Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp kỹ năng sống cho học sinh qua chủ đề “amoniac muối amoni phân bón...

Tài liệu Skkn tích hợp kỹ năng sống cho học sinh qua chủ đề “amoniac muối amoni phân bón hóa học”

.PDF
18
133
84

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi):………………………………………. 1. Tên sáng kiến: Tích hợp kỹ năng sống cho học sinh qua chủ đề “amoniac- muối amoni-phân bón hóa học”. (Lê Nguyễn Tấn Cang, Nguyễn Thị Lệ Hằng, @THPT Mạc Đĩnh Chi) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy tích hợp cho học sinh khối 11 trường THPT Mạc Đĩnh Chi. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Năm học 2017-2018 là năm học ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các cấp quản lý giáo dục đã và đang cụ thể hóa Nghị quyết bằng những việc làm thiết thực nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh toàn diện thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; hướng dẫn cách sử dụng, khai thác thông tin trên Internet cho thanh thiếu niên trường học; chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, tư tưởng chính trị, giá trị văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Đặc biệt là khả năng tự tìm tòi, nghiên cứu, khai phá các tri thức mới. Từ đó, lĩnh hội nó một cách chủ động nhất. Có thể nói mọi hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường phổ thông đều nhằm thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp Trang 1 học sinh lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo và nhân cách. Một trong các cách có thể hình thành cách cư xử,kỹ năng giao tiếp đối với mọi vấn đề trong xã hội - đó là hình thành các kỹ năng sống, các kỹ năng tự ứng phó với các tình huống thực tiễn, các nhận thức về bảo vệ môi trường sống thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Và hiện nay, nội dung giáo dục này đã được đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Nội dung giáo dục kỹ năng sống tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng trên cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo. Giáo dục các kỹ năng sống, ý thức gìn giữ môi trường sống có một vị trí rất quan trọng- đó là môi trường gắn kết lý luận với thực tiễn, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học, hình thành kỹ năng kỹ xảo, kích thích sự phát triển tư duy, là môi trường để học sinh rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng, thiên hướng cá nhân, hình thành cách ứng xử giữa bản thân với con người, với đời sống xã hội bằng các hoạt động thiết thực. Hay nói khác hơn, giáo dục kỹ năng sống, nâng cao ý thức gìn giữ môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm tập thể chính là môi trường tốt cho việc phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, giúp các em phát huy vai trò chủ thể, chủ động, sáng tạo trong quá trình rèn luyện và học tập, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn trong cuộc sống của các em, hình thành con người hoàn thiện cho các em khi bước vào cuộc sống tự lập sau này. Giáo dục kỹ năng sống, ý thức gìn giữ môi trường cho các em là hoạt động vô Trang 2 cùng cần thiết và cấp bách trong nhà trường phổ thông hiện nay. Con người phải năng động và sáng tạo,có hiểu biết thì mới theo kịp sự phát triển của thời đại. Học sinh phổ thông ngày nay phát triển mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần. Các em có nhiều cơ hội và điều kiện trong lĩnh hội tri thức vô tận của nhân loại. Đặc biệt hơn, các em rất có nhu cầu về hoạt động ngoại khóa để phát triển toàn diện. Thêm nữa, nếu hình thành được các kỹ năng sống, nhất là ý thức gìn giữ môi trường sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, giúp các em biết việc gì mình nên làm và không nên làm, có các cách ứng xử tốt đối với con người, bạn bè và xã hội. Trong thực tế nghiên cứu, giáo dục đã rất đề cao vai trò của giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động trải nghiệm vì đó chính là môi trường để học sinh hoạt động và được giáo dục bằng hành động cụ thể, thực tế. Thế nhưng khi triển khai thực hiện, hoạt động giáo dục này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi mỗi nhà giáo cần nhận thức và thay đổi bằng nhiều giải pháp pháp và hành động cụ thể, thiết thực chứ không theo một lối mòn,học sinh thụ động tiếp nhận và không ứng dụng được khi gặp tình huống ngoài thực tế đời sống. Đối với tôi,bản thân là một giáo viên dạy hóa học trong nhà trường trung học phổ thông, đồng thời cũng là một giáo viên chủ nhiệm khối 11, tôi nhận thức rằng hình thành kỹ năng sống,nhất là ý thức bảo vệ môi trường sống là một nhiệm vụ quan trọng không kém song song với việc hình thành tri thức cho các em. Từ đó tôi đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu để có thể tích hợp các kỹ năng sống này vào bài giảng của mình để dần hình thành cho các em các kỹ năng cần thiết. Bởi vì theo tôi hóa học là môn học gắn liền với kiến thức thực tiễn đời sống, nên hóa học là môn học có nhiều điều kiện thuận lợi để lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống, nhất là ý thức bảo vệ môi trường. Để gây hứng thú cho học sinh , trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầy cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống, chuyển nội dung bài học thành các tình huống có vấn đề, để các học sinh nhận xét, xử lý, lựa chọn và sau mỗi tình huống đó các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở đâu. Từ đó, góp phần giáo dục hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Ngoài làm công tác giảng dạy, tôi còn kiêm nhiệm công tác Trang 3 chủ nhiệm nên tôi nhận thấy được một thực tế là: các em học giỏi chỉ quan tâm đến việc học để đi thi Đại học nên việc học thì rất tốt nhưng những kĩ năng xã hội các em lại rất yếu. Cái tôi cá nhân của các em rất cao (lúc nào mình cũng phải được quan tâm nhất, phải được ngồi ở những vị trí tốt nhất trong lớp, nhìn các bạn khác với một thái độ coi thường, xa lánh, không muốn giúp đỡ đặc biệt là các bạn yếu …), chưa biết chia sẻ, cảm thông với các bạn… Trong khi các em học yếu thì các em lại không quan tâm mấy đến việc học, chơi nhiều hơn, tự ti khi giao tiếp với các bạn học giỏi… Khi tôi hỏi tại sao các em không chịu khó học tập, rèn luyện để thi vào một trường cao đẳng hay đại học có mức điểm sàn hoặc đi học nghề thì các em trả lời: học để làm gì, có ai quan tâm đến mình đâu hoặc em không học vẫn có người lo cho em…Và đặc biệt ở các em học sinh phổ thông hiện nay các kỹ năng giao tiếp xã hội, cách hành xử với mọi người, cách ứng phó với các tình huống xã hội hầu như các em đều không có hoặc mơ hồ, nên thường các em không lường trước được hậu quả của các việc mình làm. Ví dụ như, ở trường của tôi hầu như các em rất ít hiểu biết về sự nguy hiểm của tình dục không an toàn, các biện pháp phòng tránh hay các em thiếu kiềm chế trong cách ứng xử dẫn đến những xô xát không đáng, xả rác bừa bãi trong lớp, trong khuôn viên trường… Đứng trước thách thức của yêu cầu xã hội phát triển, mục tiêu giáo dục hiện nay cùng những vấn đề đặt ra như đã trình bày ở trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, nhất là ý thức bảo vệ môi trường tôi đã lựa chọn đề tài: Tích hợp kỹ năng sống cho học sinh qua chủ đề “amoniac- muối amoni-phân bón hóa học”. hóa học 11 nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh như đã đề ra. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: “Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, nên các kiến thức hóa học được hình Trang 4 thành chủ yếu bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm, gắn liền với thực tế đời sống vì thế các kỹ năng học tập sẽ góp phần vào việc giáo dục kỹ năng sống, tập trung vào các kỹ năng chủ yếu đối với giáo dục phổ thông Việt Nam như: Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng tư duy, bình luận phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng phòng tránh thiên tai và các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường sống xung quanh các em”. Từ sự tìm hiểu lý luận và thực tiễn về hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông và đặc thù của bộ môn trong một giới hạn nhất định, tôi đưa ra một số giải pháp dành cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được áp dụng khả khi trong các lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy như: - Rèn các kỹ năng sống cho học sinh, bao gồm các kỹ năng : kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng cảm thông chia sẻ. - Rèn luyện kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, tăng tính độc lập và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh, để học sinh dễ dàng tiếp nhận được kiến thức và giải quyết được những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Qua việc giảng dạy ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi, tôi nhận thấy với các lớp đa số các em có lực học trung bình thì còn nhiều học sinh lúng túng khi trình bày bài học, nhiều học sinh chưa biết tự học, tự khai thác các kiến thức trong sách giáo khoa. Với các lớp có đa số học sinh học lực khá giỏi, thì khả năng tự học, tự khai thác kiến thức trong sách giáo khoa cũng như các nguồn tài liệu khác rất tốt nhưng các em lại không mấy quan tâm đến các kiến thức thực tế, các kiến thức xã hội…. vốn hiểu biết rất ít. Có nhiều học sinh không có các kỹ năng cơ bản mà các em đã được học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Bên cạnh đó thì các phương pháp giảng dạy truyền thống, với các câu hỏi đơn giản học sinh chỉ cần đọc sách giáo khoa là trả lời được… làm cho học sinh luôn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức mới từ đó các em lười suy nghĩ, lười vận động Trang 5 dẫn tới thiếu các kỹ năng cơ bản và nâng cao. Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống ở môn hóa học rất ít nên đòi hỏi người giáo viên như tôi phải cố gắng tìm tòi để cung cấp thêm cho các em trong các buổi lên lớp gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên để có thể đem đến cho các em vừa có các kiến thức mới vừa giúp các em có thể vận dụng vào thực tế đời sống là hết sức nan giải. Nếu như trước đây đối với bài giảng về amoniac, muối amoni, phân bón hóa học tôi chỉ cung cấp kiến thức từ sách giáo khoa,các em thụ động tiếp nhận. Sau đó tôi cũng thay đổi sử dụng các phương pháp mới, lấy học sinh làm trung tâm để giảng dạy như: yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa thông qua việc giao cho học sinh về nhà hoàn thành phiếu học tập trước khi đến lớp, sử dụng công nghệ thông tin để trợ giảng , yêu cầu hoạt động nhóm, tôi cũng đã sử dụng phương pháp vấn đáp - tìm tòi … Với phương pháp này các học sinh của tôi cũng đã chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức trong sách giáo khoa, nhưng vẫn còn máy móc, việc giơ tay phát biểu mới chỉ tập trung ở một số học sinh tích cực, học sinh chỉ mới chỉ trình bày mà chưa dám thuyết trình trước lớp, chưa liên hệ được với thực tế, vẫn còn thiếu tự tin khi trình bày. Do đó các kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh, học sinh với sách giáo khoa , các kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng làm chủ bản thân… chưa được rèn luyện nhuần nhuyễn, chưa tạo được điều kiện cho những học sinh rụt rè, lười phát biểu có thể tự tin trình bày trước lớp. * Cụ thể, tại khối 11- trường THPT Mạc Đĩnh Chi năm học 2017-2018: - Học sinh các lớp11B1, 11B2, 11B3, 11B4 gồm đa số các em lười học, có kết quả học tập không cao, nhưng lại rất năng động, thích thể hiện bản thân, tính tự chủ cao, cái “tôi” lớn, ý thức gìn giữ vệ sinh cũng rất kém… các em không thích bị áp đặt nhưng lại chưa ý thức được vai trò, vị trí của mình trong lớp, trường cũng như trong gia đình. Do đó các em thực hiện nội quy của lớp, của trường không tốt, và là những học sinh chưa ngoan ở trường, những đứa con hư trong gia đình. Tuy nhiên, các em tham gia rất Trang 6 tích cực trong các môn thể thao như bóng đá, bóng truyền, cầu lông và các hoạt động văn nghệ như múa, hát, diễn kịch…Nhưng do thiếu các kỹ năng sống cơ bản thuộc nhóm kĩ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống nên các em được xếp vào nhóm học sinh cá biệt. phần còn lại tuy các em có ý thức tự giác tốt, có lực học khá và giỏi, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng tư duy khá tốt, các em chấp hành tốt nội quy của trường, lớp và đa số là những đứa con ngoan trong gia đình. Tuy nhiên, các em lại thiếu tự tin khi trình bày trước lớp, lười vận động, ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa như: văn nghệ… các em giao tiếp chủ yếu với sách giáo khoa và các sách tham khảo do đó thiếu các kiến thức thực tế và kỹ năng sống cơ bản cần thiết. Và đặc biệt vẫn còn tồn tại ở đa số các em là ý thức gìn giữ vệ sinh rất kém. Các em thường xuyên xả rác bừa bãi trong lớp học cũng như trong khuôn viên của trường. Tình trạng này có xu hướng ngày càng tăng. Trải qua thời gian nghiên cứu từng đối tượng học sinh ở các lớp trên, tôi đã có suy nghĩ làm thế nào có thể thông qua các tiết mà mình giảng dạy có thể phần nào lồng ghép các kỹ năng sống,giao tiếp và ý thức bảo vệ môi trường để giúp các em từ học lực giỏi cho đến học lực yếu, từ ngoan cho tới chưa ngoan có thể từ từ hình thành nhân cách, kỹ năng cho riêng mình, dần dần có các ứng xử tốt dần lên,đủ bản lĩnh tự tin hơn trong giao tiếp và cố ý thức hơn trong việc gìn giữ vệ sinh chung. Và từ các nghiên cứu đó tôi đã có những suy nghĩ để soạn giảng, lồng ghép nội dung bài giảng amoniac, muối amoni, phân bón hóa học của chương trình hóa học 11 thông qua một buổi sinh hoạt ngoại khóa có nội dung như sau: * Giải pháp: Nâng cao nhận thức về kỹ năng sống, ý thức gìn giữ môi trường cho học sinh trong buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề: amoniac, muối amoni, phân bón hóa học với hình thức trò chơi “ Đi tìm nhà nông thông thái” - Bước 1: Chuẩn bị cho buổi sinh hoạt ngoại khóa. Hình thức: + Buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề được tổ chức tập trung và Trang 7 được bố trí theo quy mô khối lớp 11. + Thành phần: giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học khối 11, giáo viên chủ nhiệm khối 11 và toàn thể học sinh của khối 11 ( có thể mời BGH, Đoàn thể tham dự nếu cần). + Kế hoạch thiết kế cho buổi sinh hoạt do giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa trực tiếp xây dựng và chịu trách nhiệm chính . Để có thể lồng ghép kỹ năng sống vào bài tôi đã thực hiện các công việc sau: Thứ nhất, tìm hiểu , nghiên cứu về kỹ năng sống và cách phân loại kỹ năng sống để có kế hoạch tích hợp cụ thể.( phụ lục 1). Thứ hai, nghiên cứu mục tiêu bài học bao gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh cần đạt được thông qua bài học, các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh qua trang web google trên mạng internet và sách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tìm hiểu về đối tượng học sinh cần giáo dục, để soạn nội dung tích hợp cho phù hợp). (phụ lục 2) + Phổ biến tới ban cán sự và học sinh trong khối nội dung để các em có sự chuẩn bị ban đầu. + Thông báo thời gian và hình thức tổ chức hoạt động. - Bước 2: Tham khảo ý kiến và tranh thủ sự giúp đỡ từ các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong quá trình tổ chức. + Về phía nhà trường: Xin ý kiến để tổ chức, thông báo kế hoạch thực hiện và nhờ nhà trường chỉ đạo các lực lượng giáo dục phối hợp hỗ trợ giáo viên bộ môn khi thực hiện buổi sinh hoạt. + Tham khảo ý kiến Đoàn thanh niên: tư vấn về kỹ năng tổ chức hoạt động. + Giáo viên chủ nhiệm lớp: giúp đỡ điều động lớp trong buổi sinh hoạt. + Thiết bị: hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động. + Ban đại diện CMHS: một phần kinh phí khen thưởng học sinh. - Bước 3: Tổ chức thực hiện buổi sinh hoạt ngoại khóa. + Thi vấn đáp trả lời câu hỏi qua tổ chức trò chơi “ đi tìm nhà nông thông thái” với nội dung là “amoniac, muối amoni, phân bón hóa học (phụ lục 2). Thông qua các câu hỏi ở phần thi này giáo viên có thể phát huy khả năng tìm tòi nghiên cứu ở các em Trang 8 học sinh cũng như tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào để giáo dục học sinh. Giáo viên sẽ đưa ra một số vấn đề về kỹ năng sống thông qua đó các lớp cùng thảo luận và trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề đó, các thắc mắc khó khăn gặp phải để cùng tháo gỡ nhằm tăng tính giáo dục. (phụ lục 2). Giáo viên sẽ tổng kết lại và giáo dục các em để các em hiểu rõ hơn về các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường đã được cung cấp. Từ đó có những suy nghĩ chọn lọc để ứng dụng vào thực tiễn. + Cuối cùng là tổng kết- phát thưởng trong buổi ngoại khóa. Những giải pháp tôi đưa ra có sự đổi mới ở chỗ: + Việc giáo dục đạo đức, hình thành các kỹ năng sống tối thiểu của các em đã được lồng ghép trong các chương trình học tập, được tích hợp trong các bộ môn. Tuy nhiên còn rất hạn chế, thiếu sự đa dạng phong phú về nội dung nên hiệu quả đạt được chưa cao. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật, phương pháp dạy học mới vào trong bài dạy của mình: tổ chức giờ học thành các hoạt động trải nghiệm khám phá, thi tài thông qua các trò chơi, tạo tình huống có vấn đề, lồng ghép các kỹ năng sống thông qua các vấn đề để giáo dục học sinh.... giúp các em thoải mái tìm tòi khám phá và rút ra các kỹ năng cho bản thân mình. + Tôi đã mạnh dạn sử dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện trong học sinh. Trong buổi sinh hoạt, tôi tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần hình thành, rèn luyện một số kỹ năng sống cơ bản cho các em. Đặc biệt là kỹ năng tự tin khi đứng trước đám đông. + Từ các câu hỏi trong cuộc thi, tôi đã giải thích cho các em hiểu được mức độ nguy hiểm hay các lợi ích mang lại khi ta có đầy đủ các kỹ năng sống để giáo dục cho Trang 9 các em các ý thức tìm tòi trao dồi để có thể bảo vệ bản thân. Từ đó các em hình thành dần những ứng xử, kỹ năng phù hợp cho các tình huống thực tiễn. • Đặc biệt tôi đã biến các em thành những con người năng động, chủ động tiếp cận tri thức, tích cực nghiên cứu, tìm tòi hoàn thiện bản thân, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay. 3.3. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trên: Từ khi áp dụng những giải pháp như trình bày ở phần trên, tôi đã nhận thấy: + Thông qua một buổi sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề các học sinh nâng cao được khả năng tìm tòi kiến thức, mạnh dạn trình bày các suy nghĩ của mình về một vấn đề,khả năng làm việc theo nhóm, khả năng hùng biện,…các em tự tin tương tác với nhau và với giáo viên hướng dẫn. + Các kỹ năng sống cơ bản dần dần được các em hình thành,các em đã có tiến bộ hơn trong suy nghĩ, khi gặp một vấn đề nào đó các em đã có các suy nghĩ chính chắn hơn, thái độ của các em cũng ngoan hơn, hợp tác hơn,… + Đặc biệt hơn là hoạt động đã trở nên có sức hút, lôi cuốn được học sinh tham gia. Hầu như học sinh trong khối đều có tâm thế chuẩn bị để tham gia hoạt động tiếp theo khi được giao việc cụ thể. Các em trông chờ ngày được hoạt động để trải nghiệm, sáng tạo và tự giáo dục bản thân tốt hơn khi được vạch đường, chỉ hướng. Các học sinh luôn có mặt đầy đủ, hiện tượng học sinh vắng rất ít. Một số học sinh cá biệt ham mê chơi game, hay trốn học theo những bè nhóm bên ngoài nhà trường rong chơi, lêu lỏng cũng đã được hoạt động ngoại khóa này cuốn hút vào. Tình trạng bạo lực học đường giảm rõ rệt và hầu như không còn tồn tại. Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường được nâng lên đáng kể qua các năm. Tình hình xả rác bừa bãi cũng giảm rõ rệt. Tất cả những thành quả nêu trên đều có sự góp sức đáng kể của việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường từ các tình huống thực tế vào bài giảng. Trang 10 - Những giải pháp tôi đưa ra được thực hiện rất khả thi khi tôi áp dụng vào giảng dạy, đa số các học sinh đã có chuyển biến tích cực. Khảo sát trên 140 học sinh khối 11 của trường trước và sau khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa thì kết quả đạt được rất khả quan: + Có gần 95% các em đã nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng sống và đã có các kỹ năng sống cơ bản như: tự tin trước đám đông, khả năng tương tác giúp đỡ nhau, cách ứng xử trước các vấn đề phát sinh trong đời sống,… Gần 5% còn lại các em cũng đang tập dần và có những chuyển biến tích cực. + Có 100% các em khi được hỏi thì thấy rất hứng thú với hoạt động, có tư tưởng háo hức chờ đợi và đều có tâm thế chuẩn bị để tham gia hoạt động tiếp theo. + Có 100% học sinh khi tham gia buổi ngoại khóa có ý thức tốt hơn trong việc gìn giữ vệ sinh trường lớp. Thiết nghĩ các nhà trường phổ thông khác có thể áp dụng dễ dàng và hiệu quả chúng như tôi làm. 3.4. Tài liệu kèm theo gồm: - Phụ lục 1. - Phụ lục 2. - Phụ lục 3. An Hoá, ngày 20 tháng 3 năm 2018 Trang 11 Mục lục 1. Tên sáng kiến:…………………………………………………….1 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:……………………………………...1 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:………………………………….....1 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:……………………………........1,2,3,4 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:................4 3.2.1.Mục đích của giải pháp:………………………………....4,5 3.2.2.Nội dung giải pháp:……………………………………...5,6,7,8,9,10 3.3.Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.......................................................................................................10,11 3.4.Tài liệu kèm theo gồm:……………………………………............11 Trang 12 Phụ lục 1: 1. Khái niệm về kỹ năng sống. - Kỹ năng là khả năng thao tác, biết làm, biết thực hiện điều gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh mà không cần một sự nỗ lực quá lớn. Ví dụ: Một người có khả năng giao tiếp có hiệu quả trong mọi tình huống mà không cần ai khuyến khích, nhắc nhỡ được gọi là người có kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng sống là tất cả những kỹ năng cần có giúp người ta học tập, làm việc có hiệu quả hơn, sống tốt hơn. Có hàng trăm kỹ năng sống khác nhau. Tuỳ theo hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện sống mà người ta cần dạy cho học sinh những kỹ năng thiết yếu khác nhau. Ví dụ: Học sinh ở vùng sông nước cần giáo dục cho các em kỹ năng khi đi ghe, phà, phòng tránh tai nạn đuối nước. Ngược lại, học sinh ở thành phố cần trang bị kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông nhiều hơn. Hơn thế nữa kỹ năng sống là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, mà đặc biệt tuổi trẻ rất cần để vào đời. 2. Phân loại kỹ năng sống. Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống. (Theo UNESCO) a. Dựa vào môi trường sống: * Kỹ năng sống tại trường học * Kỹ năng sống tại gia đình * Kỹ năng sống tại nơi làm việc b. Dựa vào các lĩnh vực tâm lý, sức khoẻ: Phân loại kỹ năng sống thành 3 nhóm. * Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị… * Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh… Trang 13 * Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính quyết đoán, kỹ năng thương thuyết/từ chối, lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thông cảm,.… Phụ lục 2: Chương trình buổi hoạt động ngoại khóa “ Đi tìm nhà nông thông thái”. Nội dung chương trình gồm có: I. Phần 1 1. Làm quen, chào hỏi 2. Văn nghệ mở đầu 3. Phổ biến luật chơi * Vòng 1: Khởi động + Lần lượt mỗi đội sẽ chọn một học sinh trả lời 5 câu hỏi về chủ đề amoniac, muối amoni, phân bón hóa học do ban tổ chức đưa ra trong vòng 60s, các câu hỏi sẽ hiện ở trên máy chiếu. Nếu không trả lời được thí sinh có thể bỏ qua, còn thời gian MC sẽ quay lại. + Hình thức: MC đọc câu hỏi, thí sinh trả lời. + Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, hết 60s trò chơi sẽ được dừng lại. * Vòng 2: Hiểu ý đồng đội + Mỗi đội cử 2 học sinh tham gia. + Hình thức: có 4 gói câu hỏi, mỗi gói có 4 từ gợi ý. Một học sinh sẽ dùng từ ngữ để diễn tả, học sinh còn lại sẽ đoán từ gợi ý trong thời gian 1 phút 30s. lưu ý: không được lặp từ có trong từ chìa khóa, không dùng tiếng lóng, tiếng nước ngoài để diễn tả. + Mỗi từ khóa đúng được 10 điểm, hết 1 phút 30s trò chơi sẽ được dừng lại. * Vòng 3: hùng biện + Mỗi đội chọn 1 học sinh tham gia + Hình thức: Hùng biện về 1 vấn đề do ban tổ chứa đưa ra trong vòng Trang 14 3 phút. + Điểm được cho theo thang 10, 20,30, 40 điểm. 4. Đội chơi gồm có - Đội 1 ( lớp 11B1- 34 thành viên) - Đội 2 ( lớp 11B2- 38 thành viên) - Đội 3 ( lớp 11B3- 35 thành viên) - Đội 4 ( lớp 11B4- 33 thành viên) II. Phần 2 - Giao lưu khán giả. III. Phần 3 - Tổng kết và trao phần thưởng. - Giao lưu văn nghệ với khán giả. - Kết thúc chương trình. Nội dung câu hỏi I. Vòng 1: 1. Chất làm xốp bánh? Đáp án: NH4HCO3. 2. Chất khí có mùi khai và xốc? Đáp án : amoniac 3. Tính chất hoá học của NH3 Đáp án: tính bazơ yếu, tính khử mạnh. 4. Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm Đáp án: chuyển thành màu xanh. 5. Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện Đáp án: khói màu trắng. 6. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào Trang 15 không khí dung dịch nào sau đây? Đáp án: Dung dịch NH3. 7. Có mấy loại phân bón mà em biết? Đáp án: đạm, lân, kali 8. Phân đạm 2 lá? Đáp án: amoni nitrat 9. Kể 3 loại phân lân mà em biết? Đáp án: supephotphat đơn, kép, phân lân nung chảy. 10. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm chớp phất cờ mà lên. Vì sao? Đáp án: tạo phân đạm. 11. Gần đây trên mạng internet có đưa tin là các bạn trẻ hít bóng cười. vậy khí trong bóng cười là gì? Đáp án: N2O 12. phân chứa hàm lượng nito cao nhất? Đáp án: ure 13. Đất đèn là hợp chất có tên hóa học là gì? Đáp án: Canxicacbua 14. Câu hỏi mở: Em hãy kể tên 3 loại ô nhiễm mà em biết? 15. Ta vui chăm bón mùa màng Thoạt nghe tưởng một tiểu bang Hoa Kì Đố các bạn, hãy đoán đi: Ta đây nguyên tố tên gì đáp nhanh ? Đáp án : Kali (K). Nguyên tố K là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho cây trồng làm tăng khả năng chịu rét, khả năng tích luỹ đường bột, sức chống chịu sâu bệnh 16. Khi thực hành thí nghiệm ta sử dụng hóa chất gì để làm sạch các ống nghiệm có chứa các ion kim loại như: Fe2+, Cd2+, Pb2+,…? Đáp án : nước vôi trong ( CaOH)2) 17. kể tên một loại phân hỗn hợp mà em biết? Trang 16 Đáp án: phân N-P-K 18. Bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, khi bị đau dạ dày người ta thường dùng chất? Đáp án: Nabica (NaHCO3) 19. Tã lót trẻ em sau khi giặt vẫn còn một lượng nhỏ amoniac (NH3) bám vào. Để khử sạch amoniac nên dùng chất gì sau đây trong nước xả cuối cùng để giặt? A. Muối ăn (NaCl) B. Phèn chua C. Giấm ăn D. Gừng tươi Đáp án: C 20. Kể một vài năng lượng sạch mà em biết? II. Vòng 2: + Gói 1: mùa màng, phân ure, ra hoa, được mùa + Gói 2: mùi khai, màu hồng, kết tủa, tính bazo yếu. + Gói 3: nước mặn, đất chua, phân vi sinh, thu hoạch + Gói 4: chất khí, ô nhiễm, nông dân, phân hỗn hợp. III. Hùng biện một vấn đề trong bốn vấn đề sau: 1. Hiểu biết về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường? Người ta có thể sử dụng dd amoniac để xử lí khí thải khi đốt nhiên liệu hóa thạch nhằm loại bỏ các chất khí gây ô nhiễm môi trường. Hãy giải thích vì sao? 3. Hiểu biết chung về phân bón hóa học? giải thích hiện tượng trong tự nhiên “ lúa 2. chiêm lấp ló đầu bờ, hễ nghe sấm chớp phất cờ mà lên?” 4. Em suy nghĩ như thế nào về hành vi xã rác bừa bãi nơi công cộng? Trang 17 Phụ lục 3: Tài liệu tham khảo 1. Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống của Sở GD-ĐT Bến Tre. 2. PGS.TS Đặng Quốc Bảo - Cẩm nang xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - Năm 2009 3. Thạc sỹ tâm lý Đinh Đoàn - Tài liệu tập huấn giáo viên về kỹ năng sống cho học sinh - Năm 2009 4. PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Giáo dục giá trị và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông - Bộ GD&ĐT - Năm 2010 5. Nguồn internet với các trang web: www.google.com.vn, www.youtube.com.vn 6. Sách giáo khoa hóa học 11 cơ bản. 7. Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi – “Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp ở trường THPT”. Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan