Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác ch...

Tài liệu Skkn xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

.PDF
20
208
81

Mô tả:

BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP TỈNH- LẦN THỨ I NĂM HỌC: 2016- 2017 Người thực hiện: HUỲNH CÔNG THUẬN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2016 - 2017 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HUỲNH CÔNG THUẬN 2. Ngày tháng năm sinh: 12/06/1968 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Hố Nai 3- Trảng Bom – Đồng Nai 5. Điện thoại: 0913675659 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó trưởng phòng GDTH 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lí chuyên môn tiểu học 9. Đơn vị công tác: Phòng GDTH – Sở GD&ĐT II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Tiểu học - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Chuyên môn Giáo dục Tiểu học - Số năm có kinh nghiệm: 22 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 BM03-TMSKKN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP TỈNH (LẦN THỨ 1) NĂM HỌC: 2016- 2017 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngày 26/11/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 43/2012/TT-BDGĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (gọi tắt là Hội thi GVCN Giỏi). Bản thân được phòng GDTH giao nhiệm vụ phụ trách công tác hướng dẫn, theo dõi và tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 43/2012/TT-BDGĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Trong năm học 2015-2016, bản thân đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội thi GVCN lớp giỏi cấp huyện. Theo quy định của Thông tư số 43/2012/TT-BDGĐT, năm học 2016- 2017, là năm đầu tiên Sở Giáo dục và Đạo tạo tổ chức hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tỉnh cấp Tiểu học (lần thứ 1); để hội thi đạt chất lượng và có hiệu quả; bản thân đã có một số giải pháp trong công tác tổ chức hội thi và tham mưu với Lãnh đạo Sở chỉ đạo các địa phương tham gia thực hiện hội thi đúng theo quy định của Thông tư số 43/2012/TTBDGĐT về công tác tổ chức hội thi GVCN lớp giỏi cấp tỉnh. Hội thi được tổ chức với 04 nội bao gồm nhiều lĩnh vực (như: kiến thức phổ thông về đời sống xã hội, kinh tế-chính trị; hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm giáo dục tiểu học) và thời gian tổ chức được dàn trải trong 04 tuần. Do đó, trước thời gian tổ chức hội thi (02 tháng), bản thân cần phải tham mưu tích cực với lãnh đạo Sở ban hành một số kế hoạch về công tác tổ chức hội thi, chuẩn bị địa điểm tổ chức hội thi và các quyết định như: thành lập Ban chỉ đạo (tổ chức), Ban thư ký, Ban đề thi, Hội đồng coi thi hiểu biết và thi ứng xử tình huống sư phạm; Hội đồng chấm thi hồ sơ, thi hiểu biết, thi ứng xử tình huống sư phạm và thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm đúng theo quy định. Để việc tổ chức Hội thi GVCN lớp giỏi đạt hiệu quả và có chất lượng, cần phải làm tốt công tác hướng dẫn, tổ chức Hội thi một cách nghiêm túc, thiết thực góp phần nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ở các trường tiểu học; mặt khác, để có những cơ sở mang tính pháp lý trong quá trình tổ chức hội thi, đồng thời tạo sự thống nhất về quan điểm và phương thức tổ chức Hội thi GVCN Giỏi ở cấp Tiểu học, cần phải cụ thể hóa trong từng nội dung thi để làm được đều này cần phải tham mưu Lãnh đạo Sở trong việc xây dựng: những quy định rất cụ thể về thể lệ của hội thi, xây dựng các biểu điểm và hướng dẫn cụ thể cách chấm điểm cho từng nội dung thi. Nhằm tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi trong các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, …tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng giáo 3 dục của mỗi đơn vị trường học và mỗi địa phương, … từ đó, có cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Thông tư số 43/2012/TT-BDGĐT ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2013, nhưng trên thực tế đây là một hình thức tổ chức hội thi khá mới mẻ đối với cấp tỉnh, Hội thi gồm nhiều nội dung thi với nhiều hình thức như thông qua việc đánh giá những kết quả thực tế trong quá trình làm việc của GV, kiểm tra về kiến thức về năng lực chuyên môn; do đó việc tổ chức Hội thi sẽ có nhiều khó khăn nhất định, từ đó đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo trong việc xây dựng quy chế/thể lệ, nội dung, biểu bảng điểm để chấm cho từng nội dung thi, nhằm đảm bảo về mục đích, yêu cầu của Hội thi: - Về mục đích: + Tuyển chọn, công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp; + Phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi trường, mỗi địa phương và của cả nước, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh; + Góp phần đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Về yêu cầu: + Việc tổ chức hội thi phải đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức học sinh. + Để Hội đồng giám khảo làm việc đúng theo tinh thần của Thông tư số 43/2012/TT-BDGĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; cần phải có sự định hướng cụ thể ngay từ đầu để giám khảo tham gia vào việc xây dựng quy chế/chể lệ của hội thi. + Đây là hội thi có tính đặc thù về những việc làm, những kinh nghiệm được tích lại từ thực tế trong công tác chủ nhiệm của cá nhân được thể hiện qua nhiều nội dung thi. Do dó, cần tăng cường công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau từ giám khảo đến GV nhằm để phần vào chất lượng của Hội thi cấp tỉnh (lần thứ 1). - Để Hội thi đạt chất lượng và phản ánh đúng thực chất những kết quả trong công tác chủ nhiệm, tránh tình trạng “đóng kịch” và hạn chế những rập khuôn dựa trên những câu chuyện có sẵn, để làm tốt đều này trong các nội dung của Hội thi 4 cần phải có những giải pháp cụ thể nhằm loại bỏ những vấn đề thiếu tính thực tế ngay từ nơi công tác (nơi đăng kí dự thi); như: + Về thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm: tất cả hồ sơ dự thi trước khi nộp cho ban tổ chức Hội thi có kèm theo nhận xét, đánh giá của nhà trường và của phòng GD&ĐT nơi công tác; + Về thi hiểu biết: bài thi viết (gồm tự luận và trắc nghiệm khách quan) với thời gian làm bài thi là 60 phút, đảm bảo các nội dung như đã quy định trong Thông tư; + Về thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp: GV phải nêu được những cốt lõi trọng tâm của tình huống; + Về thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm: yêu cầu GV kể lại một việc làm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong hoạt động chủ nhiệm và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo có liên quan đến câu chuyện đó (câu chuyện không có nội dung hư cấu). III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Giải pháp 1: Xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội thi Ngày 18 tháng 01 năm 2017, tham mưu lãnh đạo Sở ban hành Kế hoạch số 128/SGDĐT-GDTH về tổ chức Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi tỉnh cấp Tiểu học (lần thứ 1), năm học 2016-2017 với một số nội dung như: a) Đối tượng, điều kiện và số lượng - Giáo viên tham dự hội thi cấp tỉnh là những giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm tại các trường tiểu học và trung học cơ sở (có 02 đơn vị); - Giáo viên tham dự hội thi cấp tỉnh phải đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện trong năm học 2013- 2014, năm học 2015- 2016 hoặc năm học 2016- 2017 được nhà trường, phòng GD&ĐT chọn cử tham gia hội thi cấp tỉnh (được sự đồng ý của GV); - Tổng số giáo viên dự thi: 200 giáo viên; - Số lượng giáo viên do các Phòng GD&ĐT tuyển chọn và đề cử, theo số lượng phân bổ như sau: các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và Tx Long Khánh mỗi đơn vị 15 giáo viên; các huyện Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom, Cẩm Mĩ và Xuân Lộc mỗi đơn vị 20 giáo viên, riêng Tp Biên Hoà 25 giáo viên. b) Các nội dung của Hội thi: (gồm 04 nội dung) (1) Thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm; (2) Thi hiểu biết về chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành, địa phương liên quan đến công tác chủ nhiệm; bài thi hiểu biết là bài thi viết (gồm tự luận và trắc nghiệm khách quan), thời gian làm bài thi là 60 phút; 5 (3) Thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp: GV ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm, tình huống sư phạm do ban tổ chức hội thi đưa ra và được trả lời trong thời gian từ 15 đến 20 phút; (4) Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm: GV kể lại một việc làm để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong hoạt động chủ nhiệm và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo có liên quan đến câu chuyện đó, thời gian kể từ 15 đến 20 phút; c) Thời gian và địa điểm thực hiện - Thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm: GV nộp tất cả hồ sơ dự thi GVCN Giỏi cho ban tổ chức hội thi (Phòng GDTH) trước ngày 22/3/2017, ngày 23/3/2017 tiến hành chấm thi hồ sơ, tại trường tiểu học Nguyễn An Ninh – thành phố Biên Hoà. - Thi hiểu biết (tự luận và trắc nghiệm): khai mạc lúc 8g30 ngày 01/4/2017, tại trường tiểu học Nguyễn An Ninh – thành phố Biên Hoà. - Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm và thi ứng xử tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm lớp: kết hợp tổ chức cho GV thi từ ngày 18 đến ngày 20/4/2017, khai mạc lúc 8g30 ngày 18/4/2017 tại trường tiểu học Nguyễn An Ninh – thành phố Biên Hoà. d) Công nhận danh hiệu GVCN Giỏi Giáo viên dự thi được công nhận danh hiệu GVCN Giỏi khi đạt các yêu cầu sau: Tổng số điểm của 4 nội dung dự thi đạt từ 32 điểm trở lên, trong đó: - Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm đạt từ 8 trở lên; - Bài thi hiểu biết đạt từ 8 điểm trở lên; - Bài thi ứng xử tình huống sư phạm đạt từ 8 điểm trở lên; - Bài thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm đạt từ 8 điểm trở lên. d) Cơ cấu giải thưởng Căn cứ kết quả cụ thể của hội thi, Ban tổ chức Hội thi xem xét, bình chọn và đề xuất khen thưởng giáo viên đạt các giải sau: - Giải Nhất: 02; - Giải Nhì: 06; - Giải Ba: 12; 2. Giải pháp 2: Một số yêu cầu chuẩn bị cho công tác tổ chức hội thi a) Đối với Phòng Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với các phòng chức năng Sở, các phòng GD&ĐT tham mưu lãnh đạo Sở tiến hành các việc sau: - Thành lập Ban chỉ đạo (tổ chức) và Ban thư ký hội thi GVCN Giỏi cấp tỉnh, trước ngày 01/3/2017; - Thành lập Hội đồng ra đề thi (Ban đề thi) hiểu biết và thi ứng xử tình huống sư phạm; trình duyệt đề trước ngày 17/3/2017, hoàn tất in ấn đề trước ngày 22/3/2017. 6 - Thành lập Hội đồng coi thi hiểu biết và thi ứng xử tình huống sư phạm, hoàn tất thủ tục trước ngày 14/3/2017. - Thành lập Hội đồng chấm thi (giám khảo): Chấm hồ sơ giáo viên chủ nhiệm; thi hiểu biết; thi ứng xử tình huống sư phạm và thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm; hoàn tất thủ tục trước ngày 17/3/2017. - Dự trù kinh phí và chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tổ chức tốt Hội thi. - Đề xuất Hội khuyến học tỉnh và vận động một số doanh nghiệp tham gia tài trợ quỹ khen thưởng, động viên khuyến khích giáo viên có thành tích tốt trong hội thi. b) Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo - Phổ biến đến các trường trực thuộc kế hoạch Hội thi GVCN Giỏi cấp tỉnh và quán triệt giáo viên về yêu cầu, mục đích và ý nghĩa của Hội thi. - Nộp về Sở (Phòng GDTH- qua email và văn bản) trước ngày 29/02/2017 các nội dung như: + Bộ đề thi GVCN Giỏi cấp huyện, kèm đáp án và hướng dẫn chấm (gửi tập tin dạng word); + Danh sách giáo viên đăng kí tham dự hội thi GVCN Giỏi cấp tỉnh; + Danh sách đề cử cán bộ làm nhiệm vụ coi thi nội dung 2 và 3, theo định mức mỗi phòng GD&ĐT chọn cử 02 cán bộ coi thi. + Đề cử cán bộ cốt cán, nhà giáo ưu tú tham gia hội đồng chấm thi, mỗi phòng GD&ĐT cử 02 người, riêng thành phố Biên Hòa đề cử 4 người. c) Chuẩn bị địa điểm tổ chức hội thi: Phòng GD&ĐT thành phố Biên Hòa phối hợp với Phòng Giáo dục Tiểu học chỉ đạo trường tiểu học Nguyễn An Ninh chuẩn bị tốt các điều kiện nhân sự và cơ sở vật chất phục vụ hội thi. 3. Giải pháp 3: Công tác chuẩn bị đề thi và tài liệu cho giáo viên nghiêng cứu/tham khảo - Ban đề thi hoàn tất việc ra đề thi hiểu biết và thi ứng xử tình huống sư phạm trình Trưởng ban tổ chức Hội thi duyệt đề trước ngày 17/3/2017, hoàn tất in ấn đề trước ngày 22/3/2017; - Cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên trước ngày thi 01 tháng, gồm: + Các bộ đề thi GVCN lớp Giỏi cấp huyện của các đơn vị; + Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014; + Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Ban hành Điều lệ trường tiểu học; + Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 Ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh; 7 + Thông tư 43/2012/TT-BGĐT ngày 26/11/2012, Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. + Tài liệu tham khảo các tình huống sư phạm thuộc các khoa, trường sư phạm biên soạn. Các tài liệu có liên quan Quyền trẻ em; + Tài liệu tham khảo liên quan về phương pháp kỷ luật tích cực, quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục tích cực; công tác chủ nhiệm cho giáo viên tiểu học. 4. Giải pháp 4: Xây dựng quy chế, nội dung và hướng dẫn chấm các nội dung thi a) Quy chế - Đối với thí sinh - Đi dự khai mạc và dự thi đúng giờ theo quy định - Trong quá trình dự thi phải đeo số báo danh do BTC cấp - Trang phục: Giáo viên đăng ký dự thi cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nhà giáo. - Thi hiểu biết và tình huống thí sinh không được phép mang tài liệu, điện thọai vào phòng thi; không trao đổi trong lúc làm bài thi. - Trong quá trình thi kể chuyện, thí sinh được phép mời BGH, đồng nghiệp đến động viên và cổ vũ nhưng yêu cầu phải đảm bảo trật tự, không gây ảnh hưởng đến người dự thi và Ban giám khảo. Người cổ vũ ngồi cách xa Ban giám khảo 2 hàng ghế và không được phép trao đổi, trò chuyện với BGK. Thí sinh phải giữ trật tự, tránh ồn ào trong phòng thi và xung quanh khu vực thi. - Đối với Ban giám khảo - Đi dự khai mạc và chấm thi đúng giờ theo quy định - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chấm thi phải đeo thẻ BGK do BTC cấp - Trang phục cần ăn mặc gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nhà giáo. - Nhận nhiệm vụ và thực hiện đúng nhiệm vụ, không trao đổi hoặc đến phòng chấm của GK khác hoặc xem bài giám khảo khác đang chấm; và bảo mật kết quả chấm thi. - Thân thiện, tôn trọng với thí sinh dự thi và làm việc đảm bảo tính khách quan, công bằng. b) Hướng dẫn chấm các nội dung thi - Thi hồ sơ chủ nhiệm: gồm 03 loại hồ sơ (1) Sổ chủ nhiệm; (2) Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; (3) Báo cáo thành tích chủ nhiệm; - Đối với sổ chủ nhiệm (10 điểm) 8 + Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể (theo tuần, tháng, học kì, năm học), phù hợp với đối tượng học sinh, sát tình hình thực tế của lớp khi được bàn giao từ đầu năm học. Thể hiện rõ nội dung công tác chủ nhiệm theo từng thời điểm, kèm giải pháp thực hiện phù hợp với nội dung công việc. Nội dung tuần phải phù hợp với kế hoạch tháng, . . . Kế hoạch phải phản ánh đầy cho các nhóm đối tượng học sinh của lớp. + Có giải pháp/biện pháp cụ thể để thực hiện công tác chủ nhiệm (Có sự phối hợp với GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường và kế cả PHHS để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình); + Có sự đánh giá rà soát kế hoạch thực hiện tại các thời điểm (tuần, tháng, học kì, năm học) để thấy sự tiến bộ theo từng giai đoạn học của học sinh. Thể hiện diễn biến… thể hiện đầy đủ, chi tiết, cụ thể, khả thi, + Kế hoạch chủ nhiệm được tổ khối, trường kiểm tra và phê duyệt, có tư vấn CBQL nhà trường và sạch sẽ, rõ ràng; Cuối học kỳ, cuối năm học phải phải có sự đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện công tác chủ nhiệm (so sánh với cá chỉ tiêu/kế hoạch đăng kí đầu năm). + Sáng kiến kinh nghiệm (10 điểm) Đây không phải là chấm lại SKKN mà chủ yếu là xem những tác dụng của SKKN trong thực tế công việc: + Về hình thức: Trình bày theo bố cục của SKKN, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay; + Về nội dung: Thể hiện được tính mới, tính khoa học, tính hiệu quả, tính thực tiễn; + Sức lan tỏa tại đơn vị và đồng nghiệp. + Tính cấp thiết của vấn đề, hình thức. + Về giải pháp: dể thực hiện và phù hợp với thực tiễn, . . . + Báo cáo thành tích (10 điểm) + Thành tích nổi bật về công tác chủ nhiệm lớp là gì ? Nêu ngắn gọn giải pháp đã thực hiện trong công tác chủ nhiệm tại nơi công tác, thể hiện đầy đủ nội dung, có hình ảnh, kết quả để minh chứng ( Kết quả giáo dục và các hội thi; Công tác duy trì sĩ số; Tổ chức các hoạt động giáo dục; Công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh và thực hiện nội quy nhà trường; Xây dựng lớp học thân thiện; Công tác phối hợp với PHHS, các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục cho học sinh...). + Các thành tích về sự phối hợp với đồng nghiệp, các đoàn thể, cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm? * Các hồ sơ khác như: Sổ theo dõi chất lượng, sản phẩm có liên quan về công tác chủ nhiệm dùng để làm minh chứng và công tác chấm điểm hồ sơ 9 (Điểm hồ sơ giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ là điểm trung bình cộng của 3 phần thi đối với một giám khảo). - Thi hiểu biết (Lý thuyết): Thời gian 60 phút (Điểm chuẩn 10 điểm) + Đề thi bằng hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, thí sinh không được mang theo tài liệu vào phòng thi. Cấu trúc đề thi có 20 câu trắc nghiệm với 4 lựa chọn (4 điểm) và 1 câu tự luận (6 điiểm), + Điểm tự luận của thí sinh là điểm bình quân của 2 giám khảo (điểm chênh lệch của 2 giám khảo không quá 1,0 điểm). - Thi thực hành xử lý tình huống: Thời gian không quá 20 phút (điểm 10 điểm) + Thí sinh bốc thăm suy nghĩ và viết ra giấy thời gian 05 phút, sau đó trình bày và sẽ được giám khảo hỏi thêm từ 1 đến 2 ý. Điểm của thí sinh là điểm bình quân của 03 giám khảo (điểm chênh lệch của 3 giám khảo không quá 2,0 điểm), + Yêu cầu xử lí tình huống sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và có sức thuyết phục, nêu cách xử lý ngắn gọn, đúng trọng tâm (phù hợp với thực tiễn, có tính sư phạm, nhân văn, thân thiện, . .. thể hiện giọng điệu, biểu cảm). + Cơ cấu biểu điểm: tìm hiểu và phân tích nguyên nhân (4 điểm); Biện pháp giải quyết (6 điểm). - Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm: Thời gian mỗi thí sinh không quá 20 phút (điểm 10 điểm) + Ban tổ chức đọc tên, thí sinh lên kể, giám khảo đặt câu hỏi. Điểm của thí sinh là điểm bình quân của 03 giám khảo (điểm chênh lệch của 3 giám khảo không quá 2,0 điểm), + Câu chuyện kể là những câu chuyện đã được đăng ký, trong quá trình kể phân bố thời gian hợp lý, . .. + Nội dung câu chuyện là có thật, không góp nhặt (tránh đóng kịch/hư cấu) có tính giáo dục, phù hợp với thực tiễn trong dạy học sinh tiểu học; + Chuyện kể phải có nội dung phù hợp với công tác chủ nhiệm lớp, lắng đọng được những ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong công tác chủ nhiệm của chính bản thân giáo viên (nghiêm cấm việc sao chép những mẩu chuyện kể của người khác hoặc lấy từ trên mạng…); + Phong cách lịch sự, vui vẻ, tự tin, thu hút sự chú ý người nghe và phải có phần tự giới thiệu mình trước khi kể… Giọng kể rõ ràng, phù hợp với biểu cảm, có sự lôi cuốn chú ý và thu hút người nghe; điệu bộ, cử chỉ biểu hiện sự cảm xúc phù hợp với nội dung (tránh phong cách nghệ thuật, biểu diễn); + Trang phục: theo qui định truyền thống và trang phục công sở; + Câu chuyện kể phải rút ra được bài học giáo dục (ý nghĩa của câu chuyện phải có sức lan tỏa, xem đây là như là thông điệp giáo dục gửi đến cho đồng nghiệp), 10 + Cơ cấu biểu điểm: Xuất xứ câu chuyện (1,5 điểm); phong cách, diễn xuất (3 điểm); Nội dung câu chuyện (4,5 điểm), ứng xử trả lời câu hỏi (1.0 điểm), + Những câu chuyện kể nếu bị phát hiện coppy trên mạng hoặc copy của thí sinh khác BGK đánh giá không đạt. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Để việc tổ chức Hội thi GVCN lớp giỏi đạt hiệu quả và có chất lượng, là nhờ vào sự làm tốt công tác chuẩn bị đối với các nội thi và có các giải pháp phù hợp với những yêu cầu của nội dung công việc; công tác điều hành tổ chức thực hiện phải có sự đồng bộ giữa Ban tổ chức Hội thi với các thành viên có liên quan và các đơn vị có GV tham gia dự thi: - Hội thi GVCN lớp giỏi cấp Tiểu học được tiến hành tổ chức từ ngày 23/3/2017 và kết thúc vào ngày 20/4/2017, với tổng số GV đăng kí tham gia dự thi là 200 GV, Hội thi được tổ chức thông qua bốn nội dung thi gồm: + Thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm; + Thi hiểu biết; + Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm; + Thi ứng xử tình huống sư phạm; - Sau mỗi nội dung thi đều được Sở GD&ĐT nhận xét đánh giá và thông báo kết quả của hội thi đến với từng GV; Hội thi GVCN lớp giỏi tỉnh cấp Tiểu học được tiến hành nghiêm túc, khách quan đúng theo kế hoạch và đảm bảo đúng theo quy chế. Sau kết quả của bốn nội dung thi, Hội thi đã ghi nhận một số thành tích mà GV đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong các nội dung thi: + Đối với kết quả thi hồ sơ giáo viên chủ nhiệm Phần lớn các loại hồ sơ dự thi của giáo viên đã thể hiện khá rõ nét những công việc thường xuyên đối với một giáo viên chủ nhiệm lớp và phản ánh được những kết quả thực chất trong quá trình dạy học/giáo dục của GV và sự tiến bộ học tập của học sinh. Từ những cơ sở lí luận được tìm hiểu, nghiên cứu, học tập bồi dưỡng giáo viên đã xây dựng các giải pháp cụ thể và linh hoạt để giải quyết có hiệu quả các vấn đề được đặt ra trong công tác chủ nhiệm, cụ thể: Đối với Sổ chủ nhiệm: GV xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo tuần, tháng, học kì, năm học khá cụ thể, chi tiết; thường xuyên cập nhật đầy đủ những diễn tiến kết quả trong quá trình thực hiện và thường xuyên thay đổi/linh hoạt các giải pháp thực hiện phù hợp với nội dung công việc theo từng thời điểm. Nhà trường/tổ khối đã thể hiện sự quan tâm và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác quản lý (như: kiểm tra, phê duyệt và tư vấn với giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp). Nhiều GV đã có sự phối kết hợp chặt chẽ với GV bộ môn, với các đoàn thể trong nhà trường và PHHS để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Đối với Sáng kiến kinh nghiệm/ĐTKH: nhìn chung các đề tài đã được các địa phương công nhận từ cấp huyện, nhiều đề tài thể hiện sự gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn, có sự đầu tư nghiên cứu, đúc kết từ trong thực tiễn. Phản ánh khá rõ nét về những trăn trở, khó khăn, vướng mắc từ đó cần thiết phải có những giải 11 pháp/biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục/dạy học nhằm giúp học sinh tham gia học tập đạt hiệu quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh tiểu học. Đối với Báo cáo thành tích: mỗi GV đều có một thành tích nhất định, song các thành tích đã phản ánh đầy đủ những kết quả giáo dục đạt được trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy- học, . . . Nhiều báo cáo thành tích đã thể hiện những tâm huyết của GV trong việc giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách cho học sinh; báo cáo thể hiện rõ những nỗ lực nhằm đạt những mục tiêu của việc dạy học. Đây là những kết quả quí báu đáng được trân trọng với nhiều cách làm hay, nhiều giải pháp/biện pháp sáng tạo, thiết thực. Qua kết quả việc chấm hồ sơ, đã có những GV có hồ sơ dự thi có chất lượng và hiệu quả khá tốt như: cô Nguyễn Thị Loan- TH Trung Dũng (CM), cô Nguyễn Thị Tuyết Nga- TH Xuân Đường (CM) đều đạt 9,5/10 điểm; cô Nguyễn Thị Phương Anh- TH Trảng Dài (BH), cô Phạm Thị Kim Dung- TH Xuân Đường (CM), cô Nguyễn Thị Hoa- TH Lê Văn Tám (BH), cô Đâ ̣u Thi ̣ Thanh Huyề n- TH Quang Trung (CM), thầy Lê Công Khanh- TH Mạc Đĩnh Chi (XL), cô Lê Thị Năm- TH Trần Quốc Toản (CM), cô Ngô Thị Quỳnh Như- TH Xuân Đường (CM), cô Hà Thi ̣ Lan Oanh- TH Quang Trung (CM), cô Phạm Thị Thu Sương- TH Phú Tân (ĐQ), thầy Nguyễn Văn Thành- TH Tân An (VC), cô Nguyễn Thị Đoan Trang- TH Phú Thanh (TP) đều đạt 9,0/10 điểm. + Đối với kết quả thi hiểu biết Phần lớn GV nắm rất vững những kiến thức thuộc các lĩnh vực như: chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học có liên quan đến công tác chủ nhiệm. Từ những kinh nghiệm trong thực tiễn dạy học, GV đã đúc kết thành những kết quả vừa mang tính lí luận và cũng vừa mang tính thực tiễn trong quá trình chủ nhiệm lớp tại đơn vị, từ đó góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác chủ nhiệm lớp. Đối với bài Trắc nghiệm: hầu hết GV đều hiểu và nắm được tinh thần nội dung các Văn bản của ngành, đã có 12 GV làm đúng 20/20 câu và có 58 GV làm đúng 19/20 câu trắc nghiệm khách quan. Đối với bài Tự luận nhiều GV đã nêu rõ quan điểm, bản lĩnh của mình trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, GV đã nêu ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức học nhóm cho học sinh. Qua kết quả việc tổ chức thi nội dung “Hiểu biết” đã có một số GV có bài thi đạt chất lượng khá tốt như: cô Đặng Thị Huệ- TH Xuân Quế (CM) đạt điểm 9,55/10 điểm; thầy Nguyễn Đình Trung Điệp- TH Đinh Tiên Hoàng (ĐQ), cô Vũ Thị Hương, TH Trưng Vương (TB) và cô Nguyễn Thị Hồng Nhung- TH An Hảo (BH) đều đạt điểm 9,5/10 điểm. + Thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm; 12 Hầu hết GV tham gia dự thi đều thể hiện khá rõ sự đầu tư/tái hiện lại những kỉ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời dạy học của mình thành những câu chuyện hay có tính sư phạm cao, có ý nghĩa giáo dục khá sâu sắc. Nội dung các câu chuyện kể đã thể hiện khá đậm nét về những việc làm, phản ánh tinh thần trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp; ngoài ra còn khắc ghi những tình cảm, những giá trị về tôn sư trọng đạo giữa học sinh, phụ huynh với thầy cô giáo trong công tác chăm sóc, giáo dục cho thế hệ tương lai của đất nước. Hình thức và nội dung của các câu chuyện được sắp xếp theo bố cục rõ ràng, phần lớn các câu chuyện thể hiện khá sâu sắc những việc làm của giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp, từ những câu chuyện có thật rất mộc mạc đã được thầy cô giáo biên soạn thành những câu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và có thể được xem đây là một trong những bài học quý để cho thầy cô giáo trong ngành cần phải học tập, . . . - Phần lớn GV có phong cách lịch sự, vui vẻ, tự tin, có giọng kể rõ ràng, phù hợp với biểu cảm, có sự lôi cuốn, thu hút người nghe; điệu bộ, cử chỉ biểu hiện sự cảm xúc phù hợp với nội dung của từng câu chuyện. Đáng được biểu dương một số thầy cô giáo như: cô Phạm Thị Lụa- TH Phú Thạnh (NT) đạt điểm 8,7/10; cô Nguyễn Thị Hạnh- TH Nguyễn Thị Định (TP), cô Ngô Thị Quỳnh Như- TH Xuân Đường (CM), cô Nguyễn Thị Thùy Dương- TH Sông Mây (VC), cô Trương Thị Thảo- TH Tam Hiệp B (BH), thầy Đào Văn Khởi- TH Nguyễn Khắc Hiếu (BH), cô Nguyễn Bích Huyền- TH Trần Quốc Toản (ĐQ) và cô Vũ Thị Tuấn- TH Phước Thiền 2 (NT) tất cả đều đạt điểm 8,5/10. + Đối với nội dung thi “Ứng xử tình huống sư phạm” Nhiều GV, trong quá trình trình bày đã thể hiện tính sư phạm khá cao trong việc xử lý tình huống, đã trình bày rõ ràng, có sự lôi cuốn chú ý và thu hút người nghe; … Mỗi tình huống là một bài học có ý nghĩa và giá trị rất nhân văn trong công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh tiểu học. Mặc dù, mỗi GV chỉ có 5 phút để chuẩn bị cho việc xử lí tình huống nhưng phần lớn GV đã phân tích được những nội dung cốt lõi của tình huống cần phải xử lý/cần giải quyết; có nhiều tình huống mang tính chất giả định nhưng với những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình làm công tác chủ nhiệm nhiều GV đã có dẫn dắt minh chứng cụ thể để làm bộc lộ những nội dung/yêu cầu của tình huống cần phải xử lý,… Đồng thời đã trình bày khá trọng tâm, giải quyết các tình huống một cách sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và có sức thuyết phục,... Hội thi đã ghi nhận và đánh giá rất cao về khả năng ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm rất khoa học để lại nhiều ấn tượng cho giám khảo như: cô Đoàn Thị GiangTH Phú Thanh (TP) đạt điểm 8,7/10; cô Trương Thị Thảo - TH Tam Hiệp B (BH), cô Ngô Thị Quỳnh Như- TH Xuân Đường (CM), thầy Đào Văn Khởi- TH Nguyễn Khắc Hiếu (BH) đều đạt điểm 8,5/10. - Sau kết quả của bốn nội dung thi, Hội thi đã ghi nhận một số thành tích mà GV đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong các nội dung thi như: GV có giọng kể rõ ràng, phù hợp với biểu cảm, có sự lôi cuốn, thu hút người nghe và đạt giải nhất 13 hội thi đối với cô Nguyễn Thị Hạnh – TH Nguyễn Thị Định (TP), đạt giải ba hội thi đối với cô Nguyễn Thị Thùy Dương – TH Sông Mây (VC). GV có bài thi Hiểu biết khá tốt đã nêu được những giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức học nhóm và đạt giải nhất hội thi đối với cô Nguyễn Thị Hồng Nhung – TH An Hảo (BH), đạt giải nhì hội thi đối với cô Đặng Thị Huệ – TH Xuân Quế (CM), cô Vũ Thị Hương –TH Trưng Vương (TB). GV có hồ sơ dự thi đạt chất lượng cao và đạt giải nhì hội thi đối với cô Ngô Thị Quỳnh Như – TH Xuân Đường (CM), cô Đâ ̣u Thi ̣ Thanh Huyề n – TH Quang Trung (CM), đạt giải ba hội thi đối với thầy Lê Công Khanh – TH Mạc Đĩnh Chi (XL). GV xử lý tình huống sư phạm rất khoa học để lại nhiều ấn tượng cho giám khảo và đạt giải nhì hội thi đối với cô Đoàn Thị Giang - TH Phú Thanh (TP), đạt giải ba hội thi đối với thầy Đào Văn Khởi – TH Nguyễn Khắc Hiếu (BH) và cô Trương Thị Thảo – TH Tam Hiệp B (BH). Hội thi GVCN lớp giỏi đã được đông đảo thầy cô giáo hưởng ứng tham gia dự thi, độ tuổi trung bình tham gia dự thi là 40 tuổi, GV lớn tuổi nhất tham gia hội thi có thầy Lê Công Khanh (SN 1963) – TH Mạc Đĩnh Chi (XL), GV nhỏ tuổi nhất (SN 1992) tham gia hội thi có cô Trần Thuỳ Linh – TH Diên Hồng (TB), cô Phạm Thị Lý – TH Sông Mây (VC) và có 120 GV được công nhận GVCN lớp giỏi cấp tỉnh, năm học 2016 – 2017. - Kết quả theo đơn vị: SỐ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Huyện (Tx, Tp) Định Quán Biên Hoà Cẩm Mỹ Vĩnh Cửu Xuân Lộc Long Khánh Trảng Bom Thống Nhất Nhơn Trạch Tân Phú Long Thành Tổng cộng: Đăng ký dự thi 20 25 20 15 20 17 20 15 13 20 15 200 Số GV được công nhận GVCN lớp giỏi tỉnh 17 19 14 10 13 11 11 7 6 7 5 120 Giáo viên đạt Tỷ lệ 85.0% 76.0% 70.0% 66.7% 65.0% 64.7% 55.0% 46.7% 46.2% 35.0% 33.3% 60.0% Nhất 1 Nhì 1 3 Ba Đạt 1 3 1 3 1 16 14 10 7 12 11 8 7 6 4 5 100 1 2 1 1 1 2 6 12 V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Đề xuất: Đối với các Phòng GD&ĐT + Căn cứ vào kết quả của Hội thi GVCN lớp giỏi tỉnh, năm học 2016– 2017, cần nghiêm túc triển khai rút kinh nghiệm về chất lượng tham gia hội thi GVCN 14 lớp giỏi tỉnh cấp Tiểu học trong CBQL, GV về những mặt được và chưa được; từ kết quả của các nội dung thi và kết quả của Hội thi GVCN lớp giỏi tỉnh cấp Tiểu học cần nghiêm túc nhìn nhận và đề ra kế hoạch trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ GV nói chung. Các địa phương tiếp tục chỉ đạo CBQL các trường tiểu học thực hiện hiệu quả việc đánh giá thực trạng năng lực, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV trong công tác chủ nhiệm. Tạo mọi điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, sự sáng tạo về công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. + Trong sinh hoạt chuyên môn trường cần định hướng cho GV phát huy tốt việc phối hợp chặt chẽ các môi trường giáo dục (gia đình, nhà trường và xã hội), mở rộng mối quan hệ giao tiếp trong phụ huynh học sinh và thường xuyên hơn nữa trong công tác bồi dưỡng, luyện tập cho GV các kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng trình bày, kể chuyện trong công tác giáo dục học sinh nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục học sinh từ đó tạo ra những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. + Đẩy mạnh vai trò công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV, thúc đẩy GV tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật kiến thức để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng việc dạy - học, chủ nhiệm lớp. - Kiến nghị Từ những kết quả thực tế trong công tác tổ chức hội thi, trân trọng đề nghị Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục – Bộ GD&ĐT, xem xét: + Điều chỉnh: Điều 6 của Điều lệ Hội thi GVCN lớp Giỏi (Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TT–BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với hội thi cấp huyện, tỉnh chỉ tổ chức hội thi với 03 nội dung: Nội dung thi ứng xử tình huống sư phạm và nội dung thi kể chuyện về công tác chủ nhiệm gộp lại thành 01 nội dung thi. + Điều chỉnh: Điều 14 của Điều lệ Hội thi GVCN lớp Giỏi (Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi: Chỉ cần đánh giá, chấm điểm 03 nội dung và điểm của mỗi nội dung phải đạt từ 8 trở lên. VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014; 2. Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 Ban hành Điều lệ trường tiểu học; 3. Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 Ban hành Điều lệ Ban Đại diện cha mẹ học sinh; 4. Thông tư 43/2012/TT-BGĐT ngày 26/11/2012, Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. 15 + Tài liệu tham khảo các tình huống sư phạm thuộc các khoa, trường sư phạm biên soạn. Các tài liệu có liên quan Quyền trẻ em; + Tài liệu tham khảo liên quan về phương pháp kỷ luật tích cực, quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục tích cực; công tác chủ nhiệm cho giáo viên tiểu học. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Huỳnh Công Thuận 16 VII. PHỤ LỤC Mẫu 1 PHIẾU ĐIỂM CHẤM HỒ SƠ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI TIỂU HỌC CẤP TỈNH NĂM HỌC 2016 - 2017 Họ và tên giáo viên dự thi: ......................................................................................... Trường tiểu học:...........................................................Huyện:................................... Nội dung đánh giá T T Yêu cầu chi tiết I Sổ chủ nhiệm (10) Có kế hoạch năm, HK, tháng, tuần; nội dung chủ nhiệm theo từng thời điểm, sát với yêu cầu nhiệm vụ của ngành . . . Nội dung công tác chủ nhiệm cụ thể từng thời điểm có kèm giải pháp thực hiện phù hợp với nội dung công việc đưa ra, . . . Các giải pháp/biện pháp cụ thể để thực hiện công tác chủ nhiệm có sự phối hợp với GV bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường và kế cả PHHS Nội dung công tác chủ nhiệm trong tuần phải phù hợp với kế hoạch tháng (cụ thể hoá của) Sau mỗi thời điểm (tuần, tháng, học kì, năm học) có sự đánh giá rà soát kết quả kế hoạch thực hiện để thấy sự tiến bộ của HS của lớp. Thể hiện diễn biến đầy đủ, chi tiết, cụ thể, khả thi, . . . Kế hoạch chủ nhiệm được tổ khối, trường kiểm tra, phê duyệt, có tư vấn của CBQL nhà trường và sạch sẽ, rõ ràng; Cập nhật và thể hiện rõ đầy đủ các trang thông tin và kế hoạch GD đối với HS có năng khiếu, HS cá biệt, HS sinh yếu, . . . Sáng kiến kinh nghiệm/Đề tài (10) Hình thức: Trình bày theo bố cục của SKKN, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác và khoa học; nội dung được hệ thống hóa một cách chặt chẽ (phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay) Nội dung: Thể hiện được tính mới, tính khoa học, tính hiệu quả, tính thực tiễn; phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ( Sức lan tỏa tại đơn vị và đồng nghiệp. Tính cấp thiết của vấn đề, hình thức vấn đề cần GD hiện nay. Về giải pháp: khoa học sáng tạo, dễ áp dụng và phù hợp với thực tiễn, . . . 1 2 3 4 5 6 7 II 1 2 3 Điểm số Tối Đạt đa được Nhận xét tóm tắt 10 2 2 1 1 2 1 1 10 2 6 2 17 III Báo cáo thành tích về công tác chủ nhiệm (10) 10 Thành tích phải thể hiện và làm nổi bật những kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp (như: xây dựng môi trường thân thiện lớp học; vận động, phối hợp các nguồn lực cùng tham gia hoạt động giáo dục; kết quả giáo dục rèn luyện các phẩm chất, năng lực cho học 1 sinh; kết quả bồi dưỡng học sinh năng khiếu; rèn 4 luyện, phụ đạo, giúp đỡ học sinh khó khăn; Kết quả các hội thi; Công tác duy trì sĩ số; Tổ chức các hoạt động giáo dục; Công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS và thực hiện các nhiệm vụ khác có ảnh hưởng đến công tác giáo, . . .) Có giải pháp để thực hiện trong công tác nhằm đạt 2 những thành tích trong công tác chủ nhiệm; Công tác 3 phối hợp với PHHS, các đoàn thể trong nhà trường. Thành tích có lan toả rộng rãi trong thực tế để đồng 3 nghiệp học tập hay không? Và có thuyết phục được 2 đồng nghiệp hay không? Có rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình 4 1 thực hiện để đạt thành tích hay không? Các loại hồ sơ khác/điểm cộng thêm (1,0 điểm) 1,0 Kế hoạch tổ chức các hoạt động SHTT lớp; hoạt động GDNGLL. Kế hoạch giáo dục cá nhân. Sổ CLGD. 1 Hình ảnh, tư liệu về các phong trào, hoạt động chủ nhiệm lớp. Tổng số điểm của 3 nội dung thi 30 Tổng số điểm Trung bình của 3 nội dung thi 10 Ba nội dung trên điều có giá trị như nhau (điểm chênh lệch giữa các giám khảo không quá 1,0 điểm). Điểm hồ sơ giáo viên chủ nhiệm được tính theo thang điểm 10; là điểm trung bình cộng của các giám khảo và làm tròn đến 0,5 điểm). Tổng điểm: ................/10 điểm Nhận xét chung: 1/ Ưu điểm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… 2//Tồn tại: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đồng Nai, ngày tháng 4 năm 2017 Giám khảo ….. 18 Mẫu 2 PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI KỂ CHUYỆN GVCN GIỎI CẤP TIỂU HỌC HỌ VÀ TÊN GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SỐ BD: . . . . . . . Điểm Điểm Chuẩn GK TIÊU CHÍ CHẤM 1. Xuất xứ chuyện kể: - Chuyện có nguồn gốc, xuất xứ đáng tin cậy (của bản thân trong hoạt động chủ nhiệm). - Tên câu chuyện phù hợp với nội dung trong văn bản đã nộp cho BTC. 2. Phong cách, diễn xuất, … - Phong cách lịch sự, vui vẻ, tự tin, thu hút sự chú ý người nghe,… - Giọng kể rõ ràng, phù hợp với biểu cảm, có sự lôi cuốn chú ý và thu hút người nghe; điệu bộ, cử chỉ biểu hiện sự cảm xúc phù hợp với nội dung (tránh phong cách nghệ thuật, biểu diễn…); - Trang phục: theo quy định truyền thống hoặc trang phục công sở; 3. Nội dung câu chuyện - Nội dung câu chuyện có tính giáo dục, là câu chuyện có thật, phù hợp với thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học (trách việc sao chép những mẩu chuyện kể của người khác hoặc lấy từ trên mạng)… - Chuyện kể lắng đọng được những ấn tượng sâu sắc nhất của bản thân trong công tác chủ nhiệm; - Câu chuyện kể phải rút ra được bài học giáo dục (ý nghĩa của câu chuyện phải có sức lan tỏa, xem đây như là thông điệp giáo dục gửi đến cho đồng nghiệp). - Trong quá trình kể phân bố thời gian hợp lý (tối đa không quá 15 phút),… - Có phần liên hệ sâu sắc, có tính giáo dục cao, nêu được bài học kinh nghiệm. - Trả lời câu hỏi của BGK (nếu có). Tổng cộng Nhận xét 1,0 2,0 7,0 10 * Đánh giá chung về câu chuyện kể: ……………………………………………………………………………………… ………......................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Đồng Nai, ngày tháng 4 năm 2017 Giám khảo ….. 19 Mẫu 3 PHIẾU CHẤM ĐIỂM THI ỨNG XỬ TÌNH HUỐNG GVCN GIỎI CẤP TIỂU HỌC HỌ VÀ TÊN GV: . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . SỐ BD: . . . . . . . Điểm Điểm Chuẩn GK TIÊU CHÍ CHẤM 1. Phong cách trình bày, … - Phong cách lịch sự, vui vẻ, tự tin,… - Trình bày rõ ràng, phù hợp với biểu cảm, có sự lôi cuốn chú ý và thu hút người nghe; điệu bộ, cử chỉ biểu hiện sự cảm xúc phù hợp với nội dung xử lý tình huống; 2. Nội dung của việc ứng xử - Thời gian trình bày xử lý tình huống tối đa không quá 15 phút; - Yêu cầu phân tích được tình huống cần xử lý; trình bày trọng tâm vào tình huống, tránh dài dòng, lan man; có dẫn dắt minh chứng phù hợp với thực tiễn nhằm để xử lý tình huống… Nhận xét 2,0 8,0 - Xử lí tình huống có tính sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn và có sức thuyết phục, .. - Nội dung trình bày có tính sư phạm, nhân văn, thân thiện, . .. Rút ra ý nghĩa và giá trị của việc xử lý tình huống, . . . . Tổng cộng 10 * Đánh giá chung về nội dung xử lý tình huống: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Đồng Nai, ngày tháng 4 năm 2017 Giám khảo ….. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan