Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ ...

Tài liệu Skkn xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ

.DOC
21
89
115

Mô tả:

SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển. Vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước xã hội chủ nghĩa, để đạt được điều mong muốn trên thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ em phải được hưởng nền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp để giúp trẻ phát phát triển về mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. Đất nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam, việc phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển cuộc sống của con người. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng cùng với chiến lược đó Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em.“Trẻ em hôm nay Thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em sẽ trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai thì ngay từ thủa ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ. Chính vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non có một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Chăm sóc nuôi dưỡng vê ̣ sinh an toàn thực phâm và bảo vê ̣ sức khoe cho trẻ trong trường mầm non là viê ̣c hết sức quan trọng mà toàn đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bâ ̣c học mầm non viê ̣c chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vê ̣ sức khoe của trẻ được đă ̣t lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khoe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển cơ thể cân đối hài hòa Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ bởi nó luôn luôn đòi hoi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn nói chung và đặc biệt là nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo nói riêng. - 1/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng. Mục tiêu chất lượng ở trường Mầm non là hình thành ở trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người, giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm xã hội, thâm mỹ, ngôn ngữ và khoa học tự nhiên. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho đội ngũ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong đó chăm sóc, nuôi dưỡng được đưa lên hàng đầu, vì vậy đòi hoi đội ngũ CB, GV, NV trong trường phải có trình độ, có kiến thức về nuôi dưỡng. Bản thân tôi là một cô nuôi của nhà trường, tôi thật sự băn khoăn trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm hiện nay, làm thế nào để có được một thực đơn cân đối hợp lý, đảm bảo calo, cân đối tỷ lệ 3 chất P – L – G, Can xi, B1, Vitamin... thay đổi theo mùa với nhiều loại thực phâm phong phú đa dạng. Hiểu được việc xây dựng thực đơn cho trẻ mầm non có tầm quan trọng như vậy. Cùng với sự giúp đỡ của ban giám hiệu, sự kết hợp của các bạn đồng nghiệp trong tổ nuôi dưỡng và giáo viên trên lớp đã giúp đỡ tôi mang lại những bữa ăn hàng ngày thật ngon miệng cho trẻ. Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ mầm non” 2. Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng của việc xây dựng thực đơn ở tại trường để tìm ra những biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ trong trường mầm non để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu thị trường hiện nay. - Nghiên cứu thực trạng trong khi xây dựng thực đơn tại trường mầm non - Từ thực trạng đó đề ra một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với nguồn thực phâm sẵn có ở địa phương - Đề xuất kiến nghị với các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tốt cho việc xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ tại trường mầm non 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng sáng kiến - Một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý, phù hợp với nguồn thực phâm sẵn có tại địa phương cho trẻ mầm non tại trường mầm non 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp trực quan - Phương pháp thực hành - Phương pháp thực hành, đánh giá. 5. thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 04 năm 2017 - 2/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Xác định được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dạy thế hệ trẻ từ xưa đến nay trên toàn thế giới đều có chiến lược lâu dài về chăm lo bồi dưỡng thế hệ sau này. Ở nước ta lúc sinh thời trong bài nói chuyện với lớp đào tạo cán bộ Mẫu Giáo năm 1959 Bác Hồ đã căn dặn: "Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lớn lên mới tốt" Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng thì ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khoe của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt cơ thể sẽ khoe mạnh phát triển tốt. Ngược lại nếu cho trẻ ăn uống không khoa học, không đúng giờ giấc sẽ gây rối loạn tiêu hóa, làm ảnh hưởng đến sức khoe có thể mắc một số bệnh như tiêu hóa, còi xương, suy dinh dưỡng, khô mắt…. Như chúng ta đã biết tổ chức hoạt động nâng cao chất lượng ở trường mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, hai nhiệm vụ này là rất quan trọng được tổ chức song hành trong trường mầm non, trong đó chăm sóc nuôi dưỡng được đưa lên hàng đầu, đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, nếu nuôi dưỡng tốt sẽ giúp trẻ phát triển về tâm sinh lý, cơ thể cân đối hài hòa, khoe mạnh, nhanh nhẹn thích tham gia vào các hoạt động. Ngược lại nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra bệnh tật, suy dinh dưỡng kém phát triển dẫn đến hiệu quả giáo dục đạt không cao. Trong những năm qua hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng ở các cơ sở giáo dục mầm non đã thu được nhiều kết quả. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ sức khoe cho trẻ được nâng lên rõ rệt. Góp phần lớn trong việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao. Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi là chúng ta đã tạo dựng được một nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước sau này. Vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là sự tăng tốc về chiều cao và cân nặng. Vì thế trẻ cần một lượng dinh dưỡng lớn, hiện nay tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam vẫn còn khá cao. Chính vì vậy mà công tác phòng chống suy dinh dưỡng là nhân tố quan trọng về chiến lược phát triển con người. Dinh dưỡng là một nhu cầu rất quan trọng đối với chúng ta nói chung và đối với trẻ em nói riêng, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí lực. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn, khoẻ mạnh, thông minh và học gioi. - 3/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Ngược lại nếu nuôi dưỡng không đúng cách trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, chậm phát triển và dễ mắc bệnh, dinh dưỡng không hợp lý kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Nếu ăn thiếu các chất dinh dưỡng cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển, dễ dẫn đến bệnh còi xương và suy dinh dưỡng, còn nếu trẻ ăn thừa chất dinh dưỡng thì dễ mắc các bệnh béo phì. Do đó nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi là do sự kết hợp nhiều yếu tố như thiếu kiến thức nuôi con, do thiếu ăn và bệnh tật. Nhưng nguyên nhân chính là do cách nuôi dưỡng không hợp lý, cho trẻ ăn vô nguyên tắc, trẻ thích ăn gì thì cho trẻ ăn thứ đó mà phụ huynh không chú ý đến việc phối hợp các loại thực phâm, không cân đối giữa các chất dinh dưỡng động vật và thực vật, không đảm bảo vệ sinh và kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuân cụ thể như trẻ bị bệnh sởi, viêm đường hô hấp, biếng ăn hoặc do bị ăn kiêng khem quá mức. Cho trẻ ăn dặm quá sớm gây rối loạn tiêu hoá và kém hấp thụ hoặc cho trẻ ăn quá muộn cơ thể trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng. Do đó việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất cần thiết là trách nhiệm của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên góp phần thúc đây sự nghiệp giáo dục nước nhà phát triển kịp thời các nước có nền giáo dục tiên tiến hiện đại. 2. Cơ sở thực tiễn a. Tình hình thực tế của đơn vị. Thực tế hiện nay trẻ em Việt Nam tỉ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao đó chính là nỗi băn khoăn của toàn xã hội, các cấp lãnh đạo cũng như các nhà trường. Muốn phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ được tốt không phải đợi khi trẻ lớn mà chúng ta phải phòng chống khi trẻ còn trong trứng, trong thời kỳ bào thai đến khi sinh ra và lớn lên. Trong thực tế hiện nay do điều kiện đời sống của nhân dân còn khó khăn nên việc chăm sóc giáo dục trẻ còn thiếu thốn, kiến thức nuôi dạy trẻ chưa đồng đều nên việc đầu tư và tổ chức bữa ăn cho trẻ cũng như chăm sóc trẻ ở nông thôn còn nhiều hạn chế do đó ảnh hưởng ít nhiều đến việc xây dựng thực đơn, khâu phần ăn cho trẻ ở trường mầm non. Đó cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Trường mầm non nơi tôi công tác nằm trên địa bàn cuối Quận, về kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Nhà trường đã được công nhận là trường đạt chuân quốc gia giai đoạn 1 có 9 lớp trong đó 7 lớp mẫu giáo và 2 lớp nhà trẻ tổng số học sinh toàn trường là 260 trẻ. - 4/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Trong những năm qua trường đã thực hiện tốt các chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm, nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng hàng năm, trường làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc phụ huynh dưới nhiều hình thức như thông qua các buổi họp phụ huynh, qua các hội thi, tuyên truyền qua các giờ đón trả trẻ. Phối kết hợp với hội phụ nữ để tuyên truyền với các nội dung như tổ chức bữa ăn hợp lý cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm, cách phòng chống một số loại bệnh cho trẻ... Nhà trường đã tổ chức tôt việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, như tổ chức cân xếp kênh theo dõi bằng biểu đồ cho trẻ để kịp thời phát hiện ra số trẻ bị suy dinh dưỡng. Phối hợp với trạm y tế xã để khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh cho trẻ, đảm bảo tốt giấc ngủ cho trẻ. Cơ sở vật chất: Trường có bếp ăn một chiều, thực hiện đúng nguyên tắc bếp một chiều, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phâm, có đồ dùng phục vụ đầy đủ. Mức đóng góp cho trẻ ăn được tăng đáng kể. Tóm lại việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non Na Mao đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Công tác phòng chống suy dinh dưỡng của nhà trường trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối tốt nhưng tỉ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn ở mức cao. Qua việc đánh giá thực trạng của trường bản thân tôi đã rút ra được một số tồn tại sau: 1. Công tác nâng cao chất lượng bữa ăn còn thấp 2. Chưa có những thực đơn hợp lý theo mùa 3. Thực hiện vệ sinh an toàn thực phâm chưa thường xuyên 4. Lượng Kcalo chưa đảm bảo 5. Công tác phối kết hợp chưa thường xuyên 6. Tỷ lệ các chất chưa cân đối Trên cơ sở những tồn tại trong việc xây dựng thực đơn của trường, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm giải quyết những tồn tại trên, góp phần xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ trong nhà trường và góp phần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trường xuống mức thấp nhất. b. Những thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường đều đạt trình độ trên chuân, tích cực học tập, tự học tự bồi dưỡng, có nhiều năm làm công tác quản lý nên kỹ năng nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo đã được tích luỹ qua hàng năm dám nghĩ dám làm, kiên trì, chịu khó. - 5/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Đội ngũ cán bộ giáo viên đoàn kết tốt, đồng tâm đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường có năng lực sư phạm xếp loại tốt và có rất nhiều giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên dạy gioi cấp thành phố và cấp cơ sở. Cơ sở vật chất tương đối ổn định các công trình và nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm. Đồ dùng phục vụ bán trú, bếp ăn được xây dựng theo bếp một chiều, công tác vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn. Có sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể và phụ huynh học sinh được sự tin tưởng tuyệt đối của các bậc cha mẹ trẻ. Điều kiện phương tiện để phục vụ chăm sóc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ như đồ dùng phục vụ, sơ chế, chế biến thực phâm, đồ dùng ăn uống khá đầy đủ. Nhà trường có khuôn viên rộng để cho trẻ hoạt động, cũng như có diện tích đất rộng để tăng gia trồng rau, trồng cây ăn quả như đu đủ, chuối.... * Khó khăn: - Đại đa số phụ huynh là làm nông nghiệp nên thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ - Sự nhận thức của phụ huynh chưa đồng đều nên công tác tuyên truyền chưa đạt kết quả cao. - Kinh phí tài liệu tuyên truyền còn thiếu Dựa vào tình hình thực tế của trẻ trong trường, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau: - Biện pháp 1: Đàm bảo đủ lượng calo - Biện pháp 2: Cân đối tỷ lệ giữa các chất: P – L - G - Biện pháp 3: Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phâm - Biện pháp 4: Thực đơn theo mùa - Biện pháp 5: Đảm bảo chế độ tài chính - Biện pháp 6: Vệ sinh an toàn thực phâm - Biện pháp 7: Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu để tìm ra nhiều món ăn mới lạ hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng để thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên - Biện pháp 8: Quản lý theo dõi sức khoe của trẻ đúng qui định - Biện pháp 9: Thực hiê ̣n tốt công tác tuyên truyền 3. Các biện pháp thực hiện Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng trái lại trẻ không thể ăn một lượng thức ăn lớn. Do vậy trong bữa ăn của trẻ ta phải tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu sau đây: + Đảm bảo đủ lượng calo - 6/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ + Cân đối các chất P (protêin ) – L ( Lipid) – G ( Glucid) + Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phâm + Thực đơn theo mùa, phù hợp với nguồn thực phâm ở tại địa phương + Đảm bảo chế độ tài chính + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm Muốn xây dựng thực đơn cho trẻ ta phải bám sát vào các yêu cầu trên, các yêu cầu đó luôn là tổng thể thống nhất trong mỗi thực đơn. Sau đây tôi đưa ra một số kinh nhgiệm xây dựng thực đơn theo từng yếu tố cụ thể: 3.1. Biện pháp 1: Đàm bảo đủ lượng calo Năng lượng được cung cấp từ các chất đạm (P), bột đường (G) và chất béo (L). G có nhiều ở trong các loại ngũ cốc và đường . L có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu. Khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa các loại thực phâm nhiều chất dinh dưỡng và thực phâm ít chất dinh dưỡng với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày. Ví dụ: Bữa chính sáng: Thịt gà rim gừng Su su, cà rốt xào thịt bò Canh rau cải cúc nấu tôm Bữa chính chiều: Xôi đỗ xanh + Ruốc Với thực đơn này chất dinh dưỡng trong thịt gà là rất thấp cho nên ta phải kết hợp với món rau sào thịt bò và canh rau cải cúc nấu tôm vì thịt bò và tôm có chất dinh dưỡng cao để tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khâu phần ngày hôm đó, cân đối hợp lý và đảm bảo đủ năng lượng Kclo cho trẻ trên ngày để trẻ hoạt động. Ảnh: thực đơn của bé - 7/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ 3.2. Biện pháp 2: Cân đối tỷ lệ giữa các chất: P – L - G Protein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng. Lipid là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thức ăn giầu Lipid gồm dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và một số loại hạt quả có nhiều tinh dầu như đỗ, lạc, vừng... Glucid cung cấp lượng tinh bột đường chủ yếu trong cơ thể Glucid có nhiều trong gạo, bột mỳ, miến, đường, đậu … Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phâm. Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất : P – L - G theo tỷ lệ thích hợp của trẻ mẫu giáo là: 12 – 15%; 20 – 30%; 55 – 68% và cần cân đối lượng đạm động vật và đạm thực vật phải đạt tỷ lệ 50/50%. Lượng Lipid cũng cần cân đối động vật và thực vật là 50/50%. Còn đối với trẻ nhà trẻ thì tỷ lệ các chất P – L – G là 12 – 15%; 35 – 40%; 45 – 53%. Muốn cân đối được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây : Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt, ngược lại đạm có nguồn gốc từ thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày thì hạn chế, vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm cung cấp từ thịt, cá, trứng với đạm cung cấp từ đậu, lạc,vừng. Qua đó kết hợp với các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như rau ngót, rau muống, giá đỗ. Muốn đảm bảo được lượng Lipid trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến thành các món rán, xào. Để đảm bảo được lượng Glucid cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày, bữa chính sáng trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp, mỳ, chè các loại. Đặc biệt cần chú ý trong cả hai bữa ăn của trẻ đều phải có chất đạm động vật ví dụ bữa chính chiều phải là bún nấu thịt, nếu là bánh rán thì phải là bánh rán nhân mặn. 3.3. Biện pháp 3: Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm: Tất cả các chất dinh dưỡng đều hết sức cần thiết cho cơ thể trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thế trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ ta phải kết hợp nhiều loại thực phâm. Mỗi loại thực phâm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen thêm nhiều loại thực phâm trong bữa ăn, có như vậy thực đơn mới phong phú đa dạng. Ví dụ: Thực phâm từ đậu phụ có thể chế biến thành đậu rán sốt cà chua, đậu nhồi thịt, trứng hấp thịt đậu phụ … - 8/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Thực phầm từ cua đồng ngoài nấu canh riêu cua có thể kết hợp rau mùng tơi, rau đay, mướp, rau dền, rau rút, rau muống, khoai sọ, rau ngót… chất nọ bổ sung cho chất kia làm cho giá trị dinh dưỡng của ba chất tăng lên rất nhiều. Để tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn trên cùng một loại thực phâm ta có thể kết hợp hợp với một số gia dảm khác tạo ra nhiều món ăn khác nhau nên tránh các loại gia dảm cay, nóng. Ảnh: thực phâm tươi cho trẻ hàng ngày 3.4. Biện pháp 4: Thực đơn theo mùa: Ở lứa tuổi mầm non đòi hoi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng vô cùng quan trọng, vì thế khi chế biến các món ăn cũng phải đặc biệt quan tâm về khâu vị và trạng thái của thức ăn. Khi xây dựng thực đơn phải chú ý đến các món ăn của trẻ nhất là khâu chế biến như băm nho, thái nho, nấu phải nhừ, mềm kể cả rau. Ăn uống còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu theo từng mùa. Như mùa hè nóng bức nhu cầu về các món có nhiều nước tăng lên và những món canh chua, canh cua … trẻ rất thích ăn. Còn về mùa đông thời tiết lạnh ta có thể sử dụng các món sào, rán thuộc các món ăn hầm nhừ ăn nhiều hơn. Còn về thực phâm các loại rau quả ta nên dùng mùa nào thức đó không cần thiết phải sử dụng thực phâm trái mùa. - 9/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Ảnh: thực đơn theo mùa của trẻ 3.5. Biện pháp 5: Đảm bảo chế độ tài chính: Với mức tiền thu 22.000 đ/ngày/trẻ, để xây dựng được thực đơn đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng lại đảm bảo lượng calo và đạt tỷ lệ các chất đòi hoi cô nuôi phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có. Để đảm bảo bữa ăn được phong phú đa dạng thực đơn ngày nào cũng phải có thịt hoặc cá, trứng, tôm và canh rau, quả chín... ta phải biết phối hợp thực phâm đắt với thực phâm rẻ. Nguyên tắc này rất quan trọng mà số tiền cho mỗi xuất ăn lại có hạn nhờ có nó mà trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ, trẻ vẫn được ăn đầy đủ các loại thực phâm trong bữa ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ảnh: Tài chính công khai - 10/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ 3.6. Biện pháp 6: Vệ sinh an toàn thực phẩm: Để trẻ khoẻ mạnh cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất, đủ lượng và những bữa ăn ngon miệng, hết xuất, bên cạnh đó khâu vệ sinh an toàn thực phâm được đặt lên hàng đầu. Từ việc mua bán, tiếp nhận, bảo quản và chế biến thực phâm đều do các cô nuôi trực tiếp đảm nhận. Ảnh: Mọi người tuân thủ nội quy nhà bếp Nhà trường đã ký hợp đồng mua bán lâu dài với những cơ sở đáng tin cậy. Mỗi ngày đều phải lưu mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho đến bữa phụ và cả bữa xế. Cô nuôi có sổ sách ghi chép tỷ mỷ khi mua bán tiếp nhận thực phâm và có ban thanh tra, ban giám hiệu nhà trường hoặc lớp trực tuần giám sát. Cô nuôi có đủ trang phục, đồ dùng dụng cụ nhà bếp đầy đủ, thực hiện đúng theo bếp ăn một chiều. Từ nhâ ̣n thức công tác vê ̣ sinh an toàn thực phâm đóng vai trò quan trọng, thâ ̣m chí quyết định đến chất lượng thực phâm, chất lượng bữa ăn có tác đô ̣ng đến sức khoe và sự phát triển của trẻ. Tôi coi trọng viê ̣c vê ̣ sinh an toàn thực phâm là hàng đầu, tôi đã thực hiê ̣n mô ̣t số yêu cầu sau: - Để làm tốt viê ̣c này tôi yêu cầu nhà bếp lên lịch vê ̣ sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng thực hiê ̣n đúng lịch. - Nhà bếp hàng ngày phải vê ̣ sinh dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn uống như: Tô, muỗng, nồi… hàng ngày phải được rửa sạch, phơi khô dưới ánh nắng, trụn nước sôi dụng cụ dựng thức ăn cho trẻ. Hàng tuần tổng vê ̣ sinh nhà bếp, khơi thông cống rãnh. - 11/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ - Để đảm bảo vê ̣ sinh an toàn thực phâm chúng tôi còn coi trọng đến khâu chế biến các món ăn cho trẻ, thực phâm được chế biến theo mô ̣t chiều, thức ăn sống không để gần thức ăn chín, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Riêng thực phâm phải đảm bảo số lượng, chất lượng có giá cả hợp lý. Ví dụ: Thịt: Phải rõ nguồn gốc, mùi vị bình thường, có màu hồng, thớ thịt nho phải có đô ̣ rắn. Dù có hợp đồng cung cấp thực phâm với công ty thực phâm sạch Bảo An Huy nhưng tổ trưởng cấp dưỡng vẫn phân công từng cấp dưỡng trực nhâ ̣n thực phâm trong ngày, có nhâ ̣t xét về thực phâm và ký nhâ ̣n rõ ràng. Người không phân sự không được vào bếp. Để đảm bảo thực phâm cho trẻ, nhà trường còn tăng gia sản xuất, trông một số loại rau, quả cung cấp cho trẻ nguồn rau sạch, đảm bảo. Ảnh: tăng ra sản suất - 12/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Ảnh: Giàn bầu trồng tại trường 3.7. Biện pháp 7: Tự nghiên cứu học tập tham khảo tài liệu để tìm ra nhiều món ăn mới lạ hấp dẫn đảm bảo dinh dưỡng để thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên. Bản thân tôi là một cô nuôi mới vào nghề, với công việc này bản thân chưa có kinh nghiệm, chưa có nhiều kiến thức. Vì vậy tôi đã phải học hoi rất nhiều từ những lớp tập huấn do phòng tổ chức rồi đến học hoi ở các trường bạn, tìm hiểu qua tài liệu do phòng cung cấp và mua thêm sách dậy về cách chế biến các món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi và rồi vận dụng vào tình hình thực tế của nhà trường để đưa ra những biện pháp tốt nhất, chế biến được những món ăn hấp dẫn đối với trẻ. Đồng thời phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ hoạt động. Đó là cơ sở để tôi xây dựng được những thực đơn hợp lý áp dụng vào trường mầm non mà hiện nay tôi đang công tác. Sau đây là một số thực đơn hợp lý tôi đã xây dựng và đáp ứng được tất cả những tiêu chuân trên: THỰC ĐƠN MỘT THÁNG MÙA ĐÔNG - 13/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Ảnh: Thực đơn mùa đông Ảnh: Thực đơn mùa đông - 14/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ 3.8. Biện pháp 8: Quản lý theo dõi sức khỏe của trẻ đúng qui đ̣nh: Nhà trường liên hê ̣ với trạm y tế phường khám sức khoe định kỳ cho các cháu cụ thể: -Khám sức khoe cho các cháu 2 lần/ năm, tây giun cho các cháu mỗi năm 1lần, tổ chức cho các cháu suy dinh dưỡng uống vitamin a. Qua khám sức khoe phát hiê ̣n cháu nào mắc bê ̣nh, giáo viên thông báo ngay với phụ huynh biết để điều trị kịp thời cho trẻ. - Theo dõi sức khoe trẻ theo đúng qui định: Các cháu đến trường được cân – đo 3 tháng / lần, các cháu suy dinh dưỡng, béo phì tổ chức theo dõi biểu đồ hàng tháng. Sau mỗi lần cân- đo các lớp đều ghi danh sách và thông báo kết quả để phụ huynh nắm được tình hình sức khoe của con em mình. Đối với trẻ sụt cân, đứng cân, chúng tôi yêu cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân từ cha mẹ trẻ để có sự phối hợp và có hướng khắc phục trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn. Bàng theo dõi sức khoe của trẻ - 15/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ 3.9. Biện pháp 9: Thực hiêṇ tốt công tác tuyên truyền: - Hàng năm nhân các buổi họp đầu năm nhà trường tổ chức tuyên truyền cho các bâ ̣c phụ huynh về công tác phòng chống dịch bê ̣nh và trong năm học 2014-2015 dịch bệnh thủy đậu và dịch Sởi bùng phát nhà trường phối hợp với trạm y tế xã tuyên truyền đến phụ huynh về tình hình dịch bệnh và cách phòng chống bệnh thủy đậu và dịch Sởi, về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường. - Nhà trường cũng đã chủ đô ̣ng phối kết hợp chă ̣t chẽ với chính quyền đia phương nhất là với trạm y tế xã để xây dụng nô ̣i dung và hình thức tuyên truyền cho hiê ̣u quả. - Ban giám hiê ̣u nhà trường cũng thường xuyên chỉ đạo các lớp trang trí thực hiê ̣n bảng tin ở lớp học bằng các hình thức phù hợp, nội dung phong phú về công tác chăm sóc sức khoe của trẻ - Thông qua bảng tin trong trường; dưới hình thức các bài viết, sưu tầm trên báo chí, trên mạng hoặc các bài tự biên ngắn gọn chắt lọc thông tin dễ hiểu, dễ áp dụng kèm theo hình ảnh minh họa nên được phụ huynh rất quan tâm. - Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình hình của bé. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao đổi ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp bé phát triển tốt, an toàn nhất. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hô ̣ nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. - Với sổ bé ngoan: Hàng tuần và hàng tháng giáo viên thông báo đến bố mẹ các tiến bộ hoặc các vấn đề mà cô giáo cần yêu cầu phụ huynh phối hợp để giáo dục và nuôi dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt. - Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ và cộng đồng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục mầm non. - Phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học , phòng chống các dịch bệnh .v. - 16/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Bảng tuyên truyền 4. Kết quả đạt được Sau 9 tháng thực hiện đề tài “ Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phâm cho trẻ tại trường mầm non” thì kết quả đạt được rất khả quan cụ thể như sau: Về công tác tập huấn: 100% giáo viên phụ trách bếp ăn trong nhà trường được tham gia lớp tập huấn kiến thức thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phâm, biết cách xây dựng thực đơn tính khâu phần và được khám sức khoẻ định kỳ hàng năm. Về chất lượng chăm chăm sóc nuôi dưỡng: Trong 9 tháng qua chúng tôi đã đưa một số thực đơn trên áp dụng vào việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non và kết quả rất khả quan các món ăn hấp dẫn phong phú trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng năng lượng Kcal cho trẻ từ đó góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường so với đầu năm là 7,1% . Khả năng ứng dụng của đề tài: Qua 9 tháng áp dụng thực tế của đề tài này tôi thấy đề tài có thể áp dụng rộng rãi vào các trường mầm non trong toàn huyện Đại Từ. Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giúp cơ thể trẻ phát triển tốt góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. - 17/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận Với việc xây dựng thực đơn hợp lý theo mùa ta thấy: Các món ăn ngon, hấp dẫn - Lượng Kcalo và các chất dinh dưỡng sẽ tăng giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non. Xong để làm tốt việc xây dựng thực đơn kết hợp nhiều loại thực phâm trong món ăn. Tôi mong muốn được học hoi, trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp và sự góp ý của cấp trên và các chuyên viên làm công tác dinh dưỡng để tôi rút ra kinh nghiệm và xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng, góp phần nho bé của mình vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là công tác giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng của trường. Để làm được điều đó cần thực hiện tốt những vấn đề sau: + Đảm bảo đủ lượng calo + Cân đối các chất P (protêin ) – L ( Lipid) – G ( Glucid) + Thực đơn đa dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phâm + Thực đơn theo mùa, phù hợp với nguồn thực phâm ở tại địa phương + Đảm bảo chế độ tài chính + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm 2. Đề xuất- kiến ngḥ a. Đối với nhà trường: Trẻ ăn ngon miệng tăng Kcalo và chất dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường mầm non còn gặp nhiều khó khăn. - Tài liệu tham khảo còn hạn chế, mong nhà trường cung cấp thêm tài liệu phục vụ cho nuôi dưỡng. - Cô nuôi chưa được đào tạo chuyên ngành nấu ăn, kinh nghiệm còn hạn chế - Đề nghị mở nhiều lớp tập huấn về dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho việc phục vụ nấu ăn cho trẻ. - Đề nghị ban giám hiệu nhà trướng sắp xếp điều động đội ngũ cô nuôi cố định không thay đổi. - Đề nghị ngành quan tâm đến nhân sự trong các bếp ăn trong các trường mầm non để đảm bảo bữa ăn của trẻ mầm non ngày càng được cải thiện và phong phú hơn. * Với đề tài này và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cô nuôi đặc biệt là việc xây dựng thực đơn hợp lý kết hợp nhiều loại thực phâm của tôi còn nhiều khiếm khuyết. - 18/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ Kính mong nhận được sự chỉ đạo sát xao của các cấp chuyên môn giúp tôi hoàn thiện về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cô nuôi ở trường mầm non. b. Đối với Phòng Giáo dục: - Đề nghị Phòng Giáo dục thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cô nuôi cũng như giáo viên học hoi thêm về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Cần cung cấp thêm cho các nhà trường và các cô nuôi các tài liệu về cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non. - Có kế hoạch tổ chức cho nhân viên nấu ăn được học tập chuyên ngành nấu ăn. Tổ chức cho các cô nuôi đi thăm quan học tập các đơn vị đã làm tốt công tác nuôi dưỡng trẻ. Trên đây là đề tài của tôi viết về “Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ mầm non”. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo bổ sung cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC - 19/ 19 - SKKN: Xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm cho trẻ STT Nội dung 1 Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung Chương I: Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lý luận 2 2. Cơ sở thực tiễn Chương II: Thực trạng vấn đề Chương III: Những biện pháp thực hiện Chương IV: Kiểm chứng các giải pháp Phần III: Kết luận 1. Những vấn đề quan trọng được đặt ra 3 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến 3. Kiến nghị đề xuất - 20/ 19 - Trang 1 3 3 3 4 5 7 21 24 24 24 25
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan