Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh trung học phổ thông ham thí...

Tài liệu Skkn tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh trung học phổ thông ham thích bộ môn tiếng anh

.PDF
10
192
144

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017-2018 Mã số :……………………… 1.Tên sáng kiến: Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh Trung học phổ thông ham thích bộ môn Tiếng Anh (Võ Thị Ánh Nguyệt, Trần Trọng Qúi, Nguyễn Ngô Minh Nhật, Trương Thị Kiều Nga, Trần Ngọc Thiên Phương, @THPT Mạc Đĩnh Chi) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học và giáo dục 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Nhận thức chung về vấn đề tiết dạy giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường trung học phổ thông: Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa của nước ta nói riêng và của các nước trên thế giới nói chung, muốn hội nhập thì ta phải biết Tiếng Anh, Tiếng Anh không những cần thiết cho sự hội nhập mà nó còn ngôn ngữ thứ hai của nhiều quốc gia. Ở Việt nam Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nhất là ngành du lịch, ngành ngoại thương… và còn là ngôn ngữ cho tất cả mọi người. Riêng đối với ngành giáo dục và nhất là HS ở các trường THPT khắp cả đất nước Tiếng Anh là môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc. Vì vậy mỗi học sinh khi còn học THPT cần phải có một trình độ Tiếng Anh nhất định để chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp – đại học cao đẳng và sau khi tốt nghiệp ít nhất các em phải có khả năng giao tiếp, đọc và viết một số văn bản thường gặp. Để làm được việc này giáo viên bộ môn không ngừng đổi mới phương pháp dạy học cũng như chương trình học để đạt kết quả thực chất cho môn Tiếng Anh nói chung và rèn được một số kỹ năng cơ bản cho học sinh. Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã đưa bộ môn Tiếng Anh vào chương trình giáo dục của Việt Nam ngay từ cấp Tiểu học. Tuy nhiên thực tế trong nhà trường THPT hiện nay trình trạng nhiều học sinh bị áp lực và không mấy yêu thích học bộ môn này, với rất nhiều lý do như em mất đi những kiến thức cơ bản và ngại giao tiếp bằng Tiếng Anh. Chúng tôi nghĩ phải làm sao tạo ra môi trường học tập, giao tiếp bằng Tiếng Anh để học sinh có điều kiện thực hành giao lưu học hỏi lẫn nhau và đây cũng là phương pháp cần thiết để nâng cao khả năng học ngoại ngữ của học sinh THPT nói chung. Theo phân phối chương trình học thì thời gian trên lớp có giới hạn vã lại nội dung và kiến thức quá dàn trải, trước những vấn đề này, tổ chúng tôi nghĩ mình phải tổ chức và thực hiện những buổi ngoại khóa, câu lạc bộ hay hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng Tiếng Anh giúp cho học sinh yêu và thích học bộ môn này hơn. Đây là một trong những giải pháp vô cùng hữu hiệu để khắc phục trình trạng học sinh chưa yêu thích bộ môn Tiếng Anh cũng như nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Anh trong trường THPT, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh và mục đích làm sao để học sinh yêu và thích học môn Tiếng Anh ngày càng tốt hơn nên chúng viết đề tài Sáng kiến kinh nghiệm: “Tổ chuyên môn ghép phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp cho học sinh THPT của trường yêu và thích học bộ môn Tiếng Anh”. 1 - Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến: - Hàng năm tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn Tiếng Anh ở trường chúng tôi rất thấp, có thể nói đứng ở vị trí thấp nhất trong các trường THPT trong tỉnh.( khoảng 23 % đền 50 % tùy năm ). Qua sinh hoạt tổ chuyên môn chúng tôi đã thảo luận và phân tích đa số các thành viên trong tổ đều nhận thấy học sinh mất kiến thức cơ bản từ những cấp học dưới và thực tế hơn nữa là phương pháp giảng dạy của GVBM chưa thật sự hấp dẫn học sinh yếu thích môn học này. - Trên lớp giáo viên bộ môn Tiếng Anh thường truyền đạt kiến thức một chiều, chưa có sự tương tác qua lại nhiều giữa học sinh với học sinh hoặc giữa giáo viên với học sinh, các em đã quen với việc chỉ cần học ngữ pháp và làm bài tập. Ngoài ra cũng có những giáo viên vì yêu cầu quá cao về kiến thức bộ môn thường gây áp lực đối với học sinh qua việc thể hiện ngôn ngữ, qua các bài tập mức độ vận dụng cao, từ đó cũng hình thành thói quen khó có thể thay đổi trong việc học ngôn ngữ do đó việc học Tiếng Anh của học sinh trở nên khó khăn hơn. - Nhiều học sinh tham gia tiết học với tâm thế bị bắt buộc là môn thi tốt nghiệp nên các em phải cố gắng theo học nên các em thường thiếu sự tích cực, thiếu sự chủ động thiếu sự tương tác trong tiết học. - Một số học sinh còn yếu về từ vựng, ngữ pháp, sợ giáo viên truy bài, ngại phát biểu khi giáo viên gọi giao tiếp…. không tập trung, thậm chí còn vắng quá nhiều lượt không lí do trong giờ học chính khóa và nhất là các tiết phụ đạo. - Hoạt động dạy và học của bộ môn Tiếng Anh diễn ra chủ yếu là vai trò của người thầy từ khâu xây dựng kế hoạch đến việc chuẩn bị nội dung, rồi truyền thụ nội dung trên lớp học. - Tổ chuyên môn chưa mạnh dạn trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức các tiết học ngoại khóa, hay giao lưu, câu lác bộ học tập bộ môn Tiếng Anh. Nói tóm lại, hiệu quả của các tiết học chỉ giải quyết được tức thời tình trạng dạy đúng phân phối chương trình, kế hoạch của môn học. Nhận thức của học sinh về ý nghĩa của việc học và vận dụng bộ môn Tiếng Anh vào thực tế đời sống xã hội, giao tiếp…chưa có nhiều thay đổi hay tiến bộ gì cả. 3.2 Phân tích nguyên nhân: Theo chúng tôi phân tích thì có bốn nguyên nhân: - Thứ nhất, về phía BGH nhà trường chưa có xây dựng kế hoạch cụ thể cho giáo viên về tổ chức các buổi ngoại khóa, câu lạc bộ học tập, câu lạc bộ giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai này. - Thứ hai về phía giáo viên bộ môn khi đứng lớp chưa có kế hoạch cũng như giải pháp để học sinh thích học bộ môn Tiếng Anh, thường áp dụng kiểu dạy truyền thụ hiện đang rất phổ biến tại các trường THPT gây ra một sự nhàm chán, học sinh thụ động trong giờ học. - Thứ ba về phía tổ chuyên môn nhất là các trường có qui mô nhỏ thường là tổ ghép trái môn nên nhóm bộ môn Tiếng Anh chỉ có một hoặc hai giáo viên ( tổ của chúng tôi là tổ Địa – Tiếng Anh – Thể dục – Quốc phòng) vì vậy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm bộ môn Tiếng Anh. - Thứ tư, về phía học sinh do các em mất kiến thức cơ bản từ những lớp dưới nên khi học THPT các em không tự tin, ngại phát biểu, phát âm chưa đúng, …. Để cải thiện được tình trạng trên, tổ chuyên môn ghép ở trường chúng tôi đã phối hợp tổ chức cho học sinh ở các khối lớp tham gia trao đổi học tập bộ môn Tiếng Anh qua các sân 2 chơi như: câu lạc bộ giao tiếp bằng Tiếng Anh, giao lưu học tập bằng Tiếng Anh, hái hoa dân chủ, làm thiệp 20/10 tặng thầy cô bằng Tiếng Anh. Giao lư văn nghệ bằng Tiếng Anh … mục đích là góp phần đổi mới phương pháp dạy học đồng thời làm cho học sinh yêu và thích học tập bộ môn Tiếng Anh hơn. - Sự cần thiết đề xuất giải pháp mới: Xuất phát từ các thực trạng và những nguyên nhân kể trên, chúng tôi thấy rằng: Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc học Tiếng Anh và học như thế nào để có hiệu quả, tổ chúng tôi đã cố gắng tìm tòi , nghiên cứu các tài liệu, cách thức tổ chức một số trò chơi bằng Tiếng Anh, hay nghe bài hát điền từ vào chỗ trống cộng với những trãi nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy của giáo viên bộ môn. Chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong phương pháp dạy và tạo ra sự thích thú cho học sinh đối với bộ môn Tiếng Anh. Chúng tôi hy vọng kinh nghiệm của chúng tôi sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Điều mà các em thích nhất ở lớp học đó là được thường xuyên ứng dụng giao tiếp Tiếng Anh trong nhiều tình huống khác nhau ngay trên lớp để học sinh tư duy tốt và phản xạ nhanh. Sự nhiệt tình của giáo viên cộng với những chủ đề thú vị giúp học sinh vượt qua những rào cản về cả tâm lý lẫn ngôn ngữ để không khí lớp học luôn sôi nổi, hào hứng, học sinh nhớ từ vựng nhanh và tự do giao tiếp theo nhóm, cặp, đôi….. Những hoạt động ngoại khóa sôi nổi làm học sinh hào hứng học Tiếng Anh. Sau các buổi ngoại khóa các em không chỉ nói tiếng Anh lưu loát, nghe tốt, đọc chuẩn và viết đúng văn phong mà còn mạnh dạn hơn rất nhiều trong việc giao tiếp cùng nhau. Các hoạt động ngoại khóa chính là những cơ hội tốt để học sinh ứng dụng Tiếng Anh trong thực tế đồng thời cũng là cơ hội để giáo viên nhìn nhận được khả năng của từng em trong lớp mà từ đó thay đổi cách dạy cho phù hợp. Với phương châm “Học là phải áp dụng ”, vì lẽ đó chúng tôi phải tạo ra cơ hội cho học sinh để học sinh có thể áp dụng luyện tập, đồng thời có cơ hội học hỏi bạn bè. Muốn thu hút học sinh học tốt môn Tiếng Anh thì giáo viên phải chuẩn bị các hoạt động có ý nghĩa thực tế, có tính hấp dẫn. Đa số học sinh của trường tôi nói riêng và ở tất cả các trường THPT khác nói chung các em còn ngại học bộ môn tiếng anh nhất là các trường ở vùng sâu vùng xa, các em còn rụt rè nhúc nhát, chưa nhận thấy được tầm quan trọng của Tiếng Anh phục vụ cho công việc tương lai. Giáo viên chúng tôi thì muốn tạo một môi trường học tập đa dạng và phong phú như việc học ngoài lớp (từ môi trường và cộng đồng xung quanh). Vì hoạt động ngoại khóa giúp cho học sinh phát triển toàn diện về nhiều mặt từ kĩ năng đến nhận thức và hành động. Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh giúp học sinh trở thành một con người toàn diện hơn. Chính vì lẽ đó chúng tôi chọn viết sáng kiến kinh nghiệm “Tổ chuyên môn ghép phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giúp cho học sinh THPT của trường yêu và thích học bộ môn Tiếng Anh”. 3.3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến * Mục đích của giải pháp: 3 Nghiên cứu đề tài này, bản thân chúng tôi muốn góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình để chia sẻ cùng đồng nghiệp cách thu hút học sinh tích cực tham gia đầy đủ các tiết học trong tuần đối với bộ môn Tiếng Anh. - Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn và góp phần đổi mới phương pháp dạy học. đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập các bộ môn trong tình hình hiện nay. - Kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá. - Hình thành ý thức tự giác học tập tích cực cho học sinh, là cầu nối giữa bục giảng với thực tiễn đời sống xã hội. - Thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. - Hoạt động ngoại khoá vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. - Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục. *Nội dung giải pháp: Tính mới - Qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, trò chơi ngoài trời và các buổi thảo luận nhóm…. các em sẽ được rèn luyện những kỹ năng lãnh đạo, bao gồm kỹ năng xác định tầm nhìn và mục tiêu, động viên nhóm, lên kế hoạch dự án, và có ý chí kiên nhẫn vượt qua thử thách. - Các buổi sinh hoạt tập thể sẽ giúp học sinh bắt đầu mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạ bè bằng Tiếng Anh. - Xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh. - Để tạo ra một không khí mới, một không gian mới, thì chúng ta phải thay đổi không gian và thời gian cho các em, để các em có cơ hội thoải mái tư tưởng, thoát ra khỏi áp lực học hành. - Tham gia ngoại khóa sẽ giúp các em năng nổ hơn, dạn dĩ hơn. Chỉ cần thực hiện 2-3 lần trong một học kỳ cũng đã giúp các em có hứng thú trong việc học Tiếng Anh, tạo cho các em có cơ hội áp dụng những gì mà mình có được khi học trên lớp. - GV có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động ngoại khóa của học sinh. * Cách thực hiện: - Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn tham vấn cùng Ban giám hiệu, phối hợp với các giáo viên trong tổ, GVCN, chọn thời gian, địa điểm tổ chức sau đó phân công nhiệm vụ cụ thể :TTCM chịu trách nhiệm chính xây dựng kế hoạch thực hiện, giám sát buổi hoạt động, GVBM chuẩn bị kiến thức, nội dung, hình thức tổ chức, các thành viên khác còn lại trong tổ ( không cùng chuyên môn Tiếng Anh) có trách nhiệm dẫn chương trình, chuẩn bị âm thanh, giữ gìn trật tự trong suốt thời gian tổ chức hoạt động. 4 - Bước 2: Giáo viên bộ môn chọn nội dung, tích hợp kiến thức giáo dục cho buổi sinh hoạt ngoại khóa sau cho thích hợp với chủ đề , chủ điểm của tháng hoạt động. - Bước 3 : Sắp xếp thời gian hợp lí và thông báo cho học sinh có sự chuẩn bị theo kế hoạch theo chủ đề , câu hỏi, nội dung..... trong vài tuần cho buổi sinh hoạt, hay câu lạc bộ Tiếng Anh. - Bước 4: Trong khi tiến hành hoạt động, bên cạnh việc quản lí sỉ số, điều khiển buổi ngoại khóa, các giáo viên khác trong tổ còn phải phối hợp để thực hiện vai trò là người tuyên truyền, cung cấp kiến thức của từng các vấn đề theo chủ đề cho học sinh, là hạt nhân tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tích cực của buổi học ngoại khóa. Trong quá trình chuẩn bị các thành viên trong tổ cùng tham gia ghi nhận để đáp thắc mắc của học sinh đồng thời rút kinh nghiệm cho lần tổ chức tháng sau. - Bước 5 : Sau khi chuẩn bị nội dung , chủ đề , GVBM nhắc nhở học sinh có mặt theo đúng thời gian qui định, giáo viên cho học sinh trình bày những vấn đề ghi nhận được về việc chuẩn bị của nhóm trước tập thể. - Bước 6 : Trước khi kết thúc mỗi buổi sinh hoạt hay chủ đề, GVBM cũng như các thành viên trong tổ cũng có thể dặn dò và rút ra những bài học bổ ít để giáo dục, nâng cao nhận thức về buổi học. Như vậy, với cách thức mới này, buổi học sinh hoạt ngoại khóa, hay câu lạc bộ.. diễn ra với tính chất của một buổi sinh hoạt ngoại khóa về giáo dục. Các học sinh vừa được cung cấp những kiến thức về bổ ít từ môi chủ đề thông qua các cuộc thi nói, hùng biện, điễn đàn, thảo luận, văn nghệ…. mà GVBM khéo léo cung cấp, vừa trực tiếp thực hành các kĩ năng giao tiếp hiệu quả,. Nhờ đó, số lượng học sinh tham gia ngày càng nhiều hơn, đông hơn, vui hơn, đồng thời HS có thái độ nghiêm túc và ý thức học tập tốt bộ môn này hơn. Sau đây là phần minh họa của GVBM về nội dung và phương pháp khi tổ chức một hoạt động ngoại khóa bằngTiếng Anh. Các bước tiến hành (Stage of teaching) 1) Trước khi xem đoạn phim - Giáo viên giới thiệu chủ đề: Chúng ta sẽ xem một đoạn video về các cuộc thi Cambridge Achievers tài năng ở Việt Nam. Trên cơ sở đó giáo viên cho học sinh đoán nghĩa một số từ quan trọng. - Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi đoán trước khi xem đoạn phim: Giáo viên đặt một vài câu hỏi thảo luận bằng Tiếng Anh tùy theo mức độ câu hỏi và mức độ học lực của học sinh để giúp học sinh có một số vốn từ trong khi xem đoạn clip đó. Chẳng hạn như: “What talent will everyone compete? ", “How many are there the judges?”, Who will take part in the competition? …Nếu các em không có từ vựng thì giáo viên sẽ cung cấp trong các câu hỏi và trả lời. 5 Hình 1: minh họa trong đoạn clip số 1 + GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, đoán câu trả lời. + GV ghi câu trả lời của học sinh lên bảng, sau đó cho học sinh thực hành. 2) Trong quá trình xem Lần 1 : Học sinh xem phim, kiểm tra lại phần dự đoán Hỏi học sinh: “Can you name kind of competition?" * GV yêu cầu học sinh xem đoạn clip và chú ý cách thí sinh dự thi giao tiếp với ban giám khảo. Đây là một chức năng thu thập và xác nhận thông tin (information-led funtion). Nhóm thu thập và xác nhận thông tin ( information-led function) - Thu thập thông tin (asking for information/garthering information): Để hỏi thông tin chưa biết chúng ta dùng các loại câu hỏi nhằm thu thập các thông tin khác nhau vì thế cách trả lời khác nhau • Do you like this programe? • What do you feel like in this talent’s competiton? • Yes, I like it very much • Everyone can take part in this programe. Xác nhận thông tin ( checking information) - Các hành động lời nói phổ biến trong quan hệ xã giao bao gồm: chào hỏi và giới thiệu (Greeting and introducing), ra về và chào tạm biệt (Leaving and saying goodbye), khen ngợi 6 và chúc mừng (complimenting and congratulating), cảm ơn (thanking), xin lỗi (apologizing), và bày tỏ sự cảm thông (expressing sympathy) Đoạn hội thoại trong clip số 1 The Judge: Hello. Boy: Hello. The Judge: Welcome to Viet Nam’s got talent. What’s your name? Boy: Quang Thang The Judge: Quang Thang, how old are you? Boy: senventeen The Judge: And, do you go here to get competiton? Boy: Yes The Judge: Oh, good Boy: My aunt is looking for a boyfriend * GV yêu cầu học sinh luyện tập trao đổi thông tin với bạn. Ví dụ: What does Thang say about his Aunt? He wants to look for a boyfriend for his aunt. * GV yêu cầu các em cho biết kết quả sau khi xem phim. Hình 2: hình minh họa trong đoạn clip1 (Có lưu trong đĩa CD, mẫu đoạn video sưu tầm làm tài liệu dạy các buổi ngoại khóa) Lần 2: GV yêu cầu học sinh đọc kỹ các thông tin cho trước trong bảng và sau đó nghe băng để điền các thông tin còn thiếu (nghe 2 lần) + GV yêu cầu HS so sánh đáp án với bạn. + Yêu cầu HS trình bày kết quả. 7 Lần 3 : GV yêu cầu học sinh xem lại, kiểm tra đáp án. Sau khi xem giáo viên phát cho các nhóm một số câu hỏi, tự nghiên cứu và trả lời. Sau đó trình bày trước lớp 3) Sau khi xem Cho HS tóm tắt lại các nội dung mà các em thu thập được trong quá trình thực hành các bài tập trước. Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm để tóm tắt lại nội dung bài. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoạch dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua một thời gian tiến hành các tiết ngoại khóa và tổ chức câu lạc bộ hàng tháng theo phương pháp đã trình bày ở trên, tôi thấy có những ưu điểm sau : * Về phía học sinh: - Thực hành theo cặp " pairwork' và theo nhóm " groupwork"có hiệu quả . - Với việc xem bằng hình ảnh âm thanh một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin chính của bài đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như: Nghe lướt, khả năng suy luận và đoán nghĩa của từ, ứng dụng thực tế trong giao tiếp, học xong dùng ngay được, học sinh nhớ từ nhanh hơn. - Giờ học sinh động hơn, học sinh được tham gia ngày càng nhiều vào nhiều hoạt động khác nhau do tổ chúng tôi tổ chức. - Học sinh được rèn luyện cả 4 kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng nghe nói. Kỹ năng đọc được thể hiện qua việc làm bài tập. Kỹ năng viết được thể hiện qua việc viết và trình bày kết quả các bài tập. - Học sinh năng động, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. -Với việc dạy một tiết ngoại khóa theo phương pháp trên các em rất tự tin trong việc học Tiếng Anh. Theo thống kế của tổ chuyên môn kết quả cho thấy các bài kiểm tra ở học kì I năm 2017 – 2018 cao hơn năm học 2016 – 2017 cụ thể: + Số liệu thống kê kết quả học tập môn Tiếng Anh ở học kì I năm 2016-2017 STT Lớp 1 1 2 3 4 2 5 6 7 Khối 10 10B1 10B2 10B3 10B4 Khối 11 11B1 11B2 11B3 yếu kém SL % trung bình SL % SL % SL % 4.79 26 15.6 47 28.1 73 43.7 13 7.78 4 3 1 0 9.76 7.14 2.38 0 3 2 11 10 7.32 4.76 26.19 23.81 14 13 12 8 34.15 30.95 28.57 19.05 16 19 16 22 39.02 45.24 38.1 52.38 4 5 2 2 9.76 11.9 4.76 4.76 110 1 0.91 15 13.6 40 36.4 54 49.1 1 0.91 36 37 37 0 0 1 0 0 2.7 4 6 5 11.11 16.22 13.51 12 9 19 33.33 24.32 51.35 20 21 13 55.56 56.76 35.14 0 1 0 0 2.7 0 Tổng giỏi số HS SL % khá 167 8 41 42 42 42 8 3 8 9 10 Khối 12 12B1 12B2 12B3 84 1 1.19 1 1.19 25 29.8 52 61.9 5 5.95 30 26 28 1 0 0 3.33 0 0 0 0 1 0 0 3.57 6 10 9 20 38.46 32.14 20 16 16 66.67 61.54 57.14 3 0 2 10 0 7.14 +Số liệu thống kê kết quả học tập môn Tiếng Anh ở học kì I năm 2017-2018 STT Lớp Khối 10 1 10B1 2 10B2 3 10B3 4 10B4 Khối 2 11 5 11B1 6 11B2 7 11B3 8 11B4 Khối 3 12 8 12B1 9 12B2 10 12B3 11 12B4 1 Tổng giỏi số HS SL % trung bình yếu khá SL % 161 42 38 41 40 34 14 0 0 0 7.44 15 0.00 0.00 0.00 95 9.32 19 0 2 14.9 45.2 0.00 4.88 7.50 142 34 38 36 34 6 5 0. 1 0 4.23 14.71 0.00 2.78 0.00 3 25 20 1 3 17.61 58.82 2.63 2.78 8.82 34 154 31 41 42 13 13 0 0 0 8.44 41.94 0.00 0.00 0.00 1 3 46 15 16 29.87 48.39 39.02 25.00 11.90 SL kém SL % 43 26.71 68 42.24 11 6.83 5 11 13 14 11.90 28.95 31.71 35.00 7.14 60.53 53.66 50.00 0.00 10.53 9.76 7.50 84 59.15 27 19.01 0 0.00 9 28 22 25 26.47 73.68 61.11 73.53 0.00 23.68 33.33 17.65 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 90 58.44 5 3.25 0 0.00 3 25 28 34 9.68 60.98 70.00 80.95 0.00 0.00 5.00 7.14 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 23 22 20 0.00 9 12 6 0.0 0.0 2 3 % SL % 0 4 4 3 * Về phía GVBM - Có thêm kĩ năng rèn luyện kiến thức cho học sinh yếu, kém.. - Góp phần đồi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bộ môn. - Tìm hiểu được nhiều kiến thức mới từ thực tiễn khi nghiên cứu xây dựng nội dung chuyên đề/ chủ đề. * Về phía tổ chuyên môn: - Thể hiện tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn. - Giúp cho các thành viên khác chuyên môn Tiếng Anh có dịp học tập chia sẽ kiến thức bộ môn này, tạo điều kiên cho GV thực hành giao tiếp cùng HS làm cơ sở để thi A2. 9 - Chia sẽ những khó khăn của GV và HS khi tham gia học môn Tiếng Anh trên lớp cũng như những buổi học tập ngoại khóa. - Góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đưa ra trong các đợt thi đua của năm học ( mỗi tổ chuyên môn có ít nhất 1 chuyên đề hay một ngoại khóa. *Về phía nhà trường: - Góp phần nâng cao chất lượng, tỉ lệ tốt nghiệp bộ môn cũng như chuyên môn chung của nhà trường. - Làm cơ sở, dữ liệu để báo cáo tổng kết năm học về trên. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ: không có. - Bản tính toán: không có. - Các tài liệu khác: không có. * Phụ chú: Ghi chú các từ viết tắt - GVCN: giáo viên chủ nhiệm. - THPT: trung học phổ thông. - GV: giáo viên - HS: Học sinh Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan