Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn vận dụng kinh nghiệm thực tế đời sống sản xuất ở địa phương vào giảng dạy h...

Tài liệu Skkn vận dụng kinh nghiệm thực tế đời sống sản xuất ở địa phương vào giảng dạy hóa học thpt

.DOC
11
138
144

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)………………………………………..… 1. Tên sáng kiến: “Vận dụng kinh nghiệm thực tế đời sống sản xuất ở địa phương vào giảng dạy hóa học THPT” (Trần Ngọc Hân, @THPT Lương Thế Vinh) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Hóa học tại trường THPT. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong quá trình giảng dạy môn hóa học, hầu hết giáo viên đều sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đó là giáo viên truyền thụ, học sinh tiếp thu kiến thức. Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên cũng đã cải tiến phương pháp dạy học với phương châm lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện để các em chủ động tư duy, phát hiện kiến thức mới. Ưu điểm: - Giáo viên chủ động được trong việc truyền tải kiến thức mới đến các em học sinh. - Học sinh được tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ, hệ thống, dễ vận dụng trong quá trình luyện tập. Hạn chế: - Học sinh không hoàn toàn chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới. - Đối với một số bài có ứng dụng trong thực tế, phương pháp truyền thống không thể phát huy hiệu quả sự tìm tòi kiến thức và không gây được hứng thú trong học sinh. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: Trang 1 a) Mục đích của giải pháp Qua việc nghiên cứu và viết đề tài này, bản thân muốn trao dồi thêm về nghiệp vụ sư phạm và phát triển một phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy các bài học có ứng dụng trong thực tế, từ đó khơi gợi cho các em sự hứng thú, say mê tìm hiểu các hiện tượng thực tế, những hoạt động sản xuất thực tiễn từ gia đình đưa vào trong các bài học của mình, qua đó ngoài việc giúp các em tiếp thu bài học nhanh hơn, hiểu bài cặn kẽ hơn mà còn giúp các em hiểu thêm về những ứng dụng to lớn của hóa học trong đời sống sản xuất của con người. Ngoài ra, qua đề tài bản thân mong muốn trao đổi thêm cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm và phương pháp dạy học hay để áp dụng trong công việc giảng dạy của bản thân đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. b) Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đang áp dụng Sáng kiến này đề cập đến một phương pháp dạy học mới và mang lại hiệu quả cao đối với môn hóa học, đặc biệt là với các bài học mang tính thực tiễn cao, có ứng dụng nhiều trong thực tiễn mà các phương pháp truyền thống khác chưa khai thác được hết hiệu quả của nó. Sáng kiến này đặt ra một vấn đề mới là từ thực tiễn cuộc sống, chính các em là người phát hiện và tiếp thu đầy đủ các kiến thức của bài học với sự hướng dẫn của giáo viên và những ghi nhận của bản thân từ thực tiễn cuộc sống, qua đó hoàn chỉnh một phương pháp dạy học tích cực, đề cao tính tự học, chủ động tìm tòi kiến thức và sáng tạo của học sinh. c) Chi tiết bản chất của giải pháp c.1. Cơ sở lý luận Cơ sở của giải pháp này là phương pháp dạy học nêu vấn đề. Đây là một phương pháp rất hiệu quả để phát huy vai trò chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Đây là một phương pháp dạy học nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề. Phương pháp này hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh gắn liền với giá trị thực tiễn của nội dung bài học. Trang 2 c.2. Chi tiết nội dung và cách thức tiến hành thực hiện giải pháp Xin bắt đầu nội dung giải pháp bằng một bài học ở chương trình lớp 11, đó là bài “Phân bón hóa học” sách giáo khoa lớp 11 nâng cao trang 67. Yêu cầu của bài học này là giúp học sinh biết được các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng, thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng; bên cạnh đó còn giúp các em nhận biết và phân biệt một số loại phân bón hóa học, có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học dựa và hiểu biết được tác hại đối với môi trường và cây trồng khi sử dụng phân bón quá nhiều. Để học sinh tự khám phá và nắm vững nội dung trọng tâm của bài học, tôi đã yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu quá trình trồng trọt của gia đình và ghi nhận lại qui trình sử dụng phân bón, liều lượng, thành phần và hiệu quả của các loại phân bón đến năng suất của cây trồng ở tại gia đình các em. Sở dĩ bản thân đưa ra yêu cầu trên là do đại đa số gia đình các em đều làm nông, và phần đông gia đình các em trồng cây hoa màu và cây ăn quả như: đậu phộng, dưa hấu, sắn dây, xoài, khoai lang, .... nên các em dễ dàng theo dõi và tìm hiểu các nhiệm vụ mà giáo viên yêu cầu thông qua phần ghi nhận của bản thân các em và kinh nghiệm sản xuất của gia đình. Kèm theo đó, tôi đưa ra một số câu hỏi gợi ý và nêu vấn đề của bài học để các em về nhà tìm hiểu: Câu 1: Hãy liệt kê những thành phần chủ yếu của của các loại phân bón dựa trên bao bì của các loại phân bón mà gia đình đang sử dụng? Từ đó dự đoán những thành phần của một số loại phân bón thường dùng. Câu 2: Ngoài phân bón hóa học, gia đình còn sử dụng một những loại phân bón nào khác? Chúng có thành phần ra sao và tác dụng đối với cây trồng như thế nào? Câu 3: Có phải bón phân nhiều là sẽ có lợi cho cây trồng hay không? Quan sát từ thực tiễn và vận dụng kiến thức sinh học để giải thích. Câu 4: Có nên sử dụng một loại phân bón cho cây trồng hay không? Hay có những cách chọn lựa khác hiệu quả hơn? Câu 5: Dựa vào đâu để đánh giá được độ dinh dưỡng của từng loại phân bón? Câu 6: Tại sao hiện nay trong quá trình sản xuất, ta cần phải bón phân cho đất? Trang 3 Sau đây là một số trích lược từ các phiếu ghi nhận của các em học sinh về tình hình sử dụng phân bón tại gia đình: Phiếu số 1 (của gia đình em trồng khoai lang) Lượng phân bón cho 1 ha khoai lang: 1 tấn phân chuồng; 500kg phân hữu cơ vi sinh HVP 401B; 120kg phân urê; 160kg super lân; 150kg phân kali; 500kg vôi; 20kg HVP vi lượng ORGANIC. Phiếu số 2 (của gia đình em trồng xoài cát Hòa Lộc) Giai đoạn cây con: Bón khoảng 200g phân urê và từ 250g đến 400g phân NPK cho mỗi gốc cây con, rãi đều xung quanh. Giai đoạn cây trưởng thành: có thể bón theo tháng như: bón phân lân vào tháng 12, bón khoảng 250g N và toàn bộ N vào tháng 2. Phiếu số 3 (của gia đình em trồng dưa hấu) Giai đoạn cây dưa được ba lá: phun phân bón lá Sogen No2 30-30-10. Giai đoạn dưa để trái: Phun phân bón lá Yogen 15-30-15 TE. Phiếu số 4 (của gia đình em trồng đậu phộng) Sau 10 ngày kể từ ngày tỉa, bón phân urê với liều lượng 5 kg trên 1000m2. Phiếu số 5 (của gia đình em trồng sắn) Bón lót: bón cho 1000m2 đất trồng sắn như sau: 20kg phân vi lượng NPK 20-2015 TE, 2kg Vifuran®-3G giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất và xử lí đất sạch mầm bệnh. Phiếu số 6 (của gia đình em trồng lúa) Bón đợt 1: Từ 7- 10 ngày sau sạ (cấy), dùng HS-997, lượng bón 150-200 kg/ha. Bón đợt 1 sớm, bón HS-997 có nhiều đạm và lân, giai đoạn này cần bón nhiều đạm và lân Trên đất phèn bón nhiều lân sẽ giúp giảm độ độc trên đất phèn, tăng khả năng chống chịu của cây. Bón tốt giai đoạn đầu là biện pháp quan trọng để đạt năng suất cao. Bón đợt 2: Từ 18 đến 22 ngày sau sạ, sử dụng HS-998, lượng bón từ 150-200 kg/ha. Cây cần nhiều đạm và lân để đẻ nhiều nhánh hữu hiệu, cây phát triển bộ lá, cần bón tập trung để cây phát triển nhánh tập trung. Trang 4 Bón đợt 3: Từ 40-45 ngày sau sạ, sử dụng HS-999, lượng bón 100-120 kg/ha. Thời kỳ tượng đồng nên cần bón nhiều kali. Sử dụng HS-999 giúp lúa tập trung trổ bông, bông to và chắc ít bị lép, tăng năng suất và chất lượng gạo. Qua những nội dung mà giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu từ quá trình thực tế, khi giảng dạy bài “Phân bón hóa học”, giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh vào bài học bằng các câu hỏi khơi gợi quá trình chuẩn bị của học sinh. Những câu hỏi được giáo viên sắp xếp một cách trình tự, hệ thống theo các mức độ tư duy. Để trả lời được các câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ nghiên cứu trước sách giáo khoa và quan trọng là các nội dung ứng dụng trong đời sống thực tế mà các em đã tìm hiểu ở nhà sẽ được vận dụng để giải quyết các yêu cầu của giáo viên. Qua việc giải quyết những yêu cầu trên, từng nội dung của bài học sẽ được học sinh khám phá và tiếp thu một cách chủ động. Sau đây là các câu hỏi trong bài học mà giáo viên đã đưa ra trong các hoạt động của bài học và câu trả lời nhận được từ học sinh qua quá trình chuẩn bị của các em Câu hỏi của giáo viên Câu trả lời nhận được từ sự chuẩn bị của học sinh và bình luận Chia lớp học thành 6 nhóm hoạt động tương ứng với 6 nhóm gia đình trồng các loại cây khác nhau. Các câu hỏi dẫn dắt vào bài học Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà cộng thêm Chuẩn bị một số loại phân bón hóa xem sách giáo khoa, học sinh sẽ trả lời học như: urê, lân, kali, NPK, tro, ... Cho các câu hỏi của giáo viên đưa ra học sinh quan sát nhận dạng và trả lời các câu hỏi: 1) Phân bón hóa học là gì? 1) Định nghĩa như sách giáo khoa. 2) Để phát triển bình thường, cây 2) Để phát triển bình thường, cây cần trồng cần những nguyên tố nào? khoảng 16 nguyên tố thiết yếu, trong đó có khoảng 13 nguyên tố khoáng: N, P, K, S, Ca, Mg, Zn, Fe, Cu, Mn, Bo, molipđen, clo, ...Chia làm 4 loại: phân đa lượng, phân trung lượng, phân vi lượng Trang 5 và siêu vi lượng. 3) Đất trồng trọt bị nghèo nàn dần các 3) Tại sao phải bón phân cho cây? nguyên tố dinh dưỡng vì thế phải bón phân để tăng dinh dưỡng cho đất. Các câu hỏi ở hoạt động 1: Phân đạm 1) Có mấy loại đạm? Thành phần hóa 1) Dựa vào sách giáo khoa, học sinh học chính và phương pháp điều chế như dễ dàng trả lời được câu hỏi trên. thế nào? Dạng mà cây trồng đồng hóa là gì? Dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm? 2) Có thể bón đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao? 2) Không được, vì phản ứng sau xảy ra làm giảm hàm lượng N cần bón. CaO + H 2O  Ca(OH) 2 NH +4 + OH   NH 3  + H 2O Học sinh sẽ trả lời được câu hỏi số 2 dựa trên các phản ứng hóa học đã biết và nội dung tìm hiểu về thổ nhưỡng nơi gia đình đang sản xuất. 3) Vùng đất chua bón phân đạm gì? Vùng đất kiềm bón phân đạm gì? 3) Vùng đất chua, phèn bón đạm nitrat; còn vùng đất kiềm bón đạm amoni. Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm. Đa số học sinh đều trả lời được câu hỏi số 3 vì phân lớn thổ nhưỡng ở khu vực các xã của các em đang sinh sống thuộc loại trên. 4) Tại sao phân urê được sử dụng rộng rãi như vậy? 4) Urê được sử dụng rộng rãi vì có thể bón cho nhiều loại đất khác nhau. Trang 6 5) Giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của cây thường bón nhiều phân đạm sau đó bón ít lại. Cần bón đạm đúng liều lượng và cân đối với các loại phân bón bón khác. 5) Giai đoạn phát triển nào cây cần nhiều đạm nhất? Có thể bón nhiều đạm cho cây được không? Tại sao? Khi bón nhiều đạm cho cây, cây phát triển mạnh, dễ đổ ngã, ra hoa chậm, quả dễ rụng, phẩm chất giảm mà lại tốn tiền, không đạt kết quả, gây lãng phí. (ví dụ: lúa dễ bị ngã sập, gây khó khăn trong quá trình thu hoạch; lúa dễ bị lem lép hạt; tập trung nhiều dịch hại như rầy nâu, bệnh đạo ôn bộc phát mạnh). Đây là câu hỏi kích thích tư duy mạnh ở các em. Thông qua sự quan sát của các em về quá trình sản xuất ở gia đình và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp từ gia đình các em cộng thêm các kiến thức đã học được từ các môn công nghệ lớp 10, sinh học các em đã trình bày được nội Các câu hỏi ở hoạt động 2: Phân lân dung cốt lõi của câu hỏi. 1) Học sinh dựa vào sách giáo khoa 1) Phân lân là gì? Có mấy loại phân để trả lời câu hỏi này. lân? Phương pháp sản xuất các loại phân lân? Cây hấp thụ phân lân dưới dạng gì? 2) Đặc điểm của các loại phân lân và cách sử dụng chúng? 2) Thường bón lót một lần trước khi trồng cây như lúa, đậu, sắn, khoai lang, xoài bón theo định kì tương ứng với thời gian tăng trưởng của cây trồng. 3) Phân lân giúp rễ cây phát triển và Trang 7 3) Tại sao phân lân tự nhiên và phân giúp hút các chất dinh dưỡng khác. Thiếu lân nung chảy không tan trong nước lân, rễ cây không phát triển làm cây suy nhưng vẫn sử dụng làm phân bón cho yếu, vàng vọt. cây? 4) Không nên bón phân lân chung với 4) Vùng đất nào thích hợp để bón vôi vì tạo chất canxi photphat làm cứng phân lân? Có nên bón phân lân chung với đất và cây không đồng hóa được P. vôi không? Loại cây nào cần nhiều phân Những vùng đất thích hợp bón nhiều lân nhất? lân: những vùng đất chua, phèn. Các câu hỏi ở hoạt động 3: Phân 1) Học sinh dựa vào sách giáo khoa kali để trả lời câu hỏi này. 1) Phân kali là gì? Những hợp chất nào được dùng để làm phân kali? 2) Những loại cây trồng cần nhiều 2) Phân kali cần thiết cho cây trồng kali: các loại cây tạo chất đường, chất xơ, như thế nào? Loại cây nào thích hợp để chất dầu như: dưa hấu, lúa gạo, đậu bón nhiều phân kali? phộng, ... Kali giúp cho dưa hấu chín đỏ, nước ngọt hơn; giúp cho hạt lúa sáng hơn, chắc hạt hơn; đậu phộng hạt to và béo hơn. 3) Những vùng đất hạn hán, nhiễm 3) Những vùng đất nào cần bón nhiều phân kali? Nếu bón dư kali có ảnh hưởng gì đến cây trồng và môi trường không? phèn, nhiễm mặn sẽ thích hợp để bón nhiều kali. Nếu bón dư kali sẽ kìm hãm quá trình hút nước, ngăn cản hấp thu Mg, ức chế quá trình hấp thu đạm của cây. Các câu hỏi ở hoạt động 4: các loại phân bón khác 1) Phân hỗn hợp và phân phức hợp có tác dụng gì? 1) Phân hỗn hợp và phân phức hợp giúp cây hấp thụ nhiều nguyên tố dinh 2) Tại sao phải bón phân vi lượng cho dưỡng khác nhau. Muốn đạt hiệu quả cao, đất? cần sử dụng đúng phân hỗn hợp và phân Trang 8 3) Phân bón hóa học có ảnh hưởng phức hợp cho từng loại cây. Ví dụ: đối đến môi trường đất, nước, không khí hay với trồng sắn nên bón NPK 20-20-15; không? Sử dụng phân bón như thế nào là tốt nhất? Đại đa số các hộ gia đình đều sử dụng phân vi lượng bón kèm theo các loại phân đạm, lân, kali nên ở các câu hỏi này học sinh hoàn thành rất tốt. Những nội dung trả lời câu hỏi của các em đều do các em tự chuẩn bị trước ở nhà dựa trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa, các kiến thức của những môn học khác và đặc biệt nhất là những kinh nghiệm sản xuất từ chính gia đình của các em. Các em đã tổng hợp được những kiến thức trên và đưa vào bài học của mình một cách hiệu quả. Tiết học trở nên sinh động hơn, sự tương tác giữa thầy và trò đã phát huy tối đa tác dụng. c.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ giải pháp Do giới hạn của đề tài nên bản thân chỉ giới thiệu một bài học minh họa cho phương pháp trên. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể áp dụng được cho nhiều bài học mà kiến thức có liên quan đến đời sống thực tế như: công nghiệp silicat, nguồn hidro cacbon thiên nhiên, ... Để có thể áp dụng hiệu quả giải pháp nêu trên vào giảng dạy, theo cá nhân tôi cần chú ý đến những vấn đề sau: Về giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chặt chẽ, các câu hỏi phải nêu bật được vấn đề mà giáo viên cần học sinh tìm tòi, giải quyết; đồng thời những câu hỏi này nên giao cho học sinh sớm để học sinh có đủ thời gian tìm hiểu và tổng hợp thông tin. Giáo viên phải chuẩn bị các kiến thức liên quan đến bài học kỹ càng, dự đoán những tình huống có thể phát sinh trong quá trình giải quyết vấn đề hoặc những vấn đề mà học sinh có thể phát hiện ra trong quá trình chuẩn bị bài mới. Về học sinh: Phát huy hiệu quả làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Tích cực sưu tầm tài liệu, kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Tận dụng các nguồn kiến thức Trang 9 có được từ kinh nghiệm sản xuất của gia đình và môi trường xung quang để ứng dụng vào bài học thì mức độ tiếp thu kiến thức mới sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn. 3.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến này nhằm trình bày kỹ hơn, đột phá hơn về một phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình nhận thức và tiếp thu kiến thức, đồng thời qua sáng kiến này, bản thân muốn chia sẻ với quí đồng nghiệp và các em học sinh một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy khoảng trong thời gian giảng dạy bộ môn hóa. Các nội dung trong sáng kiến này sẽ khai thác rất hiệu quả phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tư duy của học sinh trong đó nổi bật là tư duy logic, tư duy phân tích và tư duy tổng hợp được đút kết từ cả một quá trình quan sát, tìm hiểu thực tế của các em học sinh. Sáng kiến trước nhất đã được áp dụng thành công trong các lớp mà cá nhân giảng dạy tại trường THPT phổ thông Trần Trường Sinh và trường THPT Lương Thế Vinh và có thể nhân rộng ra để được áp dụng được tại các trường bạn, vì đây là một phương pháp dễ dàng thực hiện đối với cả giáo viên và học sinh do các nội dung mà giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước đều là những sự việc, quá trình xảy ra trong thực tiễn mà có thể chính các em khám phá được hoặc nhờ sự giúp đỡ của gia đình. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp mới. Trong năm học 2014-2014 đến nay, bản thân đã áp dụng giải pháp này vào giảng dạy các lớp 11 ở hai trường THPT Trần Trường Sinh và THPT Lương Thế Vinh, qua các tiết học có áp dụng giải pháp trên thì kết quả thu được rất khả quan: số lượng học sinh tham gia đóng góp ý kiến vào bài học tăng lên đáng kể: trên 90%; số lượng học sinh nắm vững trọng tâm của bài học cũng tăng lên so với giải pháp cũ và điều đặc biệt hơn là các em nhớ bài lâu hơn vì hầu hết những kiến thức trong bài học đều do các em tìm hiểu và phát hiện ra. Điều này rất hữu ích đối với môn hóa học ở cấp trung học phổ thông. 5. Những người tham gia viết sáng kiến: không 6. Tài liệu kèm theo: không Trang 10 Tôi xin cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật. Bến Tre, ngày 20 tháng 03 năm 2018 Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan