Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp văn học cách mạng trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 2...

Tài liệu Skkn tích hợp văn học cách mạng trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1919 2000 (lịch sử 12 ban cơ bản)

.PDF
14
165
108

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……………………(do thường trực HĐ ghi) 1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp văn học cách mạng trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 2000 ( Lịch sử 12- ban cơ bản) (Trần Thanh Xuân, Trần Thị Mặn, Phạm Thị Lý, Đặng Thị Thúy An, @THPT Trần Trường Sinh) 2. Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học Lịch sử bậc trung học phổ thông. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Dựa trên tinh thần công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, hàng năm lãnh đạo Sở giáo dục và Đào tạo( SGD&ĐT) đều rất quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy – học bộ môn lịch sử, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá,… Thế nhưng trên thực tế, Sử học không những khô khan ít cảm xúc đối với người đọc, người học mà còn quá nhiều thời gian, nhân vật và sự kiện. Do đặc điểm đó mà những trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc chóng quên trong thế hệ trẻ, nhất là học sinh trong ghế nhà trường. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn đối với một dân tộc gan góc từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược và làm lu mờ truyền thống tốt đẹp của dân tộc bốn nghìn năm lịch sử. Chính vì vậy, trong thực tiễn giảng dạy tôi vận dụng nhiều phương pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên, trong đó vận dụng kiến thức liên môn mà nhất là văn học cách mạng là phương pháp hiệu quả nhất góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1919-2000. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: 1 Việc tích hợp văn học cách mạng trong giảng dạy lịch sử bậc trung học phổ thông (THPT) nhằm tạo sinh động cho lớp học, gây hứng thú học tập cho học sinh, niềm hứng khởi cho người dạy; giúp các em liên hệ được kiến thức liên môn, giúp các em khắc sâu được thời gian – nhân vật – sự kiện. Đồng thời hạn chế và khắc phục sự khô khan của lịch sử, tình trạng nhàm chán đối với học sinh. Góp phần nâng cao hiệu quả dạy – học lịch sử, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và giáo dục tỉnh nhà nói chung. - Nội dung giải pháp: Vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử cũng được nhiều nhà khoa học giáo dục đề cập nhưng họ chưa có tài liệu nào để hướng dẫn và áp dụng cụ thể trong từng bài dạy. Vì vậy việc vận dụng văn học cách mạng trong giảng dạy lịch sử Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử bậc trung học phổ thông được nêu ra ở đây là hoàn toàn mới. Một mặt, sáng kiến đã nêu ra được cụ thể nội dung kiến thức liên môn có liên quan và vận dụng lồng ghép vào giảng dạy cho từng bài học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 giai đoạn 19192000. Mặt khác, sáng kiến đã phát họa cụ thể một số chuỗi kiến thức liên môn có liên quan đến nội dung bài mới. Sau đây xin minh họa cách vận dụng sáng kiến như sau:. MINH HỌA I. TÍCH HỢP VĂN HỌC CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM ( GIAI ĐOẠN 1919- 1945) Bài 12. Mục I.1. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp. Giáo viên miêu tả chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đối với giai cấp công nhân Việt Nam thể hiện qua tác phẩm Nước non ngàn dặm của Tố Hữu như sau: Câu thơ cũ, ai đem tới đó, Anh chạy vào đất đỏ làm phu. Bán thân đổi mấy đồng xu, Thịt xương vùi gốc cao su mấy từng! Nao nao nhìn mỗi góc rừng, Cuối hàng cây thẳng, sáng bừng trời cao. Hoặc: 2 “ Cao su đi dễ khó về, Khi đi trai tráng khi về bủng beo”. Bài 12, mục II.1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài: Giáo viên liên hệ đến hai tác phẩm của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh mà học sinh đã được tiếp cận trong chương trình ngữ văn, đó là tác phẩm: + Xuất dương lưu biệt: Phan Bội Châu viết trong bối cảnh ra đi sang Nhật với phong trào Đông Du thể hiện ý chí nam nhi đối với tổ quốc lúc lâm nguy. + Đập đá ở Côn Lôn: Phan Châu Trinh viết trong lúc bị thực dân Pháp đày ông ra Côn Đảo. Trong thực tế giảng dạy giáo viên liên hệ đến hai tác phẩm trên để giúp học sinh hiểu thêm về ý chí và đường lối chống Pháp của hai ông. Bài 13. Mục II. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam với đường lối cách mạng khoa học sáng tạo tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân. Điều đó được Tố Hữu thốt lên qua tập thơ Từ ấy với niềm tin mãnh liệt sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lý chói qua tim. Hồn tôi là một vườn hoa lá, Rất đậm hương và rộn tiếng chim. Hay qua tác phẩm Quê mẹ, Tố Hữu đã khắc họa được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của đảng: Nước mất, nhà tan đời khổ thế, Không làm nô lệ đứng lên thôi! Con lớn lên con tìm cách mạng Anh Lưu, anh Diểu dạy con đi Mẹ không còn nữa con còn đảng Dìu dắt con đi khi chửa biết gì. Bài 14. Mục II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh: 3 Trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào cách mạng 19301931, làm cho lực lượng của ta bị tổn thất nặng nề. Tố Hữu đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp qua những câu thơ sau: Bao đồng chí ta bây đã giết Chặt đầu cắm cọc phơi khô Chị em ta, bây căng thịt lõa lồ Con em ta, bây quẳng chân vào lửa. Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. Mục I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945: Với hai tầng áp bức bóc lột của Nhật – Pháp từ 1944 - 1945 đã làm cho hai triệu đồng bào ta chết đói. Điều này giáo viên liên hệ tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân để giúp học sinh khắc sâu được đời sống nhân dân ta đói khổ trong giai đoạn này. Mục 2. Các cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới: Sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, Nguyễn Hữu Tiến cho ra đời hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng- lá cờ Tổ quốc tồn tại mãi đến ngày nay. Ý nghĩa của lá cờ được Nguyễn Hữu Tiến diễn đạt qua những câu thơ sau: Nền cờ đỏ máu đào vì nước, Màu vàng tươi da của giống nòi. Mau lên đi hồn nước gọi ta rồi, Hỡi sĩ, nông, công, thương, binh, Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. Mục 3. Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau khi về nước chủ trì hội nghị trung ương Tám, Bác Hồ lại sang Trung Quốc liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc và cố vấn Liên Xô nhưng bị chính quyền Quốc dân đảng bắt và giam cầm, Bác trải qua nhiều nhà ngục nhưng niềm lạc quan cách mạng và ý chí kiên cường của Bác được thể hiện qua tác phẩm Nhật ký trong tù với đề tựa: Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại. Dục thành đại sự nghiệp, 4 Tinh thần cánh yếu đại. Lược dịch: Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần phải càng cao. Giáo viên liên hệ và cùng học sinh ôn lại một số bài thơ của Bác trong tập Nhật ký trong tù qua đó giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn và khắc sâu hơn bối cảnh ra đời của tập thơ ấy. Mục IV. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập. Giáo viên tích hợp đến tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ở chương trình văn học lớp 12 để hướng dẫn các em rút ra nội dung và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn bất hủ của dân tộc. MINH HỌA II. VẬN DỤNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM ( GIAI ĐOẠN 1945- 1954) Bài 17. Mục III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng: Với dã tâm xâm lược nước ta lần nữa, thực dân Pháp dựa vào thực dân Anh tái chiếm Nam Bộ. Nhân dân miền Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào nhất tề đứng lên chống Pháp, Tố Hữu đã ghi nhận lại qua những câu thơ trích trong tác phẩm Theo chân Bác với nội dung như sau: Máu động chưa khô máu lại đầy, Hỡi miền Nam trăm đắng ngàn cay Bao nhiêu năm chẳng rời tay súng Đi trước về sau đã dạn dày. Hoặc: Máu Việt Nam đang chảy Đỏ đồng ôi máu yêu! Miền Nam đang bốc cháy Đồng bào ôi lửa thiêu! Mau mau lên đứng dậy Gươm gươm đâu tuốt ra 5 Súng súng đâu vác chạy Cứu cứu đồng bào ta. Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác được ban bố, phong trào chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ gồm cả đàn ông, đàn bà, già, trẻ,...hưởng ứng và chiến đấu anh dũng. Tố Hữu đã dành những vần thơ của mình trân trọng sự đóng góp của họ qua một loạt câu thơ sau: Gan chi gan rứa mẹ ơi! Mẹ rằng: cứu nước mình chờ riêng ai. Chẳng bằng con gái con trai, Sáu mươi tuổi một chút tài đò đưa. Tàu Tây nó bắn sớm trưa, Lão thì cứ việc nắng mưa đưa đò. Hay: Chuyện cô du kích xóm Lai Vu, Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù. Giặc hại trăm nhà lo diệt trước, Rắn, mình em chịu có sao đâu. Và rồi: Có thể nào quên những con người, Tóc còn xanh lắm tuổi đôi mươi. Dám đổi thân mình đốt tàu giặc, Chết rồi mà miệng vẫn cười tươi. Hoặc: Việt Nam xứ sở lạ lùng Những em thơ cũng hóa anh hùng Ong dại cũng lập nhiều chiến công Và cây lá cũng thành chông diệt thù. Mục 2.Mục IV. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950. Đây là chiến dịch tiến công địch đầu tiên của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945-1954, vì vậy Bác Hồ đã ra tận trận địa để thăm và khích lệ tinh 6 thần quân dân. Trong bối cảnh đó Bác viết tác phẩm Đăng Sơn, giáo viên liên hệ tác phẩm này để giúp học sinh thấy rõ quyết tâm của Bác và quân dân ta trong chiến dịch: Chống gậy lên non xem trận địa, Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây. Quân ta thế mạnh nuốt Ngưu Đẩu, Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy. Bài 20. Mục II.2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954: Trong khi quân ta đang giành thắng lợi giòn giã ở mặt trận Điện Biên Phủ, ngay đêm ấy Tố Hữu đã viết nên những vần thơ thép chào mừng quân ta chiến thắng qua bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, giáo viên trích lược đoạn trích sau đây để cung cấp và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên! Chiến sĩ anh hùng. Đầu nung lửa sắt, 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, Mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùng non, Gan không núng, Dạ không sờn, Những đồng chí thân chôn làm giá súng, Đầu bịt lỗ châu mai, Băng mình qua núi thép gai, Ào ào vũ bão... MINH HỌA III. VẬN DỤNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM ( GIAI ĐOẠN 1954 - 1975) Bài 21. I. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau hiệp định Gionevo năm 1954 Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền nhưng Mĩ đã xâm lược và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới căn cứ quân sự ở châu Á- Thái Bình Dương, với âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam. Từ đó nhân dân miền Nam tiếp tục làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống Mĩ để thống nhất đất 7 nước. Cả nước đều hướng đến Bắc – Nam sum hợp một nhà, điều đó là khát vọng của toàn dân tộc, được Tố Hữu viết lại qua tác phẩm Ta đi tới với những vần thơ sau: Dù ai nói ngã nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiền ba chân. Dù ai rào dậu ngăn sân, Lòng ta vẫn vững là con dân cụ Hồ. Gươm nào chém được dòng Bến Hải, Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn. Trăm sông liền một biển đông, Bắc – Nam lại sẽ về trong một nhà. Bài 21.Mục III. Phong trào Đồng Khởi Trong khí thế thắng lợi của phong trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam ra đời. Cờ của mặt trận là lá cờ nửa đỏ nửa xanh và ngôi sao vàng ở giữa cũng ra đời. Giáo viên liên hệ đến tác phẩm Nước non ngàn dặm, Tố Hữu nêu rõ ý nghĩa của lá cờ mặt trận là: Lá cờ nửa đỏ nửa xanh, Màu đỏ của đất, màu xanh của trời. Ngôi sao chân lý giữa đời, Việt Nam vàng của lòng người hôm nay. Qua thắng lợi phong trào Đồng Khởi năm 1960, chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Với ý nghĩa to lớn đó, giáo viên liên hệ đến bài thơ Nhớ về Đồng Khởi Bến Tre của tác giả Trần Thanh Xuân với nội dung: Nhớ về Đồng Khởi Bến Tre, Đánh bại giặc Mĩ cùng bè tay sai. Nổ ra ba xã ( điểm ) Mỏ Cày, Lan ra Nam Bộ và ngoài miền Trung. Khiến cho Mĩ- Diệm hãi hùng, Sức mạnh toàn đảng hòa cùng quân dân. Hỏa lực Mĩ mạnh vô ngần, Lực ta tuy yếu nhưng dân chung lòng. 8 Tầm vong, súng giả tiến công, Rừng xanh, Ong dại góp công diệt thù. Thua đau bè lũ Diệm- Nhu, Xua quân tái chiếm những khu mất đồn. Nguyễn Thị Định bẻ (gãy) Càn Khôn, Đẩy lui địch ngụy , bảo toàn quân ta. Phong trào Đồng Khởi mở ra, Bước ngoặt lịch sử trên đà tiến công. Hôm nay, trời lộng cờ hồng, Con dân Đồng Khởi một lòng chung tay. Xây dựng Bến Tre tương lai, Trở nên giàu mạnh, sánh vai chín rồng. Góp phần tô điểm non sông, Hưởng đời vui mới, cờ hồng tung bay. Bài 22. Mục II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa làm nghĩa vụ hậu phương. Từ ngày 5/8/1964- 1/11/1968, miền Bắc vừa chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa đảm bảo nhiệm vụ hậu phương chi viện người và của cho chiến trường miền Nam chống Mĩ, với tinh thần đó giáo viên liên hệ qua những câu thơ sau trong tác phẩm Tình yêu và báo động của nhà thơ Bằng Việt để giúp học sinh thấy được ý chí chống chiến tranh phá hoại của nhân dân miền Bắc để làm tròn nhiệm vụ hậu phương: Không ai trở về thời kỳ đồ đá, Ta khinh bỉ nhìn kẻ thù dậm dọa. Ba năm rồi từ dạo ấy em ơi... Thành phố bao phen rung động hồi còi. Em biết dập kho tàng khi lửa bén, Biết trồng lại hàng cây cháy sém, Biết bắn địch hôm nay vì đích của ngày mai. Và rồi trong tác phẩm Theo chân Bác, Tố Hữu viết: Miền Bắc đó, đôi vai nặng gánh, Gánh cả non sông vạn dặm dài. 9 Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. MINH HỌA IV. VẬN DỤNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG TRONG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ VIỆT NAM ( GIAI ĐOẠN 1975- 2000) Bài 24. Việt Nam trong những năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975. Mục I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau năm 1975: Chiến tranh chấm dứt để lại hậu quả nặng nề cho nhân dân hai miền, được minh chứng qua những đoạn thơ trích trong Nước non ngàn dặm của Tố Hữu, giáo viên liên hệ đến những câu thơ này cung cấp cho học sinh biết thêm về hậu quả chiến tranh và giúp các em nhận thức được ý chí khắc phục khó khăn của nhân dân ta thời hậu chiến: Tả tơi những ấp khu đồn, Mái tôn rào kẽm tháp đồn chơ vơ. Vạn ngày không buổi nào yên, Cá ăn phải máu, chim quên lối vườn. Con người như dãy trường sơn, Vững chân bám trụ chẳng sờn óc gan. Hoặc: Các anh hy sinh năm ấy ở chiến trường, Lứa tuổi đôi mươi các chị thành vợ góa. Những đứa con không hề biết mặt bố, Mãi cợt đùa nhau đâu biết mẹ khóc thầm. Hay qua bài thơ Hai mươi năm sau của tác giả Đoàn Lê viết: Hai mươi năm người yêu xưa trở lại, Từ chiến trường về anh không còn đôi mắt nữa. Đâu biết rằng con trai tôi đã vào bộ đội, Con gái tôi đã là cô giáo trường xưa. Mục II. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát tiển kinh tế xã hội hai miền đất nước.( Giảm tải) 10 Giáo viên có thể dùng những câu thơ sau của Tố Hữu trong bài thơ Nước non ngàn dặm để dắt vào nội dung và chuyển ý. Chiến tranh kết thúc, nhân dân chung tay khắc phục hậu quả với tâm thế: Đạn bom, lũ lụt cơ hàn, Chết đi, sống lại hết tàn lại tươi. Thủy chung vẫn đậm tình người, Cắn đôi hạt muối chia đời cháo rau. Qua rồi năm tháng gian lao, Chung tay xây dựng mai sau đẹp giàu. Mục III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Sau chiến thắng mùa xuân 1975, mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân hai miền luôn khát vọng thống nhất đất nước về mặt nhà nước, được Tố Hữu ghi nhận như sau trong tác phẩm Ta đi tới: Trời ta chỉ một trên đầu, Bắc Nam liền một cõi. Lòng ta không biên giới, Lòng ta chung một cụ Hồ. Lòng ta chung một thủ đô, Dân ta chung một cơ đồ Việt Nam.” Vì vậy, trong cuộc bầu cử Quốc hội chung của cả nước ngày 25/4/1976, nhân dân đi bỏ phiếu bầu với niềm hân hoan, vui tươi như hình 84, SGK, trang 202. Với không khí vui tươi của ngày hội ấy đã được ghi nhận qua những câu thơ sau: Này các anh các chị đi trên đường có thấy, Quê hương mình đâu cũng đẹp như tranh. Gương mặt người ai cũng sáng long lanh, Những đôi mắt trong lành vui ấm áp. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919- 2000, với nội dung rất rộng, rất khó với rất nhiều thời gian và sự kiện nặng về chính trị nên trong quá trình học, học sinh dễ bị nhàm chán. Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi cũng nghiên cứu, sưu tầm những tác phẩm, tài liệu văn học cách mạng giàu lòng yêu nước và tự hào dân tộc phù hợp với từng giai đoạn, từng nội dung lịch sử, sau đó tổng hợp, phân 11 loại và lồng ghép vào các bài giảng lịch sử cụ thể để tạo sinh động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh. Việc áp dụng sáng kiến đã khắc phục được sự khô khan của sử học, sự nhàm chán của học sinh; giúp học sinh hứng thú trong học tập, lớp học sinh động mang lại hiệu quả giảng dạy cao. Đồng thời qua đó, ta lồng ghép giáo dục truyền thống hào hùng, tốt đẹp của dân tộc; các em còn vận dụng được kiến thức liên môn, học sử nhớ văn, trong văn có sử; các em biết xâu chuỗi các kiến thức lại với nhau. Để thực hiện được sáng kiến trên, tôi đã tiến hành các bước thực hiện sau: Bước 1: Thông qua dạy trên lớp, giáo viên tìm hiểu tâm lý và thái độ học tập của học sinh đối với giờ học lịch sử và bộ môn lịch sử nói chung. Chúng ta có thể lập phiếu điều tra mức độ đam mê học sử của học sinh. Từ đó giáo viên biết được các em cần gì để ta có giải pháp khắc phục, cải thiện. Bước 2: Tập trung nghiên cứu, trau dồi kiến thức chuyên môn để phát hiện những vướng mắc mà học sinh khó lĩnh hội dẫn đến nhàm chán. Từ đó hệ thống hóa các chuỗi kiến thức lịch sử có liên quan về thời gian, nhân vật, sự kiện,… Bước 3: Tìm tài liệu các môn học liên quan đến lịch sử , nhất là văn học, ưu tiên những tác phẩm văn học dùng trong ghế nhà trường và những tác phẩm văn học cách mạng mang tính giáo dục cao. Bước 4: Chọn lọc những kiến thức liên môn và hệ thống hóa kiến thức vận dụng vào giáo án từng bài dạy lịch sử cụ thể. Bước 5: Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Theo dõi chuyển biến thái độ học tập, mức độ nhận thức của học sinh trong suốt quá trình áp dụng giải pháp. Bước 6: Thông qua kiểm tra đánh giá và thái độ học tập của học sinh hoặc lập phiếu lấy ý kiến khi áp dụng giải pháp mới. Bước 7: Nhận định và rút kinh nghiệm, triển khai cho giáo viên bộ môn sử và văn tương tác vận dụng. Bước 8: Tập hợp ý kiến học sinh và giáo viên sau khi đã áp dụng giải pháp, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện và ứng dụng rộng rãi trong bộ môn. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 12 Với tính ưu việt của sáng kiến như đã đề cập ở trên, tôi đã vận dụng thường xuyên và xem đó là những nhân tố quyết định đến tâm lý học sinh và cũng quyết định đến chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn lịch sử. Vì vậy, việc vận dụng, triển khai và nhân rộng đề tài là cần thiết đối với phương pháp giảng dạy Lịch sử ở các trường THPT hiện nay. Đề tài có khả năng áp dụng rộng đối với giảng dạy Lịch sử ở các trường THPT trong tỉnh theo chương trình khung hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ giải pháp: Trước khi chưa áp dụng sáng kiến, hiệu quả giáo dục chưa cao: học sinh không thiết tha học lịch sử nên tỉ lệ Tốt nghiệp THPT ở bộ môn thấp hơn mặt bằng chung của tỉnh, chưa có học sinh giỏi vòng tỉnh. Từ khi sáng kiến được triển khai và áp dụng đã góp phần thúc đẩy học sinh đam mê học sử, hiệu quả đào tạo chuyển biến tích cực, học sinh thích học sử và bắt đầu đăng ký vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi vòng tỉnh. Trong kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh hai năm học gần đây 2016-2017 trường có 8 học sinh vào đội tuyển ôn thi và đạt kết quả khá cao; năm học 2017-2018 trường có 8 học sinh vào đội tuyển ôn thi và đạt 7 giải. Riêng tỉ lệ học sinh 12 chọn thi Tốt nghiệp THPT môn sử trong tổ hợp môn xã hội của trường từ năm học 20162017, 2017-2018 cũng tăng chiếm 60% tổng số học sinh của trường và kết quả trên mặt bằng chung của tỉnh. Số học sinh đỗ vào đại học khối C và tổ hợp môn có môn Lịch sử ở các ngành công an, quân đội, luật, Học viện hành chính, du lịch cũng tăng theo hàng năm. Việc Vận dụng tích hợp văn học cách mạng trong giảng dạy lịch sử đã mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình giảng dạy đã góp phần tăng hiệu quả lĩnh hội kiến thức của học sinh. Góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của trường nói riêng và giáo dục tỉnh nhà nói chung. Từ hiểu biết kiến thức lịch sử, các em sẽ có thái độ yêu quý trân trọng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hình thành ý thức trách nhiệm và hành động thiết thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, như lời Bác dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 13 Từ hiệu quả trên, mở ra khả năng vận dụng sáng kiến trong phạm vi giáo dục lịch sử ở các trường THPT trong tỉnh theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian tới tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, đồng thời nghiên cứu những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy với hy vọng làm cho Lịch sử sống lại trong lòng các thế hệ học sinh. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: không - Bản tính toán: Không - Các tài liệu khác: Không Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan