Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn ứng dụng phần mềm zalo trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn giáo d...

Tài liệu Skkn ứng dụng phần mềm zalo trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn giáo dục công dân

.DOC
8
132
58

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………. • Tên sáng kiến: “Ứng dụng phần mềm Zalo trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn giáo dục công dân” (GV: Phạm Thị Cẩm, Trần Thị Thanh Tuyền, Phạm Thị Hồng Ngọc, Trường THPT Diệp Minh Châu, Châu Thành, Bến Tre) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: Ngày nay, việc sử dụng các mạng xã hội nói chung, phần mềm Zalo nói riêng đã không còn xa lạ với hầu hết mọi người và được sử dụng ngày càng rộng rãi vì những lợi ích tuyệt vời của chúng. Mạng xã hội giúp mọi người tiến gần nhau hơn, giải quyết nhanh chóng, kịp thời những công việc cấp thiết; rút ngắn mọi khoảng cách về không gian lẫn thời gian, mang cả thế giới đến với mọi người. Chính vì vậy, chúng ta cần cố gắng tận dụng triệt để vai trò này của mạng xã hội trong giáo dục học sinh cả việc hoàn thiện về nhân cách và bổ sung về kiến thức . Trong những năm gần đây, vị thế môn giáo dục công dân (GDCD) ngày càng được coi trọng, từ việc quan tâm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi đến việc đưa môn GDCD vào tổ hợp môn Khoa học xã hội trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia cũng thấy được một bước đi quan trọng của Bộ GD&ĐT trong việc cụ thể hóa các kế hoạch, hành động để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT. Điều này, với nhiều thầy cô giảng dạy GDCD thực sự là niềm vui bởi nó sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi và nâng tầm vị thế môn học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời vị thế thầy cô giảng dạy bộ môn GDCD cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. 1 Hiện nay, bên cạnh những thuận lợi nhất định, thực tế việc giảng dạy giáo dục công dân cũng gặp không ít khó khăn. Nhất là trong điều kiện chương trình kiến thức pháp luật lớp 12 lại tương đối khó với nhận thức lứa tuổi các em, thời lượng ít ỏi (chỉ có 1 tiết/tuần), lực lượng giáo viên đơn vị chỉ có 2 giáo viên, mỗi giáo viên lại phải dạy đến 16 -17 lớp. Đây thực sự là một thách thức rất lớn với đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD trong nhiều trường THPT hiện nay. Vậy làm thế nào để dạy và học tốt môn GDCD, đáp ứng tốt nhất cho các em chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia thi và thi tốt môn GDCD, đây là vấn đề mà mỗi giáo viên giảng dạy GDCD đều trăn trở 3.2. Nội dung đề tài đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của đề tài Học sinh đang học 12 phải đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia với nhiều áp lực, hơn nữa môn GDCD được lần đầu tiên đưa vào tổ hợp môn để thi tốt nghiệp. Vì vậy, đề tài đặt ra với mong muốn giúp các em vừa học tập, vừa thư giãn; có thể ôn tập mọi lúc, mọi nơi, cập nhật, bổ sung kịp thời kiến thức còn thiếu sót. Bên cạnh đó, học sinh còn có thể tự đánh giá năng lực của bản thân thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm mà giáo viên soạn thảo. Đồng thời là cơ sở để học sinh trao đổi kiến thức trong quá trình học tập thông qua hoạt động nhóm Zalo. Chính điều này, giúp học sinh tự tin hơn vì bên học sinh luôn có sự hỗ trợ kịp thời từ phía giáo viên và các thành viên online của nhóm - Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài: Qua tìm hiểu những suy nghĩ của học sinh đối với môn giáo dục công dân đặc biệt là những học sinh chọn tổ hợp môn Khoa học xã hội, tính mới của đề tài thể hiện qua việc hình thành nhóm Zalo để học sinh kịp thời phản hồi những thắc mắc, khó khăn trong quá trình ôn tập. Đồng thời, khắc phục hoàn toàn khó khăn về mặt khoảng cách của không gian lẫn thời gian giữa học sinh và giáo viên, học sinh dễ dàng tương tác với giáo viên mọi lúc, mọi nơi; Chính điều này, học sinh sẽ yêu thích, hứng thú và gắn bó hơn đối với bộ môn và giáo viên giảng dạy cũng như hình thành kỹ năng giao tiếp với các thành viên trong nhóm, đặc biệt càng thuận lợi hơn đối với những học sinh rụt rè, ngại tiếp xúc với giáo viên. - Nội dung dề tài 2 Để thực hiện được hình thức ôn tập này, học sinh cần phải tạo cho bản thân một tài khoản Zalo. Đa số học sinh hiện nay đều đã sử dụng phần mềm Zalo làm phương tiện để giao tiếp với bạn bè. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa biết sử dụng phần mềm này, trong trường hợp này giáo viên cần hướng dẫn học sinh tạo tài khoản Zalo trên điện thoại hoặc trên máy tính. Khi tạo xong tài khoản, giáo viên sẽ kết bạn với học sinh, liên kết các thành viên tạo thành nhóm học tập online trên ứng dụng Zalo phục vụ cho nhu cầu ôn tập. * Nội dung 1: GV xây dựng đề cương bài giảng dưới hệ thống bản đồ tư duy: Giúp học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng, thoải mái phù hợp với một số học sinh chậm tiếp thu kiến thức hoặc vì lý do sức khỏe không thể đến lớp để tiếp nhận tri thức từ phía giáo viên, học sinh vẫn có thể cập nhật được thông tin cơ bản nhất. Việc tham gia nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi những thông tin cùng các thành viên trong nhóm, giúp học sinh khắc sâu kiến thức đồng thời hình thành ở học sinh kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nhóm. Khi hệ thống kiến thức bài 3, giáo viên hệ thống kiến thức dưới dạng bản đồ tư duy như sau Dưới hình thức này học sinh sẽ nắm được nội dung bài giảng đơn giản và nhẹ nhàng hơn, giảm bớt được áp lực với khối lượng kiến thức môn học. * Nội dung 2: Giáo viên soạn thảo hệ thống câu hỏi trả lời ngắn: 3 Hệ thống câu hỏi dưới dạng trả lời ngắn là nội dung quan trọng giúp các em hệ thống và củng cố kiến thức nhanh chóng, giúp các em hình thành kiến thức chắc chắn để xử lý trắc nghiệm hiệu quả. Từ đó, giúp các em có thể loại trừ ngay những đáp án không chính xác. Ví dụ giáo viên có thể đưa một số câu trả lời ngắn giúp học sinh sẽ định hình nội dung bài học một cách đơn giản nhất. Ở nội dung bài 3 “Công dân bình đẳng trước pháp luật” ngay phần khái niệm, giáo viên có thể đưa ra 3 câu hỏi giúp học sinh nhớ rõ hơn nội dung mà khái niệm muốn truyền tải đến học sinh Hỏi: Thế nào là bình đẳng trước pháp luật? Trả lời: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử về quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý. Hỏi: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định tại đâu? Trả lời: Trong Hiến Pháp và luật Hỏi: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi những yếu tố nào? Trả lời: Dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị XH 4 Với cách này học sinh sẽ có đáp án chính xác phục vụ cho nội dung trắc nghiệm một cách hiệu quả, không cần biết thông tin nhiễu là nội dung gì, học sinh chỉ cần nắm được đáp án chính xác thì dù có bao nhiêu đáp án nhiễu cũng không làm khó được khả năng nhận định đáp án của học sinh, rèn luyện cho học sinh khả năng quyết đoán. * Nội dung 3: GV soạn thảo hệ thống câu hỏi trắc nghiệm • Trình bày dưới dạng file của văn bản microsoft word. Giáo viên sẽ soạn đề dưới dạng văn bản word, sau đó chuyển nội dung lên nhóm của zalo, học sinh trong nhóm sẽ tải câu hỏi về để tự trả lời, sau đó giáo viên chuẩn đáp án để giúp học sinh tự đánh giá năng lực bản thân. Với hình thức này giáo viên sẽ linh hoạt thời gian, thậm chí có thể cho học sinh hình thành nhóm nhỏ một cách tự nguyện để hoàn thành bài trắc nghiệm; hoạt động này, góp phần hình thành ở mỗi học sinh tinh thần trách nhiệm đối với nhau, đây cũng là cơ sở thể hiện kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm. • Trình bày dưới hình thức trực tuyến 5 Với hình thức này, giáo viên đưa câu hỏi cùng 4 phương án lựa chọn. Học sinh sẽ chọn đáp án ngay trong giờ trực tuyến. Biện pháp này giáo viên sẽ đánh giá được năng lực nhạy bén của học sinh. Đây là điều cần thiết để hình thành ở học sinh kỹ năng thực hành kiểm tra trắc nghiệm: nhanh nhẹn, quyết đoán. Học sinh thường rất thích thú với hình thức câu hỏi này vì sẽ được biết đáp án ngay. Hơn nữa, những bạn chọn sai sẽ giúp khắc sâu kiến thức bền vững. Với phương pháp này sẽ thu hút thành viên tham gia nhóm nhiều hơn, học sinh sẽ phấn khởi để thực hiện câu hỏi trắc nghiệm mọi lúc, mọi nơi và cố gắng cập nhật thông tin để trả lời các câu hỏi. Dù khoảng cách không giới hạn, khó kiểm soát nhưng giáo viên vẫn quản lý được nhóm học sinh của mình, giáo viên vẫn có thể đưa ra câu hỏi khuyến khích học sinh trả lời, học sinh nào trong nhóm trả lời trả lời đúng nhiều câu hỏi sẽ được phần thưởng từ phía giáo viên, dù những món quà nhỏ về giá trị vật chất nhưng lại có giá trị lớn về mặt tinh thần. * Nội dung 4: Kết hợp giữa nhóm học tập online và nhóm học tập trên lớp. Sự phối hợp này là điều không thể thiếu, giao tiếp trên ứng dụng zalo dù mang lại những nhiều tiện ích nhất định: xóa mờ đi những khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, khắc phục gần như hoàn toàn khoảng cách không gian và thời gian, dễ dàng trong việc giải bày những thắc mắc trong học tập cũng như những nguyện vọng mà học sinh mong muốn đối với giáo viên, những điều không tiện trình bày trực tiếp. Tuy 6 nhiên, vai trò của nhóm học truyền thống là không thể thiếu, nhóm học tập trên lớp chính là không gian và địa điểm đánh giá tính kỷ luật trong học tập của học sinh, qua giao tiếp trực diện sẽ giúp giáo viên đánh giá được thực chất năng lực của học sinh thông qua thái độ, kỹ năng làm bài và năng lực thật sự ở mỗi học sinh trên lớp. Giáo viên thường xuyên rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm bài trắc nghiệm Mỗi bài trắc nghiệm sẽ quy định thời gian làm bài và gửi đáp án để học sinh không bị sa đà vào những câu khó. Thời gian 50 phút cho 40 câu không phải dài để dành thời gian nhiều suy nghĩ cho 1 câu khó, do đó học sinh cần có kỹ năng làm bài. Trong trắc nghiệm, câu dễ và khó có điểm bằng nhau nên đừng vì cố gắng giải quyết cho được câu khó mà bỏ mất cơ hội những câu còn lại. Vì vậy, học sinh cần làm câu dễ trước, câu khó sau, câu khó nhất sẽ dùng trực giác để phân tích để đưa ra lựa chọn sau cùng. Tuyệt đối không được bỏ mất cơ hội 25% số điểm của toàn bài vì không chọn đáp án. Khi ôn tập, giáo viên cần nhẹ nhàng trao đổi, nếu được nên pha chút hài hước, quan tâm đến HS để rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò. Zalo lại là một phương tiện giải trí hấp dẫn. Nếu có thể, giáo viên hãy là người đề xuất những trò chơi rèn luyện các em kỹ năng nhanh nhẹn và quyết đoán. Điều này sẽ giúp học sinh sẽ phấn khởi với hình thức vừa học tập, vừa thư giãn 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến có thể áp dụng đối với những giáo viên đang giảng dạy chương trình giáo dục công dân nói riêng và giáo viên giảng dạy các môn học khác ở các trường trung học phổ thông nói chung 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Kết quả thực hiện “Ứng dụng phần mềm Zalo trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia môn giáo dục công dân” đạt được những kết quả sau: 100% học sinh đạt 6 điểm trở lên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017. Thống kê điểm thi THPT Quốc gia năm 2017 môn GDCD cụ thể như sau LỚP 12B2 SỈ SỐ 31 < 5 điểm 0% <7 điểm 5 HS (16,1%) >7điểm 26 HS (83,9%) 7 Như vậy, ứng dụng zalo trong ôn thi trung học phổ thông quốc gia đã khắc phục những hạn chế trong cách ôn tập truyền thống cố định về thời gian và địa điểm. Với hình thức ôn tập này học sinh vui thích hơn khi bước vào tiết ôn tập giáo dục công dân, tạo được cho học sinh mạnh dạn hơn trong giao tiếp; Hơn nữa, nhờ thiết lập nhóm học tập online mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm (kể cả giáo viên) gắn bó hơn và bền vững hơn. Sau khi hoàn thành khóa ôn thi mối quan hệ này vẫn được tồn tại và thậm chí có thể trở nên thân thiết hơn trong bước đường sinh viên sắp tới. Hơn hết, giáo viên sẽ có nguồn dữ liệu làm cơ sở để tiến hành ôn tập những năm học tiếp theo và không ngừng bổ sung để hoàn thiện chương trình ôn tập đề không ngừng nâng cao thành tích của học sinh trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: không 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: không 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: điện thoại thông minh hoặc máy vi tính 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: Đề thi thử để học sinh tham khảo Bến Tre, ngày 9 tháng 3 năm 2018 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan