Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp kiến thức thực tiễn trong giảng dạy môn giáo dục công dân 10...

Tài liệu Skkn tích hợp kiến thức thực tiễn trong giảng dạy môn giáo dục công dân 10

.DOC
15
131
63

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số:………………… 1. Tên sáng kiến: Tích hợp kiến thức thực tiễn trong giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 10. (Võ Thị Ngọc Duyên, @THPT Phan Thanh Giản) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy chuyên môn GDCD 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Thực trạng Môn Giáo dục công dân từ trước đến nay vẫn bị coi là môn phụ, nên trong quá trình học tập học sinh không quan tâm, không chú trọng. Trong quá trình học, học sinh có thói quen là tiếp nhận tri thức do giáo viên truyền thụ một cách thụ động nên học sinh quen tính dựa dẫm, lười suy nghĩ, hoặc có phát biểu thì lấy nội dung có sẵn trong sách giáo khoa để trả lời, hoặc phó mặc cho giáo viên. Bên cạnh đó phụ huynh và HS đa số chỉ chú tâm đầu tư cho những môn học mà các em sẽ thi Tốt nghiệp – Cao đẳng – Đại học; còn môn GDCD bị các em coi nhẹ, không học bài cũ, không chuẩn bị bài mới, khi GV đưa ra một yêu cầu nào đó cho HS về nhà làm thì các em không làm hoặc có làm cũng mang tính đối phó. Thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa “nhập cuộc” hiện tượng dạy học lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên còn phổ biến. Việc phát huy năng lực, rèn luyện kĩ năng và giáo dục thái độ, hành vi của học sinh trong dạy học môn GDCD chưa đạt được yêu cầu đề ra của chương trình. GV vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình, giảng giải, ít phát huy tính tích cực và phát triển tư duy chỉ khai thác những thông tin có sẵn trong sách giáo khoa, chưa chịu tìm tòi mở rộng 1 3.2. Nguyên nhân thực trạng Thực tế dạy – học hiện nay HS đang phải chịu nhiều áp lực bởi chương trình học nặng hơn, cũng như lo lắng nhiều cho việc thực hiện ước mơ, hoài bão bằng con đường thi cử. Cách truyền đạt của GV chưa thu hút HS. Do áp lực thành tích của gia đình, do yêu cầu của GV, nhà trường và xã hội ngày càng cao. Do bản thân HS chưa chủ động trong học tập, do một số thầy cô quá nghiêm khắc sẽ làm cho HS bị áp lực, căng thẳng. Do quan niệm của HS và nhiều người trong xã hội cho rằng: “Thi gì học nấy, không thi không học”. Vai trò của môn GDCD từ trước đến nay đang bị lu mờ, chưa được mọi người nhìn nhận một cách đúng đắn như nó vốn có. Cá biệt, có một số HS tỏ ra thực sự thờ ơ, hờ hững, thiếu nghiêm túc đối với môn học này và như vậy HS chỉ học tủ, học vẹt nhằm đối phó với GV. Đến khi kiểm tra thì quay cóp, sử dụng tài liệu hoặc nghĩ chỉ cần đạt 5 điểm để không bị điểm khống chế là được. Hiện tượng HS không mặn mà trong việc học môn GDCD đã tồn tại từ lâu, trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lí mà muốn khắc phục không phải dễ dàng. 3.3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.3.1. Mục đích của giải pháp Qua thực tế giảng dạy GDCD khối 10 bản thân nhận thấy trong một số bài nếu giáo viên không tích hợp kiến thức thực tiễn thì học sinh khó tiếp cận với nội dung bài học thậm chí vô tình giáo viên trở thành người phát thanh sách giáo khoa với những khái niệm khô khan, mang tính sách vở và học sinh thì nhàm chán với bộ môn. Điều đó, đòi hỏi giáo viên GDCD trong nhà trường phổ thông cần phải tăng cường đổi mới phương pháp pháp, không ngừng phát huy năng lực, tính tích cực, sáng tạo, kĩ năng sống của học sinh trong học tập bộ môn. Tạo cho học sinh sự nhiệt tình, chủ động, có niềm tin khi tiếp thu các vấn đề được học và vận dụng vào thực tiễn một cách lành mạnh, đúng đắn, trở thành một công dân vừa hồng vừa chuyên theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. 2 3.3.2. Nội dung của giải pháp: 3.3.2.1. Điểm mới của giải pháp: Tích hợp kiến thức liên môn và kiến thức thực tiễn là định hướng của ngành đang đẩy mạnh hiện nay. Đồng thời đây cũng là phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy và học. Vận dụng một số kiến thức liên môn đã được một số giáo viên áp dụng nhưng đó là những kiến thức chung mang tính chất rộng, chủ yếu là liên hệ theo hình thức giáo viên tự chuẩn bị sẵn các tư liệu và cung cấp cho HS. Và vô tình hình thành cho HS tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà không thể phát huy được tinh thần tự học và tự sáng tạo. Nhận thức được thực trạng trên cho nên bản thân tôi không đi theo lối mòn cũ mà sử dụng phương pháp dạy học mới hiện nay đó là tích hợp kiến thức thực tiễn, liên môn vào bài dạy. Tôi thực hiện tích hợp những kiến thức thực tiễn vào nội dung bài học đã nhiều năm. Qua mỗi năm tôi nhận thấy HS nắm vững kiến thức bộ môn, các em còn trải nghiệm thực tiễn để có thể nắm vững những nội dung bài học, GV tạo không khí vui vẻ, sinh động trong tiết học, vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực cùng với các hình thức tổ chức dạy học, GV và HS có thể tham khảo tài liệu, nghiên cứu nắm bắt thông tin thực tế, GV còn giúp học sinh ý thức chuẩn bị bài trước đi đến lớp, tinh thần tự học, chủ động tiếp cận tri thức. Quan trọng là hoc sinh hứng thú hào hứng với bộ môn hơn. Năm nay tôi cũng áp dụng tích hợp kiến thức liên môn nhưng có điều chỉnh nội dung tích hợp cho phù hợp với thực tiễn, phát huy khả năng chủ động sáng tạo của người GV, đồng thời tạo hứng thú cho HS thông qua bài giảng của mình. Có thể nói đây là một trong những biện pháp hiệu quả để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng bộ môn, và tôi nghĩ rằng đây là điểm mới trong nghiên cứu của tôi. 3.3.2.2.Cách thức thực hiện giải pháp: * Các bước tiến hành: 3 Bước 1: Giáo viên phải xác định được địa chỉ tích hợp liên hệ ở bài nào, phần nào, tích kiến thức của bộ môn hay kiến thức thực tiễn nào, sao đó yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu, nghiên cứu. Bước 2 : Trong tiết dạy khi đến nội dung cần kết hợp thì yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm hoặc trả lời những câu hỏi giáo nêu ra. Bước 3: GV gọi học sinh khác nhận xét và giáo viên kết luận lại nội dung cho đầy đủ, chính xác. * Một số nội dung tích hợp vào bài học : Giáo viên có thể sử dụng kiến thức thực tiễn để giảng dạy ở các bài sau: * BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC Khi giảng dạy bài 10 phần khái niệm đạo đức là gì GV có thể yêu cầu học sinh xử lý tình huống thực tiễn thường xảy ra trong các giờ kiểm tra của học sinh Khái niệm: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Từ khái niệm GV phân tích vì sao cá nhân phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp xã hội, nếu không điều chỉnh thì sẽ như thế nào? GV yêu cầu HS giải quyết tình huống thực tiễn sau: Tình huống : Bạn A giúp bạn B bằng cách đọc cho B chép bài của mình trong giờ kiểm tra một tiết. Hành vi của bạn A có phải là hành vi có đạo đức hay không? GV yêu cầu học sinh trao đổi và phát biểu ý kiến cá nhân? Sau đó tổng hợp và kết luận tình huống đó là hành vi thiếu đạo đức, hành vi ấy sẽ làm hại bạn B vì sẽ tạo sự lười biếng, ỷ lại, dối trá, phá vỡ sự công bằng còn lừa dối thầy cô,..qua đó GV sẽ làm bật vấn đề cần giáo dục một cách hiệu quả nội dung bài học. Hoặc hiện nay theo em tư tưởng “đi thưa về trình” còn phù hợp nữa không? Vì sao? Hoặc những kiến nghị về việc bỏ Tết nguyên đán, Thờ cúng ông bà tổ tiên, có thể minh họa qua những tình huống thực tế ngày xưa một người lấy việc chặt củi, đốn than trên rừng làm nghề sinh sống được xem là người lương thiện. 4 Ngày nay, nếu chặt củi, đốt than thì bị dư luận phê phán, vi phạm pháp luật là người thiếu ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường,.. Từ những câu hỏi mang tính liên hệ thực tế mà học sinh đã được tiếp cận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó GV vừa giải quyết nội dung bài học vừa giáo dục cho HS tư tưởng đạo đức tốt, giáo dục truyền thống đạo đức của chúng ta hiện nay là nền đạo đức mới vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc vừa kết hợp và phát huy những tinh hoa văn hóa nhân loại. Giáo dục học sinh phải biết thay đổi tư duy nhận thức trong điều kiện xã hội mới phát triển, sẵn sàng loại bỏ những cái tiêu cực, lạc hậu nhưng kế thừa những giá trị tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc giá trị của nhân loại hiện nay. BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC Ở khái niệm nghĩa vụ là gì, GV đặt vấn đề và tích hợp kiến thức thực tiễn về pháp luật cho học sinh giải quyết, phân tích tổng hợp và rút ra bài học cho bản thân Khái niệm: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của xã hội. GV giảng mọi người trong xã hội đều có những nhu cầu, lợi ích cần thỏa mãn để được tồn tại và phát triển. làm thế nào để có thể thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của người khác, của cộng đồng? Vì thế xã hội đặt ra các yêu cầu chung, khi cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân, những trách nhiệm này được gọi là nghĩa vụ. GV nêu các câu hỏi thực tiễn: Nghĩa vụ của các em hiện nay là gì? Đặc biệt là học sinh ? Tại sao khi đủ tuổi công dân nam phải tham gia khám và đi nghĩa vụ quân sự? HS trao đổi phân tích và trả lời Thanh niên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân tộc. Thanh nieân phaûi thöïc hieän nghóa vuï quaân söï ñeå baûo veä Toå quoác, baûo veä cuoäc soáng yeân bình cho daân toäc. GV trích qui định pháp luật 5 Điều 12. Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên. 2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên. Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật. Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. BÀI 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN GIA ĐÌNH Ngay phần khái niệm tình yêu là gì GV nhấn mạnh tình yêu theo quan niệm đạo đức tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt… làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình”. Qua khái niệm GV khẳng định phạm vi nghiên cứu bài học tình yêu là tình cảm đặc biệt của con người và xuất phát từ nam nữ khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên hiện nay còn có tình yêu của những người cùng giới. GV yêu cầu học sinh phát biểu quan điểm cá nhân về tình huống thực tiễn về tình yêu của những người cùng giới, họ công khai và tổ chức đám cưới,.. Đi vào phần nội dung căn cứ vào tình hình lớp học, GV linh hoạt khai thác các nội dung mang tính thực tiễn sau: Hiện nay có một số quan niệm cho rằng: + Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đẹp nhất, không yêu sẽ bị thiệt thòi? Em cho biết ý kiến của mình, có đồng tình với quan niệm trên hay không? Vì sao? 6 + Em có đồng tình với quan niệm yêu một lúc nhiều người để có nhiều lựa chọn? + Hiện nay quan niệm của giới trẻ cho rằng: Khi yêu là yêu hết mình, hiến dâng cho nhau tất cả ( Sống thử trước hôn nhân) mà không cần suy nghĩ đắng đo? Em có đồng tình với quan niệm trên hay không? Nếu là em, em sẽ thể hiện quan niệm tình yêu của mình như thế nào? Học sinh trình bày quan niệm sống của mình về tình yêu, tất nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau được nêu ra, quan trọng là giáo viên cần lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến trên (không nên phủ nhận). Cần có thái độ tế nhị, chia sẽ kiến thức như một người bạn đáng tin cậy để các em có thể bộc lộ tâm tư, tình cảm, năng lực, kĩ năng của mình khi chia sẽ vấn đề này. Từ đó giúp các em hiểu sâu sắc ý nghĩa của tình yêu trong sáng, lành mạnh phù hợp với quan niệm đạo đức xã hội, có trách nhiệm sống nghiêm túc với bản thân. Biết đấu tranh chống lại tư tưởng về lối sống buông thả vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, biết cách bảo vệ mình và làm chủ được danh dự và nhân phẩm của chính mình, đừng để sự việc xảy ra mới hối hận muộn màng. Song song đó GV cung cấp những số liệu về quan hệ tình dục sớm, tỉ lệ nạo phá thai hiện nay,… Tư liệu : Theo Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, 20-30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và 60-70% là sinh viên. Các em đều đến bệnh viện khi tuổi thai đã lớn, trên 2-3 tháng. Thậm chí, nhiều cháu đang là học sinh, khi phát hiện mang thai đã tự mua thuốc kích thích chuyển dạ trên mạng để phá dẫn tới bị băng huyết ồ ạt. Giáo sư Hoài Đức lo ngại tình trạng phá thai ở người trẻ ngày càng gia tăng. Nghiên cứu của bà và các đồng nghiệp từng chỉ ra tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Hàng năm, khoảng 300.000 nữ giới từ 12-19 tuổi phá thai, 20-30% ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn, 60-70% là sinh viên. Đáng lo ngại, tình trạng trẻ em gái ở lứa tuổi 12 có nhu cầu phá thai ngày càng tăng. Trên thực tế, con số nạo phá thai còn cao hơn rất nhiều vì không thể thống kê những trường hợp thực hiện chui. Ngoài ra, những em gái đã mang thai do xấu hổ 7 và bất đồng của cha mẹ nên giấu không cho gia đình và mọi người biết. Các em thường tìm đến các cơ sở y tế không có chất lượng hoặc thầy lang với điều kiện thiếu vệ sinh, thiếu trang thiết bị và kỹ thuật không đảm bảo an toàn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, viêm nhiễm, sót nhau, tổn thương tử cung, thậm chí có thể gây tử vong và vô sinh.Theo bà Đức, số bé gái có con khi ở dưới tuổi 18 chiếm đến 5-15%. Mang thai ở tuổi dưới 20 nguy hiểm hơn 5 lần so với mang thai trong độ tuổi 24-25. Vì thế “Cung cấp cho giới trẻ có kiến thức về tuổi dậy thì, về tình dục và sinh sản là để cho giới trẻ có kỹ năng sống, hiểu biết để tự điều chỉnh hành vi tình dục của chính mình một cách đúng đắn và lành mạnh, tránh phạm những sai lầm không đáng có trong thực hiện ham muốn tình dục”. * BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC Với tiết 1 dạy về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh tích hợp kiến thức lịch sử của dân tộc từ khi dựng nước và giữ nước với những tấm gương như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung Nguyễn Huệ và tấm gương sáng về lòng yêu nước là Hồ Chí Minh – Người đã cống hiến cả đời mình cho đất nước sau đó GV sẽ vận dụng các kiến thức lịch sử địa phương để giảng dạy vào các biểu hiện của lòng yêu nước. Một trong những biểu hiện của lòng yêu nước là lòng tự hào dân tộc chính đáng GV có thể hỏi HS: Vậy chúng ta tự hào về những gì của dân tộc ta? HS sẽ trả lời rất nhiều như : truyền thống yêu nước, các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của dân tộc, các vị tướng tài ba, các di sản văn hóa,… Sau đó GV yêu cầu HS liên hệ với địa phương, tại vùng đất mà chúng ta đang sinh sống cũng được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa được tỉnh và quốc gia công nhận GV có thể đặt ra các câu hỏi thực tiễn tại địa phương: Các em hãy kể những tấm gương yêu nước, các di sản văn hóa của vùng đất Ba Tri? Cụ thể: ( Những thông tin về vùng đất Ba Tri ) 8 Với tư liệu này tùy vào điều kiện cụ thể mà GV tích hợp. Tư liệu này tôi đã sử dụng cho năm học trước. Năm nay tôi vẫn tiếp tục tích hợp nhưng lựa chọn kiến thức mới sát hợp thực tiễn hơn. Tổng kết về thành tích trong cuộc kháng chiến cứu nước Ba Tri có 19/24 xã, thị trấn được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND gồm các xã An Bình Tây, Tân Xuân, Mỹ Chánh, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh, Tân Hưng, Mỹ Nhơn, Phú Lễ, Phú Ngãi, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Vĩnh Hòa, Vĩnh An, Tân Thủy, An Thủy, Thị Trấn, An Đức, An Hiệp Và An Ngãi Tây. Nói đến Ba Tri, trước hết là nghĩ về một mảnh đất có truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, từ hình ảnh “Ông già Ba Tri” can trường quyết bảo vệ lẽ phải đến cùng (đã trở thành huyền thoại) đến nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu ngọn cờ yêu nước tiêu biểu của nền thơ ca dân tộc nửa sau thế kỷ XIX, hay nói như Thủ tướng Phạm Văn Đồng “một ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng”. Ông giáo làng Phan Tòng là liệt sĩ đầu tiên hy sinh trong trận tập kích dã ngoại, khi quân xâm lược đặt chân lên tỉnh nhà với “khí phách ngàn thu rỡ núi non”. Người anh hùng Tán Kế Lê Quang Quan đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở vùng Ba Châu vào những năm 1867 – 1868, và đã hy sinh một cách anh dũng. Còn có thể kể ra nhiều nhân vật yêu nước khác như Lê Văn Lực, Trần Văn Đinh... Chính vì vậy, “hạt giống đỏ” của cuộc cách mạng giải phóng đất nước đã được gieo vào đây tương đối sớm. Không kể phong trào “Hội kín” đã từng có nhiều người yêu nước tham gia, năm 1927, tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội thành lập chi bộ ở làng Tân Xuân, để rồi 3 năm sau đó cũng tại nơi đây chi bộ Ðảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh ra đời. Song song đó còn có những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản - người tiến sĩ đầu tiên của đất Gia Định, Sương Nguyệt Anh - người phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm chủ bút một tờ báo, tờ Nữ giới chung... không chỉ là những gương mặt văn hóa của địa phương mà là chung cho cả nước. Ngoài ra Ba Tri còn biết đến với những di tích lịch sử được hình thành từ rất lâu Đình Phú Lễ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 7 (1826) với lối kiến trúc quy mô và độc 9 đáo cũng là một di tích văn hóa được xếp hạng của tỉnh. Hàng năm, hội cúng đình – còn gọi là lễ kỳ yên tổ chức vào rằm tháng 3(âl). Vì là làng lớn, đông dân, nên trước đây mỗi năm trong kỳ tế xuân đều có rước đoàn hát bội về biểu diễn nhiều đêm liền, lễ tế thu là lễ Cầu Bông. Đình Phú Lễ được Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia ngày 7-1-1993. Năm học này tôi giới thiệu chủ yếu là “Hát sắc bùa” vì nó gắn liền với thực tiễn và phù hợp kiến thức HS đang học Vậy “ hát sắc bùa” là gì? Ra đời như thế nào? Tư liệu: Tối 13/4, tại Đình Phú Lễ, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri (Bến Tre), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre đã tổ chức lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hát sắc bùa Phú Lễ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước cho biết: Nghệ thuật hát sắc bùa Phú Lễ được Nhà nước vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân Phú Lễ mà còn là niềm vui của những người trực tiếp hát sắc bùa, của tập thể, cộng đồng tâm huyết với công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Hát sắc bùa là một trong sáu loại hình diễn xướng dân gian ở Bến Tre. Đây là hình thức diễn xướng tổng hợp có chức năng chúc tụng “người yên, vật thịnh” trong dịp Tết Nguyên đán. Hiện vẫn chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm ra đời của loại hình văn hóa dân gian đặc sắc này, chỉ biết hát sắc bùa là một loại hình dân ca tối cổ, đến nay đã có nhiều mai một, biến đổi so với hình thức nguyên sơ. Tục hát sắc bùa ở Bến Tre được xác định là có nguồn gốc từ Nam Trung Bộ, cụ thể là vùng Quảng Ngãi - Bình Định đã cùng người dân vào Nam trong quá trình khai phá lập vùng đất Phú Lễ, huyện Ba Tri trong khoảng giữa thế kỷ 18. Hát sắc bùa Phú Lễ được ghi nhận là do ông Trần Văn Hậu (quê Bình Định) dạy cho dân Phú Lễ hát. Lúc đầu chỉ có đội hát sắc bùa xã Phú Lễ, sau đó các đội viên làm nòng cốt phát triển sang các xã lân cận như Phước Tuy, Phú Ngãi, Bảo Thạnh, An Bình Tây 10 (Ba Tri) và Tân Thanh (huyện Giồng Trôm). Hát sắc bùa Phú Lễ là một sinh hoạt văn nghệ dân gian có tính chất lễ nghi nông nghiệp pha tạp với pháp thuật đạo giáo, mang yếu tố tâm linh, cầu cho năm mới, mùa màng cây cối tốt tươi, tống quỷ, trừ ma, cầu cho trăm nghề tấn phát, bình an gia đạo. Nghệ thuật hát sắc bùa Phú Lễ được kết hợp nhiều nghệ thuật dân gian, gồm hát múa và diễn xướng sân khấu sơ khai, hình thức cử hành nghi lễ phù hợp với trình độ tư duy và cảm thụ nghệ thuật của cư dân nông nghiệp. Một đội hát sắc bùa có ít nhất 4 người, có khi lên đến 8 hoặc 12 người, dưới sự điều khiển của một ông bầu. Thành viên của đội hát sắc bùa vừa là diễn viên, vừa là nhạc công. Nhạc cụ của một đội hát sắc bùa gồm: một đàn cò, một trống cơm và sanh tiền, sanh cái được chia đều cho số nghệ nhân còn lại. Lời hát sắc bùa Phú Lễ là những bài thơ dài thuộc thể thơ lục bát, thơ năm chữ hoặc bốn chữ, xuất xứ từ thơ ca trữ tình của nền văn học dân gian, có cùng một làn điệu và bố cục gần như tương tự. Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Di sản văn hóa và Trung tâm Văn hóa tỉnh Bến Tre đã tổ chức truyền dạy hát sắc bùa cho 40 người là những hạt nhân nòng cốt của diễn xướng hát sắc bùa tại địa phương. Tuy nhiên, hát sắc bùa Phú Lễ đang có nguy cơ mai một do không còn không gian trình diễn, lớp nghệ nhân đi trước đã qua đời... Nhân dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước đề nghị các cấp chính quyền ở cơ sở, các ngành liên quan dành sự quan tâm đến hoạt động của các đội hát sắc bùa; đồng thời, khuyến khích văn nghệ sĩ, nghệ nhân sáng tác thêm những bài, bản mới để hát sắc bùa Phú Lễ xuất hiện ngày càng gần gũi hơn trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. 11 Nhận bằng công nhận di sản cấp quốc gia 12 Các em học sinh tập hát sắc bùa Phú Lễ ở sân trường THCS Phú Lễ, huyện Ba Tri Tiếp đến là Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu Khu mộ tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, cách trung tâm thị trấn 2km về phía nam. Hiện nay, khu mộ được mở rộng thành khu di tích Nguyễn Đình Chiểu, di tích được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 27 tháng 4 năm 1990. Đến nay, Khu di tích này tiếp tục được Bộ VH-TT&DL cấp Bằng công nhận Khu di tích văn hóa, lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. 13 3.4. Khả năng áp dụng giải pháp: Việc sử dụng kiến thức liên môn hay kiến thức thực tiễn, GV không chỉ sử dụng trong giảng dạy khối 10 mà còn có thể sử dụng vào trong một số bài dạy của khối 11 và khối 12. Đề tài này có thể làm cơ sở để nghiên cứu, thực hiện đối với GV trong các trường THPT, hoặc cũng có thể tổ chức chuyên đề ngoại khóa để giáo dục những kiến thức, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. 3.5. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp: Với những nội dung tích hợp nêu trên, và với các kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhiều phương pháp dạy học bài dạy trở nên sinh động hơn rất nhiều, tạo nên hứng thú cho HS trong giờ học. Qua đó cũng giúp HS hình thành các kỹ năng sống như: tự nhận thức, thu thập và xử lý thông tin,hợp tác, khả năng trình bày trước tập thể,… và đồng thời giúp HS có thêm kiến thức xã hội phong phú, sử dụng kiến thức học được ở bộ môn bổ sung cho các môn học khác . Học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực hơn. Các em biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống, phát huy năng lực của bản thân, kĩ năng sống cho mình, biết sống có lí tưởng, có mục đích, có ích cho xã hội. Giờ học giáo dục công dân sinh động hơn, nâng cao chất lượng bộ môn. Đồng thời tỏ rõ quan 14 điểm, năng lực, kĩ năng sống, hành vi đạo đức trong cuộc sống, học tập và rèn luyện thường ngày của cả học sinh và giáo viên. Qua các kiến thức GV cung cấp cho HS và quá trình các em trải nghiệm, thu thập tài liệu còn có ý nghĩa vô cùng to lớn nữa là giúp các em thêm yêu quê hương, đất nước, tự hào về vùng đất mà các em đã và đang từng ngày trưởng thành, giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan