Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển ...

Tài liệu Skkn xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực sinh học 11

.DOCX
17
141
125

Mô tả:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Trong năm học 2014 – 2015, Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Do đó, giáo viên không ngừng phải đổi mới phương pháp dạy học, lấy “chuẩn kiến thức, kỹ năng” làm kim chỉ nam trong quá trình dạy học, đồng thời phải biết chọn nội dung “lồng ghép” phù hợp với kiến thức trong từng bài giảng, nhằm hình thành cho học sinh thói quen tích cực, độc lập, sáng tạo và giải quyết tình huống có vấn đề. Đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, tạo niềm tin và kích thích hứng thú học tập của học sinh. Để cho tiết học đạt hiệu quả tốt, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc những yêu cầu về kĩ năng, kiến thức của bài sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm hướng tới lộ trình phát triển giáo dục THPT mà Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra. Đây là một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong năm 2014 - 2015, hình thức “Xây dựng chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực” đã Sở Giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tập huấn đến giáo viên các nhà trường THPT. Phương pháp có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu. Tất cả những điều đó làm học sinh giảm áp lực trong học tập nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của quá trình dạy học. Chương trình Sinh học 11 THPT, có thể xây dựng theo nhiều chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực, trong đó “Quang hợp” là phần kiến thức có thể xây dựng hiệu quả với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Sở dĩ như vậy do: 1 Quang hợp là một quá trình quan trọng chuyển hóa năng lượng khởi nguyên trong sinh giới (Năng lượng ánh sáng mặt trời) thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Vì vậy, nó ảnh hưởng đến tất cả các quá trình khác của cơ thể sống. Quang hợp được đề cập trong SGK Sinh học 11 – nâng cao hiện hành theo 4 bài, nếu được dạy theo chuyên đề sẽ giúp HS phát triển năng lực tư duy, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề quá trình chuyển hóa năng lượng cách hệ thống, khoa học, khả năng tích hợp liên môn và liên hệ thực tiễn có hiệu quả cao. Xuất phát từ yêu cầu lý thuyết và thực tiễn đó, tôi tiến hành đề tài: “Xây dựng chuyên đề Quang hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh, SGK Sinh học 11 nâng cao”. 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Nội dung chuyên đề. 1. Mô tả chuyên đề. Chuyên đề này gồm các bài trong chương 1, thuộc phần A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11 – Nâng cao. Bài 7. Quang hợp. Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật. Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng. 2. Mạch kiến thức của chuyên đề. - Vai trò của quang hợp. - Bộ máy quang hợp. - Quang hợp ở các nhóm thực vật. - Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. - Quang hợp và năng suất cây trồng. 3. Thời lượng. Số tiết học trên lớp: 4 tiết. II. Tổ chức dạy học chuyên đề. 1. Mục tiêu chuyên đề. Sau khi học xong chuyên đề này, HS có khả năng: 1.1. Kiến thức. - Nhận thức rõ hơn khái niệm về quang hợp ở cơ thể thực vật trên cơ sở hiểu biết về khái niệm quang hợp ở tế bào. - Trình bày được vai trò của quang hợp. - Giải thích được bản chất hoá học của quá trình quang hơp. - Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thái, giải phẫu lá, lục lạp với chức năng quang hợp. - Phân biệt được các sắc tố thành phần và chức năng trong hệ sắc tố quang hợp ở thực vật. - Hiểu được vai trò của thực vật đối với vấn đề giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. - Trình bày được nội dung của pha sáng với những phản ứng kích thích hệ sắc tố, phản ứng quang phân li nước, phản ứng quang hoá sơ cấp. - Giải thích được bản chất pha tối và vẽ chu trình cố định CO 2 ở 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM. - Phân biệt được các con đường cố định CO2 của 3 nhóm thực vật. - Minh họa được bằng đồ thị các mối quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2 với cường độ và thành phần quang phổ ánh sáng với nhiệt độ. 3 - Phân tích được các mối quan hệ giữa quang hợp với nước và dinh dưỡng khoáng. - Xác định được điểm bù, điểm bão hoà CO2 và ánh sáng. - Chứng minh được quang hợp là quá trình quyết định năng suất cây trồng. - Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. 1.2. Kỹ năng. Rèn luyện được các kỹ năng sau: - Kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát hoá. - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất. - Rèn luyện kỹ năng thảo luận nhóm, tự học và tự nghiên cứu. 1.3. Thái độ. - Tạo hứng thú, niềm đam mê môn học cho HS. - Giáo dục ý thức bảo vệ rừng, tích cực trồng và bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai. - Giáo dục ý thức tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật trong sản xuất và tin tưởng vào triển vọng của năng suất cây trồng. 1.4. Định hướng phát triển các năng lực trong chuyên đề. - Năng lực tự học, phát hiện và và giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực nghiên cứu khoa học. - Năng lực tư duy. - Năng lực giao tiếp và hợp tác. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. 2. Chuẩn bị của GV và HS. 2.1. Chuẩn bị của GV. - Các loại hình ảnh liên quan đến chuyên đề. - Phiếu học tập. - Thiết kế bài giảng PowerPoint về chuyên đề quang hợp. 2.2. Chuẩn bị của HS. - Nghiên cứu những nội dung đã được GV định hướng trước. - Sưu tầm hình ảnh về ô nhiễm môi trường. 3. Tiến trình dạy học chuyên đề. Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò và bộ máy quang hợp (Tiết 1). HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GV: Cho HS quan sát sơ đồ quang hợp ở cây xanh. Mục tiêu - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. 4 Hỏi: - Điều kiện xảy ra quang hợp? - Nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp? - Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp? HS: Quan sát tranh và trả lời GV hướng dẫn và để học sinh lên viết phương trình quang hợp. GV: Từ phương trình trên hãy nêu khái niệm quang hợp? HS: Trả lời GV: Ở lớp 10 đã nghiên cứu về quang hợp. Hãy cho biết phương trình quang hợp đã học ở lớp 10. HS: Trả lời GV giải thích: Phương trình quang hợp được nghiên cứu là phương trình đầy đủ, còn phương trình quang hợp ở lớp 10 là phương trình tổng quát. GV cung cấp thông tin: Căn cứ vào nguyên tố phóng xạ, đã xác định được nguồn gốc của các nguyên tố C, H, O trong các sản phẩm của quá trình quang hợp. GV: Căn cứ vào phương trình quang hợp, cho biết vai trò của quang hợp? HS: Trả lời GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh bầu khí quyển ô nhiễm từ nguồn CO2. Hỏi: - Để tạo nhiều chất hữu cơ phục vụ cuộc sống con người, ngăn chặn hiện tượng hiệu ứng nhà kính chúng ta phải làm gì? - Trước hiện tượng băng tan, sự nóng lên của trái đất, là học sinh chúng ta cần có những hành động gì nhằm bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu? HS: Trả lời câu hỏi. GV: Hỏi: - Rừng là lá phổi của trái đất, theo em nếu rừng bị tàn Giúp HS huy động kiến thức cũ, những hiểu biết sẵn có về nội dung bài học - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất. 5 phá thì gây hậu quả như thế nào với sự sống con người? - Theo em, làm thế nào để bảo vệ tài nguyên rừng? HS: Trả lời. GV: Quan sát hình và trả lời câu hỏi: Hình thái cấu tạo của lá liên quan đến chức năng quang hợp như thế nào ? - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. HS: Trả lời GV: Hỏi - Lá là cơ quan quang hợp. Để lá phát triển tốt cần chú ý chăm sóc cây như thế nào ? - Là học sinh, các em phải có trách nhiệm và hành động - Kỹ năng vận dụng gì để bảo vệ cây xanh,bảo vệ môi trường sinh thái học kiến thức vào thực tiễn đường? HS: Trả lời. GV: Quan sát hình vẽ cấu trúc lục lạp và cho biết: Cấu trúc của lục lạp phù hợp với việc thực hiện 2 pha QH như thế nào? HS: Trả lời. GV: Hỏi: - Hệ sắc tố quang hợp phân bố ở đâu? - Ở cây xanh chứa các nhóm sắc tố quang hợp nào? HS: Trả lời. - GV trình chiếu và giới thiệu công thức hóa học của diệp lục, caroten và xantophyl. - GV : Diệp lục được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O có nguồn gốc từ CO2 và H2O; N, Mg có từ phân bón. Trong trồng trọt, cần bón phân thích hợp để tăng khả - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. 6 năng tổng hợp diệp lục, từ đó tăng hiệu suất quang hợp. GV: Quan sát hình, hãy cho biết quang phổ ánh sáng mặt trời gồm mấy thành phần chính? HS: Trả lời. GV: Kết luận. Gồm 3 thành phần chính. - Tia tử ngoại : Ở 1 liều lượng lớn gây đột biến và có thể gây chết sinh vật. - Tia nhìn thấy : Chứa phần lớn năng lượng bức xạ mặt trời tỏa xuống đất có ý nghĩa quang hợp. - Tia hồng ngoại: Tỏa nhiệt sưởi ấm sinh vật. GV: Bức xạ tia nhìn thấy gồm mấy màu ? HS : 7 màu : đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím. GV: Quan sát hình và cho biết nhóm diệp lục a, b và nhóm carotenoid hấp thụ ánh sáng chủ yếu ở vùng nào? - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. HS: Trả lời. GV: - Cho biết vai trò của các nhóm sắc tố? - Quá trình truyền năng lượng qua các nhóm sắc tố diễn ra như thế nào? - Giải thích tại sao lá cây thường có màu xanh lục? - Những cây có lá màu đỏ có quang hợp được không ? Tại sao ? HS: Trả lời. Củng cố: Sử dụng câu hỏi ở mục công cụ để đánh giá. 7 Hoạt động 2. Tìm hiểu quang hợp ở các nhóm thực vật (Tiết 2). Hoạt động của GV và HS GV: Cho HS quan sát sơ đồ quang hợp. Mục tiêu - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. - Quang hợp gồm mấy pha? - Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng và pha tối là gì? - Tại sao lại gọi quang hợp là quá trình oxi hóa –khử? - Thế nào là pha sáng và pha tối? HS: Trả lời. GV: - Quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng thực hiện được nhờ hoạt động của sắc tố nào? - Năng lượng ánh sáng được DL hấp thụ được sử dụng cho những quá trình nào? - Nguồn gốc của oxy trong quang hợp? - Sản phẩm của pha sáng? HS: Trả lời. GV: - Quang hợp ở 3 nhóm thực vật này có điểm nào giống nhau? Khác nhau? - GV cho HS hoàn thành phiếu học tập về điểm khác nhau giữa các chu trình cố định CO 2 của 3 nhóm thực vật. - Rèn luyện kỹ năng Tiêu chí TV C 3 TV C 4 TV CAM thảo luận nhóm, tự Đại diện học và tự nghiên cứu. Điều kiện Các giai đoạn Chất nhận CO 2 đầu tiên Sản phẩm cố định CO 2 đầu tiên Thời gian cố định CO 2 Tế bào quang hợp ở lá HS: Thảo luận nhóm rồi trực tiếp trình bày kết quả. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Cho HS quan sát bảng 8 SGK, nêu sự khác biệt 8 giữa thực vật C3, C4 và CAM? HS: Trả lời. Củng cố: Sử dụng câu hỏi ở mục công cụ để đánh giá. Hoạt động 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (Tiết 3). Hoạt động của GV và HS GV: Lấy ví dụ: 1 ha củ cải đường, trong 1 vụ hút hết khoảng 20 tấn CO2. Sau đó hỏi CO2 có vai trò gì trong quang hợp? GV: Cho HS quan sát sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2. Mục tiêu - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. - Có nhận xét gì về mối tương quan giữa nồng độ CO2 và cường độ quang hợp? - Điểm bù, điểm bão hòa CO2 là gì? - Để khắc phục tình trạng đói CO2 của cây, người ta bổ sung lượng CO2 bằng những cách nào? HS: Trả lời. - Kỹ năng vận dụng GV: Bổ sung, kết luận. kiến thức vào thực tiễn GV: Cho HS quan sát sơ đồ, cho biết: - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. - Mối quan hệ giữa quang hợp và ánh sáng? - Điểm bù và bão hòa ánh sáng là gì? - Quang hợp ở miền ánh sáng nào có hiệu quả nhất? - Thời điểm nào trong ngày thì cây quang hợp tốt nhất? - Khi gieo trồng, để cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất cần chú ý đến yếu tố gì? GV: Từ sơ đồ sau nêu đặc điểm mối quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp? - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn 9 - Kỹ năng quan sát, phân tích hình, tổng - Trong trồng trọt, cần quan tâm tới yếu tố nào để trồng hợp kiến thức, khái cây phù hợp với nhiệt độ trong năm? quát hoá. HS: Trả lời. GV: - Nêu vai trò của nước đối với quang hợp? - Theo em, có nên tưới nước cho cây vào thời điểm trưa nóng không? - Trong sản xuất cần có biện pháp kỹ thuật nào để đảm bảo nước cho cây và vấn đề năng suất cây trồng? - Kỹ năng vận dụng HS: Trả lời. kiến thức vào thực GV: Các nguyên tố đại lượng và vi lượng ảnh hưởng tiễn như thế nào đến quang hợp? HS: Trả lời. Củng cố: Sử dụng câu hỏi ở mục công cụ để đánh giá. Hoạt động 4. Tìm hiểu mối liên quan giữa quang hợp và năng suất cây trồng (Tiết 4). Hoạt động của GV và HS Mục tiêu GV: Cho HS quan sát năng suất lúa, cam và sơ đồ quang - Kỹ năng quan sát, hợp ở TV. Cho biết phân tích hình, tổng hợp kiến thức, khái quát hoá. - Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn - Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng? HS: Trả lời. GV: Nêu và giảng giải biểu thức quan hệ giữa quang hợp và năng suất. Nkt = (FCO2.L.Kf.Kkt).n (tấn /ha) - Nkt: Năng suất kinh tế. 10 - FCO2: Khả năng QH (Cường độ QH và hiệu suất QH). - L: Diện tích QH. - Kf: Hệ số hiệu quả QH. - Kkt: Hệ số kinh tế. - n: Thời gian hoạt động của bộ máy QH. GV: - Cho HS phân tích qua biểu thức trên để nêu được năng suất cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố nào? - Từ phương trình biểu thức giữa quang hợp và năng suất, các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng? HS: Trả lời. GV: GV cho HS sưu tầm tranh ảnh về năng suất cây trồng. => Thấy được triển vọng của việc tăng năng suất cây trồng là rất lớn, đặc biệt với 1 nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lưởng ánh sáng là vô tận. Củng cố: Sử dụng câu hỏi ở mục công cụ để đánh giá. III. Kiểm tra đánh giá. 1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Nội dung Nhận biết - Nhận thức rõ hơn khái niệm về quang hợp ở cơ Vai trò của thể thực vật trên quang hợp cơ sở hiểu biết về khái niệm quang và bộ máy hợp ở tế bào. quang hợp. - Trình bày được vai trò của quang hợp. Quang hợp ở - Trình bày được nội dung của pha các nhóm sáng với những thực vật. phản ứng kích Thông hiểu - Giải thích được bản chất hoá học của quá trình quang hơp. - Phân biệt được các sắc tố thành phần và chức năng trong hệ sắc tố quang hợp ở thực vật. - Giải thích được bản chất pha tối và vẽ chu trình cố định CO2 ở 3 Vận dụng thấp Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thái, giải phẫu lá, lục lạp với chức năng quang hợp. Vận dụng cao Hiểu được vai trò của thực vật đối với vấn đề giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu. Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa các con đường Giải xuất con định thích sự hiện các đường cố CO2 ở thực 11 thích hệ sắc tố, phản ứng quang phân li nước, phản ứng quang hoá sơ cấp. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quang hợp. Quang hợp và năng suất cây trồng. nhóm thực vật C3, C4, CAM. - Phân biệt được các con đường cố định CO2 của 3 nhóm thực vật. Xác định được điểm bù, điểm bão hoà CO2 và ánh sáng. cố định CO2 ở 3 vật C4 và CAM? nhóm thực vật? - Hiểu được Các yếu tố ảnh quang hợp là quá hưởng đến năng trình quyết định suất cây trồng. năng suất cây trồng. - Hiểu được phương trình năng suất cây trồng. Giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Mối quan hệ giữa quang hợp với nồng độ CO2, quang hợp với ánh sáng, quang hợp với nhiệt độ và quang hợp với nước và dinh dưỡng khoáng. - Quang hợp ở miền ánh sáng nào có hiệu quả nhất? - Thời điểm nào trong ngày thì cây quang hợp tốt nhất? - Có nên tưới nước cho cây vào thời điểm trưa nóng không? - Trong sản xuất cần có biện pháp kỹ thuật nào để đảm bảo nước cho cây trồng? - Để khắc phục tình trạng đói CO2 của cây, người ta bổ sung lượng CO2 bằng những cách nào? - Khi gieo trồng, để cây hấp thụ ánh sáng tốt nhất cần chú ý đến yếu tố gì? 2. Công cụ đánh giá. Bài 7. Quang hợp. Câu 1. Hãy nêu những vai trò chính của quang hợp? Câu 2. Hãy nêu thí nghiệm chứng minh ôxi thải ra trong quang hợp là ôxi của nước? Câu 3. Vì sao nói: Lá có đặc điểm hình thái và giải phẫu liên quan chặt chẽ với chức năng của nó? 12 Câu 4. Cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hiện 2 pha của quang hợp là gì? Câu 5. Hãy nêu các nhóm sắc tố và vai trò của các nhóm sắc tố này trong quang hợp? Câu 6. Vì sao lá cây có màu xanh lục? Trong các chất sau đây, chất nào màu sắc không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó: diệp lục, hồng cầu, xitôcrôm, phitôcrôm? Rút sắc tố ra khỏi lá bằng dung môi hữu cơ, sau đó đưa dịch sắc tố lên giấy sắc kí và cột sắc kí. Các sắc tố thành phần sẽ được tách ra thành 4 vạch. Cho biết tên các sắc tố thành phần và giải thích? Câu 7. Người ta khẳng định: Ánh sáng đỏ có hiệu quả quang hợp hơn ánh sáng xanh tím. Bằng thí nghiệm nào đó có thể chứng minh điều đó? Hãy giải thích? Bài 8. Quang hợp ở các nhóm thực vật. Câu 8. Quang phân li nước là gì? Câu 9. Phôtphôrin hóa quang hóa và phôtphôrin hóa ôxi hóa là gì? Câu 10. Pha sáng trong quang hợp diễn ra như thế nào? Câu 11. Thế nào là tế bào mô giậu, tế bào bao bó mạch? Câu 12. Tại sao lại gọi thực vật C 3, thực vật C 4, thực vật CAM? Đặc điểm của 3 nhóm thực vật này là gì? Câu 13. Pha tối trong quang hợp diễn ra như thế nào? Quang hợp của 3 nhóm thực vật C 3, C4 và CAM giống nhau ở pha nào? Câu 14. Hãy so sánh quá trình cố định CO 2 ở các nhóm thực vật C 3, C4 và CAM về: - Chất nhận CO 2. - Sản phẩm cố định CO 2 đầu tiên. - Enzim xúc tác cho quá trình cố định CO 2. - Thời gian xảy ra quá trình cố định CO 2. Câu 15. NAD và NADP là gì? Câu 16. Cường độ quang hợp là gì? Câu 17. Nêu sự khác nhau về cấu tạo giữa lục lạp ở tế bào mô giậu và lục lạp ở tế bào bao bó mạch của thực vật C 4. Khi loại tinh bột khỏi lục lạp thì quá trình cố định CO 2 sẽ tiếp tục như thế nào ở các nhóm thực vật C 3, C4 và CAM. Nêu các phương pháp để xác định lá của ba nhóm thực vật trên? 13 Câu 18. Trong quang hợp ở thực vật C 4: - Quá trình cacbôxi hóa xảy ra ở đâu. - Nguồn CO 2 và các enzim cacbôxi hóa cho các quá trình cacbôxi hóa đó là gì? - Thực vật C 4 thực hiện quá trình cacbôxi hóa trong điều kiện môi trường nào? Câu 19. Người ta đo cường độ quang hợp của một cành lá theo phương pháp sau: Đặt cành lá vào trong bình thủy tinh kín và đem chiếu sáng 20 phút. Sau đó, lấy cành lá ra khỏi bình và cho vào bình 20 ml Ba(OH) 2, lắc đều để dung dịch kiềm này hấp thụ hết CO 2 trong bình. Sau đó trung hòa Ba(OH) 2 còn lại bằng HCl. Cũng làm như vậy với bình kiểm tra (bình không chứa cành lá). Kết quả như sau: Bình thí nghiệm dùng hết 16 ml HCl, bình kiểm tra hết 10 ml HCl. Hãy giải thích nguyên tắc của phương pháp đo cường độ quang hợp nói trên và tính cường độ quang hợp của cành lá (mg CO 2/dm2 lá/giờ). Biết rằng: 1ml HCl tương ứng với 0,6 mg CO 2, diện tích cành lá là 80cm 2. Câu 20. Trong quang hợp: Để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần bao nhiêu ATP và NADPH? Hãy chứng minh điều đó ở thực vật C 3. Bài 9. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Câu 21. Điểm bù CO 2 và điểm bão hòa CO 2 là gì? Câu 22. Điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng là gì? Nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng nào sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn. Câu 23. Người ta sử dụng điểm bù ánh sáng để xác định cây ưa bóng và cây ưa sáng. Hãy nêu nguyên tắc của phương pháp này? Câu 24. Để phân biệt cây C 3 và cây C4, người ta đã tiến hành một trong các thí nghiệm sau: - Đưa hai cây vào trong chuông thủy tinh kín và chiếu sáng liên tục. - Trồng cây trong nhà kính có thể điều chỉnh được nồng độ ôxi. - Đo cường độ quang hợp (mg CO 2/dm2 lá/giờ) ở các điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao. Hãy phân tích nguyên tắc của các thí nghiệm trên. Câu 25. Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến cường độ quang hợp? Hệ số nhiệt Q10 là gì? 14 Câu 26. Nước có ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp? Bài 10. Quang hợp và năng suất cây trồng. Câu 27. Hãy nêu biểu thức năng suất về mối quan hệ giữa hoạt động của quang hợp và năng suất cây trồng. Từ biểu thức, hãy cho biết năng suất cây trồng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 28. Hãy trình bày các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng? Câu 29. Tại sao tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng? Các biện pháp để điều khiển bộ lá? Câu 30. Cường độ quang hợp là gì? Vì sao tăng cường độ quang hợp làm tăng năng suất cây trồng? Tăng cường độ quang hợp bằng cách nào? Câu 31. Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng trên lý thuyết của 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối mỗi năm? PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I. KẾT LUẬN. 15 Tôi đã xây dựng chuyên đề quang hợp theo định hướng phát triển năng lực tại trường THPT Ba Đình Nga Sơn. Thông qua kiểm tra và đánh giá, tôi nhận thấy: Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức về vai trò của quang hợp và bộ máy quang hợp, quang hợp ở các nhóm thực vật, ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp và mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng. Đồng thời biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn như quang hợp với vấn đề giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu, quang hợp với năng suất cây trồng… Thông qua đó, học sinh phát triển được năng lực tự học, phát hiện và và giải quyết vấn đề, sáng tạo; năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực vận dụng thực tiễn. HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi) mà còn là sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống. Tất cả những điều đó làm học sinh giảm áp lực trong học tập nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu của quá trình dạy học. II. ĐỀ XUẤT. Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động. Việc áp dụng xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực còn gă ̣p nhiều khó khăn do mô ̣t chuyên đề thường thực hiê ̣n trong thời gian từ 2 đến 3 giờ hoă ̣c hơn. Mă ̣t khác, sách giáo khoa hiê ̣n nay cũng không phù hợp với từng chuyên đề. Vì vậy cần có bộ SGK, khung chương trình, thời lượng giảng dạy đủ chuẩn để việc xây dựng chuyên đề và vận dụng trong giảng dạy có hiệu quả hơn. Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề, do tài liệu tham khảo ít và vốn kinh nghiệm chưa nhiều, nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để đề tài được vận dụng phổ biến vào chương trình dạy học và hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 05 tháng 06 năm 2015 16 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Tuấn Anh Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Mai Văn Thuâṇ 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan