Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thiết kế bài giảng“phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối...

Tài liệu Skkn thiết kế bài giảng“phong trào tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ xviii” theo định hướng phát triển năng lực học sinh

.PDF
23
168
106

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: “PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Lĩnh vực / Môn: Lịch sử Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hoa Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Thư kí Hội đồng NĂM HỌC 2019 -2020 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa A . ĐẶT VẤN ĐỀ I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động khác ở trường phổ thông, lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử mà còn góp phần vào giáo dục thế hệ trẻ, phát triển tư duy và năng lực hành động cho các em. Việc đánh giá vai trò, chức năng nhiệm vụ của lịch sử như vậy không quá mức, vì toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với tiến trình lịch sử. Quá khứ và hiện tại là một quá trình không thể chia cắt được, chúng ta làm rõ quá khứ để nhận thức một cách đúng đắn hiện tại và định hướng cho tương lai. Như vậy với tư cách vừa là một khoa học, một môn học cơ bản ở trường phổ thông, lịch sử được đặt ở một vị trí quan trọng trong nhà trường. Lịch sử là những gì đã trải qua, đã diễn ra nó không xảy ra lần thứ hai và không tái hiện như trước được.Vậy làm thế nào và bằng phương pháp gì để giúp học sinh có thể hiểu đúng lịch sử, biết cách nhận xét, tổng hợp, đánh giá, so sánh các sự kiện hiện tượng lịch sử một cách khoa học và khách quan, tránh xuyên tạc lịch sử, không cảm thấy giờ học lịch sử khô khan và nhàm chán. Đó là một trong những lí do tôi chọn vấn đề này. Để nhận thức lịch sử, bao giờ cũng xuất phát từ những sự kiện, do đó giáo viên phải cung cấp cho các em những sự kiện chuẩn xác trên cơ sở sử dụng các tài liệu, đồ dùng trực quan và phương pháp dạy học khác khác nhau để tiếp cận và làm phong phú cho kiến thức. Mỗi một phương pháp sử dụng có đặc điểm, tác dụng riêng vì thế đòi hỏi người giáo viên khi sử dụng phải có sự chọn lọc, lựa chọn phương pháp sử dụng cho phù hợp nhằm phát huy hiệu quả bài học. Trong đó việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ngày càng được chú trọng. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. . Đặc biệt với học sinh lớp 10 mới bước vào môi trường THPT có rất nhiều các sự kiện lịch sử trong từng giai đoạn và ở nhiều thời kì khác nhau khiến cho các em gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Với một khối lượng kiến thức lớn như vậy rất nhiều em thấy hoang mang, lo lắng. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trong của việc dạy học theo hướng phát triển năng lực như trên và rèn luyện để học sinh yêu thích môn lịch sử, không quay lưng với môn học nên tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn giúp cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 10 học lịch sử tốt hơn và ngày càng có hứng thú với môn học hơn. II-CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1-Cơ sở phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giáo dục. 2-Phương pháp nghiên cứu Trang 1/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Kết hợp phuơng pháp lịch sử và phương pháp logic khi nghiên cứu, sưu tầm ,chọn lọc tài liệu có liên quan đến đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm. III-ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1-Đối tượng nghiên cứu Đó là quá trình thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thông qua Bài 23- Lớp 10: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” 2-Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài này tôi thực hiện ở Bài 23- Lớp 10: “Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII” (chương trình chuẩn). IV .KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1- Về kiến thức cơ bản của học sinh. Trong năm học 2019-2020 tôi được phân công giảng dạy ở 9 lớp: 12A2, 12A3, 12A7, 12A9,11A1,11A3, 11A4, 10A3, 10A4. Qua khảo sát thực tế chất lượng đầu năm học thì thấy rằng đa số các em quên nhiều kiến thức cơ bản, biểu hiện cụ thể bằng việc các em quên cả những sự việc quan trọng, lẫn lộn giữa các sự kiện. Điều này khiến cho tôi và các giáo viên dạy lịch sử trong trường vô cùng trăn trở. 2- Về năng lực tư duy theo đặc trưng bộ môn Cũng từ khảo sát thực tế các lớp tôi dạy thì nhận thấy có một bộ phận học sinh đã biết tiếp nhận kiến thức một cách khoa học theo đặc trưng bộ môn.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động, không có những hoạt động tư duy tích cực lịch sử để tiếp nhận kiến thức. -Số liệu khảo sát về khả năng khai thác SGK và khai thác các tư liệu tham khảo phục vụ cho bài học ở hai lớp 10A3 và 10A4 thông qua bài kiểm tra 15 như sau: Đề bài: So sánh sự khác nhau trong chính sách thực hiện giữa Vương triều Hồi giáo Đêli và Vương triều Ấn Độ Môgôn ? Kết quả bài kiểm tra như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 10A3 43 3 12 22 6 10A4 43 1 10 23 9 Số liệu cho thấy việc khai thác kiến thức SGK và các kiến thức tham khảo của lớp 10A3 tốt hơn so với 10A4, tuy nhiên kết quả trên còn tương đối hạn chế do năng lực tự học của học sinh chưa cao. Trang 2/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: “PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH I-TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. - Dạy học định hướng năng lực lựa chọn những nội dung lịch sử nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Mỗi đơn vị kiến thức trong giờ học , học sinh được tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau đó là: Trong tình huống có vấn đề mà giáo viên đặt ra đầu giờ học, trong hoạt động hình thành kiến thức, trong hoạt động luyện tập và trong hoạt động vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề có liên quan. -Dạy học định hướng năng lực phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, khắc phục được tình trạng học một cách “thụ động. -Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh -Nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội -Hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. II. XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH CẦN ĐẠT CỦA MÔN LỊCH SỬ CẤP THPT 1. Xác định các năng lực học sinh chung trong môn lịch sử. a)Năng lực tự học: Kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh lịch sử, phim tư liệu để tự tìm kiếm nội dung lịch sử thông qua kênh hình Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa lịch sử, khả năng tự tìm kiếm kiến thức lịch sử thông qua tài liệu tham khảo,kĩ năng kết hợp đọc sách giáo khoa với nghe giảng với tự ghi chép b) Năng lực giải quyết vấn đề: - Khả năng vận dụng kiến thức lịch sử để làm bài tập lịch sử - Kĩ năng lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề lịch sử, vấn đề, tình huống thực tiễn một cách tối ưu - Kĩ năng trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, trận đánh, chiến dịch, cuộc chiến tranh trên lược đồ, sơ đồ, bản đồ lịch sử - Kĩ năng vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hay các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới c) Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy): Trang 3/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa - Kĩ năng trả lời câu hỏi, bài tập lịch sử một sáng tạo - Kĩ năng nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật, vấn đề lịch sử. d) Năng lực giao tiếp: - Khả năng sử dụng được ngôn ngữ lịch sử để trình bày một nội dung kiến thức - Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh hiện đại hóa lịch sử. - Sử dụng ngôn ngữ để để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử. e) Năng lực hợp tác, hội nhập: - Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học tập - Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử f) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): - Kĩ năng khai thác Internet (thông tin tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu...) để tìm kiếm nội dung kiến thức lịch sử - Kĩ năng sử dụng phần mềm dạy học như sơ đồ tư duy, Powerpoint trình để trình bày nội dung lịch sử g)Năng lực sử dụng ngôn ngữ: - Kĩ năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến của mình về một nội dung kiến thức lịch sử bằng ngôn ngữ viết - Kĩ năng thuyết trình bằng lời nội dung kiến thức lịch sử h) Năng lực tính toán: Sử dụng thống kê toán học trong học tập bộ môn Lịch sử như vẽ sơ đồ, biểu đồ, đồ thị lịch sử 2.Các năng lực cụ thể cần được chú trọng hình thành và phát triển cho HS trong môn Lịch sử ở cấp THPT. a) Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử: Tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử quá khứ tiêu biểu có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và dân tộc. Ví dụ như Chiến tranh thế giới II, cách mạng tháng Mười Nga 1917... b) Năng lực thực hành bộ môn lịch sử: Quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược đồ Lập bảng niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, các thành tựu về kinh tế, văn hóa.... Khai thác nội dung lịch sử cần thiết thông qua lược đồ, bản đồ, tranh ảnh, phim tư liệu, hiện vật, mẫu vật, bảo tàng, di tích... c) Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.: d) So sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa. So sánh nhân vật, sự kiện, giai đoạn, thời kì Lịch sử; phân tích một nhân vật hay một sự kiện lịch sử; phản biện các nhận định, luận điểm lịch sử; khái quát một giai đoạn hay một thời kỳ lịch sử... Từ đó thấy được tác động, ảnh hưởng của của nó đối với sự phát triển của lịch sử. e) Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật. g) Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trang 4/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hiện nay: ô nhiễm môi trường, xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, biển đảo, xu thế toàn cầu hóa... h) Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử. Biết sử dụng ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì để trình bày, lập luận các vấn đề lịch sử qua đó thế hiện được chính kiến của mình về các vấn đề đó, như lập luận khẳng định hoặc phủ định của các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử... III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1.Một số phương pháp dạy học a. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là hệ thống cách thức, biện pháp giáo viên sử dụng đồ dùng hoặc phương tiện trực quan nhằm huy động các giác quan của học sinh tham gia vào quá trình nhận thức, làm cho việc tiếp thu kiến thức trở nên dễ dàng và rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. b. Dạy học nêu vấn đề. Dạy học nêu vấn đề bao gồm các thành tố, trình bày nêu vấn đề, tình huống có vấn đề và bài tập nêu vấn đề (bài tập nhận thức).. Ưu điểm nổi bật của dạy học nêu vấn đề là tạo nên các tình huống có vấn đề và điều khiển người học giải quyết những vấn đề học tập đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho người học lĩnh hội vững chắc kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực. c. Dạy học theo dự án: là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn. -Ưu điểm nổi bật của dạy học theo dự án là được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả…làm việc nhóm là dạng tổ chức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án.Dạy học dự án giúp cho việc phát triển năng lực chú trọng học sinh ở bộ môn lịch sử được phát triển toàn diện d. Phương pháp tự học của học sinh Một phương pháp tổ chức dạy học có hiệu quả trong việc hình thành năng lực của học sinh là chú ý đến rèn luyện năng lực tự học. Việc tổ chức phương pháp tự học yêu cầu giáo viên lịch sử cần phải hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khái quát và xử lý thông tin lịch sử, đặc biệt chú ý đến rèn luyện năng lực tự học. e. Sử dụng di sản trong dạy học Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Bộ môn Lịch sử có ưu thế trong Trang 5/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa việc sử dung các di sản văn hóa ở như là nguồn tri thức, là phương tiện để dạy học bộ môn. 2. Một số kĩ thuật được sử dụng trong dạy học định hướng phát triển năng lực Trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, những phương pháp dạy học hiện đại được kết hợp đan xen với phương pháp truyền thống.Bên cạnh đó những kĩ thuật dạy học cũng phải được sử dụng linh hoạt tùy theo nội dung từng bài học và tùy từng đối tượng học sinh. Một số kĩ thuật thường được sử dụng trong dạy học: -Kĩ thuật khăn trải bàn, -Kĩ thuật đóng vai, -Kĩ thuật động não, -Hoạt động nhóm, -Chuyên gia, kĩ thuật trao đổi- đàm thoại…. Mỗi một kĩ thuật dạy học có những ưu điểm riêng vì vậy đòi hỏi giáo viên cần có sự cân nhắc trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả tốt nhất. IV. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI 23-LỚP 10:“PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ QUỐC THẾ KỈ XVIII” I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Giúp học sinh nhận thức : - Thế kỷ XVI – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền có hai chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại. - Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng và chính phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị đã làm nên thành tựu xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước. - Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành hai cuộc kháng chiến (chống Xiêm và Thanh), bảo vệ độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc. 2. Kỹ năng : Rèn cho học sinh : - Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử. - Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử. 3. Tư tưởng : - Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ đất nước. - Tự hào về người nông dân Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực: Phát huy tính tự học và sáng tạo của học sinh II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC 1. Giáo viên : -Máy tính, máy chiếu. -Lược đồ các trận đánh mang tính quyết chiến. Trang 6/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Một số câu nói của vua Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói về Quang Trung 2. Học sinh : đọc trước SGK, tìm hiểu về Quang Trung và những trận đánh lớn III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu: Giáo viên phân công nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà để tạo sự hứng thú và tự tin cho học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức\ Đồng thời khơi gợi sự sáng tạo của học sinh, tinh thần học hỏi khám phá với thế giới bên ngoài. 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị một số vấn đề dưới đây: 2.1 : Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước ? 2.2 :. Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh ở thế kỉ XVIII gợi cho em có suy nghĩ gì về công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay ? 2.3 :. Đánh giá công lao của Nguyễn Huệ và vương triều Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc. 3. Gợi ý sản phẩm:Mỗi nhóm học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của nhóm học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1:I. Phong trào Tây sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII * Mục tiêu: - Học sinh hiểu được nguyên nhân vì sao diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống lại các triều đại phong kiến ở thế kỉ XVIII. -Học sinh có những hiểu biết cơ bản về phong trào Tây Sơn. Hiểu được vai trò của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Từ đó giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. * Phương thức: -GV chia lớp thành các nhóm và sử dụng kĩ thuật Kipling (5W1H), đồng thời kết hợp theo dõi lược đồ và SGK để yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận một số nội dung sau: +Vấn đề thảo luận chính là gì? (WHAT) +Vấn đề xảy ra ở đâu? (WHERE) +Vấn đề xảy ra khi nào?( WHEN) +Tại sao vấn đề lại xảy ra? (WHY) +Làm thế nào để giải quyết vấn đề? (HOW) +Ai sẽ tham gia giải quyết vấn đề? (WHO) - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các đối tượng học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: -Vấn đề thảo luận xoay quanh nội dung: Phong trào Tây Sơn. Trang 7/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa - Năm 1771 khởi nghĩa bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định) sau đó phát triển ra cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. - Nguyên nhân: +Chế độ phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc: ruộng đất bị địa chủ chiếm đoạt, thuế khóa nặng nề, quan lại tham nhũng, đời sống nhân dân sa sút nghiêm trọng. + Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương thành lập triều đình riêng, đời sống nhân dân cực khổ bế tắc do thuế khóa nặng nề, quan lại tham nhũng, ruộng đất thì bị địa chủ cướp đoạt. + Phong trào đấu tranh của nông dân bùng lên rầm rộ như của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất... Tiêu biểu là phong trào Tây Sơn. ->Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc - Quá trình thống nhất đất nước: +Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, tổ tiên vốn thuộc dòng dõi của Hồ Quý Ly,quê gốc ở Nghệ An, theo chân chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp từ thời Lê, từ đó dùng họ Nguyễn. Ba anh em được sinh ra ở Bình Định, được cha theo học ông Trương Văn Hiến – là một người văn võ song toàn. Sinh ra trong vùng đất nghèo nàn, thường xuyên chứng kiến cảnh bần cùng của người dân nên từ nhỏ ba anh em đã nuôi chí, luyện tập võ nghệ, dẹp phiến loạn, ổn định đời sống cho nhân dân với lá cờ ‘ Lấy của người giàu, chia cho người nghèo” dựng cờ khởi nghĩa được đông đảo nhân dân tham gia). + Năm 1771 khởi nghĩa bùng lên ở ấp Tây Sơn (Bình Định). + 1771 – 1786: đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong. + 1786 – 1788: lật đổ chính quyền Lê – Trịnh Đàng Ngoài >Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành. Hoạt động 2. II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII. * Mục tiêu: -Học sinh hiểu được: Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm: chống Xiêm (1785) và chống Thanh (1789), bảo vệ nền độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc. -Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam, sự tôn kính đối với các anh hùng lịch sử dân tộc. -Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ lược đồ lịch sử, khả năng phân tích, nhận định sự kiện, vấn đề lịch sử. * Phương thức: -Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm với kĩ thuật KWL: +Nhóm 1: Chủ đề cuộc kháng chiến chống Xiêm (1875), hoàn thành bảng KWL sau: K W L Nêu những gì em biết về Nêu những điều em Ghi những nội dung thảo cuộc kháng chiến chống muốn biết thêm về luận mà các em tâm đắc về Xiêm (1785) cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống chống Xiêm (1785) Xiêm vào cột L Trang 8/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa +Nhóm 2: Chủ đề cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789). K W L Nêu những gì em biết về Nêu những điều em Ghi những nội dung thảo cuộc kháng chiến chống muốn biết thêm về luận mà các em tâm đắc về Thanh (1789) cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống chống Thanh (1789) Thanh vào cột L * Gợi ý sản phẩm: Học sinh kết hợp với sử dụng lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và quân Thanh để trình bày: +Nhóm 1: Chủ đề cuộc kháng chiến chống Xiêm (1875) K W L -Lãnh đạo: Nguyễn Huệ -Trước những hành -Nguyễn Ánh cùng tàn -Chúa Nguyễn bị lật đổ, động của Nguyễn Ánh, quân trốn chạy sang Xiêm Nguyễn Ánh cầu cứu nghĩa quân Tây Sơn đã cầu cứu. Vua Xiêm lợi quân Xiêm làm gì? dụng sự cầu cứu của -5 vạn quân Xiêm kéo -Vì sao Nguyễn Huệ Nguyễn Ánh sai tướng đem vào nước ta tiến đánh chọn Rạch Gầm - 5 vạn quân tiến sang xâm Gia Định Xoài Mút làm điểm lược nước ta được tin đó -chiến thắng Rạch Gầm – quyết chiến với quân Vua Tây Sơn là Thái Đức Xoài Mút Xiêm? (Nguyễn Nhạc) đã sai em -Chiến thắng Rạch là Nguyễn Huệ đem binh Gầm – Xoài Mút ý thuyền vào Nam chống nghĩa có ý nghĩa gì? giặc -Vị trí chiến lược của Rạch Gầm – Xoài Mút là nơi vào được mà không ra được lại cách xa lực lượng của quân Xiêm. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã đập tan âm mưu xâm lược của quâm Xiêm. Đồng thời, cũng khẳng định quyền làm chủ xứng đáng của nghĩa quân Tây Sơn đối với đất Đàng Trong đương thời.  GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Rạch Gầm - Xoài Mút là hai con sông nhỏ nhưng giữ vị trí quan trọng trong trận thế của ta. Thủy binh Tây Sơn có thể bố trí ở hai rạch này tạo thành hai mũi tiến công lợi hại chặn hai đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình địch khi chúng lọt vào trận địa chuẩn bị sẵn của ta. Trang 9/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa - Khoảng giữa sông Rạch Gầm và của sông Xoài Mút có các cù lao Thái Sơn và cù laoHộ là nơi thuận lợi để bộ binh Tây Sơn bí mật triển khai binh, hỏa lực sẵn sàng đánh vào sườn đội hình quân địch và đón đánh những tên địch liều mình đổ bộ lên bờ. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ Nam sẽ là những nơi mai phục và xuất phát của đội thuyền chiến Tây Sơn .Mặt khác, nơi đây cách xa lực lượng của địch-> quân Xiêm không thể ứng cứu. => Nguyễn Huệ chọn đây là điểm quyết chiến với địch. Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm thể hiện tài tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến “ người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn(1785) ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn hơn sợ cọp”. Chiến thắng này còn đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, giữ vững độc lập dân tộc, chính quyền chúa Nguyễn ở đàng Trong sụp đổ, Đàng Ngoài hoàn toàn giải phóng. +Nhóm 2: Chủ đề cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789). K W L -1786 Nguyễn Huệ kéo -Hành động của vua Lê -Việc làm của Lê Chiêu quân ra Bắc tiêu diệt họ Chiêu Thống? Thống chứng tỏ triều Trịnh với danh nghĩa - Ý nghĩa bài hiển dụ của đình phong kiến nhà Lê “phù Lê diệt Trịnh”. Họ vua Quang Trung. không thể duy trì được Trịnh đổ, ông tôn phù -Tại sao Quang Trung nữa. Mặc dù Nguyễn vua Lê, vua Lê cho chọn dịp Tết để đánh Huệ đã rất cố gắng phù Nguyễn Huệ kết duyên giặc? Lê. với công chúa Lê Ngọc -Phương án đánh giặc - Quang Trung chọn dịp Hân (con gái Lê Hiển của Quang Trung- Tết để đánh giặc là đánh Tông) Nguyễn Huệ có gì đặc vào tinh thần mất cảnh - Vua Lê Chiêu Thống biệt? giác của quân Thanh. cầu cứu vua Thanh -Vai trò của Quang - Sau 5 ngày hành quân -29 vạn quân Thanh sang Trung- Nguyễn Huệ thần tốc (từ đêm 30 đến xâm lược trong việc đại phá quân trưa mồng 5 tết), với 29 vạn quân Thanh sang Thanh. chiến thuật bất ngờ, táo xâm lược bạo quân Tây Sơn đã - Trận Ngọc Hồi – Đống chiến đấu quyết liệt và Đa với chiến thắng Ngọc -Quân Thanh đại bại, đất Hồi – Đống Đa quân dân nước được giải phóng ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Thanh tiến vào Thăng Long trong tiến reo hò, vui mừng của nhân dân nói về cách hành quân thần tốc “xuất quỷ nhập thần” Trang 10/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa của quân Tây Sơn cho đến nay vẫn chưa thể lí giải được.  GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận: Nhận được tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế gấp rút chuẩn bị ra Bắc. Quân sĩ chia làm 5 đạo tiến ra Thăng Long. Ba đạo quân do Đô đốc Long, đô đốc Bảo và vua Quang Trung chỉ huy tiến công bằng đường bộ còn 2 đạo quân do đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chỉ huy tiến công bằng đường biển. Sau khi tiêu diệt Hà Hồi, mờ sáng mùng 5 tết đại quân Quang Trung tiến gấp về Ngọc Hồi. Quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy và bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại bỏ chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển, vội vàng chạy về Đầm Mực. Tuy nhiên bị đội quân của đô đốc Bảo mai phục diết gọn. Đại quân của đô đốc Long đánh thẳng vào đồn Khương Thượng (Đống Đa). Quân Tây Sơn bao vây 4 mặt, xông thẳng vào đồn, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Quân Thanh bị chết rất nhiều, chỉ huy giặc là Sầm Nghi đống thắt cổ tự tử trên gò Đống Đa. + Từ Ngọc Hồi, Đống Đa quân Tây Sơn thừa thắng xông lên, tiến thẳng vào kinh thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị hoảng sợ không chịu mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc theo chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, hoảng loạn không kém, chen chúc qua cầu phao. Cầu phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết đuối nhiều không kể xiết. --> Như vậy bằng một cuộc tấn công thần tốc, với tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, đầy sáng tạo, bất ngờ Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược. Nền độc lập dân tộc được giữ vững đồng thời để lại bài học về cách đánh giặc độc đáo: thần tốc, táo bạo, bất ngờ giành thắng lợi nhanh chóng. Hoạt động 3: III. Vương triều Tây Sơn * Mục tiêu: Học sinh hiểu được những đóng góp chính sách tích cực của vương triều Tây Sơn đồng thời cũng đánh giá được những công lao to lớn của người anh hùng Quang Trung- Nguyễ Huệ. * Phương thức: - GV tổ chức một trò chơi mang tên : “Những nhà thông thái” - Trong hoạt động này GV yêu cầu 2 đội cùng hoàn thiện các yêu cầu: +Phiếu học tập: (GV chuẩn bị phiếu khổ A0) Những chính sách của vua Quang Trung Chính trị Kinh tế Văn hóa – Giáo dục Trang 11/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Quân đội Ngoại giao + Nhận xét gì về những việc làm của vua Quang Trung? GV và học sinh trong lớp cùng nhận xét, đánh giá về phần làm việc của hai đội. * Gợi ý sản phẩm: +Phiếu học tập: Những chính sách của vua Quang Trung Chính trị - Xây dựng lại chế độ quân chủ chuyên chế - Sắp xếp lại đơn vị hành chính trong cả nước Kinh tế - Ban chiếu khuyến nông, - Khuyến khích phát triển thương nghiệp Văn hóa – Giáo dục - Tổ chức lại giáo dục thi cử - Dựng lại bia văn miếu, đề cao chữ Nôm Quân đội - Tổ chức quy củ Ngoại giao - Hòa hảo với nhà Thanh -Láng giềng thân thiện với Lào, Chân Lạp + Nhận xét gì về những việc làm của vua Quang Trung: Những việc làm của vua Quang Trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện những chính sách cải cách. Nhưng năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước và thực hiện các chính sách mới chưa kịp hoàn thành. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Vai trò của vương triều Tây Sơn và Quang Trung- Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. 2. Phương thức. Giải ô chữ bí mật: 1.Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo/ Kìa đền.....đứng cheo leo. 2. Tên của công chúa kết duyên cùng Nguyễn Huệ 3.Người đã cầu cứu quân Xiêm xâm lược nước ta. 4. Tên tướng giặc nhà Thanh phải cắt cầu phao sông Hồng bỏ chạy về nước 5.Một trong những tướng của Nguyễn Huệ đã tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh 6. Tên của anh trai Nguyễn Huệ 3. Dự kiến sản phẩm Câu hỏi 1.Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo/ Kìa đền.....đứng cheo leo 2. Tên của công chúa kết duyên cùng Nguyễn Huệ 3.Người đã cầu cứu quân Xiêm xâm lược nước Trang 12/15 Đáp án Thái thú Lê Ngọc Hân Nguyễn Ánh Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa ta. 4. Tên tướng giặc nhà Thanh phải cắt cầu phao sông Hồng bỏ chạy về nước 5.Tên một phòng tuyến quan trọng trong việc đại phá quân Thanh 6. Tên của anh trai Nguyễn Huệ Tôn Sĩ Nghị Tam Điệp-Biện Sơn Nguyễn Nhạc Từ khóa : TÂY SƠN Ô chữ bí mật: L T Ê N Ô Đ G H N G N I U Á G U S Ệ Y I Ọ Y Ĩ P Ễ T C Ễ N B N H H N G I N Ú Â Á H Ệ H N N Ị N Ạ H T T A M S Ơ N N C Từ khóa: TÂY SƠN D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Việc vận dụng nghệ thuật quân sự của Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 và trong giai đoạn hiện nay. + Giáo dục học sinh lòng yêu nước, xác định được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1.Trình bày công lao của Quang Trung- Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc. 2. Việc vận dụng nghệ thuật quân sự của Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. 3. Gợi ý sản phẩm: 3.1.Trình bày công lao của Quang Trung- Nguyễn Huệ trong sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc: +Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tập đoàn Lê Trịnh ở Đàng Ngoài. + Đánh bại quân Xiêm, Thanh xâm lược thống nhất đất nước. +Xây dựng một vương triều mới tiến bộ. “Mây tạnh mù tan trời lại sáng/Đầy thành già trẻ mặt như hoa/Chung vai sát cánh cùng nhau nói/ Cố đô vẫn thuộc núi sông ta” 3.2. Việc vận dụng nghệ thuật quân sự của Quang Trung- Nguyễn Huệ trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, tinh thần của của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ trong đại phá quân Thanh đã được thể hiện rất rõ trong chủ trương của Đảng đó là: Trang 13/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa “Thần tốc, thần tốc hơn nữa Táo bạo, táo bạo hơn nữa” Tinh thần ấy được cô đọng trong 8 chữ: “Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng” - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi… Trang 14/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa C-KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. Để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh bằng bài viết cụ thể ở hai lớp 10A3 và 10A4. Lớp 10A3 là lớp dạy thực nghiệm và lớp 10A4 là lớp đối chứng.Kết quả như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 10A3 43 8 25 10 0 10A4 43 5 22 15 1 Bài kiểm tra đã phần nào phản ánh được việc học tập của học sinh lớp 10A3 đã có sự chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức, xử lí những thông tin liên quan đến nội dung bài học tốt hơn so với lớp 10A4 2.BẢNG SO SÁNH KHẢ NĂNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TRƯỚC SAU Lớp Thực Thực hiện rất tốt hiện tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Thực Thực Đạt yêu Chưa hiện rất cầu đạt hiện tốt yêu cầu tốt 10A3(43HS) 7 10 18 8 10 18 15 0 10A4(43HS) 5 9 17 12 7 13 18 5 Mặc dù chưa triển khai được đồng đều ở tất cả các lớp và nhưng tôi thấy rằng việc dạy học theo định hướng năng lực để góp phần đổi mới dạy học, làm cho bộ môn lịch sử ngày càng hấp dẫn được học sinh yêu thích rất có hiệu quả. Vì vậy rất mong muốn Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức các buổi tập huấn nhiều hơn nữa để chúng tôi được tiếp cận nhiều hơn, trao đổi với đồng nghiệp nhiều hơn trong chuyên môn.Với khoảng thời gian không dài và do trình độ có hạn chắc chắn đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn XÁC NHẬN CỦA THỦ Hà Nội, ngày 24/02/2020 TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết Nguyễn Thị Thanh Hoa Trang 15/15 Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa MỤC LỤC A .ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1- Cơ sở lý luận 2- phương pháp nghiên cứu III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng nghiên cứu 2- Phạm vi đề tài: IV.KHẢO SÁT THỰC TẾ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. II.XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CẦN ĐẠT CỦA HỌC SINH THPT. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC. IV. VẬN DỤNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÔNG QUA BÀI 23-LỚP 10:“PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII” C-KẾT LUẬN-KHUYẾN NGHỊ. 1. KHẢO SÁT TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. 2. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2003 2 ) Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục, 2007. 3) Sách Lịch sử 10 Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2008 4) Sách giáo viên Lịch sử 10, Phan Ngọc Liên ( Chủ biên) NXB GD 2008 5)Ôn luyện và kiểm tra Lịch sử 10, Nguyễn Đình Lễ( Chủ biên), NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2008. 6) Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Lịch sử 10, Trương Ngọc Thơi ( Chủ biên) NXB ĐHQG, Hà Nội, 2008. 7) Kiến thức cơ bản và câu hỏi ôn tập Lịch sử 10,Trương Ngọc Thơi (Chủ biên )NXB ĐHQG Hà Nội, 2007. 8)Ôn tập và Tự kiểm tra đánh giá Lịch sử 10, Đỗ Thanh Bình (Chủ biên),NXBGD,2008. 9) Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2017- 2018, Nguyễn Xuân Trường( Chủ biên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2018. Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN Năm học: 2019-2020 TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: “PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH I. Đối tượng khảo sát: -Học sinh lớp 10A3 (Lớp thực nghiệm) - Học sinh lớp 10A4 (Lớp đối chứng). II. Nội dung khảo sát: Khảo sát năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo và sự hứng thú của học sinh trong học tập môn lịch sử. 1.Phiếu khảo sát Nội dung 1:Học sinh hoàn thiện những nội dung sau: BẢNG HỎI “KWLH”VỀ: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ Họ và tên HS:...................................................................... Lớp: ........................ .................................................... Câu hỏi: 1.Em đã biết những gì về sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ? ( học sinh điền vào cột K) 2.Em có mong muốn tìm hiểu những gì khi học về đất nướcẤn Độ?( học sinh điền vào cột W) 3.Em đã học được thêm những điều gì sau khi học xong bài sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ?( học sinh điền vào cột L) 4.Em có thể vận dụng những kiến thức nào của bài học vào thực tiễn? (học sinh điền vào cột H) K ……………… ……………… ……………… W …………………. …………………. …………………. L …………………. ………………….. …………………. H …………………. ………………….. …………………. Nội dung 2. Hãy cho biết mức độ hứng thú học tập của em đối với bài giảng:  Rất thích  Thích  Bình thường  Không thích 2.Kết quả khảo sát 2.1: Tổng hợp kết quả khảo sát ở nội dung số 1: Nguyễn Thị Thanh Hoa – Trường THPT Lưu Hoàng-Ứng Hòa Sau khi học sinh hoàn thiện bảng hỏi theo kĩ thuật“KWLH” như trên, tôi đã tiến hành chấm từng bài và kết quả như sau: Lớp Thực hiện rất Thực hiện Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu tốt tốt cầu 10A3(43HS) 7 10 18 8 10A4(43HS) 5 9 17 12 Số liệu cho thấy kết quả của lớp 10A1 tốt hơn so với 10A4, tuy nhiên còn tương đối hạn chế do năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hợp tác của học sinh trong học tập môn lịch sử, việc khai thác kiến thức SGK và các kiến thức tham khảo năng lực tự học của học sinh chưa cao. 2.2: Tổng hợp kết quả khảo sát ở nội dung số 2 Mức độ hứng thú Rất thích Thích Bình thường Không thích 9 7 13 11 17 19 4 6 Lớp 10A3 (43 HS) 10A4 (43 HS) Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan