Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy họ...

Tài liệu Skkn vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ở trên lớp trong dạy học môn tiếng anh tại trường thpt triệu sơn 2

.PDF
21
1236
89

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ CỦA MÔN TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2 Người thực hiện : Nguyễn thị Hà Chức vụ : Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Anh THANH HOÁ NĂM 2013 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG A . ĐẶT VẤN ĐỀ 3 3 Lý do chọn đề tài…………………………………………. 1 2 B . GIẢI QUYẾT VẤN Đ Ề PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 . cơ sở lý luận …………………………………………. 2 . cơ sở thực tiễn …………………………………………. 3 . Thực trạng …………………………………………….. PHẦN 2 5 5 5 7 7 8 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ 1 . khả năng vận dụng ………………………………. 8 2 . Hoạt động nhóm………………………………………. 8 3 . Vai trò của giáo viên khi tổ chức ............................... 11 4 . Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động theo nhóm…….. 11 5 . Đặc điểm của học sinh……………………………….. PHẦN 3 13 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 3 C . KẾT LUẬN 1 . Kết quả đạt được ………………………………….. 2 . Đề xuất và kiến nghị………………………………… 14 20 20 21 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Nói đến việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng anh nói riêng, thì yêu cầu tối thiểu đối với người dạy là làm thế nào để người học hứng thú và say mê học môn ngoại ngữ. Vậy làm thế nào để người học phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh để nâng cao hiệu quả và chất lượng trong quá trình dạy học.Có rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm trong phương pháp dạy ngoại ngữ . Từ những thưc tế của các trường THPT trên địa bàn tỉnh thanh hoá nói chung và trường THPT triệu sơn 2 nói riêng đang ở những năm đầu của việc đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm , nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.Trên con đường ấy đang còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn chế, lớp học thì quá đông . Như vậy làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng anh ở khối THPT nói chung và trường THPT triệu sơn 2 nói riêng. Đây là một môn học được học sinh coi là môn học "phụ và khó" . Làm thế nào để khắc phục được những hậu quả đó ? Để học sinh trở nên yêu thích đối với bộ môn, giờ học không nhàm chán và cũng khắc phục được những hạn chế của hiện tại . Việc dạy tiếng anh vẫn đang còn theo hướng phát triển của từng cá nhân, chưa phát huy được tính tập thể .Với phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, các nhiệm vụ được giải quyết không phải theo cá nhân mà là sự phối hợp của các thành viên trong tổ, nhóm. Trong quá trình trao đổi giữa( thầy- trò) và (trò- trò) như vậy đã tạo được điều kiện cho người học nhận thức từ hai phía thầy và bạn .Trong quá trình học tập theo nhóm như vậy học sinh có thể thảo luận học hỏi lẫn nhau , được thể hiện mình ở trong nhóm . Trong quá trình trao đổi đã tạo nên một bầu không khí thoải mái , dân chủ và đồng thời cũng tạo nên tính tự chủ , khả năng diễn đạt của học sinh . Với chính sách của Đảng và nhà nước ta , cùng với sự phát triển không ngừng của các trào lưu hợp tác kinh tế , khoa học kỹ thuật và giao lưu văn hoá trên thế giới đã tạo động lực thúc đẩy việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng ngày càng phát triển , để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội .Nhu cầu biết Tiếng Anh ngày càng tăng, càng đi vào chiều sâu đáp ứng với các việc làm hàng ngày . Vì vậy là một giáo viên dạy Tiếng Anh , tôi nhận thấy nhiệm vụ và trách nhiêm lớn lao của mình trước yêu cầu của thời đại , đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo và thực tế học sinh của trường THPT triệu sơn 2. Xuất phát từ những vấn đề và thực tế trên tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ của môn Tiếng Anh ở trường THPT triệu sơn 2. B . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 . cơ sở lý luận 1.1 Vấn đè nghiên cứu Ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh thanh hoá nói chung và trường THPT triệu sơn 2 nói riêng, phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ cũng đả được áp dụng từ lâu . Nhưng trên thực tế điều kiện của trường , thì việc vận dụng học theo nhóm vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn . vì trong một lớp học có nhiều đối tượng khác nhau, cho nên còn gặp nhiều khó khăn . Trong quá trình dạy , tôi cũng nghiên cứu , tìm tòi và đưa ra những cách dạy khác nhau như ; Thông qua các hoạt động lập của học sinh . Rèn luyện phương pháp tự học . Học tập cá nhân và kết hợp Đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Trong khi dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ , đây là một nghiên cứu của việc dạy học "lấy học sinh làm trung tâm". Tạo nên một môi trường hợp tác giữa thầy - trò ; trò - trò , giúp đở lẫn nhau trong khi học , lúc đó học sinh là trung tâm và giáo viên không phải độc chiếm diển đàn . Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ không chỉ là áp dụng một cách máy móc vào trong quá trình dạy học . tuỳ thuộc vào môn học , điều kiện học tập , đối tượng học sinh , tính chất bài học và năng lực sư phạm của giáo viên . Việc nghiên cứu và vận dụng cho học sinh trong quá trình dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT vẫn luôn là mới mẻ và thú vị . Đây là một vấn đề cần được tiến hành sớm trong giảng dạy nhăm đáp ứng yêu cầu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng . 1.2 Đặc điểm về nhóm Ưu điểm : ở nhóm nhỏ , mổi cá nhân đều phải nổ lực , bởi mổi cá nhân được phân công nhiệm vụ , thì phải phối hợp với nhau để hoàn thành công việc . Thông qua việc nghiên cứu ,tìm tòi , thảo luận trong nhóm . Như vậy mỗi học sinh sẻ hứng thú , tự tin và tự khẳng định được chính mình . Nhược điểm : trong quá trình làm việc giữa các nhóm nhỏ như vậy thì dễ gây mất trật tự và cũng không ngoại trừ một số học sinh trong nhóm sẽ ỷ lại . 1.3 phân loại nhóm Trong quá trình hoạt động học tập hợp tác , các nhóm của người học được hình thành và phát triển một cách tự giác . Nhóm là môi trường học tập , môi trường giao lưu giữa trò - trò , thầy - trò . Từ đó người học có động cơ chiếm lĩnh tính tự giác , chủ động của người học khi khai thác những kiến thức hay , những vấn đề học tập . Từ những động cơ trên ta có thể phân loại nhóm . Các nhóm thực hiện nhiệm vụ . Tất cả các nhóm làm việc . Các nhóm đại diện báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung . Sau khi giáo viên quan sát , nghe báo cáo và bổ sung của các nhóm . lúc này giáo viên mới tổng kết . 1.4 Về mặt giáo dục Trong lĩnh vực giáo dục , cần phải phân biệt rõ "nhóm" và "đám đông" . Khi quan niệm về nhóm như vậy , trong lớp phải đặt ra để xét ra về sự thành lập nhóm là : Nhóm được thành lập bất ngờ , hay có hướn dẫn . Nhóm lớn hay nhóm nhỏ ? Và hệ thống sắp xếp để phân chia công việc trong nhóm .Chính đó là mặt giáo dục của nhóm học tập 1.5 Cách chia nhóm Tuỳ thuộc vào nội dung bài học , tính chất của nội dung , mức độ khó ,dễ của các nhiệm vụ và trình độ của đối tượng học sinh mà chúng ta có các cách chia nhóm khác nhau như là : Chia ngẫu nhiên Chia cùng trình độ Chia gồm đủ trình độ Chia theo sở trường. 2 . Cơ sở thực tiễn Đề tài nghiên cứu việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ , thông qua chương trình môn Tiếng Anh THPT . Vì vậy đối tượng nghiên cứu là học sinh ở độ tuổi từ 15 - 18 tuổi . Học sinh đang ở độ tuổi này thì sự hoàn thiện về mặt thể chất hơn học sinh ở lứa tuổi THCS .Tính chủ định được phát triển ở tất cả các quá trình nhận thức . Các em luôn muốn được giáo viên đánh giá đúng khả năng của mình trong học tập và lao động .Hầu hết các em có tính tự trọng cao trong học tập , luôn có xu hướng bảo vệ những ý kiến , những suy nghĩ độc lập của mình . Các em luôn có tính tích cực cao , thích hoạt động tập thể , sẳn sàng tham gia các công việc chung. Năng lực quan sát trở nên nhạy bén , các em không chỉ ghi nhớ các sự vật , hiện tượng một cách máy móc mà còn biết tổng hợp , so sánh , phân tích tư duy . Từ đó các em dần dần hoàn thiện nhân cách của mình . Chính vì vậy , thông qua việc học tập theo nhóm , trong tập thể làm tăng hiệu quả học tập. 3 . Thực trạng của việc học môn Tiếng Anh ở trường THPH triệu sơn 2 Trước khi chưa áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm , thì học sinh ở các lớp chỉ đạt ở mức như sau . Theo khảo sát nghiên cứu . Lớp Hứng thú học Không hứng thú học 12C3 20% 80% 12C7 30% 70% 11A1 35% 65% 11A2 25% 75% 11A7 35% 65% PHẦN 2 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO NHÓM NHỎ 1 . khả năng vận dụng Tiếng anh là một môn học rất quan trọng trong nhà trường , để giúp các em học sinh hứng thú trong các giờ học và đạt được kiến thức cơ bản để bước vào Đại học , cao đẳng . Tuy nhiên việc giảng dạy Tiếng Anh không chỉ người học trong quá trình học chỉ lĩnh hội các kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá , tự tìm tòi đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn , giúp đở , tổ chức của giáo viên . Nếu như trước đây SGK chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó mà trả lời các câu hỏi giáo viên nêu ra trước lớp , để ghi nhớ kiến thức và kiểm tra , thi cử thì hiện nay SGK được biên soạn theo hướng đổi mới nhằm tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác , tích cực , độc lập . 2 . Hoạt động nhóm Có một số quy trình chia nhóm trong dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ như sau . Chúng ta có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay chia nhóm chủ định , phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm . Khi chia nhóm ta cần lưu ý đến số lượng thành viên trong mỗi nhóm phụ thuộc vào bài học cũng như các thiết bị phục vụ cho hoạt động nhóm . Thời gian hoạt động nhóm nhỏ , trong quá trình chia nhóm , ta nên chia mỗi nhóm nhỏ có từ 2 đến 6 học sinh là có hiệu quả nhất. Trong khi chia nhóm , học sinh phải khẩn trương hình thành nhóm theo sự phân chia của giáo viên. Về phía giáo viên Khi chia nhóm song , giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể . Xác định rõ nội dung kiến thức của bài . Giáo viên nên giao việc bằng phiếu học tập . Phiếu giao việc phải rõ ràng . Nếu không có phiếu thì giáo viên cần viết rõ yêu cầu công việc trên bảng . Phải quy định thời gian làm việc của nhóm . Giáo viên tự dự tính thời gian cho thích hợp , đủ để cho học sinh di chuyển và thảo luận . Yêu cầu về cách thức làm việc , báo cáo kết quả như "viết ,vẽ ,sắm vai …". Cuối cùng giáo viên có thể hỏi xem học sinh đả hiể rõ nhiệm vụ của nhóm mình chưa. Về phía học sinh Sau khi nhận nhiệm vụ , các nhóm nhanh chóng nghiên cứu nhiệm vụ của nhóm mình , xác định nội dung để trả lời , dựa vào thông tin trong SGK hay các phương tiện khác như : tranh ảnh , tài liệu bổ sung … Trong nhóm phải phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm của mình. Tất cả các thành viên phải tham gia xây dựng vào nội dung của nhóm . Mỗi nhóm phải có một người ghi chép lại các câu trả lời mà các thành viên trong nhóm đã thống nhất . Các thành viên trong nhóm phải hiểu và đồng ý với những vấn đề mà cả nhóm đang bàn bạc . Phải chú ý không được phép bỏ qua nhữnh dấu hiệu , ngôn ngữ mà mọi người dễ bị nhầm lẫn hoặc có thắc mắc , có thể yêu cầu ai đó giải thích rõ ý kiến của họ . Giao cho người tóm tắt lại những gì mà các thành viên trong nhóm đã nhất trí . Sau đó báo cáo lại trước lớp những gì mà nhóm đã làm . Trong thực tế điều kiện cơ sở vật chất (bàn ghế cố định , lớp học đông …) thường chia nhóm từ 5 đến 8 học sinh . Thì phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm . Giao nhiệm vụ như vậy , để tạo cho mọi thành viên đều phải có trách nhiệm , không được ỷ lại . Sau khi đã phân nhóm song , các nhóm bắt đầu triển khai công việc . Tiến hành công việc Trao đổi thảo luận trong nhóm Trình bày kết quả làm việ của nhóm Tổng kết trước lớp : Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả . Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét , bổ sung đánh giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiệ kiến thức. Giáo viên tổng kết và nêu nhiệm vụ mới . Tổ chức nhóm và đặc điểm mỗi nhóm ; Làm việc theo cặp 2 học sinh : Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh .Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng thảo luận , trao đổi thông tin để giải quyết tình huống của giáo viên đưa ra . Trong quá trình đó , học sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực . Làm việc theo nhóm từ 4 đến 6 người : Khi đó chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ . Các nhóm trao đổi , thảo luận các bài tập mà giáo viên giao . Ghép nhóm : Các nhóm có tính luân chuyển . Các thành viên trong nhóm mới sẽ đem kiến thức của mình vừa khám phá lắp ghép với các thành viên mới để có một thông tin hoàn chỉnh . Cách này rất hiệu quả đối với các bài dài , có nhiều nội dung kiến thức , nhiều tình huống cần được giải quyết . Nó còn giúp cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập , làm tăng sự tự tin , khả năng tự học , sáng tạo ,năng lực tư duy cho học sinh . Báo cáo kết quả : Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh hoạ bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng hoặc trên giấy trong và dùng máy chiếu hắt . Các nhóm có thể lựa chọn các cách trình bày khác nhau như : Thứ nhất : Trình bày trên giấy khổ rộng , bảng ghim rồi treo trên bảng . Các nhóm khác sẽ xem xét kết quả của nhóm bạn , nghe họ giải thích và có thể đặt câu hỏi để họ trả lời , làm rõ . Giáo viên có thể đóng góp ý kiến của mình vào kết quả của từng nhóm . Thứ hai : Các nhóm không lần lượt trình bày mà chỉ trưng bày kết quả của nhóm mình tại một vị trí đã lựa chọn trong phòng học . Mộy đến hai học sinh ở lại nơi trưng bày kết quả của nhóm mình, còn các thành viên khác thì có thể đi lại các nhóm khác và có thể trao đổi với bất cứ ai của các nhóm bạn . Thứ ba : Các nhóm vẫn cứ lần lượt trình bày kết quả và các nhóm khác lắng nghe ,trao đổi và thảo luận . học sinh có thể minh hoạ kết quả thảo luận bằng hình vẽ hoặc đóng vai . Cuối cùng thì học sinh tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa ra thông tin phản hồi để rút ra kiến thức . 3 . Vai trò của giáo viên khi tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ 3.1 Thu thập thông tin về người học Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh . Đoán xem học sinh đã có những kiến thức và kỷ năng gì liên quan đến bài học . Họ có mong muốn gì khi học nội dung này . 3.2 Lựa chọn mục tiêu kiến thức , kỷ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm . 3.3 Quyết định Số lượng học sinh mỗi nhóm , thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định Chuẩn bị tài liệu , đồ dùng Sắp xếp phòng học , bố trí vị trí ngồi cho từng nhóm 3.4 Giám sát can thiệp Hỗ trợ để hoàn thành công việc Giám sát hành vi của học sinh Can thiệp . Đôi khi cần phải dừng hoạt động của nhóm để hướng dẫn lại hoặc hỏi học sinh nên làm như thế nào ? 3.5 Đánh giá hoạt động nhóm Đánh giá ý thức làm việc của các nhóm Đánh giá kết quả làm việc 4 . Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động theo nhóm Không phải cứ chia lớp thành các nhóm nhỏ là dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm . Dạy học bằng phương pháp hợp tác nhóm không phải là giáo viên yeu cầu học sinh làm việc còn giáo viên được rảnh rang . Hiệ quả của hoạt động nhóm phụ thuộc vào rất nhiều khâu chuẩn bị của giáo viên . Giáo viên không chỉ chuẩn bị về cơ sở vật chất mà cần phải có một kiến thức rộng và liên quan đến vấn đề tổ chức thảo luận , có vậy mới hướng dẫn được học sinh hoạt động tốt. Cần tạo cho người học có tâm thế khi thảo luận nhóm . Để làm tốt điều này giáo viên cần phải nhắc kĩ học sinh khi chọn đề tài . Không nên thất vọng nếu một vài lần giáo viên áp dụng phương pháp này mà cảm thấy chưa thoả đáng , hãy tự rút ra kinh nghiệm và làm lại nhiều lần vì hoạt động nhóm chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các học sinh đã hình thành được các kỹ năng hợp tác nhóm . Nếu lớp học quá đông và chật , giáo viên nên sử dụng các nhóm nhỏ rì rầm giữa các em cùng bàn hoặc các em ở hai bàn kế tiếp nhau nhưng chú ý nên cố định các thành viên trong cùng nhóm . Trong điều kiện nhà trường hiện nay , lớp học có số lượng học sinh đông ,bàn ghế tương đối cố định . Có thể vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ như sau : Nhóm rì rầm từ 2 đến 3 học sinh ngồi cùng bàn thảo luận với nhau , để giải quyết câu hỏi , bài tập do giáo viên nêu ra . Nkóm từ 4 đến 6 học sinh giải quyết vấn đề mà giáo viên nêu ra bằng cách quay hai bàn lại với nhau . Giáo viên có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ như sau : Các nhóm nhỏ trong lớp cùng làm một nội dung . Sau khi các nhóm báo cáo kết quả , cả lớp thảo luận .Cách này có ưu điểm là huy động tất cả các nhóm hoạt động , nhưng chỉ phù hợp với bài có nội dung ngắn, vì tốn ít thời gian. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ , mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề. Các nhóm khác và giáo viên bổ sung để đưa ra kết quả cuối cùng . Cách này phù hợp với bài có nội dung dài , nội dung của các vấn đề trong bài khác nhau . Muốn nhóm hoạt động có hiệu quả , thì điều kiện đối với giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh và hau như các giáo viên nào hoài nghi về phương pháp dạy học theo hướng tích cực . Trong dạy học môn tiếng anh sau khi thay đổi phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng nhất .Giáo viên phải khẳng được vai trò của mình trong quá trình dạy học . Giáo viên phải là người tổ chức , chỉ đạo , điều khiển các hoạt động của học sinh . Không chỉ là người phát thông tin duy nhất , không phải là ngườ hoạt động ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển trong quá trình học tập của học sinh. Với tư cách là người tổ chức , chỉ đạo điều khiển giáo viên cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các thao tác . Lập kế hoạch cho quá trình dạy học về cả mục,nội dung phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.Giáo phải xuất phát tư nội dung và mục đích của bài học để tạo ra những tình huống phù hợp để học sinh hiểu và làm tốt những gì giáo viên nêu ra. Tạo động cơ hứng thú của giáo viên biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện ,tự giác của học sinh để học sinh thích nhgi với những hoạt động . Trong quá trình học tập của học sinh thì giáo viên phải chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá và động viên. Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên phải tìm hiể khả năng, nhu cầu của học sinh.Bằng cách là thu thập thông tin về học sinh, lựa chọn mục tiêu kiến thức , kỹ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm, Giáo viên phải nắm được những hiểu biết, những vấn đề cốt lõi của bài học thông qua nghiên cứu của mình . Nắm được số lượng học sinh của mỗi nhóm, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng. Hỗ trợ để mỗi nhóm hoàn thành công việc . Các nhóm phải hoàn thành các công việc thật tốt, phải cần đến sự giúp đỡ của giáo viên, giáo viên làm sao cho học sinh mỗi nhóm đều tham gia đóng góp ý kiến . Trước khi kết thúc hoạt động giáo viên cần đánh giá ý thức làm việc của các nhóm và nêu công việc tiếp theo . 5. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông Với học sinh trung học phổ thông về đặc điểm tâm sinh lý thì khác so với học sinh trung học cơ sở . Học sinh ở bậc trung học phổ thông có nhiề thay đổi về chất ,năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén và khả năng tư duy trừu tựng coa hơn . Ở lứa tuổi này các em không thích bị áp đặt, mà thích được tranh luận, thích bày tỏ ý kiến của cá nhân . PHẦN 3 THIẾT KẾ BÀI GIẢNG 1. Đối tượng áp dụng Tất cả học sinh trung học phổ thôngnói chung và đặc biệt là ở các lớp tôi đang giảng dạy như lớp 12C3, 12C7, 11A1, 11A2, 11A7. 2 . Đặc điểm chung của các lớp Lớp 12C7 , 11A1 , 11A7 là các học theo ban cơ bản A Lớp 12C3 ,11A2 là các lớp học theo ban cơ bản C Vì vậy tất cả học sinh học ở hai khối này chỉ có học lực ở mức trung bình chiếm đến 55%, 10% là đạt được mức trung bình khá và còn lại là học sinh yếu ,kém không có học sinh khá, giỏi. LESSON PLAN English 12 UNIT 15: WOMEN IN SOCIETY LESSON : SPEAKING I . OBJECTIVES 1. Educational aim: Students know to express opnions and express degrees of agreement. 2 . Know ledge General knowledge: Through this unit , students can make opinions with a partner easily . Know how to arrange opinion s sensibly Language : Students use sentences , words , phrases and expressions for making de degrreemen 3. Skills : Fluencey in expreesing opinion and expressing for making a opinion II . METHOD : Intergrated , mainly communicative III . Taecging aids: Pictures , English te texxboo12, hand - outs IV . Procedures Teacher 's activities Student's activities Warm-up:(5minutes) Give a picture with a situation - Listen to the teache and ask students to guess what happens next? - Ask students work in pairs Today, we will practice giving the opinion-for or against Pre-speaking: (23 minutes) Task 1: These expressions are commonly used when people are expressed the agreement or - Do the task disagreement . Place them under the appropriate heading then practise -Work in pairs and practise saying with a partner aloud - Give instruction - Introduce some expressions that we can use to agree and disagree about something - Ask student to work individually then work in groups Task 2: -Read and respond to these statements ,using useful expression in task 1 and then practise it with a partner - Ask students to work individually then in pairs - Do the task - Walk around the class to help student when necessary - Practise with partners - Check and give suggestions A :Men are usually stronger than - Ask student to practise it with a women partner I think so .(That’s the reason why - Corrects students’ pronunciation if men often do hard work ,such as necessary building ,carrying things...) B : Women are usually more sympathetic than men Post-speaking: (15 minutes) Work in group to discuss whether I don’t think so because there are fathers who are gentle and you agree or disagree with the understand their statement “ Married children better women than theirs wives.... - Work in groups should not to go to work” Make small talks on the following - Practise the conversation topics, using the starting and ending Answer: of a conversation - A: Hi,what do you think about - Divide the class into 4 groups the statement “Married - Ask each group to discuss one topic women should not to go to and make a small conversation work” - Walk around the class and help all ? B: Hi, .I don’t agree with it . students when necessary - Ask students to present the A: why? conversations - - Give comments B: In my opinion ,it’s unfair for women. If they don’t go to work ,they have to stay at home all the Homework:(2minutes) time .It’s too boring In not more than 80 words housewives all their lives. write about your opinion about the -Listen and copy statement “Married women should not go to work” Prepare the next lesson to be LESSON PLAN : ENGLISH 11 UNIT 2 : PERSONAL EXPERIENCES LESSON : WRITING I. Objectives: 1. Educational aim: By the end of this lesson, students will be able to write a personal letter telling about a past experience, using the structures and vocabulary that they have learned in previous lessons. 2. Knowledge: - General knowledge: Students learn about the organization of content of a form - Language: Words used in a form of writing a personal letter 3. Skills: Writing a personal letter to describe a past experience II. Method: Interagrated, mainly communicative III. Teaching aids: Chalk, textbook IV. Procedures: Teacher’s activities Warm-up : (5 minutes) - Can you write a short letter in English? Students’ activities - Answer the questions - Is it interesting? - To day I want you to write a letter about your past experience in English. 1. Pre-writing: (8 minutes) - Has students give some of their past experiences? (being seriously ill, failing an exam; talking to a famous pop star,… etc) 2. While-writing: (10 minutes) - Gives students some guidance: 1. When it happened: - Gives their own past experiences ( It happened …years ago/in …./ when I was …years old.) 2. Where it happened: ( in my house/ at school / in the street) - Listen to the teacher and copy 3. Who was involved: down ( your family members/ your friends/ your relatives,….) 4. How it affected you: ( it changed outlook life / it make me more careful/ it gave me more confidence in …./ it taught me the lesson/…) - Work in groups to discuss - Asks students to work in groups to tell their experiences to prepare for their writing 3. Post-writing: (20 minutes) - Asks students to write a passage about the most memorable past experience. - Work individually and correct - Goes round to provide help mistakes - Corrects common mistakes 4. Homework: (2 minutes) - Do the writing part, Unit 2, workbook - Asks students to prepare part Language Focus at home - Write down C . KẾT LUẬN 1 . Kết quả đạt được Sau khi áp dụng phương pháp hoạt động theo nhóm nhỏ , tôi nhận ra là học sinh ham học hơn ,linh hoạt hơn trong các giờ học thì sôi nổi , học sinh hứng thú học hơn , chất lượng giờ học đạt được kết quả cao hơn . Lớp Hứng thú học Không hứng thú học 12C3 80% 20% 12C7 85% 15% 11A1 75% 25% 11A2 70% 30% 11A7 90% 10% Để phù hợp với sự phát triển của thời đại , thực trạng của đất nước và yêu cầu của giáo dục, thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và cấp bách. Đặc biệt là trong giảng dạy ngoain ngữ, bởi vậy việc vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm sẽ góp phần tích cực vào kết quả học ngoại ngữ nói chung và học tiếng anh nói riêng của học sinh. Qua bảng kết quả thực nghiệm kết quả giảng dạy theo nhóm ta thấy việc sử dụng phương pháp này đã cho ta thấy một kết quả vuqoqtj trội rõ rệt Số lượng học sinh hứng thú học bài cao hơn hẳn so với phương pháp cũ. Học sinh được hoạt động nhiều hơn. Phát huy được tính tích cực, học tập tự giác, tư duy cao, gây hứng thú và tạo không khí sôi nổi. Sau một thời gian giảng dạy tôi áp dụng phương pháp này và cho đến bây giờ tôi nhận thấy kết quả học tập của các em đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nhưng vẫn chưa được như mong muốn, bởi vì giữa học sinh và giáo viên vẫn còn nhiều tác động khách quan khác. Như là chưa triệt để, chưa phát huy cao được hiệu quả của phương pháp, tổ chức chưa được phong phú.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan