Tự luận: KT thông tin Giải quyết vấn đề PP phản hồi KT Tìm tòi, mở + Bài tập SGK và bài trò chơi rộng: 5p tập mở rộng. động não KT CNTT Luyện tập và Lớp học đảo ngược sử KTdụng tia chớp + Trò chơi giải ô chữ + Bài tập điền khuyết: Hoạt động nhóm. KT thông tin Giải quyết vấn đề phản hồi KT Vận dụng: 15p 1 bài + Bài tập SGK + Tìm tòi, mở Câu hỏi trắc nghiệm: 5 động não KT rộng: 5p nhóm chuyên Lớp học đảo ngược KT gia tia chớp nâng cao: 1 câu Luyện tập: 10p + TN: 5 câu Hoạt động nhóm PP KT thông tin Vận dụng: 7p + Xây dựng lược đồ tư trò chơi câu + Câu hỏi tự luận phản hồi KT duy động não KT + Làm bài tập SGK xây dựng lược + Tự luận mở rộng: 5 Bài Lớp học đảo ngược KT chớp đồ tưtiaduy Luyện tập: 8p TN: câu 5 câu 18 Hoạt động nhóm PP KT thông tin Vận dụng: 5p Tự luận: 4 câu kiểm chứng Mở rộng: 3p phản hồi KT phòng tranh KT sử dụng Bài Lớp học đảo ngược KT thông tin CNTT Củng cố: 10p 19 PP diễn giảng PP trò phản hồi KT Vận dụng: 3p Bài tập SGK chơi Mở rộng: 5p động não KT sử dụng Bài 20 Lớp học đảo ngược Động não PP trò chơi Củng cố: 10p 17 câu Trắc nghiệm Bài tập điền khuyết: 1 Thông tin phản Vận dụng: 3p Bài tập SGK hồi Tự luận: 1 Nội dung 3: sử dụng phần mềm Quizizz thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá (Chi tiết phụ lục III) trình tổ chức dạy học. 1 Bước 1: truy cập địa chỉ quizizz.com để đăng 0 Bước 2: đăng kí bằng tài khoản Google kí tài khoản miễn phí, nhấn chọn Sign up (gmail) hoặc tài khoản Microsoft, lựa chọn khai báo thông tin và tiếp tục. Bước 3: Đăng nhập, chọn Log in và bắt đầu tạo Bước 4: chọn Quiz - biên soạn bài tập, bài tập, chọn Create Lesson - biên soạn bài giảng Bước 5: nhập tên bài tập, chọn lĩnh vực và nhấn Next Bước 6: chọ dạng bài tập phù hợp với mục đích ôn tập, kiểm tra: Bước 7: soạn câu hỏi, đáp án, kèm âm thanh, hình ảnh (nếu có), thiết lập thời gian trả lời câu hỏi, nhấn SAVE 1 1 Bước 9: chọn Publish ở góc phải trên tục Bước 8: thêm câu hỏi, chọn New question và tiếp soạn thảo như bước 8 hoặc chọn Teleport của giao diện màn hình đang soạn questions để tìm kiếm từ ngân hàng có sẵn trên thảo để hoàn thành việc biên soạn bài 1 2 Quizizz tập ir. - □ ) t!? 0 n « ỈS D Ỡ j Teleport questions o Q, Search from million ® Question 1 Create a question Search New question ✓ Edit Lfc B Nhật Bán là một quàn đảo nằm ở Bước 10: chọn vào My library, chọn bài tập đã biên soạn, chọn tính năng Live Game (Start link gửi cho học sinh. Học sinh nhập mã code hoặc truy cập link để làm bài tập. Sau khi thiết lập xong tôi đưa câu hỏi theo mục đích kiểm tra, đánh giá và sử dụng trong hoạt động dạy học Ví dụ việc học sinh lớp 11 A vào thực hiện trả lời câu hỏi khi tổ chức hoạt động dạy bài 15 live game) để học sinh chơi trực tiếp và hoặc giao bài tập về nhà (Asign homework) -copy 1 3 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 11 trong môn Sinh học năm 2021-2022 tại trường phổ thông ......, kết quả khảo sát cho thấy phương pháp giúp nâng cao năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược có hiệu quả cao trong giảng dạy khi cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ, tiến hành dạy theo các phương pháp dạy học tích cực. Với các phương pháp này, học sinh phải làm việc nhiều hơn, năng lực của giáo viên cũng luôn được trau dồi. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng mô hình này ở tất cả các tiết học mà tôi giảng dạy. Sáng kiến đã được giới thiệu trong Hội đồng sư phạm nhà trường, được nhiều giáo viên các bộ môn khác áp dụng trong dạy học nhằm tạo hứng thú học tập, giúp học sinh có thêm động lực học tập hiệu quả các môn học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông ................ Sáng kiến được giới thiệu trong sinh hoạt chuyên môn các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh.3 Đồng thời sáng kiến có khả năng áp dụng tại các trường THPT trên địa bàn huyện ................... 7.3. Thuyết minh về khả năng mang lại lợi ích thiết thực 3 1 4 Giải pháp được áp dụng tại trường ........... với đối tượng học sinh ở lớp 11A, dạy trong chủ đề “chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật”. Sau khi áp dụng các giải pháp kể trên, tôi thấy học sinh yêu thích môn sinh học hơn, giờ học thoải mái hơn. Đồng thời, năng lực của học sinh cũng được phát triển như năng lực nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin,.. .Học sinh được học tập trong môi trường thân thiện, tích cực, với động lực cao hơn. Điều này góp phần làm chặt chẽ hơn mối liên hệ giữa gia đình và nhà trường. Cụ thể: 1 * Tạo hứng thú trong quá trình học5 tập Kết quả khảo sát thái độ yêu thích các tiết học sử dụng mô hình lớp học đảo ngược ở 02 lớp tại trường phổ thông .................. với 70 HS, trong đó lớp 11B đối chứng (35 HS); lớp 11A lớp thực nghiệm (35HS), thu được kết quả Khảo sát mức độ hứng thú sau giờ học (Tiết 18 ngày dạy 14/ 1/ 2021 Lớp 11A: hình thức mô hình lớp học đảo ngược; Tiết 18 ngày dạy 14/ 1/ 2021 Lớp 11B: hình Đối tượng Lớp SL Rất hứng thú SL Hứng thú Bình thường Không hứng thú TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Thực nghiệm 11A 35 13 37,14 15 42,86 6 17,14 1 2,86 Đối chứng 11B 35 2 5,71 6 17,14 18 51,43 9 25,72 thức mô hình lớp học truyền thống) Qua kết quả bảng khảo sát, tôi nhận thấy: mức độ rất hứng thú, hứng thú của học sinh lớp thực nghiệm tăng và giảm tỉ lệ học sinh có thái độ bình thường và không hứng thú với bài học. Giờ học không căng thẳng khô khan, ngược lại, các em hào hứng tham gia hoạt động giáo dục, từ đó, chất lượng giờ học cũng tăng lên. Sau đó, tôi đã tiến hành áp dụng giải pháp sáng kiến ở lớp 11A trong thời gian còn lại của học kì II. Đồng thời tôi nhờ đồng nghiệp cô ............ dạy môn Sinh lớp 11A10 tại trường THPT ..............sử dụng mô hình lớp học đảo ngược để giảng dạy các tiết còn lại trong chủ đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, sau khi dạy xong chủ đề tôi tiến hành khảo sát để đánh giá hiệu quả việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược thông qua 08 câu hỏi (Chi tiết phụ lục IV), thu được kết quả đạt được như sau: Nội dung Trước khi thực hiện giải pháp Sau khi thực hiện giải pháp 1. Phương pháp dạy học - yêu thích HS - 1 6 trình: 25 Thuyết Thuyết trình: 5 HS Hỏi đáp trực - Hỏi tiếp: 20 HS tiếp: 2 HS - - tiết học dạy theo mô hình LHĐN: 10 HS 2. Lí do thích áp dụng - đáp trực Tiết học dạy theo mô hình LHĐN: 28 HS Tiết do học dạy HS chọn - PP thuyết Tiết học dạy hỏi theo - PP thuyết trình các lí do: trình, Nội dung PP dạy học đó 1 Trước khi thực7 hiện giải Sau khi thực hiện giải pháp pháp + không phải chuẩn bị bài đáp trực tiếp, PP trò chơi: trước khi đến lớp: 22 HS + giống trước khi áp dụng giải Không phải suy nghĩ trả lời pháp. câu hỏi khó: 23 HS - Lí do thích học PP hoạt + Được thầy cô đọc cho ghi động nhóm: nội dung: 25 HS - + Được phát triển kĩ năng hợp PP hỏi đáp trực tác, tiếp do: phát triển ngôn ngữ,...năng động hơn: 30 HS + Có thể rèn luyện bản thân trả lời. trở nên mạnh dạn hơn: 15 + Trả lời những vướng mắc Lí do thích sử dụng mô hình LHĐN: trực tiếp: 20 PP dạy học theo + Tự tìm hiểu nội dung bài mô hình dạy truyền mới: 26 HS. thống vì các lí do: + + Xem nội dung bài học ở - Giáo viên ghi chép nội vào mọi thời điểm, xem được dung trên bảng, HS chỉ nhiều lần. cần ghi theo: 30HS. + Hạn chế nói chuyện riêng: + HS không cần hoạt động 28 HS nhiều, chỉ cần lắng nghe, ghi + Tham gia nhiều hoạt động chép nội dung: 30 HS. hơn: 26 HS PP dạy học theo + Tự kiểm tra đánh giá: 26 mô hình lớp học đảo HS 3. Khả năng tự đánh giá Không tự đánh giá được: 30 Tự đánh giá được: 28 HS - khả năng học tập của HS bảnTựthân tiếtnội học 4. ghisau chép dung Không: 32 HS 5. Tự chuẩn bị bài mới Không : 30 HS 6. Tự đặt được mục tiêu Không: 25 HS Có: 30 HS Có:32HS Có: 28 HS học tập để nỗ lực phấn đấuChủ thực hiệntìm kiếm sự Không: 24 HS 7. động hỗ trợ của người Có: 29 HS 1 8 Nội dung 1 Trước khi thực9 hiện giải pháp Sau khi thực hiện giải pháp khác khi gặp khó khăn trong học tập 8. Biêt rèn luyện, khắc Không: 26 HS Có: 30 HS phục những hạn chê của bản thân. Bảng kêt quả trên cho thây sau khi thực hiện giải pháp, tỉ lệ học sinh thích học theo phương pháp mô hình lớp học đảo ngược tăng (từ 17,14% tăng lên 85,71%), chiêm tỉ lệ cao hơn so với các phương pháp khác vì các lí do sau: + HS có thể chủ động xây dựng được kê hoạch học tập. + HS chủ động tìm kiêm nguồn tài liệu phù hợp với bản thân. + HS phát triển được các năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin,... + HS có khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân. + HS được củng cố, luyện tập kiên thức nhiều hơn. + HS tự ghi chép được nội dung bài mới. Từ các lợi ích của dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh có thể khắc sâu được kiên thức tốt hơn và hiệu quả học tập sẽ cao hơn. * Hình thành năng lực đặc thù (năng lực bộ môn) Sáng kiên sau khi được triển khai và áp dụng đã trao quyền chủ động cho học sinh trong mọi hoạt động học tập, kích thích được hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh tự tin vào khả năng của mình đồng thời giải quyêt được những khúc mắc của học sinh trong quá trình đánh giá kêt quả môn học; làm thay đổi tích cực thái độ học tập, hình thành năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học. Để đánh giá hiệu quả hình thành năng lực đặc thù (năng lực bộ môn) của việc dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược với dạy học theo mô hình lớp học truyền thống, tôi tiên hành đánh giá qua điểm số bài kiểm tra của học sinh giữa lớp thực nghiệm (TN) với lớp đối chứng (ĐC) qua 01 bài kiểm tra giữa học kì II, năm học 2020-2021; đồng thời tôi cũng đánh giá năng lực đặc thù (nhận thức sinh học) trong cùng lớp thực nghiệm ở hai thời điểm khác nhau giữa học kì I và giữa học kì II, năm học 2020-20215. Cụ thể: Thứ nhât: Kêt quả khảo sát giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng + Kêt quả khảo sát bằng bài kiểm tra giữa 2 lớp có sử dụng giải pháp (lớp TN) và không sử dụng giải pháp (lớp ĐC). Chi tiêt đề kiểm tra tại phụ lục V 2 0 Lớp 11A (TN) 11B (ĐC) 5 Sĩ số 35 35 Dưới 5 điểm 0 1 Kêt quả kiểm tra Từ 5 đên dưới Từ 6,5 đên Từ 8 điểm trở 6,5 điểm 8 14 dưới 8 điểm 9 16 lên 18 5 Đề kiểm tra giữa học kì được xây dựng theo ma trận do Sở GD&ĐT ban hành chung cho 100% các trường trong tỉnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan