Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thân phận con người qua khóa hư lục của trần thái tông...

Tài liệu Thân phận con người qua khóa hư lục của trần thái tông

.DOCX
26
396
82

Mô tả:

Phần một: Trần Thái Tông và Khóa hư lục I. Trần Thái Tông (1218 – 1277) Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, con thứ của Thái Tổ Trần Thừa, quê ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là thuộc Nam Định). Họ trần ban đầu làm nghề đánh cá, sau nhờ có công mà dần có thế lực trong triều đình nhà Lý. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lý Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông. Năm mười sáu tuổi, Thái hậu qua đời, vài năm sau, Thái Tổ Hoàng đế cũng băng hà, Ngài đau buồn khôn xiết. Lại nghĩ về ân nghĩa mẹ cha sinh thành dưỡng dục càng thấy thẹn vì chưa có buổi đáp đền. Vả, khi Thái Tông Ngài còn bé được phụ thân trợ gánh giang sơn, nay Thái Tổ ra đi để lại cho Ngài một bồ xả tắc. Ngài hoang mang không biết tựa vào đâu nên nghĩ tới nước vào chốn núi rừng học tu Phật pháp, hầu ngẫm lẽ sinh tử, cũng là vì mong đáp ơn nghĩa mẹ cha. Ngày mồng ba tháng tư năm 1236, vua Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử, cầu đạo Thiền sư Trúc Lâm (ngoài ra, cũng còn một số thuyết giải thích khác về việc vua bỏ ngai vàng tìm đạo). Hôm sau, Trần Thủ Độ đem các quan lên núi cung thỉnh vua về, tìm lời ngay mà thuyết, rằng giang sơn đâu dễ mà có, xả tắc không thể một phút thiếu vua, nhất quyết đón Ngài về cung. Thiền sư Trúc Lâm lại nói: “Phàm làm đấng nhân quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về, bệ hạ không về sao được?Tuy nhiên sự nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng phút nào quên.” Thái Tông miễn cưỡng về cung lên lại ngôi báo. Khi ở ngôi Ngài là một vị vua nhân từ đức độ, lại trọng học kính Phật, làm cho dân quốc thái dân an. Những lúc quốc sự thảnh thơi Ngài lại dành thì giờ học hành Nho Phật, rồi tham gia bàn luận kinh tạng nhà Phật, kiến thức của Ngài thật sự uyên thâm. Năm 1257 khi giặc Nguyên Mông tràn vào xăm lược nước ta, vua cùng ra trận với quân sĩ, lập nên những chiến công oai hùng, đuổi giặc ra khỏi biên cương. Đất nước hòa bình sạch bóng giặc, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con năm 1258 lên làm Thái thượng hoàng vùa giúp vua trẻ coi việc nước, vừa không quên nghiên cứu Phật pháp chó đến khi Thánh Tông đảm được nước nhà thì Ngài về Vĩ Lâm (Hoa Lư) lập am tu thiền. Năm Đinh Sửu niên hiệu Bảo Phù thứ năm, Thái Thông Hoàng đế bang hà, thọ sáu mươi tuổi. II. Khóa hư lục “Khóa hư lục” là một tuyệt tác của nền Văn học Phật giáo Việt Nam, được kết tập lại từ những tác phẩm của vua Trần Thái Tông.Đây là kết tinh của một trí tuệ siêu việt, đã được lĩnh hội bởi nhiều thiền sư cao đạo, lại thêm sự chiêm nghiệm sáng suốt của vua Trần Thái Tông mà được viết nên. Với lối viết biền ngẫu, bằng chữ Hán, trong đó tác phẩm đã sử dụng nhiều điển tích Trung Hoa và kinh Phật, đã chứng tỏ sự uyên bác của tác giả. Về nội dung cuốn sách tác giả trình bày những tư tưởng của kinh Đại tạng, nhằm mục đích tự thức tỉnh mình và đồng thời có tính giáo dục dân chúng về sự giác ngộ, tác phẩm trình bày những triết lí, hình thức tu tập hết sức cơ bản đạo Phật, nghe thì thấy dễ nhưng thực hành thì rất khó. Về ý nghĩa tựa đề, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh (hay Nguyễn Lang) trong Việt Nam Phật giáo sử luậnviết: “Chữ Khóa (trong Khóa hư) có nghĩa là sự hành trì học tập. Chữ Hư có nghĩa là với thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều.Nhu yếu của Khóa là sự siêng năng thực tập Thiền học, không để cho thời gian luống qua. Nhu yếu của Hư là thái độ phá chấp tự do không kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và khai phóng của đạo Phật: Thực tiễn một cách tinh tiến đạo lí giác ngộ trong tinh thần phá chếp tự do và vô niệm”. Sau đây xin dựa trên bản dịch - giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ để làm bài luận này, về cảm hứng thân phận con người trong “Khóa hư lục”.   Phần hai: Cảm hứng về thân phận con người trong “Khóa hư lục” của Trần Thái Tông I. Năm giới và nghiệp báo luân hồi của kiếp người Năm giới đó là: Sát, Trộm, Sắc, Vọng Ngữ, Rượu. 1. Giới Sát Trần Thái Tông cho rằng tuy các loài có đường sinh không giống nhau nhưng tự tánh mỗi loài là như nhau, chỉ do nghiệp báo khác nhau mà thác sinh vào từng loài khác nhau. Trong đó, tất cả các loài đều có bản chất chung là tham sống sợ chết, khi con người giết loài súc sinh thì chúng kêu la giẫy giụa, nhưng do chúng ta không hiểu được nỗi đau đó của chúng nên mặc nhiên chém giết không thương xót. Rồi nghiệp báo đến, người lại đầu thai trở thành chính loài súc sanh mà tiền kiếp mình chém giết, nếm nỗi đau mà mình từng gây ra, cứ như thế, chém chém giết giết đời đời kiếp kiếp không thôi. Rồi cả người giết hại lẫn nhau, oán hận nhau, oan oan tương báo như một vòng luẩn quẩn. Ngài trích sách Nho: “Thi ân bố đức”, Đạo đức kinh: “Ái vật háo sanh” để thấy được lẽ tương đồng của tam giáo là giữ hạnh từ bi, không phạm sát giới sát hại chúng sanh. Kẻ tu hành phải giữ nghiêm giới đó. Nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường có bài thơ nói về giới này: “Đạo lớn quần sanh tính mạng tôn Một bên xương thịt một bên bì Xin anh chớ giết nàng chim nhỏ Trong tổ chim non ngóng mẹ về.” Giết chim non thì chim mẹ đau đớn mà kêu rối rít tìm con, huống là giết một con người có biết bao nhiêu kẻ thân thích. Khi sát sinh ta chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn cái lòng oán nhất thời mà đâu nghĩ tới cái tình thâm sâu đằng sau đó, rằng mỗi vật tồn tại trên cõi đời đều nằm trong một mối tương quan bao la rộng lớn như một chuỗi những mắc lưới gắn kết với nhau, mất đi một vật là mất đi một mắc lưới, còn gì là chặc chẽ. Bởi do đâu? Do oán mà vô minh, cái vô minh tột cùng không ai ngăn được, nó kéo dài có khi cả đời cả kiếp. Trước lòng oán hận, thân phận con người thật mong manh dường bao. Do đó, giới sát đối với nhà Phật được đặt lên tầm quan trọng hàng đầu, phải bỏ sát trước tiên thì mới hầu mong thực hiện tốt những giới khác. Nhắc tới giới sát, ta chẳng những phải lìa bỏ sát sinh mà còn phải thường xuyên thực hành phóng sanh để tạo đức. Thiền sư Chí Công đời nhà Lương ở Trung Quốc có bài kệ nói về việc phóng sanh: “Phóng sanh hợp lòng trời Phóng sanh thuận Phật chế Phóng sanh Quán Âm từ Phóng sanh Phổ Hiền hạnh Phóng sanh không buồn khổ Phóng sanh ít bệnh hoạn Phóng sanh con cháu đông Phóng sanh quan lộc thạnh Phóng sanh miễn tam tai Phóng sanh cửa nhà khánh Sát sanh và phóng sanh Nhân quả sáng như gương.” Đó là lẽ phóng sinh và cái nghiệp báo tốt từ phóng sinh mang lại.Thực hành phóng sanh đâu khó, vậy nên phải tích cực làm để hậu kiếp được hưởng phúc nghiệp. Mở rộng ra, không sát, phóng sanh là cái từ bi vô lượng.Kinh A Na Luật – Trung bộ kinh viết: “Ở đây, này Cư sĩ, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. ...với tâm câu hữu với bi, ...với tâm câu hữu với hỷ, ... an trú, biến mãn, một phương với tâm câu hữu với xả, ... quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Cư sĩ, được gọi là vô lượng tâm giải thoát”.Đạo Phật khác với các tôn giáo khác ở chổ, không coi con người như là trung tâm của vạn vật vũ trụ mà xem vạn vật chúng sinh bình đẳng như nhau. Đoạn văn trên nói về từ và bi, cái từ, bi ở đây quán phổ hết cả thẩy chúng sinh, tất cả đều có sinh mệnh riêng và sinh mệnh nào cũng đáng quí, đáng trân trọng. Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo Phật dạy, nếu xa lìa sát sinh thì liền được thành tựu mười pháp xa lìa phiền não: Đối với các chúng sinh ban cho sự không sợ hãi; thường khởi tâm Từ rộng lớn đối với chúng sinh; dứt hẳn tập khí giận dữ; hân thể thường không bệnh tật; mạng sống lâu dài; thường được loài phi nhân bảo vệ; thường không có mộng ác, ngủ hay thức đều yên vui; diệt trừ thù oán trói buộc, các thù oán tự giải tỏa; không sợ hãi về đường ác; khi chết được sinh lên cõi trời. 2. Giới Trộm Đầu tiên Trần Thái Tông đưa ra so sánh việc làm của kẻ tiểu nhân và người quân tử. Người quân tử luôn mong được giúp đở cho người khác, kẻ tiểu nhân thì lúc nào cũng chỉ biết làm lợi cho mình mà làm đủ thứ chuyện hèn hạ: “Thuốc chó, đào hầm, đục tường, khoét vách…”Ngài còn nhắc đến Sơn Dương (một tướng cướp), và Lương Thượng (một tên trộm trốn trên cột kèo) như một dẫn chứng.Đó là những việc làm “Nghịch trời trái đất, dối pháp khinh hình.Khi sống thì pháp luật trừng trị, lúc chết bị Minh ty khảo tra”. Cho nên phải biết giữ mình không tham lam, để mong được yên khi sống và cả khi chết. Dù chỉ là một vật nhỏ bé như cọng cỏ sợ lông hay hương hoa ngoài đường, chủ nhân không cho phép mà ta động đến cũng đã là phạm giới. “Lưới trời lồng lộng, làm thiện thì thoát, làm ác thì mang”, kẻ làm bậy chắc chắn phải nhận lãnh quả báo không thể nào thoát tội. Xưa có câu “vật phi nghĩa bất thủ”, không phải của mình thì không nên giữ.Lục độ tập kinh viết: “ta thà giữ đạo chịu nghèo hèn mà chết chứ không chịu vô đạo được giàu sang mà sống”. Trộm cấp chỉ xếp sau sát sinh, do lòng tham nơi bản ngã mà chi phối hành động. Như so sánh ở trên của vua Thái Tông, kẻ tiểu nhân không biết giữ mình, thả cho tà tâm tự tung tự tác, còn người quân tử thì giữ mình, thà chết ngay chứ không chịu làm điều tà gian để làm lợi sống, lợi một lúc mà ô danh theo bám ngàn năm.Đó một phần cũng là giống cái tư tưởng cốt yêu của đạo Phật. Từ trộm cấp có thể sinh ra sát sinh. Kẻ trộm khi đã cuồng điên lên vì lòng tham thì không còn giữ được bình tĩnh nữa, hoặc bị phát hiện mà bất chấp cả việc giết người, tội nghiệp chồng tội nghiệp nên quả báo sẽ càng nặng. Không trộm cắp, không tham lam mở rộng ra còn đi liền với thi ân bố thí. Bố thí từ vật chất đến tinh thần. Có người hỏi Phật rằng, nếu không có của cải thì lấy gì mà bố thí, Phật đáp: “Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều sau đây: một là nhan thí – bố thí nụ cười. Hai là ngôn thí – bố thí ái ngữ, nói lời hay.Ba là tâm thí – bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn.Bốn là nhãn thí – bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.Năm là thân thí – bố thí hành động nhân ái.Sáu là tọa thí – bố thí nhường chỗ cho người cần.Bảy là phòng thí – bố thí lòng bao dung." Trong kinh Thập thiện nghiệp đạo Phật dạy, nếu xa lìa trộm cắp thì được mười pháp đáng tin cậy: tài sản dồn đầy, vua, giặc, nước, lửa, con hư, không thể hủy hoại; nhiều người thương mến; không ai lừa gạt; mười phương tán than; chẳng lo sợ tổn hại; tiếng tốt lan khắp; ở trong chúng không khiếp sợ; của cải, mạng sống, sắc đẹp, sức khỏe yên vui, đầy đủ biện tài khống khiếm khuyết; thường mang tâm bố thí; khi chết được sinh lên cõi trời. 3. Giới Sắc Trần Thái Tông cho rằng sắc đẹp là một thứ mê hoặc nguy hiểm mà khó ai có thể qua khỏi: “Lưng ong tóc mượt hay khiến tâm tánh say mê; sắc én mày ngài làm cho hồn phiêu phách lạc. Đưa mắt liếc chẳng phải dao mài mà ai không đứt ruột.Lưỡi uốn tựa sáo diều, mọi người đều phải lắng nghe”, sắc đẹp không vóc không hình mà sát thương vô chùng như thế. Nó còn làm cho cốt nhục tương tàn quên nghĩa “thân sơ”, quên tình phụ tử, làm trái lại luân thường đạo lí, gây chiến tranh hay làm nước nhà sa sút,, thậm chí diệt vong, như chuyện Trụ Vương (Nhà Ân) vì Đắc Kỷ mà bại hoại triều cương, giết tôi trung, làm bao nhiêu chuyện trái đạo thường, hay chuyện đốt phong hỏa đài cảnh giới giặc để lừa các chư hầu, mua tiếng cười của nàng Bao Tự (Tây Chu), sau đó cả 2 đều bị thay triều đổi vị, đó là cái họa do mỹ nhân gây ra. Ngẫm cho kĩ, nếu bỏ đi áo quần, chùi đi son phấn, rửa đi mùi hương thì rốt cuộc ai cũng như ai, cũng một túi thịt xương máu, có gì khác đâu? Kinh chánh pháp niệm xứcó viết: “Nam tử thế gian bị thống khổ, Ðều do bởi nơi phụ nữ, Không luận thiếu niên hay trung niên, Không ai chẳng do nguyên nhân này. Nữ nhân phá hoại thế gian, Làm cho thiện pháp tiêu diệt hết. Triền phược lớn nhất ở thiên giới. Không có gì hơn là nữ sắc, Nữ nhân trói cột hàng chư Thiên, Dẫn dắt đi vào tam ác đạo” Đó là cái nguy hại vô lường của nữ sắc.Từ sắc lại sinh ra tà dâm. Tà dâm gồm ba phẩm tội: thượng phẩm tội (hành dâm giữa mẹ - con, chị - em, cha – con, anh – em), trung phẩm tội (hành dâm với người không phải vợ/chồng của mình), hạ phẩm tội (hành dâm với vợ/chồng nhưng không phải nơi, phải lúc). Căn cứ vào phẩm tội mà luận chịu nghiệp báo khác nhau.

Tài liệu liên quan